Sinh học... Vào đây để bàn luận!

Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Cây xanh hấp thụ ánh sáng nào mạnh nhất?
Có phải là ánh sáng màu đỏ?Vì nó là phần ánh sáng giàu năng lượng nhất?
Cây hấp thụ ánh sáng để quang hợp chủ yếu là ở vùng đỏ và xanh tím.
Mặt khác hiệu quả QH phụ thuộc vào số lượng photon chứ ko phải chất lượng photon.
Năng lượng của photon đỏ khoảng 42 kcal,xanh tím khoảng 71 kcal.Vì thế nên chiếu cùng 1 mức năng lượng A vào cây thì số lượng photon đỏ nhiều hơn xanh tím,hiệu quả QH khi chiếu ánh sáng đỏ cao hơn 8->
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

1) Em học về virus thì nhớ là Virus có xu tính tập trung lên phần non của cây, cụ thể ở đây em lấy ví dụ là đỉnh sinh trưởng, thế tại sao nuôi cấy meristem sử dụng đỉnh sinh trưởng lại có ưu thế trong làm sạch virus ?

2) Nuôi cấy invitro, ở bước cấy trong môi trường dinh dưỡng thì tạo "callus và đa mầm", thế nào là đa mầm? (Đã có hoocmon phân hoá đâu?)

Cần các anh khóa trên giúp với... tiện thể, lâu lắm mới vô HAO!
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

sinhhoc_lytutrong.jpg
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

1.Điện nghỉ ngơi (hình như) là trạng thái tích điện (ÂM) của tế bào thần kinh, điện hoạt động tạo thành xung điện (hình như) (DƯƠNG) thì phải:-?
2.Nếu cơ chế "bơm ion" ngừng lại thì chắc là sẽ cân bằng điện màng:-?
3.Dòng điện cục bộ hình thành dựa trên cơ sở "lan truyền thay đổi hiệu điện thế" giữa vùng bị kích thích và các vùng lân cận:-?
Hỏi khó thế, cứ như đi đánh loto vừa trả lời vừa phải đoán ý:(
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

a. Điện nghỉ ngơi (=)) cái từ này nghe thấy ngớ ngẩn quá, bình thường thì người ta gọi nó là Điện thế nghỉ - Resting Potential) là trạng thái tích điện âm của tế bào thần kinh, còn điện hoạt động tạo thành xung thần kinh.

b. Nếu cơ chế "bơm ion" ngừng lại sẽ không tồn tại điện thế màng.

c. Dòng điện cục bộ hình thành dựa trên cơ sở lan truyền điện thế hoạt động giữa điểm bị kích thích và các vùng lân cận.

d. Khi nhận kích thích, tần số xung thần kinh tăng vào những thời điểm nhất định, là kiểu thông tin thần kinh theo điện thế :-?? (Ko rõ)

e. chịu, chả hiểu gì :D

f. Việc điều hòa lượng Calci trong máu là nhờ sự phối hợp tác động của hormone PTH do tuyến cận giáp tiết ra và hormone Calcitonin do tuyến giáp tiết ra.

Những cái còn lại chẳng hiểu cái gì cả. Đúng là mình là dân Y, chứ ko phải dân chuyên Sinh. Mà cái đề chuối thế @-)
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Một nhóm nhân viên Y tế có cân nặng trung bình 50kg, hãy tínhkhẩu phần ăn sao cho các thành phần P:G:L ở tỉ lệ cân đối :
a. 82,5g:330g:61,1g c.82,5:400:71g
b.90g:330g:63g d.90g:400g:71g
Chọn câu nào vậy mọi người ? Cảm ơn nhiều.
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Cái này thuộc về sinh lí dinh dưỡng. Sơn xem lại sinh lí dinh dưỡng sẽ tìm thấy công thức tính lượng protein, glucid, lipid cần mang lại theo trọng lượng cơ thể người. Chỉ cần áp dụng công thức là ra kết quả:-? (công thức lâu rồi kô nhớ:D)
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Ngày 29 vừa rùi em thi HSG Quốc gia, hihi... Xem ra đề cũng không khó lắm nhưng hơi dài... Mọi người tham khảo thử nhá

Câu 1: Các thành phần cấu truc của màng sinh chất. Chức năng của protein trong màng sinh chất?

Câu 2: Bạch cầu có khả năng bắt giữ và tiêu hóa vi khuẩn. Chức năng này được thực hiện như thế nào? Mô tả hoặc vẽ hình.

Câu 3: Tóm tắt bằng sơ đồ quá trình biến đổi amoni thành nitrit ở Nitrosomonas và biến nitrit thành nitrat ở Nitrobacter. 2 loại vi khuẩn trên có kiểu dinh dưỡng gì? Kiểu hô hấp như thế nào?

Câu 4: Nêu cơ sở khoa học của việc bảo quản nông sản: bảo quản lạnh, bảo quản khô và bảo quản trong điều kiện CO2 cao.

Câu 5: Vai trò của auxin trong sự sinh trưởng và phát triển của thực vật. Ứng dụng của auxin trong nuôi cấy mô thực vật là gì?

Câu 6: Nêu đặc điểm thích nghi của thực vật CAM đối với việc cố định CO2.

Câu 7: Dựa vào cấu trúc gen và điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân thực, nêu các nguyên nhân dẫn đến hình thành đột biến “câm lặng” – những đột biến trung tính trong thuyết tiến hóa trung tính của Kimura (1968).

Câu 8: Trong nuôi cấy vi sinh vật không liên tục gồm mấy pha? Đặc điểm mỗi pha như thế nào? Nhược điểm của nuôi cấy không liên tục.

Câu 9: Nêu các bằng chứng chứng minh nguồn gốc thống nhất của sinh giới. Bằng chứng nào là quan trọng nhất? Giải thích.

Câu 10: Hãy giải thích vì sao các cây tự thụ phấn thường không xảy ra thoái hóa giống , trong khi hiện tượng này thường xảy ra khi tiến hành tự thụ phấn bắt buộc ở các cây giao phấn ?

Câu 11: Để tổng hợp 1 protein đơn giản nhờ vi khuẩn có 2 cách: Cách thứ 1 là tách gen tổng hợp protein đó rồi ghép vào plasmit, cách 2 là phân lập mARN trưởng thành rồi dùng enzim phiên mã ngược, ghép vào plasmit rồi chuyển vào vi khuẩn. Thực tế thường dùng cách nào? Giải thích.

Câu 12: Có 2 phép lai giữa 2 cá thể có 2 cặp gen dị hợp: Phép lai 1 2 cặp gen thuộc lôcut A và B nằm cùng 1 NST, phép lai 2: 2 cặp gen phân li độc lập. Cho rằng gen trội hoàn toàn
a) Trường hợp nàomỗi cá thể cho số loại và thành phần giao tử như nhau? tỉ lệ kiểu hình trội 2 tính trang ở 2 trường hợp đó?
b) Viết các kiểu gen quy định trội 2 tính trạng ở 2 phép lai

Câu 13: Ở 1 loài động vật XX là cái, XY là đực. Lai 2 cá thể thuần chủng: đực đen x cái đốm thu được 100% con đen. Con F1 giao phối ngẫu nhiên, ở F2 thu được tỉ lệ 3 đen : 1 đốm, toàn bộ con đốm là cái. Cho rằng 1 gen quy định 1 tính trạng, giải thích kết quả phép lai, sơ đồ lai

Câu 14: Cho rằng 2 cặp gen phân li độc lập, D: tròn, d: dài, R: đỏ, r: trắng. Cho quần thể có 14,25% tròn, đỏ. 4,75% tròn, trắng. 60,75% dài đỏ, 20,25% dài trắng.
a) Xác định tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể
b) Giả sử mang tất cả hạt đỏ ra trồng, tỉ lệ hạt ở đời con sẽ như thế nào?

Câu 15:
a) Vì sao người mắc bệnh gan thường bị khó đông máu?
b) Nêu cơ chế điều hòa huyết áp theo cơ chế thần kinh như thế nào

Câu 16: Hàm lượng progesteron trong chu kỳ kinh nguyệt thay đổi như thế nào? Tác động đến niêm mạc tử cung như thế nào?

Câu 17: Tại sao pepsin không phân hủy protein của chính cơ quan tiêu hóa ?

Câu 18: Trong mối quan hệ động vật ăn thiht - con mồi, nếu con mồi và động vật ăn thịt cùng bị săn bắt ở mức độ như nhau, quần thể nào sẽ phục hồi nhanh hơn?

Câu 19: Vì sao hình thành ổ sinh thái, ý nghĩa của việc hình thành ổ sinh thái? Cho ví dụ về nơi có ổ sinh thái hẹp.

Câu 20: Tại sao trong hệ sinh thái năng lượng hóa học luôn bị mất đi sau mỗi mắt xích của chuỗi thức ăn.
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

câu 13 cô Hương cho làm rùi :D dễ vl :))
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Câu 15:
a) Vì sao người mắc bệnh gan thường bị khó đông máu?
b) Nêu cơ chế điều hòa huyết áp theo cơ chế thần kinh như thế nào
Sợ thật :| Những câu như thế này mà cũng được hỏi trong đề. Nếu như là 1 sinh viên Y năm thứ nhất không học chuyên Sinh thì bó tay là cái chắc.

Câu 2: Bạch cầu có khả năng bắt giữ và tiêu hóa vi khuẩn. Chức năng này được thực hiện như thế nào? Mô tả hoặc vẽ hình.
Mình không biết =)) Opsonin hóa à :))
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Hehe báo cáo với mọi người bài làm sơ lược của em là thế này:

Câu 1: Nó cho bằng dạng chú thích hình vẽ, sau đó dựa vào hình vẽ rút ra chức năng của protein trên màng. Có những chức năng sau đây:
_ Để ghép nối các tế bào trong một mô, cơ quan.
_ Kết hớp với polysaccarit tạo thành glycoprotein, là dấu chuẩn để nhận biết các tế bào lạ.
_ Là kênh vận chuyển chọn lọc có lựa chọn theo quy luật khuếch tán, không cần năng lượng ATP.
_ Là các bơm hoạt động chủ động ngược chiều gradient nồng độ, sử dụng năng lượng ATP.
_ Là các enzime, điểm đính của các enzime tham gia quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào.

Câu 2: Cơ chế thực bào, liên kết lizosome, xuất bào...

Câu 3:
(NH4)+ + (3/2)O2 -> (NO2)- + H2O + 2H+ + Năng lượng (vk Nitrosomonas)
(NO2)- + (1/2)O2 -> (NO3)- + Năng lượng (vk Nitrobacter)
_ Dinh dưỡng kiểu hóa tự dưỡng vô cơ.
_ Hô hấp kiểu hô hấp hiếu khí.

Câu 4:
Nhiệt độ thấp, độ ẩm thấp, nồng độ CO2 cao làm giảm hô hấp (giải thích thêm cơ chế) => giảm tiêu hao sản phẩm trong nông sản.

Câu 5:
_ Vai trò của auxin:
+ Kích thích sinh trưởng giãn dài của TV.
+ Ưu thế ngọn.
+ Ảnh hưởng quang hướng động và địa hướng động.
+ Kích thích sự tạo quả, quả không hạt; ức chế sự rụng của quả.
_ Ứng dụng trong nuôi cấy mô TV:
+ Kích thích sinh trưởng đỉnh rễ và chồi đỉnh.
+ Kích thích sự tạo quả, quả không hạt; ức chế sự rụng của quả.

Câu 6: Em chỉ nêu được 1 ý:
_ Việc hấp thụ CO2 vào ban đêm đảm bảo cho việc thoát ít hơi nước, ban ngày khí khổng đóng kín nhằm hạn chế thoát hơi nước trong môi trườg có nhiệt độ cao.

Câu 7: Viết tùm lum hết, đại khái là:
_ Đột biến đồng nghĩa.
_ Đột biến gen lặn...

Câu 8: Câu này thuần giáo khoa (SGK lớp 10 Nâng cao bài 38 trang 127)

Câu 9:
_ Các bằng chứng:
+ Bằng chứng giải phẫu so sánh: cơ quan tương đồng, cơ quan thoái hóa.
+ Bằng chứng địa lý.
+ Bằng chứng phôi sinh học: phôi thai con người có giai đoạn có khe mang, 5 phần não sắp xếp giống cá, lông mọc khắp người, có đuôi, có 3 - 4 đôi vú,...
+ Bằng chứng sinh học tế bào: Mọi cơ thể sống đều được cấu trúc từ tế bào; các tế bào ở đa số sinh vật có cấu tạo và chức năng chung giống nhau.
+ Bằng chứng sinh học tế bào.
_ Bằng chứng sinh học tế bào là quan trọng nhất vì:
+ Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ các đại phân tử protein và axit nucleotit.
+ Axit nucleotit được cấu tạo từ 4 đơn phân A, T, G, X.
+ Protein được cấu tạo từ các đơn phân là axit amin...

Câu 10:
_ Quần thể cây tự thụ phấn có cấu trúc di truyền gồm các dòng thuần có kiểu gen đồng hợp, kiểu gan dị hợp chiếm rất nhỏ hoặc không có. Ngoài ra, chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần kiểu gen đồng hợp có hại (thông qua kiểu hình), do đó chỉ tồn tại đa số kiểu gen đồng hợp có lợi => tự thụ phấn không gây thoái hóa giống.
_ Quần thể ngẫu phối đa hình về kiểu gen, kiểu hình; đồng thời chọn lọc tự nhiên thường duy trì kiểu gen dị hợp do ưu thế di hợp tử => khi tự thụ phấn bắt buộc xảy ra sự phân tính ở đời con: kiểu gen dị hợp giảm dần, kiểu gen đồng hợp tăng dần trong đó có kiểu gen đồg hợp có hại được biểu hiện => thoái hóa giống.
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Câu 11:
Thực tế chọn cách 2 vì:
_ Nếu lấy gen tổng hợp protein đó cho vào plasmit sau đó chuyển vào tế bào vk thì trong tế bào vk diễn ra sự phiên mã tạo nên mARN sơ khai vẫn còn những đoạn intron không mã hóa protein, mà trong sv nhân sơ không có enzime loại bỏ intron => dịch mã không tạo ra protein mong muốn.
_ Nếu dùng mARN trưởng thành tức là không còn intron, cho phiên mã ngược -> cADN -> ghép vào vi khuẩn => phiên mã tạo ra mARN không còn intron => dịch mã tạo ra protein mong muốn.

(Hic khuya gòi nên chắc mai post tiếp ^^)
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Câu 2: Bạch cầu có khả năng bắt giữ và tiêu hóa vi khuẩn. Chức năng này được thực hiện như thế nào? Mô tả hoặc vẽ hình.
Anh không rõ là ở trong sách Sinh thì nói thế nào, nhưng theo anh được học thì quá trình bắt giữ và tiêu hóa vi khuẩn có các bước:

- Quá trình phủ kháng thể lên bề mặt của kháng nguyên, gọi là opsonin hóa.
- Quá trình bao vây kháng nguyên bằng các chân giả của tế bào thực bào như bạch cầu đa nhân trung tính và bạch cầu mono.
- Quá trình tạo phagosome (túi thực bào) và hòa nhập phago-lysosome tạo ra lysosome thứ phát.
- Quá trình tiêu hủy kháng nguyên bằng các enzyme và gốc tự do có khả năng oxy hóa mạnh.
- Quá trình loại thải các sản phẩm không cần thiết (xuất bào - exocytosis) hoặc trình diện kháng nguyên lên bề mặt đại thực bào.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

oh, em không có làm cái phần opsonin hóa (chưa học ^^). Em làm câu này giốg như trong Phillips & Chilton:
_ Đầu tiên là gây phản ứng viêm, sự giải phóng histamin của các tế bào phì trong mô liên kết cùng các chất hóa học khác thu hút bạch cầu trung tính tới.
_ Tiếp theo là quá trình thực bào: bạch cầu hình thành chân giả, bao lấy vi khuẩn sau đó nuốt vào trong bạch cầu, hình thành nên không bào tiêu hóa. Không bào tiêu hóa liên kết với lizosome, giải phóng các enzime thủy phân phân hủy vi khuẩn. Sau đó không bào tiêu hóa di chuyển ra liên kết với màng bạch cầu giải phóng các mảnh vụn của vi khuẩn (xuất bào).
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Về viêm:

Quá trình gây viêm không đặc hiệu là do sự tiết các chất (cả hormone và phi hormone) từ trong mastocyte (dưỡng bào) và basophil (bạch cầu ưa base). Trong số các chất đó, đáng kể nhất là histamine gây giãn mạch và tăng tính thấm thành mạch, ngoài ra còn có serotonin, thromboxane ...

Viêm đặc hiệu lại là sự hoạt hóa bổ thể theo các con đường cổ điển và cạnh, tạo phức hợp tấn công màng (MAC) và gây hoạt hóa nấc thang Kinin, sinh ra một chất gọi là bradykinin. Bradykinin, cũng như các phản ứng viêm không đặc hiệu, gây ra những triệu chứng cổ điển của viêm là sưng, nóng, đỏ, đau.

Viêm mà em nói đến là viêm không đặc hiệu. Các chất giải phóng ra từ các tế bào bạch cầu ưa base và dưỡng bào cũng có tác dụng hóa ứng động (chemotaxis) để hấp dẫn bạch cầu đa nhân trung tính (neutrophil) và đại thực bào (macrophage) đến ổ viêm.

Ngoài ra, đại thực bào cũng được hấp dẫn bằng cả những cách khác như Lympho T tiết interleukin, cũng hấp dẫn đại thực bào. Tuy nhiên, anh nghĩ là bọn em chỉ cần biết đến việc hóa ứng động nhờ các chất tiết ra từ bạch cầu ưa base và dưỡng bào là đủ ;)

Về Opsonin hóa:

Opsonin hóa là một phần rất quan trọng của quá trình thực bào, vì nhờ quá trình này mà đại thực bào tăng khả năng thực bào lên rất nhiều. Opsonin hóa không tự sinh bởi đại thực bào mà nhờ bạch cầu đa nhân trung tính và các tế bào khác phủ lên bề mặt kháng nguyên một lớp kháng thể có Fc giống với receptor trên bề mặt đại thực bào, do đó, đại thực bào dễ dàng gắn vào kháng nguyên để bao vây và tạo túi thực bào.

Ngoài ra, có thể nói thêm cho em 1 chút ở phía sau cũng được:

Các enzyme thủy phân bao gồm có 2 nhóm, 1 nhóm chủ yếu là lysozyme là các enzyme thủy phân mạnh protein, nhóm còn lại là enzyme tạo gốc tự do, ví dụ như myeloperoxidase, có khả năng tạo ra oxy nguyên tử, tác dụng oxy hóa rất cao.

Còn việc xuất bào là điều đương nhiên của tế bào bạch cầu. Tuy nhiên, khi đã đề cập đến việc thực bào và tiêu hóa vi khuẩn, không bao giờ được quên khái niệm "trình diện kháng nguyên", bởi nó là mục đích cốt lõi trong việc thực bào và tiêu hóa vi khuẩn. Có trình diện kháng nguyên thì cơ thể mới có đáp ứng miễn dịch đặc hiệu, đặc biệt là đáp ứng miễn dịch dịch thể nhanh và mạnh cho lần sau kháng nguyên xâm nhập. Quá trình này như sau:

- Sau khi tiêu hủy kháng nguyên, những mảnh kháng nguyên được gắn lên màng của đại thực bào, gọi là "trình diện kháng nguyên".
- Tế bào bạch cầu lympho T sẽ nhận biết kháng nguyên này (TCD4, nếu là kháng nguyên ngoại lai, TCD8, nếu là kháng nguyên nội sinh) và tiết interleukin, làm cho bạch cầu lympho B biệt hóa thành tương bào (plasma cell).
- Tế bào này sẽ tổng hợp kháng thể trung hòa kháng nguyên.
- Các tế bào T và B sẽ biệt hóa thành dòng tế bào nhớ, để lần sau khi kháng nguyên xâm nhập lại, thì chúng sẽ phản ứng mạnh và nhanh để diệt kháng nguyên.

Nói chung, bọn em mới học thì có lẽ cũng không cần nhớ nhiều vì anh biết là chuyên Sinh phải học rất rất rộng, chứ không chỉ riêng về cơ thể người. Do đó, nếu có thời gian thì em đọc thêm, còn không thì thôi ;) Sau này, nếu em có thể và có sở thích học Y, thì việc ghi nhớ những điều này, đối với em sẽ là bắt buộc :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Câu 12:
_ Số loại giao tử và tỷ lệ các loại giao tử bằng nhau trong 2 trường hợp trên khi gen liên kết có hiện tượng hoán vị gen với tần số f=50%.
_ Trong cả 2 trường hợp, P dị hợp cho giao tử:
AB = Ab = aB = ab = 1/4
_ Ta có:
AaBb x AaBb => (3/4 A- : 1/4 aa) x (3/4 B- : 1/4 bb)
=> Tỷ lệ KH trội cả 2 tính trạng là: 3/4 x 3/4 = 9/16
_ KG quy định 2 tính trạng trội:
+ Trường hợp 1: [AB][/AB], [AB][/ab], [AB][/Ab], [AB][/aB], [Ab][/aB].
+ Trường hợp 2: AABB, AaBb, AABb, AaBB.

Câu 13:
_ P thuần chủng lai với nhau => F2: 3 đen:1 đốm = 4 kiểu tổ hợp = 2x2
=> F1 dị hợp tử 1 cặp gen (Aa); F1: 100% đen
=> Đen (A) trội hoàn toàn so với đốm (a).
_ Tính trạng phân bố không đồng đều ở cả 2 giới
=> Tính trạng liên kết với NST giới tính:
+ Liên kết trên Y không có alene tương ứng trên X: toàn bộ con cái đều đốm => loại.
+ Liên kết trên NST X không có alene tương ứng trên Y: con đực phải có kiểu hình đốm => loại.
=> Gen quy định tính trạng cánh liên kết trên NST X có alene tương ứng trên Y; Con đực (XY) đen thuần chủng
=> Y mang alene A
(Viết sơ đồ lai)

Câu 14: (Câu này bổ sung là D trội hoàn toàn so với d; R trội hoàn toàn so với r và quần thể đạt cân bằng Hardy - Weinberg)
a) _ Xét tính trạng hình dạng hạt: tròn/dài = 19/81
+ Gọi p là tần số alene D; q là tần số alene d.
=> dd = q[SUP][/SUP]2 = 0.81 => q = 0.9 => p = 1 - q = 1 - 0.9 = 0.1
_ Xét tính trạng màu hạt: đỏ/trắng = 75/25
+ Gọi p' là tần số alene R; q' là tần số alene r.
=> rr = q'[SUP][/SUP]2 = 0.25 => q' = 0.5 => p' = 1 - q' = 1 - 0.5 = 0.5
(Phần còn lại của câu a) em quên làm nhưng cũng đơn giản thôi, có ts alene rồi thì chỉ cần gắn vào công thức Hardy - Weinberg là ra ngay; câu b) em bỏ qua - gần hết giờ rồi).
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Nói chung, bọn em mới học thì có lẽ cũng không cần nhớ nhiều vì anh biết là chuyên Sinh phải học rất rất rộng, chứ không chỉ riêng về cơ thể người. Do đó, nếu có thời gian thì em đọc thêm, còn không thì thôi ;) Sau này, nếu em có thể và có sở thích học Y, thì việc ghi nhớ những điều này, đối với em sẽ là bắt buộc :D

Đúng rồi đó anh. Trời ơi! Ôn thi quốc gia trong TP.HCM là mỗi phân môn 1 - 2 cuốn sách, khoảng 100 trang là ít! Về sinh lý động thì em nghiên cứu chủ yếu trong Sinh học tập I thôi cũng đủ ngán rồi.:(
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Câu 15:
a) Vì sao người mắc bệnh gan thường bị khó đông máu?
b) Nêu cơ chế điều hòa huyết áp theo cơ chế thần kinh như thế nào

Câu 16: Hàm lượng progesteron trong chu kỳ kinh nguyệt thay đổi như thế nào? Tác động đến niêm mạc tử cung như thế nào?

Câu 17: Tại sao pepsin không phân hủy protein của chính cơ quan tiêu hóa ?
3 câu này làm chưa em :-??
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Câu cơ chế điều hòa huyết áp theo cơ chế thần kinh vãi linh hồn. Chuyên Sinh cứ phải gọi là:eek:

Câu 17 hay đấy:D Trả lời ra sao ?
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Câu 15:
a) Gan là nơi sản xuất và dự trữ các chất prothrombin, fibbrinogen, vitamin K, Ca 2+; vitamin K đồng thới xúc tác việc tạo thành prothrombin. Khi mạch máu bị đứt sẽ giải phóng ra thrombokinase trong máu, cùng với Ca 2+ hoạt hóa prothrombin thành thrombin, thrombin tiếp tục hoạt hóa fibbrinogen thành fibbrin có vai trò quan trọng trong cơ chế làm đông máu. Khi gan bị tổn thương thì các thành phần đó được sản xuất không đầy đủ nên thường gây ra hiện tượng máu khó đông.
b) _ Khi huyết áp tăng, các áp thụ quan ở động mạch chủ và động mạch cảnh truyền xung thần kinh đến trung khu điều hòa vận mạch ở hành não, kích thích hệ thần kinh đối giao cảm truyền xung thần kinh về tim làm cho tim đập chậm lại => huyết áp giảm.
_ Khi huyết áp giảm, ... (tương tự ý trên nhưng ngược lại! Em lười quá các bác ạ !!!)

Câu 16:
_ Đầu tiên vùng dưới đồi thị tiết GnRH kích thích tuyến yên tiết FSH và LH, đồng thời ơstrôgen được tiết ra từ buồng trứng kích thích sự chín và rụng trứng. Sau khi trứng rụng, các thể vàng hình thành và tiết progestoron. Ơstrogen và progesteron có tác dụng ức chế vùng dưới đồi tiết GnRH. Bên cạnh đó, sự tiết progesteron cũng làm cho thành niêm mạc tử cung dày lên, chuẩn bị đón trứng đã được thụ tinh xuống làm tổ. Nếu trứng không được thụ tinh, thể vàng teo dần và tiêu biến do vậy tác dụng của ức chế giảm, GnRH lại được tổng hợp kích thích tuyến yên tiết FSH và LH. Progesteron giảm làm bong lớp niêm mạc ở cổ tử cung gây nên hiện tượng kinh nguyệt mang tính chu kỳ. Nếu trứng được thụ tinh thì một loại enzime dưỡng thai được tiết ra giữ cho thể vàng không bị tiêu biến và tác dụng ức chế của progesteron được duy trì do đó trứng không rụng nữa trong khi mang thai.

Câu 17: Trên niêm mạc dạ dày, có một lớp chất nhầy được tiết từ các tế bào cổ phễu (nằm trong phểu dạ dày) ra nhằm tránh tác động của enzime pepsin tác động vào niêm mạc dạ dày. Đồng thời dịch mật được tiết vào dạ dày cũng chứ NaHCO3, làm cho lớp chất nhầy có pH trở nên trung tính, không thuận lợi cho sự hoạt động của enzime pepsin.
 
Back
Bên trên