Sinh học... Vào đây để bàn luận!

Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Reducing?
(Phân bào giảm nhiễm)?
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

cho em hỏi câu này hơi lạc đề 1 tí, nhưng chẳng biết post vào đâu: "quá trình giảm phân" trong tiếng Anh là gì ạ? Em đang cần tìm các hình ảnh về quá trình này mà đánh tiếng Việt chẳng ra cái hình nào ưng ý...
Giảm phân là Meiosis, hoặc em dùng Reduction division.
Nếu muốn tìm ảnh nguyên phân thì em dùng Mitosis.
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Em đang định trả lời thì anh đã trả lời mất rồi. Sao không bao giờ em gặp anh online nhỉ? anh để invisible ạ? Thôi, em hỏi câu khác vậy nhé:

[FONT=&quot]1. Ông cha ta có câu: Ăn gì bổ nấy. Bạn hiểu câu nói này như thế nào? Phân tích những điểm đúng, sai trong câu nói trên (mặc dù theo lẽ thường thì mọi câu nói của ông cha ta đều đúng). Nếu có câu nói suy ra từ câu nói trên: Ăn gì bổ nấy nên muốn bổ mắt phải ăn mắt, muốn bổ óc phải ăn óc… thì có đúng không? Tại sao?[/FONT]


[FONT=&quot]2. Người ta có thể dung hợp được tế bào động vật và tế bào thực vật, dung hợp tế bào người với tế bào chuột. Tại sao không có con thực vật, cây động vật hay người chuột? Nếu như vậy, tại sao người ta có thể dung hợp 2 tế bào thực vật với nhau và có cây con hữu thụ từ tế bào sau dung hợp ấy?[/FONT]

[FONT=&quot]3. Tại sao người ta khuyên những người ngồi ở những nơi quá lạnh không được ngủ?[/FONT]
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Câu hỏi hay :D Vote cho anh 1 phiếu nhá!!

Câu 1: Theo như em biết, giống như muốn bổ não thì ta phải dùng các chất có lợi trong việc nuôi dưỡng các thành phần của não, các noron, các dây thần kinh và các chất cấu trúc nên các tế bào não... (đại loại là thế). Các chất ấy có thể lấy từ các thực phẩm khác, nhưng tiện nhất là dùng ngay não của động vật khác, bởi vì trong đó có chứa tất cả các chất có lợi trên. Còn mặt hạn chế của câu trên em chưa nghĩ ra. :p

Câu 2: Có thể việc dung hợp các tế bào các ngành, giới sinh vật khác nhau bị hạn chế bởi những dấu chuẩn - glycoprotein trên màng tế bào, sự khác biệt trong cấu trúc và thành phần tế bào, sự không phù hợp giữa tế bào chất và các bào quan,... Xét về mặt phân tử thì còn liên quan đến sự không phù hợp, không bắt cặp được giữa các cặp NST khác nhau. Xét về mặt cơ thể thì những cơ thể như vậy cũng khó mà tồn tại được do tác động của chọn lọc tự nhiên, giống như cái cây trong quá trình tiến hóa từ trước tới giờ phù hợp với điều kiện có chuyện động nhưng chậm chạp (thể hiện qua hướng động) chứ có chạy nhảy được bao giờ ?!
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Gớm, óc thì bổ béo gì :| Toàn nơ ron 8-> Mà ăn nơ ron vào thì cũng có sản suất được nhiều nơ ron mới đâu =)) Chỉ có cái ăn óc thấy ngon =p~
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Em Đạt nói thế là không đúng rồi, nói như em thì ăn lông bổ lông, ăn da bổ da hả em. Anh thấy đúng một cái là ăn mỡ thì bổ mỡ thôi em ạ
Riêng về phần não thì đúng là hiện nay có nhiều chế phẩm dược dụng trên thị trường lấy chiết xuất từ não lợn để làm thuốc cho bệnh nhân bị chấn thương não, tạm coi em có tí tẹo đúng
Thế đố các em phát này: liên hệ cơ sở khoa học của thành ngữ "ba tháng biết lẫy bẩy tháng biết bò chín tháng lò dò biết đi"
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Kô phải chỉ có tí tẹo đúng mà câu nói đó đúng ở nhiều điểm. Thí dụ là nơ ron của Đạt chỉ là thí dụ đơn giản. Một thí dụ khá quan trọng khác là các acid amin thiết yếu kô thể được cơ thể người tự tổng hợp mà bắt buộc phải lấy vào theo đường thức ăn. Như vậy câu đó đúng trong cái nhìn là ăn protein thì sẽ bổ protein ( tổng hợp protein cơ thể người được bảo đảm). Mà protein thì khỏi phải nói, có tầm quan trọng sống còn cho con người, kô chỉ cho sự phát triển mà cho hoạt động bình thường.
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Hihi, chào các bác. Em có kết quả chính thức rồi đấy, giải III nhá. Chúc mừng anh Hà Kim Long, anh thi tiếp may mắn nhá, phục anh sát đất luôn đó ha :D !!!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Chúc mừng em nhé. Anh đã bảo rồi mà, chẳng có gì nói trước được :D Giải ba là mừng rồi ^^
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Hehe vừa đủ 14 điểm đó anh!!! HN-AMS mình pro quá, 5 người ra quân thì 4 giải II... Chúc mọi người đi tiếp thành công.
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Thi quốc gia đấy anh ạ. Chắc là thi quốc gia thì mới có điểm tính theo kiểu 14, 16, 18 như thế. Chúc mừng các em nhé.
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Chúc mừng chúc mừng
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

[FONT=&quot]1. Ông cha ta có câu: Ăn gì bổ nấy. Bạn hiểu câu nói này như thế nào? Phân tích những điểm đúng, sai trong câu nói trên (mặc dù theo lẽ thường thì mọi câu nói của ông cha ta đều đúng). Nếu có câu nói suy ra từ câu nói trên: Ăn gì bổ nấy nên muốn bổ mắt phải ăn mắt, muốn bổ óc phải ăn óc… thì có đúng không? Tại sao?[/FONT]

Lưu ý là khi ăn bất cứ cái gì thì hệ tiêu hóa cũng sẽ phân hủy thức ăn thành các monomer đơn giản có thể hấp thụ qua thành ruột vào máu. Sau đó trong các tế bào ở các cơ quan đích mới thực hiện quá trình đồng hóa tái sinh lại tế bào / các chất đại phân tử mới. Do đó nếu nói "bổ" ở đây theo tôi hiểu là cung cấp các yếu tố vi lượng có tính cần thiết đặc hiệu cho từng mô / cơ quan.

Tuy nhiên, ăn các cơ quan này cũng đem lại một sự rủi ro khá cao. Vd. ăn não thì có thể dính prion (nhân tố gây bệnh bò điên), ăn gan thì vô hình chung tiếp nhận lại các chất độc của vật nuôi (tích lũy chất độc theo chuỗi thức ăn), còn ăn mắt hình như có thể bị sán hoặc cái gì đó.

[FONT=&quot]2. Người ta có thể dung hợp được tế bào động vật và tế bào thực vật, dung hợp tế bào người với tế bào chuột. Tại sao không có con thực vật, cây động vật hay người chuột? Nếu như vậy, tại sao người ta có thể dung hợp 2 tế bào thực vật với nhau và có cây con hữu thụ từ tế bào sau dung hợp ấy?[/FONT]

Chịu chẳng hiểu câu hỏi này muốn hỏi gì. Việc tạo từ 1 tế bào dung hợp nhân đến việc cho tế bào này phân chia được rồi tiếp đến là tạo được cơ thể nguyên vẹn, rồi cơ thể này hữu thụ thì mỗi bước là 1 con đường rất dài và nhiều thứ phải phân tích.

[FONT=&quot]3. Tại sao người ta khuyên những người ngồi ở những nơi quá lạnh không được ngủ?[/FONT]

Vậy có thể ngủ nằm chăng? =))
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

3. Tại sao người ta khuyên những người ngồi ở những nơi quá lạnh không được ngủ?
Trung tâm chống lạnh của cơ thể nằm ở "tuyến hạ đồi sau". Tuyến hạ đồi sau cũng đồng thời là "trung tâm giữ tỉnh táo" của cơ thể.
Tuyến hạ đồi sau bị tuyến hạ đồi trước turn off khi ngủ (dễ hiểu vì nó làm cho con người tỉnh táo, phải tắt nó đi thì mới ngủ được chứ:D) Nhưng thế đồng nghĩa với việc là cơ thể mất khả năng chống lạnh một cách tích cực. Vì thế người ta khuyên khi ngủ nên chống lạnh bằng cách thức bên ngoài (đắp chăn, bật lò sưởi) và khi trời quá lạnh thì kô nên ngủ (nhất là những người vô gia cư) vì khi đó, cơ thể kô hề kô chống chọi mấy với cái lạnh, nhiệt độ cứ thể giảm theo nhiệt độ bên ngoài. Cuối cùng là "hôn mê" do các tế bào thần kinh kô chịu đựng nổi nữa.
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Trung tâm chống lạnh của cơ thể nằm ở "tuyến hạ đồi sau". Tuyến hạ đồi sau cũng đồng thời là "trung tâm giữ tỉnh táo" của cơ thể.
Tuyến hạ đồi sau bị tuyến hạ đồi trước turn off khi ngủ (dễ hiểu vì nó làm cho con người tỉnh táo, phải tắt nó đi thì mới ngủ được chứ:D) Nhưng thế đồng nghĩa với việc là cơ thể mất khả năng chống lạnh một cách tích cực. Vì thế người ta khuyên khi ngủ nên chống lạnh bằng cách thức bên ngoài (đắp chăn, bật lò sưởi) và khi trời quá lạnh thì kô nên ngủ (nhất là những người vô gia cư) vì khi đó, cơ thể kô hề kô chống chọi mấy với cái lạnh, nhiệt độ cứ thể giảm theo nhiệt độ bên ngoài. Cuối cùng là "hôn mê" do các tế bào thần kinh kô chịu đựng nổi nữa.

Thế thì câu hỏi phải đổi lại là "Tại sao người ta không nên ngủ khi không đủ ấm". Thực tế tôi có mấy đứa bạn ngoài việc thỉnh thoảng nhịn ăn mấy ngày thì chúng nó cũng có thói quen mỗi mùa đông đều lôi túi ngủ ra ngủ một đêm trong tuyết. Chúng nó tin rằng bằng cách tập luyện cho cơ thể ở các điều kiện "tới hạn" thì cơ thể sẽ dẻo dai, trẻ lâu .v.v
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Theo em hiểu từ "ngồi" đơn giản chỉ là một cách nói của tiếng việt vậy thôi. Kô nên xét từng chữ. Có thể thông thường thì họ ngồi ai mà biết được:D
Thứ 2:Cơ thể con người mang tính tương đối. Người ta ngủ trong túi ngủ là ít nhất có một sự bảo vệ minimum (túi ngủ dày hơn chăn nhà mình nhiều lần). Cơ thể chỉ được rèn luyện khi mà "trọng tải" lên nó vừa đủ, và một cách thường xuyên. Thứ 3, cái mà người ta rèn luyện ở đây theo em kô phải là rèn luyện chống lại cái lạnh mà rèn luyện để "làm quen" với nó. Đó chính là hình thức của những người thổ dân vùng Australie khi họ sống trong điều kiện cực nóng ban ngày và cực lạnh ban đêm: ban đêm nhiệt độ cơ thể họ xuống rất thấp. Họ kô hề chống lại cái lạnh( kô cần đến hạ đồi), mà tập làm quen với nó. Ví dụ nữa là ngưới Eskimo, khi họ ở trong cái lạnh, huyết áp của họ tăng rất ít (trái với những người bình thường huyết áp tăng cao hòng chống lại cái lạnh). Tóm lại, họ chống thì ít mà tập sống với cái lạnh thì nhiều.
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Túi ngủ ko dày bằng chăn bông nhà mình đâu. Khánh có tìm đc sách nào miêu tả thí nghiệm chứng minh vùng hạ đồi là "trung tâm chống lạnh" ở động vật k?
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Em kô chuyên về động vật, chỉ xin động chạm đến người cái đã:D:
http://en.wikipedia.org/wiki/Body_temperature#Thermoregulation_in_humans
In cold conditions

1...
2....
3...
4. Muscles can also receive messages from the thermo-regulatory centre of the brain (the hypothalamus) to cause shivering. This increases heat production as respiration is an exothermic reaction in muscle cells. Shivering is more effective than exercise at producing heat because the animal remains still. This means that less heat is lost to the environment via convection. There are 2 types of shivering low intensity and high intensity. During low intensity shivering animals shiver constantly at a low level for months during cold conditions. During high intensity shivering animals shiver violently for a relatively short time. Both processes consume energy although high intensity shivering uses glucose as a fuel source and low intensity tends to use fats.
Em kô đọc sách ngoài nhiều lắm, chủ yếu học bài trên trường nên chịu kô biết họ làm thí nghiệm nào để chứng minh cái đó:D
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Về chủ đề sinh lý động, cho em hỏi vài câu:
_ Sóng mạch là gì? Sóng mạch có liên quan gì đến quá trình vận chuyển máu?
_ Sự nợ oxi???
_ Người thở bình thường và sau khi đã thờ sâu nhiều lần rồi nhịn lần rồi nhịn thở có gì khác nhau?
_ Nồng độ oxi tăng quá caohay cacbodioxit giảm quá thấp có ảnh hưởng gì đến sự hoạt động hô hấp hay không? Nêu cơ chế? Tại sao người ta thở õi tinh khiết nhưng không phải là oxi 100%?
 
Back
Bên trên