NHNN tiếp tục neo giá USD-VND ở mức 1 USD = hơn 16,000 VND. Trong khi nghe nói thị trường tự do giá USD đã lên trên 20,000 và bởi vì bị cấm nên ng ta cũng không biết giá cụ thể là bao nhiêu nữa. Nếu cứ như vậy thì các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ dần dần từ chối bán USD lại cho ngân hàng ở giá thấp 16k, cuối cùng lại gây méo mó thị trường ngoại hối. Thật không hiểu dụng ý của NHNN? Điều hành tiền tệ kiểu gì vậy? Anh Hữu Quang có thời gian thử giải thích xem nào?
Nói như Minh thì trong tình trạng này Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) VN đã theo một cái fixed exchange rate (hay có thể gọi là pegged on the dollar) với một tỉ lệ đó là 1 USD = 16,000 Việt Nam Đồng (VND).
Tuy nhiên hiện nay lạm phát VN đang rất cao (24%). Mà các bạn đã biết lạm phát nghĩa là số tiền tệ của VN tăng rất nhanh và rất nhiều. Cái này dẫn đến cung của tiền tệ VN tăng lên, dẫn đế exchange rate (giá trị của VND trên thị trường thế giới) của VND giảm xuống rất mạnh.
Để duy trì giá trị 1 USD = 16,000 VND, NHNN phải: 1) buôn bán tiền tệ (cụ thể là bán USD và mua VND) hoặc là 2) hạn chế các hình thức buôn bán trao đổi nhiều trên thị trường tiền tệ.
Gìn giữ giá trị 1 USD = 16,000 VND (fixed exchange rate) có cái lợi của nó đó là tạo ra một niềm tự tin về một sự vững vàng của nền kinh tế VN (VN là một nền kinh tế đang phát triển, mà một nền kinh tế đang phát triển thì rất là bất ổn). Hơn thế nữa, duy trì một giá trị tuyệt đối như vậy thúc đẩy việc phát triển và đầu tư với nước ngoài bởi vì nó sẽ giảm chi phí cho việc phòng ngừa sự giao động của tiền tệ (hedging).
Ví dụ, nếu bạn muốn vay $10,000 từ nước ngoài để mở một cái business (một điều rất thường xảy ra ở VN bởi vì 80% NHNN là chi cho công ty nhà nước, cho nên rất khó vay từ chỗ này). Bạn vay $10,000, tức là 10,000 x 16,000 = 160,000,000 (160 triệu). Để đơn giản vấn đề, cứ cho là không có lợi tức hay gì cả. Nghĩa là để trả nợ, bạn cần 160 tỉ VND. Nếu đột nhiên giá trị VND tụt xuống còn 1 USD = 20,000 VND; nghĩa là bây giờ bạn phải cần 10,000 x 20,000 = 200 triệu mới mua được $10,000 để trả nợ. Khi không, số nợ của bạn tăng lên 25%. Đó là lý do tại sao nền kinh tế Thailand sụp đổ trong năm 1997, trong vòng chưa đầy 1 tháng, giá trị của đồng Baht mất giá 40%; nghĩa là số nợ của các doanh nghiệp Thái mượn tiền nước ngoài (một số tương đối rất lớn) đột nhiên tăng lên 40% --> phá sản.
Vì nguyên nhân đó, đối với một nền kinh tế đang phát triển, để có một giá trị tiền tệ ổn định (stable exchange rate) là một điều rất cần thiết cho việc phát triển lâu dài. Và một phương cách hiệu quả cao đó là gìn giữ giá trị của VND (fixed exchange rate), trong trường hợp này là 1 USD = 16,000 VND.
Vấn đề không phải nằm ở NHNN, vấn đề ở đây là nằm vào sự yếu kém của chính phủ VN. Bởi vì sự yếu kém của chính phủ VN dẫn đến lạm phát cao, mà lạm phát cao sẽ đẩy giá trị của VND xuống --> tăng sức ép cho NHNN để gìn giữ giá trị tiền tệ của VN.
Với lạm phát cao như hiện nay, mình không biết là NHNN sẽ cầm cự được bao lâu. Quay trở lại 2 phương pháp để gìn giữ VND: bán ngoại tệ và hạn chế việc buôn bán ngoại tệ.
1) Bán ngoại tệ: để bán ngoại tệ, trước tiên thì mình phải có ngoại tệ. Mấy năm gần đây, VN vốn dĩ nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu (khi mình nhập khẩu thì mình dùng ngoại tệ để mua hàng --> ngoại tệ ra khoải nước; khi mình xuất khẩu thì nước ngoài trả mình ngoại tệ để mua hàng --> ngoại tệ vào nước). Nghĩa là ngoại tệ ra khoải nước nhiều hơn là vào nước mình. Cho nên mình nghĩ kho tồn trự ngoại tệ (foreign reserve) của mình không nhiều lắm để có thể gìn giữ giá trị của VND. Năm 1997, Thailand cũng có tình trạng tương tự; lạm phát trong nước rất cao --> tạo áp lực cho NHNN phải bán ngoại tệ để gìn giữ giá trị của đồng Baht --> bán ngoại tệ. Nhưng cuối cùng NHNN Thai không có đủ ngoại tệ bởi vì họ cũng nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu mấy năm liền. Thế là NHNN Thai buộc phải cho nổi đồng Baht, thế là chưa đầy 1 tuần, đồng Baht mất 40% giá trị. Sau đó thì một người cũng biết rồi, Asian Financial Crisis.
2)Hạn chế buôn bán và trao đổi ngoại tệ. Cái này thì mình nghĩ NHNN Việt Nam nhấn mạnh hơn là bán tiền tệ, bởi vì mình suy đoán NHNN Việt Nam vốn không có đủ ngoại tệ để chống trong vòng 1 tháng với lạm phát hiện nay của mình. Hạn chế buôn bán và trao đổi ngoại tệ có cái lợi là trong ngắn hạn không tốn kém bởi vì mình không cần ngoại tệ. Tuy nhiên nó cũng như là price control vậy, nó có cái hại lớn của nó về lâu dài.
Nói đơn giản, ví dụ bạn là một công ty trong nước, bạn cần mua một số hàng hóa từ Canada để tăng năng suất cho nhà máy mình. Để mua những thiết bị này, bạn cần phải có mua ngoại tệ trong nước để mà mua hàng. Thế nhưng NHNN VN hạn chế rất chặt đến việc mua bán ngoại tệ, đặc biết là những cuộc mua bán lớn (thường trên $5,000 - $10,000). Thế là bạn không có ngoại tệ để mua hàng. Cách duy nhất là bạn phải mua ngoại tệ nhiều lần với một số nhỏ - thay vì mua liền một lần $10,000, bạn mua 100 lần $100. Tuy nhiên cái này rất là không chắc chắn và giá nó sẽ tăng lên rất nhiều ==> nhiều khi công ty không mua được tiền tệ và không có phát triển được.
Hay một ví dụ khác. Một công ty Mỹ đầu tư vào VN. Họ kiếm được một chút lợi nhuận. Rồi thì họ muốn chuyển số tiền lời đó về Mỹ để chi trả những chi tiêu của họ (lương, thuế, tiền thuê này nọ, tiền lợi tức cho stockholders vv). Muốn chuyển tiền, họ phải đổi sang USD (bởi vì ở Mỹ kô ai xài VND cả). Tuy nhiên viện hạn chế nghiêm việc trao đổi và buôn bán ngoại tệ làm cho công ty này chuyển số tiền về Mỹ rất khó khăn, có khi kéo dài cả tháng --> tổn thất cho công ty. Cho nên rất nhiều công ty không muốn đầu tư nhiều vào VN vì sợ sẽ khó thu về tiền lời bằng ngoại tệ của họ (có nghĩa là bằng không luôn)
==> hạn chế buôn bán và trao đổi ngoại tệ tạo ra những hậu quả rất lớn cho sự phát triển kinh tế lâu dài của VN, nhiều khi còn cao hơn là cho nổi giá trị VND.
Nói tóm lại (dùng hơn cả 2 trang giấy để nói cái này): lạm phát rất cao ở VN là rất nguy hiểm cho sự phát triển lâu dài của VN. Sự lạm phát cao này, một phần lớn là, nói văn chương thì là do "sự yếu kém của chính phủ VN," nhưng nói thẳng ra là do tham nhũng rất nhiều mặt (cái này trong economics có từ để gọi đó là "institutional void"). Sự tham nhũng rất nhiều mặt này là do cơ chế hiện nay của chính phủ VN đã tạo ra một môi trường rất dễ để các quan chức lợi dụng khe hở để đầu cơ trục lợi.