Re: Vụ Yến Vi là vi phạm nhân quyền?
@Thu: Thế này thì em nào có khuôn mặt giống gái, bố không làm to, nhà không giàu thì đừng có mà dại dột đi ra phố --> CA mà ngứa mắt nó bảo là gái điếm, cho đi trại luôn
@Hiếu: Anh cảm giác như đối với em thì cái gì cũng rõ ràng cả - hoặc là trắng hoặc là đen chứ không có cái dở dở ương ương ở giữa.
Nhưng, em cũng cần nhận ra rằng là không có phiên tòa sẽ là một khe hở rất lớn cho những người lạm dụng quyền lực lợi dụng. Anh chỉ đưa ra hoàn cảnh này nhé:
Có một vị quan chức rất to là ông A rất thích một em B, làm nhân viên phục vụ một khách sạn X, đến từ vùng nông thôn ở tỉnh Y. Nhưng hắn nhiều lần lân la mà không tài nào lừa em B được lên giường. Hắn cú quá, mới bảo thuộc hạ là "chúng mày làm gì thì làm chứ để tao mất mặt thế này à!". Thế là người ta dàn dựng cảnh bắt được một lũ bán dâm ở trong khách sạn Y, nhân tiện bắt hết luôn cả nhân viên khách sạn. Rồi không qua một cuộc "xét hỏi", người ta phát hiện ra em B có bán dâm và tống cổ luôn em nó vào trại. Đến lúc đó em nó cũng chả biết kêu oan với ai, vì đã bị đưa vào trại rồi - mà công luận cũng không biết gì hết vì có đem ra tòa xử đâu. May ra khi ra khỏi trại em nó mới có khả năng kiện - nhưng đời cũng đã tàn. Vào trong trại đấy thì không phải gái rồi cũng thành gái hết. Thỉnh thoảng ông A cũng vào thăm em nó, vì nể ông những lúc đó mọi người để 2 người riêng tư...
Một hoàn cảnh khác nhé. Một thằng đểu tên là Khanh, thấy em Kiều rất xinh. Hắn muốn lừa để đưa em nó vào nghề mại dâm. Em Kiều vốn gái nông thôn, ra thành thị cũng chả biết dựa dẫm vào đâu, tình cảm thì thiếu thốn nên chuyện bị anh Khanh cưa đổ thật chẳng khó chút gì. Một lần hắn đưa em nó vào nhà nghỉ, rồi báo luôn cho CA là có một đôi đang mua bán dâm ở đó, cứ đến đó mà bắt. Thế là em Kiều nhà ta có kêu oan thế nào cũng không thoát khỏi cái tội bán dâm, vì em đâu có biết gì về thằng Khanh (hắn toàn đưa thông tin đểu về mình). Thế là em nó thành gái điếm vào trại phục hồi nhân phẩm. CA báo về cho địa phương biết là em nó làm gái điếm --> Em nó chả còn mặt mũi nào mà về quê nữa. Thấy đời mình chả còn gì, em nó đi làm điếm sau khi ra trại.
Tất cả những chuyện ở trên toàn là bịa đặt. Nhưng nó cho ta thấy sự cần thiết của một phiên tòa đối với bất kỳ tội lỗi nào.
Một vấn đề nữa mình xin nêu ở đây là: Đôi lúc bên cạnh những ý tưởng cao đẹp lại có những mục đích xấu xa. Một ví dụ có thật
Trong một ngành công nghiệp nó có vấn đề sau: hiện một số doanh nghiệp VN đang xuất lậu sang nước X mặt hàng A nhưng lại lấy tên là mặt hàng B (cả A và B đều thuộc nhóm hàng Alfa - bề ngoài rất giống nhau) để trốn thuế. Phía X đã yêu cầu VN ngăn chặn việc này, nếu không họ sẽ áp thuế 100% đối với tất cả nhóm hàng alfa. Người ta đã thống nhất là bây giờ tất cả hàng nhóm alfa xuất đi X mà có tên là B thì cần phải kiểm tra. Mặc cho ý kiến đó, cuối cùng bên có quyền hạn đã đưa ra một quyết định là tất cả các mặt hàng thuộc nhóm alfa+ (to hơn nhóm alfa một chút) khi xuất khẩu đều phải qua kiểm tra. Như thế cho thấy bên làm luật đã đưa ra một quy định trái với chủ trương trước đấy, gây phiền hà cho doanh nghiệp. Khi bị chất vất, bên làm luật mà cũng là bên thi hành luật, đã trả lời như sau: Chỉ có làm như thế thì mới có thể làm trong sạch được. Tất nhiên, các doanh nghiệp chỉ còn biết trông chờ vào phía trên... cao hơn nữa.
Câu chuyện trên là một bằng chứng cho thấy là đằng sau một ý tưởng tốt mà vận dụng không đúng sẽ là một khe hở cho cơ quan công quyền. Chủ trương chống mại dâm có thể là rất tốt, nhưng cách hành xử sẽ chà đạp lên số phận của nhiều chị em phụ nữ, không kể những người hoàn toàn là oan ức. Cũng không loại trừ là kẻ đi bắt gái mại dâm chả ăn tiền, bảo kê cho một số đường dây mại dâm (tức gián tiếp nhận tiền từ gái bán dâm), rồi đến khi cần thành tích thì lại làm một chiến dịch bắt mấy em xấu số.
@Thu: Thế này thì em nào có khuôn mặt giống gái, bố không làm to, nhà không giàu thì đừng có mà dại dột đi ra phố --> CA mà ngứa mắt nó bảo là gái điếm, cho đi trại luôn
@Hiếu: Anh cảm giác như đối với em thì cái gì cũng rõ ràng cả - hoặc là trắng hoặc là đen chứ không có cái dở dở ương ương ở giữa.
Nhưng, em cũng cần nhận ra rằng là không có phiên tòa sẽ là một khe hở rất lớn cho những người lạm dụng quyền lực lợi dụng. Anh chỉ đưa ra hoàn cảnh này nhé:
Có một vị quan chức rất to là ông A rất thích một em B, làm nhân viên phục vụ một khách sạn X, đến từ vùng nông thôn ở tỉnh Y. Nhưng hắn nhiều lần lân la mà không tài nào lừa em B được lên giường. Hắn cú quá, mới bảo thuộc hạ là "chúng mày làm gì thì làm chứ để tao mất mặt thế này à!". Thế là người ta dàn dựng cảnh bắt được một lũ bán dâm ở trong khách sạn Y, nhân tiện bắt hết luôn cả nhân viên khách sạn. Rồi không qua một cuộc "xét hỏi", người ta phát hiện ra em B có bán dâm và tống cổ luôn em nó vào trại. Đến lúc đó em nó cũng chả biết kêu oan với ai, vì đã bị đưa vào trại rồi - mà công luận cũng không biết gì hết vì có đem ra tòa xử đâu. May ra khi ra khỏi trại em nó mới có khả năng kiện - nhưng đời cũng đã tàn. Vào trong trại đấy thì không phải gái rồi cũng thành gái hết. Thỉnh thoảng ông A cũng vào thăm em nó, vì nể ông những lúc đó mọi người để 2 người riêng tư...
Một hoàn cảnh khác nhé. Một thằng đểu tên là Khanh, thấy em Kiều rất xinh. Hắn muốn lừa để đưa em nó vào nghề mại dâm. Em Kiều vốn gái nông thôn, ra thành thị cũng chả biết dựa dẫm vào đâu, tình cảm thì thiếu thốn nên chuyện bị anh Khanh cưa đổ thật chẳng khó chút gì. Một lần hắn đưa em nó vào nhà nghỉ, rồi báo luôn cho CA là có một đôi đang mua bán dâm ở đó, cứ đến đó mà bắt. Thế là em Kiều nhà ta có kêu oan thế nào cũng không thoát khỏi cái tội bán dâm, vì em đâu có biết gì về thằng Khanh (hắn toàn đưa thông tin đểu về mình). Thế là em nó thành gái điếm vào trại phục hồi nhân phẩm. CA báo về cho địa phương biết là em nó làm gái điếm --> Em nó chả còn mặt mũi nào mà về quê nữa. Thấy đời mình chả còn gì, em nó đi làm điếm sau khi ra trại.
Tất cả những chuyện ở trên toàn là bịa đặt. Nhưng nó cho ta thấy sự cần thiết của một phiên tòa đối với bất kỳ tội lỗi nào.
Một vấn đề nữa mình xin nêu ở đây là: Đôi lúc bên cạnh những ý tưởng cao đẹp lại có những mục đích xấu xa. Một ví dụ có thật
Trong một ngành công nghiệp nó có vấn đề sau: hiện một số doanh nghiệp VN đang xuất lậu sang nước X mặt hàng A nhưng lại lấy tên là mặt hàng B (cả A và B đều thuộc nhóm hàng Alfa - bề ngoài rất giống nhau) để trốn thuế. Phía X đã yêu cầu VN ngăn chặn việc này, nếu không họ sẽ áp thuế 100% đối với tất cả nhóm hàng alfa. Người ta đã thống nhất là bây giờ tất cả hàng nhóm alfa xuất đi X mà có tên là B thì cần phải kiểm tra. Mặc cho ý kiến đó, cuối cùng bên có quyền hạn đã đưa ra một quyết định là tất cả các mặt hàng thuộc nhóm alfa+ (to hơn nhóm alfa một chút) khi xuất khẩu đều phải qua kiểm tra. Như thế cho thấy bên làm luật đã đưa ra một quy định trái với chủ trương trước đấy, gây phiền hà cho doanh nghiệp. Khi bị chất vất, bên làm luật mà cũng là bên thi hành luật, đã trả lời như sau: Chỉ có làm như thế thì mới có thể làm trong sạch được. Tất nhiên, các doanh nghiệp chỉ còn biết trông chờ vào phía trên... cao hơn nữa.
Câu chuyện trên là một bằng chứng cho thấy là đằng sau một ý tưởng tốt mà vận dụng không đúng sẽ là một khe hở cho cơ quan công quyền. Chủ trương chống mại dâm có thể là rất tốt, nhưng cách hành xử sẽ chà đạp lên số phận của nhiều chị em phụ nữ, không kể những người hoàn toàn là oan ức. Cũng không loại trừ là kẻ đi bắt gái mại dâm chả ăn tiền, bảo kê cho một số đường dây mại dâm (tức gián tiếp nhận tiền từ gái bán dâm), rồi đến khi cần thành tích thì lại làm một chiến dịch bắt mấy em xấu số.
Chỉnh sửa lần cuối: