Vòng 2 Mr.HAO - Câu hỏi thảo luận 2

Quang thân mến, cám ơn em đã theo sát chủ đề và đưa ra những câu hỏi rất hữu ích và hợp lý. Hôm nay có được chút thời gian rỗi, có lẽ theo những gợi ý của em, anh sẽ viết thêm 1-2 phần nữa, coi nhu là bổ sung loạt bài hôm nọ, để làm sáng tỏ mấy vấn đề liên quan.

Một là, sự khả thi của mô hình ĐTĐP trong x năm, mà theo em là, vô cùng quan trọng cái x năm ấy.

Đối với anh, x năm có thể quan trọng đấy, mà thực ra cũng ko thật quan trọng lắm. Vì sao?

Anh đề ra mô hình ĐTĐP như một gợi ý về một định chế (tương đối mở), có thể tiếp nối một số ưu điểm, và khắc phục một số nhược điểm của MVMC. Và, trên phương diện lý thuyết, anh coi rằng mô hình này, trong một tương lai nào đó, có thể thay thế được MVMC với những điều kiện như anh đã nói (dân trí, quan trí được mở mang, nhân thức và quan niệm của người dân được mở rộng, xã hội có nhiều người tán đồng và thấu hiểu cái hay, cái cởi mở và nhân bản của mô hình ĐTĐP...)

Ngoài ra, anh có đề xuất một khả năng thực hiện mô hình ĐTĐP trong thực tế, và cũng xin lưu ý rằng đây chỉ là một khả năng thôi, theo ý nhất thời của cá nhân anh. Các bạn am hiểu có thể bổ sung, hoặc đưa ra cách thực hiện khác khả thi hơn, hay ho hơn...

Tuy nhiên, nếu để ý, em có thể thấy rằng trước nay, anh rất kỵ đưa ra một con số ước lượng cho x. Ko phải vì x quá lớn, hay x là ko thể dự đoán được. Mà vì, anh muốn, sự thực hiện của một luận thuyết, trong thời đại dân chủ này, phải do dân và những nguyện vọng của dân, của xã hội quyết định, chứ ko phải do mấy ông lập thuyết, hay ông nhà nước, chính quyền nào. "Dân bàn, dân biết, dân làm, dân kiểm tra" là như thế...

Chỉ riêng việc HAO mở cuộc thảo luận về vấn đề này, để mình có dịp bàn về những cái đi ngược lại cái định chế đang có cũng đã thể hiện tinh thần dân chủ đó. Và bàn, ko phải hoàn toàn để... chơi cho vui (mặc dù "cho vui" cũng có thể là một mục đích), mà để xem từng lập luận (bất kể vể phe nào), có lý và sức thuyết phục đến đâu. Bàn kỹ, chán chê rồi, thấy lý thuyết OK lắm rồi, mới đến phần thực tiễn. Thực tiễn (trên sách vở) cũng phải OK lắm rồi, mới nghĩ đến chuyện chọn thời điểm "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" để cẩn thận đi vào vận hành từng bước trong xã hội. Thế mới tránh được yếu tố "duy ý chí" như em đã cảnh cáo!

(còn tiếp)
 
Dài dòng văn tự như vậy, để nói rằng, bất cứ ai nêu ra một giá trị gần đúng cho con số x, vào thời điểm này, đều là vô trách nhiệm. Chưa nói đến chuyện áp dụng bừa bãi!

Lịch sử đã có nhiều bài học cho việc áp dụng ko đúng thời điểm cho một học thuyết, đưa lại kết quả ko được mỹ mãn. Hãy điểm qua một ví dụ ai cũng biết.

Karl Marx, người cha của học thuyết "cộng sản khoa học", khi viết "Tư bản luận", "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản", và thành lập Đệ nhất Quốc tế Cộng sản (Quốc tế Lao động) vào hậu bán thế kỷ XIX, đã dựa vào tình cảnh giai cấp công nhân Anh làm lụng cực khổ thời ấy, và chế độ tư bản rừng rú bóc lột không biết nương tay đương thời, để đề xuất học thuyết của ông về kinh tế và xã hội, theo đó, vì những mâu thuẫn ko thể giải quyết được, vì bản chất của tư bản là xấu xa, và bóc lột giá trị thặng dư đến cùng cực, v.v... nên công nhân các nước tư bản tiền tiến sẽ đứng lên đào mồ chôn tư bản, lập nên chủ nghĩa cộng sản. v.v... Lý thuyết ấy không hề sai, ít ra là trên giấy tờ, tuy nhiên, những người thực hiện nó đã nóng vội khi ước tính con số x năm để điều đó diễn ra.

- dù các lãnh tụ xã hội (sau này là cộng sản) có muốn thế nào đi nữa, công nhân các nước tư bản vẫn chưa muốn... đào mồ chôn các ông chủ của họ...

- theo luận thuyết của Lenin thì CNCS có thể thắng ở các xứ có giai cấp công nhân lạc hậu, (miễn là ở đó) là mắt xích yếu của giai cấp tư bản (như Nga), nhưng sau 7 thập niên của CNXH ở Liên Xô, phải chăng ý này cũng là "duy ý chí"?

- tư bản, như là một mô hình sống động có khả năng tự điều chính, đã tìm cách "bóc lột" tinh vi hơn (tăng lương cho người lao động, đảm bảo cho họ - ở một mức nào đó - những quyền lợi căn bản về dân quyền và nhân quyền, dân sinh xã hội...), khiến đến nay công nhân các nước tư bản phát triển không hề muốn "đào mồ" gì cả..., v.v...

Do đó, Việt Nam ta tuy vẫn duy trì mục tiêu tiến lên CNCS, nhưng cũng phải chấp nhận việc mở rộng các thành phần kinh tế, "sống chung với tư bản"..., ko tùy tiện đưa ra những con số x, duy ý chí, cũng như tạm ngừng những khẩu hiệu "lạc quan tếu" kiểu "tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc..."!

*

Ví dụ trên, có thể là khập khiễng, nhưng cho thấy rằng:

- Ko nên đánh đồng một lý thuyết với sự thực hiện nó,

- Ko nên vì cảm thấy, trong hiện tại, một lý thuyết có vẻ khó thực hiện, mà bảo nó "duy ý chí"

- Ở hoàn cảnh hiện nay, trong thời bình, việc thực hiện bất cứ chủ thuyết nào đều đòi hỏi sự đồng thuận ở mức cao & trách nhiệm của người dân, của xã hội, kèm những điều kiện đi kèm - mọi sự áp đặt từ trên xuống đều sẽ ko đem lại kết quả mỹ mãn!

Nếu đồng ý những ý ở trên, thì một số thắc mắc liên quan đến việc thực hiện mô hình ĐTĐP mà Quang đưa ra, anh nghĩ đã được giải đáp, phải ko?

(còn tiếp - đi làm việc nhà cái đã)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thứ đến, về những gì em nói về dân chủ và tự do.

Một định chế lành mạnh sẽ tạo dựng cả sự bình đẳng (ở mức có thể), chứ ko chỉ là dân chủ, hay tự do. Và ở đây, anh ko hề thấy có chuyện "ai ép ai" cả. ĐTĐP, như đã nói nhiều lần, là một sự tự do trong lựa chọn kia mà? Em hoàn toàn có thể MVMC trong định chế ĐTĐP này, đó là việc của cá nhân em, cũng ko ai chê cười hay phản bác gì? Mà sao em lại nghĩ là ĐTĐP nếu được chấp nhận, sẽ nảy ra "thăng khờ" hay "thằng khôn", để "thằng khôn" có thể "làm thịt" "thằng khờ"?

Lập luận của em trong phần này rối tung cả. Anh cũng chưa hề nói ở đâu, là dân chủ tức là để cho dân muốn làm gì thì làm. Thế thì còn gì xã hội nữa! :)

Nhắc lại những gì đã nói về mô hình ĐTĐP, cũng như về một hình dung của anh về sự thực hiện mô hình đó, anh vẫn nghĩ rằng đó là một mô hình dân chủ, tôn trọng quyền tự quyết của từng cá nhân, đòi hỏi trách nhiệm của họ với nhau khi muốn có gia đình. Ngoài ra, MVMC hoàn toàn vẫn có thể tồn tại ở đó, như một sở nguyện của em và bạn đời, mà ko ai chê cười hay có gì phải ngượng ngùng. Nhắc lại, ĐTĐP là sự lựa chọn chứ ko mang tính bắt buộc; trong khi, MVMC thi là bắt buộc rồi :)

Bây giờ đến vấn đề thứ ba, là những khái niệm tình yêu, chung thủy, gia đình, ly dị, trách nhiệm... mà theo anh, vẫn tồn tại trong ĐTĐP, có điều nó được mở rộng hơn thôi.

Trước hết, anh đề nghị là mình ko nên dùng những ví dụ quá lố (extrem), chẳng hạn "ĐTĐP nghĩa là một gia đình có 10 vợ, 20 chồng và 100 đứa con, hỏi yêu đương, ăn ở, kinh tế, tài sản... ra sao?" Bởi nếu thế, anh cũng có thể đưa ra, rất dễ, một ví dụ về MVMC mà mọi thứ cũng đã đủ rối bòng bong rồi!

* Tình yêu: Nếu em nghĩ tình yêu (của em, hoặc của những người nghĩ như em) là thứ tình cảm vĩnh viễn và bất biến, chỉ gắn liền với một phụ nữ duy nhất (trong cùng một lúc), thì tất nhiên em sẽ ko theo ĐTĐP, cái đó dễ hiểu.

Hoặc giả, nếu em muốn được nói, và nghe những câu tỏ tình, như "anh yêu em nhất trên đời, và vĩnh viễn chỉ yêu mình em mà thôi...", thì hẳn là em cũng chưa thể thích việc ĐTĐP.

Về phần anh, anh thấy ko có gì xấu (ít nhất là về mặt đạo đức), và hoàn toàn có thể hình dụng được, việc một người chồng yêu hai bà vợ của mình, và cả ba sống chung trong bầu không khí vui vẻ, hòa bình, tôn trọng lẫn nhau. Em nghĩ điều này là viễn tưởng?

* Sự chung thủy, khi ấy sẽ được hiểu là chung tình trong khuôn khổ gia đình ấy, và nếu nó "ngoài luồng" (mà ko được sự chấp thuận của luật pháp và của những người trong cuộc), thì hẳn đó là ngoại tình.

* Gia đình, do đó, vẫn tồn tại trong ĐTĐP, chỉ có điều nó sẽ lớn hơn trong MVMC, có thể sẽ như một xã hội thu nhỏ vậy. Tại sao em nghĩ là nếu một gia đình được mở rộng thì người trong đó lại ko có, hoặc ít có trách nhiệm? Nghĩ như vậy, tức là vẫn lấy cái nhược điểm muốn thoái thác trách nhiệm của con người, để nhìn vào một mô hình khi sự tự chủ và tự giác, cũng như ý thức trách nhiệm của con người, đã được tiến lên một bước!

Vả lại, như anh đã nói nhiều lần, ĐTĐP đi kèm với khả năng quản lý và tổ chức gia đình, chứ ko phải cứ... sướng lên là lấy nhau, rồi "sống chết mặc bay". Mình tạm ko đề cập tới khía cạnh đó (vì nếu vậy, thì MVMC cũng ko thiếu những trường hợp như vậy rồi).

Ngoài ra, có rất nhiều vấn đề em đặt ra, là trên phương diện sự thực hiện ĐPĐT trong thực tế, chứ ko phải là với mô hình ĐTĐP trên tư cách một lý thuyết (mở). Về chuyện thực hiện ra sao, nhờ các bạn góp thêm ý kiến nữa...

L.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hề hề.. thôi thì em thay mặt phe mình đội ơn nhà bác Quang đỡ giùm bọn em ạ;;)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
trần hữu quang đã viết:
Bên này bắt đầu xôm rồi :D. Thấy mình vô duyên thật nhưng phải trả lời nốt. Anh đỡ hộ bọn em bác Linh còn lại thì tự giải quyết nhé ;;). Mọi ng thông cảm, trả lời bác Linh thì ko thể nói ngắn đc :(, chắc cũng phải cho nhận định riêng vào :D

Hìhì, nói vậy chứ thùng rỗng kêu to, anh cũng hết ý rồi mà, xin hứa sẽ ko viết dài gì nữa đâu.

Các bạn ai chưa tham gia thì nhảy vào chiến đi chứ, để anh với Quang nói nhiều quá, hết phần mọi người!

Cho anh nghỉ phép cái nhé và cám ơn mọi người đã thông cảm đọc những cái dài ngoằng này :))

L.
 
xin quay lại để chấm dứt nhưng thảo luận có phần lan man, gây khó hiểu của anh Quang và các bác ở trên. em xin đưa ra một số luận điểm ngắn gọn, có sức thuyết phục hơn:
trên phương diện đạo đức, chế độ đa phu đa thê (hay theo ngôn ngữ của anh Hoàng Hưng là đa phụ đa thê, của anh Hồ Hưng la polygamy) mang tính hủy hoại các thể chế đạo đức đã có sẵn ở VN. Đạo Khổng, mặc dù xuất phát từ Trung Hoa nhưng có ảnh hưởng và vô hình chung đã trở thành khuôn mẫu cho các giá trị đạo đức của vn, dạy phải yêu cha, kính chúa, nâng niu vợ. Đạo Khổng ko hề mention phải tôn trọng vợ 2, dì ba hay bố trẻ. Sự xâm nhập của người ngoài vào gia đình hạt nhân (gồm 1 cha 1 mẹ và con cái), in itself, sẽ phá vỡ cấu trúc gia đình hạt nhân, đồng thời làm sụp đổ vai trò làm nền tảng đạo đức của gia đình hạt nhân đối với cộng đồng và xã hội. Bản thân triết gia Khổng Tử ngày xưa mặc dù có rất nhiều fan hâm mộ nhưng vẫn chỉ duy nhất một tình yêu (tuy rằng thỉnh thoảng ông có tòm teng người iu bạn nhưng nhìn chung là vẫn ok).
Vú dị: nếu bác nào đã đọc hoặc xem phim Đèn Lồng Đỏ trên Cao, dựa theo tiểu thuyết Wives and Concubines (em xin tạm dịch là Các bà vợ già và các em thiếp trẻ) của nhà văn Trung của Su Tong sẽ hình dung được gia đình đa thê phát điên như thế nào. Mẹ kế trẻ tán con trai cả, Mẹ kế khác chiến ông đốc tờ. ông bố lấy một đống vợ về rồi mới nhận ra mình bị pede. Đời thế mới gọi là nghiệt.

Tóm lại: chế độ đa thê chỉ là d vật (di vật) của thời kỳ phong kiến, một thời kỳ mà nếu lập luật theo kiểu Mac xit (marx shit) của bác Linh, giá trị thặng dư ko được mobilize và trickle down một cách xông xênh, cho nên xã hội bị đần, và các giá trị của xã hội vì thế cũng bị sói mòn.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Luận điểm, lí lẽ của Lê Tuấn thật là chặt chẽ, súc tích và đầy sức thuyết phục. Mình thích:p (chỉ tội Lê Tuấn cần học đọc, mình đố Lê Tuấn tình được cụm từ "đa phụ đa thê" trong bài của mình)
 
Rất tiếc vì bạn Hiếu đang bị ốm liệt giường, chưa vào đây trả lời cùng các anh đc:(
 
Nguyễn Hoài Anh đã viết:
Rất tiếc vì bạn Hiếu đang bị ốm liệt giường, chưa vào đây trả lời cùng các anh đc:(

Vậy em thay bạn ấy vào đây, đại diện mấy câu cho vui cũng được mà, ko câu nệ gì cả...

L.

TB. Hiếu mau khỏe nhá!!!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thôi, đa phu đa phụ việc nhỏ bỏ qua không cần phải vạch lá tìm sâu nữa. Chỉ cần anh Hưng cứ khen lập luận của em thế mãi mãi là được rồi.

Nguyễn Thành Trung thân mến, mình nhận xét mọi người nói dài dòng lan man kiểu thầy bói mù xem voi là có sở cứ. Nhận xét như thế vẫn hạn chế ở việc phê bình lý luận của đối phương chứ chưa công kích cá nhân đối phương cho nên vẫn chấp nhận được.

Nếu Trung cho rằng các lập luận dài dòng thiếu trọng tâm, lắm trích dẫn, lắm tên ông này cụ nọ và nhiều sai lầm logic của bên đối thủ của mình là hay là tốt thì đó chỉ là kết quả của nhận thức của riêng Trung thôi. Mình thì mình vẫn bảo lưu quan điểm của mình là trước khi thảo luận chúng ta cần phải đồng ý được với nhau về phạm vi của thảo luận, đối tượng của thảo luận, và hoàn cảnh áp dụng của thảo luận. Đây là việc mình đang cố gắng làm bởi nếu không làm thế để xác định những giới hạn cần có của thảo luận thì chẳng mấy chốc chúng ta sẽ bắt đầu cãi nhau về quần hôn ở châu Phi hay thú hôn ở sao Hỏa và nếu thế thì Mr. Hao có tiềm năng trở thành một cuộc thi kéo dài vô tận. Năm nay mình cũng không còn trẻ lắm nên không thể chờ đợi danh hiệu Mr. Hao quá lâu được. Trung thông cảm đừng phê phán thiếu xây dựng như thế để cho mình làm việc nhớ.

Hôn nhân và kết quả của nó là gia đình trước hết là một định chế xã hội do con người xã hội quy ước với nhau mà tạo ra. Con người tự nhiên không quan tâm đến khái niệm hôn nhân hay gia đình và không nhất thiết tuân thủ quy ước một vợ một chồng mà chúng ta biết. Ngay cả hôn nhân/gia đình như các quy ước xã hội không phải bao giờ cũng hàm ý chỉ có một vợ với một chồng. Chúng ta đều biết rằng trong chế độ mẫu hệ khi người phụ nữ trong gia đình làm chủ gia đình thì mô hình gia đình có thể là một vợ nhiều chồng. Tương tự chúng ta cũng biết rằng mô hình gia đình một chồng nhiều vợ là quy ước xã hội được chấp nhận trong nhiều thời kỳ lịch sử và ở nhiều nơi. Trong thời đại của chúng ta, ở phần lớn xã hội loài người hình thức hôn nhân/gia đình một vợ một chồng được đại đa số quần chúng chấp nhận và tuân thủ. Em đưa ra thực tế này không phải để lập luận rằng vì thực tế là như thế mà điều đó ắt phải đúng hay tốt nhất mà chỉ để xem bản chất của quá trình chuyển đổi từ các hình thái HN++ trong quá khứ sang hình thái HN11 phổ biến hiện nay nằm ở đâu. Điều gì đã gây ra sự chuyển đổi này và nó có lợi cho ai?
 
1. Hôn nhân/gia đình trước hết là hệ quả của việc con người của xã hội cộng sản nguyên thủy tiến hóa lên thành con người tư hữu.

Trong một xã hội cộng sản nguyên thủy khi mà con người ta cùng săn bắn, cùng hái lượm, cùng tích trữ lương thực, cùng tạo ra các tư liệu sản xuất và chia sẻ chúng thì đồng thời không có nhu cầu cho mô hình gia đình tồn tại. Những đứa trẻ sinh ra có thể là con của bất kỳ ai với ai và được nuôi lớn lên bằng những nguồn lực của chung. Khi con người cộng sản nguyên thủy trở thành con người tư hữu họ phải tự lực kiếm ăn và tự lực tích lũy. Tư hữu tạo ra những rào cản trong phân phối và sử dụng tích lũy riêng. Những rào cản này làm cho việc cả làng nuôi con chung không còn thích hợp nữa. Nguồn lực hạn chế của mỗi cá nhân chỉ cho phép người ta cung cấp cho một số hữu hạn trẻ em và để hoàn thiện khái niệm tư hữu một cách logic người ta sẽ muốn dành nguồn lực của riêng người ta chỉ cho những đứa trẻ của chính người ta. Một người phụ nữ sẽ chỉ muốn dành lương thực tự tay làm ra cho con của chính người ta đẻ ra. Một người đàn ông cũng sẽ chỉ muốn phải cung cấp cho đứa trẻ mà anh ta chắc chắn là con của anh ta. Hai bên nam nữ đều có nhu cầu có được đảm bảo rằng nguồn lực của người ta chỉ được dành để nuôi con cái của chính người ta. Mô hình gia đình sinh ra từ việc hai nhu cầu đấy kết hợp vào với nhau trong một thỏa ước xã hội thỏa mãn đồng thời nhu cầu của cả hai bên nam giới và nữ giới. Mô hình này đại khái là một cam kết của người nữ rằng những đứa trẻ tôi sinh ra chắc chắn sẽ là con của anh và cam kết của người nam sẽ làm việc để chu cấp cho những đứa trẻ đó. Gia đình vì thế trước hết là một không gian tư hữu.

Thỏa ước xã hội hôn nhân/gia đình không hạn chế chỉ ở người nam và người nữ có liên quan mà còn được mở rộng để bao gồm các thế hệ cận kề sau và trước. Trong cuộc đời con người thời kỳ sinh sản nói chung đồng thời với thời kỳ lao động tạo ra của cải (the reproductive period is simultaneous with the productive period). Trong những thời kỳ trước hay sau đó người ta đều phải phụ thuộc vào người khác để thỏa mãn những nhu cầu căn bản của mình. Những người khác đó là ai trong một xã hội tư hữu đặc trưng nếu không phải là những người có quan hệ dòng máu? Hôn nhân/gia đình và gia đình mở rộng vì thế là một thỏa ước mang tính xã hội rộng rãi về phân phối và tái phân phối nguồn lực chịu hạn chế duy nhất là mỗi thành viên trong nhóm phải có liên hệ máu mủ với ít nhất một thành viên khác trong nhóm. Nếu điều kiện này không được thỏa mãn thì thỏa ước này tự động bị vỡ tan do nó vi phạm nguyên tắc tư hữu em có nhắc đến qua trong đoạn trước. Những người trong tuổi lao động trong nhóm cắt bớt tiêu dùng hiện tại của mình và chia sẻ với những người khác chưa đủ sức lao động hay đã hết sức lao động như là một cách để trả nợ từ trước và cho vay nợ về sau. Có thể dễ dàng thấy là nếu không có quan hệ máu mủ thì thỏa ước này sẽ không thể đứng vững được. Trong trường hợp quần hôn ở xã hội cộng sản nguyên thủy những đứa trẻ và những người già là những cá nhân không tạo ra sản phẩm sẽ bị hy sinh đầu tiên trong trường hợp nguồn lực chung của cả nhóm bị sút giảm. Trong hoàn cảnh đó người ta chỉ sẵn sàng chia sẻ nguồn lực hữu hạn với những cá nhân mà người ta biết chắc là (1) đã từng chia sẻ với người ta, và (2) sẽ chia sẻ với người ta khi người ta không thể tự thỏa mãn. Hôn nhân/gia đình (em vẫn chưa nói đến hôn nhân một vợ một chồng hay nhiều vợ nhiều chồng) là giải pháp tốt nhất giúp giải quyết những hạn chế của chế độ quần hôn trong thời cộng sản nguyên thủy.
 
Ôi anh Lê Tuấn, em thích nhất là tranh luận với mẫu người như anh, vì anh đưa lí luận hết sức thuyết phục. Một lí do nữa là nó không dài nên em đọc được :))

xin quay lại để chấm dứt nhưng thảo luận có phần lan man, gây khó hiểu của anh Quang và các bác ở trên. em xin đưa ra một số luận điểm ngắn gọn, có sức thuyết phục hơn:
trên phương diện đạo đức, chế độ đa phu đa thê (hay theo ngôn ngữ của anh Hoàng Hưng là đa phụ đa thê, của anh Hồ Hưng la polygamy) mang tính hủy hoại các thể chế đạo đức đã có sẵn ở VN
Không hiểu anh nói hủy hoại theo nghĩa gì. Theo ngu ý của em thì cách mạng cũng là một sự hủy hoại. Nó hủy hoại cái cũ để xây dựng một cái mới thích hợp hơn. Vậy cách mạng là xấu, hay hủy hoại là xấu?

Đạo Khổng, mặc dù xuất phát từ Trung Hoa nhưng có ảnh hưởng và vô hình chung đã trở thành khuôn mẫu cho các giá trị đạo đức của vn, dạy phải yêu cha, kính chúa, nâng niu vợ. Đạo Khổng ko hề mention phải tôn trọng vợ 2, dì ba hay bố trẻ. Sự xâm nhập của người ngoài vào gia đình hạt nhân (gồm 1 cha 1 mẹ và con cái), in itself, sẽ phá vỡ cấu trúc gia đình hạt nhân, đồng thời làm sụp đổ vai trò làm nền tảng đạo đức của gia đình hạt nhân đối với cộng đồng và xã hội. Bản thân triết gia Khổng Tử ngày xưa mặc dù có rất nhiều fan hâm mộ nhưng vẫn chỉ duy nhất một tình yêu (tuy rằng thỉnh thoảng ông có tòm teng người iu bạn nhưng nhìn chung là vẫn ok).
Em cũng rất thích kiểu tranh luận tự dẫm vào chân mình của anh đấy. Nếu em chưa quên thì cách đây vài bài anh có nói là chúng ta đang bàn về Việt Nam. Và anh cũng chỉ trích việc áp đặt các tôn giáo khác vào cuộc tranh luận. Vậy em xin hỏi Khổng Phu Tử có phải là người Việt Nam chăng? Nếu như anh nói là đạo Khổng có ảnh hưởng, thì em xin thưa là phương Tây cũng có ảnh hưởng rất nhiều, tại sao tụi em không thể đề cập đến các học thuyết phương Tây được? Chưa kể việc Khổng Tử đúng sai ra sao, không cứ được ca tụng thì cái gì cũng đúng. Chẳng thế mà ở thời đó Khổng Tử đi rao giảng khắp 8 nước không được một bậc quân vương nào ủng hộ. Một số lí lẽ của ông tương tự như việc bán chăn vào mùa hè và bán quạt vào mùa đông vậy, chẳng ai muốn nghe.

Vú dị: nếu bác nào đã đọc hoặc xem phim Đèn Lồng Đỏ trên Cao, dựa theo tiểu thuyết Wives and Concubines (em xin tạm dịch là Các bà vợ già và các em thiếp trẻ) của nhà văn Trung của Su Tong sẽ hình dung được gia đình đa thê phát điên như thế nào. Mẹ kế trẻ tán con trai cả, Mẹ kế khác chiến ông đốc tờ. ông bố lấy một đống vợ về rồi mới nhận ra mình bị pede. Đời thế mới gọi là nghiệt.

Thật là khâm phục cho ông anh. Lớn từng này tuổi rồi còn tin chuyện trong phim. Em giới thiệu cho anh một số phim như "Batman", "Spiderman" hay "Superman" hay cực, trong đó toàn siêu nhân. Anh xem xong chắc nghĩ là trên đời này ai cũng có năng lực đặc biệt bay nhảy phun tơ cho mà xem.

Tóm lại: chế độ đa thê chỉ là d vật (di vật) của thời kỳ phong kiến, một thời kỳ mà nếu lập luật theo kiểu Mac xit (marx shit) của bác Linh, giá trị thặng dư ko được mobilize và trickle down một cách xông xênh, cho nên xã hội bị đần, và các giá trị của xã hội vì thế cũng bị sói mòn.

Aha đây rồi, xói mòn chứ nhỉ, bắt quả tang !!!
Thôi đêm đã khuya, mai em xin hầu các bác, em đi ngủ
 
Chú Trung đi ngủ đi, mai dậy nghe các bác vặn gãy sườn :))

Ô kê bắt đầu chiến dịch bọc lót cho tiền đạo T' công phá khung gỗ đội bạn..

Trung đã viết:
Em cũng rất thích kiểu tranh luận tự dẫm vào chân mình của anh đấy. Nếu em chưa quên thì cách đây vài bài anh có nói là chúng ta đang bàn về Việt Nam. Và anh cũng chỉ trích việc áp đặt các tôn giáo khác vào cuộc tranh luận. Vậy em xin hỏi Khổng Phu Tử có phải là người Việt Nam chăng? Nếu như anh nói là đạo Khổng có ảnh hưởng, thì em xin thưa là phương Tây cũng có ảnh hưởng rất nhiều, tại sao tụi em không thể đề cập đến các học thuyết phương Tây được? Chưa kể việc Khổng Tử đúng sai ra sao, không cứ được ca tụng thì cái gì cũng đúng. Chẳng thế mà ở thời đó Khổng Tử đi rao giảng khắp 8 nước không được một bậc quân vương nào ủng hộ. Một số lí lẽ của ông tương tự như việc bán chăn vào mùa hè và bán quạt vào mùa đông vậy, chẳng ai muốn nghe.

Đồng chí Tuấn đề cập đến đạo Khổng vì nó là ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa Việt, tham khảo đến tận gốc như thế là phải đạo quá rồi, chứ đạo Hồi mà ném vào đây đâu có tham khảo được, mình có điểm chung gì với nó đâu.

Trung đã viết:
Thật là khâm phục cho ông anh. Lớn từng này tuổi rồi còn tin chuyện trong phim. Em giới thiệu cho anh một số phim như "Batman", "Spiderman" hay "Superman" hay cực, trong đó toàn siêu nhân. Anh xem xong chắc nghĩ là trên đời này ai cũng có năng lực đặc biệt bay nhảy phun tơ cho mà xem.

Cái phim TQ của anh T' là phim Raising the Red Lantern đúng không :)>- Minh họa rõ ràng của chế độ năm thê bảy thiếp của Trung Quốc ngày xưa, một làn nữa nhấn mạnh, TQ có ảnh hưởng đáng kể đến nhà mình. Chú Trung xem phim này chưa hay là thích người dơi người nhện hơn?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đã định nghỉ hưu vài ngày rồi, nhưng vì thấy tình hình gay go quá nên vào hỗ trợ cho Trung một tẹo :))

Trong thảo luận, thỉnh thoảng anh hay thấy những luận điểm đại loại như sau: "Ông Marx râu xồm ở tận xứ Tây, xa lạ với ta lắm; phải nhắc đến cụ Mao cơ, vì cụ ấy tuy ở Tàu nhưng gần ta"; "Sao cậu cứ hay thích đạo Hồi tít tận đâu; tớ cứ theo đạo Phật cho chắc, của Á Đông mà", v.v...

Những lập luận hạn chế tầm tranh luận ở những gì gần ta, của ta, quen với ta... đều hết sức phiến diện và càng ko có nghĩa lý trong thời đại ngày nay, cả thế giới như một cái làng nhỏ, với sự hiện diện và bành trướng của mạng Internet. Khái niệm gần, xa, quen, lạ, Tây, ta... bây giờ hoàn toàn mang tính tương đối, và ko hề được coi là một yếu tố nên phải hạn chế trong một cuộc thảo luận như thế này.

Nhất là đối với Việt Nam, một đất nước may mắn là đã ko hoàn toàn trùm chăn mặc áo tơi, đi guốc mộc 100%, mà trong quá trình bị ảnh hưởng của "ngoại bang", thì cũng ít nhiều chịu khó học tập thiên hạ, Tây Tàu đủ cả.

Còn nếu nói đạo Hồi ko dính dáng gì đến Việt Nam, thì xin chú thêm là ở Việt Nam có Hồi giáo chứ, họ lên TV phát biểu anh bên này còn xem được mà. Phủ nhận sự tồn tại của họ là... gay đấy (lý do vì sao, ai cũng biết :) )

L.

Đinh Ngọc Lâm đã viết:
Chú Trung đi ngủ đi, mai dậy nghe các bác vặn gãy sườn :))
Đồng chí Tuấn đề cập đến đạo Khổng vì nó là ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa Việt, tham khảo đến tận gốc như thế là phải đạo quá rồi, chứ đạo Hồi mà ném vào đây đâu có tham khảo được, mình có điểm chung gì với nó đâu.
Cái phim TQ của anh T' là phim Raising the Red Lantern đúng không :)>- Minh họa rõ ràng của chế độ năm thê bảy thiếp của Trung Quốc ngày xưa, một làn nữa nhấn mạnh, TQ có ảnh hưởng đáng kể đến nhà mình. Chú Trung xem phim này chưa hay là thích người dơi người nhện hơn?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tiếng Anh có câu là for every example, there is a counter-example em dịch tạm là mỗi ví dụ thì đều có một vú dị.

Mấy đoạn bô lô ba la về Khổng giáo với Việt Nam trên kia của em là nói cho vui thôi, các anh chị theo dõi những phần viết thành câu thành đoạn của em vậy nhé. Tranh luận bằng ví dụ sẽ kéo dài cuộc thảo luận đến vô cùng vì khi anh Linh đưa ra ví dụ về người Hồi giáo 4 vợ em lại đưa ra ví dụ về người tu sĩ không vợ anh mi em vân vân.

Em hứa từ giờ sẽ không dùng các ví dụ để biện minh cho quy tắc nữa. Em đề nghị các bạn bên phe bên kia cũng sẽ làm như vậy.

Em Jimmy Tuấn xin chân thành cảm ơn.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ờ đang định truy cản bác Linh cho anh Jimmy T' rộng đường chạy chỗ, chờ em câu bóng vào đóng thủng lưới bọn nó :D thế mà anh đã ra tay trước em, về tận sân nhà lấy bóng rồi :)>- :))

Hai phe ném nhau, một phe ủng hộ văn hóa nước nhà thì dùng văn hóa nước nhà, bất nguồn từ bên Tàu, phe kia muốn cải cách thì bương văn hóa nước khác vào, âu cũng là điều dễ hiểu bác Linh nhỉ? Chỉ không nên thúc cùi trỏ liên tục vào lý luận của nhau thôi :)>- Thôi chuẩn bị phát động đợt tấn công khác ;)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thằng Lâm đi làm kiểu gì mà lên mạng tán lắm thế. Đuổi việc giờ.
 
=D> yeaaahhh!! thêm một hậu vệ cánh từ D3 lên tham gia tấn công :x Anh em đâu xông lên :D :D

Thôi giao nhiệm vụ cho Pan kèm chặt cậu em Trung, anh chạy sang đối mặt với bác Linh ;;)

PS: Anh Việt kiều admin đừng nóng, em cho quả cherry vào giữa áo bây giờ =)) hôm nay em tan sở sớm, chưa có bus về Chicago em phải ngồi đây ngắm trời 8-} nhục không :((
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Có lẽ thủ môn đội trưởng H Linh đang bận giúp vợ dạy con còn tiền vệ tấn công Thành Trung đang nằm ấp ủ những câu thơ lãng mạn viết cho người yêu. Đội hình đội bạn thấy quân mình nghỉ ngơi 1 tí là định tấn công ngay. Hậu vệ chém chân chặt gối Hưng Khỉ xin đỡ thử đường phối hợp của đội bạn.

[...xóa....]
Về từ hủy hoại, ai chả biết nó mang nghĩa xấu. Thành Trung hỏi :"dùng từ hủy hoại có nghĩa là gì?" như một cách nói khéo léo:"Anh dùng từ hủy hoại ở đây là sai bản chất của nó". Bản chất của nó là sự thay đổi (cách mạng) chứ không phải chỉ là thay đổi với hướng tiêu cực.

Tiếp theo, "cách mạng là xấu hay huỷ hoại là xấu? ", câu hỏi của em sai ngữ pháp. Cách mạng trong truờng hợp này là danh từ, huỷ hoại là động từ, hoàn toàn ko tuơng thích
Anh hỏi em: "Em xấu xa hay em thiên thần?". Thiên thần vốn là danh từ có thể dùng được như tính từ hay không? Cũng tương tự, cách mạng dùng như động từ không được hay sao:)
[...xóa..]
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Người thứ 2: [...]

Đồng chí hôm nay viết nhiều bài ghê, nhưng chỉ tội chỉ thấy hò reo mà chả thấy ý tưởng gì là thế nào?
Có một bài có ý thì lại thế này:
Đồng chí Tuấn đề cập đến đạo Khổng vì nó là ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa Việt, tham khảo đến tận gốc như thế là phải đạo quá rồi, chứ đạo Hồi mà ném vào đây đâu có tham khảo được, mình có điểm chung gì với nó đâu.
Văn hóa nhà ta là Văn hóa Việt Nam nhé, đừng nhầm với các nền văn hóa khác. Khổng là Khổng thế nào. Văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa mang tính đặc trưng với sự kết hợp của 54 sắc màu khác nhau. Một nền văn hóa tiến bộ và luôn hòa đồng, hội nhập. Chú về nhà mà cứ 1 Khổng, 2 Khổng là không lên chức được đâu.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Back
Bên trên