Lợi ích của sự khác nhau (differences) trong việc phát triển của xã hội.

Trần Thiên Phước;1392248
Cũng cái lý luận đó "dân trí thấp," và "bè phái đánh nhau."

Bắt đầu từ cái dân trí thấp, cái đám lũ dân đen ngu si mà bạn nói đó là những người đã từng dũng cảm đứng lên hi sinh vì đất nước, nhiều người bỏ tánh mạng, sự nghiệp, cuộc sống chiến đấu, xây dựng tổ quốc để mà chúng ta có những ngày hòa bình hôm nay, thì chính phủ VN mới có cơ hội nắm quyền, vậy mà ngày hôm nay bạn, và cái Đảng đã nhờ công những người dân đen này mà có ngày nay quay trở lại nói họ "không có đủ trí tuệ" để phân biệt phải trái cho tổ quốc? Mình xin lỗi, nhưng đây là cái biệt luật rất là độc tài và không dân chủ, lập đi lập lại nhiều lần như vậy thì rất là xúc phạm, tự cho mình là thông minh không những được quyền độc hành độc đoán mà còn ám chỉ đa phần những người dân Việt Nam khác là ngu dốt không có đủ tư cách để cùng tham gia thảo luận, xây dựng tổ quốc.
Keep calm !!. Đảng chưa bao giờ nói như vậy. Oan cho Đảng quá :D .

Mình thừa nhận hệ thống chính trị Việt Nam có vấn đề. Một báo cáo của nước ngoài đánh giá : “tham nhũng ở VN đã được “thể chế hóa” và được xã hội chấp nhận ở mọi cấp độ”.

Nhưng mình cũng phản đối coi việc đa đảng là phương thuốc vạn năng. Nhiều người coi độc đảng là cội nguồn của mọi vấn đề: mất dân chủ, tham nhũng...
Nay lấy tham nhũng làm ví dụ.
Nhiều người lấy ví dụ Anh , Mỹ... mà kô thấy sự khập khiễng . Đó là các nước đã phát triển. Hãy nhìn vào các nước đang phát triển giống chúng ta và xem đa đảng (hoặc CNTB) có giải quyết được vấn đề hay kô.

Báo cáo tham nhũng thế giới 2006 của Transparency International (tổ chức minh bạch thế giới ) cho thấy: các nước XHCN , Cuba đứng cao nhất (66) gần bằng Thái Lan. Trung Quốc (70) ngang bằng với Brazil, Ai Cập, Ấn Độ, Ả Rập Saudi, Mexico. Việt Nam (111) đồng hạng với Paraguay, hơn Philippines (121) , Indonesia (130).

Như vậy các nước XHCN độc đảng vẫn có thể chống tham nhũng và phát triển kinh tế khá tốt . Và đa đảng thì vẫn tham nhũng như thường (Cuba , TQ hơn cỡ 100 thằng TBCN trong bảng xếp hạng). Việt Nam xếp rất xa sau TQ, Cuba chứng tỏ đó là vấn đề nội bộ của Việt Nam chứ kô phải vấn đề của mô hình độc đảng (họ độc đảng vẫn khá tốt chứ có sao đâu? ).

Việt Nam đủ điều kiện để thực thi dân chủ một cách rộng rãi nhất. Vấn đề thực sự là chúng ta chưa làm được. Cần phải phân biệt giữa khả năng và hiện thực. Hiên thực chúng ta chưa làm được, kô ngăn cản thực tế rằng chúng ta có khả năng làm được. Vì vậy, đổ tội rằng độc đảng thì kô bao giờ có dân chủ là vô lý.
Xét cho cùng vấn đề cuối cùng là phát triển kinh tế. Việt Nam và Trung Quốc đang làm khá tốt điều này đặc biệt là Trung Quốc (hơn hẳn bọn TBCN đang phát triển ). Vì vậy, cải cách để có dân chủ rộng rãi hơn, người dân được tôn trọng hơn là cần thiết. Nhưng hô hào thay đổi chế độ... thì kô phù hợp.

P/s: MÌnh sẵn sàng tranh luận với ai nói rằng độc đảng kô bao giờ có dân chủ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
@anh Long: em nghĩ anh với em thì ý tưởng cũng như nhau, cùng nói về co-existence (sự tồn tại song song) của nhiều thành phần/nhóm có tính chất khác nhau.
 
A Long: Cái anh nói cũng chính là cái mà em nghĩ là nguyên nhân vì sao chính trị lại bị dè dặt còn các cái khác thì ko. Nguyên nhân là các vấn đề khác đều đc đưa ra lấy ý kiến số đông, riêng chính trị thì ko chờ như vậy. Dân VN có thể kém nhưng khi lấy ý kiến số đông thì khả năng nhầm hướng là giảm đi rõ rệt. Việc đa dạng trong quốc hội đảm bảo ý kiến mọi ng đều đc xem xét như nhau, ko quan trọng ý kiến ông giáo sư hay nông dân mà là mọi ng(đa số) nghĩ ai đúng. Xác xuất thì ông giáo sư nói đúng nhiều hơn nhưng ko phải lúc nào cũng vậy. Còn chính trị thì mạnh ai tin và làm theo mình nghĩ. Rõ ràng ko ai có thể lừa nổi cả nước VN là chúa vào Tây Nguyên hay những cái tương tự như thế. Chính sự hỗn loạn (hay khác biệt, đa dạng) trong Đảng và quốc hội là điều kiện để ý kiến số đông là cái tốt nhất có thể.

Phước: Ko phải tôi chê báo chí lắm điều quá, tôi chỉ nói là đôi khi cảm thấy thế vì bạn có vẻ ko tin báo chí VN có thể nói/làm gì. Còn báo có nói thế ko thì ở đây nhiều ng biết, để ng khác nói cho khách quan.

Về bộ chính trị thì tôi chả thể tin họ có thể làm ngần ấy công việc là thông qua tất cả. Tôi rất tự tin nhưng bảo chục ng mà giải quyết tất cả các vấn đề thì… Tôi nghĩ họ chỉ có thể nắm những cái ở tầm tổng quát thôi. Còn một số cái nữa tôi đang viết trả lời Bách cũng sẽ giải đáp tiếp, bao gồm cả một cách nhìn khác với "dân trí thấp," và "bè phái đánh nhau".

Về ý cải cách: phần đó tôi mới nói đến động lực làm việc. Vì bạn cho rằng ko có đối thủ thì ko có động lực phấn đấu nên tôi mới nói cách nhìn nhận đó ko giải thích đc hiện tượng này (chứ chưa nói các ý khác như bạn trả lời). Động lực này theo tôi chính là mâu thuẫn giữa các thành phần trong đất nc. Đảng ko phải đối phó với đảng khác nhưng nó sẽ làm mâu thuẫn giữa chính các thành viên trong đảng tăng lên. Và còn nhiều mâu thuẫn khác làm động lực để phát triển.

