@ Quang:
Quang viết dài và bức xúc quá! Nhưng có lẽ chính vì dài và bức xúc nên lại ko tập trung vào những vấn đề chính mình đang bàn, mà đa phần toàn trật lấc đi đâu cả.
Anh nghĩ có lẽ ai cũng hiểu ý Quang cả (vì thực ra Quang nói ko có gì khó hiểu, và nếu có ai nói gì khác, thì chỉ là họ muốn trao đổi về ý kiến của Quang thôi). Nên Quang đâu cần phải dài dòng văn tự thế
Liên quan đến những gì anh viết ở post trước, anh ko hề nhắc đến tên Quang nên nếu chỗ nào Quang cảm thấy rằng anh đang ám chỉ Quang, hay những gì Quang nói, thì trước tiên Quang nên hỏi anh có phải đúng vậy ko đã. Còn nếu ko, anh nhắc đến ai đó mà ko phải Quang, thì Quang vơ vào làm gì?
Trong post trả lời, Quang có nhắc đến (tên) anh nên ở đây, anh chỉ trả lời những gì dính đến anh (viết) thôi nhé. Còn những thứ ngoài lề mà anh ko nói, thì anh ko liên can gì

) (Cho dù với rất nhiều điều Quang nói, anh đều có thể góp ý này nọ, nhưng... để dịp khác cho nó rõ ràng).
Em đề nghị anh Linh quote ra đoạn nào là em viện cớ để em tiện trả lời. Em nhắc lại với anh em là một ng dân đang sống ở đây, ko có quan chức hay con cháu quan chức gì hết. Em viện cớ để sau này em làm quan chức chắc. Nó là cách hiểu khác anh, cách hiểu của em về dân chủ và mục đích của nó nhưng anh đừng gán cho nó chữ “viện cớ”. Nó có thể giống với cái anh vẫn nghĩ là “mị dân” nhưng ít nhất động cơ của nó thì khác hoàn toàn. Anh thông cảm là nếu anh ở vị trí của em thì chắc khó giữ bình tĩnh. Một thực tế là ở VN trước đây thiếu dân chủ trầm trọng, nhưng việc tháo nút ko có nghĩa phải tạo một cú sốc để ấn hoàn toàn quyền vào tay ng dân mà cách hiện nay là dân có thể làm chủ đến đâu trao đến đấy. Muốn thúc đẩy dân chủ thì phải tăng cái khả năng làm chủ, sao ko ai chịu làm? Làm thế thì ko thấy ai chứng minh sai, làm ngược thì em đã chứng minh sai, thế theo cái logic thông thường nhất thì phải kết luận thế nào? Mọi ng hay so sánh với Mĩ nhưng Mĩ thì khi phát triển cũng vậy thôi, dựa vào đâu mà nói là “ngụy biện”. Cái này là quy luật ko chỉ Mĩ mà bất kì nước nào, từ xưa đến nay, đều tuân theo. Nếu chỉ vì nó khác mình mà gán chữ “ngụy biện” trong khi ko chỉ ra dc cái sai thì có phải chính đang tự “ngụy biện” để lẩn tránh ko?
Anh ko hiểu anh viết đoạn nào bảo là em viện cớ? Xem lại cả bài, cũng ko hề thấy chỗ nào anh nhắc tên em, càng ko bảo em là quan chức hay con cháu quan chức gì hết, thì em thanh minh thanh nga làm gì? Nhắc lại là anh chỉ trả lời những gì anh nói và viết, còn ngoài ra thì... anh bó tay! Anh cũng chịu là em bức xúc thế là vì sao?
Một điều em khẳng định luôn là trên phải trên 90% có dân chủ chứ ko có cái chuyện vài chục % có dân chủ thì là thời phong kiến sao. Nhưng cái đó anh phải hỏi ng dân là họ có dân chủ hay ko chứ anh có quyền gì để quyết định thay họ???? Anh đang ko thể hiểu dân chủ là thế nào chứ ko phải em nói vài phần trăm muốn dân chủ nên ko đáp ứng. Em nói là khi có quyền mà mới có 10% phần trăm đòi thì có thể chưa đáp ứng chứ ko hề nói 10% đòi dân chủ nên ko đáp ứng. Có vài cái quyền trong khi còn chưa biết bao nhiêu ng muốn mà anh gọi vống lên là toàn bộ dân chủ thì có phải là đánh tráo khái niệm ko? Còn nếu anh cho rằng ko có dân chủ vì có đến 40% dân kêu ko có dân chủ thì em sai lè rồi

Anh chỉ cần trả lời em anh có nghĩ vậy ko thôi thì em dừng mà ko cần chứng minh vì như vậy chúng ta đã thống nhất cách hiểu về dân chủ, chỉ là phỏng đoán khác nhau thôi.
Em viết lộn xộn quá, câu cú thế này bắt anh hiểu thì làm sao anh hiểu nổi?

Từ từ để anh thử "giải mã" nhé.
Có phải ý em nói là chính quyền đừng quyết định thay dân, hãy để khi nào 90% dân "đòi" dân chủ thì hẵng hay, còn nếu chỉ 10% "đòi" thì "có thể chưa đáp ứng" (để chờ một tỉ lệ thật cao đã)? Đúng em nghĩ vậy ko?
Nếu đúng vậy, thì chỉ có một vấn đề ở đây là: người dân đã thực sự "có quyền đòi" chưa? Trước hết phải cho người ta "có quyền đòi" hẵng chứ, rồi mới nói đến chuyện có ai đòi hay ko, rồi tỉ lệ này nọ. "Có quyền đòi" dân chủ chính là sự thể hiện tính "tự thân" của dân chủ; nhưng nếu chừng nào một chính phủ còn cấm dân "đòi dân chủ", thì nói làm gì đến tỉ lệ này nọ?
Cái "tam đoạn luận" này hay lắm nhé. Chính quyền (trong thực tế) cấm dân "đòi dân chủ" - Dẫn đến tỉ lệ người "đòi dân chủ" có thể ít (hoặc bét ra cũng chả thống kê được) - Suy ra dân chưa có nhu cầu dân chủ, chính quyền ko thể quyết định thay dân, nên cứ "nguyên trạng"
Đây là anh giả thiết em nghĩ như trên. Còn nếu em nghĩ khác, mà do anh hiểu nhầm, thì em viết lại cho sáng sủa giùm anh, anh sẽ ngẫm nghĩ lại...
Tuy nhiên, một số vấn đề đã bị bẻ quẹo đi. Hễ nói đến dân chủ và nhân quyền là dễ bị thêm cái đuôi "kiểu Mỹ" để đả kích, sau khi liên hệ nó một cách (nhiều khi) vô lối với (những sai lầm?) trong đường lối ngoại giao của Mỹ. Đây là thủ thuật "đánh tráo khái niệm" rất thô sơ và ấu trĩ khi tranh luận, lẽ ra ko nên có ở một forum "trí tuệ" như HAO
Anh Linh quote hộ em đoạn này ra

Anh cũng ko hề nêu tên em ở đây. Em cảm thấy anh ám chỉ em à?
Ở đây, anh chỉ muốn nói (chung) là khi bàn về dân chủ và nhân quyền, nhiều người gán luôn cho nó cái đuôi "kiểu Mỹ", để liên tưởng đến những chuyện này nọ, rất tào lao. Cái lý luận ấy đại loại như thế này: "Dân chủ hay ho quái gì? Như kiểu Mỹ mang quân chiếm Iraq, hay áp đặt cho Afghanistan, dễ thường là hay à?" (liên hệ đến một vài điểm trong chính sách ngoại giao của Mỹ). Hoặc giả: "Dễ thường dân chủ như ở Mỹ mà hay đấy hả? Da đen da vàng còn bị kỳ thị bỏ xừ, dân thì dùng vũ khí hơi tí bắn giết nhau, có nên học Mỹ ko?" (về nội trị của Mỹ).
Những "thủ thuật" mà anh tạm gọi là "đánh tráo khái niệm" này, rất thô sơ và ấu trĩ nhưng lại thường gặp trong thảo luận. Tuy nhiên, nó có thể "đánh lạc hướng" những ai dễ bị "lung lạc". Trong topic này, anh thấy có những biểu hiện như thế (ko nhất thiết phải là những lập luận y hệt như ở trên).
Nếu em ko nói, hay ko có ý như thế, thì thôi, nói làm gì?
Anh Linh cũng nói rõ anh có theo dõi thường xuyên báo trong nước gần đây hay ko vì em cảm tưởng các thông tin của anh như cách đây cỡ trên 10 năm (cái này nói thật để hiểu nhau thôi, chả móc máy gì cả). Thông tin cách đây 20 năm thì anh chắc chắn rõ rồi.
Có em ạ. Hàng ngày, vì lý do công việc và kể cả vì sở thích cá nhân, anh theo dõi rất kỹ báo trong nước. Lưu ý em là anh đọc báo trong nước cũng... đa chiều: kể cả những tờ được coi là "cấp tiến" như "Tuổi Trẻ", "VietNamNet"... đến những tờ có lẽ bà con mình ít đọc vì nghĩ rằng ít tìm được thông tin gì khả dĩ trong đó, như "Nhân Dân", "Quân Đội", "Hà Nội Mới"... Anh ko hề có định kiến gì trong việc đọc báo hay tiếp nhận thông tin, vì mục đích của anh khi đọc báo là xử lý thông tin, nên ko loại trừ báo hay nguồn gì cả. (Ngoài ra, anh cũng có bạn bè làm báo chí ở nhà, cũng có trao đổi với họ chuyện này chuyện nọ, nên anh nghĩ là anh có theo sát những diễn biến ở Việt Nam đến mức có thể).
Có lẽ, đây cũng là sự... dân chủ trong "văn hóa đọc" nhỉ?
Nhân tiện, cho anh hỏi lại hai câu nhé: 1. có gì cụ thể khiến em nghĩ là anh ko thường xuyên theo dõi báo chí trong nước ko? (Nhớ là "cụ thể" ấy nhé, đừng chỉ đơn thuần là "cảm tưởng"

). 2. như em nói, em có thể nhớ được những gì diễn ra trong vòng trên dưới 10 năm nay, vậy những gì trước đó em có quan tâm tìm hiểu ko, từ những nguồn nào? (Vì nếu ko có sự tìm tỏi hiểu biết về lịch sử - tạm hiểu là những gì xảy ra trong vòng dăm bảy chục năm trở lại đây - thì nói gì cũng khó lắm đấy

).
Chốt cái cuối cùng, tôi tham gia cái này là vì nghĩ có thể giải thích những cái nhiều ng nhầm lẫn trong khi nó có tác động rất lớn. Nhưng có vẻ mọi ng ko có ý định nghe mà chỉ có ý định nói thôi nên nếu ko còn ai muốn đọc thì tôi ko tham gia nữa để khỏi mang tiếng “mị dân”

, tôi chả sơ múi cái gì cả. Có bao nhiêu ý tôi rất ngại nhưng cũng cố trả lời bằng hết rồi. Tất cả các ý ko bẻ dc chỗ nào nhưng vẫn kết luận mình đúng, thậm chí ko thèm tự nghi ngờ mình thì là cái kiểu thảo luận gì?????? Hiểu thì chả chịu tự mở rộng, chỉ chăm chăm có cái nào bẻ dc ko thì là cái kiểu thảo luận gì????? Còn chê ng khác bảo thủ!!!!!!! Còn ai chỉ ra chỗ nào tôi hiểu ko đúng cái mọi ng nói xem. Còn nếu nói đây ko phải thảo luận mà để hơn thua thì tôi té, đây ko phải chỗ tôi muốn. Cái câu “nói cho phí nước bọt” ko muốn cũng phải chấp nhận thôi
Anh, trái lại, thỉnh thoảng nhảy vào góp vài ý chỉ với lý do rất khiêm tốn: đưa ra một cái nhìn cá nhân, ko nhất thiết phải "toàn phân vẹn mười", về những vấn đề đang thảo luận. Anh ko có ý đồ lớn lao như Quang ("giải thích những cái nhiều người nhầm lẫn trong khi nó có tác động rất lớn"), càng chả hơi đâu hơn thua làm gì. Anh cũng chỉ nghe là chính, nên chắc ko thuộc hạng "mọi người ko có ý định nghe mà chỉ có ý định nói thôi". Cũng như Quang, anh chả "xơ múi" gì ("xơ", chứ ko phải "sơ" nhé

). Nên có gì đâu phải bực dọc và to tiếng đến thế nhỉ?
Trong thảo luận, ngược ý nhau là rất thường. Quang làm ơn xem lại mấy post của anh về việc bất đồng quan điểm trong các phong trào cánh tả và lao động (tiền thân của phong trào cộng sản sau này) thuở phôi thai, khi các vị tiền bối của Lenin cãi nhau như cơm bữa, và cho dù chả ai chịu ai, nhưng họ vẫn tôn trọng nhau và nếu có nói nhau, thì chỉ nhằm vào lập luận của nhau. Tiếc là truyền thống tốt đẹp đó không còn được giữ trong thời gian sau này... (các "hậu bối" đúng là "bảo hoàng hơn vua"...)
Buồn lắm thay!
L.