Lợi ích của sự khác nhau (differences) trong việc phát triển của xã hội.

Em nghĩ nói dân ko ngu ngốc đâu mà đủ sáng suốt có lẽ là hơi lạc quan quá, còn nói thẳng thắn một chút thì em xin phép dùng từ nói lấy được (em ko có ý gì cả, chỉ nghĩ nói như vậy cho khách quan thôi). Thực tế không thể phủ nhận là dân trí VN thấp hơn mặt bằng và ko thể so với các cái phát triển của thế giới. Em ví dụ như cái luật chống độc quyền, hay việc đàm phán vào WTO, mấy cái này mà ko phải chủ động làm thì đợi bao giờ dân mới đòi? Tất nhiên khi có rồi thì vẫn phải quốc hội thông qua, nhưng nếu chỉ trông chờ hết vào dân thì lạc quan tếu. Nếu VN dân chủ chủ động hoàn toàn như Mĩ thực ra sẽ là một cái hại, nó sẽ làm chậm tốc độ như Mĩ đã mất hàng trăm năm để có như ngày nay. Em cho rằng ở VN nên có những phần là dân chủ bị động thì tốt hơn, CQ đưa ra cái cho rằng tốt và ng dân xem xét rồi thông qua trên thực tế. Cái thực tế trình độ của những ng trong chính quyền cao hơn mặt bằng chung là ko thể phủ nhận. Hoàn toàn bị động thì rõ là ko hay, nhưng có một tỉ lệ hợp lí sẽ giúp tốc độ phát triển nhanh hơn, đồng thời cần thúc đẩy cái ngưỡng kia xuống thấp để ngăn ko cho CQ đi quá xa. Cái này em lại lấy ví dụ đường một chiều, nếu để ng dân tự nghĩ chỗ nào làm nó thì ko ổn, vẫn phải làm trước, rồi ng ta sẽ thấy thuận tiện, còn ko thì bỏ, vấn đề là để chỉ hơn 50% phản đối là bỏ ngay thay vì đến 80% mới bỏ thôi. Nếu cái ngưỡng bỏ này ko quá xa 50% thì cũng có thể coi là dân chủ. Mọi ng nghĩ sao :-??

Còn trong rất nhiều vấn đề mà ng dân có thể làm chủ thì đã làm kiểu chủ động rồi. Ví dụ luật liên quan đến doanh nghiệp thì mấy ông này còn khôn hơn nhà nước, nhà nước chỉ việc cân đối với các mặt khác. Hay như giáo dục thì ai mà chả biết, chả góp dc ý (nhưng đến giáo dục ĐH thì phải hỏi mấy bác trí thức chứ hỏi toàn dân thì chắc đi xuống mất :(). Cái em nói khả năng làm chủ cũng là ở đây (trong cả chủ động và bị động).

Post vào thấy một loạt bài 8-} Em trót gõ rồi cho post nốt :D
 
Em nghĩ nói dân ko ngu ngốc đâu mà đủ sáng suốt có lẽ là hơi lạc quan quá, còn nói thẳng thắn một chút thì em xin phép dùng từ nói lấy được (em ko có ý gì cả, chỉ nghĩ nói như vậy cho khách quan thôi). Thực tế không thể phủ nhận là dân trí VN thấp hơn mặt bằng và ko thể so với các cái phát triển của thế giới. Em ví dụ như cái luật chống độc quyền, hay việc đàm phán vào WTO, mấy cái này mà ko phải chủ động làm thì đợi bao giờ dân mới đòi? Tất nhiên khi có rồi thì vẫn phải quốc hội thông qua, nhưng nếu chỉ trông chờ hết vào dân thì lạc quan tếu.

Quang ko hiểu ý anh rồi, hoặc có thể anh diễn đạt ko rõ ràng.

Anh rất ý thức được về cái "tầm" của dân trí Việt Nam. Càng có điều kiện để ý và tự tìm tòi, học hỏi ở bên này, càng thấy là mình còn dốt lắm. Lấy một ví dụ đơn giản về một đề tài anh thích và có tìm hiểu, là văn học. Ở bên Hung, danh mục tác phẩm mà học sinh bắt buộc phải đọc (coi như tri thức cơ bản) nó Đông Tây kim cổ đến nỗi theo anh được biết (nguồn xác tín), các giáo sư Văn của Việt Nam cũng ko có điều kiện đọc hết, nói gì đến tìm hiểu & nghiên cứu.

Ý anh nói người dân đủ thông minh, ko hề ngu ngốc ở đây, có nghĩa là chính quyền đừng lấy cớ dân trí ta còn thấp, dân ta còn ngu dốt, để suy nghĩ hộ dân, quyết định thay dân. Ở một post trên, anh đã nói rằng (và đây là điều nhiều người ở Việt Nam đã nói, ko phải "phát hiện" của anh), Đổi mới 1 (thời 1986), chính là trở về lại với những cái mà người dân vẫn làm, với cái trí tuệ bình thường (gọi theo xã hội học là "lương năng bình dân") mà người dân vẫn quan niệm, chứ ko hề là phát kiến gì mới lạ. Vùng này có nhiều lúa, vùng kia có nhiều muối, thì người dân tự ngàn đời cứ thế trao đổi giao thương, có thiếu thốn đâu? Nhưng ông chính quyền tham gia vào, ngăn sống cấm chợ với đủ những lý do, học thuyết này khác, mới sinh ra cảnh khổ sở thời bao cấp. Đó chỉ là một ví dụ dễ hiểu.

"Dân" ở đây, anh hiểu theo nghĩa rộng, gồm cả những "thường dân", những chuyên gia hoặc người làm khoa học, nghiên cứu..., để "đối chọi" với giới chính khách thuần túy giữ các cương vị lãnh đạo chủ chốt (dĩ nhiên, có thể có sự "giao thoa" ở mức độ nhất định giữa hai "bộ phận" này). Nghe dân, tức là trân trọng những suy nghĩ, quan điểm và mong muốn của người dân, chớ áp đặt ý muốn & sở thích của mình lên dân (rồi lấy cớ là do dân chưa đủ trình độ, dân kém cỏi, mình giỏi nên mình cứ bắt họ làm theo vậy, sẽ có lúc họ nhận ra là mình đúng). Anh Nguyễn Quang A, một chuyên gia khoa học, đồng thời cũng là một "sĩ phu" ở Việt Nam hiện tại, trong lần gặp gỡ với anh, đã kể lại: anh là người đầu tiên đã đưa ra khái niệm "quan trí", cách đây đâu 6, 7 năm gì đó. Vì sao? Vì người ta chỉ hay nói đến dân trí mình kém cỏi (theo nghĩa "tầm" của đại chúng còn kém - điều đó ko sai), nhưng cái nguy hại là "quan trí" mình cũng cực kỳ có vấn đề! Đừng lo dân mình dốt nát (ko hiểu được những gì chính quyền làm), hãy tự trau dồi cho "quan trí" của mình cao hơn nữa, xứng với thế giới hơn nữa!

Như thế, lo gì chuyện "ý đảng lòng dân"? ;)

L.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em cho rằng ở VN nên có những phần là dân chủ bị động thì tốt hơn, CQ đưa ra cái cho rằng tốt và ng dân xem xét rồi thông qua trên thực tế. Cái thực tế trình độ của những ng trong chính quyền cao hơn mặt bằng chung là ko thể phủ nhận. Hoàn toàn bị động thì rõ là ko hay, nhưng có một tỉ lệ hợp lí sẽ giúp tốc độ phát triển nhanh hơn, đồng thời cần thúc đẩy cái ngưỡng kia xuống thấp để ngăn ko cho CQ đi quá xa. Cái này em lại lấy ví dụ đường một chiều, nếu để ng dân tự nghĩ chỗ nào làm nó thì ko ổn, vẫn phải làm trước, rồi ng ta sẽ thấy thuận tiện, còn ko thì bỏ, vấn đề là để chỉ hơn 50% phản đối là bỏ ngay thay vì đến 80% mới bỏ thôi. Nếu cái ngưỡng bỏ này ko quá xa 50% thì cũng có thể coi là dân chủ. Mọi ng nghĩ sao :-??

Anh hiểu ý của em ở đây là như thế này có đúng ko: chính quyền (ko rõ dựa trên cơ sở gì? bởi ai?) "đơn phương" đưa ra một quyết định mà họ coi là tốt. Áp dụng một thời gian, nếu dân thấy tốt, ko có ý kiến gì, thì OK; ngược lại, dân kêu trời, thì sửa. Cũng ko nên tham khảo ý dân làm gì (vì dân còn dốt, biết gì đâu; vì dân nhỡ ko đồng thuận thì lại mất thời gian như ở Mỹ, v.vc...)

Anh nghĩ như vậy ko ổn. Lấy ngay ví dụ về đường một chiều của em. Tại sao lại phải chờ tỉ lệ dân phản đối cao mới bỏ? Ai là người đi trưng cầu tỉ lệ ấy? Cứ áp dụng bừa rồi, chờ dân phản đối, mới bỏ? Mà bao giờ bỏ? Vì áp dụng thì dễ lắm, mà bỏ ko hề dễ, cho dù trong trường hợp ai cũng thấy nó vô lý. Để "ông chính quyền" làm cái gì mang tính thừa nhận ổng sai, khó và gian nan vô cùng!

Ở đây, lẽ ra nên làm thế này thì hay hơn. Chẳng hạn, ở khu vực X, thấy giao thông hay tắc, ảnh hưởng đời sống & xã hội, các vị chính khách quyết định phải có một giải pháp gì đó. Ngành Giao thông công chính sở tại, là bên liên đới, nhận trách nhiệm khởi thảo project này. Sẽ có một nghiên cứu khoa học nhiều mặt để tìm hiểu xem nên làm cái gì để khắc phục như nghiên cứu những giải pháp kỹ thuật khả dĩ, tiến hành điều tra xã hội học, tham khảo ý dân ở vùng đó, thông qua những bộ phận dân sự (vì đây là điều ảnh hưởng đến đại đa số cư dân trong vùng - còn các vị lãnh đạo họ có phương tiện & đường khác để đi, ta ko chấp nếu họ ko rành :) ) Cái này đúng là có nhiêu khê hơn thật so với việc mấy ông lãnh đạo tự quyết định luôn (thay dân), là ta cấm tiệt xe ở đường Y đi, nhưng về lâu về dài, nó sẽ có tác dụng và tính tiền lệ rất lành mạnh, tức là đảm bảo người dân có khả năng "tham chính" một cách dân chủ để đảm bảo quyền lợi của chính họ, và dĩ nhiên, của cộng đồng nói chung.

Có thể kể ra biết bao nhiêu biện pháp "bất khả thi" của chính quyền, bị dân chê cười rồi phải bỏ; nên chăng, cũng cần tham khảo ý dân trước khi đưa ra. Như thế uy tín chính quyền cũng tăng lên mà...

L.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
cần nói thêm về vấn đề dân trí thế này , đó là ở Việt Nam , trong nhiều lĩnh vực của đời sống vẫn có những sự cấm kỵ , ví dụ các đề tài khoa học lịch sử chẳng hạn . Ở Việt Nam hoàn toàn ko có bất cứ một sách báo , tài liệu nào nghiên cứu về các cuộc cách mạng ở Hung năm 56 và ở Tiệp năm 68 ,về cuộc tàn sát dã man ở Thiên An Môn năm 89, về vấn đề thuyền nhân Việt Nam sau năm 75 đã từng gây chấn động lương tâm của cộng đồng quốc tế . Hay về các nhân vật lịch sử "nhạy cảm" như Trotsky chẳng hạn ...Ở trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật , vẫn tồn tại danh mục cấm đối với những ca khúc sáng tác trước năm 75 ở miền Nam nói về đời sống của người lính miền Nam , mặc dù những bài hát này hoàn toàn ko có nội dung kích động chém giết , tàn sát , ví dụ như một bài mà những ai từng trong quân đội đều biết : Xuân này con không về... (tất nhiên , nói là cấm thì ko phải là cấm nghe , người dân bt vẫn nghe , nhưng ko được hát trên các phương tiện truyền thông , ko được dùng vào mục đích thương mại) . Ở lĩnh vực triết , ko có bất cứ một tác phẩm nào tranh luận , góp ý xây dựng với học thuyết Marx_Le mà được phép xuất bản ...

Trước hết , trên phương diện kiến thức mà nói , sự cấm đoán này của chính quyền từ bao lâu nay đã gây cho người dân Việt Nam có cái nhìn méo mó , hoặc nếu ko muốn dùng chữ "méo mó" , thì phải nói là phiến diện về lịch sử , và không chỉ là lịch sử , nó còn là về văn hóa , xã hội , chính trị của nhân loại nói chung , và là của chính dân tộc Việt Nam nói riêng .

Phải chăng thế này là một trong số các nguyên nhân làm "dân trí thấp" ?
Rồi từ hiện tượng "dân trí thấp" như thế , lại trở thành một lý do cực kỳ lợi hại để nhà nước hạn chế , hoặc nói theo lời của anh Quang , là chưa "mở hết" ra được ?
Theo thiển ý của em , cái "vicious circle" này là một thực trạng , mà muốn thoát khỏi nó , chỉ còn cách là , dỡ bỏ hết những rào cản kiến thức đối với nhân dân __một nghĩa vụ của Đảng trong thời buổi hiện nay .
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cái động lực 2 đảng phải tranh giành nhau như Mĩ là một cái rất dễ nhìn thấy nhưng ko có nghĩa nó là động lực duy nhất. Cái thực tế chính quyền VN ngày càng đáp ứng gần với yêu cầu của ng dân là một thực tế dễ nhìn thấy qua báo chí và chính cuộc sống của mỗi ng. Cái logic 1 đảng độc quyền nên ko cần biết ng dân muốn gì theo động lực kiểu Mĩ trên kia rõ ràng cần có nghi vấn. Vấn đề như vậy cần tìm cái động lực khác ở đây là gì trước khi kết luận cái nào hơn. Tạm thời chốt ở đây là cái logic thông thường kia có vấn đề.

Một lần nữa vấn đề này, Quang cũng đã nêu ra, và mình cũng đã trả lời, xin để mình nhắc lại, mình có nói VN cần có 2 đảng đâu mới có dân chủ đâu, để 1 đảng cũng được, đó cũng chỉ là hình thức thôi, vấn đề mấu chốt mình muốn nêu lên là phải có những cuộc bầu cử công khai và công bằng. Không phải những ứng cử viên đã được đóng tem sẵn rồi mới được đi tranh cử, rồi trong các cuộc tranh cử ứng cử viên không có chút vận động như đi tham khảo ý kiến, gặp mặt, trả lời những câu hỏi của người dân...để đến khi đi bầu cử, bà con chẳng biết ai ra ai, cứ đánh đại cho một số người, giống như là làm bài trắc nghiệm mà không học bài vậy. Rồi quyền lực của quốc hội được tôn trọng như thế nào vv.

Lí giải tại sao CQ ngày càng phải đáp ứng đúng yêu cầu ng dân thì nó nằm ở chỗ báo chí ngày càng phát triển và ng dân đã biết dùng báo chí để tạo sức ép lên chính quyền

Em nghĩ nói dân ko ngu ngốc đâu mà đủ sáng suốt có lẽ là hơi lạc quan quá, còn nói thẳng thắn một chút thì em xin phép dùng từ nói lấy được (em ko có ý gì cả, chỉ nghĩ nói như vậy cho khách quan thôi). Thực tế không thể phủ nhận là dân trí VN thấp hơn mặt bằng và ko thể so với các cái phát triển của thế giới.

Thứ nhất, người dân tạo ra sức ép như thế nào?

Thứ hai, dưới thì bạn nói dân thiếu "kiến thức", chính quyền không nên đưa quyền nhiều cho dân, cái này không phải bác bỏ lý luận trên của bạn là dân "biết dùng" báo chí để mà gây sức ép cho chính quyền?

Sức mạnh của báo chí nằm ở quyền của quốc hội và mức độ hài lòng của ng dân mà tôi nói trong phần liên quan đến ngưỡng. Khi báo chí có sức mạnh thì nó cũng tạo nên tác động răn đe làm cho chính quyền phải đáp ứng tốt hơn nữa, chủ động tìm hiểu ng dân muốn gì.

Thứ nhất, bộ chính trị có quyền thực tế lớn hơn quốc hội => chính quyền vẫn còn quyền quản lý một phần rất lớn thì làm sao là một công cụ "răn đe" chính quyền một cách hợp lý?

Báo chí tư nhân không những được bảo vệ bởi hiến pháp mà theo lý thuyết, và thực tế khắp nơi sẽ là một công cụ rất tốt cho sự giám sát chính quyền, và tăng kiến thức của người dân.

Cái này thực ra nói rồi, viết lại vào đây cho liền mạch. Cái kiểu 2 đảng thực ra vẫn là dân chủ kiểu trọn gói. Ví dụ tôi đã đưa là có 1 đảng đa số ủng hộ về ngoại giao, quốc phòng, đảng kia dc ủng hộ về y tế giáo dục. Dù đảng nào thắng cử thì cũng chỉ hơn một nửa số vấn đề dc đa số ủng hộ. Còn 1 đảng như VN thì còn có thể tìm đến cân bằng mọi vấn đề phải dc đa số ủng hộ. Hiện tại cái này chưa lí tưởng như vậy lí do nằm ở chỗ ngưỡng của dân VN nằm cao hơn Mĩ nhiều nên khi chính quyền lệch với ý muốn ng dân cùng một tỉ lệ thì sức ép chưa cao, còn khi xuống đến bằng Mĩ thì ko có chuyện đó

Cái này bạn sai một cách trầm trọng, thiếu một kiến thức căn bản về chính trị của một nước đa đảng, cụ thể ở đây là Mỹ.

Em nghĩ nói dân ko ngu ngốc đâu mà đủ sáng suốt có lẽ là hơi lạc quan quá, còn nói thẳng thắn một chút thì em xin phép dùng từ nói lấy được (em ko có ý gì cả, chỉ nghĩ nói như vậy cho khách quan thôi). Thực tế không thể phủ nhận là dân trí VN thấp hơn mặt bằng và ko thể so với các cái phát triển của thế giới. Em ví dụ như cái luật chống độc quyền, hay việc đàm phán vào WTO, mấy cái này mà ko phải chủ động làm thì đợi bao giờ dân mới đòi? Tất nhiên khi có rồi thì vẫn phải quốc hội thông qua, nhưng nếu chỉ trông chờ hết vào dân thì lạc quan tếu. Nếu VN dân chủ chủ động hoàn toàn như Mĩ thực ra sẽ là một cái hại, nó sẽ làm chậm tốc độ như Mĩ đã mất hàng trăm năm để có như ngày nay. Em cho rằng ở VN nên có những phần là dân chủ bị động thì tốt hơn, CQ đưa ra cái cho rằng tốt và ng dân xem xét rồi thông qua trên thực tế. Cái thực tế trình độ của những ng trong chính quyền cao hơn mặt bằng chung là ko thể phủ nhận. Hoàn toàn bị động thì rõ là ko hay, nhưng có một tỉ lệ hợp lí sẽ giúp tốc độ phát triển nhanh hơn, đồng thời cần thúc đẩy cái ngưỡng kia xuống thấp để ngăn ko cho CQ đi quá xa. Cái này em lại lấy ví dụ đường một chiều, nếu để ng dân tự nghĩ chỗ nào làm nó thì ko ổn, vẫn phải làm trước, rồi ng ta sẽ thấy thuận tiện, còn ko thì bỏ, vấn đề là để chỉ hơn 50% phản đối là bỏ ngay thay vì đến 80% mới bỏ thôi. Nếu cái ngưỡng bỏ này ko quá xa 50% thì cũng có thể coi là dân chủ. Mọi ng nghĩ sao

Các nói của bạn chứng minh một sự thiết hiểu biết căn bản về chính trị, và không có chút kiến thức thực tế về lịch sử những sự việc đã xảy ra.

Thứ nhất, bạn miêu tả "chính quyền" như là một "bộ máy" toàn thiện, có "lý trí toàn thiện" lúc nào "cũng vì dân vì nước", nói giống như mấy ông nho giáo xưa nói về vua trong thời phong kiến vậy. Cái bạn không nhìn ra là cái "chính quyền" không dân chủ của VN này nằm trong tay "một số người" có "kiến thức không phải vẹn toàn" có "cảm giác" có "những thóa hư tật xấu của một con người" (Mình có đọc về politburo của TQ, quyền lực trong suốt sau 1949 đến 2000, chủ yếu nằm trong tay chỉ có 3 hoặc 5 người trong Politburo standing committee, và đôi khi trong thực tế quyền lực của "the core" có thể lấn áp hết, Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình - kiểu mẫu chính quyền của VN rất giống đường lối này) . Từ đó dẫn đến những rắc rối như sau:

1) Thứ nhất, lỡ may không phải người dân "thiếu kiến thức" mà là những người "trên" thì sao? Cái này ai dám biết chắc? Nó này trong lịch sử thì đầy dẫy, gần đây nhất thì có Suharto của Indonesia, kinh tế ngoài mặt cũng phát triển vững mạnh suốt thập niên 90's nhưng so sự thiếu kiến thức và không nghe những khuyến cáo của cách kiến thức gia cho nên đến khi Asian Financial Crisis xảy ra thì đã quá muộn.

2) Ai dám đảm bảo là một số nhỏ người này lần nào cũng "vì dân vì nước", "vì lợi ích quốc gia mà quên thân"? Cũng như thế, ai sẽ đảm bảo là những quốc hội viên sẽ vì dân mà mình đại diện mà không vì lợi bản thân? Sẽ không chắc chắn hơn nếu chúng ta tăng cường quyền cho người dân, đưa cho người dân quyền quyết định xem ai thật sự "vì dân" thay vì để mấy quan chức trong chính quyền đâm chém lẫn nhau với cái màn "chống tham nhũng"?

Viết tới đây thì đã thấy anh Linh trả lời rồi....mình cũng xin dừng.
 
Bách nói thế này ko sợ bị quy chụp à?

Vì, theo lý luận thông thường, do dân trí dân ta thấp, nên phải cung cấp cho họ info một cách "chọn lọc". Ko phải cứ bạ đâu là cung cấp (dễ sinh hại lắm).

Còn chuyện phân loại thế nào là info tốt hay xấu, thì dĩ nhiên là do chính quyền :). Vì dân trí ta còn kém, ý thức giác ngộ cũng chưa đầy đủ, làm sao biết sự phân loại thông tin để chọn cái hay mà đọc? ;)

Bởi vậy, kiểm duyệt là hình thức chính quyền chọn & suy nghĩ thay cho dân :)

Về mặt lý thuyết, nếu dân trí ta tăng dần thì cái ngưỡng (nói theo kiểu Quang) của sự cung cấp thông tin sẽ ngày càng được tăng (ví dụ xưa cấm nhạc tiền chiến, nay dân đã được nghe :).

Có điều, để dân trí được nâng cao bên cạnh những sự cấm đoán, "thanh lọc" về thông tin, e rằng mất thời gian lắm. cái vòng lẩn quẩn nó là ở đây! :)

L.

cần nói thêm về vấn đề dân trí thế này , đó là ở Việt Nam , trong nhiều lĩnh vực của đời sống vẫn có những sự cấm kỵ , ví dụ các đề tài khoa học lịch sử chẳng hạn . Ở Việt Nam hoàn toàn ko có bất cứ một sách báo , tài liệu nào nghiên cứu về các cuộc cách mạng ở Hung năm 56 và ở Tiệp năm 68 ,về cuộc tàn sát dã man ở Thiên An Môn năm 89, về vấn đề thuyền nhân Việt Nam sau năm 75 đã từng gây chấn động lương tâm của cộng đồng quốc tế . Hay về các nhân vật lịch sử "nhạy cảm" như Trotsky chẳng hạn ...Ở trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật , vẫn tồn tại danh mục cấm đối với những ca khúc sáng tác trước năm 75 ở miền Nam nói về đời sống của người lính miền Nam , mặc dù những bài hát này hoàn toàn ko có nội dung kích động chém giết , tàn sát , ví dụ như một bài mà những ai từng trong quân đội đều biết : Xuân này con không về... (tất nhiên , nói là cấm thì ko phải là cấm nghe , người dân bt vẫn nghe , nhưng ko được hát trên các phương tiện truyền thông , ko được dùng vào mục đích thương mại) . Ở lĩnh vực triết , ko có bất cứ một tác phẩm nào tranh luận , góp ý xây dựng với học thuyết Marx_Le mà được phép xuất bản ...

Trước hết , trên phương diện kiến thức mà nói , sự cấm đoán này của chính quyền từ bao lâu nay đã gây cho người dân Việt Nam có cái nhìn méo mó , hoặc nếu ko muốn dùng chữ "méo mó" , thì phải nói là phiến diện về lịch sử , và không chỉ là lịch sử , nó còn là về văn hóa , xã hội , chính trị của nhân loại nói chung , và là của chính dân tộc Việt Nam nói riêng .

Phải chăng thế này là một trong số các nguyên nhân làm "dân trí thấp" ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Anh Linh có cảm giác bản thân anh cũng bị nhồi sọ không? (khi nói là LX không phải là thời kỳ huy hoàng của người Nga) Không chỉ có người dân LX bị nhồi sọ, mà người dân Phương Tây cũng bị nhồi sọ. Chỉ cần bật kênh CNN lên xem đoạn phóng viên CNN phỏng vấn những công dân Iraq về cuộc sống sau Saddam:

- Anh nhận thấy cuộc sống sau khi Saddam Hussein bị lật đổ có được cải thiện không?
- Tôi không nhận thấy điều đó.
- Thế còn dân chủ?
- *>$@T^$^RY#!

Cái này gọi là cynical.

Hình ảnh trên cho thấy ở Phương Tây người ta cũng đã nhồi sọ người dân như thế nào. Thật là stupid khi nói là cuộc sống của người dân Iraq đã trở nên khá hơn sau Saddam chỉ vì ở đó có dân chủ.

Quay lại về nền kinh tế nước Nga. Chắc anh Linh không phải dân kinh tế, cũng không có sự nhạy cảm về kinh tế. Em chỉ dẫn giải ra đây cho anh một dữ liệu:

- GDP năm 2006 của LB Nga mới chỉ đuổi kịp GDP của nước này vào năm 1990.

Nghĩa là năm 1990 người Nga đã sống không kém gì bây giờ. Mà nền kinh tế Nga bây giờ thì cũng đáng nể đấy chứ? Theo thống kê thì mức thu nhập bình quân đầu người của người Nga (10k$) vẫn thấp hơn của Séc (20k$), Hung (15k$) và Balan (13k$). Cái này từ thời xưa nó đã thế rồi. Tuy vậy, mức tăng trưởng của Nga thời gian cuối lại rất cao, nên việc sau 5 năm mức sống ở Nga vượt mấy nước này là chuyện không đáng bán. Và ngược lại - nếu như nền kinh tế của Nga không bị trượt dốc 10 năm (1989-1999) thì mức sống của người Nga bây giờ thế nào?

Có lẽ anh không hiểu nổi cuộc khủng hoảng kinh tế sau cải tổ đã đẩy nước Nga xuống vũng bùn như thế nào (những năm 1990-1995 mỗi năm GDP của Nga giảm 30-40%) - khi mà LB Nga năm nào cũng phải quỵ luỵ IMF để xin ít tiền viện trợ. Bây giờ ngân sách nước Nga mỗi năm dư ra hàng chục tỷ USD không biết tiêu vào đâu.

Còn việc người dân phải đứng xếp hàng, cửa hàng trống rỗng - chỉ nói lên nền kinh tế phi thị trường của Liên Xô thời đấy mà thôi. Chứ nếu mà nghèo thì phải là cửa hàng thì trống rỗng, người dân cũng không có tiền để mua gì cả. Đằng này người dân cũng thừa tiền để mua nhưng cửa hàng lại không có gì để bán. Cái này là tình trạng của việc đóng cửa lâu năm mà kinh tế quốc dân lại ngừng sản xuất.

Em nói kinh tế LX trước cải tổ là trước năm 1986 kìa. Nếu anh Linh kô biết thì em nhắc lại là Cải tổ của LX bắt đầu từ năm 1986 và đến năm 1988 đã bắt đầu khủng hoảng rồi. Những năm 1980-1985, cuộc sống ở Nga đối với người VN là như một thiên đường, tất nhiên hàng hóa không phong phú và đa dạng như ở các nước Đông Âu, nhưng giá cả thì rất rẻ và rất sẵn ở trong các cửa hàng.

Còn cái chuyện anh vẽ ra về điều kiện sống - thì đúng là vớ vẩn hết chỗ nói. Đang nói về nền kinh tế thì lại xọ sang cái khác. Vấn đề là có tiền để thưởng thức những thứ đó hay không? Phần lớn những người Việt ở Đông Âu sống khổ hơn người Việt sống ở Nga rất nhiều, vì tuy họ được sống trong một môi trường hàng hóa phong phú hơn, nhiều hàng hóa hơn, nhưng bản thân họ lại không thể có nhiều tiền để thưởng thức những thứ đó. Ngược lại người Việt ở Nga thì sống sướng hơn nhiều, bởi vì giá cả ở đây rẻ hơn, trong tủ lạnh có thể chật ních trứng cá và bia tươi. Còn về đi chơi, đi dạo - cũng vô tư. Đường sá lúc nào cũng sạch sẽ, an ninh tốt - có thể đi chơi cả đêm. Nước Nga cũng rất bao la rất nhiều chỗ để đi xem như Moscow, Leningrad, Kiev... Rạp chiếu phim cũng đầy rẫy, nhà hát cũng rất nhiều, nhà hàng cũng không thiếu...

Nói như bác Linh thực sự là vô duyên, khi xọ chuyện nọ vào chuyện kia. Không có không có nghĩa là người ta khổ hơn, hay nghèo hơn. Đơn giản là không có mà thôi.

Bây giờ nhìn lại nước Nga, cũng mức GDP như năm 1990, nhưng cái gì cũng có, và chắc chắn là Moscow hoa lệ và nhiều hàng hóa hơn bất cứ một thành phố nào ở Đông Âu rồi. Bên cạnh đó, những ca sĩ hay diễn viên điện anh nổi tiếng thế giới chắc chắn là sẽ đến Nga thường xuyên và nhiều hơn bất cứ một nước Đông Âu nào. Đấy, sự khác nhau chỉ ở việc mở cửa và không mở cửa cho hàng hóa nhập khẩu mà thôi.

Còn về việc những người lãnh đạo cũ của LX bây giờ phải khổ. Hic, nghe nó hài thế nào ấy. Em hỏi anh, nếu bây giờ thay đổi chế độ ở Việt Nam thì những người như con cháu ông Đỗ Mười, Võ Nguyên Giáp.... sẽ khổ chắc!!! Chắc chắn là không khổ rồi, bởi họ có tích lũy. Ở LX cũng thế mà thôi, những người nằm trong chính quyền thời LX cũng chả có ai khổ hồi đấy, và bây giờ họ cũng không khổ vì họ có tích lũy từ xưa rồi. Những người bây giờ khổ đó là tầng lớp cán bộ xoàng về hưu bị Cải tổ cướp hết tiền họ gửi trong sổ tiết kiệm ở các ngân hàng.

À, mà nói đến các tỷ phú. Anh Linh cũng nhầm nốt. Phần lớn các nhà tỷ phú ở Nga và hơn 100.000 triệu phú khác đều là self-made hết, và cơ nghiệp của họ đều hình thành sau năm 1990 cả.

Nói như thế, để anh Linh biết là cách anh hiểu vấn đề cực kỳ phiến diện và khá bị nhồi sọ.
 
nhân tiện đang nói về chủ đề giáo dục và dân trí , em xin kể hầu anh Linh và mọi người một câu chuyện khá khôi hài mà chính bản thân em từng trải qua :

có một lần , các đây không lâu , em thử tìm đọc các báo dành cho thiếu niên nhi đồng để tìm lại thời thơ ấu của mình. May quá , có trên tay tờ báo "Thiếu niên tiền phong" của thằng em trai , em vội vàng đọc ngấu nghiến trang đầu , mục tâm sự với các bạn học sinh . Có một bài viết , đập ngay vào mắt , nói về "dân chủ Mỹ" . Phải nói là khi mới nghe tiêu đề thì em rất sửng sốt , kèm theo chút phấn chấn , vì sự cởi mở của nó . Phải chăng Đảng ta đã có chủ trương mới , nói chuyên cởi mở với các em bé , nhất là lại về đề tài nhạy cảm như thế ? Và đây là nội dung chính của bài báo , tuy không đúng nguyên văn , từng câu từng chữ :

" Mỹ luôn tự nhận mình là nền dân chủ nhất thế giới , nhưng hãy xem cái dân chủ nhân quyền của họ mà họ dám phê phán tình hình nhân quyền ở nước ta? Đó là áp đặt thuế bán phá giá vô lý lên mặt hàng cá tra và cá basa của VN . Nhân quyền của họ còn là tự do đem quân đi xâm chiếm , bắn giết các dân tộc khác như Irac , gây ra cảnh tang thương , đổ nát cho bao gia đình vô tội ? Nhân quyền của họ còn là tự do tra tấn các tù nhân như ở nhà tù Abu-gra-íp , mà phần đông là bị bắt vô cớ ..."


Bình luận thế nào là phần em xin dành cho mọi người !

Riêng em , em thấy , Đảng ta thật "sáng suốt" , "tài tình" , đã biết "vạch bộ mặt xảo trá của bọn Đế quốc Mỹ cho các em nhỏ , để các em ý sớm giác ngộ cách mạng ngay từ tuổi ấu thơ .
Chúng ta ở thành phố , có net niếc các thứ , cứ tiếp xúc mãi với phuơng tiện truyền thông "phản động" của nước ngoài nên dễ bị xao động , chứ với phương pháp giáo dục kiểu này , nhất định các em ở vùng nông thôn , núi cao ...(có những nơi mà gọi được cuộc điện thoại còn không đơn giản , nói gì đến net ) sẽ không bao giờ bị các chiêu bài dân chủ nhân quyền , diễn biến hòa bình của bọn đế quốc làm phân tâm , vì đã sớm biết được "bộ mặt thật: của chúng rồi ! Do đó , dân trí và nhận thức chính trị của các em này chắc chắn sẽ "cao" hơn ,"sạch" hơn chúng ta rồi ! Thật tuyệt vời !
 
Dân chủ và các vấn đề kinh tế - xã hội

Cái này là chủ đề khá lớn đây và toàn các chuyên gia không chuyên bàn đến nên nó cứ loạn xì ngầu.

Cái này không đơn giản như ta có thể nói là "vì dân ngu nên chưa thể dân chủ" mà cũng không thể nói "để dân tự quyết".

Trước hết cần đặt ra các câu hỏi:

- Dân ở đây là ai? Và quyết như thế nào?
- Và từ đó hỏi ngược lại, vậy dân chủ là gì?

Có nhiều loại dân chủ khác nhau, nhưng bây giờ dân chủ thường được hiểu là dân chủ đại diện, được thể hiện qua việc người dân có quyền ra ứng cử và bầu cử, như vậy ý nguyện của người dân được hiểu cho đúng là ý nguyện của đa số dân chúng.

Từ đó ta lại có những câu hỏi:

- Liệu số đông có luôn luôn đúng?
- Đa số và đám đông khác nhau ở điểm gì?

:) Thôi hôm nay mệt rồi, sẽ thảo luận sau :)
 
GDP năm 2006 của LB Nga mới chỉ đuổi kịp GDP của nước này vào năm 1990.

Thứ nhất, mình chỉ muốn đính chính một điều, cái GDP của năm 1990 kia là của "Nga" thôi, hay là LX, bởi vì năm 1991-1992 thì mới có cái LB Nga kia.

Có lẽ anh không hiểu nổi cuộc khủng hoảng kinh tế sau cải tổ đã đẩy nước Nga xuống vũng bùn như thế nào (những năm 1990-1995 mỗi năm GDP của Nga giảm 30-40%) - khi mà LB Nga năm nào cũng phải quỵ luỵ IMF để xin ít tiền viện trợ.Bây giờ ngân sách nước Nga mỗi năm dư ra hàng chục tỷ USD không biết tiêu vào đâu

Cái này mình có nói ở post #75, và #78. Xin Thành hãy xem và cho ý kiến.


Có nhiều loại dân chủ khác nhau, nhưng bây giờ dân chủ thường được hiểu là dân chủ đại diện, được thể hiện qua việc người dân có quyền ra ứng cử và bầu cử, như vậy ý nguyện của người dân được hiểu cho đúng là ý nguyện của đa số dân chúng.

Từ đó ta lại có những câu hỏi:

- Liệu số đông có luôn luôn đúng?
- Đa số và đám đông khác nhau ở điểm gì?

Cái mình, và mọi người ở đây muốn nói đến là Constitutional Democracy chứ không phải tyrannical majority.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Anh Linh có cảm giác bản thân anh cũng bị nhồi sọ không? (khi nói là LX không phải là thời kỳ huy hoàng của người Nga) Không chỉ có người dân LX bị nhồi sọ, mà người dân Phương Tây cũng bị nhồi sọ. Chỉ cần bật kênh CNN lên xem đoạn phóng viên CNN phỏng vấn những công dân Iraq về cuộc sống sau Saddam:
- Anh nhận thấy cuộc sống sau khi Saddam Hussein bị lật đổ có được cải thiện không?
- Tôi không nhận thấy điều đó.
- Thế còn dân chủ?
- *>$@T^$^RY#!
Cái này gọi là cynical.
Hình ảnh trên cho thấy ở Phương Tây người ta cũng đã nhồi sọ người dân như thế nào. Thật là stupid khi nói là cuộc sống của người dân Iraq đã trở nên khá hơn sau Saddam chỉ vì ở đó có dân chủ.

1. Anh ko ở phương Tây, và khi đọc thì thiên về đọc "phương Đông" hơn là "phương Tây" (cho dù là có quan tâm đọc cả hai thứ, cho nó "rộng dường dư luận", "thông tin đa chiều", v.v...) Cho nên dân phương Tây có thể bị "nhồi sọ" do cách viết của báo chí bên ấy, cái đó anh ko bình luận; nhưng anh thì mình đọc (và chứng kiến) nhiều nguồn, suy ra cái gì mình thấy hợp lý thì nói và viết.

Ko biết như thế có phải là bị "nhồi sọ" ko? :)

Ví dụ của em về Iraq cũng chả góp được ý gì trong cuộc trao đổi giữa anh và em cả.

2. Chuyện Liên Xô có phải là thời kỳ huy hoàng của người Nga hay ko, thì anh có viết rất kỹ trong mấy post trên, em có thể đọc lại. Vấn đề là huy hoàng đối với ai? Sự đánh giá "huy hoàng" ấy đến từ đâu? v.v...

Tất nhiên chuyện này cũng tùy quan niệm và mang tính tương đối. Em đọc lại post của anh thì hiểu.

Em hoàn toàn có thể giữ cách suy nghĩ của em, anh cũng ko cho là em bị "nhồi sọ" đâu :)

Quay lại về nền kinh tế nước Nga. Chắc anh Linh không phải dân kinh tế, cũng không có sự nhạy cảm về kinh tế. Em chỉ dẫn giải ra đây cho anh một dữ liệu:
- GDP năm 2006 của LB Nga mới chỉ đuổi kịp GDP của nước này vào năm 1990.
Nghĩa là năm 1990 người Nga đã sống không kém gì bây giờ. Mà nền kinh tế Nga bây giờ thì cũng đáng nể đấy chứ? Theo thống kê thì mức thu nhập bình quân đầu người của người Nga (10k$) vẫn thấp hơn của Séc (20k$), Hung (15k$) và Balan (13k$). Cái này từ thời xưa nó đã thế rồi. Tuy vậy, mức tăng trưởng của Nga thời gian cuối lại rất cao, nên việc sau 5 năm mức sống ở Nga vượt mấy nước này là chuyện không đáng bán. Và ngược lại - nếu như nền kinh tế của Nga không bị trượt dốc 10 năm (1989-1999) thì mức sống của người Nga bây giờ thế nào?
Có lẽ anh không hiểu nổi cuộc khủng hoảng kinh tế sau cải tổ đã đẩy nước Nga xuống vũng bùn như thế nào (những năm 1990-1995 mỗi năm GDP của Nga giảm 30-40%) - khi mà LB Nga năm nào cũng phải quỵ luỵ IMF để xin ít tiền viện trợ. Bây giờ ngân sách nước Nga mỗi năm dư ra hàng chục tỷ USD không biết tiêu vào đâu.

:) Anh ko phải là dân kinh tế, dĩ nhiên nhạy cảm về kinh tế có thể cũng kém em nhiều. Nhưng cái đó có nghĩa lý gì đâu, khi vấn đề mình bàn từ trước đến nay ko phải là các số liệu kinh tế như thế nào, GDP... ra sao? Đơn thuần mình mới chỉ nói đến những chuyện thường ngày như cơm - áo - gạo tiền, thịt cá - bia hơi...

Còn chuyện GDP với số liệu này khác, dĩ nhiên nó có giá trị thống kê, nhưng em cũng biết là người ta có thể hướng những con số thống kê theo bất cứ hướng nào mà người ta muốn mà :)

Chuyện em bảo ngân sách Nga bây giờ dư ra bao tiền mà ko biết làm gì, thì anh cũng biết tin em mà thôi (vì chắc có số liệu về cái này) :). Hay chuyện Nga sẽ vượt Đông Âu trong vòng 5 năm nữa cũng được, hoan nghênh thôi, vì có ai tranh luận về vấn đề này đâu?

Còn việc người dân phải đứng xếp hàng, cửa hàng trống rỗng - chỉ nói lên nền kinh tế phi thị trường của Liên Xô thời đấy mà thôi. Chứ nếu mà nghèo thì phải là cửa hàng thì trống rỗng, người dân cũng không có tiền để mua gì cả. Đằng này người dân cũng thừa tiền để mua nhưng cửa hàng lại không có gì để bán. Cái này là tình trạng của việc đóng cửa lâu năm mà kinh tế quốc dân lại ngừng sản xuất.

Em chắc là dân kinh tế nên em có thể nói bất cứ điều gì để bênh vực và biện hộ cho cái thực tế đó. Đối với người dân, đơn giản là nếu có tiền đi nữa, mà cửa hàng trống rỗng, ko có gì mua, vậy là khổ. Còn chuyện Liên Xô có thể hùng mạnh đến mấy đi nữa, viện trợ vũ khí hay gì đó cho ai nhiều đến mấy đi nữa (để dành tiền cho những mục đích chính trị & quân sự, mà ko để ý đến dân), thì vẫn là để dân khổ. Có vậy thôi.

Em nói kinh tế LX trước cải tổ là trước năm 1986 kìa. Nếu anh Linh kô biết thì em nhắc lại là Cải tổ của LX bắt đầu từ năm 1986 và đến năm 1988 đã bắt đầu khủng hoảng rồi.

Dĩ nhiên anh biết, về lịch sử Nga anh cũng tương đối thạo em ạ. ;)

Những năm 1980-1985, cuộc sống ở Nga đối với người VN là như một thiên đường, tất nhiên hàng hóa không phong phú và đa dạng như ở các nước Đông Âu, nhưng giá cả thì rất rẻ và rất sẵn ở trong các cửa hàng.

Vẫn là chuyện đối với người Việt nào? Đối với các "soái" hay gia đình, con em cán bộ ĐSQ, ngoại giao, cái đó có thể (và điều này đúng với tất cả những ai thuộc cái đối tượng trên, ở bất cứ nước XHCN nào, ko chỉ ở Liên Xô :) ). Nhưng đối với đại bộ phận người Việt ở Liên Xô, cũng vậy à? Đối với người dân Nga, cũng vậy? Thiên đường như thế mà tự nhiên lại "cải tổ" với cả "công khai", rách việc thật! Để sau đó Liên Xô (Nga) rơi vào tình trạng khủng hoảng cả chục năm :))

Còn cái chuyện anh vẽ ra về điều kiện sống - thì đúng là vớ vẩn hết chỗ nói. Đang nói về nền kinh tế thì lại xọ sang cái khác.

Nhắc lại với em một điều: anh và em chưa hề nói về "nền kinh tế" một cách thuần túy như em hiểu. Cái post trước đây của em, khi nói về sự "vương giả", em cũng chỉ bó gọn trong chuyện ăn uống - "kinh tế" gì ở đây?

Nếu đọc lại post của anh, em có thể thấy, có lẽ quan niệm về "cuộc sống vương giả" của anh hơi khác em chút: ngoài (và sau) sự ăn uống, bia bọt, trứng cá..., anh nghĩ là một "đời sống vương giả" cần thêm một số yếu tố khác, mà anh tạm gọi là "chất lượng của cuộc sống".

Còn nếu em cảm thấy chuyện anh nói như thế là "vớ vẩn" (vì "sống sướng" đơn thuần là tủ lạnh có đầy bia bọt hay trứng cá :) ), thì anh cũng chấp nhận là ý em như thế, anh ko phản ứng gì cả!

Vấn đề là có tiền để thưởng thức những thứ đó hay không? Phần lớn những người Việt ở Đông Âu sống khổ hơn người Việt sống ở Nga rất nhiều, vì tuy họ được sống trong một môi trường hàng hóa phong phú hơn, nhiều hàng hóa hơn, nhưng bản thân họ lại không thể có nhiều tiền để thưởng thức những thứ đó. Ngược lại người Việt ở Nga thì sống sướng hơn nhiều, bởi vì giá cả ở đây rẻ hơn, trong tủ lạnh có thể chật ních trứng cá và bia tươi.

:) Em lấy đâu ra cái suy nghĩ này vậy? Về chuyện ở Nga thì "sống sướng" vì giá rẻ và người Việt có nhiều tiền, còn ở Đông Âu thì người Việt "sống khổ hơn rất nhiều", vì dù có hàng hóa mà ko có tiền để mua? Hồi trước "cải tổ" (mà em ấn định là 1986), em có qua Đông Âu để biết bên ấy người Việt sống ra sao à? Hay em nghe ai nói như vậy?

À, mà anh quên ko nói là, ở Nga, những ai kinh doanh giỏi nói chung đều giàu có hơn người dân trung bình ở địa phương rất nhiều. Vậy em lấy khái niệm "người Việt ở Nga", là những người buôn bán giàu có, hay là ở mức trung bình? Người dân Nga trung bình hồi trước 1986 cũng sướng như thế à, sao anh thấy ông nhà văn Nga Erofeev (con cháu ngoại giao thứ thiệt, gia đình elite ở Liên Xô thời trước đấy) bảo mấy thứ "sơn hào hải vị" thời xưa (các thập niên 50-60-70) chỉ là đặc quyền đặc lợi của các vị trung ương ủy viên thôi? ;) (Nếu em chưa đọc ông này thì để anh giới thiệu mấy cuốn nhé, ở một topic khác :) ).

Cái chuyện Nga trước 1986 sống sung túc, thiên đường lắm, quả thực bây giờ em nói anh mới biết! Anh sẽ thu thập thêm info ở các nguồn khác nữa, nếu cảm thấy mình sai thì sẽ "phục thiện", ko có vấn đề gì!

Còn về đi chơi, đi dạo - cũng vô tư. Đường sá lúc nào cũng sạch sẽ, an ninh tốt - có thể đi chơi cả đêm. Nước Nga cũng rất bao la rất nhiều chỗ để đi xem như Moscow, Leningrad, Kiev... Rạp chiếu phim cũng đầy rẫy, nhà hát cũng rất nhiều, nhà hàng cũng không thiếu...

1. Đi chơi vô tư, nước Nga đẹp, có nhiều thành phố OK để đi, đường xá Nga sạch... thì OK thôi, anh cũng ko nói khác mà, em nhắc điều này làm gì? Chỉ có điều ko thích là dạo trước, từ vùng này qua vùng khác phải xin giấy phép thôi. ;)

2. Trước 1986, các cơ sở văn hóa (rạp phim, nhà hát...) ở Liên Xô cũng nhiều, nhưng anh nghĩ rằng ngoài những gì của Liên Xô (loại trừ phần bị cấm đoán, nhưng cũng rất có ảnh hưởng và giá trị, như những ca khúc - thơ Vysotsky) và một số thứ đã đi vào kinh điển của thế giới, thì đa phần những giá trị văn hóa khác (bị coi là "tư bản", "đồi bại"...) đến từ phương Tây chắc dân Liên Xô ít có dịp thưởng thức nhỉ?

Đến nỗi, bộ phim "Vera bé nhỏ" của Liên Xô, có cảnh cô gái hở ngực, hồi đầu thập niên 90, còn được dân tình háo hức xem như đi xem hội (nội dung phim thì "phình phường")... :)

Nói như bác Linh thực sự là vô duyên, khi xọ chuyện nọ vào chuyện kia. Không có không có nghĩa là người ta khổ hơn, hay nghèo hơn. Đơn giản là không có mà thôi.

Ô hay, anh cũng có chê bai Liên Xô nghèo khổ gì đâu? Anh chỉ nói 1 sự thực mà anh có dịp chứng kiến (sau đó em bảo rằng đó là thời "cải tổ" rồi, ý nói do "cải tổ" nên dân mới khổ, còn trước "cải tổ" dân Liên Xô sống trong thiên đường..., thì anh cũng im để nghe và sẽ tham khảo thêm các nguồn khác thôi...), chứ anh cũng chả hiểu mình vô duyên ở chỗ nào :(

Chán nhỉ, thảo luận mà cứ bị chỉ trích cá nhân liên miên thế này, dĩ nhiên là ko sao, nhưng cũng hơi tủi thân! ;)

Bây giờ nhìn lại nước Nga, cũng mức GDP như năm 1990, nhưng cái gì cũng có, và chắc chắn là Moscow hoa lệ và nhiều hàng hóa hơn bất cứ một thành phố nào ở Đông Âu rồi. Bên cạnh đó, những ca sĩ hay diễn viên điện anh nổi tiếng thế giới chắc chắn là sẽ đến Nga thường xuyên và nhiều hơn bất cứ một nước Đông Âu nào. Đấy, sự khác nhau chỉ ở việc mở cửa và không mở cửa cho hàng hóa nhập khẩu mà thôi.

Đây cũng là đề tài anh ko nhắc đến, em có nói ra cũng ko giải quyết vấn đề gì. Chỉ cho thấy là cơ chế kinh tế - xã hội - chính trị có ảnh hưởng thế nào đến đời sống nhân dân (hiểu theo cả nghĩa đời sống vật chất & tinh thần) mà thôi.

Nga là cường quốc (dù có đánh mất địa vị "siêu cường"), nên Nga sẽ vượt Đông Âu là mấy nước nhỏ, tài nguyên & kinh tế có hạn, âu cũng là chuyện thường tình. Nga (Liên Xô) có thời khổ hơn Đông Âu mới là cái đáng bức bách. Cho nên anh chúc mừng Nga (bây giờ) của em, vì ngoài chuyện bia bọt và trứng cá, đã (và sẽ) có nhiều ca sĩ, diễn viên đến công diễn, có nhiều hàng hóa để dân họ chọn... Đó là điều rất đáng mừng mà!

Còn về việc những người lãnh đạo cũ của LX bây giờ phải khổ. Hic, nghe nó hài thế nào ấy. Em hỏi anh, nếu bây giờ thay đổi chế độ ở Việt Nam thì những người như con cháu ông Đỗ Mười, Võ Nguyên Giáp.... sẽ khổ chắc!!! Chắc chắn là không khổ rồi, bởi họ có tích lũy. Ở LX cũng thế mà thôi, những người nằm trong chính quyền thời LX cũng chả có ai khổ hồi đấy, và bây giờ họ cũng không khổ vì họ có tích lũy từ xưa rồi. Những người bây giờ khổ đó là tầng lớp cán bộ xoàng về hưu bị Cải tổ cướp hết tiền họ gửi trong sổ tiết kiệm ở các ngân hàng.

"Cải tổ" xấu nhỉ? :)

Tuy nhiên, anh có nói đến những người lãnh đạo cũ đâu, mà em so với ông Đỗ 10, ông Giáp? Anh nhắc đi nhắc lại mấy lần, là những gì anh nói, chỉ ứng với đám đông cán bộ đảng, đoàn ngày xưa thôi mà? Cán bộ đảng, đoàn thì Liên Xô (hay Đông Âu cũng vậy) có cả... rổ, còn lãnh đạo (ở tầm như ông 10 hay ông Giáp), thì ít thôi chứ? Những cán bộ kiểu ấy, hồi xưa tích lũy chắc cũng chưa nhiều đâu, nhưng sống cũng dư dật; bây giờ thì... (cái này anh nhắc lại ý của anh ở post trên, em xem lại).

Anh nghĩ Thành phân biệt được điều này, nhưng em cố tình "đánh tráo khái niệm" để có cái đả kích anh thôi nhỉ?

Nếu đúng vậy thì thật là buồn :(

À, mà nói đến các tỷ phú. Anh Linh cũng nhầm nốt. Phần lớn các nhà tỷ phú ở Nga và hơn 100.000 triệu phú khác đều là self-made hết, và cơ nghiệp của họ đều hình thành sau năm 1990 cả. Nói như thế, để anh Linh biết là cách anh hiểu vấn đề cực kỳ phiến diện và khá bị nhồi sọ.

- Về mốc 1990: tất nhiên, vì thực sự những trò tư hữu hóa chỉ xảy ra sau mốc đó. Đục nước béo cò cũng thực sự chỉ bắt đầu từ dạo ấy, và chắc Thành ko "ngây thơ" để nghĩ rằng các ông tỉ (hay triệu) phú Nga bây giờ toàn là "lương dân" hồi đó, đi lên bằng hai bàn tay trắng nhỉ? Chắc cũng có dăm ba người trong đó xuất phát từ những cương vị trong đảng, đoàn chứ? (Bỏ qua những lãnh đạo cấp cáo, đó là chuyện khác rồi).

Tóm lại: Thành có bảo Nga (Liên Xô) trước "cải tổ" (1986), cuộc sống như thiên đường (đối với cảm nhận và quan điểm của em), anh cũng chịu và tôn trọng mà, đâu có sao. Chỉ có điều, anh có ý kiến khác về chuyện này thôi, vì nó trái với một số điều anh biết, anh đã trực tiếp (và gián tiếp) cảm nhận được.

Thêm nữa. Em có bảo anh vô duyên, hay hiểu vấn đề cực kỳ phiến diện, hoặc bị nhồi sọ, cũng chả sao. Anh cũng ko tự ái đâu :)

Có điều, trao đổi trong bầu không khí thiên về chỉ trích và bỉ thử cá nhân thế này, anh ko còn hứng nữa, vì nó sát khí quá. Cám ơn em đã tham gia cuộc tranh luận này!

L.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
ấy chết , anh Linh mà ko còn hứng nữa thì sẽ mất đi nhiều chi tiết thú vị cho một cuộc tranh luận bổ ích như thế này !
Em cũng thấy anh Thành nên bớt phần chỉ trích cá nhân đi .Nó chẳng có lợi gì cho tranh luận đâu . Vì kỳ thực chỉ trích cá nhân là cách đánh lạc hướng đối phương tốt nhất khi bản thân mình bị đuối lý !
Do đó , em đã hơn một lần lưu ý các thành viên tham gia diễn đàn thảo luận này ,là phải hết sức tránh bài bác người tranh luận với mình bằng những từ ngữ như kiểu : "nhồi sọ" , "bị tuyên truyền" , "phản động" , "stupid"...
Anh là mod , nên lưu ý chỗ này để cho bọn nhỏ tuổi chúng em còn học tập .
 
Anh Linh,

Những gì anh nói chỉ đưa ra rằng nước Nga đóng cửa hơn các nước Đông Âu, chứ không nói lên được rằng đời sống dân Nga khổ hơn các nước Đông Âu. Chỉ cần kết luận có vậy thôi. Còn nước Nga dưới thời Liên Xô không thể coi là nghèo được, mặc dù mức sống của dân Nga thấp hơn Phương Tây khá nhiều. (nếu ở Nga có đến hơn 100.000 người có số vốn trên 1 triệu USD thì Nga không thể nghèo được, nếu nghèo đào đau ra từng đấy người giàu?)

Nó gọi là Assymetry (sự bất cân xứng) giữa vị thế chính trị và nền kinh tế.

Còn từ "nhồi sọ" có lẽ anh Linh sử dụng trước nhỉ?

Việc anh nói là những số liệu em đưa ra anh cũng chỉ biết mà tin... nghe mà buồn. Anh tranh luận với người ta, mà hoá ra anh không có số liệu gì hết sao? Thế thì hoá ra anh thiếu trách nhiệm quá với lời nói của mình quá.

Còn trong số những người giàu ở Nga, thì cũng có một số ít thành phần tư bản đỏ, nhưng không phải số đông. Nếu xem độ tuổi của những người giàu ở Nga là 35-45 thì có thể nhận thấy họ ít xuất phát từ thành phần Đảng / Đoàn lắm, hoặc thành phần lãnh đạo đảng / đoàn không có ý nghĩa gì lắm trong con đường sự nghiệp của người ta (không loại trừ tất cả), nhất là thành phần triệu phú (tầng lớp trung lưu mới ở Nga) thì lại là từ bàn tay trắng vậy. Anh chịu khó vào Forbes đọc tiểu sử của các nhà tỷ phú Nga.

http://www.forbes.com/static/bill2005/country_Russia.html

Đầu danh sách: Fridman, 40 tuổi - nghiên cứu sinh rồi ra kinh doanh
http://www.forbes.com/static/bill20...ListType=Person&uniqueId=FND3&datatype=Person

Cuối danh sách: Popov, 33 tuổi - học dở ĐH ra kinh doanh
http://www.forbes.com/static/bill20...ListType=Person&uniqueId=Z5EK&datatype=Person

Xuất phát điểm, em nghĩ anh Linh cho rằng chỉ có tham nhũng với ăn cắp mới đưa đám người kia trở nên giàu có --> sai lầm nghiêm trọng.

Đơn giản có thế thôi.

Em nghĩ anh Linh nên đọc và thu thập dữ liệu rồi quay lại tranh luận cho nó có các con số và dẫn chứng cụ thể. Chứ cảm nhận từ bề ngoài nó cũng vô biên lắm (ví dụ như em sang London sau Giáng sinh thấy bọn nó đứng xếp hàng rồng rắn trước mấy tiệm quần áo, về em kết luận: bọn đấy chết rét đến nơi, không có quần áo mà mặc).

Hẹn anh dịp khác
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cái mình, và mọi người ở đây muốn nói đến là Constitutional Democracy chứ không phải tyrannical majority.

Anh cũng không biết là có Constitutional Democracy chỉ biết có Constitutional Monarchy thôi :p, còn Tyranical Majority là gì vậy?

Em mở cuốn Politology hay còn gọi là Political Sciences xem có mấy loại dân chủ: dân chủ trực tiếp (như thời Hy Lạp - La Mã) và dân chủ đại diện (như ở phần lớn các nước trên thế giới).

Dân chủ hiện tại là cách thể hiện ý chí của số đông, nhưng số đông không phải bao giờ cũng đúng. Với lại, để có một nền dân chủ cần xây dựng một bộ máy công quyền đảm bảo cho nền dân chủ đấy tồn tại - đó là cái ý mà nhiều người dùng khái niệm thô sơ như "vì dân ngu nên không thể dân chủ".

Chủ đề này dài lắm, để sáng mai rỗi rãi bàn tiếp nhé.
 
À, em chợt nhớ ra nhận xét của Bzezhinsky - cố vấn cho Tổng thống Nixon - khi ông viết về các nước Đông Âu:

Người Đông Âu thường nghĩ rằng họ có cuộc sống "văn minh" hơn người Nga, nhưng thực tế lại không như vậy.

Em nghĩ anh Linh sống ở Hung nên bị cái tư tưởng này của người Hung nên suy nghĩ nó thế. Nếu người Nga kém cỏi như thế thì họ đã không bao giờ trở thành một dân tộc lớn.

Những thứ như thiếu hàng hoá, không được xem cái này cái kia.... nó chỉ là bề nổi của vấn đề. Nền tảng của nó là tiềm lực kinh tế và tri thức - có cái đấy rồi, muốn cái kia rất dễ. Đơn giản như Nhật Bản không có vũ khí hạt nhân, nhưng nếu họ muốn thì chỉ 1 tháng là họ s/x được đầu đạn hạt nhân. Trong khi Bắc Triều Tiên thắt bụng cả chục năm trời mới chế được 1-2 đầu đạn.

Anh có thể tìm đọc cuốn "Bàn cờ lớn" của Bzezhinsky, sẽ ngộ ra nhiều điều. Ông ấy viết khá là fair

http://www.amazon.com/Grand-Chessboard-American-Geostrategic-Imperatives/dp/0465027261
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Anh cũng không biết là có Constitutional Democracy chỉ biết có Constitutional Monarchy thôi
em tưởng khái niệm này rất thông dụng ở phương Tây chứ nhỉ , bản thân em đã nghe một luật sư Việt Kiều Pháp nói về vấn đề này trên đài RFA , nó dịch ra tiếng Việt chính xác là "dân chủ hiến trị" , có thể là do tiêu chí phân loại là khác nhau nên mới có sự không thống nhất ở đây.
 
em tưởng khái niệm này rất thông dụng ở phương Tây chứ nhỉ , bản thân em đã nghe một luật sư Việt Kiều Pháp nói về vấn đề này trên đài RFA , nó dịch ra tiếng Việt chính xác là "dân chủ hiến trị" , có thể là do tiêu chí phân loại là khác nhau nên mới có sự không thống nhất ở đây.

Không có đâu em, nghe nó cứ thế nào ấy.

http://en.wikipedia.org/wiki/Democracy
 
@ Thành,

Định chấm dứt nhưng nghe lời Bách vào đây một lần nữa. Lần này ngắn gọn thôi.

Những gì anh nói chỉ đưa ra rằng nước Nga đóng cửa hơn các nước Đông Âu, chứ không nói lên được rằng đời sống dân Nga khổ hơn các nước Đông Âu. Chỉ cần kết luận có vậy thôi. Còn nước Nga dưới thời Liên Xô không thể coi là nghèo được, mặc dù mức sống của dân Nga thấp hơn Phương Tây khá nhiều. (nếu ở Nga có đến hơn 100.000 người có số vốn trên 1 triệu USD thì Nga không thể nghèo được, nếu nghèo đào đau ra từng đấy người giàu?) Nó gọi là Assymetry (sự bất cân xứng) giữa vị thế chính trị và nền kinh tế.

- Anh và em khác nhau về hệ quy chiếu và cái nhìn, nên thường là "ông nói gà, bà nói vịt".

* Anh đang nói về một thời dân Nga khổ (chẳng hạn, hàng hóa, thực phẩm ko có mà mua; ngoài ra, một số nhu cầu tinh thần khác cũng hạn hẹp). Chuyện tại sao như thế (dĩ nhiên, đóng cửa là một lý do, nhưng khả năng là sự bất lực của mô hình kinh tế nhà nước tập trung [kiểu XHCN] cũng có vai trò lớn ở đây) thì anh cũng chưa đề cập sâu, và cũng ko phải mục đích của anh.

Em, ngược lại, lại "lảng" sang chuyện khác: cho dù chả có gì để mua, nhưng vì... dân Liên Xô có nhiều tiền, nên (nước Liên Xô?) ko thể gọi được là "nghèo" :). Chuyện này có thể tranh luận được, nhưng ko phải cái anh đang nói. (Chuyện dân Liên Xô có nhiều tiền đến mức nào thời trước "cải tổ", cũng cần confirm lại).

* Ở post này, em "nhảy" 1 cú từ thời "cải tổ" (1986) sang thời nay (khi Nga có cả trăm ngàn người giàu, vốn trên 1 triệu USD), để bảo Nga (thời Liên Xô) ko nghèo, thì chả hiểu cái logic này ở đâu?

Nhưng, kiểu gì đi nữa, anh cũng ko hề nói nước Nga (bây giờ) nghèo... hay những gì tương tự như thế, nên chuyện 1 triệu USD này cũng lạc đề nốt.

Còn từ "nhồi sọ" có lẽ anh Linh sử dụng trước nhỉ?

Nếu anh nhớ ko nhầm thì anh và em mới trao đổi trong topic này có vài ba lần, ko thấy anh bảo em bị "nhồi sọ" khi nào cả.

Việc anh nói là những số liệu em đưa ra anh cũng chỉ biết mà tin... nghe mà buồn. Anh tranh luận với người ta, mà hoá ra anh không có số liệu gì hết sao? Thế thì hoá ra anh thiếu trách nhiệm quá với lời nói của mình quá.

Hihi, anh bảo anh... chỉ biết tin mà thôi, ko phải vì anh ko thể kiếm ra các số liệu, hay cũng ko phải vì anh cảm thấy... đuối lý trước các số liệu đó.

Mà vì, anh cảm thấy... bó tay trước kiểu tranh luận của em!

Vấn đề mình trao đổi trước đây, ko hề liên quan gì đến số liệu kinh tế cả. Em xem lại cái nhỉ? Toàn là chuyện thịt cá mà em? Nếu cửa hàng ko có thịt, nhưng người bán hàng bảo là "nước ta hôm nay sản xuất được cả tỉ tấn thịt", thì có làm thay đổi vấn đề, đứng về cái nhìn của người dân muốn mua thịt ko em?

Còn nếu muốn tranh luận với em về thống kê, dĩ nhiên anh có thể chuẩn bị được các số liệu. Cái đó ko có gì khó, em ạ.

Còn trong số những người giàu ở Nga, thì cũng có một số ít thành phần tư bản đỏ, nhưng không phải số đông. Nếu xem độ tuổi của những người giàu ở Nga là 35-45 thì có thể nhận thấy họ ít xuất phát từ thành phần Đảng / Đoàn lắm, hoặc thành phần lãnh đạo đảng / đoàn không có ý nghĩa gì lắm trong con đường sự nghiệp của người ta (không loại trừ tất cả), nhất là thành phần triệu phú (tầng lớp trung lưu mới ở Nga) thì lại là từ bàn tay trắng vậy. Anh chịu khó vào Forbes đọc tiểu sử của các nhà tỷ phú Nga.

Thì anh có nói khác đâu? Em xem lại cẩn thận những gì anh viết, thì anh chỉ bảo là có một bộ phận nhỏ cán bộ đảng đoàn thời xưa trở thành giàu có bây giờ (số này tuy ko nhiều nhưng họ có lực mạnh). Còn số còn lại thì... nằm nhớ lại thời "hoàng kim".

Anh có bảo "số đông" bao giờ đâu?

Em nghĩ anh Linh nên đọc và thu thập dữ liệu rồi quay lại tranh luận cho nó có các con số và dẫn chứng cụ thể. Chứ cảm nhận từ bề ngoài nó cũng vô biên lắm (ví dụ như em sang London sau Giáng sinh thấy bọn nó đứng xếp hàng rồng rắn trước mấy tiệm quần áo, về em kết luận: bọn đấy chết rét đến nơi, không có quần áo mà mặc).

Chuyện số liệu, anh trả lời em ở trên rồi: nếu muốn thảo luận đề tài gì về dữ liệu thống kê, anh sẽ có, và tìm cũng ko khó khăn gì.

Nhưng ở đây, vấn đề ko ở các con số thống kê, vì mình ko đề cập đến nó. Vấn đề ở chỗ Liên Xô "sống sướng", "thiên đường", "tủ lạnh đầy trứng cá và bia bọt". Anh với em vốn "bất đồng" ở chỗ đó. Còn việc em đưa số liệu thống kê về sau, anh ko thấy có ý nghĩa gì, vì nó lạc đề.

Người Đông Âu thường nghĩ rằng họ có cuộc sống "văn minh" hơn người Nga, nhưng thực tế lại không như vậy. Em nghĩ anh Linh sống ở Hung nên bị cái tư tưởng này của người Hung nên suy nghĩ nó thế. Nếu người Nga kém cỏi như thế thì họ đã không bao giờ trở thành một dân tộc lớn.
Những thứ như thiếu hàng hoá, không được xem cái này cái kia.... nó chỉ là bề nổi của vấn đề. Nền tảng của nó là tiềm lực kinh tế và tri thức - có cái đấy rồi, muốn cái kia rất dễ. Đơn giản như Nhật Bản không có vũ khí hạt nhân, nhưng nếu họ muốn thì chỉ 1 tháng là họ s/x được đầu đạn hạt nhân. Trong khi Bắc Triều Tiên thắt bụng cả chục năm trời mới chế được 1-2 đầu đạn.

Chả liên quan gì đến vấn đề cả! Anh cũng chưa hề nói, hay nghĩ, Đông Âu "văn minh" hơn Nga (hay Liên Xô).

Người Nga cũng ko hề kém cỏi! Dân tộc và văn hóa Nga rất vĩ đại, đó cũng là một đề tài mà anh tìm hiểu gần hai chục năm nay.

Vấn đề ở đây là, tại sao một dân tộc vĩ đại như vậy, một đất nước có tiềm năng khổng lồ như thế, lại có thời khổ sở hết chỗ nói cả về tinh thần lẫn vật chất? Phải chăng, cái thể chế độc đoán ngày xưa, kìm hãm phát triển, ko tôn trọng tri thức, chỉ đặt mọi vấn đề lên bàn cân ý thức hệ, dùng một tỉ lệ lớn của nền kinh tế cho mục đích chính trị và quân sự, mới có lỗi ở đây?

Thôi, nói đi nói lại thế này mệt người đọc (nếu có ai... thèm đọc cái này), nên mình chấm dứt nhỉ? Về phần mình, anh sẽ tập trung tìm hiểu thêm ở một số nguồn khác xem Liên Xô trước 1986 có phải là thiên đường như em nói ko...

Chúc em ngủ ngon!

L.

TB. Tham khảo cái tiếu lâm chính trị này nhé, của Nga - Đông Âu đấy, ko phải của "phương Tây nhồi sọ" đâu.

Nixon, Kádár và Brezhnev trò chuyện về mức sống của dân nước mình.
Nixon:
- Ở Mỹ chúng tôi dân sống sướng lắm! Mức lương trung bình là 2.000 USD, nhưng 900 USD là sống đủ rồi. Chúng tôi cũng không quan tâm đến việc họ làm gì với 1.100 USD còn lại!
Kádár:
- Hung mức sống cũng tạm được. Lương trung bình là 5.000 Ft, 4.800 Ft là đủ sống, còn 200 Ft để dành và chúng tôi cũng không quan tâm rằng dân làm gì với khoản tiền đó.
Brezhnev:
- Liên Xô vẫn ưu việt hơn cả! Lương trung bình là 200 rúp, cần 400 rúp mới sống được, nhưng người Xô-viết chúng tôi năng động lắm, ai cũng đủ sống cả và chính phủ không quan tâm là họ kiếm đâu ra 200 rúp kia để sinh sống. :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bây giờ chốt thế này nhé:

Anh em mình sẽ cùng thảo luận vấn đề:

- Người LX có bao nhiêu tiền trước cải tổ?

Em nghĩ nó sẽ ra ngọn ngành của vấn đề

OK?
 
@Thành: Constitutional Democracy gần giống như Bách nói vậy, đây là một newly developed concept (một concept mới) ở một số thinktanks ở Mỹ, mình thì đọc từ Francis Fukuyama. Mình xin nói rõ hơn.

Tyrannical Majority ở đây kiểu như "raw democracy" như mọi người nghĩ, một người một phiếu rồi số đông muốn làm gì cũng được. Cái này James Madison có nói trong cái The Federalist Paper. Lịch sử thì có Committee of Public Safety của Robespierre đã tạo ra cái Reign of Terror, tàn sát rất nhiều người, gần thì Hitler's Germany , hay ở Zimbawe khi ông tổng thống dựa vào số đông người dân tịch thu tài sản của những đồn điền của người da trắng cuối những năm 1980s, không tôn trọng judicial process (trình tự luật pháp) gì cả, hay ở Rwanda năm 1994, cái này thì chắc bạn cũng biết, Liên Xô.

Còn Constitutional Democracy:

http://www.civiced.org/constdem.html

"In a CONSTITUTIONAL DEMOCRACY the authority of the majority is limited by legal and institutional means so that the rights of individuals and minorities are respected. This is the form of democracy practiced in Germany, Israel, Japan, the United States, and other countries" - tạm dịch là nó là một nền dân chủ, tuy nhiên "majority" (phần đông") bị hạn chế bởi hiến pháp, không thể đưa ra những luật lệ bất công bằng, đàn áp và tuyệt đối tôn trọng những quyền lợi của "minorities" (số ít). Nói cho dễ hiểu, majority được đối xử thế nào, thì minorities phải được đối xử tương xứng.

Nó có những điểm chính như:

1) POPULAR SOVEREIGNTY. The people are the ultimate source of the authority of the government which derives its right to govern from their consent. (tạm dịch là dân chủ)

2)MAJORITY RULE AND MINORITY RIGHTS. Although "the majority rules," the fundamental rights of individuals in the minority are protected. (như nói ở trên số đông có quyền quyết định nhưng không được đưa ra những luật bất công, đàn áp và phải tôn trọng quyền lợi của những minorities).

3)LIMITED GOVERNMENT. The powers of government are limited by law and a written or unwritten constitution which those in power obey (Chính phủ phải tuân theo luật pháp, cụ thể ở VN là hiến pháp).

4)INSTITUTIONAL AND PROCEDURAL LIMITATIONS ON POWERS. There are certain institutional and procedural devices which limit the powers of government. These may include (Những tổ chức cũng như hiến lệ để kiểm soát hành động của chính quyền bao gồm):

a)SEPARATED AND SHARED POWERS. Powers are separated among different agencies or branches of government. Each agency or branch has primary responsibility for certain functions such as legislative, executive, and judicial functions. However, each branch also shares these functions with the other branches. (mỗi bộ phận của nhà nước [hành pháp, lập pháp và tòa án] có chức trách riêng, và độc lập trong quyền hạn và nhiệm vụ của minh)

b)CHECKS AND BALANCES. Different agencies or branches of government have adequate power to check the powers of other branches. Checks and balances may include the power of judicial reviewÀ"Àthe power of courts to declare actions of other branches of government to be contrary to the constitution and therefore null and void. ( Các bộ phận của nhà nước có quyền hạn và chức trách để mà kiểm soát lẫn nhau,ví dụ tòa án có thể tuyên bố một luật không hợp pháp so với hiện pháp và tuyên bố nó vô hiệu)

c) DUE PROCESS OF LAW. Individual rights to life, liberty, and property are protected by the guarantee of due process of law (quyền lợi của người dân phải được bảo vệ bởi luật pháp, muốn xét xử một người thì phải thông qua những luật lệ, tiến trình được liệt kê trong hình luật một cách rõ ràng)

d) LEADERSHIP SUCCESSION THROUGH ELECTIONS. Elections insure that key positions in government will be contested at periodic intervals and that the transfer of governmental authority is accomplished in a peaceful and orderly process. (tổ chức tranh cử theo đúng luật lệ và công khai).
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên