Sinh học... Vào đây để bàn luận!

Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Em xin được đóng góp ý kiến:
Sự dịch mã em nghĩ bản thân nó có lẽ đã ổn định và chính xác do ARN được sao từ ADN, nếu có sai sót thì nằm ở đoạn truyền thông tin di truyền từ ADN sang ARN, em nghĩ thế. Với lại, quá trình dịch mã là tương đối ổn định, nếu có sai sót thì em cho rằng có thể là do các tác nhân lí hóa như các tia vũ trụ, phóng xạ với năng lượng cao có thể gây hư hỏng trên đoạn ARN (ADN).
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Em xin bổ sung, quá trình dịch mã gôm 3 giai đoạn : Khởi động, Kéo dài, Kết Thúc.
Giai đoạn Khởi động phức tạp nhất nên khả năng hư hỏng cao. Trong giai đoạn này có sự tham gia của 1 enzyme quan trọng là aminoacyl-tARN synthetase (methionyl-tARN synthetase) gắn 1 phân tử Met vào một đầu của tARNi met tạo thành Met-tARNi met. Sai sót có thể xảy ra ở đây là enzyme bị ức chế do gắn nhầm với cơ chất lạ.
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Em xin được đóng góp ý kiến:
Sự dịch mã em nghĩ bản thân nó có lẽ đã ổn định và chính xác do ARN được sao từ ADN, nếu có sai sót thì nằm ở đoạn truyền thông tin di truyền từ ADN sang ARN, em nghĩ thế. Với lại, quá trình dịch mã là tương đối ổn định, nếu có sai sót thì em cho rằng có thể là do các tác nhân lí hóa như các tia vũ trụ, phóng xạ với năng lượng cao có thể gây hư hỏng trên đoạn ARN (ADN).


Bản chất của quá trình vẫn là sự tương tác của các phần tử và những phản ứng enzyme nên nó vẫn chịu sự tác động của mọi yếu tố môi trường, chất cạnh tranh, hệ buffer, nguồn cơ chất, ion / cofactor, ATP pool v.v. do đó việc nói những quá trình này là ổn định / chính xác thì hơi chủ quan. Nhưng lưu ý rằng khi protein tạo ra ko như mong muốn, ko tạo được cấu trúc không gian đúng để thực hiện chức năng thì tế bào có 1 hệ thống máy quét rác hoạt động ko ngừng nghỉ để tái chế các phế thải này là nguyên liệu cho quá trình tiếp theo.

Như vậy, giống như sự chọn lọc tự nhiên trong tiến hóa, tế bào cũng luôn xảy ra những bước sửa sai, đào thải và chọn lọc trong quá trình sống.
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

các anh/ chị/ bạn/ em trả lời giúp câu này nhá:
các cơ chế giúp dịch mã đc chính xác

Chắc là em muốn nói đến cơ chế sinh tổng hợp protein. Nếu chỉ giới hạn trong chương trình phổ thông thì chỉ nói đến nguyên tắc bổ sung giữa bộ ba đối mã trên phân tử tARN và bộ ba mã sao trên phân tử mARN và tính đặc hiệu của tARN đối với acid amin được vận chuyển là đủ.

Còn nếu nói một cách rộng hơn thì nó có rất nhiều cái phải nói. Chẳng hạn như làm thế nào để đặt được phân tử mARN vào đúng vị trí của nó trên ribosome, các giai đoạn của quá trình tổng hợp protein thế nào ... Chà, cái này vừa học xong đây, nhưng quên mất rồi.

Sự dịch mã em nghĩ bản thân nó có lẽ đã ổn định và chính xác do ARN được sao từ ADN, nếu có sai sót thì nằm ở đoạn truyền thông tin di truyền từ ADN sang ARN, em nghĩ thế. Với lại, quá trình dịch mã là tương đối ổn định, nếu có sai sót thì em cho rằng có thể là do các tác nhân lí hóa như các tia vũ trụ, phóng xạ với năng lượng cao có thể gây hư hỏng trên đoạn ARN (ADN).

Quá trình sinh tổng hợp protein bao gồm rất nhiều nhân tố tham gia như các enzyme, các yếu tố trên ribosome (IF, EF, RF) v.v. Đột biến cấu trúc của các nhân tố này hoặc tác dụng ức chế của các hóa chất từ môi trường bên ngoài có thể gây mất cân bằng, sai lệch hoặc thậm chí ngừng hẳn quá trình sinh tổng hợp protein. Rõ ràng nhất là các kháng sinh. Chúng thường có vai trò ức chế trong quá trình sinh tổng hợp protein của vi khuẩn, gây chết ở vi khuẩn.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Tiện đây em cũng hỏi luôn là theo như một số tài liệu em đọc (và theo ý em hiểu) thì vẫn có thể xảy ra sai sót trong quá trình aminoacylation, tức là tARN vẫn có thể nhận nhầm các acid amin. Nhưng tỉ lệ của cái này rất ít. Có đúng thế không ạ?

Nếu như một phân tử có cấu trúc gần giống với acid amin thì liệu nó có cạnh tranh với acid amin trong quá trình aminoacylation không?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Tiện đây em cũng hỏi luôn là theo như một số tài liệu em đọc (và theo ý em hiểu) thì vẫn có thể xảy ra sai sót trong quá trình aminoacylation, tức là tARN vẫn có thể nhận nhầm các acianhd amin. Nhưng tỉ lệ của cái này rất ít. Có đúng thế không ạ?

Nếu như một phân tử có cấu trúc gần giống với acid amin thì liệu nó có cạnh tranh với acid amin trong quá trình aminoacylation không?

Vấn đề ko phải ở tỷ lệ mà những đột biến này thuộc hàng thuốc độc bảng trên A nên ko có tế bào nào có thể sống sót với đột biến kiểu này. Do đó, chọn lọc tự nhiên đóng vai trò "chúa trời" quyết định sinh vật tiến hóa nhưng phải bảo thủ những gene/quá trình sống còn.

Anh gợi ý em đọc bài "Quality Control Mechanisms During Translation", M. Ibba and a. D. Söll (1999), Science 286, 1893-1897.

Có thể download full text tại đây. Nếu có em muốn luyện tiếng Anh chuyên ngành thì có thể dịch bài này trên VLOS rồi anh có thể chữa bài dịch.
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Em cảm ơn anh. Anh Hiếu học về Sinh học phân tử ạ? Em thì không học nhiều về cái này vì em học Y, cũng chỉ cần biết cái này ở mức độ cơ bản thôi, nhưng bản thân em thì cũng có hứng thú với phần này.

Lần trước em đọc nhầm do em nhìn thấy có một số bệnh liên quan đến enzyme Aminoacyl-tRNA synthetase - là các bệnh tự miễn (autoimmune disease), đọc không kĩ nên cho rằng cơ chế sinh bệnh là nhận nhầm acid amin.

Sau này có gì không hiểu lại vào đây hỏi anh Hiếu. Cảm ơn anh rất nhiều :)
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Xin hỏi có ai rành rẽ về tập tính động vật giải thích rõ hơn cho em về Điều kiện hóa đáp ứng kiểu Pavlov ? Em cám ơn nhiều!
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Xin hỏi có ai rành rẽ về tập tính động vật giải thích rõ hơn cho em về Điều kiện hóa đáp ứng kiểu Pavlov ? Em cám ơn nhiều!

Ô ghê,em này tít trong kia mà cũng vào tận đây cơ à,mà sao học Anh lại ham mấy cái này thế,cả mình còn ko bít nữa 8-}
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

cái đk hóa kiểu paplop này xem ở sách cải cách ý
nói chung thì là một tín hiệu kich thích có đk xhiện trc một kích thích ko đk...
rồi thì thành lập đường liên hệ tạm thời trong não... vân vân, giải thích thì dài dòng
ví dụ cái vụ bật đèn cho chó ăn ý
kích thích có đk là bật đèn, kth ko đk là thức ăn của nó gây tiết dịch vị.
dần dần thì cứ bật đèn chó tiết dịch vị
cần phải phân biệt cái này với đk hóa hành dộng của skiner, cái này là theo kiểu thử và sai, tức là cũng giống như ăn may ý, chẳng may mổ đúng chỗ đc ăn thóc nên lần sau lại mổ vào đấy để ăn tiép
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Điều kiện hóa: là quá trình thành lập phản xạ có điều kiện. Thuật ngữ này ngụ ý việc cần có "điều kiện" để hình thành một "quan hệ mới".

Thí nghiệm nổi tiếng của Pavlov: Em chịu khó xem lại sách, cái này rất phổ biến và đã đc đề cập từ thời cấp 2 ;)

Trong ví dụ này, "điều kiện" là ghép ánh đèn với thức ăn, còn "quan hệ mới" là ánh đèn gây tiết nước bọt.

Điều kiện hóa có 2 type:
- Điều kiện hóa đáp ứng (type I - kiểu Pavlov).
- Điều kiện hóa hành động (type II - kiểu Skinner).

Điều kiện hóa đáp ứng:
- Đối tượng phản ứng với tín hiệu báo rằng "sắp có kích thích". Ví dụ: khi con chó nhìn thấy ánh đèn, nó hiểu là "sắp có thức ăn".
- Đặc điểm của loại này là đối tượng hoàn toàn bị động trong phản xạ và nó phụ thuộc vào sự sắp xếp của người làm thí nghiệm. Đối tượng không thể kiểm soát kích thích và không hành động theo chủ ý của mình. Ví dụ: con chó khi thấy ánh đèn không tự đi tìm thức ăn mà đứng chờ người ta đưa thức ăn cho, và tiết nước bọt để chuẩn bị ăn. Nó cũng không có ý thức rằng phải đi tìm thức ăn.

Đáp ứng của đối tượng là thụ động theo hoàn cảnh, do đó, mới gọi là điều kiện hóa đáp ứng.

Điều kiện hóa hành động:
- Không có kích thích không điều kiện lúc bắt đầu thành lập quá trình điều kiện hóa (ví dụ như không bật điện sáng v.v.)
- Con vật tự do hình thành hành động theo ý đồ và hoàn cảnh của riêng mình. Nói cách khác, nó chủ động hành động, để có được thức ăn theo cách mà nó học được (xem thêm thí nghiệm của Skinner).

Nếu có nhu cầu, em có thể tham khảo thêm trong một số tài liệu về Sinh lý Thần kinh. Đây là một phần rất hay của Sinh lý Thần kinh.
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

tèn ten, ko còn gì để nói! ^^ sư phụ chắc học bác sĩ đa khoa ạ, lớp nào thế ạ? có gì cho phép em diện kiến ^^ hì hì
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

anh học Y2A4, lớp BSDK đấy. Em chắc năm nay vào Y hả :) Welcome to YHN >:d< Khi nào biết lớp thì báo cho anh nhé ;)
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Chà, em cám ơn anh Bảo Long và chị Hồng Phương đã nhiệt tình giúp đỡ, giờ thì em đã rõ.
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Lâu lắm rồi mới quay trở lại diễn đàn mà vẫn thấy anh Hiếu tâm huyết với chuyên sinh quá^^ Cám ơn anh Hiếu nhiều lắm.
Em Hồng Phương được giải olympic sinh quốc tế có phải em Phương lớp trưởng xinh xinh không nhỉ?
Em gái mình muốn thi vào chuyên sinh ams năm nay nhưng hiện tại không biết ôn thi ở đâu. Luyện thi ở lớp cấp tốc thì tỉ lệ rủi ro cao quá. Cô Hương thì chắc không dạy thêm nữa vì lý do sức khỏe.Hồi xưa các bạn hay luyện thi thầy hiền, nhưng giờ thì thầy cũng nghỉ rồi:(
Còn nữa, có bạn nào có thể giúp mình cho mình mượn xem dạng đề thi ams những năm gần đây đc ko?Mình cám ơn lắm lắm ^^
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Chị thử hỏi mấy lớp của cô Dung xem. Em thấy cô Dung dạy thi vào lớp 10 cũng tốt lắm :D. Với cả em tưởng thầy Hiền vẫn dạy thêm chứ nhỉ :-?
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Em chuẩn bị thi HSG ở TP.HCM, có một vài câu hỏi nhờ các bạn và các anh chị cùng bàn bạc, giải đáp:
1. Tại sao cạnh tranh là động lực tiến hóa?
2. Trong đống ủ phân , nhiệt độ thường rất nóng . Giải thích
3. Ở các loại hoa quả , vì sao tác nhân gây hư hại chủ yếu là nấm mốc ít khi là vi khuẩn?

Xin cám ơn!
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Cho mình hỏi những câu hỏi này:

Cho biết tên các tuyến nội tiết liên quan đến các khẳng định sau
a) Tiết ra hoocmon làm tăng tái hấp thụ Na+ đưa vào máu
b) Sự tiết của tuyến tăng lên thì nồng độ Ca2+ của máu giảm xuống
c) Nếu sự tiết của tuyến giảm xuống thì độ chuyển hóa cơ bản cũng giảm
d) SỰ tiết của tuyến cần cho sự miễn dịch tế bào?
e) Hoocmon của tuyến gây tạo hồng cầu trong tủy xương
f) Nếu thiếu hoocmôn của tuyến thì sẽ dẫn đến cơ thể mất nhiều nước
g) Sự tiết của tuyến tăng lên sau bữa ăn giàu gluxit (cacbohidrat)
h) Các hợp chất axit kích thích tuyết tiết hoocmon
i) Sự tiết của tuyến là cần thiết cho sự biến đổi hóa học prôtêin


Xin cảm ơn!
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Cho tớ hỏi một cái, ý của bạn là nêu tất cả các tuyến mà khi kích thích các tuyến tiết hormon thì đều gây ra hiệu ứng trên hay cái tuyết kích thích trực tiếp thì sinh ra hormon đến tuyến đích thôi hả bạn,
VD: câu 1. kích thích thùy sau tuyến yên cũng gây chống bài niệu, mà kích thích vỏ thượng thận cũng gây chống bài niệu
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

g) Sự tiết của tuyến tăng lên sau bữa ăn giàu gluxit (cacbohidrat)
Bữa ăn giàu glucid thì làm tăng các sản phẩm monosaccharide, dẫn đến nhu cầu điều hòa nồng độ glucose trong máu. Do đó, chắc chắn là phải tiết insulin để giảm đường huyết. Câu trả lời là tuyến tụy nội tiết (tế bào beta của tiểu đảo Langerhans).

----------

e) Hoocmon của tuyến gây tạo hồng cầu trong tủy xương
Erythropoietin của thận (tế bào biểu mô quanh ống thận)
 
Back
Bên trên