Sinh học... Vào đây để bàn luận!

Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Trả lời câu hỏi thứ 4 của em Đạt nhé:

Các yếu tố điều hòa hô hấp:

1. Vai trò của CO2:

- CO2 tăng lên trong cơ thể sẽ gây phản xạ tăng thông khí đào thải CO2 khỏi cơ thể. Nếu nồng độ CO2 không khí quá cao thì sự đào thải không có hiệu quả, cơ thể xuất hiện tình trạng buồn nôn, nhức đầu, rối loạn tuần hoàn, hôn mê ... (Nhiễm toan hô hấp)

- CO2 với nồng độ bình thường trong cơ thể có tác dụng giúp kích thích duy trì hô hấp.

- CO2 quá thấp sẽ gây ngừng thở, vì vậy khi cấp cứu cho người bị ngừng hô hấp, người ta sử dụng hỗn hợp 95% O2 và 5% CO2, tốt hơn là sử dụng O2 nguyên chất.

2. Vai trò của O2:

- Phân áp O2 động mạch phải giảm dưới 60 mmHg mới có tác dụng làm tăng thông khí.

- Nồng độ O2 quá cao cũng gián tiếp ức chế trung tâm hô hấp gây ngừng thở hoặc ngộ độc O2.

Ngoài ra, nồng độ O2 quá cao gây co mạch toàn thân. Trẻ sơ sinh thở O2 trong lồng kính lâu ngày có thể bị mù, do teo động mạch cung cấp máu cho nhãn cầu.
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Về sự nợ oxy, nếu anh nhớ không nhầm thì nó là như thế này:

Glucose là nguồn cung cấp năng lượng chính của cơ thể. Quá trình đường phân chuyển hóa nó thành Pyruvate. Pyruvate có hai cách chuyển hóa tại mô:

- Trong trường hợp mô hoạt động ít, nhu cầu O2 không cao, các tế bào đủ khả năng chuyển hóa Pyruvate thành Acetyl CoA (thoái hóa ái khí), sau đó Ac-CoA theo chu trình TCA để sản sinh năng lượng.

- Trong trường hợp mô hoạt động mạnh (ví dụ cơ co rất mạnh), nhu cầu O2 rất cao, O2 không đủ cung cấp cho quá trình thoái hóa ái khí thì Pyruvate chuyển theo con đường thoái hóa yếm khí thành Lactate. Chính Lactate gây mỏi cơ. Sau khi cơ ngừng hoạt động, O2 được cung cấp trở lại thì Lactate được chuyển lại thành Pyruvate và sinh năng lượng theo chu trình TCA.

Sự nợ oxy là quá trình chuyển hóa Pyruvate thành Lactate, trong thời gian cơ thể không cung cấp kịp O2 cho mô hoạt động.
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Trả lời câu hỏi thứ 4 của em Đạt nhé:

Các yếu tố điều hòa hô hấp:

1. Vai trò của CO2:
- CO2 quá thấp sẽ gây ngừng thở, vì vậy khi cấp cứu cho người bị ngừng hô hấp, người ta sử dụng hỗn hợp 95% O2 và 5% CO2, tốt hơn là sử dụng O2 nguyên chất.

2. Vai trò của O2:
- Nồng độ O2 quá cao cũng gián tiếp ức chế trung tâm hô hấp gây ngừng thở hoặc ngộ độc O2.
Ngoài ra, nồng độ O2 quá cao gây co mạch toàn thân.
Em hơi tò mò, thực ra thì cơ chế cụ thể của nó ra sao?
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Ờm, em biết là mọi cảm nhận thì đều có các chặng đường là: nhận cảm (ví dụ ở đây là receptor nhận cảm nồng độ CO2 và phân áp O2 động mạch) - đưa tín hiệu đến trung tâm điều khiển (trung tâm hô hấp ở hành não) - ra tín hiệu xử lý.

Đối với CO2, cơ chế chung là cảm nhận nồng độ CO2 trong máu động mạch, các receptor tập trung chủ yếu là quai động mạch chủ và xoang cảnh. Khi nồng độ CO2 máu thay đổi, thì cơ chế điều hòa ngược âm tính xảy ra, để đưa nồng độ CO2 về ổn định. Nếu nồng độ CO2 tăng lên cao, thì phổi sẽ tăng thông khí để làm giảm nồng độ CO2 trong máu xuống. Còn nếu nồng độ CO2 trong máu xuống thấp, thì phổi sẽ giảm thông khí để đưa nồng độ CO2 về ổn định. Khi nồng độ CO2 xuống quá thấp, thì phổi không đào thải CO2 nữa, để tránh thất thoát CO2. Do đó, bệnh nhân ngừng thở.

Cơ chế đối với sự tác động của O2 thì anh không rõ lắm. Trong sách Sinh lý của bọn anh cũng không đề cập.
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Cái này là đề thi chọn hs giỏi dự thi olympic 2008 đây,có ai có hứng thú đọc thử nhé
JFBQ00134070103A.gif

Phần tế bào học :
1.a) Hãy nêu những nét chính trong lịch sử phát triển khái niệm gen.Từ những hiểu biết cơ bản về cấu trúc và CN của gen,hãy trình bày quan niệm hiện đại về gen.
b.) Cần cho consixin tác động vào giai đoạn nào của chu kì tế bào để tạo thể đa bội hiệu quả.Giải thích.
2.Năm 2007 giải Nobel Sinh lý học và Y học đã trao cho công trình ngâm cứu về tế bào gốc.Em hãy trình bày những hiểu biết của em về tế bào gốc và công trình được giải Nobel này 8-}
3.Có 3 lọ dung dịch đựng 3 thứ : ADN,amilaza và glucozo.Khi đun nóng cả 3 dung dịch lên nhiệt độ gần nhiệt độ sôi,sau đó đưa trở lại nhiệt độ phòng ban đầu,thì mức độ thay đổi cấu trúc xảy ra sâu sắc nhất là ở dung dịch chất nào.Giải thích....
4.Hãy nêu những khác biệt giữa tiền mARN và mARN thành thục trong quá trình phiên mã ở SV nhân thực.

Phần vi sinh học :
1. Hãy nêu kiểu dinh dưỡng,hô hấp,nguồn nl,nguồn C của các VK nitrat hóa.Vai trò của các VK này với cây trồng.
2. Etanol ( nồng độ 70% )và penicillin đều là những chất có khả năng diệt khuẩn tốt.Hãy giải thích tại sao các VK lại khó có khả năng chống lại được tác dụng của etanol nhưng lại có thể dễ dàng chống lại tác động của penicillin.

Phần sinh lý động :
1.a) Hãy trình bày cơ chế nhân nồng độ ngược dòng của thận.
b) Giải thích tại sao nhiều ĐV ở cạn lại không có khả năng thải NH3 qua đường nước tiểu,trong khi các động vật ở nước ngọt lại có thể thải NH3 qua đường nước tiểu.
2.a) Một người bị hở van nhĩ thất ( van đóng ko kín )
- Nhịp tim người đó có thay đổi ko ? Tại sao ?
- Lượng máu tim đưa đi mỗi lần co bóp có thay đổi ko ? Tại sao ?
- Huyết áp có thay đổi ko ? Tại sao ?
- Hở van tim thì có hại gì ?
b) Hãy trình bày mối quan hệ trong hoạt động của tuyến yên và vùng dưới đồi ?

Phần sinh lý thực :
1. Sự tạo thành ATP trong hô hấp ở TV diễn ra bằng những con đường nào và ATP tham gia vào những quá trình sinh lý nào ở cây ?
2.RubisCO là gì ? Sự hoạt động của chất này trong cây khi môi trường có đầy đủ CO2 và khi thiếu CO2 ????
3.Auxin là 1 trong những nhóm chất điều hòa ST ở TV.Hãy nêu ví dụ về đại diện tự nhiên và nhân tạo của nhóm ? Tác dụng sinh lý của nhóm ? Ứng dụng của nhóm ?
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

2. Etanol ( nồng độ 70% )và penicillin đều là những chất có khả năng diệt khuẩn tốt.Hãy giải thích tại sao các VK lại khó có khả năng chống lại được tác dụng của etanol nhưng lại có thể dễ dàng chống lại tác động của penicillin.
Cơ chế diệt khuẩn của ethanol là hòa tan lipid trên màng sinh chất vi khuẩn, biến tính protein, làm phá hủy cấu trúc màng tế bào gây ly giải vi khuẩn. Do đó, các vi khuẩn rất khó có thể chống lại được tác động này. Chỉ có cách là tạo ra các lớp bảo vệ (ví dụ vỏ nhày) để chống lại tác động của cồn.

Penicillin là một kháng sinh. Vị trí tác động của nó là gắn vào vách tế bào vi khuẩn, ức chế sự tổng hợp vách tế bào (bằng cách ức chế cạnh tranh với enzyme transpeptidase), do đó, làm cho vi khuẩn không có khả năng giữ áp suất cao ở trong lòng của nó và bị chết. Tuy nhiên, do Penicillin chỉ gắn vào vách tế bào, nên nếu vi khuẩn có khả năng vô hiệu hóa sự gắn này thì penicillin không có tác dụng. Điển hình là các vi khuẩn kháng penicillin (ví dụ Staphylococcus aureus) có khả năng sinh penicillinase, một enzyme phá vỡ cấu trúc của penicillin.

Mấy câu hỏi Sinh lý động ... hơi bị trâu :-s
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

còn 1 phần nữa của ngày thi thứ 2
Phần di truyền :
1. Trong mô hình điều hòa gen Operon Lac ở E.coli, nếu đột biến xảy ra ở vùng gen điều hòa R ( Lac i ) thì sự biểu hiện của các gen cấu trúc thay đổi như thế nào ?
2. Trong quá trình nghiên cứu các tính trạng ở chuột đồng người ta có kết quả phép lai như sau :
P (t/c) : xám x trắng
F1 : 100% xám
F2 : 3 xám : 1 trắng
Dựa vào KQ phép lai em hãy xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng màu lông chuột trên.Viết sơ đồ lai.
3. Di truyền quần thể,tính tần số alen.Bấm máy là chính zzz.......

Phần tiến hóa :
1. Trong quá trình tiến hóa,khi sử dụng kháng sinh để diệt vi khuẩn đã thấy xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh.Hãy trình bày cơ chế tiến hóa và di truyền giải thích cho sự gia tăng tần số các alen kháng thuốc kháng sinh trong quần thể vi khuẩn ?
2. Trong các hình thức CLTN,hình thức chọn lọc nào có xu hướng duy trì ổn định cấu trúc quần thể,cả 2 alen trội và lặn đều có thể tồn tại được trong quần thể ? Đặc điểm của hình thức chọn lọc đó.

Phần sinh thái :
1.Các giai đoạn chính của chu trình Nitơ trong tự nhiên ? Các sinh vật nào tham gia vào các giai đoạn đó trong chu trình ?
2.Lại bấm máy áp dụng công thức.Phương pháp "bắt,đánh dấu,thả và bắt lại".

Phần trắc nghiệm cũng có nhiều câu hay,nhưng mà em ko nhớ nổi hết.
yociexp103.gif

À quên,ai rảnh vote cho em cái nha :">
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Haha vui nhỉ... Viết bài mà có màn "ai rảnh vote cho cái" nữa cơ àh??? Thế chú làm bài có được không... Em cũng xin có vài ý kiến:

*TẾ BÀO HỌC
1.
a)Hình như quan niệm trước đây (em không nhớ cụ thể là của những ai) cho rằng gene là đơn vị chức năng, đơn vị đột biến và đơn vị tái tổ hợp nhưng theo quan niệm hiện đại thì gene là đơn vị cấu trúc của thông tin di truyền không thể phân nhỏ hơn được nữa về mặt chức năng (cistron) - nghĩa là gene là đơn vị chức năng, mang bản chất là ADN gồm hàng nghìn cặp nu quy định 1 sản phẩm nhất định (mARN hay chuỗi polypeptit); trong khi đó đơn vị tái tổ hợp (recon) hay đơn vị đột biến (muton) chỉ là từng cặp nu riêng biệt.
b) Consixin làm ức chế quá trình hình thành thoi phân bào trong khi các NST đã tự nhân đôi do vậy trong quá trình phân bào không có sự phân đôi NST về 2 tb con nên kết quả hình thành tế bào đa bội. Vậy theo em nên tác động consixin vào pha G2 là có hiệu quả nhất.

2. Hic... tb gốc chắc là tb chưa bị biệt hóa, vẫn còn khả năng phân chia mạnh sau đó mới phân hóa thành những mô, cơ quan trong cơ thể. Tb gốc hay nghe nói được lấy từ dây rốn thì phải???

3. ADN khi đưa đến nhiệt độ cao thì bị hai mạch ADN tách ra nhưng sau đó khi đưa dần lại nhiệt độ phòng thì 2 mạch sẽ lại bắt đôi với nhau. Với glucose thì có khối lượng phân tử lớn nên không ảnh hưởng gì lớn khi đưa đến gần nhiệt độ sôi và sau đó đưa trở lại nhiệt độ phòng. Còn amilase là enzim bản chất là protein, khi đưa đến gần nhiệt độ sôi thì bị biến tính và không thể hồi biến do vậy bị thay đổi sâu sắc nhất.

4. Tiền mARN còn có sự phân mảnh do trong gene có sự xen kẽ giữa các đoạn mã hóa (exon) và đoạn không mã hóa (intron). Ở mARN không có sự phân mảnh do intron đã bị loại bỏ. Ở đầu mARN trưởng thành có mũ guanin,...
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Trả lời thêm ý của em Bảo Long, theo ngôn ngữ dân Dược, có lẽ đem lại vài kiến thức thú vị hơn cho các em, nếu thấy Dược học là khô khan
Penicillin, cùng với cephalosporin thuộc nhóm kháng sinh betalactam. Đây là chủng kháng sinh được phân lập đầu tiên, lịch sử của nó thì có lẽ đã quá hoành tráng, penicillin hay được dùng nhất trước kia tên là penicillin G (có nghĩa là người ta cấy dần dần trên môi trường thạch đông, đến lô G thì nhận thấy hoạt tính mạnh nhất)
Penicillin là nhóm kháng sinh ít độc tính, hầu như chỉ gây dị ứng với những người mẫn cảm với thuốc, tuy nhiên, phổ tác dụng của nó lại hẹp (hầu hết chỉ trên vk G(+), lí do là như các em biết, penicillin tấn công vào phần lipid để ngăn cản tổng hợp thành tế bào, do đó, đối với vk G(+), thành tb chủ yếu là lipid thì mới có td, với G(-), hoạt lực kháng sinh giảm rất mạnh
Hai điểm quan tâm khi điều chế một kháng sinh beta-lactam là làm sao cho chúng có tính kháng men và kháng acid, đây là 2 điểm rất hay nên anh sẽ giải thích kĩ
Do thành phần của kháng sinh beta-lactam có cấu trúc cơ bản là khung beta-lactam, có nhóm carboxyl rất kém bền, dễ bị thủy phân bởi 3 yếu tố là môi trường acid, môi trường kiềm, và bởi men beta-lactamase do vk tiết ra:
Yếu tố 1: mtr kiềm, ít quan tâm
yếu tố 2: mtr acid, quan tâm. Lí do :dạng bào chế là thuốc uống, sẽ bị pH dạ dày thủy phân, do đó, thông thường, các penicillin hay gặp trên thị trường là ampicillin, amoxicilin thường bào chế ở dạng viên con nhộng (vào dạ dày, tan ra giải phóng thuốc từ từ)
yếu tố 3: quan tâm, do nhiều vk kháng thuốc tiết ra
Giải pháp
Kháng acid: thêm nhóm có độ âm điện mạnh để hút bớt điện tử của nhóm carboxyl, tránh tác nhân ái nhân tấn công
Kháng men: 1.thêm nhóm cồng kềnh cản trở men tấn công vào
2.dùng kèm các chất có cấu trúc tương tự nhưng đơn giản hơn, để vk nhầm lẫn, tấn công vào
(nếu quan tâm thì hồi sau còn tiếp)
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Đây là một câu hỏi vi sinh trong đề thi chọn học sinh giỏi lớp 10 của Đà Nẵng vừa rồi, mọi người trả lời thử :
Tại sao một số loại thuốc kháng sinh có khả năng tiêu diệt tế bào vi khuẩn mà không có khả năng tiêu diệt tế bào người ?
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Cái này không khó. Các kháng sinh như vậy thường tác động vào ribosome của vi khuẩn, ức chế quá trình sinh tổng hợp protein của vi khuẩn nên giết chết vi khuẩn. Điểm quan trọng ở chỗ là một số kháng sinh chỉ tác động vào dưới đơn vị 30S, 50S hoặc toàn ribosome 70S của vi khuẩn - chứ không tác động vào dưới đơn vị 40S hoặc 60S ở tế bào người. Do vậy, chỉ có tế bào vi khuẩn bị giết chết, còn tế bào người thì không.

Hồi trước vừa đọc sách, thì erythromycin tác động vào dưới đơn vị 50S, còn tetracycline tác động vào dưới đơn vị 30S. Đây là hai kháng sinh phổ biến sử dụng hình thức ức chế quá trình sinh tổng hợp protein để diệt vi khuẩn.
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

2.Năm 2007 giải Nobel Sinh lý học và Y học đã trao cho công trình ngâm cứu về tế bào gốc.Em hãy trình bày những hiểu biết của em về tế bào gốc và công trình được giải Nobel này 8-}

Có thể đọc thêm về công trình gene targeting ở Tủ sách VLOS. Công trình này nặng về việc tạo ra những con chuộc knock-out những gene nhất định phục vụ nghiên cứu hơn là liên quan đến tế bào gốc như là câu hỏi.

Giải Nobel sinh lý học và y học năm 2007
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Nhưng tại sao nó chỉ tác động tới riboxom thôi anh. Theo em biết kháng sinh còn tác động tới thành VK nữa mà, trả lời như thế có thiếu ý k anh?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Những thành phần thiết yếu của một vi khuẩn (tức là không có thì nó chết) bao gồm:
- Nhân: Không có nhân, vi khuẩn coi như xong.
- Ribosome: Không có ribosome, vi khuẩn không tổng hợp được protein, cũng xong.
- Màng sinh chất: là nơi thực hiện quá trình trao đổi chất giữa vi khuẩn với bên ngoài. Thiếu màng sinh chất, mọi thứ sẽ ra vào vi khuẩn theo chiều gradient nồng độ. Vi khuẩn cũng coi như xong.
- Vách tế bào: Áp suất thẩm thấu bên trong vi khuẩn lớn hơn rất nhiều so với bên ngoài. Chính vách tế bào đã giữ cho áp suất bên trong vi khuẩn cao như thế. Không có vách tế bào, toàn bộ vi khuẩn sẽ bị li giải.

Một kháng sinh thường chỉ tác động lên một trong số các vị trí cốt yếu đó. Các vị trí dễ tác động ắt hẳn là vách và ribosome. Nhân có thể tác động bằng hình thức gây đột biến. Chẳng hạn như kháng sinh nhóm beta-lactam thì tác động chủ yếu vào vách tế bào. Tetracycline và erythromycin thì lại chỉ tác động vào ribosome. Vách thì tế bào người không có, còn ribosome người thì khác vi khuẩn. Cho nên một số kháng sinh ít gây ảnh hưởng tới tế bào cơ thể người.

Mà anh nghĩ câu hỏi chỉ hỏi "một số kháng sinh" chứ có hỏi tất cả các loại đâu :p
 
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Đề thi olympic 30/4 năm nay dài kinh khủng. Mọi người kham khảo vài câu cũng khá hay :
Câu 1-c:
Hãy cho biết các chất như estrogen, prôtêin và oxi được vận chuyển qua màng bằng cách nào ?
Câu 3 :
a/ Trình bày tiêu chí phân loại 5 giới và 3 lãnh giới ?
b/ Đa dạng sinh học gồm những dạng nào ? Loại đa dạng nào là quan trọng nhất ? Vì sao ?
e/ - Tại sao trong chế biến nước mắm người ta không loại bỏ ruột cá ?
- Từ một tế bào VK gây dịch tả Vibrio cholerae ban dầu, sau 48h tạo được
64^24 tế bào. Hỏi thời gian một lứa của tế bào vi khuẩn gây bệnh dịch tả là bao nhiêu ?
- Tại sao trước đây cả vi khuẩn cổ và vi khuẩn được xếp vào một nhóm nhưng gần đây lại tách ra thành hai nhóm riêng biệt ?
Bài toán :
a/ Rất dễ.
b/ Một tế bào sinh dục sơ khai của ruồi giấm tiến hành giảm phân đã xảy ra trao đổi đoạn một điểm ở các cặp nhiễm sắc thể, kết quả thu được số loại giao tử tối đa là 128. Xác định giới tính của cá thể đó?
c/ Trong quá trinh nguyên phân của một tế bào sinh dục sơ khai của ruồi giấm, người ta thấy số NST đơn ở các tế bào con gấp 32 hai lần số NST giới tính X. NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Tính số lần nguyên phân ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Ôi đề lớp 10 năm nay cho rộng quá nhỉ, năm ngoái giới hạn chương trình không cho phân loại giới sinh học và đa dạng sinh học. Bài toán thì anh tin rằng e làm được :D.
1c) Oxi thì được vận chuyển thụ động (theo cơ chế khuếch tán), estrogen và protein là những đại phân tử nên được vận chuyển qua màng theo cơ chế chủ động nhờ kênh protein trên màng tế bào.
3e)_ Trong ruột cá có enzyme protease giúp phân giải protein, đồng thời có các vi khuẩn ưa mặn tạo hương thơm, làm cho qua 1 trình làm nước mắm co hiệu quả.
_ Câu thứ hai không hiểu câu hỏi muốn hỏi gì?
_ Thực ra vi khuẩn cố (gồm 3 nhóm chính là Mycoplasma, Richsketxia và Clamidia) có khả năng sống trong những điều kiện vô cùng khắc nghiệt, và nó có một số đặc điểm giống với eukaryotae hơn, như ở màng tế bào của Mycoplasma có chứa sterol, một loại lipid luôn có trong màng tb của eukaryotae,...

Ah báo cáo các bác rằng em cũng có thi và được HCB ^^. Đề lớp 11 lại chú trọng vào sinh lý thực vật mới đau chứ. Ah có một câu hỏi về sự liên quan giữa phân hủy hồng cầu và chứng vàng da bệnh lý. Câu này không khó nhưng vẫn muốn nghe ý kiến của mấy anh về chứng vàng da này, cũng thú vị đấy chứ!!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Câu hai ý hỏi thời gian cần cho một lần phân bào ớ anh.
Câu 1c anh dính chưởng giống em rồi, estrogen là steroit nên vận chuyển thụ động qua màng lipit, còn prôtêin thi vận chuyển qua kênh và còn thực bào, xuất bào nữa nữa.
Em thấy đề 11 năm nay cũng rất khó. Mấy chị trường em đâu cũng đâu có huy chương vàng.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Trước hết xin chúc mừng em Đạt. Còn bây giờ là ý kiến của anh về vấn đề này, một trong những vấn đề anh rất thích :">

Ah có một câu hỏi về sự liên quan giữa phân hủy hồng cầu và chứng vàng da bệnh lý. Câu này không khó nhưng vẫn muốn nghe ý kiến của mấy anh về chứng vàng da này, cũng thú vị đấy chứ!!

1. Nhắc lại sơ lược về con đường thoái hóa hemoglobin trong máu:

- Hemoglobin được thoái hóa thành Globin và nhân Heme.
- Nhân Heme tiếp tục thoái hóa qua nhiều bước cho ra sản phẩm là Biliverdin rồi được oxy hóa thành Bilirubin.
- Dạng Bilirubin được sinh ra này là Bilirubin gián tiếp hay Bilirubin tự do, không tan trong nước, gây độc đối với hệ thống thần kinh, phá hủy màng tế bào, cần được vận chuyển trong máu bằng albumin.
- Sau khi theo máu về đến gan, Bilirubin gián tiếp được liên hợp với Glucuronic acid (cần enzyme) tạo thành Bilirubin trực tiếp hay Bilirubin liên hợp, tan được trong nước, không độc, và sau đó được đào thải qua đường mật.

2. Bệnh lý liên quan đến thoái hóa Hemoglobin:

- Thiếu hụt enzyme do yếu tố di truyền: Gây ra sự không liên hợp Bilirubin tại gan, dẫn đến nồng độ Bilirubin tự do vượt quá mức cho phép trong máu.
- Tan máu: Hàng loạt hồng cầu bị phá vỡ, gây giải phóng hàng loạt Hemoglobin, chúng thoái hóa và tạo ra sản phẩm là rất nhiều Bilirubin tự do.
- Phá hủy tế bào gan: Tế bào gan bị phá hủy, dẫn đến mất khả năng liên hợp Bilirubin.
- Tắc đường mật: Ứ mật làm cho bilirubin không theo mật đi xuống ruột để đào thải ra ngoài, dẫn đến Bilirubin quay ngược trở lại máu.
- ...

3. Kết quả chung: Nồng độ Bilirubin toàn phần huyết thanh là cân bằng giữa lượng Bilirubin được liên hợp để đào thải với lượng Bilirubin giải phóng ra do thoái hóa Hemoglobin. Khi nồng độ Bilirubin trong huyết thanh tăng lên, Bilirubin đọng lại dưới da và niêm mạc, tạo ra một màu vàng nghệ của da và niêm mạc, khác hẳn với màu da bình thường, được gọi là hội chứng vàng da (jaundice). Triệu chứng điển hình là vàng da và vàng củng mạc mắt.

4. Hội chứng vàng da được chia làm ba nhóm theo cơ chế bệnh sinh:

- Vàng da trước gan: Vàng da do các yếu tố bệnh lý không tại gan mật gây nên, chẳng hạn như tan máu ...
- Vàng da tại gan: Vàng da do sự phá hủy các tế bào gan gây nên, thường thấy trong viêm gan, xơ gan ...
- Vàng da sau gan: Vàng da do sự tắc nghẽn đường mật gây ứ mật, chẳng hạn như khối u đầu tụy, giun chui ống mật ...

Vàng da do sự phá hủy hồng cầu là vàng da trước gan, thường là nguyên nhân tan máu (thiếu máu tự miễn, sử dụng các thuốc, phóng xạ, thiếu máu hồng cầu hình liềm, tai biến truyền nhầm nhóm máu ...)


Tiện đây, hỏi các em một câu: Khi bị chấn thương phần mềm do va chạm, màu da ở vùng chấn thương đó sẽ thay đổi như thế nào? Giải thích cơ chế?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Vàng da do sự phá hủy hồng cầu là vàng da trước gan, thường là nguyên nhân tan máu (thiếu máu tự miễn, sử dụng các thuốc, phóng xạ, thiếu máu hồng cầu khổng lồ, thiếu máu hồng cầu hình liềm ...)

Hemolytic anemia
Corpuscular H-A : HEREDITARY
--->Membrane of erythrocyte: Minskowski Chauffard
--->Hb:
+Qualitative: Drepanocyte
+Quantitative: Thalassemia
--->Erythrocytic enzyme

Extra-corpuscular HA: ACQUIRED
--->Immunological(Coombs+): autoimmunization, alloimmunization , immuno-allergy
--->Other(Coombs-): toxic, mechanical(schizocyte)...
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Sinh học... Vào đây để bàn luận.

Tiện đây, hỏi các em một câu: Khi bị chấn thương phần mềm do va chạm, màu da ở vùng chấn thương đó sẽ thay đổi như thế nào? Giải thích cơ chế?

Hihi, thì vùng da đấy bị sưng lên, màu vùng da chuyển sang tím bầm =)) . Còn cơ chế thì em còn phải suy nghĩ thêm!!! :D
 
Back
Bên trên