Về đoạn cuối thì tôi ko hiểu lắm, cách bỏ phiếu lấy đa số ủng hộ ko phải là cách làm phổ biến sao :-/. Thực ra bỏ phiếu hay ko ko quan trọng vì cuối cùng vẫn là đa số mọi ng thực hiện
 
Về đoạn cuối thì tôi ko hiểu lắm, cách bỏ phiếu lấy đa số ủng hộ ko phải là cách làm phổ biến sao . Thực ra bỏ phiếu hay ko ko quan trọng vì cuối cùng vẫn là đa số mọi ng thực hiện

theo em hiểu thì ý của anh Phước thế này ( bản thân em cũng chẳng có gì để kiểm chứng , nhưng vẫn thấy khá là có lý)

việc bầu cử phổ thông đầu phiếu , công khai là chuyện rất bình thường ở các nước dân chủ , nhưng ở ta và ở Tàu , thì lại có nguyên tắc "Đảng cử -dân bầu "(có lẽ cái chữ "đóng tem" của anh Phước là chỉ cái này) , cái này khỏi cần nói dài dòng vì mọi người đều biết cả rồi .
Vấn đề là chưa chắc đó đã là những người thực sự có tầm , có tâm nhất , thật sự xứng đáng với cương vị lãnh đạo , mà nhiều khi chỉ là do làm vừa ý những người ở trong ban lãnh đạo Đảng , để rồi cuối cùng , họ cứ theo cái đường lối đó để CHỈ ĐỊNH thôi ( xin lưu ý là CHỈ ĐỊNH , chứ còn việc dân bầu cũng chỉ là hình thức , mà nhiều người còn gọi một cách mỉa mai , cực đoan là "trò hề" ). Và đất nước ko chọn được những người thực sự tài giỏi , có tâm huyết với dân tộc , hoặc sẽ ko thể có được những cải cách đột phá , mà ngược lại , chỉ là cải cách "nhỏ giọt" mà thôi ! Lý do là chính vì được chỉ định dựa theo phe cánh , nên họ vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề , nếu ko muốn nói là vẫn bị điều khiển ở tầm vĩ mô , bởi những người lãnh đạo cũ , đã rút lui khỏi sân khấu chính trị vì tuổi tác , nhưng vẫn có vai trò như người chỉ đạo behind-the-scence (trong hậu trường) ...
Theo em hiểu thì đây là điều mà anh Phước muốn nói tới , rất mong được anh Phước và anh Quang góp ý !
 
Cái vụ dân chủ, nhân quyền cứ thỉnh thoảng lại nổi lên, ko dc giải quyết cũng khó chịu thật :(. Nhân tiện Bách hỏi thì đưa ra một cách nhìn khác xem sao, nó cũng nhẹ nhàng thôi, hy vọng giải đáp đc nhiều thắc mắc mà ko phạm luật :D.

Trước hết cần phân biệt nhận thức chung của ng dân tại đó và nhận thức của một ng từ bên ngoài. Khi nhận thức chung của ng dân tại đó tăng lên và dân chủ tăng theo cùng thì họ sẽ không cảm nhận thấy dân chủ tăng lên nhưng từ bên ngoài sẽ nhìn thấy. Đây chỉ là giải thích cái tính tương đối nhưng nếu ko phân biệt từ đầu thì rất dễ nhầm lẫn sau này. Do tính tương đối khi nhìn nhận nên khái niệm thiếu dân chủ ở một nơi nào đó phải kèm theo là ai cảm thấy thiếu. Chúng ta cần thống nhất chính ng dân đó cảm thấy thiếu là quan trọng hay ng từ bên ngoài cảm thấy thiếu là quan trọng.

Bây giờ lấy ví dụ VN. Cách đây tầm 10 năm, như đã nói mấy bài trên, đừng hòng tìm thấy bài nào chê đảng hay chỗ nọ chỗ kia yếu kém, còn hiện nay thì mọi ng đều có thể tìm câu trả lời. Tại sao? Vì nhận thức ng dân tăng lên, thông tin ko khó khăn như trước. Vì những tiêu cực xảy ra hàng ngày trước mắt họ, sao lại ko biết. Lấy thêm ví dụ giáo dục: ai cũng biết chương trình phổ thông, ai cũng rõ nó nặng. Nó sát hay xa rời thực tiễn đa số cũng hiểu đc vì họ phải sống với đống kiến thức ấy cả đời. Tự khắc nó sẽ nảy sinh đòi hỏi của họ để thay đổi nó. Ai cũng biết cớ sao lại ko cho nói. Vậy ý nghĩa là gì? Là khi nhận thức họ tăng lên thì khả năng làm chủ của họ tăng lên. Tự nó sẽ nảy sinh đòi hỏi đc làm chủ và sẽ phải đc đáp ứng. Chú ý là tất cả những cái này nhìn với 1 con mắt bên ngoài chứ ng dân thì không cảm nhận thấy nó to ra đâu, họ vẫn chỉ thấy là sống đc trong cái xã hội đấy thôi, và tất nhiên lúc nào cũng có cảm giác bị cái gì đó cản trở. Cũng chú ý là những nhận thức này do thực tiễn khách quan tác động và sinh ra chứ không phải một chủ nghĩa hay tư tưởng nào “dạy” cho cả. Để có đc nó thì phải có thời gian nhưng cũng đảm bảo thực sự họ là chủ chứ không phải đang làm ko công cho ng khác mà ko biết hoặc tự làm đau mình.

Trả lời những ý kiến rằng dùng quân đội với công an để chống lại những yêu cầu đòi thay đổi: Mọi ng đã đánh giá quá cao 2 công cụ này và quá thấp sức mạnh của thực tiễn khách quan. Ví dụ thỉnh thoảng ở VN cũng có biểu tình, việc dùng công an để giải quyết chỉ là giải quyết bề nổi. Nếu ko giải quyết cái gốc là tại sao ng dân biểu tình thì chỉ sớm hay muộn sẽ có cuộc biểu tình tiếp theo và chắc chắn càng ngày càng khốc liệt. Không phải bây giờ và chỉ VN mới có hệ thống an ninh, nhưng nó chỉ có tác dụng giữ ổn định khi mâu thuẫn ở trong một giới hạn cho phép chứ không có chức năng giải quyết mâu thuẫn. Ví dụ những vụ biểu tình ở VN như Tây Nguyên hay Thái Bình, việc công an kiềm chế có thể là bước đầu nhưng sau đó chắc chắn phải giải quyết cái gốc, nếu do xúi giục thì phải giải thích để mọi ng hiểu, nếu do quan chức lộng hành thì phải thay. Nếu chỉ giơ súng ra bắn chỉ thiên vài phát rồi bắt mọi ng về nhà thì mọi ng cũng hình dung đc một thời gian sau nó thế nào. Vì vậy tôi cho rằng nhận xét duy trì đc ổn định ở VN do công an là nông cạn (nó vẫn có giá trị nhưng ko phải cái chủ yếu) mà gốc của nó phải là thỏa mãn đc đa số ng dân. Chính vì nhận xét này mà tôi đưa ra nhận định “phải đáp ứng” trên kia.

Xét một ví dụ vui. Giả sử VN cấm mang bô trong ô tô. Mọi ng thử xem 1 ông Thái nói với 1 ông Việt:
T: sao ông ko phản đối cái lệnh cấm quái ác này thế.
VN: cả đời tôi chả có ô tô, tôi phản đối làm gì. Hơn nữa tôi đi ô tô thì tôi mang bô theo làm cái quái gì.

Cái lệnh cấm này rõ ràng có hay ko đối với ông VN chẳng có ảnh hưởng gì, ko cấm thì cũng chả tự do hơn, vì ông ta chả bao giờ bị tắc đường 5-6 tiếng trong ô tô như ông Thái kia cả! Tôi chọn ví dụ này vì có lẽ nhiều ng trước khi nghe lời giải thích thì chả hiểu tại sao lại đòi bỏ giống như bác VN, và mục đích là để mọi ng hình dung khi ta ko hiểu một khái niệm thì nó như thế nào. Tất nhiên khi ng ta ko hiểu 1 khái niệm thì chả bao giờ tự nhận ra dc. Khi nó nằm ngoài tầm hiểu biết thì việc nó tồn tại hay ko tồn tại khách quan là như nhau (suy nghĩ chủ quan).

Bây giờ xâu chuỗi lại, giả sử áp dụng tiêu chuẩn nhân quyền của Mĩ vào VN thì ng VN chưa hiểu những cái mới đó là gì => chả thấy tự do thêm tí nào. Ko hiểu => loay hoay với nó và có thể tự làm hại mình. Tổng kết là lợi thì chẳng thấy lợi đâu mà răng cũng chẳng còn!(đây là nhìn với con mắt của ng dân). Những cái nào hiểu đc thì họ đã và đang đòi rồi, tương lai bác VN kia có ô tô và thường xuyên bị tắc đường khắc bác cũng đòi bỏ lệnh cấm mang bô.

Nếu ng Mĩ nói họ thấy VN thiếu nhân quyền thì họ nói ko sai. Nhưng tôi ko quan tâm họ thấy mà quan tâm ng VN thấy, mà cái này thì có vẻ đa số ko thấy thiếu đâu. Nếu ng Mĩ hoặc ai ủng hộ mà chỉ ra 20% ng VN thấy thiếu nhân quyền thì tôi quan tâm ngay. Mở ngoặc 20% là để xác xuất chắc chắn bằng 0%, chứ 99% là ko tìm nổi 10%, lí do thì nói bên trên rồi.

Bonus thêm cái ví dụ nữa cho vui. Bây giờ đi vận động các bác dân tộc đòi quyền tự do ngôn luận:
-Thế tự do ngôn luận là gi?
-Là nói thoải mái, ko bị cấm cái gì.
-Từ bé đến giờ có ai cấm tao nói cái gì đâu? À, quên, tao ko đc chửi thằng hàng xóm. Hay đấy. Đi :-? Mà từ từ đã, thế nghĩa là thằng kia cũng đc chửi tao thoải mái à….

:))

Còn tại sao đòi dân chủ chỉ trong một nhóm trí thức thành thị thì Bách cứ tìm hiểu mâu thuẫn giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu (đại khái thế). Cái này thì chả riêng dân chủ mà cái gì và thời nào cũng thế thôi. Sau này, khi cái dân chủ họ đòi bây giờ đã có thì họ lại đã có 1 cái mới và nó lại chưa đc đa số ủng hộ :)). Muốn ko cảm thấy bị kìm nén thì họ phải bớt đi trước nhận thức của đa số, tức là đừng là trí thức nữa :))

Trong này có phần hiểu đc khi mình ko hiểu một khái niệm là khó hình dung nhất, mọi ng nên đọc kĩ. Thực ra chả bao giờ mình nhìn thấy cái đấy, chỉ có thể cố đứng ra bên ngoài để nhìn thôi (tức là nhìn trên 1 ng thứ 3). Chắc cũng còn nhiều cái phải bảo vệ :D
 
Nhiều người lấy ví dụ Anh , Mỹ... mà kô thấy sự khập khiễng . Đó là các nước đã phát triển. Hãy nhìn vào các nước đang phát triển giống chúng ta và xem đa đảng (hoặc CNTB) có giải quyết được vấn đề hay kô.

Nếu bạn muốn lấy ví dụ các nước đang phát triển, thì Estonia (24), Slovenia (28), Czech Repubulic (46), Poland (61), Lithutania (46), Slovakia (49), Bulgaria (57) những nước này là những nước đang phát triển, và phát triển sau VN, Malaysia (44), Uruguay (28), ngay cả Mông Cổ đứng thứ 99 so với vị trí 111 của VN.

Xét cho cùng vấn đề cuối cùng là phát triển kinh tế. Việt Nam và Trung Quốc đang làm khá tốt điều này đặc biệt là Trung Quốc (hơn hẳn bọn TBCN đang phát triển

VN phát triển thua xa với phát triển kinh tế của Hungary, Poland, Czech Republic, trong khi độ phát triển của Slovakia, Slovenkia và Mông Cổ cũng xấp xỉ với VN mặt dù nó có nhiều trở ngại ở địa lý (nằm trong đất liền), dân cư và tài nguyên ít, thời tiết không được ôn hòa và thuận lợi như VN, đất đai không màu mở bằng VN.

Chúng ta có thể thấy dân chủ quả thật đóng góp một phần rất lớn giúp cho công cuộc phát triển kinh tế và xã hội, tăng khả năng thành công lên rất nhiều.

Còn VN phát triển nhanh như ý của Thắng nói là chỉ vì VN phát triển từ một nước nghèo, cái này kinh tế có gọi là cái catch-up effect, nghĩa là bạn xuất phát càng thấp thì mức độ tăng trưởng của bạn sẽ tương đối cao. Rất khập khiễn khi so sánh rate of growth của VN so với Mỹ, Australia, hay Tây Âu.

Việt Nam đủ điều kiện để thực thi dân chủ một cách rộng rãi nhất. Vấn đề thực sự là chúng ta chưa làm được. Cần phải phân biệt giữa khả năng và hiện thực.

Vấn đề này, Quang cũng đã nêu ra, và mình cũng đã trả lời, xin để mình nhắc lại. Mình học chính trị, mình có một chút kiến thức về cái nào là có thể và không có thể. Mình không hề kêu chính phủ VN lập tức tôn trọng dân chủ, và thành lập công chánh và công bằng bầu cử, mình chỉ đề nghĩ chúng ta nên đi từng bước nhỏ, như đi từ dưới lên như ở những xã phường, huyện, rồi nới lỏng tay với báo chí, và tôn trọng hiến pháp, cái này thì hoàn toàn có thể (politically possible) đồng thời giữ trật tự vv. Những điều nhỏ nhặc này suốt gần 20 năm đổi mới chính phủ VN vẫn dậm chân tại chỗ.

P/s: MÌnh sẵn sàng tranh luận với ai nói rằng độc đảng kô bao giờ có dân chủ.

Một lần nữa vấn đề này, Quang cũng đã nêu ra, và mình cũng đã trả lời, xin để mình nhắc lại, mình có nói VN cần có 2 đảng đâu mới có dân chủ đâu, để 1 đảng cũng được, đó cũng chỉ là hình thức thôi, vấn đề mấu chốt mình muốn nêu lên là phải có những cuộc bầu cử công khai và công bằng. Không phải những ứng cử viên đã được đóng tem sẵn rồi mới được đi tranh cử, rồi trong các cuộc tranh cử ứng cử viên không có chút vận động như đi tham khảo ý kiến, gặp mặt, trả lời những câu hỏi của người dân...để đến khi đi bầu cử, bà con chẳng biết ai ra ai, cứ đánh đại cho một số người, giống như là làm bài trắc nghiệm mà không học bài vậy. Rồi quyền lực của quốc hội được tôn trọng như thế nào vv.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bonus thêm cái ví dụ nữa cho vui. Bây giờ đi vận động các bác dân tộc đòi quyền tự do ngôn luận:
-Thế tự do ngôn luận là gi?
-Là nói thoải mái, ko bị cấm cái gì.
-Từ bé đến giờ có ai cấm tao nói cái gì đâu? À, quên, tao ko đc chửi thằng hàng xóm. Hay đấy. Đi Mà từ từ đã, thế nghĩa là thằng kia cũng đc chửi tao thoải mái à….

Cái này chứng tỏ sự thiếu kiến thức và thông tin về tư tưởng của tự do ngôn luận một cách trầm trọng, cái này có thể giải thích sự phản đối của bạn đối với tư tưởng này.

Tư tưởng tự do ngôn luận có nghĩa vụ cho phép và bảo vệ những người thiểu số, hoặc là không có quyền lực nói lên suy nghĩ của mình trong các cuộc tranh luận nghiêm túc với lập luận dựa trên những thông tin và chứng cứ chính xác, không thì sẽ bị kiện với tội "libel."

Còn cách hiểu trên chỉ là cách hiểu của những người không có trình độ và kiến thức về vấn đề này, hiểu theo ý nghĩa hiện tại của chữ (nghĩa đen), chứ không phải ý nghĩa mở rộng của nó...

Về ý cải cách: phần đó tôi mới nói đến động lực làm việc. Vì bạn cho rằng ko có đối thủ thì ko có động lực phấn đấu nên tôi mới nói cách nhìn nhận đó ko giải thích đc hiện tượng này (chứ chưa nói các ý khác như bạn trả lời). Động lực này theo tôi chính là mâu thuẫn giữa các thành phần trong đất nc. Đảng ko phải đối phó với đảng khác nhưng nó sẽ làm mâu thuẫn giữa chính các thành viên trong đảng tăng lên. Và còn nhiều mâu thuẫn khác làm động lực để phát triển.

Nói như bạn giống để cho một công ty làm độc quyền một thị trường đi. Nó không phải tốn tiền đi quảng cáo, không phải cạnh tranh với các công ty khác, nhưng nó vẫn có động lực để tăng trường, phục vụ tốt cho người dân mà phải không?

Bạn, và rất nhiều người khác, rất hay dùng lý thuyết này lý thuyết nọ, cũng tốt, nhưng nhìn lý thuyết mà không nhìn thực tế thì rất nguy hiểm. Một bài học căn bản mình học trong khoa học, bạn đã nghe qua chưa?

Trả lời những ý kiến rằng dùng quân đội với công an để chống lại những yêu cầu đòi thay đổi: Mọi ng đã đánh giá quá cao 2 công cụ này và quá thấp sức mạnh của thực tiễn khách quan. Ví dụ thỉnh thoảng ở VN cũng có biểu tình, việc dùng công an để giải quyết chỉ là giải quyết bề nổi. Nếu ko giải quyết cái gốc là tại sao ng dân biểu tình thì chỉ sớm hay muộn sẽ có cuộc biểu tình tiếp theo và chắc chắn càng ngày càng khốc liệt. Không phải bây giờ và chỉ VN mới có hệ thống an ninh, nhưng nó chỉ có tác dụng giữ ổn định khi mâu thuẫn ở trong một giới hạn cho phép chứ không có chức năng giải quyết mâu thuẫn. Ví dụ những vụ biểu tình ở VN như Tây Nguyên hay Thái Bình, việc công an kiềm chế có thể là bước đầu nhưng sau đó chắc chắn phải giải quyết cái gốc, nếu do xúi giục thì phải giải thích để mọi ng hiểu, nếu do quan chức lộng hành thì phải thay. Nếu chỉ giơ súng ra bắn chỉ thiên vài phát rồi bắt mọi ng về nhà thì mọi ng cũng hình dung đc một thời gian sau nó thế nào. Vì vậy tôi cho rằng nhận xét duy trì đc ổn định ở VN do công an là nông cạn (nó vẫn có giá trị nhưng ko phải cái chủ yếu) mà gốc của nó phải là thỏa mãn đc đa số ng dân. Chính vì nhận xét này mà tôi đưa ra nhận định “phải đáp ứng” trên kia.

Bạn có thể đọc bản báo của Human Rights Watch sẽ biết người ta nói gì, mình nghĩ không ai cản bạn phản biện nó đâu.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
A Long: Cái anh nói cũng chính là cái mà em nghĩ là nguyên nhân vì sao chính trị lại bị dè dặt còn các cái khác thì ko. Nguyên nhân là các vấn đề khác đều đc đưa ra lấy ý kiến số đông, riêng chính trị thì ko chờ như vậy. Dân VN có thể kém nhưng khi lấy ý kiến số đông thì khả năng nhầm hướng là giảm đi rõ rệt. Việc đa dạng trong quốc hội đảm bảo ý kiến mọi ng đều đc xem xét như nhau, ko quan trọng ý kiến ông giáo sư hay nông dân mà là mọi ng(đa số) nghĩ ai đúng. Xác xuất thì ông giáo sư nói đúng nhiều hơn nhưng ko phải lúc nào cũng vậy. Còn chính trị thì mạnh ai tin và làm theo mình nghĩ. Rõ ràng ko ai có thể lừa nổi cả nước VN là chúa vào Tây Nguyên hay những cái tương tự như thế. Chính sự hỗn loạn (hay khác biệt, đa dạng) trong Đảng và quốc hội là điều kiện để ý kiến số đông là cái tốt nhất có thể.
Mình thấy đồng chí có hơi nhầm lẫn khái niệm "chính trị" ở đây. Chính trị không phải chỉ là bàn bạc về chuyện nhân quyền, chuyện chiến tranh, chuyện đối ngoại bao gồm rộng lớn hầu như tất cả các hoạt động trong xã hội. "Chính trị" theo nghĩa nguyên thủy của nó là từ để chỉ quá trình phân chia xem trong xã hội ai được gì, ai không được gì và làm sao để phân chia như vậy.

Khi chú nói rằng: không thể tin vào dân ngu cu đen trong chính trị, tức là chú nói rằng không thể tin vào dân ngu cu đen để đưa ra những quyết định theo dạng nói trên. Quyết định bầu người nào vào quốc hội là một quyết định mang tính chính trị cực cao... nếu chú cho rằng không tin được mấy chú nông dân học dốt thì tại sao lại để mấy chú nông dân đấy vào MTTQ? cái này anh vẫn chưa hiểu được.
 
