Lợi ích của sự khác nhau (differences) trong việc phát triển của xã hội.

Bây giờ nói tiếp câu chuyện Liên Xô tí.

To anh Linh và chú Long: Chuyện nhục hay không thì đó là mặc cảm của người Nga chú ạ. Chính họ lấy làm bất mãn vì chuyện đó chứ đâu phải anh. Thời LX rõ ràng là thời hoàng kim của họ, cho nên Putin mặc dù khẳng định đó là thời kỳ sai lầm (cho nên nói kẻ nào muốn lặp lại là không có khối óc), nhưng cũng nói nếu ai không nuối tiếc là không có trái tim (đại để là như thế). Ngay cả về kinh tế, cần nhớ là thời LX Nga không phải chỉ tự mình nuôi mình mà thực ra là gánh cả gánh nặng của phe XHCN nữa, trong đó có cả chúng ta nữa (trong chiến tranh thì không nói làm gì, nhưng sau chiến tranh thì chuyện này cũng đáng xấu hổ).

Bây giờ phải nói lại một chút nữa, là anh tin rằng nhìn chung hiện tại nước Nga có lẽ về đời sống chung của đa số dân là hơn thời khủng hoảng. Nhưng đó là thời Putin. Điều mà anh nói đến là thời trước Putin, cụ thể là thời Yelsin. Đó thực sự là thời kỳ tồi tệ nhất của Nga, theo tất cả những người mà anh biết ở Nga nói lại. Anh Linh có nói đến "đảng" và "đoàn" thì chán và nghèo à? Nhầm lẫn rồi anh ạ. Theo như em hiểu thì ngay sau thời kỳ đổi mới, trong thời hỗn loạn đó của Nga thì chính của cải vật chất lại rơi vào tay thiểu số các cực đảng/đoàn viên đó anh (ông tỷ phú đang ngồi tù hình như là cán bộ Đoàn cỡ bự). Em thấy thời kỳ đó khổ nhất là các giáo sư người Nga. Những người này mà nói là ngồi không ăn rỗi thì hơi chướng tai. Ai cũng biết là khoa học cơ bản của Nga cũng rất tốt. Trí thức Nga (và một số trí thức Việt đào tạo ở Nga) sau thời LX sang tư bản nói chung cũng có giá lắm (em biết nhiều người ở Mỹ hiện nay, có thẻ xanh, ngày xưa được đào tạo ở Nga lắm). Theo anh nghĩ nếu Nga thay đổi thận trọng hơn một chút thì ngày nay có lẽ thành tựu của họ tốt hơn nhiều, và chúng ta không còn phải phân vân so sánh thời nay của họ với thời xô viết nữa (có ai phải mất công suy nghĩ khi so sánh TQ và VN hậu đổi mới với thời bao cấp không nhỉ?)

To chú Phước: Chú mới vào AMs một thời gian mà đã học cái cung cách chụp mũ nhanh nhỉ. Hơi một tí là mị dân, cũng không khác những kẻ chụp mũ cho người khác là "phản động" bao xa cả. Riêng trường hợp của chú, thì anh xin gói ghém gửi giả cẩn thận cái chữ "mị dân" cho chú thôi:

- Thứ nhất lý luận của chú rất mâu thuẫn. Một mặt chú bảo thời Yelsin là thời "ngay thời kỳ khó khăn", thế anh cũng nói Gorbachev là "ngay thời kỳ khó khăn sau khủng hoảng" có được không chú? Và ai nói Gorbachev thất bại nào? Dùng ngay lý luận của chú anh có thể nói Gorbachev đang trong giai đoạn khó khăn sau khủng hoảng, nhưng nhẽ ra có thể vượt qua nếu không bị đảo chính bởi Yelsin, khiến nước Nga loạn càng thêm loạn.

- Về chuyện đầu tư nước ngoài cũng rất mị dân. Phương Tây, Mỹ, hay là Nga kiều, hay Hoa kiều hay Việt Kiều, như anh từng nói, không phải những con cừu ngu ngốc mà người ta muốn thịt thế nào thì thịt. Những người có tiền đó họ chỉ đầu tư vào nơi nào sinh lời thôi. Nga thời Yelsin là thời kỳ loạn lạc, chính trị mất ổn định ai dại gì mà đầu tư? Trong khi đó Trung Quốc và Việt Nam với chính sách tiệm tiến (anh sẽ nói sau kho chú nghe) đã giữ đựoc một bầu không khí chính trị tương đối ổn định, do đó mà thu hút được rất nhiều đầu tư.

- Chuyện nói TQ thay đổi nhanh lại mị dân lần nữa. TQ không hề thay đổi nhanh chút nào. Trong thời kỳ đầu, VN (và hình như cả TQ) đều không hề có tư hữu hóa hàng loạt. Điều đơn giản mà VN và TQ làm là đồng ý cho tư nhân làm kinh tế. Tuy vậy thời kỳ đầu vẫn giữ vững "nhà nước làm kinh tế chủ đạo". Đến thời kỳ sau, khi mà người dân đã quen kinh doanh, đã biết thế nào là tư bản thì mới tư hữu hóa các doanh nghiệp quốc doanh, khi đó chí ít người dân nói chung cũng có nhiều cơ hội hơn để hạn chế chuyện tài nguyên rơi vào tay thiểu số lũng đoạn như thời Nga ngày xưa.

Tuy vậy, điều mà chú Phước cố tình lập lờ là chỗ này: người ta nói tiệm tiến là ý muốn nói thay đổi nhanh về kinh tế (để phát huy nội lực của dân), nhưng đồng thời cải cách thận trọng về chính trị (để giữ môi trường ổn định, vừa là ổn định cho đầu tư nước ngoài, nhưng thực ra cũng là ổn định cho cả đầu tư trong nước nữa). Không ai muốn đầu tư vào khu vực bất ổn về chính trị cả.

- Nhân đây cũng trả lời chú Phước về Quốc Hội. Những điều chú hỏi sao Quốc Hội không phản đối? Câu trả lời là vì Quốc Hội đều thấy rằng những điều đó là cần thiết trong giai đoạn phát triển hiện nay của đất nước. Trong tương lai có thể cần thay đổi. Nhưng hiện tại họ thấy điều này là cần thiết cho môi trường kinh doanh ổn định.

Bây giờ quay lại chủ đề chính:

Cá nhân anh nghĩ rằng dân chủ là tốt, rất tốt là khác. Dân chủ và dân quyền là cái đích mà toàn nhân loại đang nhắm tới, và ở mọi nơi loài người đều nỗ lực để cải thiện nó (kể cả ở Mỹ người ta cũng phải nỗ lực không ngừng để xã hội Mỹ dân chủ hơn). Tuy thế có hai vấn đề:

- Thứ nhất là dân chủ không đến trong một sớm một chiều. Nhân loại phải đấu tranh, phải suy tư mấy nghìn năm mới đi đến được tuyên ngôn về nhân quyền. Ngay nước Mỹ cũng mất ba trăm năm mới có ngày nay. Ngay khoảng vài chục năm về trước thôi mà nói nhân quyền với dân quyền với người da đen cũng là chuyện hôi hài rồi. Ngược dòng chút nữa thì phụ nữ cũng còn không có quyền bầu cử. Đương nhiên chúng ta hiện nay là "đi sau", là "đi tắt" thì phải có nhiều thuận lợi và chắc chắn chúng ta sẽ không mất đến mấy trăm năm như thế. Tuy nhiên giống như kinh tế không thể một sớm một chiều đuổi kịp người ta, nhân quyền cũng thế thôi. Nhất là dân chủ và kinh tế, cũng như dân trí nó có mỗi quan hệ tương hỗ lẫn nhau.

- Thứ hai phải khẳng định là dân chủ ở Việt Nam thực sự có tiến bộ. Anh Linh ra nước ngoài năm nào ạ? Hồi lần đầu tiên em ra nước ngoài thì ra khỏi nước phải xin hộ chiếu đã đành, mà mình về chính tổ quốc của mình cũng phải xin Visa nữa mới lại. Hiện nay thì ai cũng có thể làm hộ chiếu, trừ khi bị hệ thống pháp luật coi là tội phạm. Rồi thì chính quốc hội nữa, chục năm trước làm gì mà quốc hội lại chất vấn chính phủ? Vài năm trước thì làm gì mà người dân có thể theo dõi quốc hội làm việc qua TV truyền hình trực tiếp? Tất nhiên nền dân chủ của chúng ta có thể nói là vẫn còn có hạn chế, và còn phải cải thiện nhiều (như chính các quan chức đứng đầu nhà nước nhiều lần khẳng định). Nhưng ngay trong thời gian ngắn gần đây cũng có thể thấy là có rất nhiều cởi mở hơn rồi
 
P.S. Nhân nói về hiến pháp. Vấn đề lớn là ở VN không có cơ quan nào giám sát so sánh luật và hiến pháp cả. Vì thế có lần Quốc Hội đã bàn về chuyện thành lập cơ quan nào đó giống như là tòa án hiến pháp. Tin rằng trong tương lai chuyện này sẽ thành hiện thực. Còn một số người cứ bảo cái này cái kia là vi phạm hiến pháp. Đành đợi có cái tòa đó đã. Chứ luật là văn bản chi tiết hơn nhiều mà còn có thể tranh cãi, thì hiến pháp là một văn bản có tính khái quát rất cao, để giải thích nó e có nhiều cách lắm.
 
cho em hỏi là anh đã tận mắt chứng kiến chứng kiến trường nào ở Mỹ BẮT tháo bỏ cờ đỏ sao vàng để treo cờ vàng ba sọc đỏ chưa ạ , nếu thực sự những người lãnh đạo của ngôi trường hay cơ quan đó MUỐN treo cờ đỏ sao vàng ?

Lá cờ có tính hai mặt của nó , mặt thứ nhất là đại diện cho chế độ chính trị trong một thời điểm nhất định , vì thế , khi thể chế thay đổi thì lá cờ thay đổi là điều đương nhiên , lưu ý rằng ,thể chế chính trị là cái tạm thời , còn Dân Tộc là cái vĩnh cửu . Em tưởng cái này em đã nói mỏi mồm ở trên rồi mà anh Trung vẫn ko đồng tình sao . Hãy lấy ví dụ : nước Đức (mà điển hình là phần phía Đông) ,thời phong kiến có một lá cờ , thời CH Weimar có 1 lá cờ , chuyển sang chế độ phát xít Hitler có một lá cờ , chuyển sang chế độ cộng sản có 1 lá cờ , và chuyển sang chế độ dân chủ đa nguyên có một lá cờ , và không biết là trong tương lai theo học thuyết của Marx , khi mà CNCS sẽ thay thế CNTB lúc lực lượng sản xuất phát triển cao quá rồi , thì sẽ còn có một lá cờ nào nữa ? Vậy thì có lá cờ nào là dại diện vĩnh cửu cho một dân tộc ko ? Câu trả lời là ko , trừ khi cái thể chế đó sống vĩnh viễn .

Không chỉ đại diện cho chế độ chính trị , mà lá cờ đồng thời còn đại diện cho quốc gia đó nữa . Đây là mặt thứ hai của một lá cờ . Tại sao lại có mặt này ?
Vì đương nhiên , chính quyền là đại diện pháp lý cho một quốc gia trong các quan hệ với các quốc gia khác , nên khi nhắc tới quốc gia người ta sẽ nghĩ ngay đến cái chính quyền đó . Vậy nên , trong thời gian mà chế độ đó còn tồn tại , thì lá cờ là đại diện cho dân tộc . Tuy nhiên , theo những lý lẽ nên trên ,thì mặt thứ hai này lệ thuộc và do mặt thứ nhất quyết định . PHải nhắc lại như thế ko anh Trung lại hiểu lầm là em phủ nhận sạch trơn cái ý nghĩa này của lá cờ thì chết em !

Ý em là , cờ đỏ sao vàng đại diện cho chế độ cộng sản Việt Nam ( câu chữ "cờ cộng sản" của em nghĩa là như thế đó anh ạ) , mà do đó , theo mặt thứ hai , thì nó đại diện cho đất nước VN dưới thể chế chính trị là cộng sản . (nếu có gì phi-logic ở đây thì anh cứ góp ý để em học hỏi) .Vì thế , chúng ta , là người Việt Nam , trong giai đoạn hiện nay , thì dùng lá cờ đỏ sao vàng để đại diện cho bản thân mình . Chứ em có nói là nó là của riêng những người Đảng viên cộng sản , và ko phải là đại diện cho anh đâu mà anh phản đối ghê thế !

Còn nói về lá cờ vàng ba sọc đỏ thì nhiều chuyện lắm , mà có lẽ có một số vấn đề lịch sử , hoặc là em chưa hiểu sâu sắc như anh , hoặc là mỗi người có một cách nhìn nhận khác nhau , ngay từ đầu , nên việc tranh luận về tính chính đáng của nó sẽ trở nên vô ích . Tuy nhiên , tránh khỏi những cái vô ích đó , em chỉ đưa ra sự nhìn nhận tích cực là chúng ta KO có lý do gì để phản đối việc công nhận cờ vàng ba sọc đỏ (mà anh Tâm phản đối) ở một vài tiểubang Hoa Kỳ , với điều kiện nó phản ánh ý chí nguyện vọng của (một bộ phận) người Việt hải ngoại , và họ đã phải đấu tranh , vận động trong nghị trường lâu năm mới đạt được , hơn nữa , một điều kiện tiên quyết là nó ko được ảnh hưởng gì đến tính chính đáng của cờ đỏ sao vàng (như em đã nói ở cái post trên rồi đó) trên đất Mỹ (tức là các bang đó , về mặt PHÁP LÝ , ko thể vì công nhận cờ vàng , mà từ nay ko công nhận cờ đỏ nữa ). Đúng ko ạ ?
Thế nên nhân tiện việc anh Tâm bức xúc về việc " Mỹ là đe dọa tiềm tàng về an ninh cho VN , trong đó, một biểu hiện là công nhận cờ vàng " , thì em xin đưa ra quan niệm đó về cờ vàng thôi , nếu có gì hiểu lầm thì anh Trung bỏ qua cho !
 
Bây giờ phải nói lại một chút nữa, là anh tin rằng nhìn chung hiện tại nước Nga có lẽ về đời sống chung của đa số dân là hơn thời khủng hoảng. Nhưng đó là thời Putin. Điều mà anh nói đến là thời trước Putin, cụ thể là thời Yelsin. Đó thực sự là thời kỳ tồi tệ nhất của Nga, theo tất cả những người mà anh biết ở Nga nói lại. Anh Linh có nói đến "đảng" và "đoàn" thì chán và nghèo à? Nhầm lẫn rồi anh ạ. Theo như em hiểu thì ngay sau thời kỳ đổi mới, trong thời hỗn loạn đó của Nga thì chính của cải vật chất lại rơi vào tay thiểu số các cực đảng/đoàn viên đó anh (ông tỷ phú đang ngồi tù hình như là cán bộ Đoàn cỡ bự). Em thấy thời kỳ đó khổ nhất là các giáo sư người Nga. Những người này mà nói là ngồi không ăn rỗi thì hơi chướng tai. Ai cũng biết là khoa học cơ bản của Nga cũng rất tốt. Trí thức Nga (và một số trí thức Việt đào tạo ở Nga) sau thời LX sang tư bản nói chung cũng có giá lắm (em biết nhiều người ở Mỹ hiện nay, có thẻ xanh, ngày xưa được đào tạo ở Nga lắm). Theo anh nghĩ nếu Nga thay đổi thận trọng hơn một chút thì ngày nay có lẽ thành tựu của họ tốt hơn nhiều, và chúng ta không còn phải phân vân so sánh thời nay của họ với thời xô viết nữa (có ai phải mất công suy nghĩ khi so sánh TQ và VN hậu đổi mới với thời bao cấp không nhỉ?)

Thứ nhất, lời nhận xét của Trung về đời sống LX không có một số liệu cụ thể, chỉ qua lời kể lại của một vài người bạn thì quả thật không đáng tin cậy.

Thứ hai, nhận xét là LX "thay đổi chậm một chút thì thành tựu ngày nay của họ tốt hơn nhiều" thì không có một chút chứng minh hiện thực để biện hộ và , bởi vì qua nhiều studies thì điều ngược lại mới đúng. Cái này mình có nói rõ hơn ở post #78.

Tuy vậy, điều mà chú Phước cố tình lập lờ là chỗ này: người ta nói tiệm tiến là ý muốn nói thay đổi nhanh về kinh tế (để phát huy nội lực của dân), nhưng đồng thời cải cách thận trọng về chính trị (để giữ môi trường ổn định, vừa là ổn định cho đầu tư nước ngoài, nhưng thực ra cũng là ổn định cho cả đầu tư trong nước nữa). Không ai muốn đầu tư vào khu vực bất ổn về chính trị cả.

Một lần nữa, bạn hình như không đọc kỹ câu trả lời của mình, mình cũng là nói đến cái "tiệm tiến" đó và cái kiểu cải cách tiệm tiến đó không hề phù hợp với LX, hơn nữa LX đã thử qua từ năm 1985, và hungary thì qua cái Goulash Socialism của họ, bắt trước theo TQ. Mình nói rõ hơn vào post #75 về tại sao.

Còn cái gọi là "ổn định chính trị" thì có lẽ hơi mơ hồ, Nga sau năm 1992 cũng rất tương đối ổn định bởi vì Yeltsin đã thành công giữ được chính phủ của mình, không có một cuộc đổ máu lớn nào đỏ ra hay xung đột nghiêm trọng nào. Còn về tình hình kinh tế, thì cũng tương tự như VN và TQ lúc mới cải cách, rất là "dây nhỡ" rồi "redtapes", "tham nhũng" vv

Về chuyện đầu tư nước ngoài cũng rất mị dân. Phương Tây, Mỹ, hay là Nga kiều, hay Hoa kiều hay Việt Kiều, như anh từng nói, không phải những con cừu ngu ngốc mà người ta muốn thịt thế nào thì thịt. Những người có tiền đó họ chỉ đầu tư vào nơi nào sinh lời thôi. Nga thời Yelsin là thời kỳ loạn lạc, chính trị mất ổn định ai dại gì mà đầu tư? Trong khi đó Trung Quốc và Việt Nam với chính sách tiệm tiến (anh sẽ nói sau kho chú nghe) đã giữ đựoc một bầu không khí chính trị tương đối ổn định, do đó mà thu hút được rất nhiều đầu tư.

Cái này mình có nói rõ ở post #75 và một phần nào post #77 về sự so sánh giữa sự so sánh giữa LX và TQ (ở phần cuối là tóm tắt, còn ở trên thì nói rõ hơn với những số liệu cụ thể), còn về cải cách chính trị và kinh tế sau năm 1992, thì Nga thất bại vì cải cách "nửa vời" chứ không có "nhanh" chút nào, nếu nói là "mị dân" thì có vẻ thiếu kiến thức kinh tế để hiểu rõ vấn đề. Thực tế chứng minh nếu Nga cải cách nhanh (như Poland, Hungary thì sẽ thành công hơn rất nhiều).

Cá nhân anh nghĩ rằng dân chủ là tốt, rất tốt là khác. Dân chủ và dân quyền là cái đích mà toàn nhân loại đang nhắm tới, và ở mọi nơi loài người đều nỗ lực để cải thiện nó.

Tất nhiên nền dân chủ của chúng ta có thể nói là vẫn còn có hạn chế, và còn phải cải thiện nhiều (như chính các quan chức đứng đầu nhà nước nhiều lần khẳng định)

Thứ nhất, xem ra chúng ta cũng không có tư tưởng khác lắm. Thứ hai, nếu các chính trị gia ở trên cũng muốn cải cách thì chúng ta ở dưới phải tích cực tham gia hơn nữa chứ, để tạo một political base cho họ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Từ đầu topic đến giờ có ai phản đối dân chủ đâu :-?? Toàn dân cả thì bị dở hơi sao mà phản đối :)) Chỉ có điều cãi nhau làm thế nào thì hợp lí thôi :-??

Còn thiếu một ý của anh Linh chưa trả lời, em viết nốt. Thực ra nhân quyền hay cái gì quyền cũng ko dc phép vi phạm vào cái em nói là tự do của ng này ko dc vi phạm ng khác. Vì vậy có những cái mà cộng đồng này cho rằng như thế là vi phạm đến ng khác thì nó là cái gì quyền cũng phải tuân theo. Anh chắc cũng hiểu ko ai muốn mình bị cấm làm cái gì, nhưng cái cấm đó là để phục vụ mình thì ng ta mới đồng ý, như ví dụ về đường một chiều em đã đưa. Về cái tự do ngôn luận (em vẫn nhấn mạnh là chỉ còn một phần nhỏ của nó chưa dc đáp ứng chứ ko phải toàn bộ là lại thành đánh tráo khái niệm), nếu xã hội như Mĩ mà cấm thì em cũng bảo là thằng điên, vì nó chả thể ảnh hưởng đến ng khác khi khả năng xử lí thông tin và lượng thông tin của họ khác xa. Nhưng ở VN thì việc nó có thể ảnh hưởng đến ng khác không đã và vẫn đang được chứng minh bằng thực tế rồi. Kết hợp với nhân quyền phải đặt chữ MUỐN lên đầu thì điều này rất bình thường.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
thế lợi ích của việc tranh luận này là gì?
không ai muốn đưa vào thực tiễn ư? ý kiến chỉ thực sự có giá trị khi đưa vào thực tiễn mà thôi, cứ nếu nói chỉ để mà nói thì......:-s
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bác Trung nói chuyện cảm tính quá. Có 2 cái em thấy có vấn đề nhất là 2 cái này:

1. Bác bảo là "người quen" của bác bảo là thời Yeltsin là thời tệ nhất từ trước tới giờ của Nga. Cái từ trước tới giờ đó là bao hàm từ lúc nào đến lúc nào? Bao hàm cả thời Stalin gulag guleo ngày xưa? Hay là thời Sa hoàng??? Thế nào là "tệ nhất," tệ nhất so với cái gì? Hay là họ quen cách sống thời Nga ngố, thằng nào cũng nghèo như nhau cho nên nhìn vào cái cảnh có thằng giầu vụt lên còn có thằng vẫn nghèo rớt thì họ cho rằng cuộc sống là tồi tệ? Tóm lại nói tệ là phải nói tệ như thế nào, bảo là tệ không thôi thì không đủ bác ạ.

2. Bác bảo là thời Yeltsin, chính trị không ổn định nên nước ngoài không đầu tư vào. Bác hơi bị nhầm. Cái này thì em có thể nói chắc với bác được. Thời Nga ngố ngay hậu cộng sản, đầu tư nước ngoài vào nhiều kinh khủng. Thị trường chứng khoán của Nga vào thời đó là một trong những thị trường chứng khoán có return cao nhất thế giới. Giới đầu tư nếu có sợ gì thì chính là sợ Putin có thể quay ra chơi trò quốc hữu hóa các công ty và dùng quyền lực chính trị để xử lý đối thủ của mình (điều mà ông ấy đã và đang làm.)
 
@Bách: nói thế này cho đơn giản, cờ đỏ sao vàng không phải là cờ của cộng sản Việt Nam, không phải là cờ đại diện cho chế độ cộng sản Việt Nam, nó là cờ Việt Nam với toàn bộ ý nghĩa của nó, chỉ có vậy thôi. Dù người không ở trong đảng cộng sản VN (bây giờ đầy) cũng phải công nhận nó là cờ Việt Nam, bất cứ một công dân Việt Nam nào ở bất cứ đâu trên thế giới cũng phải công nhận nó là cờ Việt Nam. Đó là cờ của nước Việt Nam, của dân tộc Việt Nam, của con người Việt Nam, nếu ai không muốn nhận ra điều đó thì đó không phải là người Việt Nam.

Bây giờ coi như anh đồng ý với em, người ta cố gắng đấu tranh cả đời, đòi quyền lợi được công nhận lá cờ của họ. Cứ cho đó là quốc kỳ của họ, gì gì của họ đi, rồi, anh thông cảm. Thế nhưng có một điều chắc chắn là họ không được đặt tên chế độ của họ có chữ Việt Nam vào đó, thích dân chủ cộng hòa gì cũng được. Trên thế giới này chỉ có một Việt Nam thôi, cũng như chỉ có 1 Mỹ (dù bị phân chia gần như 50/50 về mặt chính trị). Nếu muốn có quốc kỳ riêng thì không được nhận là Việt Nam, còn nếu muốn nhận là Việt Nam thì không được có quốc kỳ riêng.
 
thế lợi ích của việc tranh luận này là gì?
không ai muốn đưa vào thực tiễn ư? ý kiến chỉ thực sự có giá trị khi đưa vào thực tiễn mà thôi, cứ nếu nói chỉ để mà nói thì

Về trực tiếp thì bạn sẽ gợp những người có chung tư tưởng với mình, học hỏi thêm những kiến thức mà họ đưa ra.

Hơn nữa chúng ta có thể biết được những ý kiến khác, và có thể hiểu thêm được luận điểm và cách nhìn nhận của người khác, còn sau đó thì tùy, bạn hiểu thêm cái mới, update our perspective hoặc là phản đối nó hy vọng đưa ra cách nhìn nhận của mình cho người khác (ở đây không chỉ có những người tranh luận mới đọc, mà còn những người khác nữa...như bạn chẳng hạn). Tuy nhiên cuối cùng bạn vẫn biết thêm được những cách nhìn nhận mới và truyền trao đổi cách nhìn nhận đó cho những người khác, rồi từ đó chúng ta có thể dung hòa những tư tưởng mà chúng ta thu thập được hoặc là hợp tác với nhau để mà thực thi những tư tưởng đó vào thực tế (những political movements, campaign vv). Đó là mấu chốt của nền giáo dục và nguồn gốc của những tư tưởng mới, như mình nói rõ hơn ở post #1. Những cái này đều bắt nguồn từ những cuộc tranh luận một cách tự do như thế này.

Còn về lâu dài và cá nhân hơn, chúng ta đang còn là học sinh, có thể ở VN khác, nhưng đối với mình thì mình sẽ làm những internships, rồi study-abroads, cho nên biết thêm được cách nhìn nhận mới, rồi tranh luận về nó đối với mình rất là quan trọng, vì nó sẽ giúp mình rất nhiều trong những việc làm sau này. Đó là lợi ích thực tiễn của mình, còn người khác thì mình không dám chắc.

Biết đâu sau này bạn đi làm ở chính phủ (rất có thể đấy chứ) hay một NGO (non-profit organization) nào đó có liên quan về vấn đề này, thì bạn sẽ có một chút kinh nghiệm hơn.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
@ Trung:

Thấy tên anh ở đây nên cực chẵng đã cũng phải nhảy vào phúc đáp một cái. Dĩ nhiên, anh cũng chỉ trả lời những gì anh nói và có liên quan đến anh thôi nhé :)

Bây giờ nói tiếp câu chuyện Liên Xô tí. To anh Linh và chú Long: Chuyện nhục hay không thì đó là mặc cảm của người Nga chú ạ. Chính họ lấy làm bất mãn vì chuyện đó chứ đâu phải anh.

Anh ko hỉểu sao lại có tên anh ở đây, vì anh đâu có tham gia gì về vụ Liên Xô sụp đổ vinh hay nhục đâu? Anh duy nhất có viết 1 post có liên quan đến Liên Xô, là cái sau đây (phải đưa lại ở đây để tránh tình trạng "ông nói gà, bà nói vịt"):

>>>Trích dẫn bài viết của Đinh Trọng Thành Trung
To Phước: Chú biết gì về đời sống dân Nga thời xưa, và cả thời nay, mà dám nói là đời sống dân Nga nói chung khá hơn là trước kia? Vấn đề này lại là một vấn đề mà anh nhắc lại với chú "chưa biết gì mà đã vội phán bừa" đó chú. Ở Nga có một vài thiểu số sống sung sướng, còn đại đa số dân thì còn lâu mới sướng chú ạ.
<<<

Chuyện đời sống xưa và nay ở Nga, hay ở các nước XHCN Đông Âu cũ, luôn là chuyện ai muốn nói sao thì nói. Kiểu gì cũng đúng cả.

Anh có sống qua cả 2 thời, ở Hung (là nước có mức sống của dân thời trước 1989 đều đã rất khá, so với các nước khác trong khối XHCN, dĩ nhiên là do những khoản nợ tư bổn mà giờ dân Hung phải è lưng trả nợ), thì thấy là: thời xưa đời sống của "cán bộ công nhân viên chức" có vẻ ổn định hơn. Ngồi chơi xơi nước cả ngày vẫn có lương, ngáp ruồi cũng ko chết đói, ko mấy ai bị sa thải. Những vật dụng cần thiết trong gia đình như xe cộ, tủ lạnh, TV... thì có thể phải xếp hàng để được "phân phối", nhưng nếu thật muốn thì 5-7 năm, hoặc 10-15 năm cũng có...

Bây giờ, cuộc sống đối với đại đa số nhũng ai chăm chỉ làm ăn, dĩ nhiên sướng hơn trước nhiều. Có điều, để được cái "sướng" đó, phải cố gắng học hỏi ko lúc nào ngừng. Thằng tư bản nếu thấy mình dốt là nó sa thải, mình lười là nó chọn người khác, ko có chuyện "làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu". Đại loại cái sướng khổ xưa và nay ở Hung là vậy.

Ở Nga, có thể mức độ khác, nhưng anh nghĩ cũng tương tự. Anh cũng có dịp ở Nga trước thời thay đổi, và sau này. Dạo trước 1991, có hồi mua cân đường cũng phải tem phiếu phân phối, mua thịt (bạc nhạc, toàn xương) thì phải chìa giấy tờ chứng tỏ mình ở vùng đó. Cửa hàng thực phẩm đa phần là trống rỗng. Hàng hóa thì chổi cùn rế rách từ Việt Nam mang sang cũng bán tuốt được cho dân. Nếu nói sướng thời đó, dĩ nhiên, chỉ có các vị trung ương ủy viên... :))

Bây giờ thì, hàng hóa và mọi thứ ở Nga có lẽ ko kém tư bổn, giá cả cũng vậy. Sướng hay ko thì tùy cái nhìn từng người... Các vị bí thư đảng đoàn, ngày xưa chỉ ăn hại (và chỉ điểm), nay về hưu nhớ lại thời hoàng kim, dĩ nhiên sẽ kêu khổ...

L.

TB. Ở đây chưa nói đến cái sướng khổ về tinh thần, vì cái đó cũng quan trọng lắm chứ. Cá nhân anh ko mấy khoái cái thời "thủ kho to hơn thủ trưởng", ông gác cổng, thường trực làm mưa làm gió, anh công an hộ khẩu nắm quyền sinh sát...

Dĩ nhiên, cái này cũng tương đối. Có nguời thích thời ấy, kiểu "thú đau thương" ấy, cũng như kiểu thích ăn "phở quát, cháo mắng" gì gì ấy...


Thời LX rõ ràng là thời hoàng kim của họ, cho nên Putin mặc dù khẳng định đó là thời kỳ sai lầm (cho nên nói kẻ nào muốn lặp lại là không có khối óc), nhưng cũng nói nếu ai không nuối tiếc là không có trái tim (đại để là như thế). Ngay cả về kinh tế, cần nhớ là thời LX Nga không phải chỉ tự mình nuôi mình mà thực ra là gánh cả gánh nặng của phe XHCN nữa, trong đó có cả chúng ta nữa (trong chiến tranh thì không nói làm gì, nhưng sau chiến tranh thì chuyện này cũng đáng xấu hổ).

Dĩ nhiên, anh cũng có quan điểm của anh về mấy cái Trung nói ở trên, chỉ đưa ra đây để làm điểm tham chiếu thôi, chứ ko có ý tranh luận (vì anh ko thấy có gì đáng tranh luận ở đây cả).

- "thời Liên Xô là thời hoàng kim của dân Nga" :) -> anh muốn hỏi là thời Liên Xô nào, và "hoàng kim" đối với loại dân nào? Liên Xô của Stalin giết & đày biệt xứ Gulag - Siberia vài ba (hay dăm bảy - tùy theo thống kê) triệu người sau khu vu bừa cho họ là "kẻ thù của nhân dân"? Liên Xô của Brezhnev, trì trệ & tụt hậu ko thể tưởng tượng nổi, kiểu ngồi trên 1 tàu hỏa đứng yên tại chỗ, nhưng cứ buông rèm bảo nó chạy băng băng?, v.v...

- "thời Liên Xô Nga không phải chỉ tự mình nuôi mình mà thực ra là gánh cả gánh nặng của phe XHCN nữa" :) -> em có biết các nước XHCN (bét ra là trong vùng Đông Âu) phải "triều cống" Liên Xô đến mức thế nào ko? bị phụ thuộc vào Liên Xô về mọi mặt, nhất cử nhất động đều phải qua "ông anh cả" đến thế nào ko? Phe XHCN (ví dụ ở Đông Âu) có cần Liên Xô "gánh" ko, hay Liên Xô đưa quân vào đồn trú ở các xứ này để khống chế họ theo con đường mà Liên Xô muốn?, v.v...

Anh Linh có nói đến "đảng" và "đoàn" thì chán và nghèo à? Nhầm lẫn rồi anh ạ. Theo như em hiểu thì ngay sau thời kỳ đổi mới, trong thời hỗn loạn đó của Nga thì chính của cải vật chất lại rơi vào tay thiểu số các cựu đảng/đoàn viên đó anh (ông tỷ phú đang ngồi tù hình như là cán bộ Đoàn cỡ bự). Em thấy thời kỳ đó khổ nhất là các giáo sư người Nga. Những người này mà nói là ngồi không ăn rỗi thì hơi chướng tai. Ai cũng biết là khoa học cơ bản của Nga cũng rất tốt. Trí thức Nga (và một số trí thức Việt đào tạo ở Nga) sau thời LX sang tư bản nói chung cũng có giá lắm (em biết nhiều người ở Mỹ hiện nay, có thẻ xanh, ngày xưa được đào tạo ở Nga lắm)

- một thiểu số "đảng" và "đoàn" ngày xưa trở thành "tư bản đỏ" bây giờ thôi, đa số còn lại, cùng những cựu chiến binh, thì bây giờ ngồi nhớ lại "thời oanh liệt xưa nay còn đâu" :)

- anh có nói gì đến các giáo sư Nga "ngồi không ăn rỗi" đâu? :) Em xem lại post trên nhé.

Thứ hai phải khẳng định là dân chủ ở Việt Nam thực sự có tiến bộ. Anh Linh ra nước ngoài năm nào ạ? Hồi lần đầu tiên em ra nước ngoài thì ra khỏi nước phải xin hộ chiếu đã đành, mà mình về chính tổ quốc của mình cũng phải xin Visa nữa mới lại. Hiện nay thì ai cũng có thể làm hộ chiếu, trừ khi bị hệ thống pháp luật coi là tội phạm. Rồi thì chính quốc hội nữa, chục năm trước làm gì mà quốc hội lại chất vấn chính phủ? Vài năm trước thì làm gì mà người dân có thể theo dõi quốc hội làm việc qua TV truyền hình trực tiếp? Tất nhiên nền dân chủ của chúng ta có thể nói là vẫn còn có hạn chế, và còn phải cải thiện nhiều (như chính các quan chức đứng đầu nhà nước nhiều lần khẳng định). Nhưng ngay trong thời gian ngắn gần đây cũng có thể thấy là có rất nhiều cởi mở hơn rồi

Anh đi năm 1985 em ạ. Và anh cảm nhận được chính xác (theo ý anh) những sự thay đổi ở Việt Nam (anh ko nói một câu nào là ở Việt Nam ko có những biến đổi theo hướng cởi mở). Những cởi mở ấy nhanh hay chậm, ít hay nhiều, là tùy quan điểm mỗi người, anh cũng ko bình luận điều đó.

Ở đây, anh chỉ có một nhận xét nhỏ, mà thực ra cũng là ý của nhiều người, là đại đa số những "cải tổ thiên tài" của Việt Nam, chính là để mọi việc đi theo chiều tự nhiên của nó, đừng có cấm đoán, làm những cái trái khoáy. Nói cách khác, Việt Nam đã bình thường hóa những việc mà đã lâu, bị hướng theo hướng bất bình thường, mà ko ai có ý kiến gì cả, vì cứ tưởng nó phải như thế :) Đổi mới 1986, về căn bản là như thế, và đến giờ, đa số những đổi mới khác cũng vậy. Hãy để cho dân làm theo ý nguyện của họ, họ sáng suốt đấy, ko đến nỗi ngu đần để chính quyền coi thường, áp đặt hay.. nghĩ thay cho họ đâu. :)

L.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Oh, vừa viết xong thi mới đọc cái này của Long, thấy ở trên mình hỏi mấy câu lại trùng với ý của Long :)

L.

Bác Trung nói chuyện cảm tính quá. Có 2 cái em thấy có vấn đề nhất là 2 cái này:
1. Bác bảo là "người quen" của bác bảo là thời Yeltsin là thời tệ nhất từ trước tới giờ của Nga. Cái từ trước tới giờ đó là bao hàm từ lúc nào đến lúc nào? Bao hàm cả thời Stalin gulag guleo ngày xưa? Hay là thời Sa hoàng??? Thế nào là "tệ nhất," tệ nhất so với cái gì? Hay là họ quen cách sống thời Nga ngố, thằng nào cũng nghèo như nhau cho nên nhìn vào cái cảnh có thằng giầu vụt lên còn có thằng vẫn nghèo rớt thì họ cho rằng cuộc sống là tồi tệ? Tóm lại nói tệ là phải nói tệ như thế nào, bảo là tệ không thôi thì không đủ bác ạ.
 
Chú Tâm: Cờ đầu tiên là đại diện cho thể chế chính trị, là một khái niệm tương đối và không vĩnh cửu. Dân tộc mới là vĩnh cửu. Cái đấy chú Bách nói đúng quá đi còn gì nữa? Bây giờ chú thử nghĩ xem có ngày Tầu nó đánh xuống Hà Nội, đổi cờ VN bây giờ thành cờ của nó thì sẽ thế nào? ô kê, đời anh đời chú có thể chả công nhận nó, cho nó là cờ của bọn xâm lược. Thế đến đời con anh con chú thì thế nào? Chúng nó sống đâu lớn lên đâu, được nuôi dậy ra sao, nói ngôn ngữ thế nào là do cái chế độ chính trị đang điều hành đất nước mà nó sống. Nếu nó vẫn thích cờ đỏ sao vàng như anh với chú thì thôi chả nói, nhỡ nó mà thích cờ Tầu thì chú sẽ bảo với nó thế nào??? Bảo là tự cổ lai kim chỉ có cờ đỏ sao vàng là cờ chân chính của dân tộc VN à??? bằng vào cái gì mà chú có thể nói thế với nó?
 
Em đang nói ở đây là tại 1 thời điểm hiện tại thì chỉ có một cờ Việt Nam và một Việt Nam duy nhất thôi, ý quan trọng ở đây là duy nhất, không phải là vĩnh cửu; mãi mãi hay vĩnh cửu hay không là vấn đề khác. Em không khẳng định là cờ đỏ sao vàng đã và sẽ mãi mãi là quốc kỳ duy nhất của Việt Nam. Nhưng đang thì có thể nói khẳng định được.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
"Đốt lò hương cũ", thử xem cụ Hồ hồi 1946 mong muốn quốc dân Việt Nam được thế nào nhé:

Rượu cộng hòa, hoa bình đẳng, mừng Xuân độc lập.
Nắng tự do, gió bác ái, ăn Tết dân quyền.

Cái hay ở đây là mặc dù thời 1946 Việt Nam còn rất nghèo khổ, đói khát, nhưng chuyện "cơm - áo - gạo - tiền" đã ko được cụ đưa vào câu đối. Ngược lại, cụ rất đề cao những giá trị tinh thần mang tính tự thân và phổ quát:

Cụ đưa cả khẩu hiệu TỰ DO - BÌNH ĐẲNG - BÁC ÁI của Cách mạng Pháp vào câu đối này, rất uyển chuyển! :)

Độc lập dĩ nhiên quan trọng, nhưng dân quyền cũng rất đáng lưu tâm, đấy nhé ;)

L.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Anh Linh đưa ra nhiều nhận xét không xác đáng rồi:

Thời LX rõ ràng là thời hoàng kim của dân Nga còn gì nữa - lần đầu tiên trong lịch sử của dân tộc Nga, nước Nga trở thành một siêu cường trên thế giới. Tuy có assymetry về kinh tế so với Mỹ, thì chí ít người Nga vẫn cảm thấy tự hào là công dân LX.

Về đời sống người dân LX. Ít nhất là ở Moscow mọi người sống rất đầy đủ, không thiếu thứ gì. Em cũng đã từng sống ở Nga vào thời kỳ trước cải tổ, em biết rõ lắm chứ. Cái gì chứ về khoản ăn uống: thịt thà, rượu bia, lương thực... thì tràn ngập cửa hàng và rất rẻ nữa. Người Việt sống ở Đông Âu mỗi lần ghé qua Moscow đều phải xuýt xoa về lối sống "vương giả" của người Việt tại Moscow. Còn cái cảnh anh Linh mô tả là về sau rồi, thời kỳ cải tổ nó mới loạn như thế.

Nước Nga rõ ràng là sự cản trở cho sự phát triển của các nước Đông Âu, bởi cái dogma của chủ nghĩa cộng sản thời đấy. Nhưng không phải vì thế mà phủ nhận việc Nga phải gánh rất nhiều cho các nước anh em. Đối với Đông Âu đó là xăng dầu và khí đốt với giá rẻ như bèo (quy ra $ cũng là hàng chục tỷ USD mỗi năm), chấp nhận mua các mặt hàng chổi cùn giẻ rách, không có khả năng tiêu thụ hoặc với giá cắt cổ của các nước anh em như đường của Cuba với hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, đấy là chưa kể tiền viện trợ hàng năm cho những nơi xung yếu như Đông Đức và Cuba, cung cấp vũ khí gần như miễn phí cho Việt Nam, Cuba, Nicaragua, Ai Cập... Ngoài ra còn tinh thần quốc tế vô sản: LX đã nhận đào tạo bao nhiêu sinh viên từ các nước thế giới thứ ba, trong đó có khoảng 10.000 sinh viên từ Việt Nam? Đấy là chưa kể vào những năm 80 còn nhận hàng trăm ngàn lao động xuất khẩu từ Việt Nam. Nếu quy ra USD, rũ bỏ được gánh nặng này thì LX mỗi năm cũng đủ để xây dựng thêm cả ngàn km đường ống dẫn dầu.

Còn xã hội Nga bây giờ đã khá hơn trước nhiều. Đối với thế hệ mới được đào tạo trong hay sau thời kỳ cải tổ thì nhìn chung là tốt (cũng không nên phán là phải làm chăm chỉ - người ta có lười đâu mà nói vậy). Chỉ có lớp người đi trước, có tuổi rồi, không thích ứng được với môi trường mới, được đạo tạo cho một mô hình kinh tế khác thì khổ. Những người đã sướng trong thời LX thì vẫn tiếp tục sướng ạ, vì dù sao họ vẫn là tầng lớp trên của xã hội. Anh Linh nhắc đến đoạn này chứng tỏ rất ngây thơ nhé.

Tạm vài dòng điều chỉnh lại một số dữ kiện.
 
Em đang nói ở đây là tại 1 thời điểm hiện tại thì chỉ có một cờ Việt Nam và một Việt Nam duy nhất thôi, ý quan trọng ở đây là duy nhất, không phải là vĩnh cửu; mãi mãi hay vĩnh cửu hay không là vấn đề khác. Em không khẳng định là cờ đỏ sao vàng đã và sẽ mãi mãi là quốc kỳ duy nhất của Việt Nam. Nhưng đang thì có thể nói khẳng định được.

Nói thế thì có ý nghĩa gì nhỉ???? Anh chưa hiểu lắm :D
 
Chủ đề này dài quá, không đọc hết được. Quay lại tên gọi của chủ đề, có lẽ nên chỉnh lại là "Lợi ích của sự đa dạng trong việc phát triển". Khác nhau chắc gì đã có lợi.

Thời xưa, người Mỹ cứ tuyên truyền về việc chấp nhận sự khác biệt - tất nhiên cái này là rất hay, nó đúng là bảo vệ nhân quyền. Nhưng cũng phải nói đến mặt trái của nó:

Nếu nhìn vào những gì diễn ra trên thế giới, ta nhận thấy là đối với một dân tộc bị áp bức, hay đúng hơn là bị đô hộ, thì họ bị đồng hóa càng nhiều thì khả năng độc lập của họ càng tốt, cũng đồng nghĩa với việc trong một quốc gia có nhiều dân tộc, nhiều văn hóa thì việc đồng hóa có ý nghĩa quan trọng trong việc ổn định chính trị xã hội ở nước đó.

Người Serbia ở Bosnia chẳng hạn - họ cũng là người Serbia, nhưng dưới thời đô hộ của người Thổ họ buộc phải cải đạo sang đạo Hồi và đến bây giờ họ không thấy có sự liên kết gì với người Serbia theo đạo Cơ đốc nữa cả. Và bây giờ thì họ cầm súng giết lại chính những người anh em cùng máu mủ với mình.

Người Ucraina bị Nga hóa, và cho đến bây giờ phân đông người Ucraina (nhất là những người sống ở phía Đông và phía Nam) cảm thấy họ là người Nga hơn là người Ucraina, họ cũng chả yêu gì đất nước Ucraina - bằng chứng là những người này thỉnh thoảng vẫn cầm cờ Nga đi diễu hành. Còn miền Tây do mới nhập vào LX sau thế chiến thứ 2 nên họ không bị Nga hóa và tự hào là mình là người Ucraina.

Những dẫn chứng trên cho thấy điều ngược lại - cần có sự đồng nhất.

Xã hội ngày nay phát triển rất nhanh, nó chấp nhận cả sự khác biệt nhưng chấp nhận sự khác biệt là để đi đến sự đồng nhất. Cũng như Lênin đã nói là trước khi liên kết lại, chúng ta hãy tách ra. :)
 
Hihi, có người ở Liên Xô xưa vào "chấn chỉnh" là hay lắm! Tào lao tí nhé.

Anh Linh đưa ra nhiều nhận xét không xác đáng rồi: Thời LX rõ ràng là thời hoàng kim của dân Nga còn gì nữa - lần đầu tiên trong lịch sử của dân tộc Nga, nước Nga trở thành một siêu cường trên thế giới. Tuy có assymetry về kinh tế so với Mỹ, thì chí ít người Nga vẫn cảm thấy tự hào là công dân LX.

Ấy, chính cái cảm giác tự hào (mà anh cho là có phần giả tạo và vô cớ này) đã khiến đến bây giờ, cứ đến những dịp kỷ niệm chiến tranh, cách mạng là lại có các vị cựu chiến binh, cán bộ đảng đoàn xuống đường hoài niệm quá khứ. :)

Nếu Thành có đọc sách về các nước XHCN xưa (và nay), thì có thể thấy rằng nước nào càng độc đoán bao nhiêu thì ở đó, người dân càng có xu hướng "hoàng kim hóa" đất nước mình (xưa và có thể cả nay) bấy nhiêu. Bắc Hàn chết đói, khổ như thế là cùng, mà đọc hồi tưởng ("The tears of my soul") của cô bé Kim Hyun Hee, từng khủng bố, đánh bom chuyến bay 858 của Hàng không Nam Hàn, chết hơn trăm người, thì thấy dân Bắc Hàn vẫn được nhồi sọ và tin tưởng rằng mình đang sống trong thiên đường, ko đâu hơn được mình, mình là cường quốc...

Cho nên, nếu ko có cơ sở so sánh, thì nhiều khi niềm tự hào của người trong cuộc về cái gọi là "hoàng kim" của mình, rất có thể là ko xác đáng.

Về đời sống người dân LX. Ít nhất là ở Moscow mọi người sống rất đầy đủ, không thiếu thứ gì. Em cũng đã từng sống ở Nga vào thời kỳ trước cải tổ, em biết rõ lắm chứ. Cái gì chứ về khoản ăn uống: thịt thà, rượu bia, lương thực... thì tràn ngập cửa hàng và rất rẻ nữa. Người Việt sống ở Đông Âu mỗi lần ghé qua Moscow đều phải xuýt xoa về lối sống "vương giả" của người Việt tại Moscow. Còn cái cảnh anh Linh mô tả là về sau rồi, thời kỳ cải tổ nó mới loạn như thế.

Trạng thái mình tả trong post, là vào năm 1990. Muốn đổ cho "cải tổ", hay cho gì cũng được :)

Về chuyện trước "cải tổ" dân Liên Xô đầy đủ và sung sướng thế nào, mình hoàn toàn tin Thành vì chắc là Thành đã ở đó và có những trải nghiệm trước 1990? Thực ra, cái kinh nghiệm về đời sống (vật chất & tinh thần) của dân Đông Âu (Hung và các nước khác) thì mình có thể nắm chắc, và nó như mình đã viết trong post trên (thực ra, đa phần mình viết về Hung, và nghĩ rằng ở Nga cũng có xu hướng tương tự, vì đây là hình mẫu chung của phe XCHCN, các nước đó có những điểm chung nhất định, chỉ tùy mức sướng khổ khác nhau).

Sở dĩ mình nhấn mạnh đến cơ sở để so sánh vì một lý do dễ hiểu: nếu ko có cơ sở, lấy gì để so sánh. Một ví dụ riêng: thời bọn mình (thập niên 80), đi Đức được coi là sướng nhất (kể cả làm kinh tế, lẫn đời sống - dĩ nhiên ai đi Nga mà khéo buôn bán thì cũng vẫn "vương giả", đó là chuyện khác :) ). Mình có cậu bạn cùng lớp, hồi 1989 qua Hung, thấy cái gì cũng trố mắt lên: Coca - Cola, mỳ tăm, bột canh... và các loại thực phẩm khác bán đầy đường, ko phải vào cửa hàng ngoại tệ hoặc "mậu dịch quốc tế" để mua; báo chí (kể cả loại xxx) thì tràn ngập (cậu ta cứ nghĩ như ở Đông Đức là đã "thoáng" lắm rồi, chẳng hạn có vài bãi tắm nude), v.v...

Cậu ta biết đâu, nếu qua Tây Đức hay Áo thời ấy, là mấy nước ở sát nách Hung, thì đời sống tại đó còn gấp trăm lần Hung!!! Chắc Thành cũng biết chuyện một đảng viên cộng sản Đông Đức qua Tây Đức khi bức tường mới bị đổ, đã phát khóc vì thấy "bên kia" hoa quả nhiệt đới tràn ngâp, ăn... chuối thoải mái, chứ ko phải chuối là thứ hiếm quý như bên Đông thời trước đó - mà đến giờ, chắc chắn nhiều người dân Đông Đức vẫn có hiềm tự hào riêng của họ (mình ko bàn là niềm tự hào ấy có lý hay ko, ở đây), khi nghĩ về thời "hoàng kim" dưới triều Eric Honecker :)

Chuyện khác: cô bạn mình học ở Liên Xô, qua Hung chơi thời 1990, ngạc nhiên quá vì bên này có hơn hai chục loại giò các kiểu. Cô ta bảo ở Liên Xô chỉ có vài loại. Tuy nhiên, nếu cô ta biết ở Áo và Tây Đức cũng thời ấy có chừng 40 loại, thì vấn đề sẽ còn khác :)

Nếu Thành đã ở Moscow hay nơi khác ở Liên Xô thời những năm cuối thập niên 80, đầu thập niên 90, Thành hẳn chứng kiến cảnh dân thủ đô xếp hàng cả ngày để ăn ở McDonald's ngoài phố Arbat (gần metro Smolenskaya); hàng dài cả cây số, phải bỏ ra phần năm phần sáu tháng lương để ăn một bữa mà ai nấy cũng vẫn náo nức, thì bảo Liên Xô "vương giả" thế nào được? Thịt ở Liên Xô, ngay cả thời "ê hề", cũng chỉ rặt một loại thịt ướp, đông đá; muốn ăn thịt tươi họa may chỉ ở các chợ nông trang; rượu bia nếu có "thừa mứa" đi nữa, thử hỏi có được mấy loại? Thế thì "sướng" ở chỗ nào?

Ở đây, mình mới nói đến chuyện ăn uống, vì đó là cái rất dễ nhận ra, và bản thân bọn mình, trước khi đi học bên này, cũng hay kháo nhau những info như kiểu "bên này thịt ăn ngập răng", "gà qué đầy, muốn ăn bộ phận nào họ cũng bán riêng bộ phận đó, chứ ko như ở Việt Nam..." Lý do ấy dễ hiểu: Việt Nam mình thời đầu thập niên 80 khổ quá, đói quá, nên ai ai cũng nghĩ chuyện an uống đầu tiên. Có được bữa no là may, chứ cả năm ko mấy khi được "vương giả" cả.

Tuy nhiên, xong phần ăn uống, mới đến những nhu cầu tinh thần khác, như đi xem 1 bộ phim hay, ít tính chất tuyên truyền; nghe 1 concert của ca sĩ "ngoại" có tiếng; mặc một bộ quần áo đỡ quê mùa (chứ ko phải là thứ xi-líp Thái [loại "hoa hồng"] hay thỏi son, váy bò rởm đổi được cả cái bàn là, tủ lạnh Saratov :) ), đọc 1 tờ báo đỡ dối trá hay bốc phét; đi thành phố khác thăm bạn miễn phải xin visa; ra sân bay thì khỏi bị cảnh sát thụi... Tất cả những cái đó mới tạo nên cái gọi là "chất lượng cuộc sống" theo đúng nghĩa của nó. Liên Xô có sướng, có "vương giả" ko theo nghĩa ấy? Mình nghĩ là ko. Trước "cải tổ" càng ko!

Nước Nga rõ ràng là sự cản trở cho sự phát triển của các nước Đông Âu, bởi cái dogma của chủ nghĩa cộng sản thời đấy. Nhưng không phải vì thế mà phủ nhận việc Nga phải gánh rất nhiều cho các nước anh em. Đối với Đông Âu đó là xăng dầu và khí đốt với giá rẻ như bèo (quy ra $ cũng là hàng chục tỷ USD mỗi năm), chấp nhận mua các mặt hàng chổi cùn giẻ rách, không có khả năng tiêu thụ hoặc với giá cắt cổ của các nước anh em như đường của Cuba với hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, đấy là chưa kể tiền viện trợ hàng năm cho những nơi xung yếu như Đông Đức và Cuba, cung cấp vũ khí gần như miễn phí cho Việt Nam, Cuba, Nicaragua, Ai Cập... Ngoài ra còn tinh thần quốc tế vô sản: LX đã nhận đào tạo bao nhiêu sinh viên từ các nước thế giới thứ ba, trong đó có khoảng 10.000 sinh viên từ Việt Nam? Đấy là chưa kể vào những năm 80 còn nhận hàng trăm ngàn lao động xuất khẩu từ Việt Nam. Nếu quy ra USD, rũ bỏ được gánh nặng này thì LX mỗi năm cũng đủ để xây dựng thêm cả ngàn km đường ống dẫn dầu.

Sự thực ở đây là Liên Xô có "gánh", mà cũng có "lấy". Liên Xô có "cho" cái gì cũng là vì mục đích chính trị, để nhận lại được những cái lớn hơn (mà người dân có khi ko biết, ko ko cảm nhận thấy một cách rõ rệt). Tinh thần "quốc tế vô sản" của Liên Xô, dĩ nhiên là đem lại những lợi ích rất lớn về chính trị cho Liên Xô, để có thời hệ XHCN bao phủ một phần khá lớn thế giới. Đó là điều anh nghĩ ko ai phủ nhận.

Còn người dân Liên Xô và dân các nước "được" Liên Xô "giúp đỡ vô tư" thời đó được lợi gì, hay sung sướng gì vì "ông anh cả", thì lại là vấn đề khác. Vẫn biết nói câu "giả sử' là điều phi lịch sử, nhưng anh cứ giả sử là Đông Âu sau năm 1945 ko "được" Liên Xô "giải phóng", mà lại "bị" Mỹ tràn vào, được hưởng viện trở trong các chương trình tái thiết sau chiến tranh của Mỹ, thì họ có khá hơn hay ko? Đây là điều mình có thể bàn được cho vui.

Còn xã hội Nga bây giờ đã khá hơn trước nhiều. Đối với thế hệ mới được đào tạo trong hay sau thời kỳ cải tổ thì nhìn chung là tốt (cũng không nên phán là phải làm chăm chỉ - người ta có lười đâu mà nói vậy). Chỉ có lớp người đi trước, có tuổi rồi, không thích ứng được với môi trường mới, được đạo tạo cho một mô hình kinh tế khác thì khổ. Những người đã sướng trong thời LX thì vẫn tiếp tục sướng ạ, vì dù sao họ vẫn là tầng lớp trên của xã hội. Anh Linh nhắc đến đoạn này chứng tỏ rất ngây thơ nhé.

OK, vậy mình thử xem tỉ lệ những người đã sướng (một cách tương đối) dưới thời Liên Xô (ví dụ, những người được nhận bổng lộc do làm công tác đảng, đoàn...), bây giờ vẫn sướng, là bao nhiêu phần trăm? Nếu số này chiếm đa số, anh thừa nhận mình ngây thơ ngay. ;)

Cá nhân anh nghĩ rằng số này chỉ là thiểu số (nhưng cái thiểu số này lại rất mạnh, vì toàn là tỉ phú cả :))

Đa số còn lại do điều kiện tuổi tác, ko thích ứng được với mô hình lao động và kinh tế mới, do khủng hoảng lòng tin, lý tưởng... và hàng tỉ lý do khác, bây giờ hoặc chán chường nhớ lại thời "hoàng kim", hoặc trở thành chỗ dựa của các đảng phái "cộng sản" hoặc dân tộc cực đoan...

Ko biết nói như vậy có phải là võ đoán quá ko?

L.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Còn mấy cái về dân chủ mình nói là mới phản biện mà chưa đưa hết tại sao mình nhìn thế. Để đúng như Phước nói là mọi ng có thể tự đánh giá, mình viết nốt :)

Một bài học căn bản khi nghiên cứu bất cứ môn khoa học nào là ko dc phép nghĩ một cái gì đó ko tồn tại chỉ vì ko nhìn thấy nó. Khi có những điều kiện thấy thực tế biến đổi mà ko nhìn thấy cái gì làm nó biến đổi như thế có nghĩa còn có những động lực mà ta chưa biết. Một đứa trẻ khi cắm cái phích vào thì thấy quạt chạy, rút ra thì ko chắc chắn cũng sẽ đặt câu hỏi cái gì làm cái quạt chạy.

Cái động lực 2 đảng phải tranh giành nhau như Mĩ là một cái rất dễ nhìn thấy nhưng ko có nghĩa nó là động lực duy nhất. Cái thực tế chính quyền VN ngày càng đáp ứng gần với yêu cầu của ng dân là một thực tế dễ nhìn thấy qua báo chí và chính cuộc sống của mỗi ng. Cái logic 1 đảng độc quyền nên ko cần biết ng dân muốn gì theo động lực kiểu Mĩ trên kia rõ ràng cần có nghi vấn. Vấn đề như vậy cần tìm cái động lực khác ở đây là gì trước khi kết luận cái nào hơn. Tạm thời chốt ở đây là cái logic thông thường kia có vấn đề.

Lí giải tại sao CQ ngày càng phải đáp ứng đúng yêu cầu ng dân thì nó nằm ở chỗ báo chí ngày càng phát triển và ng dân đã biết dùng báo chí để tạo sức ép lên chính quyền. Sức mạnh của báo chí nằm ở quyền của quốc hội và mức độ hài lòng của ng dân mà tôi nói trong phần liên quan đến ngưỡng. Khi báo chí có sức mạnh thì nó cũng tạo nên tác động răn đe làm cho chính quyền phải đáp ứng tốt hơn nữa, chủ động tìm hiểu ng dân muốn gì. Cái này liên quan đến 2 kiểu dân chủ mà tôi tạm gọi là chủ động và bị động. Trước đây, các vấn đề chủ yếu là CQ đưa và làm, khi ng dân phản đối mạnh quá thì thay đổi cho phù hợp, đây là kiểu bị động. Hiện nay, các vấn đề đã đc đưa ra lấy ý kiến ng dân trước rồi mới làm, đây là kiểu chủ động. Tất nhiên việc phân tách rạch ròi là cho dễ nhìn còn thực tế thì đây là một miền liên tục chứ ko phải rời rạc. Ví dụ trước đây CQ tuy đưa ra nhưng cũng ko thể ko lường trước phản ứng ng dân hoặc bây giờ cũng có những cái tuy theo đa số nhưng cũng có những cái chủ động (ở VN hay gọi là sửa thói quen xấu) ko theo đa số nhưng dần dần đã có thể thuyết phục về những cái tốt, tất nhiên nếu bị phản đối thì lại theo cái bị động. Việc nhìn báo chí và quốc hội thực ra mới nhìn thấy cái dễ nhất là cái bị động, còn khi nó có quyền lực thì nó cũng đã tăng cái chủ động lên nhiều mà ko dễ nhận ra.

Nói tiếp về cái ngưỡng đã giải thích với anh Long. Cái ngưỡng này ko chỉ có ý nghĩa khi nào ng dân lật đổ chính quyền mà còn có ý nghĩa với sự phản ứng của ng dân khi CQ ko đi chính xác theo cái họ muốn. Cái ngưỡng này càng ngày càng xuống đồng nghĩa với việc cùng một tỉ lệ phản ứng thì sức ép lên chính quyền càng tăng, làm cho CQ ngày càng phải đi sát với yêu cầu ng dân. Ví dụ có vấn đề trước đây 20% phản đối thì tương đối bình lặng. Còn bây giờ khi cái ngưỡng đã đi xuống thì phản ứng sẽ lớn hơn nhiều, có thể nhận ra ngay. Đây cũng là một lí do em dám nói với anh Linh ko đến 20%. Mọi ng có thể đối chiếu việc thực hiện dân chủ chủ động ngày càng tăng để kiểm chứng. Và khi cái ngưỡng này xuống bằng Mĩ, tôi sẽ chứng minh 1 đảng còn tốt hơn Mĩ :)

Cái này thực ra nói rồi, viết lại vào đây cho liền mạch. Cái kiểu 2 đảng thực ra vẫn là dân chủ kiểu trọn gói. Ví dụ tôi đã đưa là có 1 đảng đa số ủng hộ về ngoại giao, quốc phòng, đảng kia dc ủng hộ về y tế giáo dục. Dù đảng nào thắng cử thì cũng chỉ hơn một nửa số vấn đề dc đa số ủng hộ. Còn 1 đảng như VN thì còn có thể tìm đến cân bằng mọi vấn đề phải dc đa số ủng hộ. Hiện tại cái này chưa lí tưởng như vậy lí do nằm ở chỗ ngưỡng của dân VN nằm cao hơn Mĩ nhiều nên khi chính quyền lệch với ý muốn ng dân cùng một tỉ lệ thì sức ép chưa cao, còn khi xuống đến bằng Mĩ thì ko có chuyện đó đâu.

Về cái động lực của 1 đảng là gì, tôi cho rằng sai lầm ở chỗ mọi ng coi 1 đảng là cái gì đó thống nhất tuyệt đối như một cá nhân vậy. Nghĩ một cách đơn giản là nếu áp lực của báo chí và quốc hội tăng, ông bộ trưởng sẽ cố giữ một ng làm vớ vẩn hay tìm một ng khá hơn như thế? Nếu 2 đảng như Mĩ thì còn phải nghĩ xem đứa nào trong đảng mình tốt hơn chứ 1 đảng thì chả phải phân vân việc cái đứa đấy có phải trong đảng đối lập ko. Còn nếu nghĩ ông bộ trưởng kia chả việc gì phải sợ mà thay đổi thì hết chuyện, có lẽ nên tìm hiểu thực tế thôi (chú ý là phải so sánh 2 mô hình trong điều kiện có cùng một ngưỡng, các điều kiện khác như bác bộ trưởng nhận tiền hay bè cánh gì đó cũng cho cùng điều kiện luôn). Cái này cũng như cái so với Mĩ là 2 cái tôi chưa thể khẳng định, chỉ hy vọng mang lại một cách nhìn khác cho mọi ng. Tuy nhiên, ít nhất cái động lực này là gì ko thể ko tìm hiểu trước khi kết luận có tốt hơn ko.
 
Back
Bên trên