Lợi ích của sự khác nhau (differences) trong việc phát triển của xã hội.

Nghe tất chứ! Ko thì biết địch nó nói gì?
"Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng"
 
topic sau một hồi tranh luận căng thẳng cũng nên có một câu chuyện vui nhỉ :
anh Quang vẫn bảo lưu ý kiến của mình là đa phần dân VN cho rằng thiếu dân chủ thì quan trọng hơn là trí thức thấy thiếu dân chủ

vậy nông dân VN nghĩ sao về công cuộc dân chủ hóa đất nước ? Ở thời kỳ đầu đổi mới , khi mà hầu hết các nước Đông Âu đều đã chọn con đường đa nguyên , thì đây thực sự là một thách thức đặt ra với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, họ rất muốn biết nhân dân cả nước nghĩ gì về việc có nên đổi mới về chính trị giống LX và Đông Âu hay sẽ tiếp tục duy trì hiện trạng (status-quo) giống mô hình của người "anh em" láng giềng . Một nhóm nghiên cứu được cử ngay về các miền nông thôn để làm một cái survey về chủ đề đó . Nhà báo hỏi một bác nông dân lớn tuổi , nét mặt khắc khổ :
+ Thưa bác , bác có cho rằng Việt nam ta cần đa đảng hay ko ?
- Đa đảng là gì ?
+ Dạ , đa đảng là sẽ có nhiều Đảng cùng hoạt động ấy ạ ?
- Thôi thôi , tôi xin , tưởng gì , một đảng đã thấy khổ bỏ mẹ rồi , bây giờ nhiều đảng thì chắc chết luôn ...

:))
 
Sau chục ngày đi chơi xin trả lời từng người một. Xin thứ lỗi cho sự chậm trễ :).

1. To Bách: không hay ở phương diện quốc gia. Chế độ quái nào cũng không quan trọng với anh. Quan trọng là quốc gia, mà quốc gia nghĩa là người dân.

2. To Long: Sự sụt đổ của Liên Xô theo nghĩa là một chế độ là điều không có gì đáng buồn. Mặt khác sự sụp đổ của Nga theo nghĩa là một cường quốc là một điều nhục nhã mà nó rõ ràng là một phần của tình trạng phân biệt chủng tộc ngày nay. Còn chú muốn nói chuyện nước Nga này nay với thời mới đổ thì dễ lắm. Thời thằng cha say rượu làm "cải tổ" triệt để thì nước Nga mới rơi vào tình trạng khốn đốn nhất đến thế. Tới khi tay cựu điệp viên KGB Putin lên thay, siết chặt lại xã hội (nói thẳng ra theo phương Tây thì là thủ tiêu bớt dân chủ) thì Nga vớt vát lại được vị thế của mình phần nào. Đó mới là điều đáng thắc mắc. Thế cho nên nhiều người mới cho rằng nên đổi mới theo kiểu "tiệm tiến" (chữ của bác Đặng Phong).

3. To anh Linh: Em đã cho từ "địch" vào ngoặc kép rồi. Nếu em cũng coi đó là "địch" thì chả nhẽ hiện nay em là người "thân ở doanh Tào lòng ở Hán" hay sao :). Em thì không thế đâu ạ. Em mà ghét thằng nào thì không thể ngồi với nó được.

4. To chú Phước:
a. Nếu chú mà nói anh là đọc cái này đừng đọc cái kia thì anh sẽ cười chú vậy. Chú thử xem anh từ đầu đã bộc lộ rõ mình không hiểu biết về bầu cử Mỹ (nói rất rõ rằng "hình như" là thế này thế kia không rõ có phải không) cho nên đã kính cẩn thỉnh giáo kiến thức mà anh biết rõ là hơn anh của chú. Chứ anh mà cũng làm như chú, chưa biết rõ đã vội phán bừa phán phứa, đến nỗi sai sự thật, khiến bài đọc của mình rất chướng thì chú hẵng nói lại anh chú nhé (mà điều quan trọng là điều của chú nói kiểu chứng lại rất dễ mà chú không chịu làm - hiện nay báo trong nước đưa tin về hoạt động của quốc hội từng ngày, về những vụ chất vấn thành viên chính phủ... hàng tuần liền mà chú không hay biết gì thì quả nhiên là chú chưa nên bàn về Việt Nam. Cũng như anh không nên bàn về chính trị nước Mỹ vậy).

b. Vấn đề đóng tem thế thì chú cứ bảo anh là "chưa đến mức". Vậy mức nào thì không phải là đóng tem và mức nào thì là đóng tem hả chú? Chú là người chủ động đưa ra vấn đề "đóng tem" thì chú cứ chịu khó trưng bằng chứng trước đi. Một trong những bằng chứng của chú là thời gian làm việc của Quốc Hội thì anh đã phân tích rất rõ cho chú rồi đó.

Nhân nói tới chuyện phát triển của xã hội Việt Nam, có bài này các bạn nên tham khảo:

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2006/12/061226_dang_phong_interview.shtml
 
Sự sụt đổ của Liên Xô theo nghĩa là một chế độ là điều không có gì đáng buồn. Mặt khác sự sụp đổ của Nga theo nghĩa là một cường quốc là một điều nhục nhã mà nó rõ ràng là một phần của tình trạng phân biệt chủng tộc ngày nay

Ở trên bác nói: "Quan trọng là quốc gia, mà quốc gia nghĩa là người dân," bây giờ từ ngày sụp đổ của Soviet, người dân Nga có "khổ" nhưng mức sống vẫn tốt hơn thời còn là "cường quốc" nữa, có gì là không tốt.

Hơn nữa bác có biết Liên Xô sụp thế nào không mà kêu là "nhục nhã"? Nếu bác đọc lịch sử thì biết là tụi chính phủ Nga nó chiếm đất của người ta suốt mấy chục năm rồi tạo ra cái "Liên Xô" đó, cái danh hiệu "cường quốc" kia được tạo ra không phải chỉ dựa vào mồ hôi và nước mắt của người Nga không, mà còn là của những người bản địa này nữa. Bây giờ người dân bản địa đó muốn độc lập, tự tách khỏi Liên Xô rồi thành lập một đất nước của mình thì có gì mà "nhục nhã". Nói như bác thì ông cha VN ta đứng lên đánh đuổi tụi Tàu với Pháp đòi độc lập, rồi Tàu với Pháp mất đi vị thế siêu cường quốc thì là "nhục nhã" à? Cái việc này có tên gọi của nó đó, hình như bác có nói: "chưa biết rõ đã vội phán bừa phán phứa, đến nỗi sai sự thật, khiến bài đọc của mình rất chướng".

Còn cái phân biệt chủng tộc kia, bác có thể nói rõ hơn một chút được không?

Thời thằng cha say rượu làm "cải tổ" triệt để thì nước Nga mới rơi vào tình trạng khốn đốn nhất đến thế. Tới khi tay cựu điệp viên KGB Putin lên thay, siết chặt lại xã hội (nói thẳng ra theo phương Tây thì là thủ tiêu bớt dân chủ) thì Nga vớt vát lại được vị thế của mình phần nào. Đó mới là điều đáng thắc mắc. Thế cho nên nhiều người mới cho rằng nên đổi mới theo kiểu "tiệm tiến

Gorbachev đã thay đổi theo kiểm "tiệm tiến" đó từ năm 1985 rồi, bắt trước China đó, nhưng không thành công.

Lúc đầu chuyển đổi từ một xã hội không có privatized economy hơn 70 năm, làm sao mà mới đầu tốt được, nói trong một ngôn ngữ dễ hiểu là dần dần thì nghĩ người dân cũng khôn lên chút chút (hay một cái khác lả nền kinh tế bắt đầu adjust và stabilize), cái này tương đối xảy ra cùng với cái thời mà Putin lên nắm quyền. Cho nên phán câu Putin "siết chặt lại xã hội" thì mới phát triển thì quá là misleading đi, chứng tỏ thiếu xót một số kiến thức căn bản của kinh tế.

Rồi bác có biết Yeltsin đã làm gì không, chính sách "cải tổ triệt để" là thế nào không mà phán vội cho một câu là thằng cha say rượu?

Một lần nữa, như bác đã nói "chưa biết rõ đã vội phán bừa phán phứa, đến nỗi sai sự thật khiến bài đọc của mình rất chướng."

Một trong những bằng chứng của chú là thời gian làm việc của Quốc Hội thì anh đã phân tích rất rõ cho chú rồi đó.

Bộ có mặt là có quyền sao... hình như hơi "hình thức" quá, cũng giống như một phần không nhỏ commercial law của VN vậy, có đó, nhưng biết một số người, có một chút tiền thì cũng trót lọt thôi. Em không quan tâm đến vấn đề hình thức đó, quan trọng là Quốc hội có thực quyền hay không.


Vấn đề đóng tem thế thì chú cứ bảo anh là "chưa đến mức". Vậy mức nào thì không phải là đóng tem và mức nào thì là đóng tem hả chú? Chú là người chủ động đưa ra vấn đề "đóng tem" thì chú cứ chịu khó trưng bằng chứng trước đi.

http://www.fpif.org/fpiftxt/145
http://www.hrw.org/doc?t=asia&c=vietna

Nếu như bác nói Quốc Hội không đóng tem, thì tại sao không có vị quốc hội nào lên tiếng phản đối một cách công khai cho người dân biết?

Nếu thông "đóng tem" thì tại sao mà không có vị đại biểu quốc hội nào lên tiếng về việc chính phủ Việt Nam vi phạm những điều luật và quyền lợi của người dân mà đã được đưa ra trong hiến pháp VN? Cái vụ này thì em cũng có nói trong cái bài post trước của em rồi, chắc là bác bỏ xót.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
To Phước: Chú biết gì về đời sống dân Nga thời xưa, và cả thời nay, mà dám nói là đời sống dân Nga nói chung khá hơn là trước kia? Vấn đề này lại là một vấn đề mà anh nhắc lại với chú "chưa biết gì mà đã vội phán bừa" đó chú. Ở Nga có một vài thiểu số sống sung sướng, còn đại đa số dân thì còn lâu mới sướng chú ạ. Chú vào lại mấy topic nói về vụ sinh viên Việt bị giết ở Nga mà xem lại mọi người phân tích tại sao bọn Nga lại phân biệt chủng tộc thì hiểu ý anh khi anh nhắc đến chuyện đó thôi.

Về Gorbachov và Yelsin, chú nói anh không biết phải không? Thế chú biết gì thì nói đi xem nào? Xem xem anh nói sai ở đâu? Chứ chỉ đơn giản bảo anh sai rồi thì ai mà không nói được, nhỉ? Riêng Yelsin, cho dù chính sách của ông ta đúng hay không đúng thì ông ta vẫn nổi tiếng là một gã say rượu như thường.

Luận điểm của chú về vụ "người dân khôn lên" không có chút chứng cớ gì cả, càng không cho thấy chú có chút gì là "có kiến thức căn bản về kinh tế" cả. Không phải tự nhiên mà Putin lại được lòng dân Nga như thế chú ạ. Điều này e rằng cho thấy chính chú mới không có chút gì kiến thức kinh tế, càng không có tí gì kiến thức chính trị thực tế cả.

Chú nói sao không có ai phản đối công khai là phản đối công khai cái gì? Luật về hộ khẩu được một số đại biểu nêu ra quốc hội như một sự vi phạm hiến pháp Việt Nam. Do đó đưa đến những bàn cãi về chuyện bỏ hộ khẩu. tuy vậy một số đại biểu khác cho rằng không thể bỏ ngay hộ khẩu, nhưng cũng dẫn đến luật mới cho phép bất cứ di dân nào có chỗ ở từ 1 năm trở lên được đăng ký hộ khẩu. Như vậy đó chính là quốc hội lên tiếng cho người dân. Cả những vụ khiếu kiện cũng thế, quốc hội chất vấn rất nhiều lần chính phủ về khiếu kiện của dân. Mặt khác gần đây chính phủ muốn đưa ra dự luật khắt khe về đình công của công nhân, nhưng không được quốc hội thông qua vì quốc hội cho rằng như vậy là ảnh hưởng quyền lợi hợp pháp của công nhân. Nếu nói rằng quốc hội đóng tem thì nhẽ ra phải đóng cái "kịch" phát 100% tán đồng chứ chú Phước nhỉ? Việc quái gì phải tranh cãi rồi không thông qua hả chú?

Những vụ mà quốc hội không nói, anh đây lật ngược lại nói rằng đó chứng tỏ là chỉ một thiểu số dân vi phạm pháp luật, vậy quốc hội có bao giờ lại bênh vực cho tội phạm, nhỉ? Còn đa số dân, chứng tỏ không phản ánh những vấn đề đó cho đại biểu của họ thế nhé.
 
P.S Thời gian đầu dân Nga không hiểu gì về kinh tế tư nhân cả, thì tức là tư nhân hóa vội vã là sai lầm chứ còn gì nữa. riêng kinh tế, chú nhắc là thằng Nga bắt trước thằng Tàu không thành công (thực ra mới vừa làm thì bị đảo chính) - thế sao thằng Tàu nó đổi mới thành công nhiều hơn thằng Nga thế chú??? Dân nó cũng vài chục năm không có kinh tế tư nhân, chú nhỉ?
 
To Phước: Chú biết gì về đời sống dân Nga thời xưa, và cả thời nay, mà dám nói là đời sống dân Nga nói chung khá hơn là trước kia? Vấn đề này lại là một vấn đề mà anh nhắc lại với chú "chưa biết gì mà đã vội phán bừa" đó chú. Ở Nga có một vài thiểu số sống sung sướng, còn đại đa số dân thì còn lâu mới sướng chú ạ.

Chuyện đời sống xưa và nay ở Nga, hay ở các nước XHCN Đông Âu cũ, luôn là chuyện ai muốn nói sao thì nói. Kiểu gì cũng đúng cả.

Anh có sống qua cả 2 thời, ở Hung (là nước có mức sống của dân thời trước 1989 đều đã rất khá, so với các nước khác trong khối XHCN, dĩ nhiên là do những khoản nợ tư bổn mà giờ dân Hung phải è lưng trả nợ), thì thấy là: thời xưa đời sống của "cán bộ công nhân viên chức" có vẻ ổn định hơn. Ngồi chơi xơi nước cả ngày vẫn có lương, ngáp ruồi cũng ko chết đói, ko mấy ai bị sa thải. Những vật dụng cần thiết trong gia đình như xe cộ, tủ lạnh, TV... thì có thể phải xếp hàng để được "phân phối", nhưng nếu thật muốn thì 5-7 năm, hoặc 10-15 năm cũng có...

Bây giờ, cuộc sống đối với đại đa số nhũng ai chăm chỉ làm ăn, dĩ nhiên sướng hơn trước nhiều. Có điều, để được cái "sướng" đó, phải cố gắng học hỏi ko lúc nào ngừng. Thằng tư bản nếu thấy mình dốt là nó sa thải, mình lười là nó chọn người khác, ko có chuyện "làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu". Đại loại cái sướng khổ xưa và nay ở Hung là vậy.

Ở Nga, có thể mức độ khác, nhưng anh nghĩ cũng tương tự. Anh cũng có dịp ở Nga trước thời thay đổi, và sau này. Dạo trước 1991, có hồi mua cân đường cũng phải tem phiếu phân phối, mua thịt (bạc nhạc, toàn xương) thì phải chìa giấy tờ chứng tỏ mình ở vùng đó. Cửa hàng thực phẩm đa phần là trống rỗng. Hàng hóa thì chổi cùn rế rách từ Việt Nam mang sang cũng bán tuốt được cho dân. Nếu nói sướng thời đó, dĩ nhiên, chỉ có các vị trung ương ủy viên... :))

Bây giờ thì, hàng hóa và mọi thứ ở Nga có lẽ ko kém tư bổn, giá cả cũng vậy. Sướng hay ko thì tùy cái nhìn từng người... Các vị bí thư đảng đoàn, ngày xưa chỉ ăn hại (và chỉ điểm), nay về hưu nhớ lại thời hoàng kim, dĩ nhiên sẽ kêu khổ...

L.

TB. Ở đây chưa nói đến cái sướng khổ về tinh thần, vì cái đó cũng quan trọng lắm chứ. Cá nhân anh ko mấy khoái cái thời "thủ kho to hơn thủ trưởng", ông gác cổng, thường trực làm mưa làm gió, anh công an hộ khẩu nắm quyền sinh sát...

Dĩ nhiên, cái này cũng tương đối. Có nguời thích thời ấy, kiểu "thú đau thương" ấy, cũng như kiểu thích ăn "phở quát, cháo mắng" gì gì ấy...
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chú biết gì về đời sống dân Nga thời xưa, và cả thời nay, mà dám nói là đời sống dân Nga nói chung khá hơn là trước kia? Vấn đề này lại là một vấn đề mà anh nhắc lại với chú "chưa biết gì mà đã vội phán bừa" đó chú. Ở Nga có một vài thiểu số sống sung sướng, còn đại đa số dân thì còn lâu mới sướng chú ạ. Chú vào lại mấy topic nói về vụ sinh viên Việt bị giết ở Nga mà xem lại mọi người phân tích tại sao bọn Nga lại phân biệt chủng tộc thì hiểu ý anh khi anh nhắc đến chuyện đó thôi.

Về Gorbachov và Yelsin, chú nói anh không biết phải không? Thế chú biết gì thì nói đi xem nào? Xem xem anh nói sai ở đâu? Chứ chỉ đơn giản bảo anh sai rồi thì ai mà không nói được, nhỉ? Riêng Yelsin, cho dù chính sách của ông ta đúng hay không đúng thì ông ta vẫn nổi tiếng là một gã say rượu như thường.

Luận điểm của chú về vụ "người dân khôn lên" không có chút chứng cớ gì cả, càng không cho thấy chú có chút gì là "có kiến thức căn bản về kinh tế" cả.

Rất may là bác hỏi mấy câu này, em vừa mới đọc xong cuốn The End of Poverty cũa Jeffrey Sachs, có nguyên cả một đoạn nói đến cải này, chỉ sợ bác không hởi thì em chán chết. Thôi hôm nay New year eve, em xin postpone để celebrate đã. Qua năm em sẽ trả lời thật đầy đủ cho bác.

Chú nói sao không có ai phản đối công khai là phản đối công khai cái gì? Luật về hộ khẩu được một số đại biểu nêu ra quốc hội như một sự vi phạm hiến pháp Việt Nam. Do đó đưa đến những bàn cãi về chuyện bỏ hộ khẩu. tuy vậy một số đại biểu khác cho rằng không thể bỏ ngay hộ khẩu, nhưng cũng dẫn đến luật mới cho phép bất cứ di dân nào có chỗ ở từ 1 năm trở lên được đăng ký hộ khẩu. Như vậy đó chính là quốc hội lên tiếng cho người dân. Cả những vụ khiếu kiện cũng thế, quốc hội chất vấn rất nhiều lần chính phủ về khiếu kiện của dân. Mặt khác gần đây chính phủ muốn đưa ra dự luật khắt khe về đình công của công nhân, nhưng không được quốc hội thông qua vì quốc hội cho rằng như vậy là ảnh hưởng quyền lợi hợp pháp của công nhân. Nếu nói rằng quốc hội đóng tem thì nhẽ ra phải đóng cái "kịch" phát 100% tán đồng chứ chú Phước nhỉ? Việc quái gì phải tranh cãi rồi không thông qua hả chú?

Thế còn nghị quyết 37 CP? Rồi điều 69 của hiến pháp?

Những vụ mà quốc hội không nói, anh đây lật ngược lại nói rằng đó chứng tỏ là chỉ một thiểu số dân vi phạm pháp luật, vậy quốc hội có bao giờ lại bênh vực cho tội phạm, nhỉ? Còn đa số dân, chứng tỏ không phản ánh những vấn đề đó cho đại biểu của họ thế nhé.

Bác đã đọc mấy cái links của em đưa ra chưa mà phán cho một câu là "thiểu số dân vi phạm pháp luật" nhanh thế?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mấy hôm tưởng ko ai vào nữa nên ko để ý còn 1 bài Bách hỏi anh :D. Nhân tiện viết luôn một số cái còn chưa viết hết về mấy cái dân chủ, nhân quyền này.

Thứ nhất, dân chủ và nhân quyền ko phải mục đích cuối cùng, mục đích cuối cùng phải là hạnh phúc. Bác có một câu đại ý độc lập tự do mà dân ko có cơm ăn áo mặc thì độc lập tự do mà làm gì. Ko biết có ai phản đối ý này ko? Hầu hết đều nghĩ dân chủ và nhân quyền sẽ đem lại cái này nhưng tôi cho ko phải lúc nào cũng vậy. Tất nhiên mấy cái này gần nhau nhưng có những trường hợp DC và NQ ko đem lại hạnh phúc, và đây là điều tôi muốn mọi ng chú ý trong các trường hợp cụ thể. Tôi muốn đặt câu hỏi: nếu ko có dân chủ mà ng dân hạnh phúc, những cái xã hội đáp ứng vẫn đúng với cái họ mong muốn thì bạn nghĩ gì? Ý tôi là giả sử ko phải quốc hội có thực quyền nhưng bộ chính trị vẫn đáp ứng đúng những cái ng dân mong muốn và tương lai cũng thế thì bạn có phản đối ko? Đây chỉ là một giả sử chứ ko có nghĩa tôi nói QH ko có thực quyền, tôi chỉ muốn biết mọi ng có nghĩ cái gốc giống tôi ko.

Thứ 2, khi bạn đấu tranh cho hạnh phúc của con ng, mục tiêu ko phải nếu bạn trong hoàn cảnh đó thì bạn hạnh phúc hơn mà là ng ta có thấy hạnh phúc hay ko. Cái này tôi đã trình bày, chỉ tóm tắt lại ở đây.

Thứ 3, khi ta ủng hộ làm một việc gì, ko phải bỏ vì nó xấu hay làm vì nó tốt, mà là làm thì nó tốt hơn hay xấu đi, tức là phải cân nhắc giữa cái đc và cái mất. Cái logic này thì từ đứa trẻ đến ông thủ tướng đều dùng nhưng tôi thấy ng ta thường xuyên quên mà dẫn đến những tranh luận bất tận. Mọi ng vẫn nói chính phủ VN viện dẫn ng dân bị xúi giục để hạn chế tự do ngôn luận và biểu tình nhưng đó là một thực tế. Tôi đồng ý nói như thế là chưa đủ vì nó mới chỉ nói đến cái mất, nhưng xét về tính logic thì nói ng dân sẽ tự do hơn hoàn toàn ko logic hơn một chút nào vì cũng chỉ nhìn cái đc. Cả 2 cách nhìn đều ko thuyết phục như nhau. Anh phải chứng minh cái lợi và cái hại cái nào hơn chứ chỉ đưa ra như vậy chả giải quyết một cái gì. Vì như tôi đã nói rồi đấy, một đứa trẻ cũng sẽ ko quét nhà cho bạn nếu bạn cho nó 5 cái kẹo kèm thêm 5 cái bạt tai.

Thứ 4, như tôi đã nói về pháp luật, đó là để mọi ng tự do nhưng ko xâm phạm đến ng khác. Mỗi khi tự do của 1 ng đc mở rộng thì cũng có nghĩa khả năng xâm phạm đến ng khác sẽ tăng cao. Theo như ý 3 thì rõ ràng phải xem xét cả 2 khía cạnh chứ ko thể chỉ nhìn 1 phía như vậy đc. Nói những cái DC, NQ to tát rồi, lấy một ví dụ gần gũi, bạn nghĩ gì về đường một chiều? Đó là con đường cấm ko cho ng ta đi theo chiều ng lại, theo bạn như thế là hạn chế tự do? Rõ ràng nhờ nó mà ng ta có thể tăng tốc độ lưu thông, giảm tai nạn….Nhờ nó mà bạn đc đi nhanh hơn và ít bị thằng khác đâm vào. Liệu có thể coi đó là mở rộng tự do? Mọi ng ở đây đều hiểu luật pháp lỏng lẻo nghĩa là thế nào, tôi nghĩ cũng ko cần phải nói kĩ hơn về tác hại của nó. Nó chính là khi tự do của cá nhân đc để lỏng, vậy mọi ng đã suy nghĩ một cách nghiêm túc về mặt trái của những cái tự do mà mọi ng đang đấu tranh? Tôi ko kết luận gì cả mà chỉ nhắc nhở đó là một điều rất quan trọng: Nếu bạn đánh giá đc 50% mặt tốt và 50% mặt xấu, bạn đã đánh giá đc 50% cái đúng hay sai, còn nếu bạn biết 100% cái tốt và 0% mặt xấu, bạn đánh giá đc 0% cái đúng hay sai.

Tôi nói những cái này vì tôi thấy hầu hết những ng đòi DC và NQ ….gì đó ở VN chưa bao giờ nhìn nhận một cách nghiêm túc và đầy đủ về những mặt trái này. Về con số thì tôi cho rằng ko quá 10% nghĩ đến nó, như lần trước, tôi lại hỏi thử những ng nghe nói nhiều về cái này như anh Long liệu có đến 20% đánh giá nghiêm túc những mặt trái và so sánh hay không. Tôi thấy hầu hết đều gán luôn một cái mác “luận điệu” rồi. Cũng nói thêm hỏi tôi có thấy ko thoải mái về tự do ngôn luận ko, câu trả lời của tôi là cũng có một chút, ngay cả việc thảo luận trong topic này, nhưng cân nhắc về cái thiệt thì tôi chọn thà thiếu còn hơn. Nhấn mạnh là 10 hay 20% là tính những ng phản đối, tức ko có những ng như tôi trong đó. Cũng làm rõ thêm một ý trong câu của Bách là ko phải tất cả trí thức VN đều phản đối, chỉ là một số thôi (tỉ lệ bao nhiêu thì là vấn đề khác)

Về ko trao quyền cho ng dân, sau khi đọc lại thì tôi thấy mấy hôm trước tôi viết chưa rõ ràng nên viết lại, do tôi thường hiểu chính trị chỉ là những vấn đề to tát. Ở VN những quyền như giám sát của dân với chính phủ tuy vẫn có những vấn đề (ko ai phủ nhận cái này) nhưng nó ko thảm hại đến mức như Phước nghĩ và xu hướng là ngày càng cải thiện, tôi ko hề ủng hộ việc ko trao những cái này cho ng dân. Thậm chí tôi còn cho rằng sự ổn định của VN ko có cái này thì khó mà đạt đc. Cái tôi nói là cần cân nhắc hay bị lừa là mấy cái mà tôi thường nghe nói như tự do ngôn luận hay biểu tình….(cũng vì thế nên mới nhầm :D). Thực ra ở VN vẫn có biểu tình, vì khi ng ta có bức xúc thì có khi trả bằng máu ng ta cũng làm chứ đừng nói là chỉ cấm mà đc, ví dụ có thể lấy cả ở lịch sử VN hay bất cứ đâu trên thế giới. Ng VN có thể ko biểu tình để gây áp lực như các nước khác nhưng khi cấp chính quyền địa phương ko minh bạch thì bạn có thể thấy ng ta khiếu kiện ở trung ương, rồi nhờ báo chí…. nếu vẫn ko thỏa mãn thì mới tính vào 20% mà tôi đã nói, tức là chỉ hình thức phản đối khác thôi chứ ko có chuyện bất mãn nhưng ko đc nói ra. Về mấy cái này thì tôi ủng hộ là chưa trao. Ko thể cứ chủ quan là cứ đưa đi rồi ng ta chưa biết cũng khắc biết hay anh cho ng ta thừa thì càng tốt chứ sao. Mọi ng chắc đều đồng ý là ko đưa dao cho một đứa trẻ, vậy nếu phản đối ý này thì cũng nên nói qua 2 ví dụ khác nhau ở chỗ nào. Nếu ng dân đi biểu tình ko phải do bức xúc của họ thật, hoặc chỉ hơi bức xúc nhưng hậu quả của nó nằm ngoài khả năng kiểm soát của họ thì tôi đã bold trong bài trước rồi đấy: thực sự họ là chủ, tôi cho rằng trong trường hợp này, chính quá tự do đã biến họ thành nô lệ chứ ko phải ông chủ. Nhân tiện thêm một ví dụ chắc cũng có ích dù vấn đề này đi đến đâu: các chuyên gia bảo mật máy tính khuyên mọi ng ko nên sử dụng quyền administrator mà dùng account với ít quyền hơn! Sao lại tự bỏ quyền của mình đi???? Để khi bạn lỡ tay chạm vào con virus nào thì nó cũng ko thể phá máy tính của bạn vì quyền của user thường ko cho phép sửa những cái nhạy cảm của hệ thống!Không phải càng có nhiều quyền thì càng tốt khi bạn ko chắc làm chủ được những quyền đó. Chắc chắn mọi ng sẽ hỏi tôi: anh dựa vào đâu nói họ ko đủ khả năng làm chủ? Tôi đã trả lời trong bài trước rồi: khi họ nhận thức đc vấn đề nào thì đã đòi đc làm chủ rồi, nếu họ thấy các cách đòi hỏi khác ko hiệu quả mà phải biểu tình mới đc thì họ sẽ đòi. Cứ dựa vào số ng đòi đấy mà xác định đủ khả năng làm chủ cái gì hay chưa, và họ có cần nó hay ko. Nói luôn là tôi cũng chưa cảm nhận rõ là tôi cần cái quyền này lắm, chứ chả phải tôi đứng cao gì đâu.

Thứ 5, quan điểm về các giá trị của cuộc sống với mỗi ng khác nhau, khi xem xét điểm 2 cần rất thận trọng với cái này. Mọi ng lấy ví dụ so sánh giữa Af với Mĩ rồi ủng hộ Mĩ rồi, bây giờ thử so sánh Mĩ với VN để xem chúng ta có hiểu suy nghĩ của ng Af khi ở vào vị trí đó ko. Đóng góp 1 câu chuyện về tự do mà tôi dc nghe kể ở Mĩ. Cảnh sát nghi ngờ nhà một ng dân chiết xuất ma túy dưới tầng hầm. Việc điều tra chỉ cần theo dõi tia nhiệt phát ra từ căn nhà. Nhưng Mĩ ko cho phép xâm phạm tự do cá nhân, việc anh theo dõi nhà ng khác mà ko đc sự cho phép là phạm pháp. Hệ quả là cảnh sát thà chấp nhận ko điều tra tiếp bằng cách đó còn hơn vi phạm vào cái họ cho còn lớn hơn là quyền tự do cá nhân. (câu chuyện tôi chỉ để ý ý chính nên có thể có chỗ ko hoàn toàn chính xác).

Việc giải thích thì có thể thấy nước Mĩ hình thành mấy trăm năm trước ở Miền Tây mọi ng cũng biết qua, họ phải tự bảo vệ như thế nào. Qua những cái đó việc họ coi trọng tự do cá nhân là có lí của họ. Còn VN hình thành từ làng xã, vốn coi trọng cộng đồng hơn cá nhân, như ví dụ trên thì thà xâm phạm tự do cá nhân còn hơn để nó xâm phạm cộng đồng. Mọi ng đều là ng VN nên dễ dàng thấy VN nghĩ thế đúng hay sai (theo chủ quan của ta), và nếu đặt vào vị trí ng Mĩ thì cũng thấy họ có lí. Câu chuyện trên có thể ko chính xác nhưng quan niệm về tự do cá nhân với cộng đồng giữa Mĩ và VN rõ ràng khác nhau nhiều. Việc Mĩ cho phép sở hữu súng cũng có thể lí giải tương tự, và ko chỉ VN thấy nó khó chấp nhận. Mọi ng cũng có thể thấy ngay trong 1 nước nhưng khác biệt về thời gian cũng thay đổi những cái này, vậy có gì khó hiểu khi cùng thời gian khác không gian thì có khác biệt đâu. Qua đó càng khẳng định nên để mỗi ng tự quyết định lấy cái họ muốn và theo cái họ muốn là đc. Việc tranh cãi đâu là chân lí, thế nào là chuẩn là vô bổ.

DC hay NQ vốn cũng ko phải mối quan tâm của tôi nên tôi cứ nhận mỗi mặt tốt xấu biết 30%, hy vọng sau này những cái này sẽ có ích cho ai có ý định chọn nó là mục tiêu của mình. Một số cái phải nói thẳng, nếu phạm luật thì mod nhắc hộ :D
 
Về chuyện “đóng tem”, tôi nghĩ mọi ng đừng tranh luận nữa, cứ để Phước xem rồi kết luận, nhưng trong khi chưa rõ ràng thì bạn nên để đấy 1 dấu chấm hỏi chứ đừng kết luận. Còn nếu bạn nói còn nhiều nguồn khác thì tôi dùng tạm một vài luận điểm: bạn có nghĩ tất cả ng VN xem trực tiếp trên TV đều là thằng ngốc ko? Bạn có cho rằng có thể diễn ngần ấy vở kịch với ngần ấy diễn viên mà ko ai phát hiện ra sai sót nào? Với những ng dân sống ở đây thì quyền của QH ko chỉ nhìn thấy trên TV mà nó ảnh hưởng hàng ngày đến cuộc sống của họ, có thể giả đc cái này ko? Chỉ dựa vào 2 điều kia thì bạn kết luận có quá vội ko? Thậm chí tôi còn nghi ngờ 2 cái quyền bạn nói có ý nghĩa tốt đẹp và quan trọng thế nào với đa số ng dân. Còn nhiều cái nữa nhưng tôi nghĩ đơn giản nhất là bạn chờ xem nó, vậy chúng ta sẽ gác lại cái này, ok?

Phước thông cảm tôi ko hứng thú với mấy cái này nhưng tôi nói trong phạm vi tôi biết. Tôi mới đọc bài đầu trong số 2 bài bạn đưa và có cảm nhận chung thế này: Nói chung bài này cũng ko có cái gì mới, nhưng bạn cũng cần thận trọng với nhưng thông tin như vậy.
The Ministry of Culture and Information later announced plans to tighten Internet controls; and in June 2004, the Vietnamese government directed Internet-café operators to monitor and record websites visited by users. These attempts to control the Internet belied earlier Vietnamese policies aimed at using information technology to spur economic development.
Ở VN thì ai cũng hiểu khách hàng chủ yếu của Internet-café là học sinh, sinh viên. Cái yêu cầu kiểm soát kia xuất phát từ thực tế là rất nhiều em này dùng Internet chơi game và xem sex là chủ yếu, và cái lệnh cấm kia do chính dư luận đòi hỏi, như bạn vẫn hiểu thì là quốc hội đặt yêu cầu, chứ nói là để cấm đoán chính trị thì nhiều thành viên HAO ở đây có thể nói cho bạn biết là nghe như đùa. Đến tận bây giờ vẫn chưa thể thực thi cái sự kiểm soát đấy và nó vẫn là một nỗi bức xúc. Ko rõ quốc hội có đủ thời gian để bàn tiếp về nó ko. Còn nhiều cái trong đó tôi thấy ko logic, nhưng có lẽ việc tranh cãi từng cái một trong đó chẳng đem lại cái gì, và bạn cũng còn đọc nhiều cái khác, nên tôi chỉ dừng ở 1 ví dụ mà rất nhiều ng biết để cảnh báo cho bạn thôi. Tôi chẳng hiểu sao, cứ nói đến độc quyền, dùng công an đàn áp gì đó, hay thêm một chính sách kiểm soát thì VN đc nhìn như hình mẫu cho cả thế giới học, còn nói đến chống tham nhũng thì VN lại như một thằng chả có tí năng lực nào, bạn đọc thế mà ko thấy vô lí à? Tôi thì nhìn theo logic khác, nếu VN mà làm tốt cái 1 đảng nắm quyền thế thì cái tham nhũng đã chẳng thảm hại thế này. Tức là chả giỏi chả kém cái gi quá đáng, theo bạn thì có logic hơn ko?

Bách: anh ko phân biệt trí thức hay ng dân, anh muốn nói một vấn đề của quốc gia thì phải nhận đc đa số đồng ý, và chắc chắn ko bao giờ có sự đồng thuận 100%. Cái này thì anh nghĩ mọi ng đều nhất trí.

Về đa đảng hay những cái tương tự như thế, mọi ng hay có cái logic là ko cho ng ta nói với ng dân thì ai mà hiểu đc đa đảng hay một đảng tốt hơn. Anh trả lời luôn: ko phải anh cứ nói với ng ta thì ng ta mới biết. Mô hình 1 đảng đem lại cho ng ta cái gì ko ai hiểu hơn đc chính họ. Mô hình đa đảng cho phép ng ta chọn ng lãnh đạo, hay tham nhũng, hay dân chủ gì đó thì ng dân cũng có thể cảm nhận đc qua các thông tin từ bên ngoài. Điểm khác biệt chỉ là cái nào tốt hơn cái nào nằm ở sự đánh giá của họ thay vì ng khác nói cho mà thôi, nhưng nó cũng là mấu chốt.
 
bản thân em cũng ko phải là người chọn nhân quyền làm mục đích của mình , mà là phát triển kinh tế , ổn định dân sinh (em học về kinh tế^^) . Tuy nhiên , anh biết đấy , khi học đến kinh tế thì đúng là có nhiều thứ nó gắn với chính trị , nên việc đòi hỏi dân chủ , nhân quyền mà bấy lâu nay em hay nhắc tới trên HAO cũng ko nằm ngoài mục tiêu đó .

Khi đòi hỏi về nhân quyền , cái từ trước đến nay mà em thường lưu tâm tìm hiểu là những bài học về dân chủ nhân quyền trong lịch sử của Việt Nam , cả VNDCCH và VNCH (54-75), cũng như nước VN thống nhất sau này . Thế nên , đương nhiên là sẽ có những cái chưa bắt kịp được với những thay đổi của tình hình hiện nay .

Dù sao ,em cũng xin chân thành cảm ơn anh Quang đã giải đáp một số thắc mắc cơ bản về DC và NQ của em , cũng vì thế mà giúp em nhận định khách quan hơn về quan điểm dc và nq của ko chỉ anh , mà của một bộ phận (không nhỏ) trí thức VN , là tầng lớp mà em cho là xung kích trên mặt trận DC-NQ .
 
quên mất , về Internet , thì em có một góp ý nho nhỏ với anh Quag thế này ,
anh nói là quản lý Internet là để cấm các trang web đồi trụy . Tuy nhiên , bản thân em , khi cái lệnh quản lý , hạn chế Internet mới được đưa vào thực tế , em đã thử xem sao . Kết quả là , các trang sex , đồi trụy có thể vào được thoải mái ở bất cứ nơi nào , hiệu Internet , ở nhà , thậm chí , ở trường , chẳng cần phải proxy gì hết , đến bây giờ vẫn thế . Còn những trang bị cấm là những trang có đề cập đến dân chủ nhân quyền một cách ôn hòa , và cả những trang chống cộng một cách cực đoan .

Phải chăng , luật và thực tiễn khác nhau ghê thế ?
 
Chắc Bách nhầm :D. Cái quy định này là để các chủ quán Internet quản lí bọn nó vào trang sex, nếu để xảy ra thì chủ quán cũng phải chịu trách nhiệm. Chứ trang sex thì nhiều hơn sao trên trời, mọc thì như nấm, ai mà chặn xuể. Còn chặn những cái kia thì xưa nay vẫn thế, có bao giờ nói là để tự do đâu.
 
Cái đó cấm zời mà đc.:))
Người ta có nhu cầu thì web đáp ứng, thé thôi.
Luật có cấm thì cũng chỉ gãi ngứa thôi.
Quan trọng ở đây là giáo dục con người, chứ ko phải ra luật để cấm đoán.
 
Năm mới mà mọi người hăng quá, okay, để mình trả lời câu hỏi của Trung trước về tình hình phát triển của TQ, Nga thời bắc đầu cải cách.

Thứ nhất, cái lý luận "Trung Quốc cải tiến chậm nên thành công, Liên Xô nhanh thì sụp đổ" thì rất thiếu cơ sở thực tế và hoàn toàn misleading, mị dân của chính phủ TQ và VN. Xin để mình giải thích.

Trung Quốc bắt đầu cải cách năm 1979, và có những thành công đánh kể. NHững người ở Liên Xô không phải là không có đầu óc, năm 1985, Gorbachev đã cử người tới China quan sát những chính sách rồi mang về Liên Xô để thực hiện trong chương trình perestroika của ông ta, nhưng thất bại. Hungary cũng bắt chước China, "cải cách từ từ" (Goulash socialism) nhưng cũng thất bại. Tại sao Trung Quốc lại thành công mà Liên Xô và Hungary thất bại?

Thứ nhất, cải cách của Trung Quốc đi ngược với những gì chính phủ VN, TQ và nhiều báo chí nói là "từ từ," những cải cách ở Trung Quốc rất là nhanh và "triệt để" (radical with throttle speeds). Quay lại câu hỏi tại sao, giáo sư Jeffrey Sachs, Wing Thye Woo và Xiaokai Yang đã đi xâu vào vân đề và khám phá sự khác biệt trong kết quả là do sự khác nhau của hệ thống kinh tế của Liên Xô và Trung Quốc.

Năm 1978, khi Trung Quốc bắt đầu cải cách, thì TQ vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu, chưa có công nghiệp hóa so với Liên Xô và Đông Âu, 80% dân số sống ở nông thôn, 70% làm ruộng. Trong những năm 60s, 70s nông dân được tổ chứng thành hợp tác xã (communes), cái này thì mọi người biết rồi, mình không cần giải thích. 20% dân số sống ở thành thị, đa phần là làm trong công ty nhà nước.

Trong khi ở Liên Xô và Đông Âu, thì 60% dân số là sống ở thành thị, 40% nông thôn. Thành phần lao động thì 40% là làm trong công nghiệp, 40% trong dịch vụ và chỉ có 20% là làm nông.

Một điểm khác biệt nữa là những người nông dân ở Liên Xô (LX) và Đông Âu thời đó được tổ chức hóa rất là công nghiệp, giống như một nhà máy của chính phủ như được nhà nước trợ cấp, trả lương giống như những công nhân. Đây chính là mấu chốt của vấn đề, bởi vì trong cả TQ, Đông Âu và LX, các công ty nhà nước là một điều khó khăn rất lớn cho nền kinh tế bởi vì không những làm việc không hiệu quả, không có tính cảnh tranh mà còn tiêu thụ một nguồn tài chính lớn từ nhà nước để mà tiếp tục hoạt động các công ty này.

Quay lại nông dân của Trung Quốc, các hợp tác xã ở đây không được chính phủ tài trợ, chỉ có bị đánh thuế, chính phủ mua lương thực từ nông dân với giá rất rẻ để mà cung cấp cho công nhân thành thị. Hơn nữa, nông dân ở đây không được quyền hưởng lợi ích như các công nhân ở thành thị. Cho nên nông dân TQ không phải là một gánh nặng kinh tế như ở LX và Đông Âu mà là một nguồn thu nhập.

Năng suất của nông dân TQ rất thấp bởi vì họ không có incentives (động cơ) để mà cố gắng, thu nhập của họ dựa vào năng suất của cả hợp tác xã chứ không phải của cá nhân họ một lần nữa, đây chứng minh một chính sách chỉ tốt trên giấy, chứ trên thực tế thì rất là không hiệu quả của CNXH với nền kinh tế tập trung trong tay nhà nước. Mình có thể nói như thế bởi vì trong cùng năm 1978, chương trình "household responsibility" được đưa ra, tức là một gia đình được hưởng thu nhập từ năng suất của mảnh ruộng của mình chứ không phải của hợp tác xã nữa, năng suất sản xuất lương thực của TQ tăng đáng kể.

Cải cách ở Trung Quốc bắt đầu với một điểm khởi đầu rất tích cực, một sự tăng năng suất đánh kể của sản phẩm nông nghiệp (nhờ chương trình household responsibility). Trong vòng chưa đầy 2 năm, 1977 và 1979, hệ thống hợp tác xã bị bãi bỏ - không hề "từ từ" hay "tiệm tiến" chúc nào khi hơn 700 triệu nông dân TQ bắt đầu làm ruộng của mình và thu nhập từ sự lao động của mình, chứ không phải của hợp tác xã.

Bước tiếp theo, đầu năm 1980 (chưa hơn 1 năm cải cách), chính phủ TQ cho phép nông dân được di chuyển tự do đi tới thành phố, đặt biệt là khu Special Economic Zones (SEZs) để mà làm việc. Không những thế, TQ còn tự do hóa đầu tư nước ngoài vào khu vực SEZs. Trong vòng một vài năm, hàng TQ có thêm hàng trăm triệu nhân công từ nông thôn và hàng chục tỉ dollars tài trợ nước ngoài, cho nên trong vòng 2 thập niên, chỉ riêng xuất khẩu công nghiệp của TQ từ một vài tỉ dollars năm 1980, thì năm 2000 thì xuất khẩu đạt 200 tỉ dollars.

Một lần nữa TQ khác với Liên Xô ở chỗ financial investment. Cái này thì gồm có 3 phần:

Thứ nhất TQ không có vay mượn nhiều trước khi cải cách (hầu như là không vay mượn gì từ những nước ngoài XHCN) cho nên TQ được rộng rãi trong khoảng này. Trong khi Liên Xô thì nợ nầng chồng chất (cái này mình sẽ giải thích sau tại sao LX lại nợ chồng chất).

Thứ hai, TQ có một hàng ngũ Hoa Kiều khắp thế giới mà Liên Xô không có. Hàng ngũ Hoa Kiều này rất là tích cực đầu tư vốn vào TQ, tạo ra một nguồn vốn không ngừng cho TQ. Lấy một ví dụ, năm 1995 direct investment từ Mỹ và Tây Âu vào TQ là 8 tỉ dollars, trong khi, đầu tư của chỉ riêng Hong Kong vào vùng Quảng Đông là 26 tỉ dollars (thông tin từ sách Culture Matters, trong phần Asian Financial Crisis).

Phần thứ ba là tiền thặng dư của chính phủ TQ, được đưa sang Hong Kong rồi được đầu tư ngược lại TQ, cái này được gọi là "round-tripping money". Cái này thì Liên Xô không làm được bởi vì Liên Xô bị khủng hoản KT, mình sẽ nói kỹ hơn trong phần so sánh.

Nói tóm lại, cải cách ở TQ không hề "từ từ" hay "tiệm tiến" mà được đánh dấu bởi hai điểm mốc chính đó là sự cải cách đột ngột ở nông thôn (chưa đầy 2 năm), và sự mở của nhanh của thị trường, đặt biệt là khu SEZs (chỉ trong vòng 1 năm đầu và thực thi trong chưa đầy 1 năm).

Bây giờ mình xin so sánh tại sao TQ thành công như LX và Đông Âu thất bại. Mình xin nhắc lại, sự khác nhau về cấu trúc kinh tế. Ở LX và Đông Ây, hầu hết mọi người đều làm trong các nhà máy nhà nước, không có một khu vực kinh tế nào để mà "tự do hóa" mà không phải xa thải người như ở TQ. LX và Đông Âu phải subsidize (cung cấp) tiền bạc cho gần 99% thành phần lao động, so với TQ chỉ khoảng 20%.

Gorbachev thử chính sách của TQ, nhưng thất bại bởi vì, ở TQ 80% dân số nằm ngoài hệ thống tài trợ của nhà nước, trong khi ở LX chỉ có 1%, cho nên không thể nào "tự do hóa" thị trường rồi tạo ra một nguồn lao động lớn và kinh tế mới như ở TQ.

Hơn nữa, nông thôn của Liên Xô đã được công nghiệp hóa rồi, rất là capitalized-intensive (máy móc hóa) như một tập đoàn, cho nên nếu có đưa đất cho từng hộ dân như TQ thì khó có thể tạo ra một sự tăng trong năng suất trong nông nghiệp. Hơn nữa, nông dân LX không muốn được "tự do hóa" như nông dân TQ, họ muốn được tiếp tục hưởng những lợi ích của chinh quyền.

Cho nên khi Gorbachev tự do hóa những khu vực kinh tế không thuộc nhà nước, thì không có thêm lao công hay kinh tế mới hay năng suất như ở TQ (chỉ khoảng 1% dân số làm ngoài khu vực nhà nước). Ngược lại sự tự do hóa này làm tăng nhu cầu lương, và thua lỗ trong cái công ty nhà nước --> khủng hoảng kinh tế. Cho nên cải cách "từ từ" hay "tậm tiến" ở Liên Xô hoàn toàn không hiệp quả.

Một số khác nhau căn bản khác giữa TQ và LX và Đông Âu được tóm tắc như sau:

+ LX và Đông Âu thì nợ nần chồng chất (không chỉ ở nội địa mà còn nợ nước ngoài, phần nợ nước ngoài thì mình sẽ nói rõ hơn ở phần sau) trong khi TQ thì không.

+Chia có hệ thống ven biển (coastlines) lớn để hộ trợ chính sách xuất khẩu, còn LX và Đông Âu thì có hệ thống ven biển ít (LX thì đa phần coastlines thì thường bị đóng băng và inacessable).

+TQ có đội ngũ Hoa Kiều ở Hong Kong, Singapore, Taiwan, Tây Âu, Mỹ đầu tư rất nhiều vào TQ, LX và Đông Âu thì không.

+ LX trải qua giai đoạn mà giá dầu xuống thấp ở lúc đầu cải cách (nửa cuối của thâp niên 80), ngành công nghiệp xuất khẩu chính của LX là dầu khí. Nợ nước ngoài từ 18 tỉ dollars năm 1985, thì năm 1989 đã là 44 tỉ đollars, trong khi thu nhập dầu khí tiếp tục giảm từ 22 tỉ dollars năm 1985 xuống 13 tỉ dollars năm 1989. Năm 1991, thì các ngân hàng nước ngoài ngừng cho LX vay tiền và bắt đầu đòi tiền.

+ LX và Đông Âu đã công nghiệp hóa nhiều hơn TQ, cho nên nếu muốn chuyển đổi qua máy móc tiên tiến của Tây Âu thì khó hơn nhiều, trong khi TQ thì áp dụng rất dễ dàng.

Những khác biệc này cùng với sự khác biệt ở cấu trúc kinh tế làm cho cải cách ở Đông Âu, LX khó hơn rất nhiều ở TQ, và chính sách cải cách ở TQ thất bại trầm trọng ở LX và Đông Âu.


Nói tóm lại, cái khẩu ngữ "LX cải cách nhanh cho nên sụp đổ, TQ từ từ thì thành công" là rất là sai lầm, không có cơ sở khoa học để chứng minh, và mị dân bởi vì:

1) cải cách của TQ không hề "từ từ" mà rất là nhanh.
2) Liên Xô sụp đổ bởi vì lý do sự trì trệ trầm trọng của nền kinh tế tập quyền trong tay chính phủ và lý do chính trị khi mà những dân tộc trong LX bị chiếm đóng bởi người Nga mấy chục năm trước đấu tranh cho độc lập của mình, và tách ra khỏi LX.
3) Cải cách "từ từ" làm tệ hơn tình trạng kinh tế của LX và Đông Âu.



còn tại sao cải cách ở Nga không thành công, thì mình xin nói ở post sau.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ở VN thì ai cũng hiểu khách hàng chủ yếu của Internet-café là học sinh, sinh viên. Cái yêu cầu kiểm soát kia xuất phát từ thực tế là rất nhiều em này dùng Internet chơi game và xem sex là chủ yếu, và cái lệnh cấm kia do chính dư luận đòi hỏi, như bạn vẫn hiểu thì là quốc hội đặt yêu cầu, chứ nói là để cấm đoán chính trị thì nhiều thành viên HAO ở đây có thể nói cho bạn biết là nghe như đùa

Cấm đoán sex thì mình nói làm gì, bạn đã nghe qua "The Great Firewall of China" chưa, tiếng Việt hình như là "tường lửa" mà chính phủ TQ và VN cản trở các websites với những tư tưởng khác, cái này mới là cái gọi là kiểm soát chứ không phải là sex. Ngược lại cái lý do dùng cấm đoán sex để mà kiểm tra internet thì hoàn toàn là cái cớ, khi mà chính quyền TQ và VN chỉ tập trung vào các websites với tư tưởng khác.

Cái này hơn technical, nhưng mình đọc qua cuốn sách "Who Controls the Internet" có nói rất rõ về vấn đề này, nếu Quang có hứng thú thì mình sẽ post sau.
 
ở đây em muốn anh Phước nói kỹ hơn về những điểm kế thừa hay là khác biệt giữa cải cách dưới thời Gorbachev và Boris Yeltsin .

Nếu như ở thời Gorbachev , họ thử áp dụng mô hình cải cách của Trung Quốc trong một giai đoạn và đã thất bại , thì sau khi LX sụp đổ (phần nhiều vì các lý do sắc tộc), chế độ của LX đã thay đổi hẳn về chất , phải chăng đây mới là lúc mà cải cách diễn ra "quá nhanh" . Các sách báo trong nước thường gọi giai đoạn Yeltsin (chứ ko phải là thời Gorbachev khi mà LX còn chưa sụp) là giai đoạn "tư nhân hóa ồ ạt" , chỉ phá bỏ cái cũ trong khi mà chưa xây lên cái mới , dẫn đến việc nền kinh tế đứng trên bờ vực phá sản , còn của cải của quốc gia thì bị một thế lực (trước đây có quyền thế nhất định trong bộ máy Soviet cũ) thâu tóm , sinh ra một tầng lớp triệu phú , tỷ phú rất nhanh , đặc biệt là trong lĩnh vực dầu mỏ . Mà cựu chủ tịch của Yukos (đang bóc lịch ^^) là một ví du điển hình của tầng lớp này (ông đó đã từng là nhân vật có chức quyền trong Đoàn thanh niên CS (Komsomol ) của LX , nên tất nhiên , khi "tư nhân hóa ồ ạt" , thì ông ta sẽ lợi dụng những mối quan hệ trước đây để vơ vét tài sản quốc gia , sau đó , lại cộng thêm phần gian lận về thuế má , nên mới trở thành giàu có như vậy)

Và các học giả TQ , VN cho rằng , chính các cải cách "nóng vội" ,"ồ ạt" của Yeltsin đã dẫn đến sự xuất hiện của tầng lớp này , gây ra sự suy sụp của nền kinh tế Nga , nên hiện nay , Putin được lòng dân cũng một phần là do đang siết chặt tay lại ,tiêu diệt tầng lớp tư sản mới này ....

Điều này nếu cho là misleading thì rất khó thuyết phục !
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nói về cải cách ở Nga sau khi LX sụp đổ, cái gọi là "cải cách triệt để" cũng hoàn toàn thiếu cơ sở khoa học, misleading và mị dân. Ngược lại Poland, Hungary, và Czech Republic cải cách triệt để nên tương đối thành công, còn Nga thất bại bởi vì "cải cách nửa vời".
Tuy nhiên trước khi đi vào vấn đề cải cách mình xin lập lại một số điểm chính;

+LX bị khủng hoản kinh tế, trong nước là do cải cách từ từ, ngoài nước là do giá dầu giảm cái này tạo ra một trở ngại rất lớn cho ngân hàng thế giới muốn cho Nga mượn tiền.

+Nga không có một hế thống tiền tệ convertible lúc mới đầu như Poland, nghĩa là rất khó khăn để đổi ra ngoại tệ khác để mà giao dịch trên thế giới do một số tranh chấp giữa các nước thuộc LX cũ. IMF muốn cả 15 nước đó cùng xài ruble nhưng các nước không muốn hợp tác với LX, rất nhiều lý do: thù ghét, lo sợ bị đô hộ, tinh thần dân tộc vv. Tình trạng này kéo dài suốt 2 năm.

+Khi còn là LX thì các nhà máy, cơ khí rải rát khắp 15 quốc gia cũ của LX, cho nên khi các nước này độc lập thì Nga và các nước này có một hệ thống máy móc rất là không kết hợp như các nước khác.

+Cấu trúc kinh tế của Nga rất là không hiệu quả, rất nhiều nhà máy và cơ sở hạ tầng tối cao được xây dựng ở Siberia với lý do quân sự. Những cấu trúc này không những trở thành vô giá trị khi mà Nga bước sang phát triển một nền kinh tế quan sự, mà còn là một khó khăn khi muốn dỡ bỏ những thiết bị đó và chuyển sang dân sự.

Đó là trước khi cải cách, còn khi vào cải cách thì rất là "nửa vời", chứ không có "triệt để" chút nào.

Năm 1992, thủ tướng Giadar, người chủ chương cải cách kinh tế cho Nga bị thay thế bởi Viktor Chernomyrdyn, một người rất bảo thủ và chống đối cải cách. Bộ Trưởng bộ tài chính (finance minister) Boris Fedorov, một nhà cải cách khác chỉ tồn tại được có 1 năm, khi mà năm 1993 ông ta bị cắt chức.

Chính vì thế cho nên đa số các công ty nhà nước vẫn tồn tại, tiếp tục hoạt động thua lỗ, và tiếp tục là khủng hoảng hệ thống tài chính Nga. Chính vì thế, trong suốt mấy năm đầu của cải cách, lạm phát rất cao bởi vì chính phủ in tiền ra một cách vô tội vạ để mà tiếp tục hoạt động những công ty nhà nước dưới áp lực của Chermonyrdyn.

Không những thế, hệ thống kinh tế của Nga tồn tại hai loại giá, một giá rất rẻ của chính phủ (cho nên thua lỗ) và giá thị trường. Cái hàng hóa giá rất rẻ của các công ty nhà nước đa phần không đến tay người dân mà bị mua bởi những "tay trong, tay ngoài" của mấy tên tham nhũng trong và ngoài, mua giá rẻ rồi bán ra thị trường, tạo ra một trở ngại rất lớn cho những nhà thương mại mới nột địa cạnh tranh và phát triển và trì hoãn sự bình thường hóa của thị trường nội đia.

Cuối cùng, Yeltsin phải đi vào "hợp đồng" với những Oligarchs, rồi bán các công ty nhà nước này cho họ, đổi lại để lấy sự giúp đỡ của họ để tiếp tục cải cách. Cái này không khác gì là một vụ tham nhũng, nhưng chính vì thế mà Nga mới tiếp tục dược cải cách, và một phần nào giải quyết vấn đề tài chính của Nga Chính vì thế trong những năm cuối của Yeltsin, inflation (lạm phát) ở Nga bắt đầu ổn định lại. Đồng thời những năm này, giá dầu trên thị trường thế giới tăng mạnh, và Nga được một khoảng thu nhập lớn.

Putin khi nắm quyền thì tình trạng đã bắt đầu ổn định lại, và thế lực bảo thủ đã mất đi tiếng nói đáng kể. Cho nên nói Putin "siết chặt lại xã hội" thì kinh tế mới phát triển là sai xót trầm trọng, thiếu một kiến thức kinh tế căn bản. Kinh tế Nga phát triển hơn lúc đầu của giai đoạn Putin là do giai đoạn khó khăn lúc đầu đã qua, lạm phát đã một phần nào được kiểm soát (việc bán các công ty nhà nước đóng một phần rất lớn), và một nguồn thu rất lớn từ giá dầu tăng đã giúp Nga trả bớt một số nợ cho nên mới được mượn thêm một khoảng tiền lớn từ nước ngoài và quan trong nhất là Putin tiếp tục cải cách kinh tế một cách "triệt để" hơn so với trước.

Một nguyên nhân lớn nữa mà cải cách ở Nga không thành công ở lúc đầu có thể nói dễ hiểu là họ chọn cải cách "nhầm thởi gian", không may mắn. 1992 là năm tranh cử ở Mỹ, không có một tổng thống Mỹ nào mà "liều chết" đến nỗi cung cấp một khoảng tiền lớn cho một quốc gia nước ngoài trong thời gian này cả. Tổng Thống Bush 41th vì chịu sức ép của dư luận và đội ngũ trong chính quyền của ông ta, cho nên phải hoãn việc cho vay cho Nga.

Khi mà Clinton thắng cử năm 1993, thì đội ngũ cải cách ở Nga đã dần như tan rã, có muốn cho vay cũng không có tác dụng gì. Không những thế, trong thời gian này, bởi vì chiến tranh lạnh đã không còn, quốc hội Mỹ rất là khắc khe với tiền cho chính sách đối ngoại, những yêu cầu của Clinton như cho vay với một số lượng tiền lớn cho Nga khi Yeltsin mới giành lại chúc momentum trực tiếp thay vì thông qua IMF (rất lâu) bị từ chối.

Nói chung trong khoảng thời gian mà Nga cải cách, thì sự giúp đỡ của nước ngoài ít và trễ.

Cho nên nếu nói cải cách ở Nga thất bại vì "nóng vội" "quá nhanh" là thiếu bằng chứng thực tế và mị dân của chính phủ VN và TQ nhằm biện hộ cho sự "từ từ" của mình trong cải cách. Ngược lại Poland vì cải cách "nóng vội" "quá nhanh" cho nên rất là thành công.



Còn về Putin và Nga ngày hôm nay về việc "phân biệt chủng tộc", mình cũng có nói qua ở trong cái thread về sinh viên Tuấn đó, đại khác như theo nguyên văn của Zbigniew Brzezinski (national adviser của tổng thống Carter) "Nga ngày hôm nay giống nhu Weimar Republic của Đúng sau đệ chiến II" - rất là ultranationlistic trong chính trị trong nước và trong chính sách đối ngoại, những yếu tố dẫn đến sự đi lên của Hitler's Nazi, mọi người có thể đọc bài đó ở thread của sinh viên Tuấn kia.

Hiện tại mình đang đọc Putin's Russia của Janusz Bugajski, trong Article 10 trong The National Interest, Winter 2003, có nói rõ hơn về chính sách đối ngoại của Nga, mình sẽ nói trong post sau.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nói luôn với bạn chuyên ngành của mình là CNTT (information technology), mình cũng có thể kể vài cách để vượt mấy cái kia thế nào ;) Mình cũng đã nói là VN có chặn chứ có bảo là ko đâu, mà chặn từ thời VN mới có Internet kia, chứ ko đợi đến 2004 đâu. Vấn đề ở chỗ là cái quy định mà bài báo kia nói đến thì ko phải như vậy. Cái định kiến đã khiến họ nhìn cái gì ở VN cũng là chính trị. Thế nên bạn cần cảnh giác khi nhìn luôn mọi cái giống họ. Còn bảo mượn cớ để kiểm soát chính trị thì ở VN, với ng ko quan tâm như tôi thì có hay ko như nhau, còn với ng quan tâm thì nó là nói thẳng rồi chứ chả có mượn cớ gì cả :)) bạn cứ trình bày đi rồi tôi chứng minh một thể ;)
 
@Quang: bạn có thể đọc lại một số bài đầu của mình, nhân quyền, dân chủ, sự tự do thông tin và tư tưởng là nền tảng phát triển của một xã hội, không phải ngẫu nhiên mà Tây Âu vượt qua Trung Quốc và Ấn độ trong suốt thế kỷ 17, 18, 19 và 20 đâu. Lý do thì mình có viết ở đó.

Về cá nhân thì tự do hay không, bạn không thích thì mình nghĩ là ý kiến của bạn cái này mình không hề tranh cãi, cũng như không cố gắng thuyết phục, đó cũng chính là quyền tự do của mọi người.

Tuy nhiên nhìn về cả xã hội và dân tộc VN, mình thấy nhân quyền, dân chủ, sự tự do thông tin và tư tưởng chính là nền tảng của cơ hội thứ 2 của VN mình để vương lên thành một đất nước hiện đại, lý do thì mình cũng đã nói ở những bài đầu.

Một vài điều nữa là:

Đóng góp 1 câu chuyện về tự do mà tôi dc nghe kể ở Mĩ. Cảnh sát nghi ngờ nhà một ng dân chiết xuất ma túy dưới tầng hầm. Việc điều tra chỉ cần theo dõi tia nhiệt phát ra từ căn nhà. Nhưng Mĩ ko cho phép xâm phạm tự do cá nhân, việc anh theo dõi nhà ng khác mà ko đc sự cho phép là phạm pháp. Hệ quả là cảnh sát thà chấp nhận ko điều tra tiếp bằng cách đó còn hơn vi phạm vào cái họ cho còn lớn hơn là quyền tự do cá nhân. (câu chuyện tôi chỉ để ý ý chính nên có thể có chỗ ko hoàn toàn chính xác).

Câu chuyện này rất là misleading (mị dân) và dễ tạo ra hiểu lầm nếu dừng ở đó. Bởi vì luật Mỹ chỉ cấm cảnh sát làm như thế mà "không được sự đồng ý của tòa án," nghĩa là nếu cảnh sát nghi ngờ người kia chiết xuất ma túy thì phải tới tòa án, trình bày với một Superior Judge (cho địa phương) lý do tại sao cảnh sát nghi ngờ người kia chiết xuất ma túy như là thu thập tài chánh bất minh bạc, quan hệ với tội phạm trong đường dây ma túy vv, cái này gọi là "reasonable doubt". Nếu vị Superior Judge đó đồng ý với cái "reasonable doubt" (điểm khả nghi) của cảnh sát, thì ông ta sẽ issue Court Order, người ta thường gọi chung là warrant, rồi cảnh sát mới có thể đặt máy nghe lén, hoặc xét nhà vv. Cái này là tuân thủ luật pháp, không chỉ người dân mà cả chính phủ nữa như.

Thứ 4, như tôi đã nói về pháp luật, đó là để mọi ng tự do nhưng ko xâm phạm đến ng khác. Mỗi khi tự do của 1 ng đc mở rộng thì cũng có nghĩa khả năng xâm phạm đến ng khác sẽ tăng cao. Theo như ý 3 thì rõ ràng phải xem xét cả 2 khía cạnh chứ ko thể chỉ nhìn 1 phía như vậy đc. Nói những cái DC, NQ to tát rồi, lấy một ví dụ gần gũi, bạn nghĩ gì về đường một chiều? Đó là con đường cấm ko cho ng ta đi theo chiều ng lại, theo bạn như thế là hạn chế tự do? Rõ ràng nhờ nó mà ng ta có thể tăng tốc độ lưu thông, giảm tai nạn….Nhờ nó mà bạn đc đi nhanh hơn và ít bị thằng khác đâm vào. Liệu có thể coi đó là mở rộng tự do? Mọi ng ở đây đều hiểu luật pháp lỏng lẻo nghĩa là thế nào, tôi nghĩ cũng ko cần phải nói kĩ hơn về tác hại của nó. Nó chính là khi tự do của cá nhân đc để lỏng, vậy mọi ng đã suy nghĩ một cách nghiêm túc về mặt trái của những cái tự do mà mọi ng đang đấu tranh? Tôi ko kết luận gì cả mà chỉ nhắc nhở đó là một điều rất quan trọng: Nếu bạn đánh giá đc 50% mặt tốt và 50% mặt xấu, bạn đã đánh giá đc 50% cái đúng hay sai, còn nếu bạn biết 100% cái tốt và 0% mặt xấu, bạn đánh giá đc 0% cái đúng hay sai.

Hình như bạn đã đọc nhầm bài viết của mình, cái mình muốn nói là chính phủ VN đã vi phạm luật pháp của hiến pháp 1992, vi phạm thế nào thì mình cũng đã nói ở những bài trên.


Còn về vấn đề tự do thông tin (bao gồm luôn cả internet), bảng báo cáo của tổ chức Reporters Without Borders thì Việt Nam đứng thứ 158 trong 167 quốc gia.

http://www.rsf.org/rubrique.php3?id_rubrique=554
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên