Việt Nam - Thực Trạng và giải pháp

Thứ nhất, xin phản biện bác là Việt Nam lạm phát cao vốn dĩ bấy lâu nay Liên tiếp nhiều năm trên 7%, chẳng qua nó mới bùng lên 25% nên bác mới tưởng bi giờ mới lạm phát. Nếu bác đọc báo sẽ thấy mấy năm trước Quốc hội năm nào cũng bàn chuyện lạm phát, rồi thì là mà chỉ tiêu lạm phát cao nhưng thấp hơn tăng trưởng GDP.

Còn bác lại so với cả Afghanistan thì cháu cũng đến chít Hình như chưa có báo cáo đánh giá cụ thể nào về đầu tư của Mĩ ở đó, hay là cháu chưa đọc, để tìm xem. Nhưng ít nhất cũng phải nói là nền kinh tế 2 nước đó tính thanh khoản cực kém, thị trường chưa hình thành, so với VN rất khó. Mà ai bảo bác lạm phát thấp? Àgha là 16.3% đó (chi tiết)

Đi Mỹ lâu ngày quá đọc ko hiểu tiếng Việt mất rồi à cậu?

Đoạn này của bác làm cháu tí nữa té khỏi ghế Thứ nhất, dự trữ ngoại hối của VN được ước tính ở mức 20 tỉ USD, trong Vietnam Monitor Issue 14, HSBC tính con số này là 18 tỉ. Lấy đâu ra hàng trăm tỉ?

Thứ 2, để cháu giải thích dư lày nhé, nói nôm na thôi, ko chính xác đâu, đừng bác nào bắt bẻ chi tiết
Cán cân thanh toán nội-ngoại tệ của VN, thường đo dưới dạng current account balance, được tính chủ yếu như sau:
thu USD từ nguồn: xuất khẩu, vốn hỗ trợ ODA, vốn trực tiếp FDI, gián tiếp FII, kiều hối (remittances)
hao hụt USD từ nguồn: nhập khẩu.
Current accout balance mà hao hụt USD > thu USD thì là thâm hụt, ngược lại là thặng dư. Nhập khẩu - xuất khẩu = thâm hụt thương mại (trade deficit). Khi current account balance bị thâm hụt thì NHNN mới tung dự trữ ngoại hối ra bù vào để giữ tỉ giá. Trong suốt 1998 đến nay, 10 năm VN chưa từng thâm hụt current account, nên NHNN chưa từng phải tung dự trữ ra. Không phải như bác nói là tung ra hàng ngày đâu ạ. Nếu thiếu vắng kiều hối thì thu USD giảm sút, dễ bị thâm hụt hơn. May mà các năm qua luồng remittance này luôn ổn định, giữ cho cân đối vĩ mô của VN.

Cái này cậu đúng zồi, nhà tớ dốt kinh tế, từ hôm qua đến hôm nay định ngồi im, cơ mà tự nhiên thấy vài thông tin sai sự thật vào ngoáy tí lại há miệng mắc quai. Xin lỗi.

nói người ta vô liêm sỉ thì cũng phải xem lại mình. Đánh thắng người ta rồi, không chịu hòa hợp dân tộc lại tống những người thua cuộc vào trại cải tạo. Thống nhất đất nước rồi không lo đưa đất nước phát triển để tụt hậu mấy chục năm mà chỉ khư khư bảo vệ chế độ. Để cho bao nhiêu người cùng quẫn phải liều chết mà vượt biên. Người ta phát biểu xây dựng thì chụp mũ phản động. Hài hước
Hô hô, cải tạo xong các ông ấy còn vượt biên rồi quay lại chửi chế độ ầm ầm, ko biết ko cải tạo thì ra sao. Mà VNCH lính nghĩa vụ thường cải tạo vài tháng rồi về, vài ông trùm sò tội ác với dân tầy đình (nhốt vào ấp chiến lược, tra tấn chiến sĩ, giết người rồi lại còn vài trò hành hạ dã man như moi tim) chưa giết là may, cho đi cải tạo, còn giữ được mạng, khoan hồng thế rồi kêu la cái gì?

tự do kiểu Mĩ nhiều tin quá thì người ta sẽ phải chọn lọc thông tin kĩ hơn. Chứ cứ bưng bít thông tin kiểu VN thì các tin đồn càng có cơ phát triển. Nói như thế thì tại sao người ta phải đấu tranh đòi các công ty VN phải công khai, minh bạch, cho vui à

Tin tức kinh tế nào được bưng bít dẫn đến việc bong bóng nhà đất và chứng khoán thế hả cậu?

Điều khác biệt là nó không có "in tiền" ra để mà chi trả cho nên tác động của nó sẽ khác.

Chính phủ Mỹ mượn tiền ở bên ngòai, cắt giảm chi tiêu cho các khâu khác để chi tiêu cho hai cuộc chiến ở Mỹ và Iraq. Hậu quả khác với VN, không lạm phát (inflation) nhưng sẽ là recession bởi vì chính phủ vay mượn tiền nhiều sẽ làm interest rate cao, giảm chi tiêu cho những thứ như xây dựng cơ sở hạ tầng làm giảm năng suất. Recession hiện nay Mỹ đang có một phần lớn cũng là do 2 cuộc chiến này.
Hài, trách ở VN tham nhũng, các ông to ăn tiền đóng thuế của dân. Ở Mẽo bọn lái vũ khí cũng ăn tiền đóng thuế của dân để làm vũ khí, xong... bắn, ko đem lại được hiệu quả nào về kinh tế, đấy có phải hình thức tham nhũng ko đây?

Đồng chí bảo hiệu quả kinh tế là dựa vào vốn bỏ ra so với lãi nhận được, bảo VN hiệu quả kém hơn nước ngoài 40%, thế Mẽo chi ra vài trăm tỷ, thu lại con số 0 tròn trĩnh, thì hiệu quả kinh tế thế nào đây?
 
Trả lời ngay bài trực tiếp phía trên của anh Phước thôi. 1 vài ý:
- Ví dụ về vụ bắt nhà báo Tuổi trẻ, sau khi xem xét ở nhiều diễn đàn khác nhau, phía đúng có vẻ không chắc là phía bị bắt đâu ạ :D Cái này thì nhỏ, nhìn trên góc nhìn lớn thì đúng là báo chí VN không độc lập.
- Anh Phước nói về nền dân chủ hơi thiếu sự hoạt động của nền dân chủ ấy. Mới chỉ có phần xây dựng như bầu cử và phần còn lại là tự do ngôn luận. Đó là những vấn đề thường được nhắc đến ở VN, nhưng mô hình hoạt động của nền dân chủ như thế nào chưa thấy nhắc đến. Bầu ra là một chuyện, cơ chế của việc đại diện sau đó ra sao? Đưa ra quyết định thế nào, giám sát ra sao? Cá nhân em cho rằng đây là những điều có thể bàn luận đi vào thực tế, kêu gọi và nhìn thấy sự thay đổi trong thời gian gần. Ví như việc kêu gọi minh bạch hóa.

Có thể anh quan sát theo góc nhìn là bầu cử thế kia là cội nguồn của mọi vấn đề, nhưng với con mắt cá nhân em, nghĩ về nó ở đất nước này,vào thời điểm hiện tại là mơ mộng hơn là đóng góp :D Period.

Về vấn đề tài chính tớ không dám can dự, chưa tìm hiểu kĩ càng. Chỉ thấy hơi anti một tí các bạn có tư tưởng là cái hội làm tài chính,ngân hàng của nhà nước VN là absolutely "ngu" (hay gì đó nhẹ nhàng hơn :D ) thôi.

@Kiên:
- Chọn lọc thông tin là một kĩ năng không tự nhiên có và không có dễ dàng :D
- Có thể theo góc nhìn của bạn thì việc tập trung cải tạo gì gì đó là hoàn toàn sai, nhưng theo mình biết việc này kha khá nhiều phe chiến thắng phải làm :)
- Nói "người ta đóng góp" phải chăng là quá vội vàng :D Ý kiến nào cũng là đóng góp? Nói người ta chụp mũ phải chăng là có hơi chụp mũ người ta :p
- Ý kiến phản bác của Kiên ở ý đầu nói chung là tớ thấy không chính xác. Có những ý kiến hải ngoại nói về đời sống trong nước mình đã có dịp kiểm chứng và thấy họ nói sai hoàn toàn. Cái sai đấy nếu có phải công nhận chứ? Có những cái đúng, nhưng cá nhân tớ thấy tỉ lệ tưởng tượng và sai cũng khá cao, điều này tự chúng ta có thể cảm thấy được. Có đúng và có sai, đúng không?

Nhưng điều quan trọng nhất trong luận điểm này là đối tượng được lôi ra so sánh không tương đương nhau. Đối tượng Nghĩa nói là những người nói về tình hình trong nước mà Nghiã cho là không chính xác. Đối tượng Kiên nói thì có vẻ chẳng tương đương mấy về thời cũng như vị trí. Tớ thấy xuyên tạc về tình hình trong nước hiện giờ thì bản thân tớ đã ngứa mắt, chả cần liên quan đến mấy ông tướng chiến thời 75 hay tư tưởng thủ cựu thời bao cấp mà Kiên nói đến :D Nếu lôi bác Dũng bác Triết ra thì mới đúng chứ? Không thì lôi cái thằng đang sống giữa thời nay như tớ ra có hơn không ạ?


Bài này coi như là lan man ra ngoài topic hơi xa, các bác cứ tiếp tớ xin đứng ngoài hóng :D

@edit phát: Bài cuối cùng của thằng Nghĩa ở trên có mấy câu hơi cùn rồi :-j Ai lại gọi buôn vũ khí là tham nhũng 8-} Gọi là chi tiêu không hiệu quả như ở dưới thì còn tạm :|
 
Chỉnh sửa lần cuối:
He he, tranh luận thế mà cũng mệt phết :D Mà sao cái topic này ít views thế nhỉ:-@ Chả ai quan tâm cả :))

@anh Nam Anh: theo em không ai nói các policy makers của VN là "absolutely ngu", đừng đùa, profile các bác làm advisor cho thủ tướng nước mình hơi cao :D Nhưng vẫn cần phải thừa nhận 1 cách thẳng thắn là đã mắc nhiều sai lầm trong vạch chính sách. Sai lầm này có thể nhiều nguyên nhân, không loại trừ người ta định làm đúng rồi nhưng lại bị một nhóm lợi ích interest group nào phá ngang :)

Ngoài ra em cũng muốn phản đối quan điểm của anh Nam Anh về chuyện "thực tế hay mơ mộng". Anh chọn 1 quan điểm trung dung sao cho phù hợp và áp dụng được với VN hiện nay. Ngược lại, em vẫn lạc quan cho rằng VN nếu quyết tâm vẫn có thể cải cách, thay đổi quyết liệt, và cần phải như thế (có thể anh cho đây là mơ mộng). Nhưng em vẫn thấy cần kêu gọi ủng hộ thay đổi mạnh mẽ hơn nữa.

Về chuyện dân chủ, em cho rằng tiến trình democratization của VN nên được thực hiện theo 2 hướng: dưới lên trên (bottom up - sức ép từ dân chúng bắt cải cách) và trên xuống dưới (top down - ý chí các nhà lãnh đạo muốn thay đổi, dũng cảm thay đổi).

Hiện dân chủ TQ đang trong cả 2 xu thế này, dù vẫn bị kìm kẹp. Tờ Foreign Affairs cách đây 1,2 số có loạt bài về dân chủ TQ hơi hay. Thực ra nếu VN không nhanh nhạy thay đổi, TQ có khi sẽ dân chủ trước VN lâu, mà bọn khốn ấy có khi còn cố tình kìm hãm nền dân chủ nước ta. Hiện nay bọn chúng đã thực hiện bầu cử dân chủ thực sự cấp thôn, phường, xã, các cuộc tranh cử này lửa ở đây đã make headlines trên nhiều báo lớn phương Tây. VN không cải cách nhanh càng tụt hậu với bọn nó thì chít.

-------------------------

Edit để cập nhật phát: Bài của NYTimes trên trang nhất homepage của website, về investment in manufacturing in Vietnam: http://www.nytimes.com/2008/06/18/business/worldbusiness/18invest.html?_r=1&hp&oref=slogin
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hài, trách ở VN tham nhũng, các ông to ăn tiền đóng thuế của dân. Ở Mẽo bọn lái vũ khí cũng ăn tiền đóng thuế của dân để làm vũ khí, xong... bắn, ko đem lại được hiệu quả nào về kinh tế, đấy có phải hình thức tham nhũng ko đây?

Đồng chí bảo hiệu quả kinh tế là dựa vào vốn bỏ ra so với lãi nhận được, bảo VN hiệu quả kém hơn nước ngoài 40%, thế Mẽo chi ra vài trăm tỷ, thu lại con số 0 tròn trĩnh, thì hiệu quả kinh tế thế nào đây?

Nếu bạn muốn thảo luận về sự thiếu hiệu quả của kinh tế Mỹ, chúng ta có thể tạo ra một thread mới để thảo luận. Nhưng ở đây là thảo luận về sự yếu kém của nền KT VN, nếu ý bạn là nền KT VN không mắc nhiều sai lầm thì mình xin lắng nghe, chứ cứ đá sang cái khác thế này thì không đi đến đâu cả.

- Anh Phước nói về nền dân chủ hơi thiếu sự hoạt động của nền dân chủ ấy. Mới chỉ có phần xây dựng như bầu cử và phần còn lại là tự do ngôn luận. Đó là những vấn đề thường được nhắc đến ở VN, nhưng mô hình hoạt động của nền dân chủ như thế nào chưa thấy nhắc đến. Bầu ra là một chuyện, cơ chế của việc đại diện sau đó ra sao? Đưa ra quyết định thế nào, giám sát ra sao? Cá nhân em cho rằng đây là những điều có thể bàn luận đi vào thực tế, kêu gọi và nhìn thấy sự thay đổi trong thời gian gần. Ví như việc kêu gọi minh bạch hóa.

Nam nói đúng, mình chỉ nêu ra một vài điều căn bản (minimalist definition). Tuy nhiên nếu thảo luận về chi tiết mình cũng rất hứng thú, cũng may là mình cũng vừa mới học một lớp về cái này.

Mình thì không biết những cơ chế nào sẽ phù hợp với VN và thú thật mình cũng không biết rõ cơ chế ở VN thế nào, nhưng có thể nêu ra một vài ví dụ để mọi người tham khảo.

Có rất nhiều cơ chế dân chủ khác nhau, nhưng đa số nằm trong bốn thể lọai:

a) Presidential vs. Parliamentary (tổng thống vs. quốc hội)
b) Majoritarian vs. Consensus (cái này thì mình không biết từ tương ứng)

a) Presidential vs. Parliamentary:
Điểm khác biệt của hai cái này là người đứng đầu của chính phủ là được 1) bầu cử trực tiếp bởi dân (tổng thống - ví dụ như Mỹ, Chile, Nam Hàn) hay 2) bởi những thành viên trong quốc hội ( thủ tướng - Anh, Nhật, Thailand) hay là 3) pha trộn giữa hai cái (có cả tổng thống và thủ tướng, quyền lực của hai người này tùy thuộc vào hiến pháp của họ, có nơi tổng thống mạnh hơn như Pháp hay Nga, có nơi thủ tướng mạnh hơn như Iraq, Lebanon vv)

Trong chế độ presidential thì thường tổng thống sẽ tạo ra một chính phủ theo ý của mình, tuyển chọn bộ trưởng (theo lý thuyết và một phần lớn trên thực tế) là theo ý thích của ông ta.

Trong chế độ Parliamentary thì thủ tướng thường chọn chính phủ dựa trên vị trí của những "nhân vật" lớn trong đảng của ông ta. Ví dụ như trước kia lý do Gordon Brown là chancellor bởi vì ông ta là người thứ hai trong đảng Labour sau Tony Blair.

b) Majoritarian vs. Consensus

Majoritarian dựa trên nguyên lý "first-past-the-post," nghĩa là đất nước được chia ra nhiêu khu vực hành chính. Mỗi khu vực sẽ có một đại biểu. Nếu ứng cử viên nào đó chiếm đa số thì sẽ trở thành đại biểu lên quốc hội (vd: Mỹ, Anh, Nhật). Trong chế độ này, thường thì chỉ một vài đảng lớn sẽ tồn tại

Trong consensus thì các đảng đứng ra tranh cử trong cả nước thay vì từng ứng cử viên ứng cử cho từng khu vực hành chính. Nếu một đảng chiếm 30% số phiếu của dân thì đảng đó sẽ chiếm 30% số ghế trong quốc hội (vd. Ba Lan, Ấn Độ). trong chế độ này thì có rất nhiều đảng nhỏ tồn tại.

Có nhiều nước trộn lẫn giữa các chế độ với nhau ví dụ như majoritarian parliamentary như Anh (thủ tướng được bầu bởi quốc hội, nhưng đại biểu được bầu theo đa số phiếu của từng vùng) hay presidential consensus như Ấn Độ (Tổng thống được bầu trực tiếp từ dân nhưng tranh cử là từng đảng chứ không phải là từng ứng cử viên)

Đó là chỉ đại khái cơ chế bầu chọn đại diện của từng hệ thống. Còn thực tế và chi tiết về cơ chế của việc đại diện sau đó ra sao hay đưa ra quyết định thế nào, giám sát ra sao thì mình có cái bảng mình tóm tắt lại trong lớp học của mình, có nói chi tiết...ai giỏi dịch thì mình xin nhờ dịch dùm, mình sẽ gửi cho (mình không biết dịch thế nào...mình có thể post trên mạng này nhưng sẽ khá dài)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
"Hope your theory breaks
Bet that beard is fake" =)) hahaha ROFL, trong giờ làm nghe đi nghe lại. Lại còn "CBS is great, we'll be watching you" hay vãi lúa ạ =)) Tao mà click được tao click vài chục lần bài hay cho mày ^^ dean cool nhờ :D nếu mà app masters đảm bảo personal statement tao sẽ viết về ông này :-j
Mỹ đầu tư "thiếu hiệu quả" vào Iraq và Apghanista hàng trăm tỷ đô mà nước nó có lạm phát 20% đâu. "Tham nhũng" là 1 từ được nói đi nói lại cả chục năm nay nhưng cả chục năm nay có phải năm nào cũng lạm phát 20% đâu?

Em đàn bà con gái chả dám ngồi chiếu trên nói chuyện kinh thiên động địa với giới đàn ông :) nhưng đọc câu này của bạn Nghĩa buồn cươi quá :) Lúc nào cũng đem "Thằng Mỹ" ra so với "Thằng Ta" nhwu thế chỉ thiệt nước mình thôi, rất khập khiễng. Hai nữa ấy hình như ko rõ tình hình Mỹ, tớ ko dám bàn kinh tế ;)) ở đây có Phước rồi :p Nhưng mà Mỹ bây giờ nợ trên dưới 5 000 000 000 000$ (Trillion là 12 số 0 nhể? :p) ai cũng lo bước vào recession, nếu ko phải vào từ lâu rồi, người ta car pool hàng ngày, ko dám mua xe cộ vì giá xăng dầu tăng, tiền thực phẩm tăng, bao thuốc cũng tăng vụt từ 5$ lên gần 10$, người dân tiết kiệm triệt để, ai để ý index thì từ 2007 đến giờ sụt giá bét nhè, trong tháng này từ ngày 20, index toàn âm, từ Dow Jones, SP v.v... chả được ngày nào xanh cả.
 
Kinh thật, ở HAO này các bạn dân HAO chống + bênh nhau kinh.

Mới trang trước 1 số bạn chống + còn ra rả
Tiếp theo, em quả thật không hiểu sự phân biệt hiệu quả đầu tư với tham nhũng của anh. Hiệu quả đầu tư = ném nhiều tiền, thu ít sản phẩm. Tham nhũng = tăng chi phí đầu tư nhưng vẫn thu ít sản phẩm. Tham nhũng là tờ tiền giấy chuyển từ tay vị quan này sang vị quan khác. Trong túi các vị quan thì tờ tiền không sản xuất ra được gì. Nếu được chi đúng chỗ, nó có thể trả lương công nhân, mua vật liệu, từ đó sản xuất ra hàng hóa. Vì thế tham nhũng làm hạn chế sản xuất.

Rồi
Theo ước tính trong bản "lựa chọn để thành công" thì đầu tư ở Taiwan, Nam Hàn vào giao đọan tương tự như VN hiện nay (tức là khỏang 3 chục năm trước) có hiệu suất cao hơn 40%. Ví dụ, đầu tư $100 vào VN thu về một kết quả có giá trị $200 (lợi nhuận $100) , những nếu đầu tư 1 đô vào Nam Hàn hay Taiwan thì sẽ thu về $240. Cái này cho thấy tỉ lệ tham những ở VN cao hơn khỏang 40%

Ý muốn nói là chính sự đầu tư thiếu hiệu quả của chính phủ (hay tham nhũng) thì dẫn đến lạm phát.

Song, mình đưa ra 1 ví dụ ở nước ngoài nó cũng chính phủ đầu tư thiếu hiệu quả thì lại có người vào như thế này:

Chính phủ Mỹ mượn tiền ở bên ngòai, cắt giảm chi tiêu cho các khâu khác để chi tiêu cho hai cuộc chiến ở Mỹ và Iraq. Hậu quả khác với VN, không lạm phát (inflation) nhưng sẽ là recession bởi vì chính phủ vay mượn tiền nhiều sẽ làm interest rate cao, giảm chi tiêu cho những thứ như xây dựng cơ sở hạ tầng làm giảm năng suất. Recession hiện nay Mỹ đang có một phần lớn cũng là do 2 cuộc chiến này.
Chả nhẽ mượn tiền nhiều rồi tiêu rồi ko phải trả lãi? Chả nhẽ chính phủ ko dùng 1 đồng tiền người dân đóng thuế nào để trả lãi cho cái sự "thiếu hiệu quả" của mình. Nói đúng ra ở Mỹ tiền thuế của người dân bỏ ra cho nhà nước cũng được đầu tư thiếu hiệu quả và lãng phí như ở VN, 2 cuộc chiến của Mẽo tiêu tốn gần 1000 tỷ đô, như vậy là = tầm 2% GDP/năm trong vòng 5 năm. Ai có thống kê xem chính phủ VN có tham nhũng hoặc đầu tư thiếu hiệu quả đến 2% GDP ko cái?

Nhưng mà Mỹ bây giờ nợ trên dưới 5 000 000 000 000$ (Trillion là 12 số 0 nhể? ) ai cũng lo bước vào recession, nếu ko phải vào từ lâu rồi, người ta car pool hàng ngày, ko dám mua xe cộ vì giá xăng dầu tăng, tiền thực phẩm tăng, bao thuốc cũng tăng vụt từ 5$ lên gần 10$, người dân tiết kiệm triệt để, ai để ý index thì từ 2007 đến giờ sụt giá bét nhè, trong tháng này từ ngày 20, index toàn âm, từ Dow Jones, SP v.v... chả được ngày nào xanh cả.
Ý của bạn là gì đây? Tung hô thành công của chính phủ Mỹ à?
 
. Thử tưởng tượng, kinh tế Mỹ suy thoái, tống Bush lên phát biểu : ai bảo các anh chị em đi ô tô cho nó lắm vào, lại không chịu mua xe hybrid? Thế thì mình nghĩ ngay ngày hôm sau ông này sẽ phải chạy thục mạng khỏi nhà trắng, không kịp mặc quần sịp

Năm 8x 1 tổng thống Mỹ đã phát biểu rằng nước Mỹ đang ngày càng dựa dẫm quá nhiều vào dầu mỏ, thứ mà Mỹ có khả năng cung ứng có hạn và ko thể cung cấp đầy đủ cho nhu cầu của nước Mỹ. Nhưng sự "tự do kiểu Mỹ" đã làm cho lời cảnh báo của vị tổng thống này bị lãng quên, và giờ đây sau 20 năm, giá dầu tăng gấp bốn lần, người Mỹ dùng nhiều xăng dầu hơn (trung bình lít/người/năm) trước 20%. Chính sự "tự do" đến mức nếu thủ tướng đổ lỗi cho dân thì sẽ phải chạy ko kịp mặc sịp đã làm cho nước Mỹ lâm vào khủng hoảng như hiện nay.

Trong bối cảnh đó, chính phủ VN rút kinh nghiệm, đưa ra những giải pháp kịp thời thì chả có gì là sai cả.
 
Mỗi lần nghe mấy cái câu kiểu này mình lại thấy hết sức phản cảm. Không hiểu tầng lớp lãnh đạo, trí thức của Việt Nam thì có giỏi giang gì, điều hành kinh tế thì như gà mắc tóc, quy hoạch đô thị thì lổn nhổn như cái chuồng gà. Thế mà lại rất giỏi quay ra chê bai người dân là dân trí thấp. Không cứu được chứng khoán thì quay ra "chê" người dân. Bó tay, mình chưa thấy có 1 chính phủ nào trên thế giới hành xử kì lạ như thế. Thử tưởng tượng, kinh tế Mỹ suy thoái, tống Bush lên phát biểu : ai bảo các anh chị em đi ô tô cho nó lắm vào, lại không chịu mua xe hybrid? Thế thì mình nghĩ ngay ngày hôm sau ông này sẽ phải chạy thục mạng khỏi nhà trắng, không kịp mặc quần sịp
Phản cảm hay không tùy anh? Nhưng bất kì ai, nếu đã đứng lên lãnh đạo một đất nước, dù có hay không có phải nhìn nhận sự thật đất nước nó đang ở đâu, nhân dân đất nước đó đang như thế nào không? Hay Mỹ làm gì Nga làm nấy, TQ làm gì VN làm nấy? Những câu nhận xét của em anh cho là phản cảm là những câu được đưa ra như một cách đánh giá tình hình. 1. Nếu anh có cách đánh giá khác về tình hình đó, anh có thể đưa ra. Còn bài trả lời của anh hình như không bác bỏ được việc em đưa ra là đúng hay sai :D 2. Nếu anh cảm thấy đưa ra chính sách mà không cần đánh giá tình hình (hay như ta hay nói là Thiên,Địa,Nhân gì gì đó ) thì em thua =;
(Khi đưa ra ý này em tạm thời chẳng quan tâm lãnh đạo "ngu" hay không. Dù lãnh đạo có siêu sáng suốt cũng nên có đánh giá về tình hình trước khi làm chứ, phỏng ạ? Anh đưa ra việc những người chỉ đạo sai, thật ra có lẽ là cách lái dư luận đi hướng khác thôi nhỉ :) mạo muội "chụp mũ" bác là bác đang ngụy biện)

3. Luận điểm về việc triển khai dân chủ ở phương Đông và phương Tây có thể sẽ nên làm khác nhau do điều kiện văn hóa và xã hội ở hai nơi khác nhau mình đã đưa ra, và mình sẽ tiếp tục tranh luận dựa trên luận điểm đó. Nếu anh Dũng hay ai muốn bác bỏ những câu "phản cảm" thì mạn phép xin mọi người bỏ ít thời gian ra phản biện lại cái gốc mình đã đưa ra. Post thứ 5,6 gì đó tại trang 1. Như vậy có ích cho cả 2 bên hơn. Chứ hành động ném đá lên tàu giữa đường đi như bác Dũng thì lịch sử cho thấy chưa khi nào tàu hỏa thay đổi lộ trình vì thế cả :D

@Anh Phước: em là Nam Anh :D Nếu được anh có thể gửi cho em, nếu không dịch được cũng xin giữ lại làm tham khảo, được không ạ? ( [email protected] )
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Kinh thật, ở HAO này các bạn dân HAO chống + bênh nhau kinh.
Mới trang trước 1 số bạn chống + còn ra rả

Anh Nghĩa ạ, thà anh cứ giữ cái lí lẽ cùn vẫn còn hơn là chụp mũ lên đầu người khác cái mác chống Cộng sản. Mọi người đang tranh luận tử tế, anh đưa ra lí luận gì cũng được, nhưng cái kiểu chụp mũ để personal attack như vậy em rất ghét. Qua mấy bài trên kia mà anh đã bảo em với anh Phước chống Cộng hả? Thế thì anh mau đi tố cáo thêm cả báo Tuổi Trẻ, VietNamnet, rồi một loạt các nhà kinh tế của VN nữa đi. Họ cũng phê phán chính sách của nhà nước cả đấy, cùng một giuộc chống Cộng cả.X( Phê phán chính sách = chống Cộng, phản động. Nếu anh vẫn giữ cái kiểu những năm 70, 80 đó thì tùy anh thôi.

Còn điểm khác biệt giữa hiệu quả đầu tư của Việt Nam tại nội địa Việt Nam khác việc Mĩ đầu tư tại Afghanistan thế nào thì em chán chả buồn giải thích cho anh. Một chuyện là đầu tư trong nước, một chuyện là đầu tư ra nước ngoài. Hai cái đó khác hẳn nhau. Lúc đầu em tưởng anh nói Mĩ đầu tư thiếu hiệu quả tại Afghanistan làm Afgha lạm phát, nói vậy còn hiểu được, hóa ra anh lại bảo "tại sao Mĩ không lạm phát?" Cái này anh đi hỏi anh Hữu Quang trên kia, anh ý sẽ giải thích cho anh. Em nói có khi anh lại bảo "bọn chống Cộng nó ngụy biện". Anh Phước đã giải thích thế là đúng, nếu anh thích kĩ thêm thì hỏi anh Quang nhé.;)

Hơi personal attack tí, nhưng lạy trời, em mà sau này nghe tin anh Nghĩa lên làm quan chức điều hành gì đó ở Việt Nam, chắc em phải đưa cả nhà, cả họ hàng bạn bè sơ tán tài sản ra Euro, USD, vàng hết.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Luận điểm về việc triển khai dân chủ ở phương Đông và phương Tây có thể sẽ nên làm khác nhau do điều kiện văn hóa và xã hội ở hai nơi khác nhau mình đã đưa ra, và mình sẽ tiếp tục tranh luận dựa trên luận điểm đó. Nếu anh Dũng hay ai muốn bác bỏ những câu "phản cảm" thì mạn phép xin mọi người bỏ ít thời gian ra phản biện lại cái gốc mình đã đưa ra. Post thứ 5,6 gì đó tại trang 1. Như vậy có ích cho cả 2 bên hơn. Chứ hành động ném đá lên tàu giữa đường đi như bác Dũng thì lịch sử cho thấy chưa khi nào tàu hỏa thay đổi lộ trình vì thế cả

Mình thấy các nước châu á khác như Nhật, Hàn, Sing..v...v...v..vẫn làm đấy thôi, mà xuất phát điểm của họ cũng là từ văn hóa phương Đông còn gì ? Thậm chí miền Nam VN trước đây cũng định hướng phát triển dân chủ kiểu phương Tây. Nếu sự khác nhau giữa điều kiện văn hóa xã hội bạn đề cập thực sự có tác động lớn và ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của đất nước vậy những thành công của các nước châu Á trên (trừ MNVN ra) phải dc giải thích thế nào ?
 
Anh Nghĩa ạ, thà anh cứ giữ cái lí lẽ cùn vẫn còn hơn là chụp mũ lên đầu người khác cái mác chống Cộng sản. Mọi người đang tranh luận tử tế, anh đưa ra lí luận gì cũng được, nhưng cái kiểu chụp mũ để personal attack như vậy em rất ghét. Qua mấy bài trên kia mà anh đã bảo em với anh Phước chống Cộng hả? Thế thì anh mau đi tố cáo thêm cả báo Tuổi Trẻ, VietNamnet, rồi một loạt các nhà kinh tế của VN nữa đi. Họ cũng phê phán chính sách của nhà nước cả đấy, cùng một giuộc chống Cộng cả. Phê phán chính sách = chống Cộng, phản động. Nếu anh vẫn giữ cái kiểu những năm 70, 80 đó thì tùy anh thôi.

Còn điểm khác biệt giữa hiệu quả đầu tư của Việt Nam tại nội địa Việt Nam khác việc Mĩ đầu tư tại Afghanistan thế nào thì em chán chả buồn giải thích cho anh. Một chuyện là đầu tư trong nước, một chuyện là đầu tư ra nước ngoài. Hai cái đó khác hẳn nhau. Lúc đầu em tưởng anh nói Mĩ đầu tư thiếu hiệu quả tại Afghanistan làm Afgha lạm phát, nói vậy còn hiểu được, hóa ra anh lại bảo "tại sao Mĩ không lạm phát?" Cái này anh đi hỏi anh Hữu Quang trên kia, anh ý sẽ giải thích cho anh. Em nói có khi anh lại bảo "bọn chống Cộng nó ngụy biện". Anh Phước đã giải thích thế là đúng, nếu anh thích kĩ thêm thì hỏi anh Quang nhé.

Hơi personal attack tí, nhưng lạy trời, em mà sau này nghe tin anh Nghĩa lên làm quan chức điều hành gì đó ở Việt Nam, chắc em phải đưa cả nhà, cả họ hàng bạn bè sơ tán tài sản ra Euro, USD, vàng hết.

Tớ ko personal attack nhé, tớ thấy gì tớ nói đấy thôi nhớ, các đồng chí ko ủng hộ 1 chính quyền Cộng sản, rồi bảo đó thiếu dân chủ, thì tớ dùng từ "chống +" thôi, từ nay xin sửa thành "phản đối thể chế chính trị hiện tại" thay cho từ "chống +" vậy.

Còn việc có chụp mũ lên đầu ko thì mình ko cần nói, tớ thấy tớ tranh luận có chừng mực, cái gì sai thì tớ nói là tớ sai, có lời xin lỗi đàng hoàng, còn đồng chí thì cái gì sai thì giấu biến, lại lôi cái khác ra.

Báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên họ có nói nước VN phải tiến theo con đường thế nọ thế chai đâu mà bảo họ giống như các bạn bảo chỉ có con đường kiểu Mỹ mới cứu đc VN.

Còn chuyện cậu hiểu nhầm tiếng Việt tớ cũng ko có hơi tranh luận với cậu. Sao mọi người hiểu được tiếng Việt mà cậu đọc mãi vẫn ko hiểu là tớ ko so sánh lạm phát ở VN và Apghanistan, chỉ đang so sánh chính phủ VN và Mẽo xem ai đầu tư thiếu hiệu quả hơn, và sự thiếu hiệu quả của chính phủ có phải nguyên nhân chính dẫn đến tham nhũng ko. Thiết nghĩ cậu nên học lại về khả năng đọc hiểu tiếng Việt.
 
Mình thấy các nước châu á khác như Nhật, Hàn, Sing..v...v...v..vẫn làm đấy thôi, mà xuất phát điểm của họ cũng là từ văn hóa phương Đông còn gì ? Thậm chí miền Nam VN trước đây cũng định hướng phát triển dân chủ kiểu phương Tây. Nếu sự khác nhau giữa điều kiện văn hóa xã hội bạn đề cập thực sự có tác động lớn và ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của đất nước vậy những thành công của các nước châu Á trên (trừ MNVN ra) phải dc giải thích thế nào ?
Từ được bôi đen là ý của bạn nhé :) Và cả câu đấy cũng là ý của bạn không phải ý của mình.

Sự khác nhau về điều kiện văn hóa và xã hội dẫn đến việc ta nên tìm nên một mô hình khác mô hình phương Tây và phù hợp hơn, cộng với lộ trình thích hợp để áp dụng tại đây. Đây là câu của mình.

Mình không biết bạn có một định nghĩa nào về dân chủ kiểu phương Tây không? Còn theo mình thì mình không cho Sing đi theo hướng đó, Hàn Quốc giai đoạn phát triển những năm 70-80 cũng không theo hướng đó một cách hoàn toàn như chúng ta đang hướng VN vào :D

Theo như mình hiểu thì Singapore thì là một điển hình về chính sách kinh tế đúng đắn kèm với việc cải cách hành chính rất triệt để chứ không phải một điển hình về dân chủ hóa thúc đẩy phát triển.

Hàn Quốc thời kì trước đây cũng là một nước có chính quyền độc tài, dân chịu rất nhiều bó buộc, tuy nhiên nếu không nhầm thì cũng thời gian đó HQ đặt những nền móng để bứt phá về kinh tế :)

Nhật Bản thì tớ không dám nói, đó là một nước châu Á nhưng rất khác phần còn lại của châu Á, cũng chưa có điều kiện tìm hiểu nhiều về quá trình phát triển của họ, tạm coi như tớ sai ở case này. Tuy nhiên theo hiểu biết ngắn ngủi của tớ thì thời kì hồi phục sau WW2 ở Nhật thì có lẽ không dân chủ lắm đâu :D

Nói như ở trên nhiều người sẽ cho là phiến diện khi chỉ lôi kinh tế ra làm thước đo cho tính hiệu quả trong điều hành đất nước :D Bản thân tớ cũng hơi thấy thế, nhưng nghĩ lại thì hình như chúng ta đang bàn luận về mục tiêu đưa đất nước đi lên, mà trong đó kinh tế đóng một vai trò quan trọng? :)

Nếu được mọi người có thể bỏ qua bài này, phản biện lại bài trên cùng thì hay nhất. Còn đi sâu vào những case này có lẽ dành cho đoạn sau hay hơn ;;) Tất nhiên là tùy hỉ :D

p.s.: quên mất, để phản biện bạn Nam, thì bạn có thể xem lại tất cả ví dụ tớ đưa ra, phải chăng đó là dân chủ kiểu phương Tây bạn đang nói đến?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bó tay, đọc bài các bạn như xem Mortal Kombat, chả ai nhường ai, mà chả ai quan tâm xem đứa kia nói gì, mỗi người chọn lấy một đối thủ rồi tấn công bét nhè, người A cặp đôi với người B thì chỉ ra sức attack B, C và D thì thi nhau quote nhau :|

Nhưng mà nói gì thì nói, đọc bài thấy bạn Nghĩa chuối nhất.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chả nhẽ mượn tiền nhiều rồi tiêu rồi ko phải trả lãi? Chả nhẽ chính phủ ko dùng 1 đồng tiền người dân đóng thuế nào để trả lãi cho cái sự "thiếu hiệu quả" của mình. Nói đúng ra ở Mỹ tiền thuế của người dân bỏ ra cho nhà nước cũng được đầu tư thiếu hiệu quả và lãng phí như ở VN, 2 cuộc chiến của Mẽo tiêu tốn gần 1000 tỷ đô, như vậy là = tầm 2% GDP/năm trong vòng 5 năm. Ai có thống kê xem chính phủ VN có tham nhũng hoặc đầu tư thiếu hiệu quả đến 2% GDP ko cái?

Hậu quả của "in tiền" để chi tiêu với "mượn tiền" để chi tiêu là hai vấn đề khác nhau, và hậu quả khác nhau; một cái là ảnh ưởng đến supply (cung) của tiền tệ, một cái ảnh hưởng đế demand (cầu) của tiền tệ.

Nếu ý bạn nghĩa là Mỹ cũng làm như Việt Nam thì hòan tòan sai. Tuy nhiên, nếu ý bạn Nghĩa là "Việt Nam tệ, nhưng thằng Mỹ cũng tệ cho nên kệ không thèm quan tâm" thì mình nghĩ rất là không có tính cầu tiến và tiêu cực cho cuộc thảo luận này.

Còn chuyện cậu hiểu nhầm tiếng Việt tớ cũng ko có hơi tranh luận với cậu. Sao mọi người hiểu được tiếng Việt mà cậu đọc mãi vẫn ko hiểu là tớ ko so sánh lạm phát ở VN và Apghanistan, chỉ đang so sánh chính phủ VN và Mẽo xem ai đầu tư thiếu hiệu quả hơn, và sự thiếu hiệu quả của chính phủ có phải nguyên nhân chính dẫn đến tham nhũng ko. Thiết nghĩ cậu nên học lại về khả năng đọc hiểu tiếng Việt.

Cái này thì khó so sánh, Mỹ nó tiêu cái gì, phần lớn nó post lên mạng, lên giấy tờ, rồi có những cơ quan kiểm tra nó (như double-booking). Nó còn post cả cái chi tiêu mà nó bỏ $230 triệu để xây một cái cầu tới nơi khỉ ho cò gáy ở Alaska năm 2005 để rồi ký giả với nhà báo nó tìm thấy và nó chém cho.

Còn VN, phần lớn không có post cái gì cả, chi tiêu vào đâu thì dân chẳn ai biết cả...thế là mỗi lần bị tố cáo là tham những thì trên cứ nói là lấy bằng chứng ra...bằng chứng ở đâu có khi trên giấu dân, rồi còn cấm nhà báo dò tìm thì minh bạch có đâu ra (như cái vụ PMU 18).

Có thể nói ngắn gọn là Mỹ nó đầu tư kém bởi mấy thằng trên nó ngu nó không biết đầu tư tốt, nhưng VN đầu tư kém bởi vì mấy ông trên khôn quá, giấu hết tiền vào túi của mình.

@Nam Anh: mình gửi cho bạn rồi đó
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Còn VN, phần lớn không có post cái gì cả, chi tiêu vào đâu thì dân chẳn ai biết cả...thế là mỗi lần bị tố cáo là tham những thì trên cứ nói là lấy bằng chứng ra...bằng chứng ở đâu có khi trên giấu dân, rồi còn cấm nhà báo dò tìm thì minh bạch có đâu ra (như cái vụ PMU 18).

Em xin phép cắt ngang thảo luận để góp ý với anh Phước một tí. Theo em đc biết thì anh ở Mỹ đã lâu, tình hình ở nhà chắc là anh k nắm rõ, có nắm thì cũng chỉ có cách đọc báo bình luận ở nhà với báo bên Mỹ, cho nên anh năm lần bảy lượt lấy cái vụ bắt giam nhà báo liên quan đến PMU18 đưa ra đây như một dẫn chứng cho việc k có dân chủ ở VN.

Tội của 2 nhà báo ấy là đưa tin sai sự thật gây hậu quả nghiêm trọng ( chính xác là lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ, gây hậu quả nghiêm trọng trong Bộ luật Hình sự), cơ quan điều tra đã lập hồ sơ tiến hành khởi tố vụ án từ hơn 1 năm nay, bằng chứng đều có đầy đủ về sai phạm của các nhà báo cũng như hậu quả nghiêm trọng nó để lại. ( em k đi sâu là bằng chứng gì, hậu quả ra sao, nếu anh muốn biết tự tìm hiểu ). Quy trình tố tụng cũng hoàn toàn đúng theo Pháp luật hiện hành. Và quan trọng nhất, 2 nhà báo này mới chỉ là bị bắt tạm giam, vụ án chưa điều tra xong, bản án chưa được đưa ra. Việc trong quá trình điều tra hình sự, xét thấy đủ yếu tố cấu thành tội phạm, VKS ra quyết định khởi tố bắt tạm giam là hoàn toàn bình thường và đúng luật. Anh đừng mới thấy ng ta bị tạm giam đã kêu loạn lên là mất dân chủ.

Em đã viết mấy lần ở bên topic PMU 18 phản biện bạn Minh, nhg hình như anh k đọc đc hoặc đọc nhg cố tình k nhớ. Chống tham nhũng là một việc hoàn toàn đáng được hoan nghênh. 1 trong 2 nhà báo vừa bị bắt cũng như tướng Quắc đều đã từng có rất nhiều thành tích chống tham nhũng, và lần nào cũng được tuyên dương, khen thưởng đầy đủ cả. Nhưng nếu lấy danh chống tham nhũng mà vi phạm pháp luật thì đương nhiên phải bị xử. Và, nhắc lại thêm một lần cuối cùng cho anh là, chưa xử, có thể 2 ng này có tội, có thể k, đề nghị anh đừng quy chụp quá sớm là Nhà nước VN bao che tham nhũng.

Hiện nay Nhà nước VN đang rất tích cực chống tham nhũng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rất nhiều lần khẳng định việc này trong các kỳ họp Quốc hội v.v.. và cũng đã và đang đưa ra các biện pháp cụ thể để chống tham nhũng rồi. Em và tất cả những anh được gọi là "thân Cộng" ở đây đều k ai phủ nhận là tham nhũng ở VN là vấn đề rất nghiêm trọng, nhg cũng chính vì nó nghiêm trọng rồi nên mọi ng "chống Cộng" cũng đừng hy vọng là có thể ngủ một đêm dạy đã thấy nước nhà sạch bong tham nhũng.

Kể cả việc dân chủ ở VN cũng vậy, đều cần thời gian. Em thấy dường như những ng phê phán mạnh mẽ về dân chủ ở VN trong topic này cố tình k nhìn thấy những cố gắng của Chính phủ thời gian qua trong việc tiến hành dân chủ hóa trong nước. Kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội vừa qua ở VN được coi là một bước tiến lớn trong tiến trình dân chủ, các báo nước ngoài cũng đều có bài ca ngợi việc này.

Về ý kiến rất-tâm-đắc của anh Dũng về việc dân chủ mà dân trí ng dân thấp thì sẽ loạn là phát kiến vĩ đại, em xin phân tích thế này cho anh: chắc anh cũng biết cái vụ dân Tây Nguyên biểu tình đòi thành lập nước Cộng hòa Đề-ga tự trị. Vụ đấy là do các phần tử chống phá ở bên ngoài tiến hành. Những ng dân tộc thiểu số được cho 50K mỗi ng là đã sẵn sàng biểu tình đòi thành lập nước mới, trong khi hầu hết họ mù chữ và cũng chả hiểu mình đang làm việc gì. Và đây mới chỉ là một vụ điển hình nhất trong các vụ phần tử phản động lợi dụng dân trí thấp của người dân để gây rối trong nước. Vì vậy, em thấy Chính phủ cũng như một số người trong này ( có em ) lo ngại rằng đa nguyên đa đảng trong điều kiện dân trí thấp có thể dẫn đến nhiều tiêu cực là hoàn toàn có lý. ( anh muốn các bạn hô hào dân trí thấp đưa dẫn chứng, thì em đưa đây rồi nhé :) )

Anh nói là trước đến nay chưa bao giờ có chuyện vì dân chủ trong khi dân trí thấp thì dẫn đến loạn. Em không đồng ý với anh, nhg tạm thời em chưa nghĩ ra được trường hợp nào loạn thật để đưa ra làm dẫn chứng nên cứ để đấy đã. Nhg cá nhân em cho rằng điều kiện ở VN khác với các nước khác. Các nước khác thực hiện dân chủ thành công k có nghĩa là ta cứ nhắm mắt theo người ta, đùng một đêm dân chú hóa tuyệt đối thì sẽ k xảy ra loạn. VN ta có bao nhiêu cuộc chiến tranh trong lịch sử thì anh cũng biết rồi. Đánh nhau như thế là quá đủ, từ h trở đi tuyệt đối k thể để đất nước rơi vào chiến tranh lần nữa nếu muốn phát triển, nên em nghĩ cẩn thận từng bước một là điều tuyệt đối nên làm, kể cả sau này nhìn lại nó có là một sự cẩn thận k cần thiết.

Off topic tí. Em thấy h mọi ng đang chuyển sang công kích lẫn nhau thay vì tranh luận đúng chủ đề :) và hình như cũng giống bên PMU 18, h topic lại đang chuyển thành tranh luận về vấn đề dân chủ ở VN :) hy vọng mọi ng quay lại bàn bạc về chủ đề kinh tế cho em đọc. Personally em rất đồng ý với phân tích của anh Quang :D
 
Có 4 điểm mà các bạn "thân +" chắc chắn sẽ rất lúng túng :

Về vấn đề dân trí : Tớ đã nói rồi, bạn nào tuyên bố dân chủ dẫn đến nổi loạn chắc chắn là một phát kiến vượt thời đại, vì tớ chưa thấy bất cứ một sách báo nào nhắc đến điều này. Thế nên nhiệm vụ chứng minh là thuộc về các bạn, chứ đừng bảo tớ đi chứng minh các bạn sai. Các bạn lý luận giống hệt Trần Văn Tuấn ở trên forum này, tuyên bố toán học không có số âm, xong bảo : Tôi thách ai chỉ ra chỗ sai của tôi=)). Bạn nào trước từng cãi nhau với Trần Văn Tuấn vào confirm hộ tớ cái :)

Confirmed, định rủ cả anh Chử Thanh Thuỷ ra confirm cùng.
 
Nếu ý bạn nghĩa là Mỹ cũng làm như Việt Nam thì hòan tòan sai. Tuy nhiên, nếu ý bạn Nghĩa là "Việt Nam tệ, nhưng thằng Mỹ cũng tệ cho nên kệ không thèm quan tâm" thì mình nghĩ rất là không có tính cầu tiến và tiêu cực cho cuộc thảo luận này.
Ý kiến của nhà cháu là 2 nước cùng có chính phủ đầu tư ko hiệu quả, 1 nước lạm phát 20%, 1 nước 2%, cho nên liệu có phải sự thiếu hiệu quả của chính phủ là nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát như các bác bảo ở trang trước ko?

Muốn chứng minh luận điểm về dân trí thì tớ nghĩ cách tốt nhất là hãy đi phân tích một vài ví dụ cụ thể, thì tuyệt nhiên chưa thấy mấy bạn hô hào dân trí thấp làm được điều này.
Vương quốc Đề ga độc lập giao cho người dân vài chục nghìn/người rồi họ kéo cả 1 làng đi phản đối chính phủ.

Dân chúng dựa dẫm quá nhiều vào lời của các "phù thủy", "thầy bói", có nhiều vị có số lượng "con nhang đệ tử" lên đến cả vạn. Nếu thi hành dân chủ kiểu Mỹ có ai dám đảm bảo số lượng "con nhang đệ tử" này sẽ ko nghe theo sự điều khiển của các ông "thầy" và ai đảm bảo các ông "thầy" ko có dã tâm?
 
Kể cả việc dân chủ ở VN cũng vậy, đều cần thời gian. Em thấy dường như những ng phê phán mạnh mẽ về dân chủ ở VN trong topic này cố tình k nhìn thấy những cố gắng của Chính phủ thời gian qua trong việc tiến hành dân chủ hóa trong nước. Kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội vừa qua ở VN được coi là một bước tiến lớn trong tiến trình dân chủ, các báo nước ngoài cũng đều có bài ca ngợi việc này.
Vậy bạn có thể nói cho mình biết cuộc bầu cử đại biểu Quốc Hội vừa qua thành công như thế nào không?

Và nữa, như bạn cũng đã nói, báo chí nước ngoài cũng đều ca ngợi, bạn có thể cho mình một vài ví dụ không?

Anh nói là trước đến nay chưa bao giờ có chuyện vì dân chủ trong khi dân trí thấp thì dẫn đến loạn. Em không đồng ý với anh, nhg tạm thời em chưa nghĩ ra được trường hợp nào loạn thật để đưa ra làm dẫn chứng nên cứ để đấy đã. Nhg cá nhân em cho rằng điều kiện ở VN khác với các nước khác. Các nước khác thực hiện dân chủ thành công k có nghĩa là ta cứ nhắm mắt theo người ta, đùng một đêm dân chú hóa tuyệt đối thì sẽ k xảy ra loạn .

Bạn nói đúng, nước khác thành công không có nghĩa là VN cứ copy y chang. Nhưng nó có nghĩa là cái lý luận cứ dân chủ là chắc chắn sẽ lọan là không có cơ sở.


Ý kiến của nhà cháu là 2 nước cùng có chính phủ đầu tư ko hiệu quả, 1 nước lạm phát 20%, 1 nước 2%, cho nên liệu có phải sự thiếu hiệu quả của chính phủ là nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát như các bác bảo ở trang trước ko?

Mội điều nữa, lạm phát của Mỹ hiện này là 4.18% (tháng 5/2008), còn VN khỏang 24%. Lạm phát là một điều khó tránh trong một nền kinh tế, tuy nhiên dưới 7% thì không có gì đáng lo ngại lắm, nhưng trên 20% thì rất đáng lo ngại.

Như mình cũng đã nói rồi, sự "thiếu hiệu quả của chính phủ" Mỹ là quả bởi vì mấy ông trên ngu, nhưng sự "thiếu hiệu quả của chính phủ" VN là mấy ông trên khôn quá giấu hết tiền vào túi của mình.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
vng.jpg


Này thì báo chí VN

Bonus thêm phát thư trước đấy của cụ Giáp ( em xin phép gọi là cụ vì ông em còn gọi là bác Giáp )

Ngay từ đầu, khi đặt vấn đề xây dựng Nhà Quốc hội, tôi đã có ý kiến đề nghị với đồng chí Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và đồng chí Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng là cần bảo tồn toàn bộ khu di tích 18 Hoàng Diệu và Hội trường Ba Đình – một di tích không thể thiếu của bề dày lịch sử 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và tôi có đề nghị hai phương án :
khubadinh

Khu vực quảng trường Ba Đình với : (1) ở giữa là Khu di tích 18 Hoàng Diệu (với góc bên trái, phía dưới, là Hội trường Ba Đình đang bị đe doạ phá đi), (2) dọc bên phải là khu quân đội cũ với Tổng hành dinh Quân đội nhân dân đặt trên nền điện Kính Thiên cũ), (3) ở ngoài bản đồ, mép dưới, cuối đại lộ Hùng Vương là một địa điểm thuận lợi cho việc xây dựng Nhà Quốc hội, song dự án này đã âm thầm bị huỷ bỏ.

1.

Nếu thật sự cần thiết phải xây dựng ngay Nhà Quốc hội lúc này thì nên chọn một vị trí khác, địa thế rộng rãi hơn. Lúc ấy tôi được biết Chính phủ đã có phương án xây dựng Nhà Quốc hội ở khu vực phía Nam quảng trường Ba Đình và chủ trương bảo tồn toàn bộ khu di tích 18 Hoàng Diệu kể cả Hội trường Ba Đình.
2.

Chúng ta đang cần tập trung nguồn lực để xây dựng đất nước và chúng ta vừa xây dựng khu Mỹ Đình khá khang trang hiện đại nhưng sử dụng còn hạn chế. Vì vậy, tôi đề nghị nên nghiên cứu cách vừa sử dụng Hội trường Ba Đình vừa sử dụng khu Mỹ Đình để Quốc hội làm việc, hội họp mà chưa nên xây dựng Nhà Quốc hội ngay lúc này.

Đến tháng 10-2006, tôi rất bất ngờ và sửng sốt được biết Bộ Chính trị và Chính phủ lại chỉ đạo cơ quan nghiên cứu trình Quốc hội phương án xây dựng Nhà Quốc hội tại khu 18 Hoàng Diệu và tôi đã viết thư ngay tha thiết đề nghị các đồng chí xem xét lại chủ trương này.

Đến 20-2-2007, tôi đã viết bài đăng báo Nhân Dân và báo Hà Nội Mới nêu ý kiến, thủ đô chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội cần phải giữ gìn, tu bổ bảo tồn lâu dài toàn bộ khu di tích Hoàng Thành xưa và các di tích cách mạng kháng chiến thời đại Hồ Chí Minh như Hội trường Ba Đình, trụ sở Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân…[có thể đọc bài này trên mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam]

Vừa qua, tôi được biết ngành xây dựng lại vẫn đưa ra phương án làm Nhà Quốc hội tại khu 18 Hoàng Diệu và hơn thế nữa còn đề nghị phá bỏ cả Hội trường Ba Đình để làm Nhà Quốc hội trên khuôn viên ấy, có lấn ra xung quanh, với lý do Hội trường Ba Đình đã xuống cấp, sửa chữa rất tốn kém và đã được Bộ Chính trị, Chính phủ đồng ý trình ra Quốc hội, Quốc hội đã biểu quyết với đa số đồng ý (1). Lý do mà các đồng chí nêu lên không thể biện minh được. Đã là di tích lịch sử mà xuống cấp thì phải tu sửa, bảo tồn chứ không phải phá bỏ đi. Hội trường Ba Đình là một di tích cực kỳ quan trọng của thời đại Hồ Chí Minh. Nơi đây đã diễn ra những sự kiện lịch sử để lại dấu ấn rất sâu sắc trong tâm khảm mỗi người Việt Nam. Là nơi đã diễn ra 7 kỳ Đại hội Đảng toàn quốc, nơi họp và làm việc của Quốc hội từ khoá II liên tiếp cho đến ngày nay, nơi đã diễn ra Hội nghị chính trị đặc biệt – một kiểu Hội nghị Diên Hồng thời đại Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ… Ấn tượng sâu sắc nhất là tại đây, Bác Hồ đã từng tham dự nhiều cuộc họp quan trọng của Đảng, Nhà nước, Mặt trận và cuối cùng, đây là nơi toàn Đảng, toàn dân ta đã tiến hành lễ tang Bác, cả nước vô cùng xúc động hướng về Hội trường Ba Đình lịch sử để tiễn biệt Bác ra đi với niềm tiếc thương vô hạn. Di tích lịch sử vô giá ấy sao chúng ta có thể xoá bỏ đi được.

Về mặt kiến trúc, đây còn là một hội trường lớn nhất, đẹp nhất của kiến trúc Việt Nam thời bấy giờ.

Chúng ta nghĩ thế nào khi thấy cần phải bảo tồn Dinh Độc lập (Hội trường Thống Nhất) mà lại quyết định phá bỏ Hội trường Ba Đình ?

Hiện nay, mặc dầu Quốc hội đã biểu quyết, nhưng cán bộ và nhân dân còn có nhiều ý kiến, lòng dân chưa yên. Nhiều đồng chí lão thành cách mạng, cán bộ cấp cao, nhà khoa học đề nghị Quốc hội cân nhắc lại và ngay trong Quốc hội vẫn còn trên 30 đại biểu biểu quyết không tán thành phá bỏ Hội trường Ba Đình.

Riêng tôi, một lân nữa xin nêu lại ý kiến dứt khoát không nên làm nhà Quốc hội tại khu di tích 18 Hoàng Diệu và tuyệt đối không được phá bỏ Hội trường Ba Đình.

Tôi đồng ý với ý kiến của anh Võ Văn Kiệt đã nêu trên báo Thanh Niên là nếu Hội trường Ba Đình xuống cấp thì tu sửa lại. Chúng ta có đầy đủ khả năng làm được việc ấy.

Vì vậy tôi tha thiết đề nghị Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ cân nhắc lại, bàn lại chủ trương này. Trước khi bàn cần lấy ý kiến rộng rãi của cán bộ và nhân dân. Hiện nay Ban dự án đang trình bày các mô hình Nhà Quốc hội để lấy ý kiến của nhân dân trong cả nước, tôi đề nghị cần lấy cả ý kiến nhân dân về ý định phá bỏ Hội trường Ba Đình để làm Nhà Quốc hội lên vị trí ấy. Vấn đề này cũng nên đưa ra thảo luận trên báo chí để cán bộ và nhân dân được tham gia ý kiến. Trên cơ sở thu thập ý kiến rộng rãi của cán bộ và nhân dân, tôi đề nghị Bộ Chính trị có cuộc họp bàn lại vấn đề này. Đề nghị Quốc hội tổ chức một phiên họp toàn thể đặc biệt (không thể chỉ thảo luận ở tổ (2)) để bàn bạc, thảo luận thực sự dân chủ, phân tích kỹ những ý kiến khác nhau, lợi và hại của việc để và phá bỏ Hội trường Ba Đình, trước khi đi đến biểu quyết và có quyết định cuối cùng.

Đây là một chủ trương cụ thể, nhưng là một vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng về chính trị, lịch sử, văn hoá, tình cảm của nhân dân Thủ đô và của cả dân tộc. Chuẩn bị kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, chúng ta càng cần phải bảo tồn thật tốt toàn bộ khu di tích 18 Hoàng Diệu và Hội trường Ba Đình. Việc xây dựng Nhà Quốc hội không nên quá lệ thuộc vào thời gian làm chỉ kịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội để quyết định vội, xây dựng vội, làm ảnh hưởng đến chất lượng và thẩm mỹ kiến trúc của công trình Thế kỷ quan trọng này.

Những nội dung đề nghị trên đây tôi đã có thư gửi đến Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ và các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước ngày 23 tháng 9 năm 2007.

Một lần nữa tôi muốn nhấn mạnh ý kiến : lúc này ta cần tập trung tiền của và lực lượng để ra sức phát triển kinh tế văn hoá, thiết thực nâng cao đời sống nhân dân mà chưa xây dựng Nhà Quốc hội. Quốc hội tiếp tục sử dụng Hội trường Ba Đình và khu Mỹ Đình (hiện chưa sử dụng hết công suất, còn lãng phí) để hội họp và làm việc. Công sở làm việc của cơ quan nhà nước cũng cần được xây dựng khang trang, nhưng hãy chờ một thời gian nữa, khi đất nước thoát khỏi cảnh một nước nghèo, một nước kém phát triển rồi ta hãy xây dựng.

Trong lúc đó chúng ta tiếp tục nghiên cứu địa điểm xây dựng, chọn mô hình Nhà Quốc hội đáp ứng các yêu cầu của một công trình tiêu biểu của đất nước, có quy mô tương xứng, có chất lượng bền, đẹp vừa dân tộc vừa hiện đại, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.

Quên mất, link gốc ở đây ạ
 
Chỉnh sửa lần cuối:
- Chọn lọc thông tin là một kĩ năng không tự nhiên có và không có dễ dàng
Mỗi lần nghe mấy cái câu kiểu này mình lại thấy hết sức phản cảm. Không hiểu tầng lớp lãnh đạo, trí thức của Việt Nam thì có giỏi giang gì, điều hành kinh tế thì như gà mắc tóc, quy hoạch đô thị thì lổn nhổn như cái chuồng gà. Thế mà lại rất giỏi quay ra chê bai người dân là dân trí thấp. Không cứu được chứng khoán thì quay ra "chê" người dân. Bó tay, mình chưa thấy có 1 chính phủ nào trên thế giới hành xử kì lạ như thế. Thử tưởng tượng, kinh tế Mỹ suy thoái, tống Bush lên phát biểu : ai bảo các anh chị em đi ô tô cho nó lắm vào, lại không chịu mua xe hybrid? Thế thì mình nghĩ ngay ngày hôm sau ông này sẽ phải chạy thục mạng khỏi nhà trắng, không kịp mặc quần sịp
Thế túm lại là bạn Dũng thấy ai, nước nào, ko theo quy luật này thì chỉ cho tớ cái. Lằng nhằng thế nào mà cái điều hiển nhiên này lại cứ ngụy biện dc nhỉ. Nói VN chưa đủ hay đủ hay gì gì thì thoải mái tranh luận, chứ bảo tự nhiên biết mấy cái này thì là chúa giáng trần à. Cãi lấy được!

Trong topic dưới này đã giải quyết khá nhiều câu hỏi ở đây, nó cũ rồi, cho nó yên nghỉ đi, có ai vẫn thắc mắc thì viết ở đây. Hẹn cuối tuần trả lời :D
http://www.hn-ams.org/forum/showthread.php?t=35075
 
Back
Bên trên