Việt Nam - Thực Trạng và giải pháp

Tổng hợp một số kiến nghị
1. Cần có tầm nhìn dài hạn, chiến lược và bước đi phù hợp; chú trọng tăng trưởng tổng yếu tố năng suất; đầu tư và dự trữ ở mức cao.
2. Cải cách nhanh hơn trong khu vực nhà nước để nâng cao hiệu quả quản lý; xây dựng chính quyền và bộ máy hành chính đầy năng lực; xây dựng nhà nước pháp quyền, tôn trọng luật pháp; giảm thiểu tham nhũng, tạo sự liêm chính trong cơ quan nhà nước; xây dựng xã hội hài hòa để ổn định chính trị, kinh tế, xã hội.
3. Thực hiện tự do hóa khu vực tư nhân một cách thực sự và hoàn toàn. Hệ thống cơ chế chính sách phải tạo động lực cho đầu tư và phát triển kinh tế tư nhân. Tổng nguồn vốn tín dụng cần giành một tỷ lệ phù hợp cho khu vực tư nhân.
4. Hệ thống ngân hàng phải quản lí chặt chẽ việc cấp tín dụng cho khu vực quốc doanh.
5. Các tài sản thuộc quản lý và sở hữu của nhà nước khi bán hoặc cổ phần hóa phải theo giá thị trường, công khai, minh bạch.
6
. Phục hồi cân bằng ngân sách, xóa bỏ tình trạng thâm hụt ngân sách; chặn đứng lạm phát, tạo lập giá cả hợp lí, chỉ trợ giá cho các lĩnh vực then chốt như: lương thực, thực phẩm, chăm sóc sức khỏe, giao thông và thị trường lao động; thiết lập tỷ giá nhất quán, tránh tình trạng 2 tỷ giá.
7. Đầu tư nhà nước nên ưu tiên tập trung cho việc xây dựng, phát triển và hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế và nguồn nhân lực cho đất nước, tập trung vào giải quyết các vấn đề xã hội; còn đầu tư phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nên để cho tư nhân làm.
8. Giải quyết tốt vấn đề vốn, công nghệ và thị trường cho công nghiệp hóa nông thôn: khuyến khích tích tụ đất đai trong nông nghiệp; xây dựng đội ngũ khoa học công nghệ thiện nghệ, tạo nền tảng cho triển khai và ứng dụng khoa học công nghệ vào các lĩnh vực của cuộc sống.
9. Việt Nam không chỉ tập trung vào số lượng mà nên tập trung vào chất lượng đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ; tập trung phát triển nguồn nhân lực cao,đầu tư nhiều cho R&D và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng; thu hút các công ty đa quốc gia để cải tiến chuỗi giá trị; phát triển công nghiệp phụ trợ, tái cấu trúc và phát triển doanh nghiệp tư nhân nhỏ nhằm tạo điều kiện cho các công ty liên kết được với doanh nghiệp FDI ; đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp. Tạo sự hợp tác giữa công nhân và chủ lao động thông qua những chính sách định hướng về lương bổng hợp lý.
10. Việt Nam nên phát triển các ngành kinh tế cần ít vốn, tỷ suất sinh lợi cao và có tác động tích cực tới nền kinh tế như: du lịch, tài chính, công nghệ thông tin, y tế. Từng bước tạo những nền móng cơ bản cho nền kinh tế tri thức.
11. Cải thiện chất lượng giáo dục hiện đang xuống cấp trầm trọng, xóa bỏ quá tải ở phổ thông, đào tạo đại học gắn liền với yêu cầu thực tế, quyết tâm triển khai chương trình nâng cao năng lực ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh.
12. Việt Nam đang phải cạnh tranh trực tiếp với Trung Quốc ở một số lĩnh vực kinh tế nên phải tìm đường lối đi riêng của mình. Chính phủ phải hoạch định chính sách chu đáo, chỉ đạo hiệu quả hơn chính phủ Trung Quốc trong thu hút đầu tư, giải quyết tệ quan liêu, chiến lược phát triển. Để cạnh tranh với Trung Quốc, Việt Nam không được cho phép lặp lại mô hình của Trung Quốc.

bác nói rất hay nhưng em đảm bảo là VN mình chắc chắn đã đang và sẽ không bao h thực hiện đc tất cả những điều trển :D Chua xót nhưng mà lại đúng sự thật :D

Thực trạng Việt Nam: vấn đề nổi cộm nhất là tham nhũng, tư lợi diễn ra phổ biến, rộng khắp ở tất cả các ngành, lĩnh vực, tất cả các cấp trừ BCT, CP, và Đảng. Tham nhũng ở trong các cơ quan trên nếu có thì đều là con sâu làm giầu nồi canh hoặc bị báo chí thổi phồng ví dụ như thứ trưởng Tiến liêm khiết =)) Em phải nói thế này để đỡ bị chụp mũ là phản động :D

Giải pháp: [kiểm duyệt]
 
B[FONT=&quot]ạ[/FONT]n nào quan tâm t[FONT=&quot]ớ[/FONT]i kinh t[FONT=&quot]ế[/FONT] vĩ mô và c[FONT=&quot]ả[/FONT]i cách có th[FONT=&quot]ể[/FONT] xem thêm quy[FONT=&quot]ể[/FONT]n sách: Con đ[FONT=&quot]ườ[/FONT]ng d[FONT=&quot]ẫ[/FONT]n t[FONT=&quot]ớ[/FONT]i n[FONT=&quot]ề[/FONT]n kinh t[FONT=&quot]ế[/FONT] t[FONT=&quot]ự[/FONT] do (Kornai János)- D[FONT=&quot]ị[/FONT]ch gi[FONT=&quot]ả[/FONT] Nguy[FONT=&quot]ễ[/FONT]n Quang A. Links gi[FONT=&quot]ớ[/FONT]i thi[FONT=&quot]ệ[/FONT]u sách: http://chungta.com/Desktop.aspx/Chu...rnai_ban_ve_on_dinh_kinh_te_vi_mo/2.viePortal
 
Ui, Hà Nội với Hà Tây mà anh em "elite" trong HAO còn phân biệt huống hồ bắc với nam, sợ thật! :(
 
Thiết nghĩ dân không thể la om xòm được mà với vấn đề cần giải quyết thì "thị trường luật" cần sớm hình thành, luật sư sẽ có khối công ăn việc làm. Có thể sử dụng mô hình ở Mỹ và vì với lợi thế Việt Nam là kẻ đi sau nên sẽ có thể copy nhanh chóng cái hay và loại bỏ những cái không hay...
Phần trên của anh em thấy được chứ phần dưới này nghe bất thường quá.

Đành rằng Việt Nam đúng là thiếu luật để bảo vệ người dân thật nhưng đâu phải cứ sao chép y nguyên của Mỹ là hay đâu. Hai thể chế khác nhau, cấu trúc vĩ mô khác nhau, thành phần dân chúng lại càng khác thì sao mà áp dụng được. Chẳng hạn luật giao thông của Mỹ không thể áp dụng lên của Việt Nam do đường xá khác cộng thêm thành phần phương tiện giao thông khác. Hay như luật bảo vệ trí tuệ chẳng hạn--nếu bây giờ mà dùng luật của Mỹ với công ty Việt Nam thì đảm bảo sau một tháng 90% công ty đóng cửa =)).
Lượng luật sư có tăng hay không là do nhu cầu của dân chúng. Chẳng hạn tranh chấp pháp lý tăng do phát triển kinh tế và xã hội thì mới cần thêm luật sư. Chưa kể đến chuyện ý thức của người dân về các quyền của mình còn chưa có, tâm lý nhiều người lại ngại kiện tụng. Mà cái nhức nhối nhất là ngành luật của Việt Nam còn chưa phát triển. Học luật thì không phải ai cũng học được chứ chưa nói đến làm thực sự. Do đó nếu chỉ dựa vào nhà nước thì e rằng không khả thi.
 
bác nói rất hay nhưng em đảm bảo là VN mình chắc chắn đã đang và sẽ không bao h thực hiện đc tất cả những điều trển :D Chua xót nhưng mà lại đúng sự thật :D
Một điều nguy hiểm của Việt Nam khiến đất nước trì trệ theo mình chính là không thực hiện đúng vai trò trong xã hội. Người làm chiến lược,hoạch định lại có tầm nhìn ngắn hạn, vi mô; người thực hiện công việc cụ thể lại nhìn nhận mọi việc xa xôi, thiếu thực tế và không cần thiết.
Một điều ta có thể học Nhật Bản và Trung Quốc đó là: " Dụng nhân như dụng mộc". Đầu tiên người ta chọn việc xong mới tìm người chứ không phải tìm người xong mới chọn việc. Tại sao hàng hóa Nhật lại bền và tốt như vậy? Đó chính là việc quan tâm tới từ chi tiết nhỏ, cải tiến liên tục và dần dần từ kém cho tới tốt. Từng người công nhân, viên chức đều được động viên và khích lệ đảm nhận tốt vai trò của mình.
 
Tình hình là nếu "cầu" có tăng thì "cung" cũng khó mà đáp ứng. Ngành luật của VN chưa phát triển, còn phụ thuộc quá nhiều vào khối hành chính (mà chả phải riêng luật, cái gì ở VN dính vào nhà nước đều thế :D), dẫn đến tình trạng nếu lượng đơn kiện tăng lên vượt mức có thể giải quyết thì lập tức sẽ xảy ra ùn tắc, ko thể giải quyết nổi. Ở US những ngành như giáo dục, luật pháp hoặc ko phụ thuộc vào chính quyền hoặc có phụ thuộc nhưng rất ít, hoàn toàn có thể tự giải quyết những vụ việc nhỏ lẻ nên mới tạo đc sự tiện dụng trong sử dụng dịch vụ. Còn ở VN thì một chính sách như thế còn xa lắm.

Hai là em ko tin với tâm lí ngại rắc rối vốn có của dân VN, sự tiến bộ như chị nói khó có thể có đc trong một sớm môt chiều. Dân ta thì cứ chạm đến quyền lợi của mình, thậm chí ko phải của mình 8-}, là gân cổ lên cãi vã, chửi bới, nói xấu, adua; nhưng đến khi bảo ra tòa giải quyết lại sợ :|. Tâm lí ngại rắc rối, ngại phải đối mặt với những vấn đề to tát + chưa ý thức đc tầm quan trọng của việc kiện tụng thành ra có tình trạng Ra toà ko? - Thôi cứ giải quyết ở ngoài cũng đc, cần gì phải thế. Dẫu biết "Việc đi kiện sẽ rất có lợi" nhưng chắc gì đã có người dám?
 
Mình chả biết gì, hôm nay đọc được cái này. Tự thấy có phải là cứ dân chủ thì là ko có tư lợi, ko có tham nhũng hay ko. Bác cao thủ nào vào nhận xét cái.

Nếu như năm 1980s, khủng hoảng tài chính bắt đầu với chính quyền cộng hòa, thì tới khoảng năm 1998 - 1999, trước khi Bill Clinton rời nhiệm kỳ tổng thống, thì Clinton - một lần nữa lại bị áp lực của tài phiệt tài chính. Tổng thống này buộc phải nới lỏng hơn những quy luật của nền ngân hàng, tài chính: Cho phép ngân hàng thương mại tham gia vào các hoạt động đầu tư.

Điều này trước kia rất tách bạch: Ngân hàng thương mại chỉ được hoạt động trong lĩnh vực cho vay những hoạt động kinh doanh truyền thống, ít rủi ro nhất và có đầy đủ chế chấp cụ thể một cách tương xứng. Hoạt động của ngân hàng đầu tư là những hoạt động kinh doanh với độ rủi ro cao nên các nhà đầu tư vào các loại quỹ hoặc ngân hàng đầu tư phải được biết như vậy và chấp nhận rủi ro. Như thế để giữ được cái lòng tin vì lòng tin là cốt lõi, nền tảng của hệ thống tài chính ngân hàng.

Với áp lực của các hiệp hội ngân hàng như nội trong năm 1998, các nhóm đặc quyền tài chính dùng đến hơn 200 triệu USD để lobby quốc hội và chính quyền, năm 1999, Bill Cliton ký đạo luật mới (Gramm-Leach-Bliley) khai tử đạo luật cũ ra đời năm 1993 - đạo luật Glass-Steagal, nền tảng chính của sự phát triển mạnh của ngành ngân và tài chính Mỹ trong suốt hơn 60 năm.

Năm 2001, Clinton rời chức tổng thống, cựu Bộ trưởng Tài chính trong chính quyền Clinton là Robert Rubin chuyển sang làm chủ tịch Tập đoàn CitiGroup, là một trong những nhóm chủ chốt lobby cho đạo luật mới. Từ đó CitiGroup và Bank of America là hai tập đoàn thương mại lớn nhất bắt đầu tham gia đầu tư rủi ro. Ngân hàng Mỹ từ đó được tài trợ các loại chứng khoán, kể cả các loại tài sản (phần lớn là bất động sản) đã được chứng khoán hóa qua các thủ thuật “bốc giá” lên tới mức giá trị thật không còn, và bong bóng bị vỡ.



Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Người ta lo ngại về câu chuyện vận động hành lang của các nhóm lợi ích. Nhóm lợi ích bỏ ra 200 triệu USD đã làm khủng hoảng hệ thống tài chính hùng mạnh như Mỹ. Nếu như nước ngoài chi số tiền 500 triệu, 1 tỉ USD để có hệ thống luật pháp, chính trị có lợi cho họ thì sao?

Chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương: Cái đó đã và đang xảy ra. Những nhóm như Do Thái, Trung Quốc lobby rất mạnh bên Mỹ. Thực ra tất cả những chính sách đối ngoại của Mỹ cũng bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp bởi những thế lực lobby này, mà người dân Mỹ không bao giờ thấy hay biết được.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Nước Mỹ vốn luôn đề cao sự minh bạch, công khai và sự thực luôn đi đầu trong sự minh bạch công khai. Vậy mà với vấn đề này lại không phát hiện ra bằng sự minh bạch công khai ấy? Ông đánh giá vai trò truyền thông nước Mỹ, của hệ thống giám sát bảo đảm tính minh bạch của Mỹ trong sự kiện này như thế nào?

Chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương: Chủ trương minh bạch đúng đắn, để cho xã hội có những lực kiềm lẫn nhau. Nhưng thập niên vừa rồi, giới tài chính Mỹ sáng tạo ra những công cụ đầu tư quá tinh vi, và bộ máy truyền thông PR đánh bóng sản phẩm này, làm dân Mỹ ngộ nhận giá trị thật của nó. Ở đâu cũng vậy, khi có quá nhiều tiền, người ta sẽ sáng tạo hình thức để thỏa mãn những điều kiện minh bạch còn thực chất không còn minh bạch.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Như vậy quyền lực của nhóm lợi ích cộng với đồng tiền đã chiến thắng. Liệu có phải chính phủ đã có tham nhũng?

Chuyên gia kinh tế TrầnSĩ Chương: Chỉ cần nhìn không cần khắt khe lắm cũng thấy rõ ràng chuyện xảy ra này ra hệ quả lớn nhất, hệ quả vô tiền khoáng hậu của thế giới vì tham nhũng.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Tôi đánh giá đó là sự tham nhũng ở một hình thức tinh vi và được pháp luật bảo vệ ở cả hệ thống. Có lobby từ Quốc hội mới đưa ra Luật mới để Bill kí loại bỏ hệ thống luật cũ chặt chẽ cho ngân hàng. Nhưng nhìn ở góc độ truyền thông, phải chăng những người làm truyền thông Mỹ có tội với đất nước vì đã không thực hiện trách nhiệm xã hội phản biện, cảnh báo kịp thời. Cũng có khi lobby xảy ra ở cả hệ thống truyền thông chứ không chỉ ở quan chức?

Chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương: Khi vấn đề đã xảy ra, tất cả mọi người đều là nạn nhân và đều tham gia vào nguyên nhân gây ra hệ quả. Người dân ngủ quên trong những giấc mơ, "hồ hởi không có cơ sở", tưởng mình giàu hơn, lấy thêm tiền ra mua sắm. Ở góc độ hành pháp, chính phủ Bush cần tiền cho cuộc chiến Iraq, cho chính sách xã hội trong nước, nên phải làm ngơ để kinh tế phát triển ảo, để vẫn có tăng trưởng, có thuế. Và thảm hoạ vẫn thường đến khi hội tụ từ nhiều yếu tố rủi ro.

Xem toàn bài ở đây http://www.tuanvietnam.net//vn/tructuyenvoitop/4956/index.aspx

Mình ko biết gì về kinh tế nhưng đọc rất thấy bổ ích
 
Hê hê, mấy anh kia lobby có 200 triệu mà đã thay đổi cả đạo luật khung như thế. Thế mà các bác vịt kèo hải ngoại cứ đồn ầm lên các bác nhà mình to nhất cũng 2 tỷ, bé nhất cũng vài trăm triệu, thảo nào VN cứ khủng hoảng suốt thôi :))
 
Back
Bên trên