Lợi ích của sự khác nhau (differences) trong việc phát triển của xã hội.

nhân quyền, dân chủ, sự tự do thông tin và tư tưởng chính là nền tảng của cơ hội thứ 2 của VN mình để vương lên thành một đất nước hiện đại
Cái này thì hoàn toàn đồng ý nhưng tạm thời trừ phần “tư tưởng”. Chỉ có điều như tôi đã nói, nhân quyền phải do ng VN tự quyết là có thiếu hay ko chứ ng ngoài ko có quyền áp đặt tiêu chuẩn nào đó vì nó không phải nhân quyền. Về dân chủ thì tôi hiểu một cách sơ đẳng nhất là nó là quyền làm chủ của ng dân với đất nước. Nếu vậy thì việc xem xét có thiếu dân chủ hay ko phải xuất phát từ nguyện vọng của ng dân có đc đáp ứng đúng hay ko. Bây giờ ng dân quan tâm thuế đất như thế nào, nhà máy kia thải chất thải ra sao, tiền lương cải cách thế nào, vậy mà bạn lại xét dân chủ là chính phủ có tôn trọng 2 cái quyền gì đó hay ko. Tôi hỏi bạn nếu ng dân cần hỏi những cái kia mà đại biểu của họ ở quốc hội lại hỏi những cái bạn nói thì có gọi là dân chủ đc ko? Bạn nắm nhiều cái ở quá xa mà nhiều khi quên đi cái gốc của vấn đề.

Về tự do thông tin thì tôi nghĩ cũng nhiều ng thắc mắc về những điểm mà tôi đã trình bày, bây giờ tôi viết chi tiết về cái này.

Trước đây thông tin về bên ngoài ko có nhiều nhưng hiện nay thì rất phong phú, bao gồm báo chí, truyền hình, các kênh nước ngoài, Internet, ng VN ra nước ngoài nhiều hơn và khi quay về thì đó là nguồn thông tin khá tin cậy, ng nước ngoài vào VN du lịch và làm ăn cũng mang những thông tin theo họ…. Bạn có thể nghi ngờ nhà nước kiểm soát về tư tưởng thì còn nói làm gì nhưng tôi sẽ trình bày cái đó chả có nghĩa lí gì dưới đây.

Như tôi đã nói, ở VN chỉ hạn chế thông tin về các loại tư tưởng chứ thông tin thô theo kiểu ng dân nước này biểu tình đòi lật đổ chính quyền hay chỗ kia đòi dân chủ thì ko hề cấm. Thông tin như cách thức bầu cử ở Mĩ thế nào, chạy đua vận động tranh cử ra sao ko hề cấm. Với tất cả những thông tin đó, khả năng làm chủ của ng dân sẽ ngày càng nâng cao, và khi nhiều ng hiểu rõ đa đảng là thế nào, tôi tin ko ai có thể cấm họ bàn về nó đc. Và tôi nói rồi, nếu đa số muốn mà bị cấm thì tôi ủng hộ bạn.

Cái này nói theo kiểu triết học thì là vật chất quyết định ý thức. Chính thực tế khách quan sẽ tác động và xây dựng khái niệm của ng dân chứ ko phải ai đó nói phiến diện theo chủ quan của họ và ng dân nghe theo (tôi nói phiến diện ở đây bao gồm cả những kẻ cố ý phá hoại và cả những ng thực tâm muốn xây dựng nhưng ko gì có thể đảm bảo họ hiểu đúng và truyền tải đầy đủ các yếu tố)

Cái này thì ko chỉ các tư tưởng “khác” nào đó đâu mà ngay cả tư tưởng Mac, Lenin cũng ko nằm ngoài cái quy luật này. Bạn có thể hỏi các thành viên HAO có thấy nhan nhản các khẩu hiệu “ĐCSVN quang vinh” hay ko, và họ có hiểu quang vinh ở đây có nghĩa là gì hay ko, cuối cùng là họ có nghĩ như thế hay ko. Việc họ nghĩ gì theo tôi nó phụ thuộc hoàn toàn vào thực tế chứ ko hề phụ thuộc vào những khẩu hiệu đó. Bạn có thể đọc những topic về giáo dục gần đây trong HAO và nhìn thấy mọi kêu bị nhồi nhét chính trị, nó chính là bằng chứng cho thấy chỉ có thực tế mới có thể bắt ng ta nghĩ gì chứ ko một tư tưởng nào làm thay đc việc đó.

Vậy nếu những cái đó chả có tác dụng gì thì tại sao phải cấm? Là vì lâu dài, khi ng ta hiểu dc bản chất của nó thì chả có tác dụng gì, nhưng trong ngắn hạn thì nó hoàn toàn có thể thuyết phục ng khác ko cần phụ thuộc bản chất của nó. Lừa đảo cũng là chỗ này, kể cả những ng ko cố ý lừa như tôi nói, thì cùng ko có gì đảm bảo cái họ nói với ng dân là đúng.

Tức là theo tôi, việc tự do truyền tải các tư tưởng là ko cần thiết, trong một số trường hợp lại có hại, anh cứ truyền tải cho ng dân những thông tin một cách trung thực về thực tế đi, còn việc đánh giá nó là thế nào, tốt hay xấu thì họ tự quyết. Nói đơn giản thì là nếu nhân quyền kiểu Mĩ mà tốt thật thì bạn chỉ việc đưa cho ng dân càng nhiều thông tin về cuộc sống ở Mĩ như thế nào tự họ sẽ nhận ra chứ chả cần vận động, mà thực ra là ko thể vận động. Mà cái này thì chả ai cấm cả.

Một cái nữa cần nói là trình độ nhận thức gắn kết chặt chẽ với giáo dục, kinh tế. Nhận thức cũng bị ảnh hưởng của văn hóa. Thông tin vào VN nhiều nhưng việc nó đến từng ng dân còn phụ thuộc vào họ có TV, máy tính vào Internet hay tiền mua báo hay ko. Cái này chính phủ vẫn luôn quan tâm nhưng cái gốc vẫn phải là ng dân đủ khả năng về kinh tế. “Có thực mới vực đc đạo”, nếu bữa ăn của ng ta còn chưa đủ thì ko chỉ bạn mà ngay cả Đảng cũng ko thể giảng giải cho họ về những cái cao xa như nhân quyền. Túm lại vẫn là ko có cái gì có thể phát triển nhảy vọt :-??

Về cái ví dụ thì tôi nghe từ một ng làm việc lâu năm ở Mĩ kể chứ ko phải lấy đâu đó mà mị dân, đáng tiếc là ko nhớ cẩn thận nên đành để theo kiểu “có thể như thế”. Theo tôi biết thì hình như ở Mĩ vẫn cấm nghe lén điện thoại và ko đc dùng làm bằng chứng trước tòa vì chỉ là làm lén thì phải. Tôi chỉ muốn minh họa sự khác nhau về độ quan trọng của tự do cá nhân trong quan niệm giữa VN và Mĩ, chắc bạn và mọi ng có thể đưa giúp tôi thêm vài ví dụ?

Về 5 cái kia là tôi nghĩ nó là những sai lầm thường gặp của những ng nói về mấy cái này mà tôi biết, nếu bạn nghĩ nó có ích thì tham khảo, chứ tôi ko nói cụ thể ai cả.
 
về tự do thông tin , em lại có một thắc mắc muốn đặt ra là :
bản thân anh Quang có ủng hộ việc không có báo chí , đài phát truyền hình tư nhân hay ko ? Mới đây , trên Vietnamnet có một bài báo rất quyết liệt " Kiên quyết ko tư nhân hóa hoạt động báo chí" . Nếu anh đồng ý với chủ trương này của nhà nước , thì có lẽ cách hiểu của anh , theo em đoán, là : nếu cho phép báo chí độc lập , sẽ gây " nhiễu" thông tin , thậm chí , những kẻ xấu sẽ lái dư luận theo ý chúng !
Nói cách khác , anh có hài lòng với mức độ linh hoạt , làm việc hiệu quả , phản ánh chân thật , sâu xát của báo chí (nhà nước) hiện nay hay ko ? Việc có các cơ quan báo chí độc lập hiện nay (tất nhiên , nếu có) , có thể giúp ích gì cho công cuộc chống tiêu cực , tham nhũng... của Đảng và nhà nước hay ko ?


Đây là một số cái rất căn bản trong cách hiểu ,là nền tảng của các quan điểm khác nên em rất muốn được anh Quang làm rõ !
 
Xin lỗi nhưng mình nói thẳng, đa phần những gì bạn nói đều là những lý luận cũ của mình trong những posts trước, chúng ta thảo luận qua rồi.

Cái này thì hoàn toàn đồng ý nhưng tạm thời trừ phần “tư tưởng”. Chỉ có điều như tôi đã nói, nhân quyền phải do ng VN tự quyết là có thiếu hay ko chứ ng ngoài ko có quyền áp đặt tiêu chuẩn nào đó vì nó không phải nhân quyền. Về dân chủ thì tôi hiểu một cách sơ đẳng nhất là nó là quyền làm chủ của ng dân với đất nước. Nếu vậy thì việc xem xét có thiếu dân chủ hay ko phải xuất phát từ nguyện vọng của ng dân có đc đáp ứng đúng hay ko

=> bài trả lời của Long về sự đánh giá tự do của một dân tộc.

Nếu vậy thì việc xem xét có thiếu dân chủ hay ko phải xuất phát từ nguyện vọng của ng dân có đc đáp ứng đúng hay ko. Bây giờ ng dân quan tâm thuế đất như thế nào, nhà máy kia thải chất thải ra sao, tiền lương cải cách thế nào, vậy mà bạn lại xét dân chủ là chính phủ có tôn trọng 2 cái quyền gì đó hay ko. Tôi hỏi bạn nếu ng dân cần hỏi những cái kia mà đại biểu của họ ở quốc hội lại hỏi những cái bạn nói thì có gọi là dân chủ đc ko?

Cái này thì mình đã trả lời trong sự quan hệ giữa dân chủ và tranh đấu cho nguyện vọng và nhu cầu của người dân.

Bạn nắm nhiều cái ở quá xa mà nhiều khi quên đi cái gốc của vấn đề.

Có thể là do bạn không chuyên ngành hay đọc nhiều sách về vấn đề này, cho nên không thấy những mối quan hệ sâu xã giữa các động lực của xã hội. Giống như người thiếu kiến thức kinh tế khi thấy chính phủ thiếu tiền, thì nghĩ là chỉ cần in thêm tiền mới mà không có thể nhìn sâu hơn thấy những mối quan hệ và tác động của hành động đó.

Trước đây thông tin về bên ngoài ko có nhiều nhưng hiện nay thì rất phong phú, bao gồm báo chí, truyền hình, các kênh nước ngoài, Internet, ng VN ra nước ngoài nhiều hơn và khi quay về thì đó là nguồn thông tin khá tin cậy, ng nước ngoài vào VN du lịch và làm ăn cũng mang những thông tin theo họ…. Bạn có thể nghi ngờ nhà nước kiểm soát về tư tưởng thì còn nói làm gì nhưng tôi sẽ trình bày cái đó chả có nghĩa lí gì dưới đây.

Như tôi đã nói, ở VN chỉ hạn chế thông tin về các loại tư tưởng chứ thông tin thô theo kiểu ng dân nước này biểu tình đòi lật đổ chính quyền hay chỗ kia đòi dân chủ thì ko hề cấm. Thông tin như cách thức bầu cử ở Mĩ thế nào, chạy đua vận động tranh cử ra sao ko hề cấm. Với tất cả những thông tin đó, khả năng làm chủ của ng dân sẽ ngày càng nâng cao, và khi nhiều ng hiểu rõ đa đảng là thế nào, tôi tin ko ai có thể cấm họ bàn về nó đc. Và tôi nói rồi, nếu đa số muốn mà bị cấm thì tôi ủng hộ bạn.

Nghĩa là những thông tin xấu về mình thì chính phủ VN hạn chế, còn của người khác thì không hạn chế? Vậy bạn có biết mục đích chính của báo chí và thông tin là gì không?

Vậy nếu những cái đó chả có tác dụng gì thì tại sao phải cấm? Là vì lâu dài, khi ng ta hiểu dc bản chất của nó thì chả có tác dụng gì, nhưng trong ngắn hạn thì nó hoàn toàn có thể thuyết phục ng khác ko cần phụ thuộc bản chất của nó. Lừa đảo cũng là chỗ này, kể cả những ng ko cố ý lừa như tôi nói, thì cùng ko có gì đảm bảo cái họ nói với ng dân là đúng.

Cũng là câu người dân không đủ "kiến thức", rồi sẽ rất nhiều người sẽ "lừa đảo", cái này thì mọi người cũng đã tranh luận mòn rồi, bạn có thể tham khảo lại.

Tức là theo tôi, việc tự do truyền tải các tư tưởng là ko cần thiết, trong một số trường hợp lại có hại, anh cứ truyền tải cho ng dân những thông tin một cách trung thực về thực tế đi, còn việc đánh giá nó là thế nào, tốt hay xấu thì họ tự quyết.

Về cần thiết hay không, đối vớn bản thân Quang, mình không có ý kiên, tuy nhiên về sự phát triển xã hội VN và tăng cường khả năng cho người dân tranh đấu cho quyền lợi của mình thì mình thấy rất cần thiết, những lý luận của mình nằm ở bài đầu tiên và một số bài sâu đó. Trừ khi bạn có thể đưa ra những bằng chứng chứng minh điều ngược lại?

Nói đơn giản thì là nếu nhân quyền kiểu Mĩ mà tốt thật thì bạn chỉ việc đưa cho ng dân càng nhiều thông tin về cuộc sống ở Mĩ như thế nào tự họ sẽ nhận ra chứ chả cần vận động, mà thực ra là ko thể vận động. Mà cái này thì chả ai cấm cả.

Hình như bạn không hiểu sự quan hệ giữa nhân quyền và sự phát triển của xã hội và như cầu của người dân? Cái này thì mình đã nói suốt mấy bài đầu của mình, rồi những bằng chứng như người dân Mỹ dùng quyền tự do của mình để ép buộc chính quyền bảo vệ những lợi ích cho công chúng mình cũng đã nói trong post #10.

Một cái nữa cần nói là trình độ nhận thức gắn kết chặt chẽ với giáo dục, kinh tế. Nhận thức cũng bị ảnh hưởng của văn hóa. Thông tin vào VN nhiều nhưng việc nó đến từng ng dân còn phụ thuộc vào họ có TV, máy tính vào Internet hay tiền mua báo hay ko. Cái này chính phủ vẫn luôn quan tâm nhưng cái gốc vẫn phải là ng dân đủ khả năng về kinh tế. “Có thực mới vực đc đạo”, nếu bữa ăn của ng ta còn chưa đủ thì ko chỉ bạn mà ngay cả Đảng cũng ko thể giảng giải cho họ về những cái cao xa như nhân quyền. Túm lại vẫn là ko có cái gì có thể phát triển nhảy vọt

VN bây giờ, đa số có thể nói đã đạt được "cơm no, áo ấm" và đủ tiền để có thể mua báo. Đúng, không có gì có thể gọi là phát triển nhảy vọt, tuy nhiên cũng đả 20 năm cải cách rồi, chúng ta nghĩ có nên "tăng tốc" một chút nữa không khi mà tiến triển so sánh với các nước khác vẫn rất hạn chế?

Về cái ví dụ thì tôi nghe từ một ng làm việc lâu năm ở Mĩ kể chứ ko phải lấy đâu đó mà mị dân, đáng tiếc là ko nhớ cẩn thận nên đành để theo kiểu “có thể như thế”. Theo tôi biết thì hình như ở Mĩ vẫn cấm nghe lén điện thoại và ko đc dùng làm bằng chứng trước tòa vì chỉ là làm lén thì phải. Tôi chỉ muốn minh họa sự khác nhau về độ quan trọng của tự do cá nhân trong quan niệm giữa VN và Mĩ, chắc bạn và mọi ng có thể đưa giúp tôi thêm vài ví dụ?

Sống ở Mỹ lâu không chứng minh được cái gì cả. Một lần nữa, có lẽ bạn chưa đọc câu trả lời của mình, để mình lập lại: "Bởi vì luật Mỹ chỉ cấm cảnh sát làm như thế mà "không được sự đồng ý của tòa án," nghĩa là nếu cảnh sát nghi ngờ người kia chiết xuất ma túy thì phải tới tòa án, trình bày với một Superior Judge (cho địa phương) lý do tại sao cảnh sát nghi ngờ người kia chiết xuất ma túy như là thu thập tài chánh bất minh bạc, quan hệ với tội phạm trong đường dây ma túy vv, cái này gọi là "reasonable doubt". Nếu vị Superior Judge đó đồng ý với cái "reasonable doubt" (điểm khả nghi) của cảnh sát, thì ông ta sẽ issue Court Order, người ta thường gọi chung là warrant, rồi cảnh sát mới có thể đặt máy nghe lén, hoặc xét nhà vv. Cái này là tuân thủ luật pháp, không chỉ người dân mà cả chính phủ nữa như."

Bạn cần ví dụ về tự do ở Mỹ theo nghĩa đúng của nó? Mình xin lập lại những gì mình nói trong những post trước "Ví dụ, nông dân họ hội họp ở các tổ chức nông dân ép chính quyền địa phương họ tăng cường kiểm soát lên các nhà máy lân cận bởi vì chất thải của họ làm ô nhiễm đất; hay hiệp hội bác sĩ và bệnh nhân khiếu nại và ép chính phủ làm giảm kiểm soát lên khâu chế tạo thuốc, việc cho thuốc bởi vì nó rườm rà và làm tăng thời gian chờ đợi bệnh nhân; hay hiệp hội phụ huynh học sinh ép chính phủ địa phương phải điều động một unit cảnh sát tới trục thuộc ở trường học suốt thời gian học để bảo vệ cho trường học (đây là những hành động thực tế mà người Mỹ đã hành trông trong 50 năm trở lại đây, một lần nữa mình chỉ biết có nhiêu đó, nên xin đưa ra có bấy nhiêu thôi)."

Đó là về tự do chính trị, còn một số tự do cá nhân như khi cảnh sát bắt mình, thì mình có quyền được hỏi là mình phạm tội gì. Khi bắt mình, thì cảnh sát phải đọc cho mình biết mình được những quyền lợi gì, cái này là miranda rights (lấy từ một phán quyết của tòa án tối cao, bạn có thể wiki để biết thêm) như: "bạn có quyền im lặng, bạn có quyền được bảo vệ trước tòa với một luật sự. Bạn có quyền yêu cầu luật sư ở bên cạnh mình khi mà cảnh sát tra hỏi (để đảm bảo cảnh sát không lạm dụng quyền hành và làm đúng theo pháp luật), nếu bạn không có tiền, thì nhà nước sẽ cung cấp cho bạn một luật sư."

Rồi bạn có quyền được hưởng một fair and speedy trial, nghĩa là bạn phải được đưa ra tòa sớm chứ không được tạm giam triền miên, và bạn sẽ innocent cho đến khi tòa án tuyên án bạn phạm tội.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thứ 5, quan điểm về các giá trị của cuộc sống với mỗi ng khác nhau, khi xem xét điểm 2 cần rất thận trọng với cái này. Mọi ng lấy ví dụ so sánh giữa Af với Mĩ rồi ủng hộ Mĩ rồi, bây giờ thử so sánh Mĩ với VN để xem chúng ta có hiểu suy nghĩ của ng Af khi ở vào vị trí đó ko. Đóng góp 1 câu chuyện về tự do mà tôi dc nghe kể ở Mĩ. Cảnh sát nghi ngờ nhà một ng dân chiết xuất ma túy dưới tầng hầm. Việc điều tra chỉ cần theo dõi tia nhiệt phát ra từ căn nhà. Nhưng Mĩ ko cho phép xâm phạm tự do cá nhân, việc anh theo dõi nhà ng khác mà ko đc sự cho phép là phạm pháp. Hệ quả là cảnh sát thà chấp nhận ko điều tra tiếp bằng cách đó còn hơn vi phạm vào cái họ cho còn lớn hơn là quyền tự do cá nhân. (câu chuyện tôi chỉ để ý ý chính nên có thể có chỗ ko hoàn toàn chính xác).
------------------------------------------------------
Chú Quang viết dài thế, anh skim qua thì chỉ thấy có đoạn này nên quote ra để bênh Mỹ cái. Còn những cái khác chú nói về nhân quyền với triết học, nếu muốn đi sâu vào cãi nhau thì sẽ mất lâu lắm, anh không kham nổi.
Chuyện chú nêu ở trên nhằm hàm ý chê cười là bọn Mỹ vì cái mác dân chủ tự do của chúng nó mà để tội phạm chạy rông. Cái này đúng, nhưng đúng dưới một tầm nhìn nhỏ hẹp. Vì sao:
1. Có luật pháp. Cảnh sát phải làm theo luật. Một trong nhưng điều luật tối cao tại Mỹ là luật tự do ăn nói mặc ngủ... và "innocent until proven guilty." Cảnh sát có thể "nghi ngờ" nhưng khi chưa chứng minh được thì người bị tình nghi vẫn là người vô tội. Nếu độ nghi ngờ là rất cao thì cảnh sát có một cách là xin giấy của tòa án để khám nhà. Họ có công cụ đó để điều tra chứ không phải không có cái gì cả. thành ra nếu trong chuyện của chú họ không khám nhà lý do 90% là vì độ nghi ngờ không đủ mạnh.
Chú có thể bảo là: làm thế là bàn giấy, xin xỏ lòng vòng chúng nó thủ tiêu hết tang chứng thì làm sao. Cái này chú đúng. Dân chủ tự do quá thì sẽ dẫn đến nhiều cái rườm rà. Tuy nhiên đặc biệt là trong chuyện này, việc bỏ đi không khám nhà (với hậu quả là có thể bỏ đi một chú buôn ma túy) với việc đạp cửa xông vào bắt được thằng drug dealer là việc đại sự so với tiểu sự. Ngay cả khi bắt được thằng buôn ma túy, nếu cảnh sát bắt bằng cách đạp cửa xông vào, hậu quả sẽ rất to lớn. Vì sao:
2. Ở Mỹ có cái lệ gọi là precedent. Tức là những phán quyết do tòa án đưa ra trước sẽ được dùng làm tiền lệ cho các vụ xử sau. Giả sử trong trường hợp này, chú cảnh sát đạp cửa xông vào, bắt được thằng buôn ma túy. Thế là chú này lập công nhưng lại cũng phạm tội (là chưa có giấy đã khám, vi phạm quyền công dân.) Chú này có thể sẽ bị kiện và bị xử. Trong vụ xử thì có 2 khả năng: chú này được tha, hoặc chú này bị coi là phạm tội. Nếu chú này bị coi là phạm tội thì không sao (trừ cái là chắc chú Quang đọc sẽ cười bọn Mỹ hủ lậu) nhưng nếu chú này được tha thì là chuyện lớn. Bởi vì bằng việc tha bổng một người vừa xâm phạm quyền công dân, tóa án Mỹ (là bộ phận diễn dịch luật pháp) trực tiếp hoặc gián tiếp công nhận rằng nếu cảnh sát có nghi ngờ gì về một công dân nào đó, họ có quyền đạp cửa xông vào khám xét. Thế là từ đấy về sau cảnh sát sẽ được tùy nghi chiến đấu.

Chú thì rõ ràng là thích được thấy cảnh sát đạp cửa vào nhà dân bất cứ lúc nào họ muốn chứ anh thì anh hủ lậu nên anh xin theo bọn Mỹ thôi.
 
2. To Long: Sự sụt đổ của Liên Xô theo nghĩa là một chế độ là điều không có gì đáng buồn. Mặt khác sự sụp đổ của Nga theo nghĩa là một cường quốc là một điều nhục nhã mà nó rõ ràng là một phần của tình trạng phân biệt chủng tộc ngày nay. Còn chú muốn nói chuyện nước Nga này nay với thời mới đổ thì dễ lắm. Thời thằng cha say rượu làm "cải tổ" triệt để thì nước Nga mới rơi vào tình trạng khốn đốn nhất đến thế. Tới khi tay cựu điệp viên KGB Putin lên thay, siết chặt lại xã hội (nói thẳng ra theo phương Tây thì là thủ tiêu bớt dân chủ) thì Nga vớt vát lại được vị thế của mình phần nào. Đó mới là điều đáng thắc mắc. Thế cho nên nhiều người mới cho rằng nên đổi mới theo kiểu "tiệm tiến" (chữ của bác Đặng Phong).
Bác Trung, đầu tiên em vẫn không hiểu bác nói "nhục nhã" ở đây là nhục nhã cho ai? Cho dân Nga, dân Đức, Mỹ, VN, Ukraine, Georgia?
Ngoài ra em xin có mấy nhời thế này:
1. Bác có vẻ coi by default là nước Nga tiền tư bản là cường quốc. Cái này em xin hỏi là cường quốc theo standard nào? quân sự thì rõ rồi. kinh tế thì em nghĩ chắc là không đúng lăm bác nhỉ?
2. Để nói với bác về chuyện này rõ đầu đuôi thì lại phải viện dẫn dismal science để mà nói là: thị trường trước sau gì cũng sẽ tự điều chỉnh :D tin hay không tin tùy mày. Nước Nga hậu LX giầu nghèo chênh lệch thê thảm nhưng đó là cái không tránh khỏi sau bao nhiêu năm trời các nguồn lực kinh tế bị kìm nén. Khoảng cách giầu nghèo có bao giờ bớt đi được không hay ít nhất là dân nghèo có giầu lên được không bây giờ nói vẫn còn sớm. Tuy nhiên có một điều chắc chắn là nếu không thả các nguồn lực kinh tế ra thì dân Nga thằng nào cũng nghèo. Yeltsin hay Putin cũng vậy, đều lạ hậu cộng sản. Mất đi một chút dân chủ cũng không thể như thời cộng sản được.
Về chuyện dân Nga giầu lên nghèo đi thế nào, kinh tế được phân phối lại ra sao thì em thực sự chưa đọc nguồn nào có tính academic cả nên không thể dẫn ra bác giáo sư nào được. Chỉ có một cuốn em mới gọc gần đây tên là Casino Moscow do một chú ngày xưa làm cho Wall Street Journal ở Moscow viết. Không biết bác đã đọc chưa. Em đọc xong thì thấy hậu LX ở Nga tuy là kinh khủng những so với thời LX vẫn khá hơn nhiều.
 
Xin lỗi :)), lỗi cũng tại tôi cứ viết theo cái kiểu để mọi ng suy nghĩ thêm 1 chút chứ ko viết đến tận cùng vấn đề. Tôi cũng có cảm giác tôi viết chưa đủ để bác một cách hoàn toàn. Lần này tôi sẽ viết sạch sẽ, nhưng cũng xin lỗi trước nếu có hơi phũ phàng quá.

Nếu anh ko cho ng ta ngay từ cái quyền chọn đâu là cái ng ta muốn thì nhân quyền ở đâu
Có lẽ tôi nói chưa đủ kĩ cái này. Nhân quyền là nói đến tự do của con ng. Nói đến tự do là nói đến làm theo cái ng ta muốn. Nếu cái ng ta muốn là cái gì mà ko đc chọn thì nhân quyền là một trò hề sao? Bây giờ ng sao Hỏa xuống Trái Đất nói với ng Mĩ là “sao chúng mày bắt dân chạy nhông nhông ngoài đường thế, sao ko cho chúng nó vào tù. Ở chỗ tao ở tù mới là nhân quyền. Chúng mày ko cho hết dân vào tù tức là vi phạm nhân quyền” thì ng Mĩ cũng nghe theo đi vào tù hết mà ở à? Hay là nhận ng Mĩ ko tôn trọng nhân quyền? Trong nhân quyền, cái quyền này chỉ đứng sau mấy cái quyền như đc sống hay hít thở ko khí thôi chứ so với nó thì những cái như tự do ngôn luận là loại tôm tép. Cái quyền này thuộc loại đầu bảng mà nếu trong các biên bản nào đó ko có thì vì nó là cái đương nhiên đến mức ai cũng phải hiểu mà ko cần kí kọt gì nữa rồi. Toàn bộ nhân quyền dựa vào nó, ko có nó thì nhân quyền còn là cái quái gì nữa. Tôi nghĩ nói thế quá đủ rồi, ai vẫn ko hiểu thì hết cách rồi! Cả cái quyền có mỗi cái làm theo ng ta muốn thì sửa thành làm theo giống ng Mĩ muốn thì ai chịu dc!

Về 2 cái quyền bạn nói chính phủ ko tôn trọng, tôi chẳng đọc cũng biết nó về cái gì rồi. Nhưng bạn đấu tranh cho dân chủ ko có nghĩa bạn dc phép vi phạm dân chủ. Khi ng dân ko yêu cầu thì ko ai là đại diện cho họ dc phép yêu cầu. Tôi đã chứng minh đủ kĩ ko phải càng có nhiều quyền càng tốt, vậy nếu ng dân ko nói họ cần thì ai có quyền ép họ phải nhận? Bạn dùng một cái vi phạm dân chủ để nói là đấu tranh vì dân chủ mà ko thấy cái gì à? Bây giờ tôi cho bạn cái quyền @$*#& bạn có dám nhận ko? Rồi tôi sẽ cho bạn hiểu khi ko hiểu 1 cái quyền là như thế nào. Nếu bạn ko muốn mà tôi bắt bạn nhận thì bạn nghĩ gì? Mà tôi nhắc lại là nếu ng dân muốn nhận, tức là họ đòi, mà ko đc thì tôi ủng hộ bạn, nên đừng dùng nó để bác lại tôi.

Tổng kết lại: dùng một cái vi phạm nghiêm trọng tận gốc rễ nhân quyền để nói là bảo vệ một cái nhỏ mọn của nhân quyền, dùng một cái vi phạm trắng trợn dân chủ để nói thúc đẩy dân chủ. Tôi chưa cần tranh luận 2 cái bạn đấu tranh nó có đúng là có ích hay ko đã đủ để thấy bạn càng làm càng phá rồi. Tôi nói bạn quên gốc rễ vấn đề vì bạn toàn tát thẳng vào gốc rễ của chính bạn để đạt đc cái ngọn chứ mấy cái động lực kia thì có quái gì mà tôi ko hiểu nổi. 2 cái dân chủ và nhân quyền là nói đến quyền tự chủ của con ng ở góc độ cá nhân và quốc gia. Vậy mà toàn bộ những cái bạn nói ko có một chữ nào xuất phát từ ng dân muốn thì bạn chỉ nắm mấy cái vớ vẩn ở ngọn chứ chả hiểu cái quái gì về bản chất chúng nó cả. Hiểu biết của bạn về con ng ở VN vô cùng hạn chế, bạn chả hiểu ng ta đang ở đâu, muốn cái gì, cái gì quan trọng hơn cái gì. Tất cả những cái trong này tôi luôn đặt đa số làm cơ sở, chứ ý muốn cá nhân của tôi chả đóng vai trò gì trong những cái liên quan đến topic này hết, chỉ thêm thắt cho vui thôi.

Cũng là câu người dân không đủ "kiến thức", rồi sẽ rất nhiều người sẽ "lừa đảo", cái này thì mọi người cũng đã tranh luận mòn rồi, bạn có thể tham khảo lại.
Logic tôi dùng thì ko dễ bị nói là “luận điệu” thế đâu :)) Tôi dùng cái này trong một sự so sánh giữa cái đc và cái mất chứ ko chỉ nói 1 vế. Tôi chứng minh là nó ko có lợi mà chỉ có hại, vậy thì bạn bắt bẻ bằng cái gì? Nó khác hoàn toàn những lần bạn từng gặp rồi. Vì vậy lần này thì bạn phải trả lời trực tiếp rồi :)

Về cần thiết hay không, đối vớn bản thân Quang, mình không có ý kiên, tuy nhiên về sự phát triển xã hội VN và tăng cường khả năng cho người dân tranh đấu cho quyền lợi của mình thì mình thấy rất cần thiết, những lý luận của mình nằm ở bài đầu tiên và một số bài sâu đó. Trừ khi bạn có thể đưa ra những bằng chứng chứng minh điều ngược lại?

Đấy là nói về tự do thông tin tư tưởng chứ ko phải tăng cường khả năng đấu tranh!! Tôi đã chỉ ra 1 cái ko có lợi đâu (vì ko có nó cũng chẳng sao) mà chỉ có hại mà còn chưa đủ chứng minh điều ngược lại? Bạn còn chờ thêm cái gì nữa?????? Tăng cường quyền phải đi đôi với tăng cường khả năng làm chủ quyền. Khi quá nhiều quyền mà ko làm chủ đc thì có hại, còn khi có khả năng làm chủ mà ko có quyền thì sẽ có phản đối. Tôi nói dựa vào phản đối để đưa thêm quyền. Bạn còn mong đợi cái gì hơn nữa????? Tôi cũng khẳng định luôn mấy cái động lực kia tôi chả phản đối, nó là cái rất cần thiết, nhưng nó phải nằm trong khả năng làm chủ của ng dân và điểm cần lưu ý là ở đây. Bạn muốn tăng khả năng đấu tranh thì cái bạn cần tăng chính là cái khả năng làm chủ kia kìa, tự nó sẽ đòi tăng cái quyền cho họ, còn bạn làm ngược lại là làm hại họ thì tôi đã đưa đến 3-4 ví dụ còn chưa đủ sao? Tại sao bạn cứ đặt cho mình cái trách nhiệm đòi cái quyền đấy thay vì tăng nhận thức để đến khi ng ta nhận ra thì tự đòi? Dân Mĩ tự nhận thức thấy cần nên đòi cái quyền đấy hay có ông Mác nào đòi hộ và nhét vào tay bắt họ nhận? Bạn nói bạn đọc nhiều về chính trị thì nói thử xem ở đâu trên thế giới này một nhúm ông đưa quyền ấn vào tay dân mà thành công hay bao giờ nó cũng phải xuất phát từ dân cần dân hiểu rồi đòi? Bỗng dưng đem quyền ấn vào tay dân thì có thể thấy ngay trong Cách mạng Tháng Tám ở VN, nhưng đó là ng dân đòi từ lâu rồi mà ko đc chứ ko phải “bỗng dưng” đâu, nó cũng là bằng chứng về ko “cho” quyền thì làm sao. Nếu bạn hiểu cái “biến đổi về lượng đến ngưỡng sẽ thành biến đổi về chất” thì sẽ thấy những cái “bỗng dưng” chả bao giờ “bỗng dưng” cả mà là cả quá trình trước đấy rồi, kể cả cải cách của TQ trên kia. Cái quy luật về khả năng làm chủ này mà bạn đọc lại mấy bài trước và bài này vẫn ko hiểu thì tôi hết cách rồi!

Có một điểm khác biệt, tại thời điểm Mĩ phát triển, nó nằm trong những nước đi đầu và phải tự mày mò tìm hướng đi. Còn hiện nay, các bước phát triển của VN đang đi sau các nước nên việc tìm hướng ko phải hoàn toàn tự nghĩ ra mà là chọn lọc trong những bài học đã có, kết hợp với sáng tạo thêm. Chính vì vậy ng Mĩ phải nghĩ để xây dựng dân chủ chứ dân VN thì hoàn toàn có thể nhìn dân chủ ở Mĩ và các nước khác như thế nào rồi mới quyết định có theo hay ko.

rồi những bằng chứng như người dân Mỹ dùng quyền tự do của mình để ép buộc chính quyền bảo vệ những lợi ích cho công chúng mình cũng đã nói trong post #10.
Vì vậy tôi cho rằng nhận xét duy trì đc ổn định ở VN do công an là nông cạn (nó vẫn có giá trị nhưng ko phải cái chủ yếu) mà gốc của nó phải là thỏa mãn đc đa số ng dân.
Cái này hình như bạn vẫn chưa hiểu logic tôi dùng là nếu chính quyền ko đảm bảo lợi ích cho công chúng thì đã loạn rồi. Tức là tôi chứng minh bằng thực tế. Ng Mĩ thành công ko có nghĩa đấy là cách duy nhất và cũng ko có nghĩa cứ đem nó vào chỗ khác cũng thành công. Tôi nói vậy là nói bạn nói ko chặt chẽ chứ ko phải VN ko có quyền tự do. Cách của VN như thế nào tôi chưa bàn nhưng thực tế là nó vẫn đang hiệu quả và những cái bạn nói chưa đủ để nói cách của Mĩ tốt hơn. Ở VN cách đây một vài chục năm thì đâu có tự do như bây giờ, nhưng rồi cả chính phủ và ng dân đều hiểu rằng ko có tự do thì chỉ càng làm các mâu thuẫn lớn dần lên và đến ngưỡng như Liên Xô thì tan nát thôi chứ ko thể triệt tiêu mâu thuẫn. Chính vì thế tôi mới nói là tương lai cũng sẽ còn phải mở rộng nữa chứ ko chỉ thế này, vấn đề là như thế nào thì hợp lí. 2 cái quyền nào đó bạn nói tôi ko nói ko trao cho ng dân mà là khi nào họ nhận biết đc và đòi thì trao. Quá tự do thì tôi cũng đã chứng minh là ko cảm thấy tự do hơn mà chỉ tự làm hại mình rồi. Quá nói rồi, thiếu nói rồi, vừa đủ ai cũng biết, chắc hết trường hợp rồi nhỉ. Tất cả những cái này cũng toàn nói lại, đến đây chấm dứt nhé!

Tôi có cảm giác bạn chả hiểu tôi viết cái gì :-?? Cái gì mà “tăng tốc” chứ, chẳng lẽ tôi bảo VN phát triển từ từ thôi sao 8-} Tôi nói là chính trị nó phải đồng bộ với kinh tế và các mặt khác, ko thể có cái kinh tế trình độ VN, chính trị trình độ Mĩ và giáo dục Australia dc 8-}. Muốn VN phát triển chậm thì tôi là thằng ngu sao, nhưng có những quy luật ko thể thay đổi và phải dùng quy luật để phát triển chứ ko thể nói “tôi thích thế này” đc, cái này chắc bạn cũng đồng ý. Tôi thấy tốc độ của VN đâu có hạn chế, bạn so với những thằng nào vậy? Nếu tiện thì cũng xem qua nó có cái gì thuận lợi hơn ko chứ. Mà tôi nghĩ việc so với thằng nào chả có gì quan trọng, quan trọng là đã làm hết sức chưa. Có một điều tôi muốn nhấn lại thêm 1 lần nữa vì nó rẩt rất quan trọng nhưng mọi ng hay quên: phải so sánh giữa lợi và hại, nếu bạn chưa nhìn rõ cái hại thì đừng có nhất nhất tiến lên như thế!! Bạn có thể nhìn ko đúng vì chả ai đảm bảo mình nhìn đúng, kể cả tôi, nhưng phải nhìn cẩn thận chứ ko thể chỉ liếc qua dc. Còn về đủ tiền mua báo, tôi cũng ko nói đa số nghèo đến mức ko mua nổi tờ báo, nhưng khi “cơm no áo ấm” thì còn rất nhiều cái khác họ phải lo chứ chưa đến lượt báo đâu. Cũng nói luôn là ko phải đã hầu hết “cơm no áo ấm” mà bạn còn phải tìm hiểu thêm cái này. Đừng nói là mua báo, nhà nước còn phải phát ko báo cho ng dân đọc nữa kia. Bạn nên tìm hiểu bưu điện văn hóa xã nó là cái gì.

Chính bạn vừa chứng minh trên kia về Liên Xô áp dụng giống TQ nên thất bại, vậy mà ở đây bạn vác thẳng của Mĩ cho vào VN mà ko hề thấy cái gì là sao???? Chẳng lẽ 2 thằng kia thì khác nhau nhiều còn VN với Mĩ, dù là thời kì mới phát triển, thì khác nhau ít 8-} Tôi ko hề bảo là ko học tập nó, thậm chí là đang học rồi chứ ko phải chờ bạn nói mới học, nhưng áp dụng cái gì, theo cách nào, giống đến đâu chứ ko phải cứ vác vào dùng là dc. Còn điểm khác nhau ở đâu thì sơ khai nhất là lịch sử hình thành và văn hóa, tiếp theo là các thông số nội tại liên quan như dân trí, khả năng kinh tế, …., xa hơn nữa thì là môi trường xung quanh. Mấy cái này chắc bạn cũng quá rõ rồi, riêng lịch sử và văn hóa thì tôi thấy bạn chưa quan tâm đúng mức. Ng Mĩ vốn vẫn quen tự lo cho mình và tính tự lập cao hơn nhiều, còn VN quen kiểu “làng xã”, tập thể, “một cây làm chẳng nên non” hay “lá lành đùm lá rách”… Vậy nên khi nói đến tự do thì quan niệm và khả năng mỗi nơi khác nhau nhiều lắm. Kể cả khi nói về mấy cái động cơ cũng ko thể ko nói đến mấy cái này. Đáng tiếc là mấy cái này tôi chỉ đủ dùng chứ ko thể trình bày tốt dc, ai quan tâm thì nên chú ý, tôi chỉ nói về tầm quan trọng vậy thôi.

Triết Mác có cái này, nếu bạn phản đối thì chịu thôi: “muốn cải tạo tự nhiên phải dùng chính quy luật của tự nhiên”. Tôi thấy bạn nắm quy luật tự nhiên vô cùng sơ sài, vậy mà bạn nghĩ đến đi tắt quá nhanh và khá bảo thủ. Bạn nhìn thấy dân Mĩ có kiểu dân chủ đấy nên phát triển nhanh mà bạn ko nhìn thấy họ có dc nó là do họ có khả năng làm chủ nó, còn VN thì chưa (khả năng làm chủ thể hiện ở chỗ họ đòi nó mà tôi đã nói rồi). Bạn đọc những cái như human right tôi đã chỉ cho bạn là hơi phiến diện, bạn tin nó cũng ko sao, đó là quyền của bạn nhưng ko ai tự nhìn thấy cái sai của mình bao giờ nên tự nghi ngờ mình là vô cùng quan trọng. Nói đến bảo thủ thì ai cũng chê nhưng áp dụng vào mình thì….

Về cái ví dụ thì tôi nghĩ thiếu gì đâu mà ko ai giúp tôi dc nhỉ :-w. Thôi đc, vậy chắc Phước đồng ý là ko có "reasonable doubt" thì ko đc theo dõi? Vậy thì thêm cái điều kiện này vào, có gì đâu :)). Mới đọc bài anh Long nên viết thêm mấy cái này :)). Sao anh nghĩ em kém đến thế nhỉ :)) Em ghi lù lù là ko nhớ chi tiết cũng vì em thấy còn thiếu thiếu cái gì đó chứ ai chả biết là đâu có cái chuyện vô lí đến mức là nó ko điều tra nữa :)) Em cũng đã cẩn thận viết phòng trường hợp nó ko chính xác rồi đấy thôi ;) Cái đấy chỉ là ví dụ minh họa chơi chứ ko phải để chứng minh, vì có hàng đống cái để nói về cái đấy. Nhấn mạnh lại chỗ đấy là nói về độ quan trọng của tự do cá nhân so với cộng đồng chứ ko phải tự do chung chung :)). Ý chỗ đấy là Mĩ thì đánh giá rất cao tự do cá nhân, nhưng với người VN thì ít hơn. Ý đã rõ thì anh Long chắc tìm giúp em dc cái ví dụ ngon hơn. Có vẻ anh nhìn nhận em vẫn coi Mĩ là thù địch gì đó thì phải, để em giải thích qua. Em tiếp xúc với cũng kha khá ng Mĩ để hiểu đấy ko phải một bọn mọi rợ dã man nào đó. Đợt APEC vừa rồi em làm cho USAPEC support Office, một văn phòng của Mĩ lập ra để hỗ trợ cho hoạt động của đoàn Mĩ trong các đợt APEC. Cũng đã bắt tay Bush với Rice rồi :)). Tiếp xúc thì ko chỉ một vài ng đâu, cũng đủ để hiểu họ. Cũng do môi trường toàn tiếp xúc với giáo sư, dân ĐSQ …nói chung là dân có học nên thậm chí còn thấy chúng nó còn tốt hơn ng Việt. Những cái trong này cũng có cái phóng đại, đơn giản là để mọi ng nhìn rõ hơn tầm quan trọng của vấn đề chứ ác cảm thì ko. Cũng chả ai ko hiểu chúng nó văn minh hơn mình nhiều :). Em cũng đã viết là “có lẽ dân Mĩ muốn ng khác sống tốt hơn, nhưng họ ko hiểu ng khác sẽ thấy đau khổ hơn”. Còn ví dụ kia thì em nghe kể từ một ng đủ uy tín, nhưng dùng uy tín của họ thì ko hay, với lại em ko nhớ chính xác, nếu thấy cần bổ sung cho hợp lí thì mọi ng cứ thêm vào.

Tôi nghĩ nói vậy cũng tương đối đủ rồi, nếu ko có thắc mắc gì mới mà vẫn chỉ có mấy cái này thì dừng thôi. Tôi tham gia cái này vì còn nhiều ng ở HAO cũng có theo dõi và hy vọng cái này có tác dụng với nhiều ng, nếu chỉ một mình Phước thì tôi dừng ở đây về những cái này. Về báo chí tôi viết trả lời Bách luôn thể sau.
 
Bổ sung là 5 cái kia là khuyên chứ ko phải chứng minh. Nó là những cái mở về phương pháp, mà nếu một ng muốn nghiên cứu về mấy cái này (tôi cho là) nên tham khảo chứ ko phải chứng minh một cái gì cả. Tức là mọi ng ý thức khi tìm hiểu những cái này chứ việc tôi chứng minh chẳng có tác dụng gì nếu chính mọi ng ko chú ý khi xem xét. Về ý thứ 5 thì cái lõi của nó là khác biệt về tầm quan trọng của mỗi cái đối với mỗi ng là khác nhau. Ví dụ ng VN thích ăn ngon hơn đi du lịch còn ng Mĩ thì ngược lại, hay anh Long thích mấy cái dân chủ còn tôi thích kiếm tiền….. tức là quan niệm sống (mấy cái này là ví dụ thôi, ai ko thích thì chọn cái khác). Nó cũng thay đổi theo thời gian nữa. Những cái này thì nhan nhản, và trong mấy cái liên quan đến tư tưởng cũng vậy thôi. Chốt vẫn là nhắc mọi ng chú ý trong mỗi suy nghĩ của mình xem có nó hay ko, chứ cái ví dụ kia ko thích thì vứt, có gì quan trọng đến thế đâu :)) Nói thế mà mọi ng vẫn ko nhìn thấy thì coi như ko khác, VN với Mĩ nhìn cái gì cũng như nhau, việc gì phải chứng minh với tôi :-??

Mà mấy lần anh Long cho em làm thằng ngốc rồi đấy, lần sau hy vọng anh đánh giá đúng em một chút :) Em ko có cái kiểu hàm ý ấu trĩ như mấy bác U60 cách đây tầm chục năm đâu. Thời đại này là năm bao nhiêu rồi chứ [-x

Edit: quên mất, khám nhà thì ở VN hay Mĩ thì cũng phải xin phép thôi. Ở đây mới nói là theo dõi tia nhiệt phát ra từ căn nhà, tức là khi còn khá mơ hồ. Cái này thì chắc chắn là ở VN thì làm luôn chứ ko có chuyện cần xin phép, còn VD ở Mĩ thì cần. Đấy là giải thích lại thôi, nếu mọi ng ko thích thì vứt đi như đã nói ở trên :D Mà đây là nói khác nhau một cách thuần túy nghĩa đen chứ ko phải cứ ám chỉ này nọ rồi áp đặt nhau đâu đấy :-w
 
Chỉnh sửa lần cuối:
OK, chú Quang, chú không ghét Mỹ. Chú đã bắt tay với Bush và Rice chắc chú cũng hiểu nước Mỹ và người Mỹ họ như thế nào rồi. Tuy nhiên, cái anh bàn chẳng liên quan gì chuyện chú ghét Mỹ hay không ghét Mỹ cả. Cái anh bàn chú cũng đã nói rồi: rằng là tự do cá nhân ở Vn với ở Mỹ, ở đâu được trọng hơn.

Chú cho rằng ở VN người ta trọng quyền tự do cá nhân ít hơn ở Mỹ, bằng chứng là chuyện nếu ở VN công an có nghi ngờ gì và xông vào khám nhà, bắt đươc ma túy thì nhân dân sẽ ủng hộ, vỗ tay rào rào chứ không nghĩ gì tới chuyện công an phạm luật, đúng không? Bằng việc đưa ra dẫn chứng này, ý chú muốn nói rằng ở VN, người ta coi việc chống tội phạm ma túy là quan trọng và sẵn sàng hy sinh một phận tự do cá nhân để cho các chú công an thi hành nhiệm vụ.
Vấn đề trong cái chú nói anh nghĩ là thế này:
1. Thực ra không phải ai ở VN cũng sẽ đồng tình với các chú công an khi nghe chuyện này. Sẽ có những người nhíu mày nghĩ là: tại sao các chú công an lại được làm càn thế. Thế có ngày nào mình láo với chú công an phường nào đấy, các chú ý ghét nên đạp cửa xông vào nhà mình, vứt cho mình gói ma túy rồi gô cổ mình lại, đem ra cho tv quay... thế thì có được không? Anh nghĩ là sẽ không có người suy nghĩ như vậy. Chú có thể sẽ cho là những người đó chỉ biết suy nghĩ cứng, không biết rằng có lúc phải dùng tà để trị tà... và hơn nữa, các chú công an là phía chính nghĩa, các chú ấy phục vụ mình chứ có bao giờ lại hại mình... Nếu chú nghĩ thế, kể ra thì chú cũng đúng, có điều là:

2. Thực ra thì người với người chẳng thằng nào tin được nhau hoàn toàn cả. Thế nên mới có luật. Luật đặt ra là để giúp cho người với người cư xử với nhau có lề lối hơn và nếu không theo lề lối thì sẽ có một thằng đứng ra, nhìn vào luật mà phân xử cho. Vì thế khi đã viết ra, luật là luật, không đổi được. Anh nghĩ ở VN cũng có cái luật bảo vệ quyền tự do cá nhân vì quyền đấy to lắm, ai cũng thích và muốn giữ. Chỉ riêng nói rằng: vì chống gian tà phải dùng biện pháp gian tà có khi phải phá luật đã là một phát biểu có vấn đề rồi và người tin vào điều đấy là người không có tầm nhìn khái quát, không biết đặt đại cuộc lên trên hết. Chú bảo người VN nào cũng thế, anh xin được không đồng ý với chú. Thêm nữa, trong vấn đề này, quyền lực của bên hành pháp bao giờ cũng là rất lớn và cần phải được quản lý cẩn thận. Thử nghĩ xem nếu bây giờ chú đi trên đường, tự dưng chú công an nào cũng có quyền gọi chú lại, đòi xem giấy tờ và tìm cách hạch sách chú thì chú có chịu được không?
 
Có lẽ tôi nói chưa đủ kĩ cái này. Nhân quyền là nói đến tự do của con ng. Nói đến tự do là nói đến làm theo cái ng ta muốn. Nếu cái ng ta muốn là cái gì mà ko đc chọn thì nhân quyền là một trò hề sao? Bây giờ ng sao Hỏa xuống Trái Đất nói với ng Mĩ là “sao chúng mày bắt dân chạy nhông nhông ngoài đường thế, sao ko cho chúng nó vào tù. Ở chỗ tao ở tù mới là nhân quyền. Chúng mày ko cho hết dân vào tù tức là vi phạm nhân quyền” thì ng Mĩ cũng nghe theo đi vào tù hết mà ở à? Hay là nhận ng Mĩ ko tôn trọng nhân quyền? Trong nhân quyền, cái quyền này chỉ đứng sau mấy cái quyền như đc sống hay hít thở ko khí thôi chứ so với nó thì những cái như tự do ngôn luận là loại tôm tép. Cái quyền này thuộc loại đầu bảng mà nếu trong các biên bản nào đó ko có thì vì nó là cái đương nhiên đến mức ai cũng phải hiểu mà ko cần kí kọt gì nữa rồi. Toàn bộ nhân quyền dựa vào nó, ko có nó thì nhân quyền còn là cái quái gì nữa. Tôi nghĩ nói thế quá đủ rồi, ai vẫn ko hiểu thì hết cách rồi! Cả cái quyền có mỗi cái làm theo ng ta muốn thì sửa thành làm theo giống ng Mĩ muốn thì ai chịu dc!

Cái nhân quyền mình nói đến là được viết trong cái Human Rights Charter của LHP mà VN đồng ý, trong bản tuyên ngôn đọc lập và hiến pháp năm 1992 của VN, chứ không phải cái gì ở "ngoài hành tinh" cả.

Về 2 cái quyền bạn nói chính phủ ko tôn trọng, tôi chẳng đọc cũng biết nó về cái gì rồi. Nhưng bạn đấu tranh cho dân chủ ko có nghĩa bạn dc phép vi phạm dân chủ. Khi ng dân ko yêu cầu thì ko ai là đại diện cho họ dc phép yêu cầu. Tôi đã chứng minh đủ kĩ ko phải càng có nhiều quyền càng tốt, vậy nếu ng dân ko nói họ cần thì ai có quyền ép họ phải nhận? Bạn dùng một cái vi phạm dân chủ để nói là đấu tranh vì dân chủ mà ko thấy cái gì à? Bây giờ tôi cho bạn cái quyền @$*#& bạn có dám nhận ko? Rồi tôi sẽ cho bạn hiểu khi ko hiểu 1 cái quyền là như thế nào. Nếu bạn ko muốn mà tôi bắt bạn nhận thì bạn nghĩ gì? Mà tôi nhắc lại là nếu ng dân muốn nhận, tức là họ đòi, mà ko đc thì tôi ủng hộ bạn, nên đừng dùng nó để bác lại tôi.

Bạn dựa vào đâu mà bạn dám nói là người dân không muốn dân chủ? Chẳng lẽ nếu bạn không thấy xung quanh mình người ta nói tức là không có à? Còn nếu bạn nói đa phần người dân không biết "dân chủ" là gì, thì cần gì "dân chủ" vậy người xưa, phần đông người dân cũng có biết thế nào là "độc lập, tự do" đâu, vậy bạn nghĩ là lúc đó người dân cũng không cần à?

Hơn nữa cái dân chủ này thì có khác gì với cái "tự do" kia? Bạn có thể lấy hiến pháp Việt Nam 1992 ra mà đối chứng.

Chính bạn vừa chứng minh trên kia về Liên Xô áp dụng giống TQ nên thất bại, vậy mà ở đây bạn vác thẳng của Mĩ cho vào VN mà ko hề thấy cái gì là sao???? Chẳng lẽ 2 thằng kia thì khác nhau nhiều còn VN với Mĩ, dù là thời kì mới phát triển, thì khác nhau ít

Vậy bạn đã đọc kỹ tại sao nó thất bại không? Và xin bạn hãy đưa vào những thông tin cụ thể chứng minh là sự khác biệt của nền kinh tế Mỹ và VN là trở ngại cho những chính sách cải cách thành công để có tính thuyết phục? Nếu bạn học kinh tế, thì sẽ biết là không phải sự khác nhau nào cũng có tác dụng tiêu cực.

Còn nếu bạn muốn bằng chứng thành công, bạn có thể tham khảo Hungary, Poland, Czech Republic.

Hay nhìn vấn đề cho đơn giản hơn, bạn có biết mấy cái chính sách đổi mới VN học từ đâu không? (bạn có thể nói là từ TQ, nhưng bạn có biết thằng Tàu nó học từ đâu không?) Rồi xem kết quả kinh tế VN ngày nay thế nào để mà so sánh tính khả thi và tỉ lệ thành công.

Trừ khi là mình đọc thiếu xót ở đâu đó, hy vọng bạn có thể chỉ ra?

Còn điểm khác nhau ở đâu thì sơ khai nhất là lịch sử hình thành và văn hóa, tiếp theo là các thông số nội tại liên quan như dân trí, khả năng kinh tế, …., xa hơn nữa thì là môi trường xung quanh. Mấy cái này chắc bạn cũng quá rõ rồi, riêng lịch sử và văn hóa thì tôi thấy bạn chưa quan tâm đúng mức. Ng Mĩ vốn vẫn quen tự lo cho mình và tính tự lập cao hơn nhiều, còn VN quen kiểu “làng xã”, tập thể, “một cây làm chẳng nên non” hay “lá lành đùm lá rách”… Vậy nên khi nói đến tự do thì quan niệm và khả năng mỗi nơi khác nhau nhiều lắm. Kể cả khi nói về mấy cái động cơ cũng ko thể ko nói đến mấy cái này. Đáng tiếc là mấy cái này tôi chỉ đủ dùng chứ ko thể trình bày tốt dc, ai quan tâm thì nên chú ý, tôi chỉ nói về tầm quan trọng vậy thôi.

Những vấn đề này đã có nhiều người đề cập đến, và thật may mắn là chúng ta có những bằng chứng sống để mà tham khảo như Poland, Hungary, Czech Republic, Taiwan, South Korea, Malaysia, những quốc gia có những nền văn hóa, xã hội và hệ thống kinh tế rất đặt biệt và khác nhưng kết quả cho thấy họ thành công.

Triết Mác có cái này, nếu bạn phản đối thì chịu thôi: “muốn cải tạo tự nhiên phải dùng chính quy luật của tự nhiên”. Tôi thấy bạn nắm quy luật tự nhiên vô cùng sơ sài, vậy mà bạn nghĩ đến đi tắt quá nhanh và khá bảo thủ. Bạn nhìn thấy dân Mĩ có kiểu dân chủ đấy nên phát triển nhanh mà bạn ko nhìn thấy họ có dc nó là do họ có khả năng làm chủ nó, còn VN thì chưa (khả năng làm chủ thể hiện ở chỗ họ đòi nó mà tôi đã nói rồi). Bạn đọc những cái như human right tôi đã chỉ cho bạn là hơi phiến diện, bạn tin nó cũng ko sao, đó là quyền của bạn nhưng ko ai tự nhìn thấy cái sai của mình bao giờ nên tự nghi ngờ mình là vô cùng quan trọng. Nói đến bảo thủ thì ai cũng chê nhưng áp dụng vào mình thì

Bạn nên đọc một chút gì về lịch sử phát triển của con người và những động lực vận hành của một quốc gia, mình có thể gợi ý vài cái như cải cách của Poland, Hungary, Czech Republic những năm 1989 trở đi và những nam gần đây của Slovak Republic, hay của Taiwan, Malaysia. Đây là những bằng chứng thực tế.

Như mình đã nói nhiều lần, lý thuyết và biện luận thì nói nghe hay, nhưng cuối cùng phải có thực tế để chứng minh thì mới có tính thuyết phục và giá trị thực tiễn.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Anh Long: cái bài kia em đã edit trước khi anh gửi thì phải, thế mà anh ko đọc. Đạp cửa xông vào nhà thì cả VN cũng ko dễ thế đâu, nhưng đấy ko phải cái em nói đến. Cái gì mà ở VN thì công an ko cần theo luật, trong mấy cái link về báo có 1 cái đấy. Anh tìm đâu ra cái lí công an phường thích thì xông vào thế? Còn nếu anh định tìm hiểu khi nào công an VN đc phép khám nhà thì anh cứ tự tìm hiểu, em ko giúp dc. Em chỉ thấy trừ phi bắt cóc con tin, còn lại thì toàn phải đọc quyết định cho phép khám nhà đàng hoàng, và có nơi có thẩm quyền cấp(cũng chả khác gì Mĩ phải xin phép tòa). Chi tiết có thể khác nhưng ko hề có cái lí là ko có luật hoặc có thể làm trái luật. Còn ở VN đã có luật cấm CS giao thông dừng xe trên đường nếu ko phát hiện sai phạm (kiểu như vượt đèn đỏ hoặc quá tốc độ) để ngăn nạn làm tiền. Hệ quả của nó là các xe khách tha hồ chở ng trong cái ngăn dưới dùng để chứa hành lí, cảnh sát nghi ngờ nhưng ko thể ngăn đc, tất nhiên ko phủ nhận cái tốt của nó. Em thấy anh Long hiểu về VN cũng thật phiến diện :)

Cái em nói đến là cái nhỏ hơn nhiều là theo dõi nhà ng ta :-w. Nó minh họa rằng cái tự do cá nhân đối với dân Mĩ quan trọng đến thế nào, chứ ở VN cái nhỏ như vậy thì luật cho ngay. Anh đang hiểu lầm ý em, vậy anh nên đọc lại toàn bộ ý chứa cái ví dụ đấy, và bớt mấy cái hàm ý áp đặt nhau đi. Em hỏi anh câu này vậy: theo anh tầm quan trọng của tự do cá nhân của VN có bằng Mĩ ko? Khác nhiều hay ít cũng tự mọi ng đánh giá mà em nói thấy chắc chắn là có khác thôi. Nếu anh ko tin em mà muốn tìm sự thật thì dễ thôi, có hàng đống ng có thể trả lời cho anh, anh cứ việc hỏi. Và em cũng nói rồi, nếu chính anh ko nhận ra những cái đó thì việc em chứng minh chả có tác dụng gì. Em nói cái này để mọi ng khi xem xét cái khác thì chú ý, chứ làm sao em theo từng cái mọi ng nghĩ để bảo “VN nghĩ cái này khác Mĩ đấy” đc? Đâu phải chỉ có tự do cá nhân thôi đâu.

Em nhấn mạnh lại là em nghĩ thoáng hơn anh tưởng nhiều. Anh cũng đừng bắt em trả lời nữa, em đã nói là anh hay bất kì ai muốn nghĩ gì thì nghĩ, đó là quyền và nghĩa vụ của mỗi ng.

Nếu ai vẫn nghĩ tồn tại một cái chuẩn về nhân quyền thì cứ thử trả lời ví dụ ng sao Hỏa đi. Tất cả những lí luận như văn minh hơn, nhìn thấy những cái kém hơn …. tôi đem hết cho ng SH dùng. Bạn dùng bao nhiêu lí lẽ chống ng sao Hỏa thì tôi đem hết cho ng Af trả lại ng Mĩ. Bạn muốn dùng loại logic nào thấy hợp lí thì dùng, tôi ủng hộ hết, thế là khỏi thắc mắc là chúng ta ko hiểu nhau nhé. Quen đứng trên ng khác rồi thì cũng đứng dưới cho biết cảm giác, ko thì làm hại ng ta mà cứ tưởng đang làm tốt. Cũng nói luôn, bạn ko thấy sao bọn sao Hỏa mọi rợ đến mức đi tù hết cũng chả khác gì ng Af chả hiểu sao ng Mĩ lại mọi rợ đến mức ko đeo khăn, cái này hơi khó mà tôi đã nói, nhưng cố mà hiểu. Chốt về tồn tại một cái chuẩn về nhân quyền :)

Tôi đã chứng minh đủ rằng nhân quyền phải do ng dân từng nước muốn rồi, bây giờ chứng minh tất cả các loại kí kọt cũng vứt đi hết. Có những cái VN và nhiều nước khác bị ép kí chứ ko nói lên muốn kí. Theo như Phước nói thì VN ko tuân theo điều đã kí. Nếu ko bị ép, mà lại ko muốn theo, thì tại sao lại kí? Chỉ có thể là bị ép thôi :) Nếu là bị ép, như tôi đã nói, ko tồn tại cái thứ nhân quyền ép ng khác, loại. Nếu VN tuân theo, Phước nói sai. Tôi đã xét tất cả các trường hợp tuân theo hoặc ko, bị ép hoặc ko bị ép, hết rồi nhỉ :), cũng chỉ có 4 trường hợp thôi, mọi ng có thể tự kiểm tra. Trong tất cả các trường hợp, chả có cái nào nói VN ko tôn trọng nhân quyền cả :). Tức là nếu đã đặt chữ MUỐN lên đầu thì việc kí hay ko hoàn toàn ko có giá trị. Chắc có ng thắc mắc thế này thì cái gì kí rồi cũng bỏ đc sao? Câu trả lời là KHÔNG, chỉ riêng nhân quyền có cái bản chất ép là đi ngược cái gốc của nó nên tất cả các loại kí ko có tác dụng gì hết, vì phải kí tức là có ép nhau rồi. Kể cả trước đây người VN muốn mà bây giờ ko muốn thì cũng có quyền thay đổi chứ muốn mà ko cho thay đổi thì là cái thứ nhân quyền gì? Cũng có thể có ng nghĩ tôi lợi dụng đầu óc để làm ng khác mụ mị chỗ nào chứ làm gì có cái lí kí rồi mà vẫn bác đc, tôi trả lời luôn: tôi đứng ở cái gốc là ng dân đồng ý hay phản đối. Tất cả các cái nhân quyền đều phải đi từ nó ra, bất kì cái nào ko thỏa mãn nó đều sai hết, việc của tôi chỉ là tìm nó sai ở đâu thôi. Có những cái đi xa nên mọi ng tự mâu thuẫn mà thôi. Còn bao nhiêu cái ngọn nữa thì cứ mang ra. Cũng chú ý là tôi ko nói VN ko thực hiện những cái đã kí, mà tôi nói bất kể cái đó đúng hay sai cũng ko có giá trị :)

Tôi ko nói nhân quyền và dân chủ của Mĩ sai, tôi nói nó đúng với ng Mĩ vì dân Mĩ muốn nó. Nó sai khi nó áp dụng cho các nước khác. Cũng ko khác cái cải cách của TQ vác sang LX với điều kiện tài chính và cơ cấu kinh tế khác nên sai bao xa đâu, hy vọng bạn Phước và mọi ng chịu khó nhìn. Về khác nhau giữa VN với Mĩ, tôi ko định chỉ ra :)) Vì VN có hàng triệu trí thức như bạn, tìm hiểu về vô số vấn đề, tôi chả thể chỉ cho từng ng. Tôi chỉ nhắc bạn quá vội vàng, cần xem xét cho cẩn thận, vì theo tôi thấy những cái bạn hiểu về KT cũng chả giỏi giang gì lắm. Nếu mấy cái kia ko phải đọc thì bạn có tự đánh giá nổi ko, bạn có dám nói chỉ có thế ko? Cái tôi muốn nói là bạn đừng có chờ đến khi áp dụng vào VN thất bại rồi mới nghĩ đến việc tìm khác biệt giữa VN và Mĩ là ở đâu :) Còn nói thế mà bạn ko chịu nhìn cẩn thận thì cũng ko cần chứng minh với tôi đâu.

Những cái trên tôi đã chứng minh nhân quyền và dân chủ mà ko thỏa mãn đa số ng dân tán thành thì vứt đi hết, bất kể cái bạn dựa vào là cái gì. Trong một số trường hợp tôi tạm mặc định ng dân phản đối để thấy rõ chỉ dựa vào điều nọ điều kia thì làm gì đủ logic mà nói. Còn nếu bạn định tranh luận ng dân phản đối thì chúng ta đã thống nhất với nhau về cái phải nói? Vậy Phước thử chỉ ra cái gì mà hơn 20% dân VN muốn mà nhà nước ko cho xem sao. Nếu cái đó đúng, tôi ủng hộ, chả có gì là hơn thua ở đây cả, tôi càng mừng. Tôi hơi nghi ngờ cái này của bạn vì bạn còn chả nắm quốc hội VN họp thế nào, tuy nhiên, nghi ngờ thì chả có logic gì, bạn cứ tự nhiên. Ý kiến cá nhân của tôi cũng chỉ là 1 góc nhìn, bạn cứ đưa ra, nếu cần thì làm 1 cái survey ngay ở HAO cho nó công bằng và ý kiến là đa số. Còn muốn tìm hiểu quốc hội nói những cái gì thì thời đại ngày nay cứ Google là có hết, cái này ở VN ko hề kiểm duyệt :) Và chốt: cái này nếu ở VN thì chả có gì khó nhìn cả, tôi nói đây cũng là nói với đa số, chứ 1 vài ng thì cứ phản đối, nhưng tôi ko nói trước sẽ giải thích chi tiết hơn đâu.

Còn ko cho ng dân quản lí đất nước thì tôi đang định lấy mấy bài báo cho bài sau, đưa tạm trước. Muốn tìm thêm cái xấu thì cứ tìm ngay đấy, báo VN dc cái cũng thích tin xấu hơn tin tốt, ko khó tìm đâu.
http://www11.dantri.com.vn/kinhdoanh/2006/12/158386.vip
http://ngoisao.net/News/Thoi-cuoc/2006/10/3B9BA82D/
http://ngoisao.net/News/Thoi-cuoc/2006/10/3B9BA7C3/

Cuối cùng, tôi đã nói tôi ủng hộ dân chủ và nhân quyền, nhưng đó phải là DC, NQ theo đúng bản chất của nó. Việc đem tiêu chuẩn từ chỗ khác vào chính là đi ngược lại DC, NQ. Tôi vẫn hy vọng nhiều ng hiểu đc cái này. Tôi đã nói cố ấn quyền vào tay ng dân là biến họ thành nô lệ của những cái quyền đó rồi, chứ chả có chủ gì ở đấy cả. Nếu ai vẫn ko hiểu thì tôi thấy tôi sẽ ngăn ng đó phá.

Khất Bách là anh chưa viết cái kia :D
 
Vậy Phước thử chỉ ra cái gì mà hơn 20% dân VN muốn mà nhà nước ko cho xem sao

về vấn đề này thì mọi người cũng đã tranh luận quá nhiều rồi , em chỉ xin có một lời kết nhỏ là muốn biết có phải 20% hay là 10% dân đồng tình hay ko đồng tình thì phải có những cuộc trưng cầu dân ý thường xuyên , chứ ko chỉ là thông qua quốc hội . Đây là cái VN phải cố gắng thực hiện trong tương lai vì như thế mới phản ánh khách quan ý kiến của ĐẠI BỘ PHẬN nhân dân , đúng như anh Quang đã nhấn mạnh ở trên .


Tôi chỉ nhắc bạn quá vội vàng, cần xem xét cho cẩn thận, vì theo tôi thấy những cái bạn hiểu về KT cũng chả giỏi giang gì lắm. Nếu mấy cái kia ko phải đọc thì bạn có tự đánh giá nổi ko, bạn có dám nói chỉ có thế ko?

em thấy anh Quang nhìn nhận như thế hơi tiêu cực . Thực ra , với những chủ đề khó và phức tạp , đa chiều thế này , với những người còn trẻ tuổi , chưa có nhiều thực tế trong đời sống kinh tế , chính trị (tất nhiên , vì tuổi đời ) , thì việc chịu khó đọc sách như anh Phước mới cho ta nếu ko muốn nói là đầy đủ , thì cũng là nhiều thông tin thực tế , để mà đánh giá .
Thiếu thông tin luôn là lý do quan trọng dẫn con người đến những nhận định , phán xét , quyết định sai lầm !
Tất nhiên , là đọc nhiều nguồn thì phải có khả năng phân tích ,tổng hợp .
Nhưng nếu nói là phải " tự đánh giá" mà " mấy cái kia ko phải đọc " thì em nghĩ là chắc chỉ có thánh làm được !



Còn nữa , anh ạ , em thấy , chẳng có bất cứ cái hiến chương hay tuyên ngôn nào về nhân quyền , dân chủ mà lại là VN bị ép ký cả .Vì sao ? Vì nếu đọc tất cả những điều khoản trong đó , ví dụ , nổi tiếng nhất là Tuyên ngôn nhân quyền LHQ (Human Rights Charter) , sẽ thấy ko có điều nào đi ngược lại , hay có mâu thuẫn gì với Hiến pháp Việt Nam cả (cả hiến pháp 1946-thành tựu đầu tiên của nền dân chủ còn non trẻ khi mới giành được độc lập , và hiến pháp hiện hành 1992) . Ví dụ như các quyền tự do báo chí , tư tưởng , hội họp , tôn giáo , di trú , bầu cử... mà có trong bản tuyên ngôn này đều được GHI RÕ trong hiến pháp ngày nay của Việt Nam , đặc biệt là điều 69

Xin trích ra đây vài điều để làm bằng chứng (chỉ có khác biệt duy nhất là hiến pháp của ta thêm cụm từ "theo quy định của nhà nước" , tất nhiên , chuyện "quy định của nhà nước"này là cần thiết để phù hợp với điều kiện rất đa dạng về địalý , sắc tộc , lịch sử của từng nước , để "thúc đẩy , bảo hộ" tốt hơn quyền dân chủ , ví dụ như trong các sắc dân khác nhau , các vùng địa lý khác nhau trong một nước...chứ ko hề mâu thuẫn chút nào với dc , nq , và ko thể diễn giải nó như là sự hạn chế , ràng buộc của nhà nước đối với các quyền tự do chính đáng đó của công dân ).
----------------------------------------------------------------------------------------------
Hiến pháp VN 1992

Điều 68
Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật.
Điều 69
Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.
Điều 70
Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
và Hiến chương Nhân quyền LHQ :

Điều 18
Mọi người đều có quyền tự do suy nghĩ, ý thức và tôn giáo, kể cả tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng, và tự do thể hiện tôn giáo hoặc tín ngưỡng dưới hình thức truyền bá, thực hành, thờ phụng hoặc lễ tiết, với tư cách cá nhân hay tập thể, công khai hay riêng tư.
Điều 19
Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bầy tỏ quan điểm; kể cả tự do bảo lưu ý kiến không phụ thuộc vào bất cứ sự can thiệp nào, cũng như tự do tìm kiếm, thu nhận, truyền bá thông tin và ý kiến bằng bất cứ phương tiện thông tin đại chúng nào và không giới hạn về biên giới.
Điều 20
1. Mọi người đều có quyền tự do họp hành và tham gia hiệp hội một cách hoà bình.
2. Không ai bị bắt buộc phải tham gia một hiệp hội nào.




Như vậy :

Sao anh Quang lại nói rằng VN bị "ép ký" , nếu nói thế sẽ dẫn đến một hệ quả tai hại là Việt Nam bị nước nào đó "ép ký" Hiến pháp của chính mình chứ ko phải là thông qua ý chí , nguyện vọng của toàn dân !
Em chỉ có góp ý nhỏ như vậy thôi , rất mong nhận được reply của anh (hihi) !
 
Chỉnh sửa lần cuối:
mọi người có phải đã quên gì rồi ko?
sự khác biệt là ở văn hóa, quan niệm truyền thống nữa chứ, một vấn đề quan trọng phải dựa trên số đông và qua sự hình thành và tồn tại lâu dài của nó, hơn nữa khi nói về quyền tức là ta phải đánh giá tới những nghĩa vụ tương đương hoạc có liên quan mật thiết chứ, đấu phải muốn cho quyền thế nào thí được như thế ấy đâu? như thế thì chắc người ta bỏ xứ mà đi hết rồi, ở lại làm gì cho nó vấn đề >"<
còn một điều cơ bản, ko có gì là hoàn hảo cả, chúng ta có quyền nêu ý kiến của mình vì mỗi người có quan niệm khác nhau, chính điều đó cũng góp phần quan trọng vào chiều hướng phát triển của XH, đương nhiên trong đó cũng có nhân quyền, chỉ là vấn đề đó được đánh giá ở mỗi nước khác nhau thế nào thôi.
nếu đã bất đồng thì cũng rất khó thuyết phục nhau, chi bằng nêu ý kiến về biện pháp, để vấn đề trở nên thông suốt và hợp lí hơn, như vậy sẽ hay hơn (và cũng lam dịu lại cái topic đang sục sôi như chảo dầu này :) )
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bạn Quang viết hơi khó hiểu. Định nghĩa về nhân quyền được ghi rõ trong hiến chương liên hợp quốc, cụ thể là văn bản Universal Declaration of Human Rights, công bố vào năm 1948. Không có khái niệm nhân quyền của Mỹ, nhân quyền của Afghanistan, hay nhân quyền của ... sao Hỏa.
 
Trên kia thực ra phải tách ra LHQ, chính phủ VN và nhân dân VN (theo cách hiểu chính phủ và dân VN ko đồng nhất). Cái anh muốn chứng minh ở đấy là chừng nào ko chứng minh trực tiếp chính phủ và ng dân VN muốn 2 cái khác nhau thì tất cả những cái hình thức đều ko đủ logic để kết luận. Để chứng minh thì anh dùng giả thiết nếu 2 cái đó trùng nhau thì tất cả các cái khác vô giá trị, tức nếu ai muốn phản bác thì vẫn phải chứng minh 2 cái đó khác nhau, chứ ko thể chỉ dùng mấy cái ngọn. Để trả lời em thì chỉ việc sửa nếu ko phải bị ép thì cũng vẫn là chính phủ ko muốn và như thế thì ng dân cũng ko muốn thôi, tức là ko muốn hiến pháp (vì với giả thiết ng dân đồng ý với chính phủ). Còn như em thì là động thẳng vào vấn đề ng dân và chính phủ muốn 2 cái khác nhau (nếu coi hiến pháp là ý muốn ng dân), tức chính là cái anh muốn chứng minh (ở đấy thôi) rồi ;) nhưng việc xét nó bàn ở chỗ khác chứ ko nằm trong phần đó (chưa nói đến vì có ai nói trực tiếp thế đâu :-??). Cũng cần nói đấy là đơn giản hóa về logic cho dễ nhìn, thực ra có rất nhiều cái sai lệch nhỏ dần dần dẫn đến 1 cái sai lệch lớn. Ví dụ giữa hiến pháp và cái ng dân muốn chắc là gần nhau, nhưng trùng khít thì ko (ít nhất có thể thấy cái ng ta muốn cũng thay đổi nên việc trùng khít là ko thể), giữa hiến pháp và cái kí với LHQ cũng có những cái ko trùng khít, cách hiểu của mỗi ng về từ ngữ cũng có những sai lệch nhỏ, cộng nhiều cái ko trùng khít như vậy có thể dẫn đến cái sai lớn lúc nào ko biết. Nếu đã xác định đúng là cần theo ng dân muốn thì lúc nào cũng cần đối chiếu với gốc, những cái kia chỉ có giá trị tham khảo để phát hiện khi nào hình như có vấn đề, chứ dựa vào nó để chứng minh thì ko ổn.

Còn về cái điều 69 (bây giờ mới nhìn thấy mặt mũi :))), thực ra cái mấu chốt lại vẫn nằm ở chữ “theo quy định của pháp luật”, nếu nói thuần túy về luật. Hồi biểu tình chống chiến tranh Iraq, nói thật cũng rất chán cái kiểu biểu tình trong hội trường (quy định của pháp luật đây :(), nhưng nghĩ nếu ko thì chắc mình cũng ko đc yên ổn như bây giờ. Việc biểu tình ầm ầm như các nước thực ra để đem lại cái gì? Cũng vẫn là để đòi hỏi nhà nước thôi. Nếu vậy thì thực ra ở VN cũng có một hệ thống khác, ko có thì VN tan nát lâu rồi. Còn tại sao lại hạn chế thì vì một bộ phận định sử dụng nó vào mục đích kêu gọi sự can thiệp từ nước ngoài hoặc gây rối (thực tế là có rồi chứ ko phải đoán mò). Cái này thì ko ai được phép mong muốn, khi còn nhận là một ng VN (ko biết cái này có bị coi là vi phạm dân chủ hay nhân quyền ko đây :)) ). Còn về tự do ngôn luận thì em cứ hỏi mấy anh lớn ở đây mấy bài báo kia cách đây tầm hơn chục năm các anh ấy có nằm mơ thấy ko. Đấy là cái bằng chứng về việc nó đang mở rộng khi nhận thức ng dân tăng lên và việc nó còn mở là đương nhiên. Thực ra nói ko có tự do ngôn luận rất dễ dẫn đến hiểu nhầm vì những cái dc coi là nhạy cảm rất ít và ngày càng ít, hầu hết các vấn đề có cấm đâu. Nói để đỡ hiểu nhầm thì là “gần có tự do ngôn luận” :D. Những cái đến 10-20% muốn nói (tức là hiểu) thì chắc chắn đã phải đc nói rồi. Cũng chính vì thế số ng phản đối nó rất ít. Tất nhiên thoải mái như kiểu Mĩ thì chưa nhưng cũng đủ và cân bằng tốt với mặt trái.(luật cụ thể thế nào thì ko rõ). Chính vì chỉ còn sai lệch nhỏ nên em lắp vào trên kia thì vẫn ra dc đa số ng dân đồng ý ;)

Về mấy phần nói về kinh tế của Phước, tất nhiên anh hiểu thánh cũng chả nói đc :)). Anh chỉ cảnh báo là nhìn cẩn thận thôi chứ đánh giá gì cái đấy.

Dũng: Tớ viết Mĩ là ví dụ, chứ của ai cũng thế thôi, đối với ng Af mà họ ko đồng ý thì đó vẫn ko phải nhân quyền đối với họ, Dũng đọc lại thử xem ;) Tớ nói Mĩ ủng hộ nó thì đó là nhân quyền của Mĩ, Anh ủng hộ nó thì đó cũng là nhân quyền của Anh, kể cả của LHQ thì cũng là của LHQ nhưng áp đặt nó thì ko còn là nhân quyền nữa. Nếu ko thích thì sửa Mĩ thành (LHQ-Af) ;)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
hic , anh Quang vẫn chưa trả lời thắc mắc chính của em là anh có ủng hộ việc có báo chí , truyền thông độc lập (với nhà nước) như ở các nước dân chủ (điều chưa có ở VN) hay ko ? Anh có đánh giá gì về khả năng chống tiêu cực , tham nhũng trong BỘ MÁY NHÀ NƯỚC (tức là chú trọng đến khả năng GIÁM SÁT hoạt động của nhà nước) của báo chí độc lập ?

Cái này gần như là điều cốt lõi trog tiến trình cải cách dân chủ ở VN ngày nay đấy , chứ còn tôn giáo thì nói chung là khá tự do rồi (dân trong nước phần đông đều cảm thấy như thế) , còn chuyện đa đảng thì tính sau . Bây giờ biểu hiện quan trọng nhất của nhân quyền mà bản thân em và nhiều người muốn thấy , chính là tự do báo chí , tự do thông tin (tất nhiên , những cái liên quan đến an ninh quốc gia ,bí mật quân sự, quốc phòng thì chúng ta ko thể đòi hỏi rồi ) , trong đó , yếu tố quan trọng là việc phải có ít nhất một hãng thông tin độc lập với nhà nước . Chứ còn báo chí nhà nước , thì em đồng ý với anh là những năm trở lại đây đã có những biểu hiện cởi mở nhất định mà trước đây có nằm mơ cũng ko thấy , tuy nhiên , nó vẫn chịu sự kiểm duyệt gắt gao của nhà nước (ko chối cãi được) .Dĩ nhiên , đây là một nhược điểm của nó , vì được nhà nước tài trợ , tất nhiên , sẽ bớt đi (bớt đi , chứ ko phải là mất hết nhé) sự khách quan , độc lập rồi !
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Những ai ủng hộ dân chủ, tự do ngôn luận như ở Mỹ thì nên tìm đọc thêm về thời Lincoln, ngay sau nội chiến Nam-Bắc.
 
Những ai ủng hộ dân chủ, tự do ngôn luận như ở Mỹ thì nên tìm đọc thêm về thời Lincoln, ngay sau nội chiến Nam-Bắc.

Mình biết Tâm ám chỉ về vấn đề gì, tuy nhiên nên nhớ một điều, lúc đó là thời chiến, còn bây giờ là thời bình. Hai cái hoàn toàn khác nhau, Tâm có đồng ý không?
 
Trên thực tế có khác nhau hay không rất khó có thể nói chính xác được. Tuy nhiên có thể chắc chắn rằng Lincoln làm việc ông ý đã làm cho tới lúc cảm thấy không cần thiết nữa (ngay cả sau chiến tranh). Chính quyền nào cũng sẽ làm vậy. Lúc nào thì không cần thiết nữa thì ai có thể nói chắc được, vẫn còn tuyên truyền chống phá chính quyền một cách hệ thống là một dấu hiệu không. Sự ủng hộ của chính quyền Mỹ cho tổ chức chống cộng (có bang công nhận cờ 3 sọc) cũng là một dấu hiệu không. Đại khái vậy.
 
Trên thực tế có khác nhau hay không rất khó có thể nói chính xác được

Mình không tán thành với nhận xét này. Bởi vì nếu bạn đọc kỹ lịch sử thì trong một đất nước, khi mà crisis xảy ra (chiến tranh cũng kiểu là 1 crisis) thì chính quyền trung ương sẽ có thể (và thường xảy ra trong lịch sử, bởi vì khi crisis sẽ cần một sự tập trung quyền lực để ứng phó, ngày xưa thì có temporary consul ở Rome, rồi FDR ở đệ chiến thứ II) tăng lớn quyền hành của mình , và người dân sẽ chấp nhận "tạm thời".

Nhưng khi mà crisis đã qua, thì tolerance của người dân sẽ trở lại bình thường và thu hẹp quyền lực của chính quyền.

Đây gần như là một công thức của chính trị vậy. Tình trạng hỗn loạn (a sense of urgency) tỉ lệ thuận với sự chấp nhận của người dân đối với quyền lực của chính phụ (people's tolerance toward the government's power).

Cái này tương đối dễ nhìn ra và dễ xác định.

Tuy nhiên có thể chắc chắn rằng Lincoln làm việc ông ý đã làm cho tới lúc cảm thấy không cần thiết nữa (ngay cả sau chiến tranh)

Lincoln bị ám sát ngày 14 tháng 4 năm 1865, trong khi quân confederates đầu hàng hết thì cuối tháng 5 (jefferson david thì bị bắt ngày 10 tháng 5) cho nên nếu nói chính sách của Lincoln không cần thiết "sau chiến tranh" thì không chính xác.

Còn nếu nói chính sách của ông ta "không cần thiết" trước và giữa chiến tranh, thì mình không thấy thuyết phục lắm và không tán thành. Có thể mình đọc thiếu chỗ nào lịch sử Mỹ, hy vọng Tâm có thể giải thích một cách tường tận hơn.

Lúc nào thì không cần thiết nữa thì ai có thể nói chắc được, vẫn còn tuyên truyền chống phá chính quyền một cách hệ thống là một dấu hiệu không. Sự ủng hộ của chính quyền Mỹ cho tổ chức chống cộng (có bang công nhận cờ 3 sọc) cũng là một dấu hiệu không.

Mình thấy ví dụ của bạn hơi khập khiễn khi so sánh cuộc nội chiến Mỹ khi hơn nửa dân Mỹ tự tách ra khỏi đất nước với một nhóm rất nhỏ người so với dân số VN và còn ở Mỹ.

Về chính trị và chính sách kinh tế, mình không thấy Mỹ nó được lợi gì khi muốn đất nước VN bị khủng hoảng bây giờ cả, bởi vì hiện tại bây giờ về geopolitics thì người "bạn thân nhất" của VN là Mỹ (vì TQ và sự phát triển KT), còn VN là một con cờ tốt của Mỹ ở khu vực Đông Nam Á (bằng chứng ở đoạn dưới).

Còn về việc Mỹ có "ủng hộ" hay không những tổ chức bạn nói, bạn có thể đưa ra một số số liệu cụ thể như tiền ủng hộ, hay cung cấp vũ khí, thông tin vv hay gì đó? Tại vì mình thấy Mỹ nó cũng chấp nhận những tổ chức như Tâm nói nhưng của nước khác, nổi tiếng nhất The Free Tibet Movement, đa phần là do tư nhân đầu tư chứ chính phủ không có "ủng hộ" bằng những phương pháp thiết thực nào cả ngoài tôn trọng quyền tự do của họ. Cho nên nếu nói "ủng hộ" thì không chính xác lắm, mà chỉ là "tôn trọng" quyền tự lập tổ chức trong hiến pháp thôi.

Giả sử những tổ chức có ảnh hưởng, thì cũng chỉ là gián tiếp thông qua những congressmen và senators từ những khu có người Việt từ những năm 70s, 80s nhiều. Cái này thì chỉ tập trung ở một vài counties ở California, tối đa chỉ ảnh hưởng một lực nào đó lên vài congressmen và senators, về chính sách toàn diện của Mỹ đối với VN thì rất yếu kém.

Những sự kiện như Mỹ dỡ bỏ VN trong black list của những quốc gia không tự do tôn giáo, bình thường hóa quan hệ với VN, ủng hộ VN vào WTO, ủng hộ VN tổ chức APEC, tổng thống Mỹ, Bộ trưởng Rice, bộ trưởng Rumsfeld tới thăm VN có thể làm bằng chứng cho những luận điểm của mình đó là 1) quan hệ Việt-Mỹ "rất tốt", 2) những tổ chức bạn nói thật sự có ảnh hưởng rất hạn ít.

Cho nên có khi nào chính phủ VN "thổi phồng" cái sự nguy hiểm này quá không? Để tạo ra một sự hỗn loạn giả tạo (như nếu tự do báo chí, thông tin thì sẽ bị nhóm người này thu tóm rồi xuối dại, những ví dụ như Quang đã nói?) để rồi lấy cớ đó để mà giữ sự hà khắc của luật lệ, không buông tay?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
@anh Tâm :

lại phải lạc đề rồi , nhưng thôi , em cũng nêu ra một ý kiến rất nhỏ , không tính vào chủ đề đang xây dựng đâu :
Sự ủng hộ của chính quyền Mỹ cho tổ chức chống cộng (có bang công nhận cờ 3 sọc) cũng là một dấu hiệu không

Mỹ ủng hộ cho các tổ chức đấu tranh vì cải thiện nhân quyền ở VN (tức là các tổ chức ôn hòa , dùng các phương pháp vận động trong nghị trường của người Việt hải ngoại , hoặc Mỹ tài trợ cho đài phát thanh Á Châu tự do -RFA , với mục đích đưa đến những quốc gia thiếu tự do báo chí như VN , TQ , Bắc Hàn , Miến ĐIện , Lào , Cambodia ...một cái nhìn ĐA CHIỀU hơn về các sự kiện ) , điều này hoàn toàn phù hợp với ý thức hệ của Mỹ (nói thẳng ra là nó cũng có ích phần nào cho người Việt trong nước chúng ta vốn lúc nào cũng chỉ có một phương tiện duy nhất là báo Đảng , trong khi thiếu MỘT CƠ QUAN TRUYỀN THÔNG ĐỘC LẬP -như em đã nói ở post trên)

Điều quan trọng nhất là CHÍNH PHỦ MỸ hoàn toàn ko ủng hộ về tài chính cho các tổ chức lấy phương pháp đấu tranh BẠO ĐỘNG làm tôn chỉ ,dùng VŨ LỰC để thay đổi chế độ ở Việt Nam (ví dụ như tổ chức "Đảng dân tộc VN" của Nguyễn Hữu Chánh là tiểu biểu nhất -nói cách khác , Mỹ ko dính dáng đến một âm mưu can thiệp lật đổ nào ở VN ngày nay , tức là Mỹ ko phải là đe dọa về an ninh quốc gia cho VN.

Sự công nhận cờ vàng ba sọc đỏ là một biểu hiện em cho là khách quan , phù hợp với quyền lợi của bộ phận người Việt hải ngoại lâu nay vẫn gắn bó với lá cờ ấy , coi nó như là tượng trưng cho nền văn hóa , lịch sử của người Việt hải ngoại , cho sự hiện diện của cộng đồng người Việt hải ngoại trên đất Mỹ (nên nhớ là người Việt hải ngoại có thể chấp nhận hòa giải dân tộc với người Việt trong nước chứ họ ko dễ gì chấp nhận chuyện đứng "chào cờ" dưới lá cờ đỏ sao vàng -lá cờ của CSVN chứ ko phải là của họ).
Điều này cũng phải do đấu tranh lâu năm trên nghị trường mới có được !

Còn lá cờ đỏ sao vàng , mỗi khi có phái đoàn VN sang thăm hữu nghị , hoặc sang bàn chuyện hợp tác gì đó , hoặc là trên nóc các tòa đại sứ , lãnh sự quán hay cơ quan gì đó của chính phủ VN đặt tại các bang đó , vẫn tung bay phấp phới, chứ có phải là ko được công nhận nữa đâu .
Đó là chuyện chung sống hòa bình giữa 2 lá cờ trên một đất nước tự do , ko ảnh hưởng hay đe dọa gì đến quyền lợi của chính phủ VN hay người Việt trong nước .

Xin nhắc lại là bài này ko liên quan gì đến chủ đề thảo luận , mà là do em thấy mấy ví dụ anh Tâm nêu ra có vấn đề , nên phải góp ý đôi chút .


À quên mất , phải bổ sung cái này nữa với anh Tâm :

Trên thực tế có khác nhau hay không rất khó có thể nói chính xác được
trên thực tế có khác nhau hay ko thì anh có thể nhìn ví dụ của Liên Sô và chính VN mình. Ở Liên Sô , trong cuộc nội chiến (18-21), chính quyền Bolsevik thi hành chính sách "war-communism" (cộng sản thời chiến ), không chỉ quốc hữu hóa hết thảy về kinh tế mà còn tăng cường một cách tuyệt đối quyền lực của chính quyền ,không những thế , các chính sách "khủng bố đỏ" với các thành phần "bất hảo" (có từ thời nội chiến đấy nhé chứ ko phải là chỉ bắt đầu từ thời Stalin đâu)được áp dụng tràn lan để giữ vững an ninh chính trị và sự trung thành tuyệt đối của nhân dân với "cách mạng" . Sau khi nội chiến kết thúc , Lenin đã bỏ chính sách này đi , thay vào đó là "NEP" (chính sách kinh tế mới) , song song với nó là thực hiện dân chủ trong Đảng và trong xã hội . Đó là sự thay đổi bức thiết của hoàn cảnh thực tế trong điều kiện đất nước đã chuyển từ chiến tranh sang hòa bình .

VN thì mọi người đều biết rồi , tác phong , cơ chế mệnh lệnh thời chiến (đánh Mỹ) (tất nhiên , đã gọi là cơ chế "mệnh lệnh" thì tức là làm gì còn dân chủ nữa !) ko còn phù hợp với điều kiện hòa bình và đã gây bao nhiêu tai hại .Thê nên , năm 86 , TBT NGuyễn Văn Linh mới phải hô hào "cởi trói tư tưởng" trong toàn xã hội , tăng cường thực hiện dân chủ cơ sở , dân chủ trong Đảng ...

Như vậy , quan điểm cho rằng " ko có sự khác biệt về nhu cầu dân chủ giữa thời chiến và thời bình " là cực kỳ sai lầm !
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên