Vòng 2 Mr.HAO - Câu hỏi thảo luận 2

Đàn ông thích đa thê, thế bây giờ tưởng tượng vợ mình thích đa phụ thì các ông nghĩ gì? Cảm thấy thế nào?
Xin đính chính là đa phu chứ không phải "đa phụ".

Nếu đa thê được chấp nhận thì cũng không thể bỏ qua đa phu được. Nếu phái nữ ủng hộ đa thê thì mình cũng xin ủng hộ đa phu cả 2 tay 2 chân:)

Mọi người diễn tả theo cảm tính quá, nên nhớ xã hội đa thê rất khác biệt với những gì các bạn tưởng tượng, không nên dùng kinh nghiệm chủ quan để phán xét:)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
BTC ko có ý kiến gì thì anh/em/tớ ném thẳng tay nhé :|. Bài trang trước tớ sửa rồi, Hưng trả lời hộ với :D.
Nếu đa thê được chấp nhận thì cũng không thể bỏ qua đa phu được. Nếu phái nữ ủng hộ đa thê thì mình cũng xin ủng hộ đa phu cả 2 tay 2 chân
Tức là vừa đa phu vừa đa thê 8-}, thế thì còn khái niệm gia đình nữa ko 8-}.
Mọi người diễn tả theo cảm tính quá, nên nhớ xã hội đa thê rất khác biệt với những gì các bạn tưởng tượng, không nên dùng kinh nghiệm chủ quan để phán xét
Ví dụ để mọi ng soi vào là các nước Hồi giáo và VN thời phong kiến, tuy ko hiểu rõ nhưng chắc cũng có một số thông tin. Còn để nhận xét thì ai mà ko dùng “kinh nghiệm chủ quan” :D, cố thêm tí logic nào vào đc thêm thì tốt thôi :D. Đa phần mọi ng chắc đều chỉ tưởng tượng về xh đa thê thôi chứ ít người biết, Hưng cứ trình bày cái khác với mọi ng tưởng tượng đi rồi xem có khác thật ko ;)
 
Đây sẽ là lần cuối cùng mình trả lời từng ý riêng lẻ. Nhiệm vụ của mình xin chỉ là đưa ra luận điểm, còn bình luận và suy nghĩ xin mời mọi người tự nhiên. Mình không muốn tự bình luận ý kiến của mình:) Ý kiến chỉ là ý kiến, nó không phải chân lí. Mình không luôn nói đúng nhưng mình muốn cho mọi người thấy lôgíc của mình thôi.


Hỏi Hưng này: thế nhưng túm lại là ở các nước Hồi giáo ly dị có khó hơn phần còn lại của thế giới ko?
Mình không dám trả lời thẳng thừng là không nhưng mình chỉ dám đưa ra số liệu cụ thể mà thôi:
http://www.divorcemag.com/statistics/statsWorld.shtml

Nếu nhìn vào số liệu thì chắc chắc các nước Hồi giáo khó ly dị hơn các nước 1 vợ 1 chồng rồi. Nhưng tại sao vậy? Tại sao họ có chế độ đa thê mà vẫn có tỉ lệ ly dị thấp hơn? Đó mới là điểm mình muốn nhấn mạnh.

(thông tin phụ để mọi người khỏi thắc mắc: các nước Hồi giáo thường có no-fault divorce nghĩa là ly dị thoải mái, lấy lý do thế nào cũng được kể cả "không thích anh ý nữa", "anh ý không trả bài đầy đủ"..., nếu ông chồng muốn ly dị vợ, dễ thôi :D chỉ cần trả tiền nuôi con)

Thước đo về văn hóa thì mình không dám bình luận nhiều nhưng mình thấy nếu tỉ lệ ly dị cao như vậy thì sự tôn trong giữa 2 cá nhân trong gia đình 1 vợ 1 chồng cao đển mức nào nhỉ? sao phải đợi đến khi ly dị rồi để phán xét.


Khái niệm ngoại tình chỉ có ý nghĩa nhiều khi đi cùng một vợ một chồng
Cái này thì mình xin lỗi bạn, mình không đồng ý được. Ngoại tình là 1 điều căn bản trong mọi luật pháp để đưa đơn li dị trong mọi nên văn hóa. Đây là hành động phá vỡ "hợp đồng" hôn nhân:) Nên nhớ xã hội Hồi giáo có nhiều qui định khắt khe, mình dám nói sự ngoại tình của họ không được cho qua dễ dàng hơn ở nhưng nước 1 vợ 1 chồng được:)

nhưng có ông nhiều vợ thì chắc phải có nhiều ông ko vợ chứ nhỉ
nhiều ông không vợ có nhiều bằng nhiều ông và bà độc thân ở các nước 1 vợ 1 chồng không:) (nếu muốn mình xin chia sẻ thống kê)


Nhiều bố mẹ thì cũng có nhiều con, tại sao chia ra thì các con lại đc nhiều hơn nhỉ . Nếu theo đa thê thì mỗi con sẽ có 1 mẹ và 1/n bố, như thế thì phải thiệt thòi đi chứ . Chưa kể đa thì khó quản lí, mối quan hệ giữa các thành viên lỏng lẻo hơn.
Bạn phê phán giá trị gia đình người Hồi giáo như thế nhưng đã từng thấy qua gia đình họ bao giờ chưa:) Bạn tưởng họ sinh con vô tội vạ và không tính toán tới kinh tế gia đình ư?


Mình đồng ý với Kinsay nhưng ko đồng ý về phần vận dụng trong trường hợp này. Câu đấy áp dụng cho số đông, nhưng khi xét cụ thể cần nhìn nhận cụ thể con người ấy. Đa số như Kinsay nói nhưng vẫn rất nhiều người ko như vậy, Hưng có nhận mình là 1 người như vậy ko , làm sao kết luận ngay những người đang tranh luận ở đây đều như thế dc (nếu cậu chỉ định nói chung thì coi như tớ nhầm). Còn để khẳng định được phe ko đồng ý bảo thủ, “chưa cảm nhận được sự bình thường” thì cũng phải chứng minh thêm cho chắc chắn mấy cái trên đãp
Lại học tập Kinsay tiếp:) Mình chả dám khẳng định gì nhiều chỉ dám chơi số liệu. Mình đã nêu ra 2 con số: 8/10 và 1,3 tỉ:) con số chắc không "lớn" với bạn nhưng là "đáng kể" với mình:)

Tức là vừa đa phu vừa đa thê , thế thì còn khái niệm gia đình nữa ko
Thưa bạn, mình không chỉ ủng hộ đa thê mà mình cũng ủng hộ cả sự bình đẳng nữa. Không có lý gì chỉ cho phép đàn ông lấy hơn một vợ mà cấm phụ nữ chỉ lấy 1 chồng. Khái niệm gia đình của mình không chỉ gò bó bởi 1 chồng -1 vợ hay 1 chồng-nhiều vợ

Đa phần mọi ng chắc đều chỉ tưởng tượng về xh đa thê thôi chứ ít người biết, Hưng cứ trình bày cái khác với mọi ng tưởng tượng đi rồi xem có khác thật ko
Nếu mình sử dụng kinh nghiệm chủ quan thì mình lại rơi vào cái vòng luẩn quẩn của chính mình rồi. Mình chỉ dám sử dụng logic và số liệu thôi.
Nhưng xin chia xẻ với bạn Quang, mình cũng có biết chút ít tiêng Ả Rập và ngày làm việc nào cũng nghe www.radioramaonline.com (mình cũng từng ca habibi với một người nào đó:) )
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hàng về cho phe chống đối :beerchug: Em xin tiếp chuyện các anh các bạn đợt 2 thế này ạ :)>-

@ chị Hà: em không có ý chỉ nhắc đến đàn ông nhiều vợ đâu ạ, chỉ là đấy là trường hợp phổ biến, và em luời không viết cụ thể cả hai trường hợp :p chứ ý kiến của em là nhắm vào cả hai ạ.


Trước hết vì chủ đề của câu hỏi là về NGƯỜI VIỆT NAM tất cả các lý lẽ của em đều xoay quanh con người và xã hội nước mình cả. Các đánh giá về phương Tây, ASEAN, châu Á, hay đạo Hồi chỉ dùng để tham khảo với các giá trị của văn hoá nước mình xem có thể áp dụng được không.

Như em đã nói, một vợ một chồng, chung thuỷ trách nhiệm, và sự cống hiến toàn bộ cho con cái là đặc trưng vô cùng quí giá của người Việt mình, trong đó có sự tối ưu về xã hội và cả văn hoá truyền thống. Phát triển theo hướng này là hợp lý hợp tình và cả hợp thời nữa.

Người Việt đặt hạnh phúc con người, gia đình và cộng đồng lên hàng đầu. Ở Mỹ không như vậy, em cảm thấy sự nghiệp và hạnh phúc gia đình họ đặt ngang nhau, nên có thể các thang giá trị của họ khác với mình. Tình cảm vợ chồng xuất phát từ tình yêu đôi lứa, mà trong tình yêu đôi lứa ít ai chấp nhận có hơn một người trong trái tim mình (theo ý em là chả ai chấp nhận cả) Vậy khi kết hôn cái gì cho phép vợ/chồng phá vỡ sự chung thuỷ và có thêm người khác? Cuộc sống gia đình, với em, không phải là kết thúc của tình yêu đôi lứa, do vậy sự giá trị của sự chung thuỷ khi tình yêu tiến đến hôn nhân chỉ có thể tăng lên chứ không thể giảm xuống.

Về viễn cảnh giả thuyết khi gia đình có nhiều vợ hoặc nhiều chồng, em thấy có nhiều điều mâu thuẫn thậm chí là bức xúc. Trước hết là mâu thuẫn về tình yêu hạnh phúc như đã nói ở trên. Thứ hai là do văn hoá Việt Nam lấy tổ tiên ông bà ra làm gốc cho gia đình và con người. Em chưa tưởng tượng được một gia đình ngoài hai họ nội và ngoại còn có thêm họ thứ ba thì quan hệ của gia đình đó sẽ thế nào. Các cụ liệu có chấp nhận chia sẻ con dâu, hay là thấy chàng rể "một tay ôm cả bầu trời" khi một mình chăm sóc mấy cô vợ?

Còn từ phía con cái mà nói... em cũng không nghĩ là mình muốn sống trong cảnh có thêm một người không phải mẹ ruột không phải bố ruột trong nhà. Trả lời luôn câu chất vấn của anh Khải:
Hoàng Mạnh Khải đã viết:
Trích dẫn:
vì bố có thể nhiều vợ, nhưng con thì chỉ có một mẹ
câu này 2 về chả liên quan gì đến nhau
Con cái chỉ có một bố một mẹ, không như bố/mẹ có nhiều hơn một người bạn đời được, người thứ ba xuất hiện trong nhà sẽ là mẹ kế hay cha dượng. Hầu hết các cặp vợ chồng đều mong có con nỗi dõi, thì ngược lại con cái cũng chỉ mong có bố mẹ bên mình và gia đình luôn là một thể thống nhất thôi. Tình trạng con cùng mẹ khác cha, hay ngược lại, đáng tiếc phần lớn là không tốt đẹp. Người mẹ (hoặc bố) không chỉ phải "nuôi con" mà là phải "nuôi con bên này và nuôi con bên kia", sự phân biệt đấy đên từ thực tế không thể thay đổi là những đứa con này không phải ruột thịt của nhau, nó chỉ là ruột thịt của từng cặp cha mẹ thôi.


------------------------------

Các ví dụ về đạo Hồi hay các nước khác của anh Hưng rất thú vị, nhưng so sánh xã hội hai bên thì em thấy thế này:

Khi mà đạo Hồi không coi vai trò của phụ nữ cao như vậy, mô hình gia đình đấy không thể áp dụng được. Xã hội văn minh của nước mình càng ngày càng đề cao vai trò người phụ nữ và công bằng giới tính. Việc cho phép một người có hơn một bạn đời ảnh hưởng, thậm chí xâm phạm, đến quyền được hưởng hạnh phúc trọn vẹn của người đó, nói cách khác chính là:
Hoàng Lê Vĩnh Hưng đã viết:
những qui luật hà khắc, lệch hướng về 1 giới của bất kì hình thức văn hóa, xã hội nào cũng không được anh ủng hộ

Hoàng Lê Vĩnh Hưng đã viết:
Đa thê làm cân bằng cán cân sinh học của đất nước. Hiện nay Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc đang thiếu nữ giới do vấn đề chuộng con trai, nếu các nước này mở chính sách đa phu thì chắc chị em VN không phải bỏ giai ta mà làm vợ xứ người.
Nước mình không có tình trạng mất cân bằng dân số như TQ, do vậy không phải giải quyết, mà càng không thể giải quyết một vấn đề mang tính sinh học bằng cách thay đổi giá trị văn hoá do con người tạo dựng từ đời xưa được.

Hoàng Lê Vĩnh Hưng đã viết:
Một xã hội giàu mạnh là một xã hội có tỉnh lệ kết hôn cao. Một mạng lưới gia đình với cha mẹ và con cái luôn luôn tự hỗ trợ nhau trong cuộc sống(ba cây chụm lại nên hòn núi cao). Gia đình với nhiều nguồn thu (của các bố, các mẹ) sẽ giúp con cái có nền tảng kinh tế để phát triển về giáo dục nói riêng và và cuộc sống nói chung.
Đây là đặc điểm phát triển của những nước tiên tiến nhất, Mỹ là ví dụ điển hình, như em đã nói kinh tế là mối quan tâm lớn của họ, ngang bằng với hạnh phúc gia đình. Xã hội mình vẫn đề cao hạnh phúc tình cảm con người hơn, dù không phát triển bằng họ.




Phù.. thôi em xin tạm hết ạ :p


 
Trước hết xin khẳng định mình ko phải 1 bên tham gia cuộc tranh luận này mặc dù mình ủng hộ phe phản đối. Mình ko tham gia nêu ý kiến riêng mà sẽ chỉ làm rõ những vấn đề về logic chưa thuyết phục thôi (tức là chỉ đi bắt bẻ thôi :))), vì những cái Hưng nêu ko dễ phản bác nên có thể khó khăn cho phe kia và nó có thể làm họ khó đưa ra ý kiến của mình. Cũng khẳng định là trong bài mình ko có phần nào “phê phán giá trị gia đình người Hồi giáo” cả :D. Hiểu mục đích vậy rồi thì thử đọc lại bài mình xem ;). Bây giờ trả lời nhé:
Cái này thì mình xin lỗi bạn, mình không đồng ý được. Ngoại tình là 1 điều căn bản trong mọi luật pháp để đưa đơn li dị trong mọi nên văn hóa. Đây là hành động phá vỡ "hợp đồng" hôn nhân Nên nhớ xã hội Hồi giáo có nhiều qui định khắt khe, mình dám nói sự ngoại tình của họ không được cho qua dễ dàng hơn ở nhưng nước 1 vợ 1 chồng được
Phần này mình ko nói là đa thê thì ngoại tình ko còn ý nghĩa gì mà muốn nói với một người vợ ở trong chế độ đó thì giá trị của chữ “ngoại tình” nó không còn to tát như chúng ta nữa. Như thế nói “ngoại tình” giảm nhưng những gì ng phụ nữ phải chịu thì chả giảm chút nào nếu ko muốn nói là tăng lên. Còn với ông chồng trong đấy thì cũng chẳng khác gì chúng ta cả, vì vợ ông ta cũng chỉ dc có 1 chồng thôi.
nhiều ông không vợ có nhiều bằng nhiều ông và bà độc thân ở các nước 1 vợ 1 chồng không (nếu muốn mình xin chia sẻ thống kê)
Thực ra lí do để độc thân thì nhiều, thậm chí diễn ra nhiều ở các nước phát triển. Nhưng ở đây mình chỉ muốn nói đến lí do cậu đưa ra là đa thê làm giảm tình trạng độc thân thì có một cái không hợp lí về mặt logic :D. Số liệu thống kê có thể nói lên số ng độc thân ít hơn nhưng mình nghĩ nó do nguyên nhân khác chứ ko phải tại cái này. VD ở các nước phát triển thì người ta có điều kiện và muốn tự do hơn chẳng hạn (theo báo chí thì đây mới là nguyên nhân chính). Chỉ là ví dụ thôi, vì theo lập luận của mình, nếu các điều kiện là như nhau thì thấy nó phải khó lấy vợ hơn chứ.
Bạn tưởng họ sinh con vô tội vạ và không tính toán tới kinh tế gia đình ư?
Cái này thì thống nhất là đa thê hay ko thì cũng phải tính nhé :)). Mình chỉ muốn nói là nó không dẫn đến đây là lợi thế của đa thê thôi. Vì rõ ràng mỗi con có 1 mẹ và 1/n bố thì khó khăn hơn nhỉ :D
Lại học tập Kinsay tiếp Mình chả dám khẳng định gì nhiều chỉ dám chơi số liệu. Mình đã nêu ra 2 con số: 8/10 và 1,3 tỉ con số chắc không "lớn" với bạn nhưng là "đáng kể" với mình
Mình ko dám nói là nó không đáng kể, nhưng có một số ý thế này. Ngày xưa, thời PK thì có lẽ cả châu Á là đa thê. Thế nên ngày nay vẫn còn 8/10 không có nghĩa nó ưu việt, đó thực ra có nguyên nhân lịch sử nhiều. Phải nói có 2/10 nước đã từ bỏ đa thê :D. Con số 1,3 tỉ với gấp 4 lần Phật giáo thực ra còn một nguyên nhân quan trọng nữa. Một số tôn giáo như đạo Hồi hay đạo Thiên Chúa có luật kết hôn với người theo đạo thì phải cải đạo theo đạo đó và con cũng phải theo đạo (nếu sai thì mọi người đính chính hộ, mình ko mạnh về kiến thức lắm). Đạo Phật hình như ko có cái luật này. Vì vậy luận điểm này để chứng minh đa thê có ưu điểm cũng ko thuyết phục lắm
Hỏi Hưng này: thế nhưng túm lại là ở các nước Hồi giáo ly dị có khó hơn phần còn lại của thế giới ko?
Câu này mình hỏi vì nói chung mọi người đều cho rằng luật Hồi giáo khắt khe với phụ nữ. Ở VN mà ly dị đã có vẻ nặng nề hơn phương Tây rồi thì mình nghĩ ở các nước Hồi giáo nó còn khó khăn hơn. Chỉ là nghĩ thôi vì cũng chả có dẫn chứng nào đâu :D, nhưng rõ ràng cái khó khăn này ko chỉ ở luật mà còn rất nặng ở văn hóa.
Nếu Hưng thấy các lập luận của mình đủ thuyết phục rồi thì cũng ko cần trả lời đâu :D
 
Nóng rồi nóng rồi, em xin phép nhập cuộc :D
Trước tiên em xin phép không nói chuyện xa, mà chỉ dám nhắc chuyện gần. Như anh Lâm, anh Quang đã nói, đây là mình đang bàn chuyện của Việt Nam mình. Em cũng chẳng dám đưa số liệu thống kê khoa học, vì đó là phần của mấy anh lớn như anh Hưng, anh Linh. Em chỉ dám nêu ý kiến chủ quan của em thôi ;)
Như anh Quang đã nói, thời phong kiến có lẽ cả châu Á là đa thê. Ngay như trường hợp gia đình em thôi, ông ngoại em lấy tận hai bà (sướng) :">.Việc phân chia ngôi thứ là rất rõ ràng và gần như không có chuyện tranh chấp giữa bà lớn và bà hai =;. Cho đến tận bây giờ, con cháu đời thứ 3 vẫn coi nhau như 1 gia đình. Có thể ông em quản lí giỏi :->. Nhưng cũng cho thấy việc xảy ra tiêu cực khi thực hiện đa thê, đa phu hoàn toàn có thể giải quyết được.
Công bằng mà nói, dân ta thường có thái độ tiêu cực với những cái mới, cái cá biệt. Cũng như thời xưa hồi đầu có "áo cài khuy bấm", "ngọn đèn treo ngược" dân ta cũng phản đối ầm ầm, thậm chí viết cả nhạc kêu khổ cơ mà :|. Giả dụ việc tái thực hiện chế độ đa thê ở Việt Nam mình mà có xảy ra, chắc chắn sẽ bị phản đối thế đấy. Lí do thì khối, tình yêu là phải dựa trên nền tảng một vợ một chồng. Anh đã bảo yêu và chỉ yêu một mình em này nọ. Em nói thật chứ cá nhân em, chẳng đời nào em nói em suốt đời yêu một mình người yêu cả. Ai mà biết được tương lai ra sao mà dám chắc. Tim mình đủ rộng để yêu mấy bà thì cũng có tội tình gì đâu :x
Việc mẹ ghẻ con chồng cũng bị lôi ra, ấy là do nó không nhiều nên nó mới bị chú ý. Bây giờ nếu việc có con chồng trở thành phổ biến, thử xem ai còn hơi sức đâu mà bới móc. Mẹ đánh con thì chẳng ai trách, ấy là dạy con. Mẹ ghẻ đánh con chồng thì không được, vì đấy là ác cảm :-/ .Chưa kể nếu làm một cái thống kê giữa các bà mẹ ghẻ đối tốt và đối tồi với con chồng, em nghĩ mấy bà độc ác phù thủy cũng chỉ là thiểu số thôi. Cái truyện Tấm Cám nó ngấm hơi sâu quá vào đầu dân ta đâm ra nhìn cũng thiên lệch. Thôi thì chẳng dám đứng lên đòi lại công bằng cho mấy bà mẹ ghẻ (nội cái tên cũng thật bất công), chỉ muốn nói đôi câu đúng lòng mình.
Phù, nhiều cái để nói lắm, để lúc khác em tiếp...
 
Thực ra ví dụ mà Trung đưa ra, anh cho rằng nó lại rơi vào vấn đề mà anh Lâm đã đề cậm đến, đó là bất bình đẳng nam nữ. Tại thời phong kiến, khi mà đàn ông được coi là trụ cột của gia đình, của xã hội, thì khi đó đàn ông được lấy nhiều vợ. Và các bà vợ coi đó như "một điều luôn đúng"... và "ai ai cũng thế" hay "nhà nào cũng vậy"... nên chẳng có gì để bàn, hay để phản ứng cả... => có thể là gia đinh vẫn hòa thuận, nhưng sự hòa thuận đó có được là nhờ vào tư tưởng trọng nam khinh nữ.

Còn nếu như ngày nay, nam nữ bình đẳng, 1 ông được lấy nhiều bà và ngược lại. Em xin đưa một ví dụ về sự mở rộng cơ cấu gia đình..

Ông A1 lấy 3 bà: B1, B2, B3
Sau đó, ông A lại "tòm tem" với bà B4 => cưới bà này về.

Như vậy ông A1 có 4 bà vợ: B1, B2, B3, B4.

Bà B2 lại chơi trò "mèo chuột" với anh A2. Bà B3 thì cặp bồ với anh A3. Và việc đa phu là việc được chấp nhận, nên 2 bà này cũng làm đám cưới...

=> 1 Gia đình có 3 người chồng là A1, A2, A3 với 4 bà vợ B1, B2, B3, B4... kèm theo là sự rắc rối về mối quan hệ cá nhân bắt chéo nhau...
Đấy là con chưa tính đến việc thế hệ con cái sẽ bắt chéo với nhau như thế nào nữa.



@anh Hưng:
em không hiểu lắm, em nghĩ là trong một nước mà đồng ý đa thê thiếp (hoặc đa phu) thì sẽ giảm được chuyện ngoại tình chứ... vì nếu thích ai, yêu ai khác, thì được phép cưới về, cần gì phải ngoại tình... Em tưởng ngoại tình chỉ tồn tại khi người ta muốn đến với nhau mà lại không được phép vì đã có vợ/ hoặc có chồng (trong xã hội 1 vợ 1 chồng) => nên phải lén lút => ngoại tình ...
Ngoại tình là 1 điều căn bản trong mọi luật pháp để đưa đơn li dị trong mọi nên văn hóa. Đây là hành động phá vỡ "hợp đồng" hôn nhân Nên nhớ xã hội Hồi giáo có nhiều qui định khắt khe, mình dám nói sự ngoại tình của họ không được cho qua dễ dàng hơn ở nhưng nước 1 vợ 1 chồng được
 
@ Việt Anh: anh đã nêu ra:
các gia đình rất hay tan vỡ vì hiện tượng ngoại tình(ở cả nam hay nữ). Nếu gia đình được phép mở rộng hơn khuôn khổ 1 vợ 1 chồng thì sự ngoại tình sẽ được giảm đi đáng kể và tỉ lệ li dị sẽ thuyên giảm. Theo thống kê cho thấy những nước Hồi giáo có tỉ lệ li dị ít hơn hẳn so với những nước khác.
Nhưng các nước cho phép đa thê cũng không kém khắt khe khi đối mặt với hiện tượng ngoại tình. Thế nào, chúng ta đã hiểu rõ nhau và tiếp tục phát triển thêm các luận điểm khác chưa?
 
Tại thời phong kiến, khi mà đàn ông được coi là trụ cột của gia đình, của xã hội, thì khi đó đàn ông được lấy nhiều vợ. Và các bà vợ coi đó như "một điều luôn đúng"... và "ai ai cũng thế" hay "nhà nào cũng vậy"... nên chẳng có gì để bàn, hay để phản ứng cả... => có thể là gia đinh vẫn hòa thuận, nhưng sự hòa thuận đó có được là nhờ vào tư tưởng trọng nam khinh nữ.
Thực ra trong thời đại ngày nay, nhất là trong xã hội mình, nhờ tư tưởng trọng nam khinh nữ mà nhiều cái hòa thuận khác vẫn còn giữ được anh ạ :D
Bây giờ nhà nhà người người hô hào bình đẳng nam nữ. Có nhiều cái bình đẳng là tốt, nhưng không phải cái gì cũng đem ra mà bình đẳng hết. Hôm trước đọc báo thấy mấy bác khoa học gia cho đàn ông mang bầu, thật là công bằng quá. Phụ nữ cho con bú được thì đàn ông cũng cho con bú được, phụ nữ mang thai thì đàn ông cũng có thể mang thai v.v.. :|
Ôi em lại lạc đề :p
 
Nói thật em đọc bài của anh Hưng thấy nhiều tư tưởng phong kiến và dường như đang đi vào ngõ cụt, các í lặp đi lặp lại và em đọc mãi chả hiểu anh muốn nói gì.
Đây là nói sự thật chứ không phải em đang chê bai chỉ trích hay chơi xấu gì đâu. Nhưng em muốn thấy ở anh Hưng một í kiến khác ngoài cái lối mòn mà anh đang đi, một cái gì logic và rõ ràng hơn. Nếu anh nói anh ủng hộ phụ nữ có hơn 1 chồng, thì anh đã thử tưởng tượng và đặt mình trong hoàn cảnh người yêu/vợ mình có người khác công khai ngay trước mắt anh chưa?
Em là người hay against norm, thế nên rất phục anh đứng vào vị trí của một người against norm và tranh luận. Thế nhưng rõ ràng là anh cần phải có cái gì logic hơn, đặt trọng tâm vào con người xã hội Việt Nam, vào tình cảm hơn là vào đạo Hồi và luật của các nước khác. Những cái đó chỉ là cái phụ, cái chính là con người Việt Nam.
Anh kô ủng hộ sự "trọng nam khinh nữ" nhưng lại đưa đạo Hồi ra làm ví dụ, thế có phải là đang tự phản bác lại í kiến của chính mình không?

Thôi, ko nói nữa không lại bảo em chiếm đất tranh luận của hai phe :(
 
Mình có 1 thắc mắc nho nhỏ này:
Có ai giải thích cho mình chuyện trong tất cả những nước cho phép "đa đa" ý, sao nó lại chỉ cho đa... thê thôi nhi? Sao nếu có đa... phu thì bị trừng phạt khiếp thế nhỉ? ;;)

Anh Linh, em Khải, Trung, Hưng, Hà,... giải thích hộ mình với? ;;) Nghĩ mãi không ra, đau đầu quá... :D
 
Bạn Hoàng Lê Vĩnh Hưng đã nói rất hay về nhiều vấn đề liên quan đến việc nên chấp nhận và cho phép đa phu đa thê (ĐPĐT). Mình, vì thời gian quá ít, sợ ko thể tham gia đều đặn, nên xin tóm gọn một vài lập luận (mở) ở đây, để chúng ta cùng xem xét vấn đề. Và sẽ hỗ trợ cùng các bạn trong nhóm, để công lý sẽ được thực hiện trong vòng x năm tới (con số x này, ta tạm chưa bàn đến nó :) ).

Ở đây, xin được nhìn nhận vấn đề trên nhiều khía cạnh.

1. ĐPĐT như một hình thái, một định chế trong xã hội.

Nhắc đến tình yêu, hôn nhân và gia đình, là nhắc đến những khái niệm mà thoạt đầu, chúng ta nghĩ là riêng tư nhất của hai cá nhân, ko liên can đến ai. Vậy, tại sao ông nhà nước lại muốn chúi mũi vào, để bắt tôi phải chỉ có một vợ, hay hai chồng? Tại sao, ko để chúng tôi thoải mái, tự thỏa thuận lẫn nhau trong vấn đề này?

Câu trả lời ở đây thật đơn giản và rõ ràng: nếu hai (ba, bốn...) bạn sống ở một hoang đảo, dĩ nhiên các bạn toàn quyền... yêu hay không yêu, lấy mấy người cũng được, hay dở các bạn chịu. Nhưng, trong một xã hội có sự tương hỗ và ảnh hưởng giữa những cá nhân, một nguyên tắc căn bản là làm sao để sự tự do của bạn ko ảnh hưởng đến tự do của kẻ khác, và tự do, trật tự của cả xã hội. Làm sao để việc bạn lấy dăm ba người, ko ảnh hưởng đến ông hàng xóm của bạn. Phải có một định chế, một hình thái nào đó được số đông chấp nhận, và chính quyền (trên nguyên tắc, là người đại diện các bạn) cảm thấy dễ thực hiện, để đảm bảo sự tồn tại của một xã hội, một quần thể.

Trong vấn đề ĐPĐT cũng vậy, trong lịch sử, với dòng thời gian, đã có nhiều mô hình được đề ra, tùy từng hoàn cảnh, từng địa điểm, mà có lúc mô hình này tốt hơn mô hình khác. Cho đến nay, có thể kết luận được rằng phần lớn nhân loại theo mô hình một vợ một chồng (MVMC). Sự bành trướng vô độ của mô hình này khiến nhiều bạn nghiễm nhiên quên rằng ở những nơi khác, vào những hoàn cảnh khác, vẫn tồn tại ĐPĐT, và ở đó, sự quản lý xã hội cũng ko gặp phải điều gì trở ngại đặc biệt, so với, ví dụ, ở ta.

(còn tiếp)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ở đây, mình ko muốn nói đến một số lập luận phản bác mô hình ĐPĐT quá ấu trĩ và đơn sơ, như:

- Mô hình MVMC được nhiều người theo, vậy hẳn nó phải tốt chứ?

- MVMC là sự đảm bảo cho chung thủy, mấu chốt của một tình yêu, nên ta phải theo nó, v.v...

Lý do, xin được nói rất ngắn gọn. Phạm trù đạo đức (vấn đề chung thủy) là thứ ko nên nhắc đến ở đây, một, vì nó hết sức chủ quan, tùy thuộc vào vô số yếu tố, chứ ko hề bất biến; hai, nhiều khi chúng ta theo nó như một thói quen, chứ ít khi nhìn vào bản chất, nội hàm của nó. Tiếp nữa, việc nhìn nhận một mô hình (đang ngự trị) theo số người được coi là theo nó, hoàn toàn ko có ý nghĩa gì trong trao đổi về một mô hình khác, mang tính alternative với nó!

Bây giờ, xin điểm qua vài lý do khiến MVMC, hiện tại, tồn tại và bành trướng lấn át ĐPĐT!

a./ Đó là mô hình dễ quản lý nhất đối với chính quyền!

Điều này có thể thấy rất rõ, tưởng ko cần nói nhiều! Bất cứ chính quyền nào, tùy theo mức độ dân trí và bản lĩnh của chính họ, cũng có xu thế áp dụng và buộc người dân theo những mô hình mà họ dễ quản lý. ĐPĐT họ sợ rắc rối, nên cấm! Điều này, cũng như Việt Nam mình ko quản lý được karaoke thì (định) cấm tiệt, ko quản lý được xe máy thì (định) cấm tiệt, v.v... và các ví dụ còn có thể đưa ra dài dài...

Và, cái tai hại nhất, là sau một thời gian dài, thi chính quyền khiến dân nghĩ rằng họ chỉ có độc một lựa chọn như thế, ko còn lựa chọn nào khác, đây là lựa chọn tối ưu rồi... Nếu HAO ko mở cuộc thi Mr. HAO, và BGK sáng suốt ko ra một đề như thế này, mình chắc nhiều bạn nghiễm nhiên coi ĐPĐT là ko (thể) tồn tại, vì đâu đâu cũng chỉ thấy MVMC! :)

b./ Đó là mô hình có thể phù hợp với rất nhiều người

Ở đây, xin nói là chưa đâu có sự thống kê xem ai đồng ý với MVMC, và ai đồng ý ĐPĐT. Vả lại, một cuộc điều tra như thế, rất khó đem lại kết quả xác tín vì con số những người đồng ý MVMC có thể đã bị "tiêm nhiễm" và áp đặt mô hình độc tôn này quá lâu rồi, nên ko nghĩ đến rằng lẽ ra, họ còn có thể có sự lựa chọn khác.

Tuy nhiên, rõ ràng là số người ủng hộ MVMC rất nhiều, do đó mô hình ấy, với tất cả những hạn chế và khiếm khuyết của nó, trước mặt, vẫn tồn tại ở ngôi vị chúa tể...

(còn tiếp)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Rõ ràng là, trong sự chấp nhận MVMC như là thứ tất yếu và đương nhiên, thói quen và sự trì trệ chiếm một vai trò rất quan trọng. Ông bà mình đã thế rồi, bên Trung Quốc Liên Xô cũng thế, nên mình cũng phải như thế, là phải! Một vợ đã mệt mỏi lắm rồi, hai ba vợ mà chết à, cho tớ xin kiếu! Nhưng ý nghĩ như thế, mình thấy là rất đặc thù và thông dụng!

Vấn đề ở đây, là:

- Mô hình MVMC tồn tại đã lâu, đã thể hiện rõ những nhược điểm khó sửa của nó, như tỉ lệ ngoại tình, đổ vỡ, lý dị rất cao (mình chỉ nói đến những trường hợp có nguyên do vì buộc phải tuân thủ MVMC), nên đã đến lúc, cần bàn bạc để đưa ra một mô hình thay nó, trong tương lai (gần hoặc xa),

- Xã hội loài người đã phát triển ở mức độ cao, dân trí và những khái niệm nhân quyền, dân quyền đã được cải thiện ở rất nhiều nơi, con người đã có thể ý thức được thế nào là những ràng buộc pháp lý hợp lý và thế nào là ko, nên chính quyền ko thể áp đặt mãi lên họ những định chế mà một bộ phận (có thể đáng kể) tron số họ ko đồng tình, chỉ vì lý do như vậy, việc điều hành xã hội và quản lý "nhân sự" đơn giản hơn đối với chính quyền! Người dân đóng thuế để nuôi chính quyền ko phải để chính quyền theo đường lối "khó thì cấm" dễ dành như thế.

Hãy để người dân có quyền lựa chọn! (Dân chủ -> dân là chủ!)

Như thế, một lần nữa, định chế ĐPĐT lại có thể xuất hiện trên vai trò một alternative với MVMC, và thiết nghĩ, rất đáng được bàn bạc, trao đổi, suy ngẫm về nó một cách nghiêm túc trên mọi khía cạnh!

(còn tiếp)

Tạm xin phép đi phụ vợ (duy nhất!) dọn cơm cái đã :)
 
2. ĐPĐT như một lựa chọn đa nguyên và nhân bản.

Cụm từ "đa nguyên" đi vào Việt Nam khoảng những năm giữa của thập niên 80 thế kỷ trước, với những câu thơ được truyền tụng là của cố TBT Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, đại ý "đa thê thì được, đa nguyên thì đừng"! (Ko rõ câu thơ này có được xuất hiện cùng "chúng bạn" - như "Một yêu anh có may-ô - Hai yêu anh có cá khô ăn dần..." - trong triển lãm "Cuộc sống ở Hà Nội thời bao cấp 1975-1986" hay ko, các bạn ở nhà check giùm mình! :) )

Hai câu thơ ấy cho thấy mấy ý sau:

- Thực ra, "đa thê" ko phải là cái gì quá taboo nhu chúng ta vẫn nghĩ,

- "Đa thê" và "đa nguyên" có mối quan hệ với nhau,

- Dầu sao đi nữa, cho dù có thể chấp nhận "đa thê", vẫn nên dè dặt với "đa nguyên". :))

Rõ ràng, nếu MVMC là phó bản của chủ nghĩa nhất nguyên, thì "đa thê" (để công bằng, xin tiếp tục dùng cụm từ ĐTĐP!) là một hệ quả tất yếu của chủ nghĩa đa nguyên, xu hướng của nhân loại hiện nay! Mỗi chủ nghĩa đều có những ưu nhược của nó, đối với chính quyền, khi nền dân trí còn thấp, trình độ các vị lãnh đạo cũng chưa được nâng cao, thì nhất nguyên có những ưu điểm khó chối cãi là nó đơn giản hơn trong quản lý và dễ dàng hơn khi cần giải thích với người dân ("Ko còn lựa chọn nào khác, cái này là hay nhất rồi!") - tuy nhiên, như đã nói ở các phần trên, một khi con người đã có những bước tiến nhất định, thì nhu cầu đa nguyên dần dần được đặt ra, trước tiên là từ người dân, sau đó về cả chính quyền (*) ngay cả trên phương diện tình yêu, hôn nhân và gia đình, những nền tảng của một xã hội lành mạnh.

Nhắc đến và bàn luận về ĐPĐT ở thời điểm này là hết sức cấp thời, ở chỗ ấy! Phù hợp với xu thế của thời đại và bánh xe lịch sử!

(*) Đây là một trạng thái được Lenin gọi là cách mạng, với nghĩa cần những sự thay đổi ngoạn mục trong tư duy và hành động. Như người cha của Đại cách mạng tháng Mười từng nhận định, đó là lúc "... khi người dân đã ko còn muốn sống như thế, và chính quyền cũng ko thể tiếp tục điều hành xã hội như thế..." :))

(còn tiếp)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nếu chúng ta đã chấp nhận ĐTĐP như một mô hình mang tính đa nguyên, thì ắt chúng ta sẽ phải trả lời rất nhiều câu hỏi, mà ít nhất là hai câu hỏi sau:

- ĐTĐP có gi hay ho, và nó có khắc phục hay hạn chế được những nhược điểm của MVMC hay ko? No có tiếp nối được những cái hay của MVMC hay không?

- Khả năng thực thi nó trong thực tế như thế nào?

Đi vào vấn đề thứ nhất.

ĐTĐP giải quyết được một nghịch lý giữa bản chất của tình yêu (kèm cả yếu tố tính dục, tâm sinh lý) và "cơ chế" MVMC, ấy là, tình yêu bản thân nó tự ngàn đời nay đã mang tính đa nguyên. Bạn yêu một cô gái nhan sắc tuyệt thế, nhưng bạn cũng yêu một cô khác kinh bang tế thế, vậy theo MVMC, bạn phải làm như thế nào? Dĩ nhiên là bạn ko đồng thời và chính thức được với hai cô, nếu muốn theo đuổi tình yêu của mình, bạn kết hôn với một cô và lén lút đi lại với cô kia, nếu được (và ý thức được những đau khổ, dằn vặt và hiểm nguy của tệ ngoại tình hiểu theo cách cũ)? Hoặc giả, bạn tìm một cô thứ ba, là trung bình công của hai cô đầu? Có lẽ, trong đại đa số các trường hợp, bạn đành dứt bỏ một cô vĩnh viễn, để có một gia đình êm ấm (chính thống) với một cô.

Thử hỏi, bạn có cần phải khác kỷ thế ko, nếu cái định chế nó cho phép bạn làm khác đi? Một định chế nhân bản sẽ cho phép bạn có khả năng lựa chọn những gì bạn muốn (và dĩ nhiên, với sự đồng ý của "người đối diện" của bạn).

ĐTĐP thực sự là lựa chọn nhân bản của bạn và các cô gái, nếu các bạn có thể đi đến một thỏa thuận đầy dân chủ và văn mình: đặt tình yêu lên trên hết, bỏ "cái tôi" của mỗi người trong suy nghĩ đòi chiếm hữu, độc tôn... để có một tình yêu đúng với tình cảm ban đầu của mỗi người!

Ở đây, mình lấy ví dụ với một chàng trai và hai cô gái, nhưng hẳn các bạn nữ cũng có thể hình dung ra một "đội hình" ngược lại, để cho mình những hình dung về một định chế rất khả dĩ trong tương lai!

Tuy nhiên, các bạn muốn MVMC vẫn có thể chung thủy với ý tưởng đó, vì trong mô hình ĐTĐP, bạn có thể lựa chọn "một và chỉ một", hay là "có thể hơn một". Các bạn vẫn hoàn toàn có thể lựa chọn theo tâm nguyện của riêng mình, để có dịp so sánh với chúng bạn, xem, lựa chọn nào là sáng suốt, trong những khoảng thời gian và hoàn cảnh nhất định. Cái hay đối với các bạn là, một khi các bạn đã thấy mình chọn nhầm, các bạn vẫn có cơ hội sửa chữa: đó là cái ưu việt hơn hẳn của cái "đa nguyên" cởi mở, tôn trọng cá nhân, so với "nhất nguyên" tù túng, chỉ có lợi cho chính quyền, mà mình muốn nhấn mạnh ở đây!

(còn tiếp)
 
Vấn đề gây cấn nhất mà chúng ta phải đối mặt, và cũng chính là yếu tố cốt lõi để cơ chế MVMC được coi là "sự lựa chọn đỡ tồi hơn cả trong số các lựa chọn tồi", như ai đó đã nhận xét, là việc thực hiện ĐTĐP trong thực tế như thế nào?

Mọi lý thuyết dầu hay đến mấy đều chỉ là màu xám, nếu ko tìm được khả năng thực thi trong đời sống, khiến cây đời mãi xanh tươi!

Vẫn biết, đối mặt với cái mới, nhất là cái mới đòi hỏi tư duy mới, tri thức mới và sự động não mới cả về phía chính quyền lẫn người dân, là một điều khó khăn. Đó cũng là yếu tố khiến những bộ óc ít quen tiếp cận cái mới tặc lưỡi bảo "thôi cứ vậy đi, nguyên trạng đi, cho đỡ rắc rối!" Hoặc, "một vợ/chồng đủ chết, độc thân còn hơn, nhiều sao được?" "Thấy con tôi, con anh, con chúng ta đã sợ, vớ vẩn có thêm... con chúng nó thì soay sở ra sao?" "Dân Việt mình... thể lực kèm cõi, cái vụ "đa" này e chừng khó!"

Thực ra, những lo ngại trên đây, cho dù thể hiện sự lười nhác và ngại ngùng trước cái mới, nhưng đều rất có lý để chúng ta xem xét!

Ko có tham vọng "nghĩ hộ" các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý xã hội và nhân sự, nhưng nếu chỉ đặt ra vấn đề rồi... "sống chết mặc bay" thì ko fair! Mình thử mạnh dạn đề đạt một số ý (mở) sau nhé, để chúng ta cùng bàn luận!

- Về mặt luật pháp, có thể hình dung sự thực hiện ĐTĐP như sau: cùng một thời điểm, hai hay nhiều người có thể thỏa thuận trước với nhau mô hình mà họ sẽ chung sống. Nếu có thể quyết định ngay là MVMC hay ĐTĐP (với những người có trong list), thì cứ chiểu theo luật mà.. thành hôn và chung sống; lưu ý rằng, trong trường hợp này, việc quan hệ với những người ngoài list vẫn bị coi là ngoại tình và vẫn bị pháp luật (cũng như xã hội) lên án. Còn nếu chưa xác định ngay được rằng có MVMC mãi ko, hoặc ĐTĐP, nhưng vẫn muốn có khả năng... mở rộng với người ngoài list, thì cần phải có một thỏa thuận thống nhất, được công chứng viên nhà nước xác nhận, về khả năng "mở rộng" trong tương lai, dĩ nhiên là phải được tất cả những người "trong cuộc" đồng ý.

Như vậy, vấn đề mấu chốt ở đây, trong mọi trường hợp, là một khế ước cá nhân (mang tính dân sự) giữa hai hay nhiều người, đi kèm với sự phê chuẩn của chính quyền, trong quá trình dẫn đến thành hôn.

Về nghĩa vụ, bổn phận với con cái, có thể đặt ra một nguyên tắc chính là chúng ta sẽ phân biệt giữa những ràng buộc hàng đầu (với con cái của cặp vợ chồng, và với con cái riêng của họ), và những ràng buộc thứ yếu (ví dụ, giữa một người với con của chồng khác của bà vợ hiện tại) :))

- Về mặt quản lý gia đình: với việc mở rộng khái niệm gia đình (như một xã hội nhỏ), mỗi người sẽ phải có trách nhiệm hơn với chính mình và với những người xung quanh. Bạn có thể ngồi ì mũ ni che tai được ko, khi bạn có hai người vợ thân thương đau yếu? Từ nay trở đi, thói gia trưởng ko đủ để bạn duy trì một gia đình hạnh phúc, vì gia đình bạn đã phàt triển rộng hơn, dài hơn, và ko ai chấp nhận bạn như thế. Bạn sẽ dần dần phải làm quen với những khái niệm cấp thời của các nhà quản lý, để có một bầu ko khí hạnh phúc, dân chủ và yêu thương trong đại gia đình của bạn.

Tóm lại, tất cả đều tập trung ở vấn đề quản lý và tổ chức!

Tất nhiên, bạn sẽ than; phức tạp thế? Nhưng đó là quyết định của bạn, chứng tỏ sự trưởng thành và bản lĩnh của bạn kia mà? Để có được tình yêu như bạn muốn, hẳn bạn sẽ vượt qua chứ?

Tựu trung, có thể thấy rằng ĐTĐP ko đồng nghĩa với sự tự do chủ nghĩa quá trớn, với nguy cơ tan vỡ, đổ nát của gia đình. Nó chỉ là sự mở rộng (trong khuôn khổ pháp luật và cá nhân) của mô hình gia đình truyền thống, cũng như của những khái niệm thủy chung, yêu đương... Nó giả thiết và đòi hỏi ở mỗi người sự suy nghĩ chín chắn, ý thức vươn lên, sự động não trên nhiều phương diện của cuộc sống!

Con đường để ĐTĐP chinh phục trái tim các nhà lập pháp còn rất gay go. Để nó đến được với từng con người, khiến mỗi người coi nó là một sự lựa chọn nhân bản, còn rất phức tạp.

Nhưng, có cái mới gì ko khó? Ko gian nan? Ko khiến chúng ta phải lao tâm khổ trí vì nó?

Những lời ca của ban nhạc "Bức Tường" sẽ là lời kết cho dàn ý sơ lược này, mà người viết muốn đề tặng cho bạn Phạm Vũ Ngọc Hà, một thành viên dễ thương của BGK, người từ đầu đến cuối phản đối ngoại tình, phản đối ĐTĐP (tức là rất mực thước và truyền thống), nhưng những suy nghĩ của bạn đã là nguồn cảm hứng và giúp mình viết ra được vài ý mọn này!

Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng,
Bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai
Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió.
Khoảnh khắc ghi trong tim mình
Những phút giây hân hoan trên đỉnh vinh quang.

Vì con tim ta đã ước nguyện cùng nhau, vai kề vai
Đường vinh quang ta chia sẻ cùng nhau.

Ngày đó ngày đó sẽ không xa xôi,
Và chúng ta là người chiến thắng.
Dù ta biết dẫu lắm thác ghềnh cheo leo trên đường xa
Vượt gian nan ta đi tới những đỉnh cao
Ngày đó ngày đó sẽ không xa xôi,
Và chúng ta là người chiến thắng.
Đường đến những ngày vinh quang không còn xa
Dù khó khăn vẫn còn


Xin được cám ơn tất cả các bạn và mời các bạn cùng trao đổi, trên tinh thần xây dựng và tôn trọng lẫn nhau! Trong trường hợp mà các lập luận có thể đối chọi nhau rất nhiều như thế này, xin các bạn nhớ lại hành động bất hủ của triết gia vĩ đại Voltaire, người khổng lồ của thời đại Khai sáng: không đồng ý với lập luận của người khác, nhưng ông đã làm tất cả để ý kiến mà ông ko đồng tình ấy được vang lên một cách dân chủ và bình đẳng!

L.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hoan hô, xin vỗ tay hết mình để tán thưởng đại tướng đã ra quân. Viết thế mới gọi là viết! em xin một chân học việc với :)
Với bài viết của anh Linh đội hình của ĐPĐT đã ghi một bàn dẫn trước!!!
Giờ đây em xin trình bày về phần nhân bản của ĐPĐT.

Tình yêu và Hôn nhân

Tất cả mọi người trên trái đất này, ai cũng muốn yêu và được yêu. Chẳng phải ngẫu nhiên mà một thi sĩ lớn của Việt Nam đã có câu: "Người với người, sống để yêu nhau! ".

Nói về tình yêu, cảm giác thường hay được diễn tả là "điện giật". Hai cá thể có hai cực khác nhau (âm và dương, nam và nữ), họ có một sức hút đối với nhau. Khi hai cực này có cơ hội gần gũi nhau, sức hút giữa hai bên tương tác mạnh mẽ và nhu cầu trung hòa, bổ sung lẫn nhau lên đến cực điểm. Có những cá nhân luôn có khả năng trung hòa một cách nhanh chóng nhưng cũng không ít cá nhân luôn bị cản trở bằng những rào cản (vỏ bọc) của chính mình hay của người khác đặt ra (xã hội, chính quyền). Những rào cản đó ngăn cấm sự thể hiện của tình yêu tự nhiên. Rất nhiều người đã mất đi tình yêu đích thực của mình do không dám phá vỡ rào cản đó: lúc bé thì do nhút nhát không dám thổ lộ, lớn lên không dám cạnh tranh, hơn nữa thì lại gặp rào cản của mô hình MVMC

Tình yêu là động lực của cuộc sống, tình yêu giúp con người cất cánh, khiến vịt đực cất lời ca, khiến dân Toán làm thơ, khiến chiều mưa thành kỉ niệm đẹp. Có thể nói, tình yêu làm cho con người nhìn thấy được những vẻ đẹp mà mình chưa bao giờ nhận ra. Tình yêu biến đời thành nghệ thuật!
(còn tiếp)
 
đọc bài cùa anh V.Anh em chỉ tưởng tượng ra tình huống Hờn Quốc, con cái của mấy ông bà đấy yêu nhau xong anh-em lung tung hết cả thì ko biết giải quyết theo luật lệ thế nào thôi, mà giả sử đôi đấy vẫn may mắn lấy được nhau (?) thì ko hiểu gọi bố/mẹ vợ(chồng) kiểu gì =)) --> bạn Trung ở page trước nói rất đúng, ưu điểm của ko đa..đa là 1 mẹ vợ, 1 mẹ chồng :))

Cái chủ đề này hot quá, đọc xong thêm được bao nhiêu info mà từ trước đến nay mình chả biết gì :|
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên