Sinh học... Vào đây để bàn luận!

Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Con em tớ học 11 nó hỏi thế đấy. Phải công nhận là hình như mấy cái này dạy trong trường Đại học à ? :D
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Cái này thì hoặc là chuyên Sinh sẽ học, nhưng mà cũng phải học nhiều lắm thì mới học đến (chắc vậy). Còn nếu không chỉ có dân Y Dược là học kĩ thôi. Dân trường Y thì phải đến kì 2 của Y2 mới hiểu rõ hết toàn bộ mọi vấn đề liên quan đến những cái được đề cập, vì kì 2 mới hoàn thành Sinh lý và Miễn dịch :-<
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Hoho mấy anh chị cho em hỏi, cái gì gọi là "cơ chế nửa gián đoạn", với lại trong E.Coli ấy, mạch ADN của nó là mạch kép dạng vòng (2 đầu nối lại với nhau) thì quá trình tự nhân đôi của nó diễn ra thế nào? Cám ơn các anh chị!!! =))
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

cơ chế nửa ján đoạn là cơ chế sao chép trên mạch đầu 5'-3' của fân tử ADN. Vì enz ADN polymeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5'-3' ( chỉ bám đc vào đầu 3') nên trên mặc khuôn 5'-3',sợi polinu mới đc tổng hợp ngắt quãng thành từng đoạn Okazaki,sau đó các đoạn này đc nối lại vs nhau nhờ enz nối ( ADN - ligaza) ;)

còn ADN của E.Coli hay bọn nhân sơ nói chung, có dạng vòng --> sự sao chép bắt nguồn từ 1 điểm jữa vòng gọi là ori_điểm xuất fát sao chép(còn cái điểm ý có fải nhất định ở đâu đấy hok thì tớ hok biết ạ :">).Tại điểm đó,2 mạch đơn bị tách nhau ra để thực hiện qúa trình sao mã ;) ( các lk Hydro bị fá vỡ chứ sợi ADN hok hề bị cắt đứt nhớ :) )



tự nhiên hôm nay lang thang thế nào lại lạc vào đây :"> :)
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Hay =))
Ủ phân thì VSV phát triển,nó hô hấp,lên men đủ kiểu,có tỏa nhiệt >>nóng ~o)
Nấm mốc thích ăn hoa quả,vi khuẩn ko thích ăn hoa quả :x
Đề thi hs giỏi thành phố HN vòng 2 sáng nay có mấy câu rất là hay và mới ;))
1.1 cây non còn nhỏ đc chiếu sáng = đèn halogen từ 1 phía.Giữa đèn và cây đặt 1 kính lọc màu (chỉ cho as đơn sắc đi qua,kính màu gì sẽ cho tia màu đó đi qua).Kính này ko làm ảnh hưởng đến hiệu quả của việc chiếu sáng.Kết quả là cây non đc uốn cong từ phía chiếu đèn.Cho biết màu của kính lọc và gt hiện tượng xảy ra đối vs cây \:d/
2.Bộ lông tam thể của mèo cái có chỗ màu hung có chỗ màu đen,phân bố rất ngẫu nhiên ko theo trật tự.Giải thích cơ chế hình thành.
3.1 ARN nhân tạo chứa 80%A và 20%U.ARN này đc sử dụng làm khuôn TH protein.Các protein đc TH chứa izoloxin gấp 5 lần tiroxin,20 lần phenilalanin và chứa loxin gấp 16 lần tiroxin,64 lần phenilalanin.Dự đoán những bộ 3 mã hóa cho từng loại a.a đó 8-}

Mấy câu này dễ mà con jai :)) bố thấy fần lý thuyết mới khó :">

Mày hok thấy anh Long cũng trả lời kính màu xanh ah :)) còn cãi j` nữa >:p ra màu đỏ là sai lè >:p

Câu thể Barr thì cứ lý thuyết đột biến soma mà tương thôi >:)

Câu cuối thuần tuý toán xác suất :)) chết thằng nào làm mò >:) ;))
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

oh oh... vậy em nói lại xem có đúng hok nhá, tức là khi tiến hành nhân đôi, ADN của prokaryotic có 1 điểm nhất định (ori?) bám vào polyxome (cái này em nhớ là do màng tế bào nó ăn sâu vào tế bào chất mà tạo thành), từ điểm đó, 2 mạch ADN tách nhau ra (đứt các lk H) rồi tiến hành tổng hợp mạch mới dựa trên mạch khuôn. Cuối cùng là hoàn tất quá trình nó tạo thành 2 phân tử ADN mạch kép dạng vòng giống hệt nhau. Đúng hok ạ?!

Em có nghe thầy em bảo, "nó bắt đầu từ 1 điểm (điểm bắt đầu), chạy theo 2 hướng đến giáp 1 vòng thì hoàn tất", nghĩa là sao ạ?
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Mấy câu này dễ mà con jai :)) bố thấy fần lý thuyết mới khó :">

Mày hok thấy anh Long cũng trả lời kính màu xanh ah :)) còn cãi j` nữa >:p ra màu đỏ là sai lè >:p

Câu thể Barr thì cứ lý thuyết đột biến soma mà tương thôi >:)

Câu cuối thuần tuý toán xác suất :)) chết thằng nào làm mò >:) ;))

Theo e biết thì cái thể Barr ấy là chỉ có ở tb của loài cái, có nguồn gốc từ 1 NST X bị xoắn cuộn quá chặt (hiện tượng dị nhiễm sắc hóa); vậy thể Barr với cái đột biến xoma (tiền phôi) có liên quan gì với nhau nhỉ??:D
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Thể Barr là hình dạng bất hoạt của NST X dưới kính hiển vi thì phải :-?? Không phải là thể Barr chỉ có ở giống cái, mà là ở các cá thể có nhiều hơn 1 NST X, thì chỉ có 1 NST là hoạt động, các NST X khác bất hoạt. Thể Barr xuất hiện ở nam giới là biểu hiện của các hội chứng đột biến NST Giới tính như Hội chứng Kleinefelter.
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

thể Barr xuất hiện ở cả Đực & cái nhưng thể Barr trong TH này ( mèo tam thể) chỉ có ở cái thôi,vì nó là gen lk vs X hok có tương đồng trên Y mà :)
Do ĐB soma nên 1 nhóm TB nào đó có gen trội bất hoạt ---> gen lặn đc biểu hiện ---> kiểu hình khác .Kiểu kiểu thế :">
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Cytokine is a general term, usually signifying a protein hormone that affects the function of cells lying near the cell of origin of the cytokine. A cytokine produced by a lymphocyte is called a lymphokine, whereas a cytokine produced by a mononuclear phagocyte (macrophage) is called a monokine. This discussion, for simplicity, will use the general term "cytokine." A number of the above-mentioned molecules are cytokines, including interleukins, interferons, colony stimulating factors, tumor necrosis factors, and TGF-beta. The many kinds of cytokines often overlap in their functions.
Trích Clinical Physiology Made Ridiculously Simple, Stephen Goldberg, M.D.

Hơ, đọc xong thấy hơi phân vân. Ông ý thì chắc là viết đúng rồi. Thế hóa ra Cytokine cũng được coi là Hormone à :-ss
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

3.1 ARN nhân tạo chứa 80%A và 20%U.ARN này đc sử dụng làm khuôn TH protein.Các protein đc TH chứa izoloxin gấp 5 lần tiroxin,20 lần phenilalanin và chứa loxin gấp 16 lần tiroxin,64 lần phenilalanin.Dự đoán những bộ 3 mã hóa cho từng loại a.a đó 8-}

Bài này em có làm thử, nhưng kết quả có vẻ hok hợp lý lắm, các anh chị xem lại dùm.

mARN chỉ có A và U với A = 0.8 và U = 0.2.
Từ đó ta lập được các bộ ba có thể có trên mARN:
AAA = (0.8)^3 = 0.512
AAU = AUA = (0.8)^2 x 0.2 = 0.128 (không xét UAA vì là bộ ba vô nghĩa).
AUU = UAU = UUA = 0.8 x (0.2)^2 = 0.032
UUU = (0.2)^3 = 0.008

Theo đề bài, ta có số lơxin/phenilalanin = 64 <=> AAA/UUU = 0.512/0.008 = 64 => Bộ ba mã hóa loxin là AAA, bộ ba mã hóa phenilalanin là UUU.

Tương tự, số lơxin/tiroxin = 16 <=> AAA/(AUU hay UAU hay UUA) = 0.512/0.032 = 16 => Bộ ba mã hóa tiroxin là AUU hay UAU hay UUA.

Số izoloxin/phenilalanin = 20 <=> (AUA + AUU)/UUU = (0.128 + 0.032)/0.008 = 20. Ta chọn AUA và AUU vì cùng có 2 nu ban đầu giống nhau => thường mã hóa cùng 1 loại protein. Vậy bộ ba mã hóa của izoloxin là AUA và AUU.

Nhưng khi tra sách thì lại thấy bộ ba mã hóa lơxin là UUA :eek: , bộ ba mã hóa tiroxin chỉ là UAU (phù hợp trong thí nghiệm này). Vậy là sao nhỉ??? ~x(
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

80% A đâu có nghĩa là sẽ có 0.8^3 AAA hả em? Cái này có phải là định luật Hardy-Veinberg đâu mà em có thể làm thế :)

Chỉ lấy 1 ví dụ đơn giản: Protein được mã hóa như sau:

AAA-AUA-AAA-AAU-AAU

Có phải là 80% A, 20% U không? Nhưng mà có bao nhiêu AAA? Có 40% là AAA (chứ đâu có phải là 51.2% là AAA).
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Cytokin kô được coi là hoocmon:roflmao: kô hiểu sao ông ấy viết thế thì kô biết:-?
Định nghĩa của hoocmon phải là chất được tiết ra bởi tuyến nội tiết vào máu, tác dụng ở cách xa nơi mà nó được tiết ra.
Sau này học immuno Long sẽ thấy là cytokin là kô hoàn toàn như thế. Đôi khi một cytokine được tiết ra bởi đủ loại tế bào khác nhau(kô như hocmon chỉ có một tuyến nhất định), đôi khi kô đi thẳng vào máu mà chỉ tác dụng ở trong một pham vi "mô" nhất định, đặc biệt là ở địa điểm mà xảy ra "phản ứng viêm". Một điểm nữa, các cytokin có những tác dụng tương tự nhau nhiều một cách khủng khiếp, trong khi các hoocmon thì có thể xảy ra nhưng thường rất ít và chúng có những giá trị đặc biệt riêng.
Long đọc nhiều sách thế:eek:
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Bộ sách Medicine Made Ridiculously Simple (nếu em nhớ đúng tên) là một bộ sách rất hay. Mặc dù những thông tin trong sách chỉ là tóm lược, nhưng nó là những thông tin cô đọng dễ hiểu nhất được đưa ra để sinh viên Y đã học qua có thể nhớ được hết mọi thứ liên quan. Em đã đọc qua Clinical Biochemistry Made Ridiculously Simple, và Clinical Physiology Made Ridiculously Simple, mới bắt đầu đọc Clinical Microbiology Made Ridiculously Simple, nói chung thấy rất thú vị. Hình ảnh miêu tả của nó vui mắt lắm, dễ nhớ. Quyển Physiology của nó chưa đầy 200 trang (trong khi Vander gần 1500 trang). Một cách tóm lược thông tin đỉnh cao khủng khiếp :-ss

Em cũng không hiểu vì sao lại nói Cytokine là hormone vì em cũng đã học qua Hóa sinh Hormone nên cũng hiểu bản chất của nó. Nếu theo định nghĩa của hormone thì Cytokine không được coi là hormone.
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Hihihi, đùa anh chưa đọc nên chả biết nói thế nào, nhưng kinh nghiệm bản thân anh cho thấy ngay cả sách phương Tây hay Nhật Bản đôi khi cũng có chỗ sai. Nhất là ở những quyển cố gắng tóm lược, hay dùng để đọc accelerate. Một quyển sách ở chỗ bọn anh, rất nhiều sinh viên hay đọc, còn được quảng cáo trên forum này nọ là quyển "Đọc điện tâm đồ nhanh" mà có một đoạn gọi "mô nút" ở tim là mô thần kinh:eek:
Lúc nào đọc physiology hay immuno anh toàn phải mượn những quyển sách to khủng khiếp đeo nặng trĩu cho nó đáng tin cậy:p
Kô có í gì nói sách của Long cả:p
ps: có một CD về immunobiology bằng tiếng anh khá ok, copy trộm lúc nào thuận lợi có thể cho Long mượn xem thử nếu Long thích:p
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Ko, nói chung thì có thể ngay bản thân người viết cũng chưa có cái hiểu thấu đáo về một môn cơ sở nào đó. Ví dụ như người nói Mô nút là Mô TK có thể, kiến thức về Mô học không chắc chắn lắm :p

Miễn dịch là một phần rất hay mặc dù kì 2 em mới học. Em đọc qua thì thấy nó cũng không đơn giản lắm để đủ hiểu. Em nghĩ là cái đấy có thể sang kì 2 sẽ xin anh :p chứ kì này em còn đang ngập đầu với các môn cơ sở ở trường.

Nhưng mà cái quyển Simple đấy nó nói hay lắm. Cái phần đấy nói khá kĩ, em nghĩ là có những chi tiết ngay cả Vander hay Guyton cũng không có. Ngoài đọc Simple, thì Vander, Guyton, Review of Medical Physiology em đều từng đọc qua, nhưng chỉ tham khảo một vài chương thôi, vì em chưa học hết toàn bộ sinh lý, vả lại, các sách nói thì cũng na ná nhau. Quan trọng nhất là phải đọc kĩ các sách giáo khoa của trường :p
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Mọi người ơi, chuyển đoạn Robertson là cái gì vậy???
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

80% A đâu có nghĩa là sẽ có 0.8^3 AAA hả em? Cái này có phải là định luật Hardy-Veinberg đâu mà em có thể làm thế :)
Chỉ lấy 1 ví dụ đơn giản: Protein được mã hóa như sau:
AAA-AUA-AAA-AAU-AAU
Có phải là 80% A, 20% U không? Nhưng mà có bao nhiêu AAA? Có 40% là AAA (chứ đâu có phải là 51.2% là AAA).
đề nó dở hơi mà anh,nên làm bài cũng phải mò là chính ;))
chết thằng nào làm mò
quan trọng là đúng đc cái đáp số,thế là đc điểm =))
Mọi người ơi, chuyển đoạn Robertson là cái gì vậy???
Là chuyển đoạn NST theo kiểu nhập 2 cặp NST tương đồng vào làm 1.
Ví dụ như chuyển đoạn Robertson chuyển 2n=48 ở tinh tinh chỉ còn 2n=46 ở người ~o)
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Cây xanh hấp thụ ánh sáng nào mạnh nhất?
Có phải là ánh sáng màu đỏ?Vì nó là phần ánh sáng giàu năng lượng nhất?
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Những phần ánh sáng giàu năng lượng nhất phải là ngoài vùng khả kiến, mà mạnh nhất theo tỉ lệ phần trăm bức xạ từ mặt trời tới trái đất thì phải là tia tử ngoại (năng lượng của nó còn đủ để tổng hợp ozone thì phải biết là nó mạnh thế nào rồi đấy).

Cái quan trọng là các hợp chất hóa học, đặc biệt là các enzyme nhạy cảm với bước sóng bao nhiêu. Đó mới là bước sóng cung cấp cho nó nhiều năng lượng nhất. Vì cấu tạo của mỗi phân tử hóa học, cho phép có sự hấp thụ năng lượng đặc biệt tại một bước sóng xác định (không nhất thiết là tần số càng lớn thì năng lượng càng cao). Cho nên em mới hỏi chlorophine thì hấp thụ bước sóng nào là mạnh nhất? Nhưng đề ở đây lại hỏi là cây hướng từ phía chiếu sáng, như thế tức là hướng ngược sáng à? Vậy ánh sáng này không có lợi cho cây tổng hợp tinh bột :-??
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên