bài post sau đây là em viết để tranh luận cho vui thôi , nếu anh Quang thấy nó dài dòng và mệt mỏi , thì anh có thể không đọc cũng không sao
bản thân em chưa đọc và cũng ko biết một tác phẩm nào chuyên sâu, phân tích cặn kẽ các ý nghĩa của lá cờ ,
mà lý luận " 2 mặt" như trên về lá cờ của em chủ yếu mang tính "empirical" (dùng thực tế để chứng minh chứ ko dựa vào lý thuyết)
vì thế bây giờ em muốn đưa ra một hình ảnh minh họa thế này cho nó thêm phần sinh động , chỉ là minh họa và vui thôi , chứ ko có ý gì đâu :
chẳng hạn thời chiến tranh Việt Nam , năm 1972 , trong khi máy bay B52 của Mỹ ném bom ầm ầm lên thủ đô Hà Nội , cả thành phố đều quyết tâm chống Mỹ đến cùng , thì em , vì một lý do nào đó , ngang nhiên treo cờ Mỹ , hoặc là ra đường với một cái áo phông có họa tiết của quốc kỳ Mỹ . Xong , trước mọi con mắt dèm pha ,em giải thích là "cờ chỉ là đại diện cho dân tộc Hoa Kỳ thôi , chứ ko đại diện cho 'chế độ đế quốc' và trực tiếp nhất , là bộ máy chiến tranh Hoa Kỳ " . Do đó , hành động của em là biểu hiện tình đoàn kết với nhân dân lao động Hoa Kỳ , chống đế quốc ...
Anh thử xem có ai chấp nhận nổi cái lý lẽ đó ko ạ ?
Hình ảnh trên đây trên hết là để minh họa cho quan điểm của em "cờ TRƯỚC TIÊN là đại diện cho CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ " , do chế độ chính trị đó chọn lựa , tuy nhiên , vì thường thường thì các lá cờ phải được thông qua ý kiến của nhân dân trước khi được chính thức đưa vào sử dụng (quy trình này diễn ra ở Việt Nam thế nào thì em ko rõ) , và một nguyên nhân khác cũng ko kém phần quan trọng là chế độ chính trị là đại diện về mặt pháp lý cho quốc gia , dân tộc (hay ít nhất là một bộ phận lãnh thổ của quốc gia , dân tộc nơi chế độ chính trị đó kiểm soát --trong trường hợp quốc gia đó bị chia cắt như Triều Tiên , Việt Nam và Đức (trước đây) trong các quan hệ , giao dịch với thế giới bên ngoài ----> cho nên rõ ràng là vì các lý do đó mà Quốc kỳ cũng tồn tại một mặt biện chứng thứ hai là đại diện cho Quốc gia dân tộc (vì thế nên các học sinh đoạt giải quốc tế đều vinh hạnh khi được đứng dưới lá cờ Tổ Quốc , khi ấy , lá cờ biểu hiện mặt thứ hai của nó) .
Mặt thứ hai này tồn tại , phụ thuộc vào sự hiện diện của chế độ chính trị thiết kế ra nó , một khi chế độ chính trị này bị thay đổi , đặc biệt là khi chế độ chính trị sau có Ý THỨC HỆ khác hẳn với chế độ chính trị trước , thì nhất định sẽ có sự thay đổi quốc kỳ ---ở đây ám chỉ tới sự dịch chuyển của các yếu tố sau : chính quyền thuộc địa (do ngoại bang dựng lên và điều khiển) chuyển sang chính quyền dân tộc .
Hình thức thứ hai, chính quyền thay đổi trong các dạng : phong kiến ,cộng sản , phát xít , và dân chủ tư sản .
Các nước trong quá khứ phù hợp với các dạng mà em vừa nhắc tới trên đây đều có sự thay đổi quốc kỳ , vì lúc ấy , lá cờ đã biểu hiện mặt thứ nhất , cũng là mặt chính yếu của nó .
Ở đây , lưu ý rằng sẽ trở nên phức tạp và dễ bị "đánh lạc hướng" nếu cho ví dụ minh họa là các nước mà chính quyền có sự thay đổi trong 2 dạng sau đây : dân chủ và độc tài , bởi nhiều khi dân chủ và độc tài nhưng ý thức hệ của họ lại giống nhau : ví dụ như các chính quyền độc tài quân sự trước đây ở Mỹ Latin , về hình thức , họ không có dân chủ , ko có tự do ngôn luận , hay nói tóm lại là tự do chính trị , nhưng về nội dung , họ đứng cùng với các nước dân chủ Phuơng Tây trong mặt trận chống sự bành trướng của Cộng Sản : chẳng hạn như Pinochet của Chile) .
Và do đó , chính sự "chung trận tuyến", "chung ý thức hệ" này đã gây ra một hiện tượng : sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt , cũng là khi các nước này phải khôi phục nền dân chủ , tức là xóa bỏ chế độ độc tài quân sự, thì lá cờ của họ không thay đổi !
Từ đó , các chi tiết nêu trên lại một lần nữa bổ trợ cho một luận điểm rất quan trọng đã nói trên của em là :
mặt đại diện cho Tổ quốc ,là mặt thứ hai của bất cứ một lá cờ nào ,nó phụ thuộc chặt chẽ vào măt thứ nhất , do mặt thứ nhất quyết định , nó sẽ thay đổi một khi mặt thứ nhất thay đổi (đặc điểm của sự thay đổi về chính thể thì đã nói kỹ ở trên) .
Còn thiếu mỗi cái phần "tác động ngược trở lại " của mặt thứ hai đối với mặt thứ nhất thôi là bài phân tích này của em sẽ áp dụng triệt để phương pháp luận Marx-Le , theo kiểu "mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức " , anh nhỉ
)
Nếu anh thấy có chỗ nào phi-logic thì cứ góp ý cho em , em đang tập cách viết để tranh luận và truyền đạt quan điểm mà !