Sinh học... Vào đây để bàn luận!

Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

a) Khi nồng độ Na+ giảm , hormone aldosterone từ tuyến trên thận tiết ra làm tăng khả năng tái hấp thụ Na+ ở ống thận -> nồng độ Na+ được duy trì ở mức cân bằng.

f) Theo em đó là hormone chống đa niệu ADH (Atidiuretic hormone), hormone này được tiết ra từ thùy sau tuyến yên, có vai trò gây co các động mạch thận, hấp thụ lại nước trong nước tiểu trở về máu. Nếu thiếu hormone này sẽ làm cho lượng nước thoát ra ngoài cơ thể qua thận nhiều hơn.

i) Tuyến vị trên thành dạ dày có vai trò tiết pepsinogen, được hoạt hóa bởi HCl tiết ra từ tuyến viền tạo thành pepsin có tác dụng phân cắt phân tử protein thành những đoạn polypeptit ngắn (từ 8 - 10 a.a). Còn trong ruột thì lại có sự tham gia đầy đủ hơn của các lại enzim tiết ra từ tuyến ruột phân cắt những đoạn polypeptit ngắn ấy thành những a.a đơn giản nhất, thuận lợi cho quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng trong ruột.
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Chịu.
Chắc là chỉ nêu một tuyến nội tiết!
Tớ còn bài nữa muốn hỏi mọi người!

đánh dấu + vào trong bảng ở các vị trí xảy ra sự lọc, tái hấp thụ, tiết trong thận động vật có vú (có thể có nhiều trả lời đúng cho một quá trình)
Sinh.jpg
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

b.Tuyến giáp tiết canxitonin làm giảm Ca2+ trong máu,còn nếu nói ngược lại : nồng độ Ca2+ trong máu giảm làm cho sự tiết của tuyến tăng lên,thì đó là tuyến cận giáp tiết PTH
f) Nếu thiếu hoocmôn của tuyến thì sẽ dẫn đến cơ thể mất nhiều nước
Đầu tiên là ADH của thùy sau tuyến yên
Tiếp theo là ACTH (thùy trước tuyến yên) và andosteron (vỏ tuyến trên thận)
Vì ACTH là HM kích thích vỏ tuyến trên thận :D andosteron thì tăng hấp thu Na+ sẽ tạo ra 1 lực thẩm thấu đối vs nước,làm cho 1 lượng nước tương ứng sẽ được hấp thụ trở lại.
Chị Phương đâu rồi,chị đỡ hết mấy câu hoocmon này xem nào ;))
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Tiếp theo là ACTH (thùy trước tuyến yên)
Tác dụng của ACTH lên sự tiết aldosterone rất ít, thiếu ACTH kô làm mất nước mấy đâu. ACTH chủ yếu tác dụng lên Cortisol.
Câu trả lời là ADH như em nói, Aldosterone trên lí thuyết thì có thể nhưng thực tế kô bao giờ xảy ra vậy kô tính. Ngoải ra là Insuline của tuyến tụy, thử đoán xem tại sao:D

a.b.
c.Hoocmon tăng trưởng GH, hoocmon tuyến giáp T3, T4.
d.Cortisol(một cách trực tiếp) ACTH(một cách gián tiếp), adrenalin
e.f.g
h.Tế bào của ruột tiết secretin mình nghĩ thế:-?
i. Kô hiểu biến đổi hóa học của prôtein là í gì ? Nếu kô thì như ở trên em Đạt nói mình xin bổ sung thêm cả tuyến tụy nữa (chủ yếu là tiết ra trypsin).
____________________________________
1. Tại sao cạnh tranh là động lực tiến hóa?
Thì kô cạnh tranh thì làm sao mà giỏi cho được
2. Trong đống ủ phân , nhiệt độ thường rất nóng . Giải thích
Thì vì nó kín mít, theo kiểu trời lạnh thì chui vào chăn cho ấm chứ sao
3. Ở các loại hoa quả , vì sao tác nhân gây hư hại chủ yếu là nấm mốc ít khi là vi khuẩn?
Hình như nấm mốc thích ăn chay, còn vi khuẩn thì rượu chè thịt chó be bét

Mong là giúp đỡ em được nhiều=)) Anh đùa thôi:p
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

1. Tại sao cạnh tranh là động lực tiến hóa?
Thì kô cạnh tranh thì làm sao mà giỏi cho được
3. Ở các loại hoa quả , vì sao tác nhân gây hư hại chủ yếu là nấm mốc ít khi là vi khuẩn?
Hình như nấm mốc thích ăn chay, còn vi khuẩn thì rượu chè thịt chó be bét
Mong là giúp đỡ em được nhiều=)) Anh đùa thôi:p
Hay =))
Ủ phân thì VSV phát triển,nó hô hấp,lên men đủ kiểu,có tỏa nhiệt >>nóng ~o)
Nấm mốc thích ăn hoa quả,vi khuẩn ko thích ăn hoa quả :x
Đề thi hs giỏi thành phố HN vòng 2 sáng nay có mấy câu rất là hay và mới ;))
1.1 cây non còn nhỏ đc chiếu sáng = đèn halogen từ 1 phía.Giữa đèn và cây đặt 1 kính lọc màu (chỉ cho as đơn sắc đi qua,kính màu gì sẽ cho tia màu đó đi qua).Kính này ko làm ảnh hưởng đến hiệu quả của việc chiếu sáng.Kết quả là cây non đc uốn cong từ phía chiếu đèn.Cho biết màu của kính lọc và gt hiện tượng xảy ra đối vs cây \:d/
2.Bộ lông tam thể của mèo cái có chỗ màu hung có chỗ màu đen,phân bố rất ngẫu nhiên ko theo trật tự.Giải thích cơ chế hình thành.
3.1 ARN nhân tạo chứa 80%A và 20%U.ARN này đc sử dụng làm khuôn TH protein.Các protein đc TH chứa izoloxin gấp 5 lần tiroxin,20 lần phenilalanin và chứa loxin gấp 16 lần tiroxin,64 lần phenilalanin.Dự đoán những bộ 3 mã hóa cho từng loại a.a đó 8-}
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

1.1 cây non còn nhỏ đc chiếu sáng = đèn halogen từ 1 phía.Giữa đèn và cây đặt 1 kính lọc màu (chỉ cho as đơn sắc đi qua,kính màu gì sẽ cho tia màu đó đi qua).Kính này ko làm ảnh hưởng đến hiệu quả của việc chiếu sáng.Kết quả là cây non đc uốn cong từ phía chiếu đèn.Cho biết màu của kính lọc và gt hiện tượng xảy ra đối vs cây
Kính lọc chắc là màu xanh, và cây hướng về phía đó là do tính hướng sáng của cây, để nhằm lấy ánh sáng quang hợp. (Chlorophine phản ứng tối ưu ở bước sóng bao nhiêu ý nhỉ :D)

2.Bộ lông tam thể của mèo cái có chỗ màu hung có chỗ màu đen,phân bố rất ngẫu nhiên ko theo trật tự.Giải thích cơ chế hình thành.
Cơ chế tương tự sự phân chia màu sắc trên lá cây vạn niên thanh bị bạch tạng, đúng không nhỉ :p

Câu 3 để về nhà suy nghĩ :D Phải có giấy để giải :p

Ở các loại hoa quả , vì sao tác nhân gây hư hại chủ yếu là nấm mốc ít khi là vi khuẩn?
Hình như nấm mốc thì sống chủ yếu bằng cellulose, còn vi khuẩn sống chủ yếu bằng protein :p Không biết có đúng ko hả bà con :D
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Đề thi hs giỏi thành phố HN vòng 2 sáng nay có mấy câu rất là hay và mới ;))
1.1 cây non còn nhỏ đc chiếu sáng = đèn halogen từ 1 phía.Giữa đèn và cây đặt 1 kính lọc màu (chỉ cho as đơn sắc đi qua,kính màu gì sẽ cho tia màu đó đi qua).Kính này ko làm ảnh hưởng đến hiệu quả của việc chiếu sáng.Kết quả là cây non đc uốn cong từ phía chiếu đèn.Cho biết màu của kính lọc và gt hiện tượng xảy ra đối vs cây \:d/

Xem auxin.

2.Bộ lông tam thể của mèo cái có chỗ màu hung có chỗ màu đen,phân bố rất ngẫu nhiên ko theo trật tự.Giải thích cơ chế hình thành.

Xem thể Barr. Nói là ngẫu nhiên nhưng chắc chắn ko phân bố Gauss. Ai đã thấy mèo tam thể có màu sắc đốm như sao trên trời hay là các vệt loang lổ? Giải thích cơ chế hình thành (đề này thi quốc tế được).

3.1 ARN nhân tạo chứa 80%A và 20%U.ARN này đc sử dụng làm khuôn TH protein.Các protein đc TH chứa izoloxin gấp 5 lần tiroxin,20 lần phenilalanin và chứa loxin gấp 16 lần tiroxin,64 lần phenilalanin.Dự đoán những bộ 3 mã hóa cho từng loại a.a đó 8-}

Toàn là toán học. Thi tuyển học sinh giỏi Toán trong chuyên Sinh?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Xem thể Barr. Nói là ngẫu nhiên nhưng chắc chắn ko phân bố Gauss. Ai đã thấy mèo tam thể có màu sắc đốm như sao trên trời hay là các vệt loang lổ? Giải thích cơ chế hình thành (đề này thi quốc tế được).
Toàn là toán học. Thi tuyển học sinh giỏi Toán trong chuyên Sinh?
Phân bố Gauss là sao vậy anh:-??
Cái bài toán A với U kia giải = xác suất xong rồi ngồi biện luận :-<
Còn đề cây xanh kia thì nó ác hiểm ở chỗ này :
Kết quả là cây non đc uốn cong từ phía chiếu đèn
Từ phía chiếu đèn chứ ko phải về phía chiếu đèn =))
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

hơ anh sơn lên cả đây à :D
về cái hoocmon
Cho biết tên các tuyến nội tiết liên quan đến các khẳng định sau
a) Tiết ra hoocmon làm tăng tái hấp thụ Na+ đưa vào máu
aldosteron vỏ tuyến thượng thận
b) Sự tiết của tuyến tăng lên thì nồng độ Ca2+ của máu giảm xuống
paratiroid hay parahoocmon tuyến cận giáp
c) Nếu sự tiết của tuyến giảm xuống thì độ chuyển hóa cơ bản cũng giảm
tiroxin tuyến giáp
d) SỰ tiết của tuyến cần cho sự miễn dịch tế bào?
cái này hơi lơ mơ, nếu là md dịch thể thì là tymosin của tuyến ức
còn md tế bào thì có lẽ là cytokin

e) Hoocmon của tuyến gây tạo hồng cầu trong tủy xương
erythropoietin thận tiết
f) Nếu thiếu hoocmôn của tuyến thì sẽ dẫn đến cơ thể mất nhiều nước
ADH của tuyến yên ( thùy sau)
g) Sự tiết của tuyến tăng lên sau bữa ăn giàu gluxit (cacbohidrat)
insulin tuyến tụy Tb bêta
h) Các hợp chất axit kích thích tuyết tiết hoocmon
secretin tuyến tuỵ
i) Sự tiết của tuyến là cần thiết cho sự biến đổi hóa học prôtêin
tuyến vị ở dạ dày tiết pepsinogen
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Em Phương: secretin kô phải được tiết ra bởi tuyến tụy mà là tế bào nội tiết S của tá tràng.
Cái tymosin của tuyến ức lần đầu tiên anh nghe nói đến:eek:
Cón cytokin Kô được liệt vào hàng hormone em cẩn thận kô nhầm sau này:D
Parahormone PTH làm tăng nồng độ Ca2+ của máu chứ kô phải làm giảm, calcitonin mới làm giảm cái này thì Kim Long nói đúng rồi:D

Dù sao cũng ngạc nhiên về các bạn chuyên sinh nhà mình, kiến thức mới ghê chứ:eek:

Ps: Kim Long nói đúng, mình cũng kô để ý đọc kĩ đầu bài:D Pepsinogen cũng kô được liệt vào hàng hormone, trypsin cũng kô:D Nghe chừng cái câu đó chưa có lời giải đáp chính xác:D

Vẫn chưa đồng chí nào có lời giải đáp cho insulin làm mất nước hả ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

còn md tế bào thì có lẽ là cytokin
Cytokine cũng được coi là hormone hả em? Cái này thì anh không biết.

Cái tymosin của tuyến ức lần đầu tiên anh nghe nói đến
http://en.wikipedia.org/wiki/Thymosin

Mặc dù vậy, em cũng chưa nghe nói đến, mặc dù đã học Mô (hoặc là không nhớ bài Mô)
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

cuối cùng vẫn chưa có ai trả lời chính xác hết à?
Tình hình là nhìn mấy bạn trao đổi tớ chẳng hiểu gì cả.
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Tình hình là anh hỏi mấy cái này làm gì?

d) Sự tiết của tuyến cần cho sự miễn dịch tế bào?
Miễn dịch tế bào được tế bào lympho T chịu trách nhiệm. Tế bào lympho T phải đi qua tuyến ức để trưởng thành, do đó, sự tiết các hormone tuyến ức là cần cho sự miễn dịch tế bào.

Tuyến ức có:
- Thymulin, hormone chịu trách nhiệm gắn kết các receptor lên bề mặt các lympho T chưa trưởng thành.
- Thymopoietin, hormone thúc đẩy tế bào tuyến ức biệt hóa (tế bào tuyến ức chính là các lympho T và các tế bào biệt hóa từ lympho T).
- Thymosin, hormone từ tế bào võng - biểu mô vùng dưới vỏ xơ tuyến ức, có tác dụng kích thích biệt hóa và sinh sản của lympho T tại tuyến ức và tại các cơ quan bạch huyết ngoại vi.

(Thật là ngượng quá, học rồi mà lại quên :">)

Vẫn chưa đồng chí nào có lời giải đáp cho insulin làm mất nước hả ?
Insulin làm mất nước hả anh :-??

h) Các hợp chất axit kích thích tuyết tiết hoocmon
secretin tuyến tuỵ
Cái này thì mình hiểu là khi xuất hiện các hợp chất có tính acid (chắc là trong đường tiêu hóa) thì tuyến này bị kích thích và tiết ra hormone. Nếu theo như cơ chế trong sinh lý tiêu hóa, thì các chất như HCl và protein sản phẩm của tiêu hóa ở dạ dày, khi đến tá tràng sẽ kích thích niêm mạc tá tràng tiết Gastrin, một hormon có vai trò kích thích tế bào viền sinh HCl.

i) Sự tiết của tuyến là cần thiết cho sự biến đổi hóa học prôtêin
tuyến vị ở dạ dày tiết pepsinogen
Protein thì được thoái hóa ở dạ dày và ruột non. Sự thoái hóa ở dạ dày xảy ra chủ yếu do sự thay đổi nồng độ HCl dẫn đến hoạt hóa pepsinogen, như vậy, Gastrin có vẻ có vai trò trong việc này. Thoái hóa hoàn toàn protein được diễn ra ở ruột non do có rất nhiều các enzyme trong dịch tụy để cắt các liên kết amide trong protein. Sự điều hòa tiết dịch tụy được điều khiển bởi Secretin của niêm mạc tá tràng.

Tài liệu tham khảo:

1. Mô học - Bộ môn Mô phôi, trường Đại học Y Hà Nội - Nhà xuất bản Y học, 2007
2. Sinh lý học - Bộ môn Sinh lý, trường Đại học Y Hà Nội - Nhà xuất bản Y học, 2007
3. Hóa sinh - Bộ môn Hóa sinh, trường Đại học Y Hà Nội - Nhà xuất bản Y học, 2007
4. Textbook of Medical Physiology, 11th Edition, Guyton MD, Elsevier Inc.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Tóm lại là thế này:

Cho biết tên các tuyến nội tiết liên quan đến các khẳng định sau:

a) Tiết ra hoocmon làm tăng tái hấp thụ Na+ đưa vào máu: Tuyến vỏ thượng thận
b) Sự tiết của tuyến tăng lên thì nồng độ Ca2+ của máu giảm xuống: Tuyến giáp
c) Nếu sự tiết của tuyến giảm xuống thì độ chuyển hóa cơ bản cũng giảm: Tuyến giáp
d) Sự tiết của tuyến cần cho sự miễn dịch tế bào: Tuyến ức
e) Hoocmon của tuyến gây tạo hồng cầu trong tủy xương: Thận
f) Nếu thiếu hoocmôn của tuyến thì sẽ dẫn đến cơ thể mất nhiều nước: Tuyến yên sau
g) Sự tiết của tuyến tăng lên sau bữa ăn giàu gluxit (cacbohidrat): Tuyến tụy nội tiết
h) Các hợp chất axit kích thích tuyết tiết hoocmon: Niêm mạc tá tràng
i) Sự tiết của tuyến là cần thiết cho sự biến đổi hóa học prôtêin: Niêm mạc tá tràng

Giải thích:

a. Tiết ra hormone làm tăng tái hấp thu Na+ vào máu:

Na+ được tái hấp thu ở cầu thận nhờ nhiều cơ chế phức tạp khác nhau, chịu sự ảnh hưởng của áp lực động mạch thận (tại ống lượn gần) và các hormone (tại ống lượn xa và ống góp). Hormone quan trọng nhất trong việc tăng tái hấp thu Na+ là aldosterone do tuyến vỏ thượng thận bài tiết. Aldosterone khi đến tế bào ống thận thì làm tăng tổng hợp các enzyme và protein vận tải, hoạt hóa bơm Na+ K+ ATPase làm tăng tái hấp thu Na+ và tăng bài xuất K+

b. Sự tiết của tuyến tăng lên thì nồng độ Ca2+ của máu giảm xuống:

Cân bằng nồng độ Ca2+ trong máu được duy trì bởi hai hệ thống hormone: PTH của tuyến cận giáp và Calcitonin của tuyến giáp. Calcitonin có vai trò tăng lắng đọng muối calci tại xương, giảm sản sinh hủy cốt bào, ngoài ra, cũng làm tăng tái hấp thu Ca2+ tại ống thận và hấp thu calci ở ruột (yếu hơn so với PTH).

c. Nếu sự tiết của tuyến giảm xuống thì độ chuyển hóa cơ bản cũng giảm:

Hormone T3, T4 của tuyến giáp có vai trò quan trọng trong sự phát triển của cơ thể và các chuyển hóa. Tác dụng của hormone này rất rộng rãi, bao gồm: tăng chuyển hóa tế bào, tăng vận chuyển ion qua màng tế bào, tăng thoái hóa glucose, tăng phân giải glycogen, tăng tân tạo đường, tăng bài tiết insulin, tăng thoái hóa lipid, giảm cholesterol và các lipid huyết tương, tăng oxy hóa acid béo tự do, tăng đồng thời tổng hợp và thoái hóa protein, tăng chuyển hóa vitamin, giãn mạch, tăng nhịp tim, thay đổi huyết áp, tác động lên hệ thần kinh, hệ cơ, hệ sinh dục ...

d. Sự tiết của tuyến cần cho sự miễn dịch của tế bào: (xem giải thích ở trên)

e. Hormone của tuyến gây tạo hồng cầu trong tủy xương:

Tế bào biểu mô quanh ống thận tiết ra Erythropoietin, hormone kích thích lên tủy xương, đẩy nhanh quá trình biệt hóa tạo hồng cầu từ các tế bào tiền thân dòng hồng cầu và rút ngắn thời gian chín, do đó, làm tăng giải phóng hồng cầu ra máu ngoại vi. Erythropoietin cũng tăng tổng hợp Hb trong bào tương. Testosterone lại kích thích sinh Erythropoietin.

f. Nếu thiếu hormone của tuyến thì sẽ dẫn đến cơ thể mất nhiều nước:

Nước được tái hấp thu ở cầu thận dưới sự điều hòa của nhiều hormone, trong đó, quan trọng nhất là ADH (Antidiuretic Hormone) của tuyến yên sau. Tác dụng của ADH là tăng tái hấp thu của nước tại ống lượn xa và ống góp. Chỉ tiêm một lượng 2ng ADH khi tiêm cho người sẽ làm giảm bài tiết nước tiểu.

g. Sự tiết của tuyến tăng lên sau bữa ăn giàu glucid:

Bữa ăn giàu glucid làm tăng nồng độ các monosaccharide trong máu (mà chủ yếu là glucose). Cân bằng nồng độ glucose trong máu được duy trì nhờ hai hệ thống hormone: insulin và GH, T3, T4, Cortisol, Adrenaline, Glucagon. Insulin được bài tiết từ tế bào beta của tiểu đảo Langerhans ở tuyến tụy nội tiết, có tác dụng làm giảm nồng độ glucose trong máu, do tăng đường phân, tăng tổng hợp glycogen, ức chế quá trình tân tạo glucose.

h. Các hợp chất acid kích thích tuyết tiết hormone: (xem giải thích ở trên)

i. Sự tiết của tuyến là cần thiết cho sự biến đổi hóa học protein: (xem giải thích ở trên)

Thế này đã được chưa nhỉ 8->

Quên :D Tài liệu tham khảo:

1. Mô học - Bộ môn Mô phôi, trường Đại học Y Hà Nội - Nhà xuất bản Y học, 2007
2. Sinh lý học - Bộ môn Sinh lý, trường Đại học Y Hà Nội - Nhà xuất bản Y học, 2007
3. Hóa sinh - Bộ môn Hóa sinh, trường Đại học Y Hà Nội - Nhà xuất bản Y học, 2007
4. Textbook of Medical Physiology, 11th Edition, Guyton MD, Elsevier Inc.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

óe em toàn nhầm cái hoocmon parahoocmon :)) hie hie nhục quá :p
cái tymosin em cũng hok bit đâu , tự nhiên lục mấy quyển sách thấy có :D ,cái cytokin thì đúng là hok phải hoocmon nhung tai chả nghĩ ra cái gì nên cho vào :D
cái pepsin cũng hok phải tuýen nội tiết tiét cái này thì hok để ý, công nhận là câu này chịu luôn chả bit nó là cái gì :p
cái secretin thì cũng đúng là ko phải tuyến tụy tiết luôn xem lại sách roài, nó là TB nội tiết ruột non :p

----------

còn cái bài bài tiết kia thì quên hết rồi, cả nhà cứ thoải mái giải đáp cho anh sơn :D, em chả nhớ đoạn nào tái hấp thu với lọc cái gì nứa :p
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Có một cách để em nhớ được đấy Phương ạ, rất mang phong cách Y là đằng khác:

PTH (Parathormone) của tuyến cận giáp

Bệnh nhân mà bị cắt tuyến cận giáp thì sẽ bị hạ Calci máu :p --> Cắt tuyến cận giáp thì mất cái làm tăng Ca2+ :D Cho nên PTH làm tăng Calci máu.

Cái này em sẽ đọc thấy trong sách Giải phẫu của trường mình >:) Lúc đấy liệu em có nhớ nhầm hai cái với nhau nữa ko :D Thực ra ngay cả bây giờ anh cũng ko biết là PTH của tuyến cận giáp và Calcitonin của tuyến giáp cụ thể là làm những cái gì? Nhưng mà nhờ những cái thông tin từ xa xưa đấy mà anh biết là tuyến cận giáp tiết hormone tăng Calci máu, còn tuyến giáp tiết hormone làm hạ. Hi hi, mọi thứ đều có liên quan đến nhau 8->
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

hehehehe Long trả lời đầy đủ quá.
Về cái thiếu insulin nó làm tăng lượng glucose máu, khi lượng đó tăng quá mức bình thường, thận kô thể hấp thụ lại được dẫn đến cho glucose theo ra với nước tiểu luôn và glucose thì kéo theo nước. Nó chính là một dấu hiệu căn bản của diabetes.
Thiếu ADH cũng gây ra diabetes.
Còn về PTH và calcitonine thì cụ thể là PTH kích thích sự phân hủy xương, nơi lưu trữ Ca của cơ thể đồng thời làm tăng sự hấp thu Ca qua ruột vì thế nó làm tăng lượng Ca máu. Calcitonine thì tác dụng hoàn toàn ngược lại.
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

He he, PTH tăng phân hủy xương là do nó ức chế hoạt động của tạo cốt bào (ức chế quá trình đổi mới xương), rút ngắn thời gian sống của cốt bào, do đó, làm kích thích hủy cốt bào hoạt động. Tất nhiên, việc tăng hấp thu Calci qua ruột non ... cũng là hệ quả của tác dụng của PTH.

Ồ, về cái insulin, đúng thật :D Em cũng ko nghĩ ra cơ chế của nó là vậy. Cái này hay ho đây ^^
 
Back
Bên trên