Vậy là mọi ng đều đồng ý nhân quyền là quyền tự do của con ng rồi. Nhưng có vẻ còn 1 điều chưa thống nhất là đa số ng dân cảm thấy mất nhân quyền hay trí thức cảm thấy thiếu là quan trọng thì vẫn chưa thống nhất. Ở đây cũng nhìn nhận lại về ví dụ Af. Nếu ta coi mình đứng ngoài nhìn với 1 con mắt thứ 3 thì thấy nhận thức của ng Mĩ cao hơn, nhưng chính vì họ cao hơn nên họ ko hiểu một ng kém hơn nhìn nhận thế nào mà tôi đã trình bày, ví dụ đủ kiểu vì nó khó nhận ra đấy (xin phép mấy anh xưng “tôi” vì nhiều ng nhiều độ tuổi quá
). Mà mỗi chúng ta luôn sống với nhận thức
chủ quan của mình nên có thể ng Mĩ nói “đấy, chúng mày thấy sướng hơn chưa” mà ng Af ko thấy sướng thì vô nghĩa. Tôi cũng cho rằng đa số dân Mĩ cũng chỉ muốn những ng kia sống tốt hơn, nhưng họ ko hiểu rằng những ng kia có thể sẽ thấy đau khổ hơn. Tương tự cho trí thức và đa số ng dân.
Nói tiếp về 20%, ở VN thì chưa ai làm con số này, đây là nhận thức chủ quan của em. Nhưng phải nói rõ hơn một chút, thực ra con số này theo nhận thức của em nó nhỏ hơn nhiều, nhưng em chọn một con số lớn hẳn lên để có thể nhận đc sự đồng ý của nhiều nhìn nhận khác. Khi con số này quá lớn thì chính những ng điều hành sẽ phải xem lại và điều tra chứ ko phải ai khác, và nó sẽ thể hiện qua sự bất ổn. Em đưa ra con số này và để mọi ng đưa nhận xét của mình về nó, thế nên trên kia mới nói chỉ cần có ng phản đối thì dừng luôn, vì cái gốc này ko có thì toàn bộ những cái nói về đa số ủng hộ là vô nghĩa. Còn em dựa vào đâu để đưa ra đánh giá này thì gồm rất nhiều cái, bao gồm như: sự thỏa mãn, những bức xúc chính và số ng liên quan đến nó, việc giải quyết những bức xúc đó đem lại kq thế nào… Sau đó đối chiếu với sự bất ổn thì thấy khá khớp. 20-30 chỉ là hình thức, quan trọng là mọi ng có đồng ý là đa số ng dân vẫn ủng hộ hay ko, cái này thì em thấy ko khó đánh giá đến thế vì dưới 10% (theo chủ quan của em) đến 40-50% là rất xa. Vì như anh Long nói đấy, tự do ngôn luận vẫn đứng đầu bảng, nhưng số ng tổng cộng là bao nhiêu, có đến 17 tr ng ko, chúng ta toàn nhìn trong trí thức ko mà nhiều khi quên đi cả VN gồm bao nhiêu ng.
Vậy nếu nhìn nhận đa số ng dân ko phản đối thì VN có thiếu nhân quyền ko? Logic của em ngắn gọn chỉ có vậy. Hiện tại khi các xem xét từng khía cạnh chưa rõ ràng thì đây là cách nhìn dễ nhất. Thậm chí kể cả khi cộng các khía cạnh mà mâu thuẫn với nó thì cũng phải xem lại (cả 2 cách) vì nó mới là cái gốc.
Thắc mắc của Phước về bộ chính trị có lẽ cũng đc giải thích ở đấy, nếu họ ko thuận theo quốc hội (thuận ở đây tức là xu hướng cũng là vậy, dù có thể ko trùng hoàn toàn) thì hệ quả của nó cũng đã thể hiện ra rồi. Ko phải bộ chính trị muốn làm gì thì làm. Mà quốc hội mỗi năm họp 2-3 lần gì đó chứ ko phải 5 năm đâu
, kéo dài cũng tầm 1 tháng gì đó hay hơn mỗi lần. Bạn đánh giá quá cao bộ chính trị rồi, chỉ có ngần ấy ng mà làm đc thay cả 500 ng của quốc hội (ở khắp nơi, thuộc nhiều thành phần XH) để thỏa mãn ng dân thì tôi không nghĩ là ng mà là thần
. Bạn hiểu quốc hội thế chả trách bạn phản đối.
Nói về tự do, em đưa một định nghĩa về mục đích của luật pháp: Luật pháp là để đảm bảo tự do của ng này ko trà đạp lên tự do của ng khác. Chính vì vậy nên ko có tự do theo kiểu muốn làm gì thì làm, ý này có nghĩa nếu tự do của ng này mà ảnh hưởng đến ng khác thì phải xem xét, tất nhiên có hại đến cả cộng đồng thì miễn bàn. Khi nói đến tự do ko thể bỏ qua khía cạnh này và tranh cãi cũng là ở đây.
Bây giờ nói đảng viên là ai và quyền lợi của đảng có xung đột với đa số ng dân ko. Đảng viên thì ở đủ các nơi, nông thôn thành thị, Bắc Trung Nam. Đảng viên cũng là một công dân VN, những cái ng dân phàn nàn về chính quyền đảng viên có phải chịu ko, mọi ng nghĩ đảng viên thì ko sao? Như tôi đã nói, đảng viên là những ng đc chọn lọc, nếu so với mặt bằng chung thì nhận thức cao hơn, mọi ng ở đây nhìn thấy tham nhũng, họ có thấy ko? Và chính họ cũng phải chịu, theo bạn thì ng dân chống tham nhũng nhiều hơn hay chính những ng đó chống tham nhũng mạnh hơn? Tất nhiên đây cũng mới chỉ là một góc nhìn nhận, nó cũng lí tưởng hóa, nhưng ko phải tất cả đảng viên đều làm “quan”, và nó là mấu chốt. Rõ ràng sự ủng hộ của dân với đảng là gốc của ổn định, cứ cho là theo logic của mọi ng là phải đánh đổi một phần ủng hộ này để lấy lợi ích kinh tế thì cũng là một bài toán tối đa hóa chứ ko phải thích vơ vét thế nào thì vơ vét. Vậy nếu 1 ông bộ trưởng làm ăn vớ vẩn và có ông khác tốt hơn thì theo mọi ng Đảng cố gắng bảo vệ giữ ông ta hay đứng cùng phe quốc hội để loại bỏ. Nhân tiện trả lời ví dụ công ty độc quyền: nếu chính nhân viên công ty bắt buộc ngày nào cũng phải dùng sp đó thì tự phải cố làm tốt mà dùng. Nói dài nói lắm bây giờ ngắn gọn, nếu cho bạn vào đảng thì bạn làm gì? Khác gì với bạn ko vào đảng? Tôi thì chả thấy khác quái gì cả. Mà nếu bạn ăn cắp thì vẫn đi tù như thường, chả có gì khác biệt. Còn nếu bảo đảng chỉ cho đảng viên làm quan, ko cho tôi làm quan, thì chui vào đảng đi rồi làm quan, có ai cấm đâu
) Vẫn mọi ng bình đẳng đấy chứ :-??
A Trung: MTTQ thì rất khó nói để đạt đc mục đích, vì nói kiểu gì rồi cũng có kẽ hở. VD anh nói hội đồng nhân dân hoặc quốc hội làm thay nhưng bầu cử là để bầu ra quốc hội với HDND thì làm thế sao dc, vẫn phải có một cái khác nữa độc lập với chúng nó. Ko rõ các nc khác làm thế nào? Chuyện bỏ sót hay biến chất thì giời cũng chịu
Còn em có bảo ko trao quyền cho ng dân đâu, em đã nói là em nói nhầm sang tự do ngôn luận dễ cho phép ng ta đi lừa ng khác thôi. Mà dân trí thấp thì dễ lừa trên những nhóm nhỏ, chứ khi lấy ý kiến số đông thì chả ai lừa đc cả nước VN cả (nếu vẫn bị lừa thì phải chịu thôi, hết cách rồi)