Lợi ích của sự khác nhau (differences) trong việc phát triển của xã hội.

Rất xin lỗi Bách là chưa viết cái báo chí vì liên tục phải trả lời mấy cái kia :( Nhưng để trả lời em thì ko thể nói ngắn dc, anh cũng ko dám hứa nữa :(

Thực ra việc Mĩ có tham gia hay ko ko khẳng định cái gì cả. Thực tế là mấy cái hội chống phá này nếu ko có Mĩ ủng hộ thì cũng vẫn chống phá thôi. Còn việc chính phủ VN lo ngại thì ko phải lo nó có thể lật đổ mình, vì với vị trí của VN hiện nay và sự ủng hộ của ng dân thì cái này là không thể. Nhưng mọi ng nên hiểu chỉ cần một quả bom nổ ở VN thì vấn đề có thể thay đổi đến thế nào. Mọi ng ko biết đã biết chưa về vụ bạo động ở Tây Nguyên mà tôi nghe kể (tức ko có kiểm duyệt gì cả) là còn có ý định chiếm đài truyền hình để tuyên bố ly khai. Vấn đề là đến khi ko còn một chút đe dọa nào thì mới bỏ hết, chứ nói bây giờ có thể dỡ hoàn toàn thì là lạc quan tếu vì mấy cái thực tế kia mới cách đây vài năm. Đấy là ko kể mấy cái lẻ tẻ vẫn có ngay gần đây và thực tế là từ xưa đến nay chưa bao giờ dứt (tôi có biết chứ ko phải đoán mò :) ). Mà Bách ví dụ kiểu gì anh đọc như em nói VN đang duy trì chính sách thời chiến thế :))

Tôi nhấn mạnh lại một lần nữa, Phước hiểu rất cứng nhắc về cái khái niệm “ko buông tay”. Bạn có thực sự nắm trước đây thế nào và bây giờ thế nào ko mà có thể khẳng định là ko buông tay thế? Chỉ nhìn vào nó vẫn qua kiểm duyệt thì nó rơi vào chính cái bạn vẫn nói là hình thức và bản chất vậy. Bạn ko tin tôi thì nên tìm một ng bạn tin mà hỏi chứ đừng gán luôn tôi “mị dân” là dc. Bạn đọc nhiều chính trị chắc hiểu khi không dỡ những cái đó thì chính ng dân sẽ phản đối chứ ko chỉ nhìn từ bên ngoài mới thấy. Nhìn bằng 2 cách mà đến cùng 1 kết luận thì chắc ko sai nhiều đâu.

Còn thổi phồng và giả tạo thì bạn cần hiểu, với bạn thì đó là một câu hỏi rất vu vơ ko hề có một cơ sở nào, còn với ng ở VN thì tôi đảm bảo ngay cả những ng mà tôi gộp chung là chống nhà nước ko ai ko biết. Có thể lừa ngần ấy người, ngần ấy năm, và ngần ấy sự kiện???? Trong đó bạn nên hiểu có rất nhiều ng muốn “vạch mặt” nếu có chỉ 1 cái như thế thôi. Tôi chưa bao giờ nghe một câu chuyện nào là VN tự dựng lên một cái gì hết (đây là kể cả những nguồn ngoài báo chí chứ ko phải bảo là bị kiểm duyệt)

Tâm nói trên kia mới là nói kiểu gợi mở, mọi ng đâm vào bẻ câu chữ ngay mà ko mở rộng tiếp thì hơi sớm và thiếu tự suy nghĩ rồi :)) Ý ng ta đâu phải ai cũng hẹp hẹp là hết ;)
 
Viết nhiều bây giờ ngại, trả lời Bách sơ sơ thôi vậy

8-} đọc thấy Bách tương 1 câu báo được nhà nước tài trợ làm anh tí lộn cổ. Báo bây giờ hầu hết đều tự làm tự ăn chứ ai tài trợ 8-}. Mấy cái nhà nước tài trợ bây giờ vùng sâu vùng xa phát miễn phí thì ko kể chứ ở HN mà làm vớ vẩn thì ai đọc, phí thời gian :)) Ngay mấy cái như dantri.com.vn thì nói là nhà nước thực ra là tư nhân đầu tư và chịu trách nhiệm về nội dung cũng như lợi nhuận rồi. Nói nhà nước vẫn quản lí nhưng thực ra chỉ hạn chế về một số vấn đề thôi.

Một phần ko thể ko nói là mức độ phát triển của báo chí. Nói chung cũng chỉ có thành phố thì khá chứ tính chung cả nước thì chưa ăn thua. Ng đọc ko nhiều thì lấy đâu ra nhiều báo và nhiều phóng viên. Nói chung ng dân vẫn quan tâm đến những cái như cấm xe máy thế nào hay bóng đá ra sao chứ kể cả như vụ PMU18 thì cũng đâu thu hút đc nhiều ng lâu. Ng đọc ít quan tâm thì báo cũng chả thể sống dc. Kể cả khi có ng xem thì những cái này thuộc loại xương mà lợi nhuận ko cao nên cũng ít ng lao vào.

Cứ đổ tại báo chí ko độc lập chứ đâu chỉ đơn giản thế. Nói ngay như có chú CSGT nào ăn tiền, muốn đập thì có gì khó, rình rình chụp cái ảnh là “đi về nơi xa”. Vấn đề là ng dân cũng sai trước rồi nên ko mở mồm ra nói đc. Mấy chú nhà báo thì cứ giơ thẻ ra là cảnh sát sợ rồi thì cần gì chống. Thực ra cũng sợ các chú ko chịu ăn tiền mà giam xe thật thì còn ốm hơn. Ngay cả những vụ tương đối lớn thì thực ra ko phải báo chí ko dc nói mà là chả báo nào phát hiện để nói. Những ng biết có thể nói thì cũng đa phần “có cái gì đó” liên quan rồi. Cái này gọi là cả xã hội đồng tình với tham nhũng :(. Công an kinh tế thì cũng có phải chỉ có chống tham nhũng đâu. Chính vì mấy cái này nên các nước tự do hoàn toàn thì cũng có chắc đã hơn gì đâu. Tất nhiên cũng có những cái là vì bị hạn chế nhưng anh cho cái nguyên nhân chính ko nằm ở đấy.

Thực ra việc có tham nhũng là một cái rất tự nhiên, thậm chí việc nó càng ngày càng tăng cũng là một cái chấp nhận dc. Giải thích thì là khi tham nhũng tăng thì các lực cản nó cũng tăng dần. Ban đầu các lực cản này chưa đủ mạnh nên tham nhũng vẫn có thể tăng tiếp nhưng dần dần sẽ đến ngưỡng phải dừng, sau đó có thể còn giảm. Câu đầu tiên nói chấp nhận đc vì tuy nó tăng nhưng tốc độ tăng ngày càng giảm, chứng tỏ các lực cản có tác dụng chống tham nhũng. Điều nguy hiểm sẽ là khi nó tăng ngày càng nhanh tức các lực cản chả có tác dụng gì. Nếu xã hội ko ổn định thì có thể các lực cản tăng ko ổn định, thậm chí đi xuống ngay cả khi chưa đạt đến mức có thể cân bằng với sức tăng. Xét cụ thể ở VN thì dù quốc hội khóa nào thì cái lực cản kia sẽ vẫn ổn định tăng chứ ko có chuyện giảm, còn xét như Phillipin thì anh ko chắc có đc cái này. Gần đây có thêm cái gì chống tham nhũng đó, nhiều ng thì nghi ngờ, nhưng anh thì nghĩ ít nhất nó cũng tăng cái lực cản chứ giảm thì ko thể :))

Một cái nữa là cuộc sống ko chỉ có chống tham nhũng mà còn nhiều cái khác. Ngoài việc cân bằng lợi hại để ko làm cái việc ném con chuột làm vỡ bình hoa thì cũng phải xét nếu đem công sức đó làm việc khác thì có lợi hơn ko. Cái này là một cái mở mọi ng phải tự trả lời và nó là một câu hỏi ko dễ. Anh thì cũng mong là Bách tham gia cái lực cản kia để anh ….. hưởng :-"

Một cách nhìn khác là bất kì nhà nước nào nếu ko thỏa mãn ng dân thì khi quá ngưỡng cũng sẽ bị đào thải, cái này thuộc loại vô cùng căn bản. Ở VN chỉ có 1 đảng nên phải có cách khác để nhà nước tự điều chỉnh cho ko đi quá xa yêu cầu của ng dân. Ở các nước khác thì chỉ cần tồn tại 5 năm là các bác té, kệ xác thằng sau, chứ VN thì ko thể như thế. Tức là phải có lực khác với 2 đảng cạnh tranh nhau để có thể tồn tại. Có thể nói chính nhà nước cũng phải tìm cách hạn chế tham nhũng, nếu ko chính nó sẽ bị đào thải. Báo chí chính là một nguồn để nhà nước tự điều chỉnh, vì vậy nói nhà nước hạn chế báo chí để tự do tham nhũng thì là cái nhà nước cực kì ngu ngốc hoặc mình ngu ngốc nên ko hiểu (nói chơi thôi, mọi ng đừng để bụng :D)

Tổng hợp những cái này thì anh ko thấy rõ là cần cái báo độc lập lắm :-??
 
chú Quang, anh càng thấy chú càng nói thì càng linh tinh

1. Về chuyện công anh VN, thôi thì không cãi nhau làm gì. Quyền của công an ở nhà như thế nào thì các cô các chú đều biết. Cái chuyện đạp cửa xông vào nhà lúc nào cũng được có thể là nói quá lên nhưng quyền công an lớn ở đây là hậu quả trực tiếp từ việc diễn dịch luật không nghiêm là cái có lẽ ai cũng có thể hiểu được.

2. Về báo chí tư, báo muốn được đăng phải được nhà nước chấp nhận, phải trực thuộc bộ ngành. Không ai nói là nó ăn tiền nhà nước nhưng nó có được vận hành không là do nhà nước quyết định tức là nhà nước tài trợ quyền được sống và làm việc cho nó rồi còn gì nữa. Có cái tài trợ nào lớn hơn thế không. Cứ để báo chí tư nhân vào thử mà xem, mọi thứ sẽ khác ngay. Chú nói giống như kiểu ngồi dưới giếng nhìn lên bảo là: ngồi dưới này cũng mát, lên kia làm cái gì trong khi trên kia trời vừa đẹp vừa thoáng, đi đâu cũng được.

3. Chú nhầm lẫn to lớn về chuyện các đảng tồn tại như thế nào. Không có Đảng nào cầm quyền lại muốn mất quyền cả. Nếu là đa đảng thì đảng đang cầm quyền phải cố làm tốt để mà được giữ lại kỳ sau chứ... ở đâu chú nghe chuyện là hết 5 năm là xong và té thẳng??? Nếu là một đảng thì cũng giống như độc quyền trong kinh doanh, làm gì chả được. Đây là lý do cơ bản cho việc tại sao trên thế giới người ta chuộng đa đảng hơn là độc đảng rất nhiều. Chuyện chú nói về cái "ngưỡng" để nhà nước bị đào thải thì chả sai. Có điều ở đây cái ngưỡng là gì? Có cái ngưỡng chung cho nhân loại không? Mọi rợ khổ sở như Bắc Hàn đã gọi là ngưỡng chưa? như Cuba đã gọi là ngưỡng chưa? Qua đây thì anh thấy chú là một đứa lập luận lấy được chứ không nhất quán, khi nào hợp ý mình thì phang vào. Luận điểm về ngưỡng ở đây không khác gì luận điểm về nhân quyền. Chú có tin rằng có ngưỡng chung không? Hay chú tin rằng mỗi dân tộc nên có một ngưỡng riêng? Theo như cái chú nói về nhân quyền thì chắc chú tin về thuyết "ngưỡng riêng" vậy không rõ là chú có tin rằng dân Bắc Hàn do có ngưỡng thấp nên nó nên tiếp tục chịu đói không?

Rồi thì chú lại còn viết cái này nữa, bây giờ rỗi ngồi đọc mới thấy:

Bây giờ ng sao Hỏa xuống Trái Đất nói với ng Mĩ là “sao chúng mày bắt dân chạy nhông nhông ngoài đường thế, sao ko cho chúng nó vào tù. Ở chỗ tao ở tù mới là nhân quyền. Chúng mày ko cho hết dân vào tù tức là vi phạm nhân quyền” thì ng Mĩ cũng nghe theo đi vào tù hết mà ở à? Hay là nhận ng Mĩ ko tôn trọng nhân quyền? Trong nhân quyền, cái quyền này chỉ đứng sau mấy cái quyền như đc sống hay hít thở ko khí thôi chứ so với nó thì những cái như tự do ngôn luận là loại tôm tép. Cái quyền này thuộc loại đầu bảng mà nếu trong các biên bản nào đó ko có thì vì nó là cái đương nhiên đến mức ai cũng phải hiểu mà ko cần kí kọt gì nữa rồi. Toàn bộ nhân quyền dựa vào nó, ko có nó thì nhân quyền còn là cái quái gì nữa.

"Nhân quyền" hay là "human rights" có chữ "NGƯỜI" ở trong đấy là vì có lý do của nó. Thế cho nên nó khác với "PIG rrights" hay là "Chicken rights." Con người sống với nhau hàng bao nhiêu năm trời nên có luật của mình, thành văn hay bất thành văn và người ta muốn sống theo luật đó. Cái ví dụ của chú như vậy thì người có khác gì con lợn? Người thì phải nghe người... chứ chẳng lẽ nhìn vào lợn để cùng nhau chui vào chuồng ăn cám à?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
--Cái lí luận về dân chủ, nhân quyền do nhu cầu của người dân hơi khó hiểu 1 tí, đàn em thử lấy vài ví dụ cho nó rõ hơn chơi :D. Thử lấy ví dụ về 3 nước "không muốn" dân chủ, nhân quyền kiểu Mĩ là Iraq, Afghanistan và Iran xem sao :p. Vì anh Long k0 coi người sao Hỏa là người (nếu họ tồn tại) nên em lấy cái ví dụ dưới Trái Đất vậy.

Iran: hôm nọ bác tổng thống Ahmadinejad vừa bị chỉ trích vì xem vũ nữ khoả thân khi đi hội nghị quốc tế. Rõ ràng là dân chủ, nhân quyền ở Mĩ không cấm xem khỏa thân vì người Mĩ muốn xem. Nhưng dân Iran thì hiện nay chưa muốn xem, nên nếu dí dân chủ, nhân quyền Mĩ vào tay dân Iran và bảo họ là "chúng mày được phép xem khoả thân đấy nhé"=)) thì chắc gì họ đã làm theo.

Afganistan: 6 năm qua đi mà quân Mĩ lẫn quân chính phủ mới của Afghanistan vẫn chưa bình định được Taliban. Lính Mĩ đâu có kém thiện chiến, chỉ huy Mĩ đâu có ngu, hậu cần Mĩ đâu có thiếu mà mãi vẫn không bình định nổi 1 bọn du kích, lại để nó chiếm lại đất, chiếm lại dân. Đơn giản là nhiều người Afghanistan vẫn muốn đạo Hồi hơn và không ưa ngoại bang nên họ ủng hộ Taliban đánh Mĩ (nhiều người không ưa Taliban nhưng k0 có nhóm nào khác đánh Mĩ nên họ tạm ủng hộ):-?? .

Iraq: Vừa rồi đọc báo Newsweek thấy có nói 1 câu khá khách quan: "Đáng lẽ chúng ta nên rút và trả tự do cho Saddam, nói với ổng là: "Xin lỗi, bọn tao nhầm. Mày tàn bạo vì hoàn cảnh nước mày cần người tàn bạo" ":p (cái này đọc lướt qua trong giờ tự học (study hall) nên k0 nhớ rõ số báo nào, chắc khoảng 3 tuần trở lại thôi). Cái dân Iraq muốn là 1 nước Iraq thống nhất, ổn định, mạnh để họ làm giàu. Cái đó Saddam đã làm được hồi những năm 1970 nên tàn bạo mấy ghế của hắn vẫn không đổ (bạn Phước học rộng hiểu nhiều vào thư viện tra thông tin là biết liền hà ;))). Kể cả bây giờ dân Iraq vẫn muốn thống nhất bằng bạo lực. Điển hình là sau bầu cử, chính phủ Iraq gần như rơi hết vào tay dân Hồi Shi'ite, và dân Hồi Sunni thì liên tiếp bị cảnh sát gốc Shi'ite khủng bố (và ngược lại). 1 viễn cảnh có thể xảy ra là sau khi dân Hồi Shi'ite đa số thanh toán xong dân Hồi Sunni thiểu số, họ sẽ quay sang đập tan phong trào li khai của dân Kurd, và 1 thể chế độc tài kiểu Saddam lại được thiết lập 8-} . Cái đó chỉ chấm dứt khi người ta hiểu là "không nên dùng bạo lực" thôi, chứ nếu người ta vẫn còn hiếu chiến mà mình cứ dí dân chủ, nhân quyền vào tay họ thì chả có tác dụng gì cả.:-??

--Thế nên, Việt Nam sẽ có dân chủ, nhân quyền kiểu Việt Nam học hỏi từ nhiều nước, chứ không nhất thiết là cứ áp dụng mô hình "vay tiền biểu tình => ra đường biểu tình => chiếm nhà quốc hội => tuyên bố đảo chánh và thành lập chính phủ mới dân chủ hơn". Đơn giản là dân Việt nam hiện nay không muốn cái đó. Mà chuyện đi biểu tình làm ảnh hưởng đến công ăn việc làm của người dân lao động trong khi họ đang muốn yên ổn làm ăn là cực kì phi dân chủ rồi đó sao. :p

--Thỉnh thoảng vào đây góp bài cho vui thôi, mọi người muốn bắt bẻ thì xin cứ việc. Dạo này đàn em bận hoạt động quá nên ít thời gian trả lời lắm, mọi người thông cảm. :p
 
Topic này, ban đầu nhằm tới 1 ý là sự khác biệt có vai trò rất lớn trong phát triển xã hội. Ý đó đúng, ko có gì phải bàn cãi cả! Nhưng chả hiểu sao dây mơ rễ má thế nào, về sau bà con lại "chuyển hướng" sang bàn về chuyện có cần dân chủ, nhân quyền hay ko.

Câu trả lời ở đây tưởng rất đơn giản: có, có chứ! Dân chủ và nhân quyền (xin thêm cả tự do vào đây nữa), ở một xã hội bình thường (nghĩa là ko quá rừng rú và ko quá đói khát), cũng cần như chuyện cơm áo gạo tiền vậy. Đó là một nhu cầu cấp thiết của con người, cũng như không khí để thở vậy (tạm mượn ý Gorbachev xưa), và cũng là cái để phân biệt con người với... các loại động vật khác. (Nói vậy thôi, chứ biết đâu, động vật cũng cần... thú quyền và dân chủ giữa các loài với nhau, mà mình ko biết đấy thôi).

Tuy nhiên, một số vấn đề đã bị bẻ quẹo đi. Hễ nói đến dân chủ và nhân quyền là dễ bị thêm cái đuôi "kiểu Mỹ" để đả kích, sau khi liên hệ nó một cách (nhiều khi) vô lối với (những sai lầm?) trong đường lối ngoại giao của Mỹ. Đây là thủ thuật "đánh tráo khái niệm" rất thô sơ và ấu trĩ khi tranh luận, lẽ ra ko nên có ở một forum "trí tuệ" như HAO :) Dĩ nhiên, như bất cứ thứ gì khác, dân chủ và nhân quyền được thực hiện với những dị biệt này nọ tại tùng nơi, từng vùng, từng quốc gia trên thế giới, nhưng nó có những điểm căn bản, mang tính phổ quát mà ở bất cứ đâu cũng công nhận. Bởi lẽ, dân chủ và nhân quyền mang tính "tự thân" và dù có sự khác biệt thì ở các xã hội phương Tây phát triển, "đại đồng" vẫn nhiều hơn là "tiểu dị". Nói thêm một câu, chưa ở đâu dân chủ và nhân quyền hoàn hảo như ý muốn, nhưng bây giờ nhìn lại, có ai tỉnh táo mà muốn thứ "dân chủ và nhân quyền" kiểu Xít-ta-lin (được ấn định trong bản Hiến pháp 1936 của Liên Xô, được coi là "hiến pháp dân chủ nhất thế giới", mà người chấp bút nó, Bukharin, "con cưng của toàn đảng Bolshevik" như lời của Lenin, cố nhiên phải bị Stalin hạ ngục rồi chết trong một phiên tòa ngụy tạo 100% sau đó vài năm)? Ấy thế mà thứ "dân chủ và nhân quyền" ấy, cách đây ko lâu, vẫn được tôn vinh là "gấp vạn lần" dân chủ và nhân quyền "tư bản"! :)

Dân chủ và nhân quyền cần cho ai, nó đáp ứng nhu cầu của ai? Câu trả lời ở đây rất rõ ràng: cần cho dân và cho cả chính quyền, nếu cái chính quyền đó là thứ lành mạnh, và dân ở xứ sở đó "được phép" muốn có dân chủ và nhân quyền. :) Dĩ nhiên, ở những thể chế ko cho phép dân chủ và nhân quyền, viện cớ "dân ko thích, ko cần", thì miễn phải bàn luận làm gì cho tốn giấy mực, mất thời gian!

Có người viện lý do nếu trong một xã hội mà chỉ có vài hay vài chục phần trăm người có nhu cầu dân chủ và nhân quyền, nghĩa là quá ít, thiểu số, thì ko hơi đâu phải có dân chủ và nhân quyền. Ý nghĩ ấy sai từ căn bản. Thứ nhất, một xã hội nếu đã ko chấp nhận dân chủ và nhân quyền như một yếu tố phổ quát và tự thân, thì lấy đâu ra thống kê (tử tế) để biết có bao nhiêu phần trăm có nhu cầu? Thứ nhì, đặc tính của dân chủ (và cả nhân quyền) là nó được ứng cả cho số ít; điều này cũng thể hiện trong cách xử lý những khác biệt (thậm chí dị biệt) trong lịc hsử phong trào lao động (và cộng sản) thế giới, mà tôi đã có dịp viết mấy lần, ở đầu topic này.

Nói chung, cuộc tranh luận, đến đây, đã có vẻ vô bổ vì nhiều ý kiến nói lấy được (nếu ko muốn nói là vớ vẩn), cho nên, đã đến lúc có thể kết thúc được. (Tuy nhiên, dân chủ và nhân quyền "hay" ở đó nó ko cấm cả những ý kiến vớ vẩn và vô bổ :))

L.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ngủ không được viết bài trả lời mọi người tí vậy.

@Bách: anh không hiểu tại sao em lại chia ra 2 loại "người Việt" là người Việt hải ngoại và người Việt trong nước (cờ, thể chế, quốc ca khác nhau). Đơn giản là chỉ có người Việt thôi, hoặc là họ là người Việt, hoặc là không phải. Giả sử người Việt hải ngoại chỉ là một tổ chức riêng (kiểu chữ thập đỏ), có tuyên ngôn, phương hướng làm việc riêng, có cờ riêng của họ thì không sao, chứ có "quốc kỳ" thì hơi khó trôi, lấy cái gì ra làm cơ sở cho chữ "quốc"? Em nghe một đứa nói "Tao không công nhận cờ XXX chính thức, quốc ca chính thức, thể chế chính thức, hơn thế, tao còn không ở trong nước XXX nhưng tao trông giống người XXX, biết nói tiếng XXX nên tao là người XXX" nghe có chút nào hợp lý không?

Còn Mỹ muốn chống phá VN không thì chả gì chắc chắn được. Chỉ bởi vì Mỹ không ra mặt chống phá (không nói ra) nên ta nên nghĩ là họ không làm thì hơi ngây thơ. Mỹ có lịch sử với CIA giúp đỡ đảo chính ở đầy nước mà họ chả tỏ ra là chống đối công khai gì cả.

Cái mà anh bảo là khó nói là định nghĩa chính xác "thời bình". Dân chủ có cần ở thời bình, nhưng chúng ta ở thời bình chưa? Ngay như ở VN, khoảng 100 năm Pháp thống trị, cũng đã có lúc phong trào cách mạng xẹp xuống, hầu như là biến mất nhưng vẫn hoạt động ngầm một cách mạnh mẽ. Hoặc ở VN một số năm gần đây thôi, cũng có xảy ra các hoạt động bạo động chống chính quyền có tổ chức ở một số địa phương (không tiện nói chính xác hơn những thứ lẽ ra không nên nói ra được), có một số người coi VN là không ổn định về mặt chính trị. Thời bình hay không? Ở Mỹ, Mỹ đem quân đi đánh một nước cách 1/4 quả đất, hầu như hoàn toàn không có chiến tranh ở trong nước Mỹ, Mỹ còn tuyên bố là nước có chiến tranh (We [usa] are at war).

@Phước: cần thiết hay không là do người lãnh đạo nhận xét thế nào (perception) chứ không phải là người ngoài thấy thế nào. Lincoln làm vì ông cảm thấy lúc đó là cần thiết chứ không phải là vì Phước "cảm thấy không cần thiết là không thuyết phục".


Chưa kể còn một điểm nữa, dân chủ ai cũng cho là tốt nhưng nó có nhược điểm của nó. Nói thẳng ra, nước mình toàn nông dân, dân chủ được với ai. Kiến thức về kinh tế, xã hội thì ít, sức mấy mà cho quyền nói ở những thứ quan trọng được. Cứ cho cái kiến nghị "tăng giá gạo lên tối thiểu 1000VND/cân" thử xem. Các bác nông dân (80%) chả lật hết những chú nào không chịu đồng ý ấy chứ, ở đấy mà giải thích :-??.

Tưởng tượng kiểu này, mình đi xe đạp, thấy người ta đi xe máy. Thế là mình bảo mình cũng phải đi nhanh thế cho nó đú, bằng bạn bằng bè. Thế là mình thay động cơ xe máy vào xe đạp của mình. Trong khi đấy thì bánh quặt quẹo, phanh không đủ sức mạnh, dầu mỡ thì không đủ, đi vèo cái là ra sao cũng chả ai biết. Nhưng mà giờ cứ đòi mua động cơ xe máy bằng được đi cái đã, có xảy ra gì hay không thì xét sau. Kiểu trẻ con vòi mẹ đi xe máy "con thấy các chú ý đi xe máy có làm sao đâu mà :((". Mẹ bảo sao? "Lớn lên rồi mẹ cho đi".

Cãi thế này mãi chắc cũng chán, liberal vs conservative.
 
@ anh Tâm : cờ đỏ sao vàng là cờ của Cộng Sản Việt Nam , người Việt quốc gia (hải ngoại) ko công nhận lá cờ này , vì sao thì nói lại nữa cũng bằng thừa ! Họ đã từng có một lãnh thổ riêng , chế độ riêng , quân đội riêng , quốc kỳ riêng , quốc ca riêng (có chính đáng hay ko thì mỗi người một ý ) . Với họ , đó là Tổ quốc , một tổ quốc đã chết (đã bị xâm lăng), còn với anh , với em , chuyện đó chẳng mắc mớ gì cả ,chẳng liên quan gì tới chúng ta . Do đó ,chúng ta ko nhiệt liệt ủng hộ , và cũng chẳng có lí do gì để cực lực lên án nghị quyết công nhận cờ vàng. Đấy là mong muốn của họ , ta nên tôn trọng mà thôi !
Dĩ nhiên , em phải nhắc lại với anh thế này , khuynh hướng chính trị ở hải ngoại thì rất đa dạng , rất nhiều người muốn hòa giải với cộng sản , tuy nhiên , hòa giải phải là từ hai phía ,thông cảm , chấp nhận quá khứ của nhau , tôn trọng sự khác biệt và cùng chung tay góp sức vì việc nước , chứ hòa giải ko phải là bên này phải cúi đầu , quỳ gối xin xỏ bên kia tha thứ . Ko , ko có chuyện đấy , và sẽ ko bao giờ có cái kiểu hòa giải nào như thế !
(Ví dụ điển hình là bên nào cũng có quá khứ của mình , và mỗi bên đều có quyền nhắc lại quá khứ ấy cho thế hệ trẻ . Vậy mà , báo chí VN thường đả kích mãnh liệt các chương trình nghệ thuật của hải ngoại tôn vinh và tưởng niệm người chiến sỹ VNCH , coi đó là hành động khơi lại quá khứ hận thù , thế mà trong khi ở trong nước , mỗi khi đến dịp kỷ niệm , vẫn thường xuyên có các buổi ca nhạc tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ cách mạng . Vậy nhưng nó có bị coi là khơi lại quá khứ hận thù giữa người Việt với người Việt đâu . Đấy chính là cái kiểu , mình muốn nói gì thì nói, trong khi bịt miệng người khác , cực kỳ thiếu văn hóa , và đúng như từ mà anh Linh dùng hồi trước là " lươn lẹo" )

Với cách hiểu như thế , rõ ràng là chúng ta hoàn toàn thông cảm và tôn trọng chính kiến của người Việt hải ngoại .


Em đoán , cách hiểu về lá cờ của anh em mình có cái khác biệt đấy : anh thì cho rằng , quốc kỳ là đại diện cho dân tộc . Còn em , em thấy , nó đại diện cho một chế độ chính trị nhiều hơn .Tại sao ? Anh có thể nhìn thấy , ví dụ ở Nga , ở Đức , ở Trung Quốc ... đã từng trải qua nhiều chế độ chính trị , với nhiều lá cờ . Nếu dựa vào lý lẽ cho là , quốc kỳ là đại diện cho dân tộc , mà dân tộc là cái gì trường tồn , là vĩnh cửu ( trừ khi cả dân tộc bị diệt vong) , thế thì nếu trong tương lai , ở một quốc gia nào đó có thay đổi chế độ , thay quốc kỳ , thì lá cờ hiện nay sẽ ko thể đại diện cho ý chí , nguyện vọng của nhân dân nước đó Ở VÀO THỜI ĐIỂM NÀY nữa hay sao ?

Em thì hiểu đơn giản như vậy thôi , nên kết luận là việc công nhận cờ vàng ba sọc đỏ ko có gì đáng lên án !
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chú Phước đặt tiêu đề hay quá, làm anh tưởng bở, nhảy vào đọc lấy đọc để. Cuối cùng hóa ra vấn đề cũ quá, chả có gì mới cả, tốn tiền Internet quá.

Chú có vẻ đọc nhiều, hiểu nhiều, biết nhiều, anh thì không đi Tây, đi Tàu, kiến thức thì nông cạn, nhưng những điều chú viết ở đây anh thấy chú chưa tiêu hóa được những thứ chú đọc được, toàn nói lại thôi. Đã vậy anh thấy chú nói có vẻ hăng hái thật, mà viết thì đệm nhiều từ tiếng Anh quá làm anh theo dõi muốn chết.

Để gắn với chủ đề mà chú đặt ra, anh có hai thắc mắc mong chú chiếu cố, giải đáp:
- Thứ nhất, nguồn gốc của phát triển xã hội thật sự ở đâu? Liệu Châu Phi cứ áp dụng dân chủ, nhân quyền, này nọ mà không đầu tư vốn, không phát triển sản xuất thì xã hội có phát triển được không?
- Thứ hai, khái niệm "dân chủ" xuất hiện lần đầu tiên khi nào? Do ai sáng tạo ra? và sự vận động của khái niệm này qua các thời kỳ lịch sử ra làm sao?

Trả lời xong hai thắc mắc trên, anh sẽ bàn tiếp với chú thực sự phát triển xã hội cần những thứ gì. Tuy nhiên, điều đó phụ thuộc vào chất lượng bài trả lời của chú, mong chú không làm anh thất vọng.
 
Tuy nhiên, điều đó phụ thuộc vào chất lượng bài trả lời của chú, mong chú không làm anh thất vọng.

em thấy cái giọng điệu trịch thượng và khiêu khích như thế này ko phù hợp chút nào cho một cuộc tranh luận về dân chủ đâu !
 
Ak, e thấy bác Phước ở bên US nhiều nên cũng ảnh hưởng nền "dân chủ" của Mỹ roài:
"Còn về việc Mỹ có "ủng hộ" hay không những tổ chức bạn nói, bạn có thể đưa ra một số số liệu cụ thể như tiền ủng hộ, hay cung cấp vũ khí, thông tin vv hay gì đó? Tại vì mình thấy Mỹ nó cũng chấp nhận những tổ chức như Tâm nói nhưng của nước khác, nổi tiếng nhất The Free Tibet Movement, đa phần là do tư nhân đầu tư chứ chính phủ không có "ủng hộ" bằng những phương pháp thiết thực nào cả ngoài tôn trọng quyền tự do của họ. Cho nên nếu nói "ủng hộ" thì không chính xác lắm, mà chỉ là "tôn trọng" quyền tự lập tổ chức trong hiến pháp thôi."
Cho hỏi, những vấn đề chính trị nhạy cảm như thế thì một thằng da màu chân đất mắt toét như bác liệu có biết được hay k0 mà bác dám bảo là vì bác thấy thế? Thứ 2, liệu bác có biết đằng sau "tư nhân" kia là ai? liệu có phải là thành viên trong chính phủ Mỹ? Thứ 3, nếu thật sự là dân chủ là tôn trọng quyền tự lập tổ chức trong hiến pháp mà bác nói thì đối với Mỹ thì là đúng,nhưng đối với sự an toàn lãnh thổ của nước ta có đúng hay k0, khi Mỹ nuôi dưỡng 1 thế lực thù địch như thế?
"Những sự kiện như Mỹ dỡ bỏ VN trong black list của những quốc gia không tự do tôn giáo, bình thường hóa quan hệ với VN, ủng hộ VN vào WTO, ủng hộ VN tổ chức APEC, tổng thống Mỹ, Bộ trưởng Rice, bộ trưởng Rumsfeld tới thăm VN có thể làm bằng chứng cho những luận điểm của mình đó là 1) quan hệ Việt-Mỹ "rất tốt", 2) những tổ chức bạn nói thật sự có ảnh hưởng rất hạn ít."
Nếu thật sự Mỹ rất tốt với VN tại sao lại lập ra những black list vô cứ như vậy? Và bác có bít được rằng muốn gia nhập WTO thì ta đã phải thay đổi những gì để đáp ứng yêu cầu của riêng Mỹ, khi vào năm 2005 ta đã có thể gia nhập nếu k0 có sự phản đối của Mỹ. Điều nữa, chắc bác ở bên US cũng biết là lúc thằng TT Mỹ sang VN, công khai ủng hộ PNTR đối với VN là lúc nào? Liệu nếu phe dân chủ k0 thắng cử, và ông ta k0 phải lấy lòng của quốc hội và tỉ lệ người ủng hộ chính sách đó (theo nghiên cứu) thì có đến VN hay k0?

"2) những tổ chức bạn nói thật sự có ảnh hưởng rất hạn ít."

Thế nào là rất ít khi đã làm khuấy động cả khu vực Tây Nguyên, khiến đảng phải cử cán bộ lên đấy thuyết phục người dân? Khi cho máy bay giải truyền đơn khu biên giới VN- Campuchia...Bác muốn nó biến thành "phong trào giải phóng người dân Tây Nguyên" (e tự bịa) thì lúc đấy Đảng mới ra tay dập tắt à???

"Cho nên có khi nào chính phủ VN "thổi phồng" cái sự nguy hiểm này quá không? Để tạo ra một sự hỗn loạn giả tạo (như nếu tự do báo chí, thông tin thì sẽ bị nhóm người này thu tóm rồi xuối dại, những ví dụ như Quang đã nói?) để rồi lấy cớ đó để mà giữ sự hà khắc của luật lệ, không buông tay?"
Cho hỏi bác ở US thì bác lấy những thông tin này từ đâu??? Từ những "người dân xa xứ những năm 70-80" hay là truyền thông yếu ớt của VN ta với lực lượng truyền thông phản động tại Mỹ, nhưng rõ ràng cách hiểu như bác là rất sai lầm. Mà cứ cho luật lệ VN như bác nói thì nếu k0 hà khắc thì VN có thể là 1 trong những nước an toàn về chính trị nhất thế giới hay k0?, để cái ông TT Mỹ dám đến rồi đi dạo ở trên đường hay k0? VN ta hà khắc chứ k0 phải độc đoán như bên Triều Tiên.
E thấy nếu chủ đề như ban đầu thì nên bàn tiếp, càng về sau e thấy các bác càng ngày khoáy vào vấn đề chính trị nhạy cảm. Đây là vấn đề mà không phải qua sách vở hay những cái mình thấy bề ngoài mà phán xét hoàn toàn, hay như bác P ở tít bên US nhưng nhìn nhận vấn đề cứ như bác đang ở VN vậy? E thấy cách nhìn hoàn toàn k0 khách quan.
 
E ủng hộ bác Cường? Chính xác là liệu khi bác viết về vấn đề này bác có hiểu rõ thế nào là dân chủ và liệu có phân biệt, tách bạch rõ ràng sự khác nhau của nền "dân chủ xã hội chủ nghĩa" với các nền "dân chủ khác" được k0? Hơn nữa e thấy vài topic trước bác nói "Hơn nữa bác có biết Liên Xô sụp thế nào không mà kêu là "nhục nhã"? Nếu bác đọc lịch sử thì biết là tụi chính phủ Nga nó chiếm đất của người ta suốt mấy chục năm rồi tạo ra cái "Liên Xô" đó, cái danh hiệu "cường quốc" kia được tạo ra không phải chỉ dựa vào mồ hôi và nước mắt của người Nga không, mà còn là của những người bản địa này nữa. Bây giờ người dân bản địa đó muốn độc lập, tự tách khỏi Liên Xô rồi thành lập một đất nước của mình thì có gì mà "nhục nhã". E k0 nói về nhục nhã hay k0 mà e nói về vấn đề quyền dân tộc tự quyết. Định nghĩa thì bác có thể thấy dễ dàng ở bất cứ đâu nhưng có 1 cái mà chắc bác đọc nhiều quá nên k0 để ý là "quyền tự quyết không đồng nhất với "quyền" của các tộc người thiểu số trong 1 quốc gia đa dân tộc, nhất là việc phân lập thành quốc gia độc lập" Từ trước đến h e thấy bác luôn cậy vốn TA của mình,e thấy nếu thật sự yêu VN trước hết bác phải giữ sự trong sạch trong ngôn ngữ của mình đã. Học tập, hòa nhập chứ k0 hòa tan. Những khái niệm tiếng Anh mà bác chỉ giải thik qua hoặc nói là k0 có từ của VN thì làm sao bác có thể hiểu rõ ràng khái niệm đó đc.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em biết ngay là mấy cái định kiến trong đầu mọi ng đã cản trở mọi ng nhìn nhận bài 1 cách khách quan. Em lấy Mĩ làm ví dụ ko có nghĩa em nói giống mấy cái báo mà mọi ng vẫn đọc ở đâu đó. Em cũng đã chứng minh đủ kĩ là tất cả những cái em nghĩ rất độc lập và ko hề theo một lối mòn nào mà mọi ng biết trước đây. Còn nếu mọi ng có thể tìm bất cứ đâu thì đó ko phải cái Trần Hữu Quang này thèm gõ cho phí công. Hơi arrogant một chút nhưng cũng nên hiểu nhau một chút thì mới hiểu nhau đang nói cái gì. Nó khác về chất. Riêng một số phần về dân chủ sau khi viết thấy quen quen nhớ ra thì giống hồi học triết trong trường nhưng em khẳng định lại tất cả những lập luận ở đây ko hề giống những cái mọi ng thường nghe, vì vậy hãy nhìn bằng một con mắt khách quan. Còn nếu ko thể vứt bỏ định kiến, đừng mong có thể hiểu em đang viết cái gì. Tất cả những cái ko phải em nói, làm ơn đừng gán vào đây là em nói hay “cùng một giuộc”.

Em nói vấn đề nhân quyền này ko hề nhằm vào nước Mĩ mà là nói về hiểu thế nào là nhân quyền. Em cũng đã nói là ng Mĩ hiểu sai về nhân quyền chứ ko nói là nước Mĩ lợi dụng để can thiệp gì đó (cũng ko khẳng định là ko, nhưng ít nhất em ko động đến cái này).Vì vậy mọi ng nên nhìn lại. Em cũng đã trả lời Dũng rằng những cái em viết kể cả thay bằng LHQ thì cũng ko thể là nhân quyền khi anh ép ng ta, chả liên quan gì Mĩ hay Anh gì ở đây hết. Tất cả các vấn đề ở đây đều xem xét trên góc độ khoa học, logic, các quy luật mọi ng đều có thể kiểm chứng, mọi định kiến làm ơn mang đi chỗ khác. Cũng chỉ có thể mong mọi ng hiểu, chứ chắc cũng chả thể hiểu hết.

Còn về ví dụ pig quyền, em trả lại anh Long một ví dụ gần đây có nói ở VN, hy vọng anh có thể hiểu em đang nói cái gì. Ở VN cách đây ko lâu phát hiện một tộc ng (chỉ một nhóm hay 1 dân tộc thì ko rõ lắm) quen sống trong hang đá chứ ko xây nhà. Chính quyền giúp đỡ bằng cách xây cho họ nhà và thuyết phục họ về ở. Rất nhiều lần họ lại quay về hang đá nhưng dần dần sau nhiều lần thuyết phục, số ng thấy sống nhà tốt hơn tăng dần và sau một quá trình như thế thì chấp nhận. Em hỏi anh, nếu nhà nước ép họ phải ở nhà ngay, xây một cái hàng rào để họ ko thể quay trở về hang, thì nó là một cái nhà tù à. Hay anh có cách nào hay hơn việc thuyết phục dần dần kia mà anh gọi là nhân quyền thì nói thử xem. Vấn đề Af em đã nói rồi, phải tách ra cái ng dân muốn và cái chính quyền muốn. Anh có thể khuyên, thuyết phục ng dân, nhưng ép họ thì ko được. Và em đã nói khi ng dân trong đó ủng hộ cái nhân quyền của anh, thì đó cũng là nhân quyền của họ. Và em cũng nhấn mạnh là nếu chính quyền ko chịu theo cái ng dân muốn thì khi đó anh có quyền nói là ng dân ko có nhân quyền (còn việc can thiệp vào lại là chuyện khác chưa bàn). Em đã nói rất nhiều về cái gọi là mỗi ng nghĩ khác nhau, anh cho rằng đeo khăn là khổ còn ng Af cho rằng như thế là sung sướng thì quyền của họ là đc đeo khăn. Nếu anh nói như thế ko là con ng thì chính anh ko là con ng trước, đừng có nói nhân quyền. Anh nhìn thấy một con ng ăn cám lợn mà anh có cái quyền nói họ ko là con ng sao, anh còn ko có cái quyền cấm họ ăn mà anh chỉ có cái quyền khuyên họ thôi, nếu nhiệt tình thì là thuyết phục. Cái này có lẽ giống như dị biệt mà anh Linh nhắc tới. Tuy nhiên dị biệt nhiều hay ít rất khó nói và vì thế nhìn nhận từ bên ngoài chỉ có thể nhận xét chứ ko có quyền can thiệp vào ng ta muốn cái gì. Đây theo em mới là cách hiểu chữ NHÂN như nghĩa của nó. Ko dính gì đến Mĩ nữa nhé.

Cái đoạn nói 5 năm là nói cho vui, anh Long đừng có nghiêm trọng hóa thế mà em gọi là bảo em là thằng ngu ấy. Em xin lỗi là em đùa ko đúng chỗ là định giải trí 1 tí chứ cái anh nói trẻ con nó cũng hiểu. Ý em nói chỗ đấy là nhà nước VN thì phải tồn tại lâu dài, vì cái quy luật em dùng chỉ đúng với những cái lâu dài. Còn nếu VN chỉ cần tồn tại 5 năm thì cái quy luật ấy ko dùng đc. Em xin lỗi vì đã đùa 1 lần nữa :(

Về cái ngưỡng thì chính là vì sao em nói là trả lời sơ sài tạm thôi. Nói về cái đấy cần nói kĩ hơn. Cái ngưỡng đấy phụ thuộc vào trình độ nhận thức của ng dân. Ngưỡng này thay đổi theo các thời kì và có tính địa phương nhất định khi thông tin ko trong suốt. Ví dụ PK châu Á có ngưỡng khác với châu Âu nhiều tuy cùng thời gian. Còn giải thích vì sao dân Bắc Hàn lại chịu cái ngưỡng như thế thì chính là ở chỗ họ bị bít hoàn toàn thông tin với bên ngoài. Họ khổ nhưng ko biết có cái sung sướng hơn để mà đòi cũng như thời PK khổ nhưng có biết về một xã hội dân chủ đâu mà đấu tranh. Cái này là một cân bằng ko bền và khi ng dân trong đó có thể nhận ra thì chắc chắn nó sụp. Tức mấu chốt ở chỗ thông tin. Cái ngưỡng này ko có cái chung nhưng khi thông tin đc trao đổi thì nó sẽ có xu hướng tiến đến gần nhau, tất nhiên theo hướng đến cái thấp hơn. Ngưỡng của VN trước đây cao hơn so với mặt bằng nên khi mở cửa thông tin thì nó ngày càng giảm. So sánh ngưỡng thì có thể thấy VN trước đây cao hơn bây giờ và luôn cao hơn các nước như Mĩ. Ngay ở VN thời điểm hiện tại có thể thấy cái ngưỡng của ng dân thành thị thấp hơn nông thôn nhiều do điều kiện thông tin với bên ngoài tốt hơn. Theo xu hướng thì nó ngày càng thấp đi, tiến đến như các ngưỡng mà mọi ng cho là tự do nhất hiện tại. Như vậy đúng là em theo thuyết “ngưỡng riêng” nhưng nó ko phải cố định và dân nào, nó phụ thuộc trình độ của họ (thay đổi theo thời gian). Cái này gọi là quan điểm lịch sử cụ thể anh Lọng ạ: từng góc nhìn, thời gian, địa điểm, môi trường xung quanh của cái mà anh nhìn. Nếu ai phản đối quy luật này thì cũng xin nói rõ. Em cũng ủng hộ tự do thông tin (trừ tư tưởng) chính là để đảm bảo cái này theo đúng quy luật của nó. Còn riêng tư tưởng em đã giải thích tại sao nó ko quan trọng và mặt trái của nó rồi, nếu mọi ng thắc mắc thì có thể đọc lại rồi nói về cái đấy. Có thể tóm tắt về ý đấy là em ko ủng hộ nó vì nó có thể suy ra từ các thông tin khác nhưng ko phản ánh đầy đủ thông tin nên dễ dẫn đến sai lệch, nhất là khi không có thông tin đa chiều (tức là chỉ có hại mà ko có lợi).

Đã rất nhiều lần anh Long chả hiểu em nói cái gì nhưng cứ áp đặt một cái và gán em là một thằng ngu. Em cần phải nói gì với anh nữa????? Anh có hiểu cái khi ko hiểu hoặc chưa rõ thì phải hỏi lại ko? Nếu anh ko thể hiểu em nói cái gì thì ko phải lỗi của em!!!! Nói thế này là hỗn nhưng em nhắc anh nhẹ nhàng bao nhiêu lần nhưng chả thấy thay đổi.

Tại sao VN ko thể có thông tin đa chiều ngay hiện tại? Cái này trước hết đề nghị mọi ng xem xét khoa học đã. Khi đa số ng dân thậm chí còn chưa quen hoặc chưa thừa khả năng tài chính để trả tiền cho chương trình TV hay mua báo thì lấy đâu ra thông tin đa chiều? Thế mới nói nếu có cho phép tự do hoàn toàn thì cũng khó để ng dân có đa chiều mà chỉ có những cái free chen dc vào thôi, mà tại sao nó free thì ko thể ko hỏi (trừ nhà nước). Cái kinh tế VN ko thể khoác chính trị Mĩ cũng là đây. Có thông tin rồi cũng cần làm quen dần với xử lí thông tin đa chiều chứ có phải cứ có đã xong đâu. Hiện nay cũng đã có những cái đa chiều nhưng thực tế thể hiện rõ ng VN chưa quen với việc xử lí nó chứ ko phải chỉ lí thuyết. Ng dân vốn quen với việc thông tin đưa đến ko cần xử lí mà chỉ tiếp nhận rồi suy đoán chủ quan nên thiếu kiên nhẫn chờ thông tin từ một chiều khác. Một cái nữa là ng dân vốn quen dựa nhiều vào chính quyền nên cái động lực “đòi” là ko dễ có ngay. Cũng có những cái ng dân phải đòi nhưng cũng có những cái ko đòi cũng đã phải đáp ứng rồi vì đây là đặc trưng của nước 1 đảng. Cái này nếu chỉ nhìn theo kiểu động lực của Mĩ thì ko thấy dc, ví dụ đơn giản là VN bắt đầu đàm phán WTO cách đây 11 năm từ khi chưa ng dân nào biết mà yêu cầu (chính cái quy luật về ngưỡng đấy nó yêu cầu). Đây cũng là một lí do mà ng dân ko thấy việc đọc báo quan trọng và khả năng chi tiền khi các cái khác cần hơn thấp đi nhiều. Kinh tế chưa phát triển thì báo cũng ko thể phát triển dc thì đã nói ở trên rồi. Chốt lại ai muốn thông tin đa chiều thì nói thử xem làm thế nào????

VN đâu phải ko cố dân chủ, nhưng nó phải xuất phát từ dân trí đi lên và làm chủ, việc cung cấp báo và chương trình TV free cũng nhằm mục đích này, nhưng ko thể xuể mà nó phải từ nội lực kinh tế của ng dân. Mà thực ra cũng ko phải ko cho đa chiều mà đang mở rộng dần rồi. Những cái báo chí có thể nói đã khác trước đây rất nhiều. Cùng với kinh tế đi lên thì báo cũng đa dạng và phong phú hơn nhiều. Cả về số lượng và chất lượng thì đừng so với cách đây chục năm. Ko cho tư nhân thì sao? Ít nhất các vấn đề (cứ tạm trừ mấy cái coi là nhạy cảm ra) đc nhìn từ nhiều góc cạnh hơn đang làm ng dân quen dần với việc phải nghi ngờ báo chí hơn nữa. Ng ta hiểu thế nào là báo chí theo thị trường.

Em đề nghị anh Linh quote ra đoạn nào là em viện cớ để em tiện trả lời. Em nhắc lại với anh em là một ng dân đang sống ở đây, ko có quan chức hay con cháu quan chức gì hết. Em viện cớ để sau này em làm quan chức chắc. Nó là cách hiểu khác anh, cách hiểu của em về dân chủ và mục đích của nó nhưng anh đừng gán cho nó chữ “viện cớ”. Nó có thể giống với cái anh vẫn nghĩ là “mị dân” nhưng ít nhất động cơ của nó thì khác hoàn toàn. Anh thông cảm là nếu anh ở vị trí của em thì chắc khó giữ bình tĩnh. Một thực tế là ở VN trước đây thiếu dân chủ trầm trọng, nhưng việc tháo nút ko có nghĩa phải tạo một cú sốc để ấn hoàn toàn quyền vào tay ng dân mà cách hiện nay là dân có thể làm chủ đến đâu trao đến đấy. Muốn thúc đẩy dân chủ thì phải tăng cái khả năng làm chủ, sao ko ai chịu làm? Làm thế thì ko thấy ai chứng minh sai, làm ngược thì em đã chứng minh sai, thế theo cái logic thông thường nhất thì phải kết luận thế nào? Mọi ng hay so sánh với Mĩ nhưng Mĩ thì khi phát triển cũng vậy thôi, dựa vào đâu mà nói là “ngụy biện”. Cái này là quy luật ko chỉ Mĩ mà bất kì nước nào, từ xưa đến nay, đều tuân theo. Nếu chỉ vì nó khác mình mà gán chữ “ngụy biện” trong khi ko chỉ ra dc cái sai thì có phải chính đang tự “ngụy biện” để lẩn tránh ko? Bạn Phước vẫn dùng thực tế của vài nước trong một vài thời điểm để chứng minh thì giúp tôi đi, hiểu biết của bạn và anh Linh về những cái này hơn tôi nhiều nên tôi nhờ vậy. Nếu sai tôi cũng chả hẹp hòi hơn thua gì và cũng là cái tốt cho tôi. Cùng với báo chí thì cái này cũng là một lực để nhà nước ko đi quá cái ngưỡng. Chính VN đi đến cái mốc như những năm 86 vì thiếu những cái này và bài học đó ai cũng hiểu. Riêng phần dân chủ này thì sau khi viết em thấy quen quen và nhớ lại là giống đã từng nghe trong trường, nhưng việc tiếp nhận nó hoàn toàn bằng logic và thực tiễn chứ ko có mị dân gì ở đây hết. Em nghĩ cũng đã chứng minh đủ ko ai có thể nhồi sọ em rồi.

Một điều em khẳng định luôn là trên phải trên 90% có dân chủ chứ ko có cái chuyện vài chục % có dân chủ thì là thời phong kiến sao. Nhưng cái đó anh phải hỏi ng dân là họ có dân chủ hay ko chứ anh có quyền gì để quyết định thay họ???? Anh đang ko thể hiểu dân chủ là thế nào chứ ko phải em nói vài phần trăm muốn dân chủ nên ko đáp ứng. Em nói là khi có quyền mà mới có 10% phần trăm đòi thì có thể chưa đáp ứng chứ ko hề nói 10% đòi dân chủ nên ko đáp ứng. Có vài cái quyền trong khi còn chưa biết bao nhiêu ng muốn mà anh gọi vống lên là toàn bộ dân chủ thì có phải là đánh tráo khái niệm ko? Còn nếu anh cho rằng ko có dân chủ vì có đến 40% dân kêu ko có dân chủ thì em sai lè rồi :) Anh chỉ cần trả lời em anh có nghĩ vậy ko thôi thì em dừng mà ko cần chứng minh vì như vậy chúng ta đã thống nhất cách hiểu về dân chủ, chỉ là phỏng đoán khác nhau thôi.

Tuy nhiên, một số vấn đề đã bị bẻ quẹo đi. Hễ nói đến dân chủ và nhân quyền là dễ bị thêm cái đuôi "kiểu Mỹ" để đả kích, sau khi liên hệ nó một cách (nhiều khi) vô lối với (những sai lầm?) trong đường lối ngoại giao của Mỹ. Đây là thủ thuật "đánh tráo khái niệm" rất thô sơ và ấu trĩ khi tranh luận, lẽ ra ko nên có ở một forum "trí tuệ" như HAO
Anh Linh quote hộ em đoạn này ra :)

Anh Linh cũng nói rõ anh có theo dõi thường xuyên báo trong nước gần đây hay ko vì em cảm tưởng các thông tin của anh như cách đây cỡ trên 10 năm (cái này nói thật để hiểu nhau thôi, chả móc máy gì cả). Thông tin cách đây 20 năm thì anh chắc chắn rõ rồi.

Còn ở VN hiện tại, quyền công an vẫn to nhưng ko phải vì luật quản lí CA ko nghiêm mà vì ng dân ai cũng vi phạm pháp luật. Việc công an gán tội là ko thể nhưng việc nó bới móc những cái lỗi anh vốn có mà nó thường bỏ qua mới là cái làm ng ta sợ công an. Việc vi phạm chắc cũng có nhưng ở những chỗ như HN, cái này ko dễ vì cái ngưỡng nó đã xuống từ lâu rồi. Cái này là do ng dân ko ý thức hết quyền của họ. Có những cái công an phạm luật nhưng ng dân ko biết hoặc ko quen dùng luật để kiện. Cái này thì ko thể đổ tại luật ko quản lí công an mà phải nâng cao hiểu biết của ng dân về quyền của mình (thực ra nó nằm trong hiểu biết chung chứ chả thể chỉ dạy riêng luật dc). Còn cái mà anh Long bảo ai cũng hiểu đc là anh hỏi những ai thế. Cái anh nói ko phủ nhận là ko có, nhưng cái nào là cái chính thì anh cứ lập 1 cái poll lên rồi mọi ng vote cho khách quan ko thì em lại mất công chứng minh.

Cái logic cái lợi nhiều hơn cái hại vẫn tuyệt nhiên ko thấy anh Long nhắc đến. Anh có phủ nhận cái hại của việc thả tự do hoàn toàn ko? Nếu anh phủ nhận thì em khỏi mất công tranh luận với anh.

Việc những cái anh Long nói về công an hay dân chủ, nhân quyền quá khứ của VN em ko hề phủ nhận (nếu nhìn với con mắt của một trí thức), cái hiện tại em cũng ko ngu đến mức nói nó hoàn hảo, nhưng nó có thay đổi rất đáng kể ko thì các anh phải rõ hơn em (trừ phi anh ko hề theo dõi tin trong nước, mà em thì đang nghi ngờ cái này). Trong vòng hơn 10 năm (từ khi em có thể nhớ dc) mà nó thay đổi đáng kể đến thế cũng đã chỉ rõ tương lai nó thế nào rồi. Những cái này đều là nhìn với con mắt của những trí thức, nhưng khi nói dân chủ và nhân quyền mà ko nói đến ng dân thì là cái ko chấp nhận dc. Thông tin về quyền của ng dân các nước khác ko hề bị hạn chế ở VN, kể cả luật hay hiến pháp VN. Anh đi giảng giải miễn phí thì còn khối ng cảm ơn. Mấy cái này em còn phải trả tiền để có nên chắc đúng thôi. Anh chỉ bị hạn chế khi kêu gọi họ đòi cái này hay cái kia mà thôi, Việc đòi phải tự họ nhận thấy và đòi, các anh dựa vào đâu mà khẳng định cái các anh nói là đúng và họ tiếp nhận hết cái các anh nói.

Chốt cái cuối cùng, tôi tham gia cái này là vì nghĩ có thể giải thích những cái nhiều ng nhầm lẫn trong khi nó có tác động rất lớn. Nhưng có vẻ mọi ng ko có ý định nghe mà chỉ có ý định nói thôi nên nếu ko còn ai muốn đọc thì tôi ko tham gia nữa để khỏi mang tiếng “mị dân” :), tôi chả sơ múi cái gì cả. Có bao nhiêu ý tôi rất ngại nhưng cũng cố trả lời bằng hết rồi. Tất cả các ý ko bẻ dc chỗ nào nhưng vẫn kết luận mình đúng, thậm chí ko thèm tự nghi ngờ mình thì là cái kiểu thảo luận gì?????? Hiểu thì chả chịu tự mở rộng, chỉ chăm chăm có cái nào bẻ dc ko thì là cái kiểu thảo luận gì????? Còn chê ng khác bảo thủ!!!!!!! Còn ai chỉ ra chỗ nào tôi hiểu ko đúng cái mọi ng nói xem. Còn nếu nói đây ko phải thảo luận mà để hơn thua thì tôi té, đây ko phải chỗ tôi muốn. Cái câu “nói cho phí nước bọt” ko muốn cũng phải chấp nhận thôi :)
 
Từ trước đến h e thấy bác luôn cậy vốn TA của mình,e thấy nếu thật sự yêu VN trước hết bác phải giữ sự trong sạch trong ngôn ngữ của mình đã. Học tập, hòa nhập chứ k0 hòa tan.Những khái niệm tiếng Anh mà bác chỉ giải thik qua hoặc nói là k0 có từ của VN thì làm sao bác có thể hiểu rõ ràng khái niệm đó đc

anh Tâm đã có viết và vấn đề này, mình chỉ xin quote lại:

"Việc mọi người thỉnh thoảng dùng từ chuyên ngành tiếng Anh là việc rất bình thường. Những vấn đề này thì được đề cập, bàn bạc đến nhiều bởi những người chịu nền giáo dục châu Âu, phần nhiều là bằng tiếng Anh. Không phải ai cũng có kiến thức tương đương để dịch tất cả mọi thứ sang tiếng Việt cả. Ngay cả chuyên ngành của em nhiều đứa nói những từ tiếng Việt mình không hiểu gì cả vì chưa được tiếp cận bao giờ, nhiều từ tiếng Anh mình biết không dịch nổi sang tiếng Việt thì không biết từ chuyên ngành tương đương. Chỉ có những người học một ngành bằng cả 2 thứ tiếng mới có thể dịch được toàn bộ những gì trong ngành mình nói. Hầu hết ở đây không có ai có may mắn vậy cả, vì thế chuyện thỉnh thoảng dùng từ chuyên ngành tiếng Anh là việc hoàn toàn chấp nhận được. Hơn nữa các bạn cũng rất nhiệt tình giải thích nếu ai có câu hỏi nào về từ nào đó. Em nghĩ là anh Tuấn không có gì phải chỉ trích mọi người ở đây cả."
 
@ Quang:

Quang viết dài và bức xúc quá! Nhưng có lẽ chính vì dài và bức xúc nên lại ko tập trung vào những vấn đề chính mình đang bàn, mà đa phần toàn trật lấc đi đâu cả. :)

Anh nghĩ có lẽ ai cũng hiểu ý Quang cả (vì thực ra Quang nói ko có gì khó hiểu, và nếu có ai nói gì khác, thì chỉ là họ muốn trao đổi về ý kiến của Quang thôi). Nên Quang đâu cần phải dài dòng văn tự thế :)

Liên quan đến những gì anh viết ở post trước, anh ko hề nhắc đến tên Quang nên nếu chỗ nào Quang cảm thấy rằng anh đang ám chỉ Quang, hay những gì Quang nói, thì trước tiên Quang nên hỏi anh có phải đúng vậy ko đã. Còn nếu ko, anh nhắc đến ai đó mà ko phải Quang, thì Quang vơ vào làm gì? :)

Trong post trả lời, Quang có nhắc đến (tên) anh nên ở đây, anh chỉ trả lời những gì dính đến anh (viết) thôi nhé. Còn những thứ ngoài lề mà anh ko nói, thì anh ko liên can gì :)) (Cho dù với rất nhiều điều Quang nói, anh đều có thể góp ý này nọ, nhưng... để dịp khác cho nó rõ ràng).

Em đề nghị anh Linh quote ra đoạn nào là em viện cớ để em tiện trả lời. Em nhắc lại với anh em là một ng dân đang sống ở đây, ko có quan chức hay con cháu quan chức gì hết. Em viện cớ để sau này em làm quan chức chắc. Nó là cách hiểu khác anh, cách hiểu của em về dân chủ và mục đích của nó nhưng anh đừng gán cho nó chữ “viện cớ”. Nó có thể giống với cái anh vẫn nghĩ là “mị dân” nhưng ít nhất động cơ của nó thì khác hoàn toàn. Anh thông cảm là nếu anh ở vị trí của em thì chắc khó giữ bình tĩnh. Một thực tế là ở VN trước đây thiếu dân chủ trầm trọng, nhưng việc tháo nút ko có nghĩa phải tạo một cú sốc để ấn hoàn toàn quyền vào tay ng dân mà cách hiện nay là dân có thể làm chủ đến đâu trao đến đấy. Muốn thúc đẩy dân chủ thì phải tăng cái khả năng làm chủ, sao ko ai chịu làm? Làm thế thì ko thấy ai chứng minh sai, làm ngược thì em đã chứng minh sai, thế theo cái logic thông thường nhất thì phải kết luận thế nào? Mọi ng hay so sánh với Mĩ nhưng Mĩ thì khi phát triển cũng vậy thôi, dựa vào đâu mà nói là “ngụy biện”. Cái này là quy luật ko chỉ Mĩ mà bất kì nước nào, từ xưa đến nay, đều tuân theo. Nếu chỉ vì nó khác mình mà gán chữ “ngụy biện” trong khi ko chỉ ra dc cái sai thì có phải chính đang tự “ngụy biện” để lẩn tránh ko?

Anh ko hiểu anh viết đoạn nào bảo là em viện cớ? Xem lại cả bài, cũng ko hề thấy chỗ nào anh nhắc tên em, càng ko bảo em là quan chức hay con cháu quan chức gì hết, thì em thanh minh thanh nga làm gì? Nhắc lại là anh chỉ trả lời những gì anh nói và viết, còn ngoài ra thì... anh bó tay! Anh cũng chịu là em bức xúc thế là vì sao?

Một điều em khẳng định luôn là trên phải trên 90% có dân chủ chứ ko có cái chuyện vài chục % có dân chủ thì là thời phong kiến sao. Nhưng cái đó anh phải hỏi ng dân là họ có dân chủ hay ko chứ anh có quyền gì để quyết định thay họ???? Anh đang ko thể hiểu dân chủ là thế nào chứ ko phải em nói vài phần trăm muốn dân chủ nên ko đáp ứng. Em nói là khi có quyền mà mới có 10% phần trăm đòi thì có thể chưa đáp ứng chứ ko hề nói 10% đòi dân chủ nên ko đáp ứng. Có vài cái quyền trong khi còn chưa biết bao nhiêu ng muốn mà anh gọi vống lên là toàn bộ dân chủ thì có phải là đánh tráo khái niệm ko? Còn nếu anh cho rằng ko có dân chủ vì có đến 40% dân kêu ko có dân chủ thì em sai lè rồi :) Anh chỉ cần trả lời em anh có nghĩ vậy ko thôi thì em dừng mà ko cần chứng minh vì như vậy chúng ta đã thống nhất cách hiểu về dân chủ, chỉ là phỏng đoán khác nhau thôi.

Em viết lộn xộn quá, câu cú thế này bắt anh hiểu thì làm sao anh hiểu nổi? :) Từ từ để anh thử "giải mã" nhé.

Có phải ý em nói là chính quyền đừng quyết định thay dân, hãy để khi nào 90% dân "đòi" dân chủ thì hẵng hay, còn nếu chỉ 10% "đòi" thì "có thể chưa đáp ứng" (để chờ một tỉ lệ thật cao đã)? Đúng em nghĩ vậy ko?

Nếu đúng vậy, thì chỉ có một vấn đề ở đây là: người dân đã thực sự "có quyền đòi" chưa? Trước hết phải cho người ta "có quyền đòi" hẵng chứ, rồi mới nói đến chuyện có ai đòi hay ko, rồi tỉ lệ này nọ. "Có quyền đòi" dân chủ chính là sự thể hiện tính "tự thân" của dân chủ; nhưng nếu chừng nào một chính phủ còn cấm dân "đòi dân chủ", thì nói làm gì đến tỉ lệ này nọ?

Cái "tam đoạn luận" này hay lắm nhé. Chính quyền (trong thực tế) cấm dân "đòi dân chủ" - Dẫn đến tỉ lệ người "đòi dân chủ" có thể ít (hoặc bét ra cũng chả thống kê được) - Suy ra dân chưa có nhu cầu dân chủ, chính quyền ko thể quyết định thay dân, nên cứ "nguyên trạng" :)

Đây là anh giả thiết em nghĩ như trên. Còn nếu em nghĩ khác, mà do anh hiểu nhầm, thì em viết lại cho sáng sủa giùm anh, anh sẽ ngẫm nghĩ lại...

Tuy nhiên, một số vấn đề đã bị bẻ quẹo đi. Hễ nói đến dân chủ và nhân quyền là dễ bị thêm cái đuôi "kiểu Mỹ" để đả kích, sau khi liên hệ nó một cách (nhiều khi) vô lối với (những sai lầm?) trong đường lối ngoại giao của Mỹ. Đây là thủ thuật "đánh tráo khái niệm" rất thô sơ và ấu trĩ khi tranh luận, lẽ ra ko nên có ở một forum "trí tuệ" như HAO
Anh Linh quote hộ em đoạn này ra :)

:) Anh cũng ko hề nêu tên em ở đây. Em cảm thấy anh ám chỉ em à?

Ở đây, anh chỉ muốn nói (chung) là khi bàn về dân chủ và nhân quyền, nhiều người gán luôn cho nó cái đuôi "kiểu Mỹ", để liên tưởng đến những chuyện này nọ, rất tào lao. Cái lý luận ấy đại loại như thế này: "Dân chủ hay ho quái gì? Như kiểu Mỹ mang quân chiếm Iraq, hay áp đặt cho Afghanistan, dễ thường là hay à?" (liên hệ đến một vài điểm trong chính sách ngoại giao của Mỹ). Hoặc giả: "Dễ thường dân chủ như ở Mỹ mà hay đấy hả? Da đen da vàng còn bị kỳ thị bỏ xừ, dân thì dùng vũ khí hơi tí bắn giết nhau, có nên học Mỹ ko?" (về nội trị của Mỹ).

Những "thủ thuật" mà anh tạm gọi là "đánh tráo khái niệm" này, rất thô sơ và ấu trĩ nhưng lại thường gặp trong thảo luận. Tuy nhiên, nó có thể "đánh lạc hướng" những ai dễ bị "lung lạc". Trong topic này, anh thấy có những biểu hiện như thế (ko nhất thiết phải là những lập luận y hệt như ở trên).

Nếu em ko nói, hay ko có ý như thế, thì thôi, nói làm gì? :)

Anh Linh cũng nói rõ anh có theo dõi thường xuyên báo trong nước gần đây hay ko vì em cảm tưởng các thông tin của anh như cách đây cỡ trên 10 năm (cái này nói thật để hiểu nhau thôi, chả móc máy gì cả). Thông tin cách đây 20 năm thì anh chắc chắn rõ rồi.

Có em ạ. Hàng ngày, vì lý do công việc và kể cả vì sở thích cá nhân, anh theo dõi rất kỹ báo trong nước. Lưu ý em là anh đọc báo trong nước cũng... đa chiều: kể cả những tờ được coi là "cấp tiến" như "Tuổi Trẻ", "VietNamNet"... đến những tờ có lẽ bà con mình ít đọc vì nghĩ rằng ít tìm được thông tin gì khả dĩ trong đó, như "Nhân Dân", "Quân Đội", "Hà Nội Mới"... Anh ko hề có định kiến gì trong việc đọc báo hay tiếp nhận thông tin, vì mục đích của anh khi đọc báo là xử lý thông tin, nên ko loại trừ báo hay nguồn gì cả. (Ngoài ra, anh cũng có bạn bè làm báo chí ở nhà, cũng có trao đổi với họ chuyện này chuyện nọ, nên anh nghĩ là anh có theo sát những diễn biến ở Việt Nam đến mức có thể).

Có lẽ, đây cũng là sự... dân chủ trong "văn hóa đọc" nhỉ? :)

Nhân tiện, cho anh hỏi lại hai câu nhé: 1. có gì cụ thể khiến em nghĩ là anh ko thường xuyên theo dõi báo chí trong nước ko? (Nhớ là "cụ thể" ấy nhé, đừng chỉ đơn thuần là "cảm tưởng" :)). 2. như em nói, em có thể nhớ được những gì diễn ra trong vòng trên dưới 10 năm nay, vậy những gì trước đó em có quan tâm tìm hiểu ko, từ những nguồn nào? (Vì nếu ko có sự tìm tỏi hiểu biết về lịch sử - tạm hiểu là những gì xảy ra trong vòng dăm bảy chục năm trở lại đây - thì nói gì cũng khó lắm đấy :) ).

Chốt cái cuối cùng, tôi tham gia cái này là vì nghĩ có thể giải thích những cái nhiều ng nhầm lẫn trong khi nó có tác động rất lớn. Nhưng có vẻ mọi ng ko có ý định nghe mà chỉ có ý định nói thôi nên nếu ko còn ai muốn đọc thì tôi ko tham gia nữa để khỏi mang tiếng “mị dân” :), tôi chả sơ múi cái gì cả. Có bao nhiêu ý tôi rất ngại nhưng cũng cố trả lời bằng hết rồi. Tất cả các ý ko bẻ dc chỗ nào nhưng vẫn kết luận mình đúng, thậm chí ko thèm tự nghi ngờ mình thì là cái kiểu thảo luận gì?????? Hiểu thì chả chịu tự mở rộng, chỉ chăm chăm có cái nào bẻ dc ko thì là cái kiểu thảo luận gì????? Còn chê ng khác bảo thủ!!!!!!! Còn ai chỉ ra chỗ nào tôi hiểu ko đúng cái mọi ng nói xem. Còn nếu nói đây ko phải thảo luận mà để hơn thua thì tôi té, đây ko phải chỗ tôi muốn. Cái câu “nói cho phí nước bọt” ko muốn cũng phải chấp nhận thôi :)

Anh, trái lại, thỉnh thoảng nhảy vào góp vài ý chỉ với lý do rất khiêm tốn: đưa ra một cái nhìn cá nhân, ko nhất thiết phải "toàn phân vẹn mười", về những vấn đề đang thảo luận. Anh ko có ý đồ lớn lao như Quang ("giải thích những cái nhiều người nhầm lẫn trong khi nó có tác động rất lớn"), càng chả hơi đâu hơn thua làm gì. Anh cũng chỉ nghe là chính, nên chắc ko thuộc hạng "mọi người ko có ý định nghe mà chỉ có ý định nói thôi". Cũng như Quang, anh chả "xơ múi" gì ("xơ", chứ ko phải "sơ" nhé :) ). Nên có gì đâu phải bực dọc và to tiếng đến thế nhỉ?

Trong thảo luận, ngược ý nhau là rất thường. Quang làm ơn xem lại mấy post của anh về việc bất đồng quan điểm trong các phong trào cánh tả và lao động (tiền thân của phong trào cộng sản sau này) thuở phôi thai, khi các vị tiền bối của Lenin cãi nhau như cơm bữa, và cho dù chả ai chịu ai, nhưng họ vẫn tôn trọng nhau và nếu có nói nhau, thì chỉ nhằm vào lập luận của nhau. Tiếc là truyền thống tốt đẹp đó không còn được giữ trong thời gian sau này... (các "hậu bối" đúng là "bảo hoàng hơn vua"...)

Buồn lắm thay!

L.
 
Một điều em khẳng định luôn là trên phải trên 90% có dân chủ chứ ko có cái chuyện vài chục % có dân chủ thì là thời phong kiến sao.:)

Đây là lần đầu tiên anh được biết là trong thời phong kiến cũng có dân chủ. Anh được mở rộng tầm mắt rồi.

@Bách: Nếu nói như thế mà em nhắc nhở như vậy, lần sau anh chú ý hơn. Tuy nhiên anh bực quá, thanh niên trai tráng, học ở bển mà ăn nói không theo cái kiểu: "Nhìn cho rộng, suy cho kỹ" gì cả. Khái niệm gốc chưa nắm vững mà đã ngồi phán lung tung cả.

Bàn về dân chủ mà không bàn đến vấn đề nhà nước, giai cấp, dân tộc thì mới nói được cái ngọn mà chưa đi đến cái gốc của vấn đề. Chưa đến gốc rễ của vấn đề thì làm sao gọi là tiêu hóa được, chỉ đọc và nói lại thôi. Mà đọc sách về dân chủ thì nhiều lắm, vào thư viện của Havard thì có mà đến hàng trăm. Nếu ngồi chuyển ngữ sang tiếng Việt thì chắc mất hàng chục năm. Cái quan trọng là khi đọc xong thì rút ra được cái gì chứ.
 
Đây là lần đầu tiên anh được biết là trong thời phong kiến cũng có dân chủ.
Thế anh bảo là ko có dân chủ trong thời phong kiến ah.:)) Thế sao bọn phong kiến ko trở về thời kì chiếm hữu nô lệ luôn đi, lúc đó có khái niệm nhân dân nữa đâu mà dân chủ.:-j
P/s: Anh Cường có chữ ký hay nhey? Hậu thiên bát quái ah.:))
 
Có được dân chủ hay ko là do cảm nhận(ý kiến) riêng của mỗi người (tưởng cái này nói rồi?)
Cái nhau mãi mà ko có ý gì mới nữa, đọc mệt quá >"<
 
Anh Linh thông cảm cái bài kia em viết hơi bức xúc, vì anh chỉ nói chung chung trong khi hầu như chỉ có em động đến nó (lúc đấy chưa đọc kĩ bài An vì thấy toàn ví dụ). Nếu anh ko nói em thì em xin lỗi vì đã hiểu lầm.

Em cũng ko bức xúc vì ý kiến trái chiều, vấn đề là đã chứng minh đến tận cùng rồi, ko chịu nhìn cái sai thì cũng nên nghi ngờ mình một chút thay vì bảo thủ một cách vô lí như thế. Em cũng dùng lại hầu hết chính những cái mọi ng dùng, thêm một số quy luật mà ai cũng thấy, chứ còn chưa đưa hết ra tại sao em nhìn như thế. Ko chịu chấp nhận ngay cả chính logic của mình và những cái mình cũng thấy đúng thì có lẽ ko phải bảo thủ nữa rồi.

Em nói là nếu 10% số ng đòi 1 cái quyền nào đó mà ko dc thỏa mãn thì đó là một điều bình thường, các nước còn phải 50% mới dc, có gì lạ đâu. Nhưng việc quy những cái quyền đó là quyền của dân chủ rồi nhầm lẫn khái niệm (mà anh dùng từ đánh tráo) nói là 10% đòi dân chủ mà ko đc là một cái sai.

Còn cái khác biệt giữa anh và em như vậy ko phải cái anh đang nói. Em cho rằng xã hội như VN phải đạt 90% dân chủ, hiện nay chưa lí tưởng đến thế nhưng cũng ko đến nỗi 10% có dân chủ. Khái niệm dân chủ theo em hiểu thì là ng dân có quyền quyết định đến cái cuộc sống của họ, việc đòi dc 1 vài cái quyền nào đó chỉ là phương tiện chứ ko phải mục tiêu. Có những quyền ng dân ko có nhưng vẫn có những quy luật khác buộc nhà nước phải tuân theo cái ng dân muốn thì đó vẫn là dân chủ (vì vẫn đúng cái họ muốn). Đánh giá dân chủ phải tính bằng bao nhiêu % dân thỏa mãn chứ ko phải có những quyền gì. Cái này cũng như anh đi xe vậy, cái anh cần là anh muốn đến đâu và anh có đến đó hay ko chứ ai lái chắc ko phải cái quan trọng. Em luôn đi từ cái gốc.

Anh Linh thử nhìn lại theo hướng quốc hội có theo ý muốn ng dân ko và quyền của quốc hội thế nào, hai là mức độ phản ánh của báo chí và sức mạnh của báo chí để đánh giá ng dân có điều khiển đc chính quyền ko để đánh giá về dân chủ xem thế nào. Một cái quan trọng là khi 2 cái này có sức mạnh thì nó còn có tác dụng răn đe với những người định vi phạm chứ ko chỉ là phát hiện và trừng phạt. Khi đứng từ bên ngoài thì ko chắc thấy cái này chứ ở VN thì đều hiểu 2 cái này có sức mạnh hay ko và có đúng cái họ muốn hay ko. Lý tưởng thì chưa nhưng nói ko có thì sai nhiều quá.

Em đưa 2 cách phản biện, anh cứ suy nghĩ tạm xem vậy.

1. Em hỏi là vì những ng đọc báo ở VN thì ko thể chỉ nhìn VN có 10% đòi dân chủ dc, chắc chắn phải hiểu nó có tác dụng thế nào với cuộc sống :-??
2. Tất nhiên khi em nhớ đc cũng có những câu chuyện về thời trước đó. Thời chiến tranh và bao cấp là cái những ng đã trải qua ko thể quên khi có cuộc sống hôm nay và đâu đó nó sống lại trong những câu chuyện, từ nhiều ng, rất vô tình, về nhiều góc độ, chẳng thể nói cụ thể. Hiểu dc thì chỉ có ng trải qua nó, còn với em thì cũng hình dung sơ sơ về những cái cơ bản.
 
Có được dân chủ hay ko là do cảm nhận(ý kiến) riêng của mỗi người (tưởng cái này nói rồi?)

Nếu bạn có đọc thì sẽ hiểu tự do, dân chủ góp phần quan trọng tạo ra diversity (những sự khác nhau trong xã hội), và cái này chính là động lực thúc đẩy sự phát triển không ngừng của mọi xã hội, cho nên nó không còn là ý kiến và cảm nhận của mỗi người nữa mà là vấn đề chúng ta nên cố gắng tham gia. Cái này mình có nói rõ ở post #1.

Cái nhau mãi mà ko có ý gì mới nữa, đọc mệt quá

Có thể bạn kô có hứng thú trong cái này nên nghĩ là kô bổ ích và thừa thải. Nhưng thực tế, những chính sách ở các nước dân chủ như Mỹ, Anh đều bắt nguồn từ những cuộc tranh luận như thế này - tự do thảo luận, tự do đưa ra ý kiến và cách nhìn nhận của mình về xã hội - và để sự quyết định cuối cùng là người đọc.
 
Anh có cảm giác chú Bách đang xúc phạm anh. Lá cờ đỏ sao vàng là cờ tổ quốc của anh, là lá cờ đại diện cho anh, là lá cờ mà anh có thể đại diện cho nó. Trong khi đó anh không phải là người cộng sản. Thế mà chú bảo cờ đỏ sao vàng là cờ cộng sản tức là chú nói đó không phải là cờ của anh à? Chú có cái kiểu chụp mũ kinh nhỉ. Mà nếu nói cờ đỏ sao vàng là cờ cộng sản, thì tức là ai tung hô nó thì là cộng sản, thì cứ dịp seagames chú ra đường mà ngắm thì chắc sẽ không ai nghĩ tới đa đảng nữa chú nhỉ, vì dân gì mà ai cũng yêu cờ đỏ thế thì còn đa cái nỗi gì nữa?

Những kẻ tự xưng "quốc gia" họ không công nhận lá quốc kỳ của Việt Nam là chuyện riêng của họ. Họ đâu có phải là công dân Việt Nam, cho nên anh cũng không thèm quan tâm. Lá cờ được một số bang của Mỹ công nhận thì nó là lá cờ Mỹ, đại diện cho một sắc dân thiểu số của Mỹ, và vì thế theo thiển ý của anh thì nó không có liên quan quái gì đến anh cả? Việc lên án cái cờ kia cũng có chỗ không cần thiết ở chỗ đó nữa. Nó là cờ Mỹ thì nó là chuyện nội bộ nước Mỹ, nhẽ ra mình quan tâm làm quái gì cái chuyện ấy? Nhưng thỉnh thoảng trường nọ trường kia mà bắt tháo bỏ quốc kỳ Việt Nam thì không thể chấp nhận được. Những cái ấy thì phải đấu tranh tới cùng.


Nhắc lại lần cuối. Kẻ nào mông muội muốn nói lá cờ đỏ sao vàng là lá cờ cộng sản thì mặc kệ họ (nói chung cũng có vài lần chỉ bảo cho biết là cờ cộng sản là cờ búa liềm rồi, nhưng nói mãi mà nghe không thủng thì thôi chẳng buồn nói nữa). Nhưng lá cờ đỏ sao vàng là lá cờ Việt Nam, trong thời điểm hiện tại nó đại diện cho đất nước Việt Nam và con người Việt Nam.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên