Cái sức biểu cảm có thể anh dùng từ ko chính xác, nhưng nếu Việt tìm được một câu “chính thống” thể hiện được đấy đủ tất cả các sắc thái, tức là đem đến cho ng đọc một cảm giác ko khác gì viết kiểu @ thì nghĩa là sự tồn tại của nó là thừa. Còn nếu ko, em sẽ phải thừa nhận nó diễn đạt đc 1 cái mà ngôn ngữ “chính thống” ko làm dc, và như vậy nó là sự mở rộng. Em có thể thử với câu mà Tâm đã ví dụ.
“Zô năm học òi, full fải off nick thôi, hè năm sau sẽ típ tục fát chiển sự nghiệp spam zĩ đại ^_^, mọi chi tiết xin liên hệ …@ da heo chấm cơm vào mỗi són chủ nhẹt (zống wảng cáo wá zậy chòy). hè năm nay zui thẹt, wen dc méi chục bạn online ^_^ bb all, giờ này hè năm sau giang hồ sẽ lại típ tục đẫm máu –> giống fin kiếm hiệp trung bông (wa) wá >”< Kakaka!!!”.
"Vào năm học rồi, full phải off nick thôi, hè năm sau sẽ tiếp tục phát triển sự nghiệp spam vĩ đại ^_^, mọi chi tiết xin liên hệ
[email protected] vào mỗi sáng chủ nhật (giống quảng cáo quá vậy trời). hè năm nay vui thật, quen được mấy chục bạn online ^_^ bb all, giờ này hè năm sau giang hồ sẽ lại tiếp tục đãm máu -> giống phim kiếm hiệp Trung Quốc quá >"< kakaka!!"
Em thấy viết bằng ngôn ngữ bình thường cũng có kém gì đâu nhỉ? Cần thì thêm vài cái icons vào cho biểu cảm
Vào năm học rồi, full phải off nick thôi
Hè năm sau sẽ tiếp tục phát triển sự nghiệp spam vĩ đại
Mọi chi tiết xin liên hệ
[email protected] vào mỗi sáng chủ nhật (giống quảng cáo quá vậy trời
). Hè năm nay vui thật, quen được mấy chục bạn online \:d/ Bb all, giờ này hè năm sau giang hồ sẽ lại tiếp tục đãm máu -> giống phim kiếm hiệp Trung Quốc quá
kakaka!!
"Ngôn ngữ @" từ forums, từ blogs mà ra, các icons cũng thế, và được sử dụng nhiều để thể hiện cảm xúc. Thế thì thay vì tạo ra một ngôn ngữ mới, với cấu trúc từ ngữ loạn xị, sao không dùng cho quen mấy cái icons, sau đó chỉ cần gõ các kí tự tương ứng là tưởng tượng ra icons? Việc dịch kí tự ra icons tương ứng trong đầu không hề khó hơn việc dùng "ngôn ngữ @" để bắt người đọc hiểu ra ngôn ngữ bình thường. Và ở một khía cạnh nào đó, mình vừa có thể hạn chế sự thiếu chuẩn xác của câu chữ, vừa thể hiện được cảm xúc.
Có một điều phải tách biệt là bản thân ngôn ngữ và ng sử dụng. Chủ yếu mọi ng chê vì những ng sử dụng cái này thường sao đó… Nhưng ko thể đổ tại nn@ làm họ như vậy, chỉ là bây giờ mới có 1 cái thể hiện đc những cái họ muốn nói thôi.
Em đã nói về "nhân-quả" rồi, anh xem lại lần nữa nhé!
Em nói "iem hok bik", "cháo dek thik",... là ko tôn trọng nhưng thực ra có vấn đề gì đâu, ko tôn trọng ở chỗ nào :-?? Tất nhiên nói “đếch” thì là ko tôn trọng nhưng rõ ràng @ ko có lỗi gì trong vụ này :-??
Thế ạ? thế bây giờ em
dek quan tâm anh nói gì, thì anh nghĩ sao?
(Hì, chưa biết anh nghĩ sao, chứ em thì thấy mình hỗn láo, có lỗi khi nói thế! Nếu anh có thể dùng những từ như thế để nói với người lớn hơn, thì em cũng...
dek có gì để nói nữa =)))
“em iu ăn lém” em nói là ko nghiêm túc, ko thể hiện tốt nhưng đó là vấn đề ng viết chứ ko phải ngôn ngữ. Ngôn ngữ @ ở đây cung cấp một cách thể hiện khác, còn ko nghiêm túc nó nằm ở suy nghĩ của ng viết. Sự mở rộng ở đây là nếu nói đùa họ có thể nói như vậy, nếu muốn nói nghiêm túc thì họ nói như em (tạm thời coi như nói như em là nghiêm túc), tức là có thêm 1 lựa chọn. Thoái hóa ở đâu :-??
Đấy, vấn đề ở đấy đấy ạ!
Vì sao ngôn ngữ @ lại cho phép thể hiện tình cảm một cách bông đùa như thế? Là vì người ta có nhu cầu đùa.
Vì sao người ta lại cứ đùa như thế? Là vì ngôn ngữ @ đã cho phép họ làm cái họ muốn.
Không chỉ liên quan tới "nhân-quả", mà còn cả "cung-cầu" nhỉ!
Mọi ng có nhắc nhiều đến sự trong sáng của TV, giữ bản sắc…. nhưng cái tiếng Việt hiện giờ ở đâu ra? Ngoài cái phiên âm thì 100% là do một bác ng Pháp dùng chữ Latinh để viết!!! Vậy dựa vào đâu để nói “vậy trời” “chính thống” hơn “zậy chòy” khi nó vẫn giữ khá tốt phiên âm, dựa vào đâu để nói chính tả là một cái bản sắc của ng Việt!!!
Anh nhầm lẫn, hay em thiếu sót nhỉ? Theo cách nói của anh thì Alexandre de Rhôdes đã dạy người Việt mình
nói một ngôn ngữ mới à?
Em tưởng ông chỉ tạo ra hệ thống văn tự Việt dựa trên bảng chữ cái latin và hệ thống dấu của Bồ Đào Nha? Nghĩa là trước khi có
chữ Quốc ngữ thì dân ta đã
nói như hiện nay, và sau đó thì dùng dạng
chữ viết mới để
ghi chép lời nói thay cho tiếng Nôm thôi.
Cái “chính thống” ở đây chẳng qua là nhiều ng dùng và tự coi mình là chuẩn mà thôi! Việc một ngày nào đó “khog” hoặc “ko” sẽ thay thế cho “không” là chuyện ko chỉ trong tưởng tượng đâu. Tất nhiên để truyền đạt (chức năng của ngôn ngữ) hiệu quả cần có chuẩn mọi ng đều hiểu, nhưng khi mọi ng đều hiểu thì cái lý do “chính thống” rất chuối.
Chữ Quốc ngữ ra đời sau bao nghiên cứu về ngữ âm, âm vị học, có những logic nhất định cho nên được nước ta sử dụng chính thức, chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Hiện nay vẫn có nhiều vấn đề chưa giải quyết xong trong tiếng Việt như là chuyện "i/y", phương ngữ, ảnh hưởng của tiếng nước ngoài... Đấy là các nhà ngôn ngữ còn dựa vào bao nhiêu tài liệu, qua bao nhiêu nghiên cứu, hợp tác với bao nhiêu nước... mà vẫn còn gặp khó khăn. Thế mà giờ thế hệ @ lại tạo ra một thứ ngôn ngữ dạng
mã hóa, không có lí luận ngữ âm, mà lại được coi là có triển vọng hướng tới sự "hiện đại hóa" thế cơ ạ?
Em cứ lấy ví dụ thế này để hỏi anh:
1.
B4^y gi0*` 3m vik thy' n4`y, 4nh -d0.c thy` v4^~n hi?u -du'ng hok ạ?
2.
Thê' co`n bi jo+`, vít thí ni` thi` anh càng de^~ hỉu nhỉ?
---> @ có thể viết không theo một chuẩn nào cả, cứ tiện gõ thế nào thì gõ thành thế. Sự phát triển của ngôn ngữ có thể dựa trên
cơ sở của một thứ không có cơ sở như thế không?
Ở các nước khác, ý thức người ta cực cao, em lấy ví dụ ở Pháp, tụi bạn em cũng dùng "ngôn ngữ sms" để chat với nhau, nhưng mà khi nào bọn em thảo luận chuyện học hành hoặc công việc thì chúng nó tự động hạn chế hết sức việc dùng ngôn ngữ ấy. Còn ở VN, dân mình có làm được thế không? Khi thói quen đã ngấm vào máu rồi, thì có còn phân biệt được lúc nào là thảo luận nghiêm túc, lúc nào là vui đùa nữa không?
Ngoài ra, càng ngày công nghệ thông tin càng phát triển, tin học đưa con người tới đỉnh cao của kiến thức nhân loại, giúp người ta có thể học được văn hóa trên khắp thế giới mà không cần đi xa.
Hiện tại các chuyên gia về ngôn ngữ cho tin học vẫn phải "cày bừa" để sản xuất những sản phẩm phần mềm chuẩn hóa tiếng Việt trên máy tính, hoặc là các phần mềm phiên dịch giữa tiếng Việt và các thứ tiếng khác. Bên cạnh đó, cư dân @ lại sáng tạo và nhanh chóng phát triển một thứ ngôn ngữ mới.
Nếu dân mình mà không lo bảo vệ ngôn ngữ, để cho nó phát triển một cách vô nguyên tắc như thế, thì nếu VN gặp khó khăn trong việc đồng nhất giao tiếp trên máy tính cũng là điều dễ hiểu, lúc đấy cũng chẳng trách được làm sao các nước khác cứ bỏ rơi mình.
Chẳng lẽ trong khi nước ngoài dành thời gian để xây dựng nhiều thứ hay ho bằng ngôn ngữ thông dụng nhưng có nguyên tắc của họ, thì Việt Nam mình lại phải lập hội thảo tranh luận xem nên dùng từ "bổ ích" hay "bổ ik" à? ("Bổ ik" thì chiếm ít bộ nhớ hơn "bổ ích" mà! Hay cứ viết thế cho nó "tưg thik"
)
Tất nhiên có nhiều cái của nn@ mình ko thể chấp nhận đc nhưng ko ai có thể đảm bảo nó lại ko biến thể một lần nữa trước khi biến mất và đẻ ra một cái cực hay. Cũng có thể nó sẽ biến mất ko dấu vết, nhưng vùi dập tất cả những cái mang mác “nn@” là việc hấp tấp. Khi tất cả những hậu quả của nó mới chỉ trong tưởng tượng mà bảo phải vùi dập nó ngay thì thế giới này sẽ còn lại cái gì?
Đúng là bao giờ cũng phải thử mới biết. Nhưng hãy thử khi mình đã có một nền tảng chắc chắn đã, để nếu có vấn đề gì thì còn hướng giáo dục trở lại nền tảng ấy được.
Cũng như nếu muốn cài hệ điều hành mới thì cứ backup dữ liệu lại cho an toàn, có vấn đề gì thì còn restore được. Chứ cũng đâu có ai cấm cài ngay hệ điều hành mới đè lên cái cũ? nhưng nếu bị mất dữ liệu thì cũng chẳng biết phải làm thế nào đâu. Mà dữ liệu máy tính thì còn không có gì mấy, chứ văn hóa của con người mà bị thay thế kiểu đấy thì nguy hại lắm!
Ví dụ Hitle thì hơi xa vấn đề, trả lời ngắn gọn thôi là có bao giờ em nghĩ nếu ko có Hitle thì máu sẽ vẫn cứ đổ thành sông, thậm chí thành biển chưa
Mọi thứ đều có thể xảy ra. Nhưng Hitler đã xuất hiện và gây bao tai họa, thì nhân loại nên chọn cách nghĩ nào trong 2 cách này:
- Nếu không có Hitler thì biết đâu lại có kẻ khác tàn bao không kém? tóm lại đằng nào cũng chết!
- Giá mà không có Hitler, biết đâu sẽ tránh được cho bao mạng người phải ra đi?
Và bây giờ dù có nghĩ gì thì cũng không thể trở lại được như trước khi có các thảm họa. Thế thì nên ngăn chặn thảm họa, hay là nên để các mầm mống thảm họa lớn lên, để thử xem nó có phải thảm họa thật không?
Nếu quan tâm tới các vấn đề ngôn ngữ hơn một chút, chắc anh sẽ có suy nghĩ khác về hiện tượng "ngôn ngữ @".
Cuối cùng, em nghĩ sao về tâm trạng của những ông đồ ngày xưa khi chữ quốc ngữ ngày càng phổ biến? Em so sánh thế nào về quan điểm của em hiện nay với các ông đó? Và cuối cùng đứng trên quan điểm bây giờ em đánh giá thế nào những quan điểm đó?
Cái gì đã cũ, đã quen thuộc, gần gũi quá rồi thì tất nhiên là khó bỏ, sẽ tiếc nuối. Nhưng dù các ông đồ tiếc chữ Nôm, thì cũng có ông nào lên tiếng phản đối được chữ quốc ngữ bằng lí lẽ không? Chữ quốc ngữ đã đơn giản hóa rất nhiều khả năng ghi chép của người Việt, mà vẫn giữ được những qui tắc hợp lí nhất định. Anh so sánh sự thay đổi từ Nôm sang Quốc ngữ, với sự thay đổi từ Quốc ngữ sang... a còng, có lẽ là không được cân xứng lắm!?
All Connek là một chương trình của VTV6, kênh mới dành cho giới trẻ nên các đồng chí ở nước ngoài chưa biết. All connek chơi theo kiểu chia làm 2 phe tranh luận về các vấn đề đang nổi. Nói chung các ý hầu hết theo lối mòn vì tuổi trẻ VN ít có điều kiện sáng tạo, nhưng ít nhất nó cũng rèn cái thói quen nói lên suy nghĩ của mình.
Sáng tạo là tốt, nhưng cũng phải có qui tắc, đặc biệt đối với ngôn ngữ (lời nói, chữ viết) - một công cụ phản ánh văn hóa và văn minh của mỗi nước, công cụ giao tiếp quan trọng của mỗi nước, và của các nước với nhau.
Anh có từng xem anh Joe nói về "ngôn ngữ chat" của thế hệ @ VN chưa ạ?
Người nước ngoài đang cười dân mình đấy!