Nếu ng Mĩ nói họ thấy VN thiếu nhân quyền thì họ nói ko sai. Nhưng tôi ko quan tâm họ thấy mà quan tâm ng VN thấy, mà cái này thì có vẻ đa số ko thấy thiếu đâu. Nếu ng Mĩ hoặc ai ủng hộ mà chỉ ra 20% ng VN thấy thiếu nhân quyền thì tôi quan tâm ngay. Mở ngoặc 20% là để xác xuất chắc chắn bằng 0%, chứ 99% là ko tìm nổi 10%, lí do thì nói bên trên rồi.
đây là một luận điểm khá quen thuộc (vì đi kèm với vụ nhân quyền bao giờ cũng có luận điểm này.) vấn đề với luận điểm này có 2 chỗ sau:
1. ý chính của luận điểm này là: chuyện VN người Vn biết, chúng mày ở ngoài biết chó gì. cái này thì lại quay về chuyện ban đầu chú Quang bảo dân Vn còn ngu muội. đến chuyện tự quyết cho mình họ còn phải nhờ đến Đảng thì chuyện cao xa như "nhân quyền" chú cho là họ có biết không? cái này ko phải là cái anh đưa ra, chỉ là dựa trên cái chú nói để hỏi thôi.
cái mà anh nghĩ thì là thế này. người trong cuộc nhiều khi còn tối hơn người ngoài. cái này chắc không có gì là mới. ví thử chú đem chuyện "nhân quyền" đến hỏi đàn bà ở Afghan ngày xưa... chú nghĩ họ có kêu là ở Afghan thiếu "nhân quyền" không? Không nhìn nhận ra được vấn đề nội tạng của xã hội nơi mình sống là chuyện thường xuyên xảy ra.

2. Thế nào là nhân quyền theo định nghĩa của chú. Người Việt Nam, nếu thực sự được tự do trả lời xem ở nhà về tự do thiếu thốn nhất là cái gì... anh nghĩ có khả năng rất cao là "tự do ngôn luận" sẽ nằm đầu bảng. cái này chú nghĩ có nằm trong mục "nhân quyền" không?
 
Khi chú nói rằng: không thể tin vào dân ngu cu đen trong chính trị, tức là chú nói rằng không thể tin vào dân ngu cu đen để đưa ra những quyết định theo dạng nói trên. Quyết định bầu người nào vào quốc hội là một quyết định mang tính chính trị cực cao... nếu chú cho rằng không tin được mấy chú nông dân học dốt thì tại sao lại để mấy chú nông dân đấy vào MTTQ? cái này anh vẫn chưa hiểu được.
Em cũng chưa hiểu anh Quang nói thế này ở chỗ nào?

Em chỉ thắc mắc một tý thôi, cu ai mà chả đen, với người này thì khôn, với người khác thì ngu . Biết ai ngu cu đen đây .
Ví dụ nho nhỏ : người Việt Nam chẳng hiểu hơn được ai , nhưng mà nói người Nga ngố , trong khi người Nga có Perelman , còn người Việt thì chưa có ai :D
 
Biết ngay là còn nhiều cái phải nói mà :D

Cái này chứng tỏ sự thiếu kiến thức và thông tin về tư tưởng của tự do ngôn luận một cách trầm trọng, cái này có thể giải thích sự phản đối của bạn đối với tư tưởng này.
Ví dụ này tôi ko đưa ra kết luận thực ra để mọi ng tự suy nghĩ một chút. Ý của tôi là khi ng ta ko hiểu chính trị là cái gì thì ko ai có thể giải thích dc cho ng ta tự do ngôn luận về chính trị là cái gì, có hay ko có cái quyền đấy thì ý nghĩa với ng ta là như vậy đó. Ghép vào các cái trên thì sẽ ra đc tôi nói có hợp lí ko. Còn thiếu kiến thức thì nhiều lắm, VN còn chưa dạy hết ng ta cách thoát nghèo, theo bạn ng dân cần cái đấy trước hay họ nghe lý luận chính trị trước.

Nói như bạn giống để cho một công ty làm độc quyền một thị trường đi. Nó không phải tốn tiền đi quảng cáo, không phải cạnh tranh với các công ty khác, nhưng nó vẫn có động lực để tăng trường, phục vụ tốt cho người dân mà phải không?

Bạn, và rất nhiều người khác, rất hay dùng lý thuyết này lý thuyết nọ, cũng tốt, nhưng nhìn lý thuyết mà không nhìn thực tế thì rất nguy hiểm. Một bài học căn bản mình học trong khoa học, bạn đã nghe qua chưa?

Mình học về Lý và mình cũng đã phản biện hàng trăm cái lý thuyết bằng thực nghiệm rồi. Cái mình đưa ra khi chứng minh ko phải công an mà là thỏa mãn ng dân mới là gốc là gì? Đó là thực tế là ng dân ko phản đối nhiều. Theo bạn cái gốc đó là lý thuyết hay thực tế, vậy mà bạn trả lời bằng lý thuyết hay thực tế? Nếu những bạn đang ở VN cho rằng (chỉ cần cho rằng thôi, tôi chả cần chứng minh) hơn 20%(tức khoảng 17tr ng) phản đối, tôi dừng tranh luận ngay tại đây, tôi sai.

Còn về ví dụ công ty độc quyền thì mai tôi trả lời, thực tế nó là vậy thì tôi chỉ cần tìm ra nó ở chỗ nào chứ có cần vẽ ra đâu mà sợ khó.

Bạn có thể đọc bản báo của Human Rights Watch sẽ biết người ta nói gì, mình nghĩ không ai cản bạn phản biện nó đâu.
Tôi đã nói rồi, chúng ta cần thống nhất ng Mĩ thấy thế nào, hay ng VN thấy thế nào là quan trọng trước. Ng Mĩ thấy nó thiếu thì tôi có phản đối đâu. Nhưng ng VN có cảm thấy thế ko? Cái này khó trả lời vì chả ai có con số, nhưng tôi đã nói rồi, nếu có ng cho rằng hơn 20% dân VN ko thỏa mãn, tôi sai.

Thêm một cái nữa, phía trên tôi đã nói rất khó hình dung đc khi mình ko hiểu đc một vấn đề thì như thế nào. Để hiểu đc cần thật sự quan tâm và muốn hiểu. Còn nếu chỉ tranh luận theo kiểu ai đúng ai sai thì khi đã khó hiểu với mọi ng thì dễ gạt bỏ lắm. Dù sao tôi cũng đã đưa ra một cách nhìn ko có “bè phái chính trị” như đã hứa.
-------------

Post vào mới thấy thêm mấy bài, mai trả lời :D
 
Người Việt Nam, nếu thực sự được tự do trả lời xem ở nhà về tự do thiếu thốn nhất là cái gì... anh nghĩ có khả năng rất cao là "tự do ngôn luận" sẽ nằm đầu bảng. cái này chú nghĩ có nằm trong mục "nhân quyền" không?
Theo cách anh nói thì phải chăng tự do ngôn luận là "tập con" của nhân quyền? . Vậy thì thế nào là tự do ngôn luận ?
 
Còn thiếu kiến thức thì nhiều lắm, VN còn chưa dạy hết ng ta cách thoát nghèo, theo bạn ng dân cần cái đấy trước hay họ nghe lý luận chính trị trước.

Cái này chứng tỏ sự thiếu hiểu biết của bạn về chính trị một cách căn bản. Như Hoàng Long đã tóm tắt định nghĩa: "Chính trị không phải chỉ là bàn bạc về chuyện nhân quyền, chuyện chiến tranh, chuyện đối ngoại bao gồm rộng lớn hầu như tất cả các hoạt động trong xã hội. "Chính trị" theo nghĩa nguyên thủy của nó là từ để chỉ quá trình phân chia xem trong xã hội ai được gì, ai không được gì và làm sao để phân chia như vậy."

Ví dụ, người nông dân có thể không bàn luận về ngoại giao hay nhân quyền, nhưng họ có thể tham gia bàn luận về làng của họ, và trực tiếp quyết định như cần xây thêm cái chùa hay không, cần mua thêm máy cái máy, hay xây thêm cái trường học, xây dựng cái cầu, đường, xem ông chủ tịch xã, huyện có tham nhũng hay không. Đó là chính trị, chứ không phải chỉ có mấy cái to tát kia.

Và bạn sẽ ngạc nhiên khi biết những người nông dân biết nhiều như thế nào về những vấn đề này, mình đã từng nói chuyện với họ, có thể mình học kém biết ít, nhưng mình đã rất bỡ ngỡ với rất nhiều điều họ nói và học được rất nhiều điều từ họ.

Ý của tôi là khi ng ta ko hiểu chính trị là cái gì thì ko ai có thể giải thích dc cho ng ta tự do ngôn luận về chính trị là cái gì, có hay ko có cái quyền đấy thì ý nghĩa với ng ta là như vậy đó. Ghép vào các cái trên thì sẽ ra đc tôi nói có hợp lí ko

Như mình đã nói ở trên, chính trị không phải cái gì to tát cả, chỉ cần hiểu cách thức làm việc của vấn đề A thì cũng có đủ kiến tham gia bàn luận, đưa ra ý kiến, và góm phần giải quyết những vấn đề trong khuân khổ A.

Và tư tưởng là những người thiểu số và không có quyền lực được phép và được bảo vệ nói ra suy nghĩ của mình trong các cuộc tranh luận nghiêm túc với lập luận dựa trên những thông tin và chứng cứ chính xác thì không cần phải đi học 4 năm ở trường chính trị đâu.

Hơn nữa, ngay cả bạn cũng không có thấu hiểu nhiềm lắm về chính trị, vậy mà bạn nói một cách rất tự tin và khẳng định là đa phần người dân VN không biết gì về Chính trị, cho nên không cho họ tham gia vào công việc lèo lái đất nước là hợp lý, bạn không thấy như vậy là một bằng chứng rất rõ ràng của sự tự cao tự đại, tự cho mình thông minh, rồi độc tài độc đoán ám chỉ đa phần những người dân Việt Nam khác là thiếu kiến thức không có đủ tư cách để cùng tham gia thảo luận, xây dựng tổ quốc hay sao?

Đó là thực tế là ng dân ko phản đối nhiều. Nếu những bạn đang ở VN cho rằng (chỉ cần cho rằng thôi, tôi chả cần chứng minh) hơn 20%(tức khoảng 17tr ng) phản đối, tôi dừng tranh luận ngay tại đây, tôi sai.

Dân không biểu tình phản đối tức là đời sống tốt? Mình không thấy phản đối nhiều ở Bắc Triều Tiên vậy mức sống ở đó cao hơn nhiều so với Nam Triều Tiên nơi mà sinh viên mấy năm biểu tình một cách trật tự đòi cải cách giáo dục?

Hơn nữa, mới ở trên và những bài posts trước bạn chê người dân thiếu kiến thức, dễ bị lung lay bởi thế lực trong ngoài, ý kiến không đáng tin, cho nên không giao việc quản lý cho người dân là hợp lý. Nay bạn lấy ý kiến của người dân thiếu kiến thức đó ra để làm luận điểm cho lập luận của bạn, bạn không thấy một chút mâu thuẫn à?

Tôi đã nói rồi, chúng ta cần thống nhất ng Mĩ thấy thế nào, hay ng VN thấy thế nào là quan trọng trước. Ng Mĩ thấy nó thiếu thì tôi có phản đối đâu. Nhưng ng VN có cảm thấy thế ko? Cái này khó trả lời vì chả ai có con số, nhưng tôi đã nói rồi, nếu có ng cho rằng hơn 20% dân VN ko thỏa mãn, tôi sai.

Cái này Hoàng Long đã có giải đáp, bạn có thể tham khảo: ". ý chính của luận điểm này là: chuyện VN người Vn biết, chúng mày ở ngoài biết chó gì. cái này thì lại quay về chuyện ban đầu chú Quang bảo dân Vn còn ngu muội. đến chuyện tự quyết cho mình họ còn phải nhờ đến Đảng thì chuyện cao xa như "nhân quyền" chú cho là họ có biết không? cái này ko phải là cái anh đưa ra, chỉ là dựa trên cái chú nói để hỏi thôi.
cái mà anh nghĩ thì là thế này. người trong cuộc nhiều khi còn tối hơn người ngoài. cái này chắc không có gì là mới. ví thử chú đem chuyện "nhân quyền" đến hỏi đàn bà ở Afghan ngày xưa... chú nghĩ họ có kêu là ở Afghan thiếu "nhân quyền" không? Không nhìn nhận ra được vấn đề nội tạng của xã hội nơi mình sống là chuyện thường xuyên xảy ra."
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Phước đã tổng kết một cách khá đầy đủ những luận cứ trong vấn đề này rồi. Mình chỉ bổ sung vài ý nhỏ nhé.

Ví dụ, người nông dân có thể không bàn luận về ngoại giao hay nhân quyền, nhưng họ có thể tham gia bàn luận về làng của họ, và trực tiếp quyết định như cần xây thêm cái chùa hay không, cần mua thêm máy cái máy, hay xây thêm cái trường học, xây dựng cái cầu, đường, xem ông chủ tịch xã, huyện có tham nhũng hay không. Đó là chính trị, chứ không phải chỉ có mấy cái to tát kia.

Đúng vậy. Nhưng nông dân dĩ nhiên là có quyền góp ý cả về những cái mà chúng ta gọi là "to tát" ấy. Tại sao ko? Vì ngoại giao và nhân quyền cũng là những vấn đề có ảnh hưởng (trực tiếp hay gián tiếp) đến nông dân, tại sao họ ko được bàn?

Các lãnh tụ cách mạng Việt Nam thời xưa, nhiều vị cũng là nông dân, thời ấy có ai cấm họ làm cách mạng với những mục tiêu "động trời" đâu? :))

Và tư tưởng là những người thiểu số và không có quyền lực được phép và được bảo vệ nói ra suy nghĩ của mình trong các cuộc tranh luận nghiêm túc với lập luận dựa trên những thông tin và chứng cứ chính xác thì không cần phải đi học 4 năm ở trường chính trị đâu.

Thiểu số hay đa số chỉ là tương đối. Trong các phong trào công nhân và lao động thời xưa (thời Đệ nhất Quốc tế, hay Quốc tế Lao động, và thời Đệ nhị Quốc tế, hay Quốc tế Xã hội, tức là trước thời Đệ tâm Quốc tế (cộng sản) của ông Lenin), thiểu số vẫn có quyền đề xuất ý kiến mà ko bị ai chụp mũ là "phản động". Và ngay cả khi phải phục tùng đa số (bằng các phương pháp bỏ phiếu dân chủ), họ vẫn có quyền bảo lưu ý kiến, để có lúc có thể trở thành đa số.

Chỉ đến thời Đệ tam Quốc tế, mọi thứ mới theo hướng độc đoán và việc đưa ra những ý kiến "trái chiều" (so với số đông, hoặc so với lãnh tụ tối cao, ví dụ Stalin), mới bị coi là một tội tầy đình, trở thành "kẻ thù của nhân dân" (ko biết nhân dân nào?), và dễ dàng bị xuống âm phủ!

Hơn nữa, ngay cả bạn cũng không có thấu hiểu nhiềm lắm về chính trị, vậy mà bạn nói một cách rất tự tin và khẳng định là đa phần người dân VN không biết gì về Chính trị, cho nên không cho họ tham gia vào công việc lèo lái đất nước là hợp lý, bạn không thấy như vậy là một bằng chứng rất rõ ràng của sự tự cao tự đại, tự cho mình thông minh, rồi độc tài độc đoán ám chỉ đa phần những người dân Việt Nam khác là thiếu kiến thức không có đủ tư cách để cùng tham gia thảo luận, xây dựng tổ quốc hay sao?

"Lèo lái đất nước" nghe có vẻ to, nhưng kỳ thực ai cũng có quyền "tham chính" để thể hiện ý nguyện và quyền lợi chính trị của mình, thông qua lá phiếu (dân chủ), hoặc các hoạt động chính trị khác. Tham chính ko phải đặc quyền đặc lợi của bất cứ ai, hay nhóm người nào. Đó là đặc tính của một xã hội dân chủ.

Mình ko lo cho mình, thì ai lo?

Dân không biểu tình phản đối tức là đời sống tốt? Mình không thấy phản đối nhiều ở Bắc Triều Tiên vậy mức sống ở đó cao hơn nhiều so với Nam Triều Tiên nơi mà sinh viên mấy năm biểu tình một cách trật tự đòi cải cách giáo dục?

Cần xem là những quyền về tự do hội họp, mít tinh biểu tình của dân có được đảm bảo (trong pháp luật và cả trong thực tế) hay ko? Chứ ở một nước mà người lao động biểu tình chống chủ (nước ngoài) vì những bất công trong lao động, nhà nước ko ủng hộ, cấm đoán, sợ "mang tiếng", "loạn"; công đoàn cũng rắp tâm đứng về phe chủ, thì thử hỏi làm sao có thể lấy chuyện "người dân ko phản đối" để chứng tỏ là mọi thứ vẫn OK?

L.
 
Vì thế , mà có thể nói rằng , tôn trọng sự khác biệt là một thành tố căn bản , bảo đảm sự phát triển lành mạnh của xã hội . Và tôn trọng sự khác biệt trong thực tế bức thiết nhất hiện nay là gì : là tự do tôn giáo , tự do văn hóa , tự do tư tưởng , tự do ngôn luận , tự do báo chí ... , những điều tưởng chừng rất giản dị , được ghi rõ trong hiên chương về nhân quyền của LHQ , thế nhưng ở nhiều nơi trên thế giới , vẫn chưa được thực thi đầy đủ .

Nhắc lại chút lịch sử ở đây, theo kiểu "ôn cố tri tân".

Phong trào cộng sản sau này (Đệ tam Quốc tế), như ai cũng biết, xuất xứ từ phong trào lao động (công nhân) ở nửa cuối thế kỷ XIX, nhưng nó đã không giữ được những nét tốt đẹp nhất của "tiền bối", là chấp nhận những sự khác biệt, đối lập.

Đệ nhất (thời Marx) và Đệ nhị Quốc tế (bắt đầu từ thời của các tiền bối của Lenin) vẫn tôn trọng sự khác biệt quan điểm, tư tưởng (xảy ra như cơm bữa vào thời đó). Sự đấu tranh thường chỉ trên bình diện lý luận: các lãnh tụ và các phe phái thời ấy, bút chiến liên miên trên báo chí, sách vở, thường là nhã nhặn, và nếu có gay gắt (như Lenin, gọi Kautsky, bậc thày trước kia của mình, là "kẻ phản bội"), thì cũng chưa ai có ý bỏ tù, thanh toán hay giết chóc nhau. Một lý do: có thể là vì hồi đó, còn có nhiều chính đảng đại diện cho tầng lớp lao động, chứ chưa có một đảng nào độc tôn như Đảng Cộng sản (Bolshevik) về sau này.

Tính đến năm 1918, tức là ngay cả sau khi chính biến tháng Mười ở Nga đã thắng lợi, trong nội bộ Đảng Cộng sản (Bolshevik) Liên Xô, vẫn có rất nhiều khuynh hướng. Trong nhiều năm, Lenin đã phải rất vất vả để tranh thủ được đa số trong ban lãnh đạo thượng đỉnh khi ra một quyết định nào đó. Nhiều khi, Lenin đã là thiểu số; thậm chí, Lenin còn phải dùng cả những "biện pháp" tâm lý như.. giận dỗi, xin ra khỏi Đảng, v.v... để có được sự ủng hộ trong một vấn đề gì đó (công bằng mà nói, cho đến thời điểm đó, Lenin nói chung là sáng suốt và quyết định của ông thường là tối ưu, đối với lợi ích của đảng ông).

Chỉ đến giai đoạn cuối đời, bị Stalin trùm át, rồi đến đời Stalin, thì chả còn đảng nào khác ở Nga - Xô-viết, và trong nội bộ đảng Bolshevik, cứ khác với Stalin thì bị coi là "phản động"... Rồi bị "xử lý".

Thế thì "bố ai" dám "khác ý"? Mà ko ai "khác ý" thì dĩ nhiên là... đồng thuận 100% rồi. :))

L.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nếu bạn muốn lấy ví dụ các nước đang phát triển, thì Estonia (24), Slovenia (28), Czech Repubulic (46), Poland (61), Lithutania (46), Slovakia (49), Bulgaria (57) những nước này là những nước đang phát triển, và phát triển sau VN, Malaysia (44), Uruguay (28), ngay cả Mông Cổ đứng thứ 99 so với vị trí 111 của VN.
Có thể Phước hiểu nhầm ý mình. Mình thừa nhận Việt Nam có vấn đề. Mình chỉ muốn chỉ ra rằng Việt Nam tụt rất xa sau Cuba, Trung Quốc trong bản xếp hạng tham nhũng và Cuba , Trung Quốc hơn hoặc bằng khối thằng TBCN đang phát triển (như đã chỉ ở trên). Vì vậy, mình cho rằng cội rễ của các vấn đề (tham nhũng, nghèo đói....) kô nằm ở mô hình một đảng hay đa đảng mà nằm ở trong chính nội bộ của chúng ta.
Các cải cách chúng ta cần làm để giải quyết vấn đề là gì thì Phước đã nêu rất rõ và mình hoàn toàn đồng ý rằng cần được thực hiện mạnh mẽ và triệt để hơn nữa.

Điều mình kô hiểu nổi là có những cái rất dễ làm mà sao vẫn kô được thực hiện. Ví dụ: đại biểu quốc hội tiếp xúc cử tri, tại sao kô tiếp xúc tất cả các cử tri ? Có ai thử lý giải hộ được kô ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Trả lời trước một số cái để mọi ng đọc lại, còn lại trả lời tiếp sau

Ôi trời, những cái kia thì ở VN đâu có cấm 8-}. Ko nói mấy cái kiểu các ông tán phét bên hàng nước chứ đừng nói là bàn mấy ông chủ tịch có tham nhũng hay ko mà ngay cả kiện ông ta cũng dc chứ sao lại ko. Tôi ko để ý từ ngữ chính xác lắm mà chỉ giải thích trên những khái niệm, nếu chúng ta có thể hiểu nhau đang nói cái gì thì chấp nhận vậy. Tôi đâu có bảo ko trao quyền cho ng dân, trời ạ. Tôi bảo họ dễ bị lừa tức là khi có nhiều ng đc phép tuyên truyền về quan điểm của họ thì họ dễ dàng hơn dùng nó để lừa ng khác chứ tôi đâu bảo sợ trao quyền vào tay ng dân thì họ ko điều khiển dc. Có lẽ do tôi dùng lẫn lộn sang tự do ngôn luận, xin lỗi.

Về ko cho ng dân tham gia lèo lái đất nước thì phải xuất phát từ đảng viên là ai đã, và sau đó là những ng ko vào đảng quyền lợi thế nào. Cái này thì giải thích thêm sau, nhưng nếu thế thì mọi ng nghĩ tôi sẽ ủng hộ cái gì, vì tôi ko phải đảng viên.

Còn về con số 20% tôi giải thích thêm là như làm một cuộc trưng cầu kín vậy, tức là ko sợ trả thù. Con số đó tôi nói là số ng thực bụng nghĩ như vậy chứ ko phải nghĩ mà ko dám nói ra. Có thể dân Bắc Hàn ko biểu tình nhưng thực bụng có thế ko lại là chuyện khác. Cái này tất nhiên tôi hiểu và 20% là tính số này, vậy chúng ta đã thống nhất? Chứ tính số ng biểu tình thì tôi đưa 1% luôn chứ 20 làm gì.

Còn về cách lí giải của mọi ng về “ng ngoài biết chó gì” đó thì chứng tỏ mọi ng chưa hiểu tôi viết gì. Tôi ko cố giải thích hay biện hộ cho 1 cái gì, mà là tôi hiểu thế nào thì diễn đạt lại, thế nên thấy nó quá vô lí thì nên hỏi lại chứ đừng gán thẳng luôn thế. Tôi giải thích vụ đàn bà Afganistan để xem cách hiểu của tôi về nhân quyền có giống mọi ng ko nhé. Nếu bảo ng Af bắt phụ nữ đeo mặt nạ (tôi lấy tạm 1 cái đại diện, còn các cái khác thì mọi ng tự hiểu) là vi phạm nhân quyền thì chính Mĩ vi phạm nhân quyền. Còn nếu Mĩ đưa các hình ảnh về xã hội Mĩ cho ng phụ nữ Af xem, cho họ hiểu xã hội ko phải đeo khăn nó sung sướng thế nào. Sau khi xem họ thấy “ồ, ko đeo khăn sướng thật”, và họ bắt đầu phản đối luật trong nc. Khi phụ nữ Af (tất nhiên là tính đa số) đòi bỏ, mà nc họ ko chịu bỏ, đừng nói phản đối hay im lặng, mà tôi nhảy vào ủng hộ Mĩ luôn. Điểm khác biệt ở đâu? Điểm khác biệt là chỗ tôi in đậm trong bài trên rồi đấy, quote lại phía dưới. Anh nói nc họ có điều luật ko tôn trọng quyền tự do, vậy mà anh thay nó bằng một cái là bắt họ theo một cái khác ko cần biết họ muốn hay ko thì bảo ai đc. Việc phản đối trước hết phải xuất phát từ Af, anh phải thuyết phục cái này trc rồi mới nói chuyện xông vào nhà ng ta dc. Anh tôn trọng nhân quyền thì trước hết anh phải tôn trọng quyền ng ta cũng coi “giống như Mĩ mới là thiếu nhân quyền”(tức nhìn với con mắt của một ng Af), anh ko thể coi anh là chúa trời, anh là chân lí dc. Anh chỉ có thể chỉ cho ng ta một thế giới khác và để ng ta chọn chứ ko thể ép luôn ng ta cũng nghĩ nó đẹp như anh.
Cũng chú ý là những nhận thức này do thực tiễn khách quan tác động và sinh ra chứ không phải một chủ nghĩa hay tư tưởng nào “dạy” cho cả.

Nhân tiện nói về thực tế và lí luận, hôm trước muộn nên chưa viết đầy đủ. Tôi có thể nói những suy nghĩ của tôi xuất phát từ thực tế, tôi tìm lí thuyết để giải thích và cuối cùng là nói ngược lại để chứng minh cho Phước chứ ko phải tôi làm như vậy. Bạn có thể thấy tôi đặt câu hỏi
nếu chỉ nhìn quyền lực trong tay Đảng và dùng logic rằng họ ko muốn cải cách thì làm sao giải thích đc rất nhiều thay đổi trong những năm qua
Nếu bạn đã hiểu thực tế đã chỉ như vậy mà lí thuyết ko giải thích đc là lí thuyết sai thì bạn hãy trả lời thử xem. Những cái tôi giải thích ko nhắc nhiều đến thực tế thực ra có một lí do là nhiều ng, trong đó có Phước ko ở VN thường xuyên, mà các thông tin ở VN thì ko sẵn trên mạng nên tôi tránh dùng để khỏi đẩy mọi ng vào chỗ chả biết đâu mà nói, còn nếu quan tâm đến thực tế thì tôi sẵn sàng đưa vào, đâu có thiếu.
 
Anh tôn trọng nhân quyền thì trước hết anh phải tôn trọng quyền ng ta cũng coi “giống như Mĩ mới là thiếu nhân quyền”(tức nhìn với con mắt của một ng Af), anh ko thể coi anh là chúa trời, anh là chân lí dc. Anh chỉ có thể chỉ cho ng ta một thế giới khác và để ng ta chọn chứ ko thể ép luôn ng ta cũng nghĩ nó đẹp như anh.

em có một thắc mắc rất muốn được anh Quang giải đáp
Nếu như anh viết như trên , thì theo anh ,có những giá trị nào là vĩnh cửu , là của cả nhân loại hay ko , tức là những gì viết ở trong bản Tuyên ngôn về nhân quyền của LHQ mà Việt Nam ta kí năm 82 có đại diện cho những giá trị nhân quyền chung của cả nhân loại hay ko , hay đó chỉ là của một số nước Phương Tây đặt ra theo cái chuẩn chung của họ , còn người Phương Đông (Đông Á và Hồi giáo) thì có những chuẩn mực riêng về nhân quyền và trật tự xã hội ?

Hay là tôn trọng tự do nhân quyền kiểu Mỹ và phương Tây chỉ là theo quan điểm phiến diện của họ và "tự do , nhân quyền" theo kiểu Taliban , Bắc Hàn cũng là một hình mẫu riêng biệt mà ko thể dùng giá trị chung nào đó (nếu anh đồng ý là có ) của nhân loại để phán xét ?
 
Back
Bên trên