Việt Nam - Thực Trạng và giải pháp

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1-2 tăng vì giáp tết tâm lý cần hàng lớn, ngoài ra do năm nay rét đậm rét hại giá rau quả tăng cao, điển hình rau muống có lúc lên tận 30k/mớ. Ngoài ra tháng 3-4 giá gạo trong thị trường thế giới tăng cao, thế giới lại mất mùa, dẫn đến việc người dân lại đọc mấy tờ báo lá cải nói gạo thị trường thế giới 1200USD/tấn có tâm lý muốn mua nhiều gạo về nhà tích trữ đề phòng giá tăng. Chính phủ đã ra quyết định nghiêm cấm đầu cơ gạo, rồi quyết giảm lượng xuất khẩu, tập trung phục vụ nhu cầu trong nước... Cho nên tất cả các báo cáo kể cả của nước ngoài đều kết luận rằng tình hình lạm phát 6 tháng cuối năm sẽ rất khả quan, con số 25% của bác hơi khiên cưỡng.

Cái demand bạn nói đến là do demand-pull inflation - tức là nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng lên nhiều.

Mình không có cái consumer index của những hàng hóa ở VN (mình sợ cả chính phủ VN cũng kô có) cho nên không biết nó đóng góp bao nhiêu phần vào lạm phát hiện nay. Tuy nhiên cái lạm phát ở Vn hiện nay, hầu hết các báo kinh tế và economists nó là do số lượng tiền VND trong thị trường quá nhiều.

Nguyên nhân chính là do chính sách sai lầm và yếu kém của chính phủ VN trong mấy năm nay đã tạo ra một deficit (chi nhiều hơn thu) lớn. Deficit không nhất thiết là xấu, tuy nhiên phương pháp chính phủ VN dùng để chi tiêu tạo ra một nguồn tiền lớn để chi trả cho những chi tiêu của mình mà không cân bằng nó với một số nợ tương tự ở central bank (kiểu như Quang đã và trong sách đã nói).

Một cách khác để chứng minh là lạm phát hiện nay không phải là những lý do như bạn Nghĩa nói. Rất là hiếm có nếu tất cả người dân đột nhiên tăng chi tiêu của mình khỏang 20% suốt mấy tháng liền (hiếm có thứ nhất) mà sản suốt không bắt kiệp (nên nhớ đây là thời gian mấy tháng trời - hiếm có thứ hai).
 
Chú nói thế là không được. Nhiệm phổ biến kiến thức kinh tế là thuộc về Đảng & CP, chứ sao lại bắt người dân phải tìm hiểu từ Internet. Ví dụ nếu dân mù chữ thì là tại ai nhỉ? Trong khi internet VN thì chậm như sên, lại hay chập mạch , đã thế lại còn đắt. Hồi xưa mấy lần mình suýt nữa đập vỡ modem vì cáu quá.

Tớ tưởng tư tưởng dân chủ là dân làm chủ, giờ lại bảo CP dạy dân là sao :)) Cái này hẹn cuối tuần trả lời, bạn Dũng thử nghĩ lại mấy cái trên xem thế nào. Với điều kiện hiện tại có thể làm tốt hơn ko? Còn vụ kinh tế thì chả liên quan quái gì đến Mác hay duy vật biện chứng cả. Nếu cậu biết thì có biết cơ sở kinh tế của Mác là những ai ko? Chốt, cái làm cho DVBC trở nên “vô đối” là nó ko bao giờ cố định lại 1 điểm, mà luôn đặt thực tế lên hàng đầu, nếu những cái nó đạt dc ko đúng với thực tế thì nó sẽ tự sửa đổi. Nếu Mác có sai cái gì, thì ng đi sau phải mạnh dạn mà chỉ ra cái sai của Mác, nếu coi Mác là thánh, tức là chưa hiểu cái gì về DVBC cả, hơi khó hiểu nhỉ :D
 
Như vậy có thể thấy ở VN dân dù được tiếp cận internet và các loại phương tiện truyền thông, người dân vẫn chưa xây dựng cho mình 1 khái niệm về kinh tế, dẫn đến tình huống là cái gì lên giá thì mua vào, giảm giá là bán ra, trong khi trên lý thuyết thì là ngược lại. Vấn đề thứ hai rút ra được là những thằng báo lá cải như thằng VNexpress thì nên dẹp đi cho nó sớm chợ, và chính phủ cần phải kiểm soát những thằng báo vì viết rất ngu, ko ý thức được hậu quả tai hại do những bài báo của mình.

Tớ tưởng tư tưởng dân chủ là dân làm chủ, giờ lại bảo CP dạy dân là sao Cái này hẹn cuối tuần trả lời, bạn Dũng thử nghĩ lại mấy cái trên xem thế nào.

Bạn nói đúng. Dân chủ thì dân nó dạy chính phủ làm cách nào. Nếu chính phủ làm sai, dân mở miệng lên tiếng liền như ở Nam Hàn đó la đến nổi cả bộ nội các xin từ chức luôn, tệ hơn nữa dân đuổi ra khỏi chính phủ rồi kiếm người khác giỏi hơn để mà làm việc.

Tuy nhiên ở đây, VN thì khác. Chính phủ VN cứ mở miệng ra nói dân "ngu", chỉ có mình là biết cách làm việc và phải "dạy" cho dân biết cách làm việc. Thế nhưng làm đã sai rành rành thế này, lỗi là của mình, nhưng cứ cầm loa lên mà đổ thừa dân "ngu" không biết "kinh tế". Thứ nhất đó là trốn tránh trách nhiệm, thứ hai đó là thất bại trong trách nhiệm.

Nói thật, nếu hỏi cả đám Mỹ, Âu hay Nhật, phần đông dân nó cũng chả biết gì về kinh tế (thử hỏi ở đây, tòan là học sinh sinh viên ưu tú của ams, thật sự có mấy ai biết nhiều về kinh tế). Cái mà như bạn Nghĩa nói đó là irrational rationality, một trong những lý thuyết của Game theory. Những hành động của người dân VN hòan tòan kô có gì là "ngu" cả, tất cả đều là "rational" (có lý trí).

Điểm khác biệt giữa Âu với VN đó là, dân nó tuy "ngu" về KT, nhưng nó có đủ khôn để biết chính phủ mình làm việc tệ hai. Thế là nó mời chính phủ cũ đu ra, đưa chính phủ mới có tài hơn vào bằng bầu cử. Còn VN, tuy dân "ngu" về KT, tuy nhiên mình nghĩ họ đủ không để biết là tình hình không tốt và những phương pháp trước giờ không có hiệu quả cao; tuy nhiên họ bị dính với một chính phủ "yếu kém".
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chủ đề đang trở thành nơi các bạn lôi ra các vấn đề, mà không có những thảo luận mang tính giải pháp tích cực.

Hy vọng các bạn lưu ý cách suy nghĩ, đặt vấn đề, và thảo luận của mình trong chủ đề này, để chủ đề mang tính tích cực.

Xin cảm ơn.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2008/06/3BA03D1B/
Tình hình nhập siêu đã dc chặn đứng trong tháng 6, tỉ giá chính thức tiếp tục dc tăng, NHNN nhân cơ hội con số lạm phát đẹp hơn để tuyên bố có thể sẽ nới lỏng tiền tệ.... Mọi việc có vẻ vẫn đi đúng hướng ;)) Nếu ko giữ dc lạm phát tháng 6 vừa rồi chắc khó mở mồm ra nói nới lỏng tiền tệ dc, lúc đấy thì nguy hiểm thực sự vì các doanh nghiệp ngắc ngoải đến nơi rồi.... Đáng lẽ phải dc làm từ tháng 5 rồi nếu ko dính vụ sốt gạo..... Hành chính đôi lúc còn vì những lý do như thế.....
 
anh quang ơi, cái ông mà bảo là tiên đoán vn bị tư bản nứoc ngoài thâu tóm rồi tiên đoán khủng hoảng chứng khoán là phản động à -_-" :(. Ông ý viết bài gần đây rồi giả vờ ghi là viết bài tiên đoán năm ngoài à? anh chẳng nói rõ gì cả hix -_-"

mà biên độ là gì thế ạ? Cứ bảo nới biên độ mà chẳng hiểu gì -_-"

@bác phước: vấn đề ở chỗ đây là diễn đàn thảo luận chứ không phải nơi phổ biến kiến thức bác ạ :)). bác cứ giải thích mấy cái lý thuyết bình thường đấy ra thì có tác dụng gì đâu :)). từ nãy đến giờ chưa thấy bác đưa ra được 1 giải pháp (giống anh hà nói) gọi là khả thi :)). như mấy bác phản động kia còn nói ra cơm cháo được là phải tự do dân chủ (cái này thì ko đúng đâu :)), nhưng có còn hơn không :))), còn bác thì chẳng có chính kiến giải pháp gì cả, buồn thật đấy :(.
bác bảo em sai, thế bác chỉ ra cho em cái :)), 3 cái lý do có khả năng làm đồng ngoại tệ tăng giá, em đưa ra giả thuyết có thể như thế, thế em sai cái nào ạ :)). Em chưa đủ số liệu để biết là lý do nào :)), thế theo bác là do đâu? à à do ngoại tệ việt nam ít à? :)) ngoại tệ 20 tỷ đô mà :)), gần đây tháng 6 mà :)).

phổ biến kiến thức và chỉ trích chính phủ vn (tự do ngôn luận, đa đảng, dân chủ etc) như bác thì dễ lắm :)), có thể bác lừa được mấy em trẻ con đấy :)), nhưng mà nói hay vl như em thì khó đấy =)) :)).
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Long: phản động hình như ở mình có đến vài cách hiểu. Nếu hiểu theo nghĩa cố ý phá hoại thì cũng ko chắc, vì cách hiểu đó cũng ko quá vô lý. Trả lời cái bài đấy thì chỉ 1 ý thôi: xã hội biến động, muốn kiểm soát phải dùng 1 cân bằng động, cố đưa nó về 1 cái tĩnh lý tưởng là vô ích. Cái này cũng giống như muốn báo chí tốt thì ko phải kiểm soát, mà phải tạo cơ chế để chúng nó chế ngự cái xấu của nhau. Hoặc như quan điểm của “bàn tay vô hình” trong kinh tế là tự các tổ chức chạy theo cái lợi của riêng mình nhưng lại đem đến cân bằng tốt nhất cho xã hội..... Cái này hơi ngại viết :))

Tỉ giá của các NH giao dịch ko dc phép ra ngoài tỉ giá do NHNN công bố (cơ chế ra cái này ko rõ lắm) +/- biên độ. Nâng biên độ lên 2% thời điểm này cũng tương tự công khai cho phép các NH giao dịch với tỉ giá lớn hơn.
http://vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name=06&id=d8b6411dc974cd
Số liệu cho thấy, năm 1998, chỉ có 25,3% số thành viên IMF duy trì cơ chế thả nổi tỷ giá, trong khi 35,7% giữ tỷ giá cố định và 29,7% theo đuổi chính sách tỷ giá thả nổi có quản lý. Phần lớn trong đó bằng cách này hay cách khác đều duy trì cơ chế kiểm soát vốn.

Giờ đến vụ dân chủ của Dũng. Chẳng ai ở đây bảo là dân dốt nên ko cho dân chủ cả, bởi vì chẳng ai có quyền quyết định cái đó. Trong topic trước đây tớ đã trả lời: Nếu ng dân muốn làm chủ cái gì đó, tại sao ko phải là những ng dân nói mà phải nhờ mấy ông nào đó đòi hộ? Có ai nhờ ko, hay chính mấy ông đó tự cho mình giỏi, khinh những ng dân ngu dốt ko biết quyền lợi mà đòi? Tạm cái chỗ này là nhìn lại xem ai đang khinh dân dốt đây?

Quote lại mấy cái đã viết từ hơn 1 năm trước:
Khái niệm dân chủ theo em hiểu thì là ng dân có quyền quyết định đến cái cuộc sống của họ, việc đòi dc 1 vài cái quyền nào đó chỉ là phương tiện chứ ko phải mục tiêu. Có những quyền ng dân ko có nhưng vẫn có những quy luật khác buộc nhà nước phải tuân theo cái ng dân muốn thì đó vẫn là dân chủ (vì vẫn đúng cái họ muốn). Đánh giá dân chủ phải tính bằng bao nhiêu % dân thỏa mãn chứ ko phải có những quyền gì. Cái này cũng như anh đi xe vậy, cái anh cần là anh muốn đến đâu và anh có đến đó hay ko chứ ai lái chắc ko phải cái quan trọng. Em luôn đi từ cái gốc.
Lí giải tại sao CQ ngày càng phải đáp ứng đúng yêu cầu ng dân thì nó nằm ở chỗ báo chí ngày càng phát triển và ng dân đã biết dùng báo chí để tạo sức ép lên chính quyền. Sức mạnh của báo chí nằm ở quyền của quốc hội và mức độ hài lòng của ng dân mà tôi nói trong phần liên quan đến ngưỡng. Khi báo chí có sức mạnh thì nó cũng tạo nên tác động răn đe làm cho chính quyền phải đáp ứng tốt hơn nữa, chủ động tìm hiểu ng dân muốn gì. Cái này liên quan đến 2 kiểu dân chủ mà tôi tạm gọi là chủ động và bị động. Trước đây, các vấn đề chủ yếu là CQ đưa và làm, khi ng dân phản đối mạnh quá thì thay đổi cho phù hợp, đây là kiểu bị động. Hiện nay, các vấn đề đã đc đưa ra lấy ý kiến ng dân trước rồi mới làm, đây là kiểu chủ động. Tất nhiên việc phân tách rạch ròi là cho dễ nhìn còn thực tế thì đây là một miền liên tục chứ ko phải rời rạc. Ví dụ trước đây CQ tuy đưa ra nhưng cũng ko thể ko lường trước phản ứng ng dân hoặc bây giờ cũng có những cái tuy theo đa số nhưng cũng có những cái chủ động (ở VN hay gọi là sửa thói quen xấu) ko theo đa số nhưng dần dần đã có thể thuyết phục về những cái tốt, tất nhiên nếu bị phản đối thì lại theo cái bị động. Việc nhìn báo chí và quốc hội thực ra mới nhìn thấy cái dễ nhất là cái bị động, còn khi nó có quyền lực thì nó cũng đã tăng cái chủ động lên nhiều mà ko dễ nhận ra.

Khi tớ nói với bạn Dũng tớ đang làm chủ ko phải để nói chơi. Giờ tớ sẽ nói tớ làm chủ thế nào. Tớ việc gì cần quan tâm ông nào làm thủ tướng, cái đó chỉ là cái phụ, mục tiêu chính vẫn là cái cuối cùng các việc dc thực hiện như thế nào. Để làm cái đó cần thực sự là toàn dân làm chủ, chứ ko phải riêng mình làm chủ. Các dự thảo luật vẫn thường dc lấy ý kiến, diễn đàn bộ GD là nơi đóng góp ý kiến (các nơi khác chưa thử). Các chính sách đưa ra dc bàn luận hàng ngày trên các báo. Muốn phản đối sao ko đưa lý lẽ của mình lên đó. Để phản đối những cái ảnh hưởng đến tất cả mọi ng thì cần dựa vào quyền của tất cả mọi ng, nếu vấn đề đó có được sự ủng hộ của số đông thì nó mới có thể thực hiện dc. Việc tớ bầu ông nghị nào thì quả thực từ xưa đến giờ chưa từng hy vọng dựa vào 1 ông mình bầu để thể hiện cái quyền dân chủ của mình. Phải chứng minh dc cái vấn đề của mình đấy là vấn đề của mọi ng thông qua báo chí, chứ 1 ông nghị thì làm dc gì? Có lẽ cách hiểu của tớ về dân chủ khác ở chỗ tớ cho rằng phải toàn dân làm chủ chứ ko ích kỉ theo kiểu mình là chủ thôi. Ích kỉ là chuyện của mỗi ng, dân chủ tức là mỗi ng có quyền sử dụng theo ý muốn riêng, ko ai có quyền can thiệp, nhưng nếu đó là đưa ra ngoài phạm vi cá nhân, thuyết phục ng khác thì tớ sẽ ngăn lại.

Giờ đến dẫn chứng:
Đây là cách ng ta thể hiện quyền dân chủ
http://vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name=06&id=b1da8b9c63153a
Đây là ý kiến phản biện
http://cafef.channelvn.net/tai-chin...afi-ve-vang-la-nguy-hiem/2008511132025170.chn
http://vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name=06&id=81df670ae9368b
Và kết quả
http://www.vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2008/05/3BA02655/
Muốn sử dụng dân chủ thì viết những thứ có lý với tất cả mọi ng như thế kia.

Tiếp 1 cái về dân chủ ở VN
http://dantri.com.vn/Sukien/Tranh-cu-se-giup-cai-thien-doi-ngu-lanh-dao/2008/6/238452.vip

Cái vụ báo chí thì quan điểm của mình là phải tiếp tục phát triển về số lượng (nhưng cái này phụ thuộc nhiều cái, trong đó khó nhất là vấn đề kinh tế), dùng cạnh tranh để nâng cao chất lượng, lâu dài tạo môi trường thông tin đa chiều để ng dân có thể tìm dc cái hợp lý nhất. Ko ai có thể biết chắc mình đúng, vì ko ai có thể biết mình đang sai, giỏi lắm là biết trước đây mình sai thôi. Vì vậy sẽ ko tồn tại 1 cái báo viết toàn chân lý, chỉ có thể đưa nhiều góc cạnh để ng dân tự chọn lọc.....

Nhân tiện thì đưa 1 cái dân nói, chứ ko phải CP. Mở ngoặc là bác này mới thôi làm cố vấn cho chính phủ cách đây ko lâu.
http://www.laodong.com.vn/Home/sknb/2008/6/92356.laodong
 
hix thế ông ý viết báo vào thời điểm nào hả anh -_-", sao đoán đúng thế -_-"

với cả mở rộng biên độ cho chứng khoán thì ảnh hưởng gì ạ.

em thấy là nếu hiểu biết + giỏi vl rồi =)), thì nói 1 ý thôi cũng hiểu (vì nhiều khi quên không quan tâm đến 1 thứ nào đó), không phải giải thích dài dòng cho bọn lít nhít. mọi người cố gắng nói càng súc tích càng tốt :D. Ai không phải hiểu thì hỏi. Mà em thấy nói về kinh tế + chính trị là hay nhất :)).
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mình thì chỉ mong qua cuộc khủng hoảng kinh tế do lạm phát lần này sẽ thay đổi được suy nghĩ nền kinh tê ' xã hội chủ nghĩa ' không tưởng của các bác làm quan to thôi :))
 
Trong khi mọi người viết cái gì đó hữu ích cho người đọc thì Long toàn viết thứ đả kích vào người viết thay vì thể hiện kiến thức, logic hoặc lập luận của mình. Box này không phải là nơi cho những bài viết trống rỗng, chọc ngoáy, thiếu tôn trọng người khác.

Ngoài ra đừng lạm dụng những từ như "vl". Nhập gia tùy tục, đấy không phải là từ nên xuất hiện nhiều trong box có tên là Thảo Luận Nghiêm Túc. Nếu em thích dùng từ đấy nhiều hơn nữa thì HAO vẫn còn rất nhiều box khác cho em thể hiện cái tôi cá nhân đặc biệt của mình.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
em chỉ ra cái sai, chẳng có xúc phạm ai cả :)), anh cảm tính vừa thôi :))
 
Sao ngành hành pháp, tư pháp Việt Nam mình không có phản ứng công khai gì về vụ này nhỉ:
http://www.vietnamnet.vn/thegioi/2008/07/791520/
Trưởng văn phòng Hà Nội và một cựu quan chức của Công ty Tư vấn Quốc tế Thái Bình Dương (PCI) của Nhật bị cáo buộc đã trao một khoản hối lộ lớn cho một quan chức quản lý Ban Quản lý dự án (PMU) Đại lộ Đông-Tây TP. HCM ngay tại văn phòng của cơ quan này vào đầu năm 2003, nguồn tin PCI cho hay.
Nguồn tin trên cho hay, PCI đã giả bộ rằng, khoản hối lộ khoảng 200.000USD (ít nhất là 20 triệu Yen theo tỷ giá thời điểm đó) là một món quà của cựu quan chức PCI gửi cho quan chức quản lý PMU.
 
Nói thực là anh không quan tâm là em NGHĨ em đã làm gì. Em NGHĨ là em không xúc phạm ai cả nhưng có các thành viên khác phản ứng về cách nói của em với người khác là bằng chứng rất rõ ràng và khách quan với anh rồi.

Bây giờ không tranh cãi thêm về việc này nữa. Nếu em muốn đóng góp ý kiến của em về topic thì viết, cãi lằng nhằng thì anh không có thời gian.
 
Tổng hợp một số kiến nghị
1. Cần có tầm nhìn dài hạn, chiến lược và bước đi phù hợp; chú trọng tăng trưởng tổng yếu tố năng suất; đầu tư và dự trữ ở mức cao.
2. Cải cách nhanh hơn trong khu vực nhà nước để nâng cao hiệu quả quản lý; xây dựng chính quyền và bộ máy hành chính đầy năng lực; xây dựng nhà nước pháp quyền, tôn trọng luật pháp; giảm thiểu tham nhũng, tạo sự liêm chính trong cơ quan nhà nước; xây dựng xã hội hài hòa để ổn định chính trị, kinh tế, xã hội.
3. Thực hiện tự do hóa khu vực tư nhân một cách thực sự và hoàn toàn. Hệ thống cơ chế chính sách phải tạo động lực cho đầu tư và phát triển kinh tế tư nhân. Tổng nguồn vốn tín dụng cần giành một tỷ lệ phù hợp cho khu vực tư nhân.
4. Hệ thống ngân hàng phải quản lí chặt chẽ việc cấp tín dụng cho khu vực quốc doanh.
5. Các tài sản thuộc quản lý và sở hữu của nhà nước khi bán hoặc cổ phần hóa phải theo giá thị trường, công khai, minh bạch.
6
. Phục hồi cân bằng ngân sách, xóa bỏ tình trạng thâm hụt ngân sách; chặn đứng lạm phát, tạo lập giá cả hợp lí, chỉ trợ giá cho các lĩnh vực then chốt như: lương thực, thực phẩm, chăm sóc sức khỏe, giao thông và thị trường lao động; thiết lập tỷ giá nhất quán, tránh tình trạng 2 tỷ giá.
7. Đầu tư nhà nước nên ưu tiên tập trung cho việc xây dựng, phát triển và hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế và nguồn nhân lực cho đất nước, tập trung vào giải quyết các vấn đề xã hội; còn đầu tư phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nên để cho tư nhân làm.
8. Giải quyết tốt vấn đề vốn, công nghệ và thị trường cho công nghiệp hóa nông thôn: khuyến khích tích tụ đất đai trong nông nghiệp; xây dựng đội ngũ khoa học công nghệ thiện nghệ, tạo nền tảng cho triển khai và ứng dụng khoa học công nghệ vào các lĩnh vực của cuộc sống.
9. Việt Nam không chỉ tập trung vào số lượng mà nên tập trung vào chất lượng đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ; tập trung phát triển nguồn nhân lực cao,đầu tư nhiều cho R&D và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng; thu hút các công ty đa quốc gia để cải tiến chuỗi giá trị; phát triển công nghiệp phụ trợ, tái cấu trúc và phát triển doanh nghiệp tư nhân nhỏ nhằm tạo điều kiện cho các công ty liên kết được với doanh nghiệp FDI ; đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp. Tạo sự hợp tác giữa công nhân và chủ lao động thông qua những chính sách định hướng về lương bổng hợp lý.
10. Việt Nam nên phát triển các ngành kinh tế cần ít vốn, tỷ suất sinh lợi cao và có tác động tích cực tới nền kinh tế như: du lịch, tài chính, công nghệ thông tin, y tế. Từng bước tạo những nền móng cơ bản cho nền kinh tế tri thức.
11. Cải thiện chất lượng giáo dục hiện đang xuống cấp trầm trọng, xóa bỏ quá tải ở phổ thông, đào tạo đại học gắn liền với yêu cầu thực tế, quyết tâm triển khai chương trình nâng cao năng lực ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh.
12. Việt Nam đang phải cạnh tranh trực tiếp với Trung Quốc ở một số lĩnh vực kinh tế nên phải tìm đường lối đi riêng của mình. Chính phủ phải hoạch định chính sách chu đáo, chỉ đạo hiệu quả hơn chính phủ Trung Quốc trong thu hút đầu tư, giải quyết tệ quan liêu, chiến lược phát triển. Để cạnh tranh với Trung Quốc, Việt Nam không được cho phép lặp lại mô hình của Trung Quốc.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tổng hợp một số kiến nghị
1. Cần có tầm nhìn dài hạn, chiến lược và bước đi phù hợp; chú trọng tăng trưởng tổng yếu tố năng suất; đầu tư và dự trữ ở mức cao.
2. Cải cách nhanh hơn trong khu vực nhà nước để nâng cao hiệu quả quản lý; xây dựng chính quyền và bộ máy hành chính đầy năng lực; xây dựng nhà nước pháp quyền, tôn trọng luật pháp; giảm thiểu tham nhũng, tạo sự liêm chính trong cơ quan nhà nước; xây dựng xã hội hài hòa để ổn định chính trị, kinh tế, xã hội.
3. Thực hiện tự do hóa khu vực tư nhân một cách thực sự và hoàn toàn. Hệ thống cơ chế chính sách phải tạo động lực cho đầu tư và phát triển kinh tế tư nhân. Tổng nguồn vốn tín dụng cần giành một tỷ lệ phù hợp cho khu vực tư nhân.
4. Hệ thống ngân hàng phải quản lí chặt chẽ việc cấp tín dụng cho khu vực quốc doanh.
5. Các tài sản thuộc quản lý và sở hữu của nhà nước khi bán hoặc cổ phần hóa phải theo giá thị trường, công khai, minh bạch.
6
. Phục hồi cân bằng ngân sách, xóa bỏ tình trạng thâm hụt ngân sách; chặn đứng lạm phát, tạo lập giá cả hợp lí, chỉ trợ giá cho các lĩnh vực then chốt như: lương thực, thực phẩm, chăm sóc sức khỏe, giao thông và thị trường lao động; thiết lập tỷ giá nhất quán, tránh tình trạng 2 tỷ giá.
7. Đầu tư nhà nước nên ưu tiên tập trung cho việc xây dựng, phát triển và hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế và nguồn nhân lực cho đất nước, tập trung vào giải quyết các vấn đề xã hội; còn đầu tư phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nên để cho tư nhân làm.
8. Giải quyết tốt vấn đề vốn, công nghệ và thị trường cho công nghiệp hóa nông thôn: khuyến khích tích tụ đất đai trong nông nghiệp; xây dựng đội ngũ khoa học công nghệ thiện nghệ, tạo nền tảng cho triển khai và ứng dụng khoa học công nghệ vào các lĩnh vực của cuộc sống.
9. Việt Nam không chỉ tập trung vào số lượng mà nên tập trung vào chất lượng đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ; tập trung phát triển nguồn nhân lực cao,đầu tư nhiều cho R&D và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng; thu hút các công ty đa quốc gia để cải tiến chuỗi giá trị; phát triển công nghiệp phụ trợ, tái cấu trúc và phát triển doanh nghiệp tư nhân nhỏ nhằm tạo điều kiện cho các công ty liên kết được với doanh nghiệp FDI ; đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp. Tạo sự hợp tác giữa công nhân và chủ lao động thông qua những chính sách định hướng về lương bổng hợp lý.
10. Việt Nam nên phát triển các ngành kinh tế cần ít vốn, tỷ suất sinh lợi cao và có tác động tích cực tới nền kinh tế như: du lịch, tài chính, công nghệ thông tin, y tế. Từng bước tạo những nền móng cơ bản cho nền kinh tế tri thức.
11. Cải thiện chất lượng giáo dục hiện đang xuống cấp trầm trọng, xóa bỏ quá tải ở phổ thông, đào tạo đại học gắn liền với yêu cầu thực tế, quyết tâm triển khai chương trình nâng cao năng lực ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh.
12. Việt Nam đang phải cạnh tranh trực tiếp với Trung Quốc ở một số lĩnh vực kinh tế nên phải tìm đường lối đi riêng của mình. Chính phủ phải hoạch định chính sách chu đáo, chỉ đạo hiệu quả hơn chính phủ Trung Quốc trong thu hút đầu tư, giải quyết tệ quan liêu, chiến lược phát triển. Để cạnh tranh với Trung Quốc, Việt Nam không được cho phép lặp lại mô hình của Trung Quốc.

Có 1 cái rất bức xúc bác chưa nói đến là vấn đề nông nghiệp.

Phó thủ tướng Phạm Sinh Hùng hình như vừa trình thủ tướng rằng muốn đủ lương thực (chả biết có xuất khẩu tí nào ko) cho dân số dự đoán là 120 triệu vào năm 2025 thì nước ta cần phải có 3.9 triệu hecta đất nông nghiệp (chỉ trồng lúa), sản lượng phải đạt 39 triệu tấn (có thể nói trung bình mỗi năm 2 vụ, mỗi vụ chỗ nào cũng phải 5 tấn, rất khó). Nay ta đã mất đất nông nghiệp đến mức còn dưới 4 triệu hecta (diện tích cả nước là 33 triệu hecta), liệu đến 2025 còn giữ đc 3.9 triệu hecta ko? Năm 1998 quốc hội đưa ra đề án trồng lại 5 triệu hecta rừng đến năm 2010, giờ ko biết đã đc bao nhiêu rồi, dự án này vô cùng tham vọng vì 5 triệu hecta là bằng diện tích rừng đã bị phá từ ... năm 1900 đến giờ. Tuy nhiên vốn để trồng và bảo vệ 5 triệu hecta này là ... 15000 tỷ, tương đương với 1 tỉ đô. Như vậy mỗi hecta trung bình đc 3 triệu đồng trong 10 năm, mỗi năm 300 nghìn, có đủ để trả lương kiểm lâm ko còn chưa biết nữa :|, khéo chưa trồng xong đã bị chặt.
 
3.9 triệu héc ta = 39 nghìn km vuông :-?? khoảng 1/9 diện tích lãnh thổ :-?? chưa kể công nghệ tiên tiến có thể tăng mùa vụ ở một số vùng nông thôn và năng suất nói chung :-??
 
Tớ luôn luôn theo dõi topic này, thấy nhiều ý kiến đúng sai, cứ ghi vào trong đầu đã. Tiếp theo tớ đóng góp một thực trạng ngầm đang xảy ra, lấy được từ một nguồn tin không chính thức nhưng cũng không phải là không qua chọn lọc, buôn chuyện vỉa hè.
- Thực trạng phân tách hai miền Nam và Bắc do nhiều thế lực khác nhau cả trong lẫn ngoài nước mà sự phân biệt giữa hai miền nam và bắc càng ngày càng tăng. Tớ lấy một ví dụ cụ thể là việc gần đây có cái cô nói tiếng Nam trong chương trình thời sự (vừa về VN xem thời sự mới thấy lạ), dường như đó là một chủ trương nhằm hàn gắn sự khác biệt giữa hai miền và để chống. Thêm vào đó, nếu bạn tinh tế hơn một chút sẽ nhận thấy các trang web có địa chỉ IP ở miền Nam dạo này truy cập có vẻ khó khăn hơn một chút, tỉ dụ như vietdict, các báo điện tử có trụ sở ở TP HCM, kể cả trang web blog cá nhân - cái này lấy ra từ kinh nghiệm của tớ, đồng thời nghe một thông tin xa gần rằng đó là cách chia rẽ thông tin hai miền của cái bọn "thế lọ thế chai" ở bển.
Tớ không chắc chắn bất kì thông tin gì trên đây, đó chỉ là những nguồn tớ đọc trên net, tớ chat với bạn bè, tớ nghe một vài người có trình độ học vấn đề cập qua. Của ít lòng nhiều, tớ không thể không đóng góp tí chút vì dạo này tớ cũng quan tâm đến một vài vấn đề xã hội một chút. Học kĩ thuật nhiều quá cũng hơi bị đau đầu.
 
cái này em đồng ý :)
ở bên này thấy bọn học sinh cũng có cái kiểu phân biệt kiểu "anh người Bắc khác bọn em" các thứ :-s
thiết nghĩ cũng là do bố mẹ ảnh hưởng :-s

mình thì chả biết có phải ngu hay không mà không thấy có vấn đề gì :)) nhưng đúng là có cái khoảng cách gì lớn giữa nam và bắc :-s
 
"anh người Bắc khác bọn em"
thì rõ ràng là phong tục tập quán khác nhau :| cách sống cũng khác nhau :|
Ở nước nào chẳng thế: người vùng khác nhau thì tập tục khác nhau chẳng có gì lạ. Cái giống là giống ở tư tưởng giống nhau thôi.
 
đấy :)) cái vấn đề lại là tư tưởng ấy :-s
hôm qua vừa nói chuyện với một thằng bé :))
nó bảo là bố nó ghét CS, dặn nó cẩn thận mấy thằng CS con =))
 
Back
Bên trên