1 tờ giấy thì trong túi ai nó cũng ko thể sinh ra cái gì dc, chỉ có máy móc + nhân công ra hàng hoá. Tiền và hệ thống tài chính giúp lưu thông hàng hóa, lưu chuyển tiết kiệm và đầu tư, nhưng tài chính ko làm tăng năng suất. Chỉ khi tài chính ko làm tốt nhiệm vụ, để tắc hàng hóa ở đâu đó thì mới làm ảnh hưởng quá trình sản xuất (kiểu làm ra nhưng ko bán dc nên mặc dù có thể sx tiếp nhưng vẫn phải ngừng lại). Lượng tiền như Minh nói ko chứng minh dc là nó làm 1 cái nhà máy xi măng nào hoạt động dưới công suất trong khi vẫn còn nhu cầu thì ko thể đổ tội cho nó. Tạm túm gọn là em nên tìm hiểu kĩ bản chất của tiền. (tình hình là chỗ đấy phải tự nghiền ngẫm, giải thích ko đơn giản lắm, em có thể tìm các thầy mà hỏi kĩ)
Nguyên nhân nhập siêu của VN là những yếu điểm cố hữu trong nền kinh tế và năng lực sản xuất, trong cơ cấu xuất nhập khẩu bao đời nay. Khi kinh tế thế giới có chuyển biến không thuận thì những yếu điểm này bị bộc lộ và gây nhập siêu.
Cái đoạn này hoành tráng quá
Em ví dụ vài cái rõ ràng hơn đi. Cái em nói thì cũng ko sai hoàn toàn, nhưng đổ phần lớn nguyên nhân cho nó thì còn phải xét. Những cái kiểu thánh phán này chỉ đúng với dài hạn thôi, còn nói ngắn hạn thì thường chẳng đúng bao giờ
Ko có cái chỉ thị về cho vay CK thì giờ này đất nước của em có lẽ là một đám tro tàn rồi
) Phán gì mà kinh thế. Nói thẳng ra NHNN vốn có rất ít kinh nghiệm đối phó với những tình huống này, kịp nhận ra những cái như thế là tốt lắm rồi. Còn ca ngợi thì ca ngợi con khỉ
) 1 cái chính sách của Mĩ có thể phải mất hàng chục năm mới nhận ra sai lầm, còn tranh cãi chán, anh là cái gì mà phán cái gì là hoàn hảo
) Cái anh muốn nói thì Nam Anh nói rồi, là 1 số ng hơi tự tin thái quá thôi
) Tuy nhiên cũng phải làm rõ thêm 1 số vấn đề
1-Chính sách ko chỉ là lý thuyết: Hồi nào vào minhbien.org thấy có bác ngồi chê mấy bộ trưởng còn kém bác ấy, chán chả buồn trêu
) Một bộ trưởng quan trọng nhất ko chỉ giỏi về chuyên môn, mà còn phải làm thế nào để cái chính sách của mình có thể thực hiện dc. Ko cứ phải thật suất sắc mà phải biết dùng đúng ng vào đúng việc. Ví dụ BT Nhân hồi mới nhậm chức khá khéo lấy lòng báo chí. Lúc đó mình cảm thấy ko có thiện cảm với một ng nói nhiều mà chưa làm mấy, có cái thằng hacker chui vào trang web bộ mà cũng phải vào tận nơi. Nhưng sau đấy thì hiểu, 1 bộ trưởng giỏi ko chỉ cần biết làm cái gì đúng, mà còn phải biết lấy lòng công luận, thuyết phục để chính sách ấy thực hiện dc. Chính sách ko đơn giản là anh muốn làm thế này thì cứ ra 1 cái luật dc.
2- Cứ nhìn từng cái nhỏ nhặt thì sẽ chẳng đánh giá dc cái gì cả, vì chính sách ko phải lúc nào cũng thể hiện đúng cái nhà làm chính sách muốn thực hiện. Kể 1 ví dụ nhé: năm ngoái bàn về cái vụ bỏ vào thẳng cho giải quốc gia. Trong diễn đàn của bộ GD bàn rất sôi nổi với kết cục là phe đòi xóa ko còn 1 luận điểm nào, thế mà sau này đùng 1 cái bộ tuyên bố cứ bỏ. Lúc đấy mình rất thắc mắc là tại sao bộ lại bỏ ngoài tai tất cả những lập luận chẳng còn gì cản trở như vậy. Sau vài hôm thì hiểu: việc có vào thẳng ĐH hay ko sắp chẳng còn quan trọng nữa rồi, từ lúc đó có thể biết quyết định nhập thi tốt nghiệp và ĐH sắp dc thực hiện. Tạm kết luận là nếu chỉ nhìn vào 1 sự việc thì chẳng thể biết bộ đang nghĩ cái gì cả.
Giờ phân tích thử cái trần lãi suất nhé. Nếu lúc đó ko ra một cái như vậy em có biết điều gì sẽ xảy ra ko? Những lý thuyết sơ sơ mà em nói ko có kì vọng ở trong đó. Về dài hạn có thể tốt nhưng ngắn hạn nó có giải quyết dc ko? Nếu lúc đó ko có 1 cái trần tạm thời thì sẽ sảy ra 1 cuộc đua lãi suất vì NH thiếu thanh khoản nghiêm trọng. Lý thuyết thì nói tăng lãi suất sẽ làm tăng lượng tiền gửi vào NH, ko lo đua mãi vì cũng phải dừng và điều chỉnh về, cái đấy thì hay lắm. Nhưng nếu tăng đột ngột thì nó sẽ làm ng dân hoảng loạn, sợ NH sập mà ko dám gửi, ko những ko ồ ạt kéo đến gửi mà ngược lại sẽ ồ ạt rút tiền, trong lý thuyết của em có ko? Cái đó để quá lâu thì đúng là sai lè, nhưng nếu ngay lúc đó ko có 1 biện pháp nào đó thì chưa chắc còn ngồi đây mà bàn dc đâu.
Tiếp cái khống chế giá nhé. Đầu cơ á, giờ bán chẳng ai mua chứ đầu cơ nỗi gì
) Chuyện có buôn lậu thì chỉ là 1 hiệu ứng phụ, nếu cái chính đạt dc lớn hơn rất nhiều thì chẳng ai dại gì lại đi so đo cái đó. Những khó khăn đầu năm đã giảm hẳn kì vọng tăng trưởng mạnh. Chi tiêu của tất cả mọi ng hiện giờ đều dc thắt chặt đáng kể, nhu cầu đối với hàng hóa giảm mạnh. Lãi suất tăng cao, triển vọng kinh tế ko sáng sủa, nhu cầu đầu tư cũng giảm nốt. Cố gắng giảm nốt áp lực đầu tư công thì cầu ở đâu ra để giá tăng? Giờ thép còn phải xuất ngược ra là khác
)
Kì vọng đóng vai trò lớn đối với lạm phát. Nó tăng theo kiểu xoáy trôn ốc nên việc chặn đứng kì vọng có vai trò lớn khi đối phó với nó. Khi ng dân nghĩ ngày mai tiền sẽ giảm giá trị thì lập tức họ tăng giá bán từ hôm nay, và chính hành động đó lại làm cơ sở cho ng khác tiếp tục tăng giá. Nếu chặn dc kì vọng đó trong 1 khoảng thời gian ngắn thôi cũng đủ để nó ko tạo tiếp vòng xoáy tiếp theo, và do đó dc chặn đứng nhanh hơn. Từ giờ đến cuối năm lạm phát sẽ giảm mạnh, đến lúc đó mới kết luận dc giải pháp đó đúng hay sai. Méo mó kinh tế 1 tí đã ăn thua gì, em còn chưa lường tình huống vừa rồi ng dân nghe theo tin đồn đổ xô đi mua $ thì chưa hiểu sự nghiêm trọng nếu lạm phát cao hơn thế trong khoảng thời gian vừa rồi. Lập luận giảm dc đầu năm lại dồn vào cuối năm của em cần xem lại. Em thử so sánh giữa ấn tay vào má em nào đấy trong 2’, với tát em í 1 cái rồi xoa xoa trong phần thời gian còn lại xem có giống nhau ko thì biết
Giờ đặt câu hỏi theo ý số 2 trên kia nhé: em có chắc NHNN nghĩ rằng dùng 12% để khống chế ko? Có chắc rằng NN định kiềm chế lạm phát bằng cách khống chế giá mặt hàng thiết yếu như thế kia ko?
Anh nghĩ câu trả lời của em là có, nhỉ, nên anh trả lời luôn. Chỉ có thằng ngốc mới nghĩ có thể kiềm chế lạm phát bằng cách khống chế giá các mặt hàng thiết yếu. VN ko phải lần đầu đối mặt với lạm phát, thời cuối những năm 80 đã có kinh nghiệm lạm phát hàng trăm %, chống dễ thế thì làm gì có các loại lý thuyết này nọ. Các hệ quả của nó em tưởng phải đợi bây giờ mới biết chắc. Cái khống chế đó là
để tránh sốc, chứ ko phải dùng nó như một phương thuốc chính. Em có biết những năm 80 đó đã tăng lãi suất lên 300%/ năm để chặn lạm phát ko? Và ng trực tiếp làm lần đó đang trong hội đồng tư vấn tiền tệ quốc gia (ông Cao Sĩ Kiêm). Dám bảo NHNN dùng 12% mục đích chính để kiềm chế :-?? (cái ý nghĩa ngắn hạn thì nói rồi nhé) Hy vọng em bớt tự tin vào phán đoán của mình như vậy. Giờ thì ai là thằng ngốc
Mấy giờ mà còn dựa hết vào lệnh hành chính
) Anh cũng ko biết, chỉ đoán thế thôi
)
Giờ thử 1 bài toán thế này Minh giải thế nào nhé: Hiện giờ các NH thiếu thanh khoản, ko thể cho vay mới, khiến cả dự án hiệu quả hay vốn để xoay vòng (các nhà máy chế biến xuất khẩu ko thể vay vốn mua cá của nông dân) đều tắc. Lạm phát đang nhìn rõ là ko còn nhiều lý do để tăng đột biến. Thế nhưng bây giờ nới lỏng tiền tệ thì nhiều ng sẽ cho rằng chính phủ ko quyết tâm, lòng tin giảm sút, sau này nói gì ng ta cũng cho là nói láo. Ngắn gọn là biết cần nới lỏng tiền tệ nhưng ko thể làm. Em có giải pháp gì ko?
Ví dụ là để em hiểu ko phải cứ cái đúng là thoải mái làm.
Cái vụ kinh tế thì cứ tiếp tục thoải mái, anh đang cú mấy cái báo cứ phân tích như thánh nên cũng muốn giải tỏa tí
Viết hơi nặng nề tí em đừng để bụng