Quay mòng mòng như ngôn ngữ a-còng

clue cho em Lộc: hãy tin vào bản năng của mình nếu em là một người Việt Nam em ạ >:)
 
Hic! Chả hiểu gì cả.:-??
@ Ngọc: Tao chả hiểu mày lập topic từ mấy mẩu báo lá cải mà sao nó sống lâu thế.:))
 
Có vẻ mọi người thích tranh cãi về những vấn đề thế này nhỉ. Quan điểm của em là sống trong thời đại mới, mình cũng nên có cái nhìn mới. Một cái nhìn đúng để không làm ảnh hưởng đến văn hóa dân tộc, cũng không mất đi tính hiện đại. Với ngôn ngữ tiếng Việt cũng thế.

Sử dụng các từ viết theo lối khác hiện nay rất phổ biến. Bạn có thể viết "không" là "ko", "biết" là "bít", "có" là "cóa" ... Những từ hay kí hiệu như thế, thực ra đã trở thành rất thông dụng ở trên Internet ở Việt Nam. Do đó, những ngôn từ như vậy, khi đưa vào một bài viết trên mạng, người đọc hoàn toàn vẫn có khả năng hiểu được nội dung của toàn bài viết, mà không bị tắc bởi những từ như thế. Do đó, việc sử dụng những từ ngữ này là có thể chấp nhận được.

Tuy nhiên, trong một bài viết có tính nghiêm túc cao, việc đưa ra những từ ngữ như thế này quả thực làm người đọc khó chịu vì tính không nghiêm túc của nó. Mặt khác, cũng như một câu văn tiếng Anh không nên có quá nhiều thành ngữ và các paraphase, sử dụng quá nhiều từ ngữ viết khác cách thông thường cũng làm cho người đọc cảm thấy khó chịu. Ví dụ như "A cóa bit e luv a nhìu nắm hok?" - thực sự là một câu vô cùng phản cảm.

Nhưng có một điều em không đồng ý trong vấn đề sử dụng cách viết khác hiện nay, đó là việc sử dụng các kí tự thay thế để tạo ra những câu văn cực kì ... "phản tiếng Việt". Bây giờ, hình như chúng nó dùng chữ "i" là số 1, chữ "e" là số 3 ... rồi dấu má đánh lung tung. Nếu như sử dụng để chat, thì còn tạm chấp nhận vì lý do không dấu. Nhưng ngay cả khi có thể gõ dấu (có bộ gõ và hiển thị được tiếng Việt), rất nhiều người vẫn sử dụng cách viết được cho là "xì-tin" này để viết. Đó là một thói quen, một xu hướng, một thời trang, một "mốt" và nói chung là một lối bắt chước nhau để tạo ra một cái gì mà bản thân những người đó cho rằng: đây mới là phong cách.

Nhưng họ đã hoàn toàn lầm khi cho rằng: Phong cách tạo ra bằng sự đi ngược lại những truyền thống văn hóa. Ta có thể kết hợp âm nhạc dân tộc với nhạc giao hưởng, ta có thể đan xen những chi tiết hiện đại lên bộ áo dài, có thể thay đổi ngôn ngữ từ tiếng Việt cổ thành tiếng Việt hiện đại ... nhưng một khi bỏ đi những truyền thống văn hóa, con người Việt Nam không còn là con người Việt Nam nữa. Tiếng Việt, từ lâu, bác Hồ đã cảnh báo về sự thiếu trong sáng trong ngôn ngữ của nó. Tiện đây, xin nêu một vấn đề nữa về những cái gọi là "lạm dụng từ Hán". Các vị bây giờ sử dụng nhiều từ Hán: thượng cờ, an tọa, túc cầu rồi thậm chí là mãn nhãn. Trong khi từ Việt dễ hiểu và gần gũi hơn rất nhiều. Đó cũng là một cái đi ngược lại truyền thống mà cho rằng như thế là phong cách, như thế là trang trọng.

Hôm trước, em đọc một bài viết của một đứa bạn em, từ đầu chí cuối hoàn toàn là những kí tự gì đó lằng nhằng, may mà mình cũng thuộc nhóm cuối 8x nên đọc được, nhưng khá là đau mắt. Thử cho đầu 8x hoặc 7x đọc, chắc họ phát hoảng. Em không biết ở lớp, chúng nó viết văn thế nào, nhưng chắc chắn, cái gì dùng nhiều rồi cũng sẽ ảnh hưởng đến cái gốc. Không phải tự nhiên đi nước ngoài vài năm thì tiếng Anh nói thạo hơn tiếng Việt, không phải tự nhiên vào miền Nam vài năm thì giọng đổi sang lơ lớ. Đó là sự chi phối của thói quen mới. Nếu như viết theo lối "a-còng" quá nhiều, liệu chúng nó có điền hồ sơ thi Đại học bằng cách cũ, hay lại cũng "Họ và tên: H0@`ng B@0? 10ng" ?! Văn thì bị ghét, còn ngôn ngữ "a-còng" được đề cao, liệu còn bao nhiêu bài văn hay sau này nữa? Thực sự, đây là điều đáng lo ngại.

Hi vọng dù là 9x, 200x hay là cái gì x đi chăng nữa, cũng sớm nhận ra rằng: giữ bản sắc văn hóa mới sống được, đi ngược lại với truyền thống sẽ sớm bị loại bỏ.
 
Anh Long co j` mà nặng nề thế :) Em nghĩ viết tắt hay viết chệch đi cũng đc, miễn là đói tượng hiểu và bộc lộ đầy đủ cảm xúc, kô gây phản cảm, ko dùng vào văn viết hay các vấn đề nghiêm túc, thế là ok
 
Sử dụng các từ viết theo lối khác hiện nay rất phổ biến. Bạn có thể viết "không" là "ko", "biết" là "bít", "có" là "cóa" ... Những từ hay kí hiệu như thế, thực ra đã trở thành rất thông dụng ở trên Internet ở Việt Nam. Do đó, những ngôn từ như vậy, khi đưa vào một bài viết trên mạng, người đọc hoàn toàn vẫn có khả năng hiểu được nội dung của toàn bài viết, mà không bị tắc bởi những từ như thế. Do đó, việc sử dụng những từ ngữ này là có thể chấp nhận được.

Em không đọc kĩ hả Minh? :)

Còn cái anh ghét không phải là cái này, vì bản thân anh cũng dùng mà. Cái anh muốn nói đó là sự biến tấu về ngôn ngữ một cách kinh khủng: chẳng hạn như tên anh viết là "40@`ng b@o? 10ng" thì thực sự không thể chấp nhận được. Thực sự, khi nhìn vào những cái như thế, anh không muốn đọc chứ đừng nói là có kiên nhẫn đọc hết.

Hi vọng em đã rõ ý kiến của anh :)
 
Em không biết ở lớp, chúng nó viết văn thế nào, nhưng chắc chắn, cái gì dùng nhiều rồi cũng sẽ ảnh hưởng đến cái gốc.
...
Hi vọng dù là 9x, 200x hay là cái gì x đi chăng nữa, cũng sớm nhận ra rằng: giữ bản sắc văn hóa mới sống được, đi ngược lại với truyền thống sẽ sớm bị loại bỏ.

Em thấy cái này anh hơi quan trọng hóa :D Em nghĩ cái này chỉ là một hình thức nói với bạn bè, kô đến nỗi ảnh hửong đến con ng`, càng kô ảnh hưởng đến n~ bài văn ở lớp cả.
Người ta viết thế nào kệ ng` ta, minh` ko thik nhưng ng` ta thik, chả có lí j` mình cấm ng` ta cả, rồi nó cũng sẽ mất dần đi thôi
 
Đấy là quan điểm của anh thôi. Nó có thể là quan điểm của các thế hệ trước bọn em. Anh thấy, các bố mẹ rất lo khi nhìn thấy con cái mình viết thế. Hi vọng là chúng nó vẫn viết văn tốt. Nếu không ảnh hưởng đến thì không có vấn đề gì, nhưng trên lâm sàng đã thấy những ca bệnh có triệu chứng tương tự :D
 
Hic! Tua đi tua lại rồi. Ai ko thik thì bảo lên rằng mình ko thik, thế thôi.
Chứ có ai cấm đc ai đâu, sao cứ phải cãi nhau nhở.:))
Lợi hại thế nào thì đọc lại khắc biết.:-<
 
clue cho em Lộc: bản năng nghĩa là nghĩ gì nói nấy. Một người Việt Nam là một người hiểu văn hóa Việt Nam. >:) đến level (bàn, bài, cửa) đấy chưa? >:) anh sang level (bàn, bài, cửa) mới rồi :D tình hình là anh sắp game over (phá đảo, về nước) rồi. Em Lộc thấy tiếng Việt giàu nghĩa chưa? :D mỗi vùng dùng một từ khác nhau đấy nhớ. >:)
Tóm lại là chat với các em (đối tượng cần chinh phục, mục tiêu phấn đấu cho tương lai, chứ các đối tượng "chat lang chạ" thì ignore, phải điều tra trước đã) mà các em nó dùng ký tự xì tin thì mình phải xì tin hơn anh Long ạ. Công thức là vừa chat xì tin vừa nói ẩn dụ, đôi khi chèn đè những ký tự random (kể cả symbol như kiểu $ # và cả ký tự của arab, thái - moi mấy chữ này trong language ở control panel ấy) vào. >:) Các em ấy lại chả khóc lên mà rằng: "Anh ơi, nói tử tế cho em hiểu với!" ấy chứ. >:) Vậy là 2 trái tim của 2 thế hệ lại chung một nhịp đập.
Thùm thụp... thùm thụp... thùm... thụp... (fading) >:) phim quay đến đây là máy quay chĩa lên cái đèn ngủ, rồi có bàn tay với lên cái đèn ngủ... màn hình tối om... sang cảnh tiếp ;;) ;))
 
Văn cảnh nào thì dùng ngôn ngữ vậy thôi.

Xin mạn phép hỏi các bác nào mà gào lên đòi bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt ở đây có dám chắc mình cả đời chưa dùng thứ ngôn ngữ "A còng" này trên mạng bao giờ không?

Chẳng ai dùng ngôn ngữ trên mạng đưa lên nói chuyện thời sự bao giờ. Mà thôi, cứ thử nghĩ xem cảnh nước mình đổi từ chữ Hán sang chữ Nôm (Na ná chữ Hán nhưng không phải chữ Hán), rồi từ chữ Nôm chuyển sang chữ Quốc Ngữ có giống thế này không?

Gì thì gì, chỉ cần mọi người đều biết thứ Tiếng Việt mô phạm là đủ. Còn việc phản đối các cách nói biến tấu sáng tạo, thì quả thật là hoài công quá. Bác nào thấy cách viết, cách nói đó phản cảm, không hợp với mình thì Alt + F4 một phát, thế là xong.
 
to Phong: anh không nghĩ như em, nói như em thì có nghĩa là thấy gì chướng tai gai mắt cứ nhắm tịt mắt lại và kệ nó. Anh cho rằng làm thế là không hay.

Tiếp tục nói về ngôn ngữ mới của 9x bây giờ, nói công bằng thì việc viết hay dùng ngôn ngữ kiểu @ đó không có gì đáng phải phàn nàn quá mức. Tuy nhiên theo chủ quan của mình thì những người dùng ngôn ngữ đó không phải là những người nghiêm túc. Có thể thấy rõ ràng là khi dùng ngôn ngữ kiểu như vậy các em 9x thường mang 1 ý trêu đùa làm ra vẻ dễ thương hoặc thậm chí để giảm nhẹ khi nói bậy. Chính vì đa số những người dùng ngôn ngữ @ theo cách đó nên mình mới ác cảm với cách dùng như vậy.
 
Thôi, nói lí lẽ thì ai cũng có lí lẽ của mình, em không lí sự nữa. Ai ủng hộ "ngôn ngữ @" thì cứ ủng hộ nhé, em copy mấy bài này vào cho vui =:)

1. http://tintuconline.com.vn/vn/song/145675/
Ngôn ngữ 9x: Đến thế này chăng!

“Minh` chua lam` bai` kiem tra vi` min`h nghi hoc. bj om’..min`h co giay phep dang` hoang` the ma no... cho kiem tra lai. rui` no tu. dien` diem? kem oi la kem’ vao` cho minh...” (mình chưa làm bài kiểm tra vì mình nghỉ học, bị ốm... mình có giấy phép đàng hoàng thế mà nó đ... cho kiểm tra lại, rồi tự nó điền điểm kém vào cho mình...)

Mới nhìn vào, hẳn chẳng ai có thể tưởng tượng nó được một nữ sinh trung học viết về cô giáo của mình. Đoạn entry với rất nhiều lời nhục mạ của cô học sinh này nhận được đến 62 comment cả đồng tình và phản bác.

Bài viết mang tên “djs me con phò” này được viết ra bởi blogger “Hương ỉn”, một nữ sinh lớp 11 Trường THPT Đống Đa, Hà Nội. Nội dung xoay quanh việc cô bé này bị ốm không đi thi, bị cô giáo cho điểm thấp. Chưa kể việc đúng sai trong chuyện này, chỉ riêng những dòng chữ chửi rủa dùng những từ ngữ “đầu đường xó chợ” đã khiến rất nhiều blogger “phát sốt”. Không ai ngờ một cô bé xinh xắn như thế lại có thể phát ngôn, chửi rủa cô giáo dạy mình bằng văn phong như thế.

Rất nhiều blogger đã lên tiếng “sửa sai” nhưng đều bị nhận phản ứng ghê gớm của chủ nhân blog. Thậm chí, ngay trong entry của mình, khi bị phản bác, cô bé còn tiếp tục viết thêm vào bài viết và tuyên bố: “Tao viết cái này để thay mặt toàn thể lớp 11... chứ đ... phải riêng tao...”. Điều lạ hơn là rất nhiều bạn bè của cô bé này tỏ ra đồng tình với cách chửi của cô. Trong phần comment, blogger ju[N}... đồng tình: “Hay... tao ghét nó...”. Thậm chí, một cô bé cùng lớp là Hong... còn nổi đóa lên giùm bạn khi có nhiều lời góp ý: “Chửi chết nó đi...”. Chủ nhân của blog cùng entry trên hiện đang rất “nổi tiếng” trong giới học sinh Hà Nội.

Khá nhiều forum của các trường THPT đã lấy nội dung entry về và đưa lên cho bàn dân thiên hạ “chiêm ngưỡng”. Càng đáng lo ngại hơn khi trong số những học sinh các trường khác, số người đồng tình với những lời lẽ này lại không phải ít. Bởi, với một bộ phận dân 9X, chuyện này đã quá bình thường. Blogger Kira, một người từng vào blog này có để lại comment: “Không biết sau cái comment này của tôi em có “đáp trả” lại như những cái ở trên kia không nhưng khi em đọc được thì làm ơn suy nghĩ lại xem sự khác biệt của em với những người khác trong xã hội này. Tôi vẫn mong có ngày em sẽ nhận ra, chưa quá muộn đâu”. Nhiều blogger chỉ còn biết cảm thán: “9X bây giờ kinh thật. 9X như thế thì vứt đi”.

2. http://tintuconline.com.vn/vn/song/143845/
Loạn “ngôn ngữ chat”

“Trời, mày nghĩ sao dị? Tao mà đi thít thằng chả? Tao mà iu được hắn, tao chít lìn. Hôm đi uống hồng trà cùng chả, nói cái giề chả cũng gật đầu “bít rùi, bít rùi, thực ra, chỉ được cái khoe khoang, có bít cái gì đâu. Nổ là chính!”. “Thì tao đâu bít thằng chả như dị đâu. Thấy cũng đẹp chai, gòi cũng ga lăng tăn. Gòi cũng thấy mày thít đi với chả mừ?”

Tôi đã thực sự choáng khi vô tình nghe được mẩu đối thoại trên của đôi bạn gái tuổi teen tại một quán hồng trà trên đường Võ Văn Tần. Trước đây, tôi từng được nghe loáng thoáng cái ngôn ngữ “ngồ ngộ” này xen lẫn trong các mẩu đối thoại của giới trẻ, nhưng không ngờ hiện nay cách thể hiện của tuổi teen lại đậm đặc hương vị “ngôn ngữ chat” đến như vậy...

Ngôn ngữ của “dân prồ”...

Hiện nay, việc chat (tán gẫu) qua mạng đã trở nên quá phổ biến và kéo theo sự phổ biến của “ngôn ngữ chat”. Chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu “ngôn ngữ chat” ra đời từ lúc nào và do vị “tổ sư” nào sáng lập. Chỉ biết “ngôn ngữ chat” ngày càng phong phú và... quái dị!

Đặc biệt, đối với đối tượng tuổi teen, đã ngồi vào phòng chat mà vẫn sử dụng ngôn ngữ “chính thống”, liền bị mọi người coi là tay mơ ngay. Thế nên ngay cả những bạn trẻ tập tành chát chít, cũng đã rất cố gắng để tập tành “vài đường cơ bản”.

Đầu tiên là khâu chào hỏi. Bạn không thể viết là “Xin chào” mà phải là “2!” (Hi! - xin chào), nếu bạn là người được chào trước, có thể chào lại là “3!”. Tuy “3!” chẳng có nghĩa chào hỏi gì cả nhưng “dân trong nghề” ngầm hiểu đó là một lời chào lại!

Sau đó, bạn phải nắm một số “từ vựng cơ bản” như: iu (yêu), dìa (về) rùi (rồi), đâu gòi (đâu rồi), chìu (chiều), dị (vậy), ù (ừ), mừ (mà), bít (biết), bùn (buồn), hic hic (thể hiện trạng thái buồn), ha ha (thể hiện trạng thái vui)... Khi muốn chia tay, cách thông thường được sử dụng là “BB” (Bye bye - tạm biệt).

Thúy Hằng - học sinh lớp 9 của một trường THCS ở Q.3 tâm sự: “Có đi chat mới biết, vào phòng chat mà không sử dụng ngôn ngữ đặc biệt này là không thấy đã. Sau quá trình chat với nhau, học được “từ vựng” nào mới là thích lắm, lập tức đưa vào bộ nhớ ngay. Vốn “từ vựng chat” càng nhiều, chat càng thích và cũng làm bạn chat của mình hứng thú theo. Những lần lên mạng, vô tình gặp một số người nói chuyện cứng quèo (không sử dụng “từ vựng chat”), em bỏ ngang, đi tìm bạn khác để trò chuyện. Riêng em cũng “sáng tạo” ra được 2 từ và có khá đông người đang sử dụng theo, đó là “ún” (uống) và “seo” (sao)”

Lan ra thành “dịch”!

Điều đáng báo động là “ngôn ngữ chat” đã lan ra đường phố, trường học, gia đình. Mới đây, một phụ huynh tên Thanh Minh (Bình Thạnh) chia sẻ một tâm sự hết sức đặc biệt: “Tôi có con gái 14 tuổi, chẳng biết cháu học từ đâu mà gần đây, bật ra mấy từ hết sức méo mó, kinh dị và khó hiểu. Cháu gọi tôi là ma ma, thấy mẹ dọn cơm ra, thốt lên: “He he he, ngon góa, măm măm. Có đồ en ngon gòi”. Có hôm cháu sà vào lòng, thỏ thẻ: “Ma ma ui, con bùn góa!”. Mỗi lần như vậy, tôi phải nhờ cháu “dịch” từng chữ mới hiểu nổi. Khuyên con sửa lại cách ăn nói, nhưng tôi biết cháu không thể một lúc mà bỏ được. Tôi lại chủ trương làm bạn với con để hiểu con hơn nên đành cố gắng... bắt chước nói mấy cái từ đó để hòa đồng với con, tập méo cả miệng và vả mồ hôi. Tụi trẻ bây giờ thật khó hiểu. Từ ngữ ông bà để lại đẹp đẽ như thế không dùng, lại đi làm cho nó méo mó...”

Thanh Hằng (học sinh lớp 8 ở quận Gò Vấp) tâm sự: “Em thích dùng mấy cái từ ngộ ngộ như vậy vì nó vui vui. Ở nhà, ba cấm tiệt, trước mặt ba, phải uốn lưỡi rất mệt để nói chuyện bằng từ ngữ bình thường kẻo ba mắng. Riêng với mẹ, nói thoải mái vì mẹ có mắng cũng cười trừ. Trên trường, cứ đến giờ ra chơi là cả nhóm con gái tụm lại, nói chuyện kiểu như chat, vui lắm. Có mấy bạn nam cũng thích kiểu trò chuyện này và hào hứng tham gia. Có lúc phát biểu trong giờ học, em lỡ nói “Dạ em bít rùi ạ!”, hình như thầy cũng hiểu câu em vừa nói nhưng không mắng, chỉ cười”

Nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Trần Chút - Nguyên chủ tịch Hội Ngôn ngữ TP. HCM trăn trở: “Nhiệm vụ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đang gặp phải 3 khó khăn lớn: Xen tiếng nước ngoài vào bài viết, lời nói; quá lạm dụng từ viết tắt; dùng quá nhiều tiếng lóng”.

Đặc biệt, thời gian gần đây, hiện tượng từ lóng của “ngôn ngữ chat” lan nhanh vào đời sống một cách đáng báo động. Chính lớp trẻ - đối tượng giữ vai trò quan trọng nhất trong việc bảo vệ sự trong sáng tiếng Việt - lại đang từng ngày bị đe dọa bởi thứ ngôn ngữ méo mó, quái dị.

Đây là vấn đề bức thiết cần sự vào cuộc của gia đình, nhà trường và xã hội để cùng nhau phối hợp giáo dục, “kéo” con em chúng ta trở lại với cách sử dụng tiếng Việt đẹp đẽ vốn có.

3. http://www.thehe8x.net/news/Nhip-Song-Tre/2007/06/25/19081.php
Chatter "làm xiếc" với ngôn ngữ Việt

Chuẩn bị rời khỏi cơ quan thì tôi nhận được tin nhắn từ cô bạn đồng nghiệp trẻ: "Chi ui! Chu e wa đó ru tui min di uog wôc lun thui! Se zui lem do!". Đọc tin nhắn mà quả thật tôi chịu không hiểu cô bé định nói gì, nên cho rằng máy của cô bị lỗi phông chữ.

May mà lời than phiền lọt vào tai một đồng nghiệp thế hệ 8X đang ở trong phòng, rồi dịch hộ, tôi mới hiểu nghĩa của tin nhắn là: "Chị ơi! Chờ em qua đó rồi tụi mình đi uống nước luôn thôi! Sẽ vui lắm đó!".

Thấy tôi trố mắt không hiểu vì sao 2 người không quen biết mà lại có sự hiểu nhau đến thế, cô bạn trẻ cười phá lên và cho biết: đó là ngôn ngữ của cư dân mạng chuyên nghiệp đấy!

Chuyện tưởng không lặp lại vì nghĩ rằng, cách đó chỉ là để các chatter nói chuyện với nhau, rồi họ sẽ chừa mình ra vì mình đâu thuộc thế hệ đó. Nhưng hôm sau, khi chờ quá giờ hẹn vẫn chưa thấy một đồng nghiệp trẻ khác đến, chúng tôi nhắn tin giục đi thì lại nhận được tin nhắn kiểu đó: "Trui ui, lam j ma cac chi iu qui jan ju the? Bi h e moi roi khi juog. Nhug chu e mut chut thui mư, e dín day!".

Nếu không có mấy bạn trẻ cũng là dân mạng vốn quen với cách viết này dịch hộ thì có tài thánh tôi cũng không thể biết được câu này nghĩa là: "Trời ơi, làm gì mà các chị yêu quí giận dữ thế? Bây giờ em mới rời khỏi giường. Nhưng chờ em một chút thôi mà, em đến đây!".

Thì ra, khi lên mạng, hầu như các chatter đều nói với nhau bằng thứ ngôn ngữ kỳ quặc đó. Tức là họ biến tấu các từ tiếng Việt chẳng theo một qui tắc nào, chả khác gì thách đố những người quen với tiếng Việt chuẩn. Không chỉ phụ âm đầu hay âm đệm, mà cả âm chính, âm cuối đều bị làm biến dạng, méo xẹo không thương tiếc, nhiều chỗ cứ như cách nói của người ngọng.

Dưới góc nhìn của họ thì chữ "qu" thì thành "w", chữ "ơ" thành "u" và chữ "giờ" thì thành "h", "a" thành "ư", chữ "ng" thì chỉ còn chữ "g" và "ă" thì thành "e" v.v… và v.v… với vô thiên lủng các từ viết tắt. Một người chưa bao giờ biết đến ngôn ngữ chatter mà vớ phải những tin nhắn hay email kiểu này thì chỉ có nước… giơ tay hàng, như tôi.

May mà không… phát điên lên, nhất là những lúc bận rộn hay vội vã. Bởi nếu là ngoại ngữ thì còn có thể nhờ ai đó thông hiểu, chứ còn "nội ngữ" kiểu này thì hầu hết các bậc phụ huynh chỉ có "bó tay chấm com", vì khác gì đố biết rừng có bao nhiêu lá?

Thế nhưng, các cư dân mạng lại coi sự không dùng tiếng Việt chuẩn như là một tiêu chí để nhận nhau và nhận ra sự… sành điệu của nhau(!). Ai không dùng chữ kiểu này mà cứ chân phương tiếng Việt sẽ bị coi là quê. Lạ thế!

Thôi thì cách giao tiếp trên cứ ở trên mạng và chỉ bó hẹp trong phạm vi của những cuộc chát chít vui vẻ, trẻ trung giữa những người "cùng ngôn ngữ" thì còn đỡ, vì không ảnh hưởng đến ai, dù với những người tôn trọng sự chuẩn mực của tiếng Việt thì đây là điều không thể chấp nhận được. Nhưng quen tay, quen cách nói ấy, nhiều chatter dùng cả trong tin nhắn.

Ban đầu là với nhau, rồi dần dần, họ mở rộng phạm vi đối tượng, dùng để trao đổi cả với người lớn tuổi ở trong gia đình lẫn ngoài xã hội. Không chỉ sử dụng trong tin nhắn, mà cả ở email.

Thế nhưng, càng ngày số người sử dụng cách viết này trong giao tiếp càng nhiều. Vì thế, thật đáng lo ngại khi thứ ngôn ngữ này đang có sự rập rình để bước vào cuộc sống một cách không ồn ào, như một sự mặc nhiên nếu tiếp tục nhận được sự đồng tình hay chấp nhận của nhiều người. Một số người hình như tưởng đây là một sự sáng tạo mới mẻ nhưng thực ra lại là nguy cơ làm hỏng tiếng Việt, nếu trẻ em cũng học và viết theo cách này.

Ngôn ngữ là bất biến, nhưng sự bất biến chỉ theo hướng phát triển có chọn lọc, chứ không phải là làm méo mó tiếng mẹ đẻ theo kiểu không giống ai.

Hình thành từ đầu thế kỷ XVII, nhưng theo TS. ngôn ngữ học Nguyễn Hữu Quỳnh thì đến cuối thế kỷ XX, tiếng Việt mới cơ bản ổn định về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Như vậy, con đường hình thành ngôn ngữ chuẩn là không dễ dàng và phải mất rất nhiều thời gian. Vậy mà đang có một trào lưu làm biến dạng tiếng Việt và với sự phù trợ của công nghệ thông tin thì tác hại của nó không hề đơn giản.

Nếu cứ chấp nhận và không ai lên tiếng trước thực trạng này để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, thật khó tránh khỏi tiếng mẹ đẻ sẽ bị những trò vui không đâu ngày càng xâm lấn để rồi làm hỏng. Chứ chả lẽ, rồi chúng ta sẽ phải xây dựng lại cả bảng chữ cái lẫn bộ Từ điển tiếng Việt mới?

Nếu có ai bảo là thứ ngôn ngữ này vô hại, em cũng không tranh cãi nữa. Chỉ biết, nó đã lan nhiều ra ngoài giới hạn của Internet rồi đấy!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
"Ngôn ngữ là bất biến, nhưng sự bất biến chỉ theo hướng phát triển có chọn lọc, chứ không phải là làm méo mó tiếng mẹ đẻ theo kiểu không giống ai"

Ai giải thích hộ câu này cái. Dạo này dốt tiếng Việt quá, chữ nghĩa viết kiểu gì cũng ứ hiểu :(
 
Anh Hoàng: những điều mà chướng tai gai mắt lại chưa hẳn là sai anh ạ. Mình có thể thấy chướng tai gai mắt nhưng người khác không thấy vậy, đôi khi mình lại thành gàn. Nhìn sự việc bằng con mắt của người trong cuộc đôi khi cũng có những góc nhìn mới.

Mỗi môi trường có một cách sử ngôn khác nhau. Tại sao bây giờ lại không còn Moa với Toa (mặc dù thời pháp thuộc dùng rất nhiều) ?Cứu cánh nghĩa là gì? Mà cũng có phải mình giới trẻ Việt Nam biến hóa ngôn ngữ đâu, riêng về ngôn ngữ chat và ngôn ngữ online thì tất cả các nơi đều làm vậy (vd một tin nhắn đơn giản: haiz, u wan t go 4 e pati 29 ?).

Thôi thì kính gửi đến các bác nào không thích thứ ngôn ngữ này một lời nhận xét mà bạn em nghe được từ 2 ông bà cụ ngồi bên đường, để các bác mát lòng mát dạ : "Giới trẻ bây giờ hỏng, hỏng hết"
 
Làm gì cũng được, miễn là cuối cùng, trong các bài viết văn ở lớp, người ta không tìm thấy những chữ như tiu đek bit, hay là e iu a nhìu ... là được. Và không có tờ báo nào xuất bản để có những dòng tương tự như vậy. Những cái gì mang tính chuẩn mực thì nó vẫn phải là chuẩn mực.

Còn trong đời sống cũng như trên net, việc này quá đơn giản, chả làm sao cả. Mọi người trên net, đều đã ít nhất một lần sử dụng kiểu viết khác đi này. Cái đấy không có gì là "hỏng" hay "vứt đi".

Mỗi môi trường có một cách sử ngôn khác nhau. Tại sao bây giờ lại không còn Moa với Toa (mặc dù thời pháp thuộc dùng rất nhiều) ?Cứu cánh nghĩa là gì? Mà cũng có phải mình giới trẻ Việt Nam biến hóa ngôn ngữ đâu, riêng về ngôn ngữ chat và ngôn ngữ online thì tất cả các nơi đều làm vậy (vd một tin nhắn đơn giản: haiz, u wan t go 4 e pati 29 ?).

Em hơi thái quá đấy. Mỗi môi trường sử dụng những từ khác nhau. Đúng là trong giới trẻ bây giờ là như thế. Anh chỉ e ngại là sử dụng quá tràn lan có thể làm ảnh hưởng đến cả những "môi trường" khác thôi. Nếu như bọn em có thể đảm bảo được rằng là những gì bọn em viết trên net, sau này nó sẽ không xuất hiện trong một báo cáo thực tập hay một bài thi của bọn em, việc đó hoàn toàn không có vấn đề gì cả.

Thôi thì kính gửi đến các bác nào không thích thứ ngôn ngữ này một lời nhận xét mà bạn em nghe được từ 2 ông bà cụ ngồi bên đường, để các bác mát lòng mát dạ : "Giới trẻ bây giờ hỏng, hỏng hết"

Anh không có ý gì như thế này. Mà em có thấy, khi em nói câu này, dường như em đang hạ thấp chính bài viết của em không?
 
"Ngôn ngữ là bất biến, nhưng sự bất biến chỉ theo hướng phát triển có chọn lọc, chứ không phải là làm méo mó tiếng mẹ đẻ theo kiểu không giống ai"
Câu này ở đâu ra thế, chắc là câu của nhà báo.=))<Nhà báo nói phét mà>

Ngôn ngữ bất biến là ngôn ngữ chết, ko đc ai dùng.
Ngôn ngữ đc dùng thì luôn luôn biến đổi.
Đã "bất biến" mà còn đòi phát triển...8-} =))
Nói đến đây tạm kết luận câu kia nói dựa linh tinh.

Nhưng ý đồ của nó thì có thể hiểu là:
Dù viết theo kiểu gì thì tiếng Việt vẫn là tiếng Việt về bản chất: "wé", "wá", "qué"...đều là từ "quá". Và trong vô số các từ ngữ đang đua sức nở hoa đó thì sau cùng sẽ chỉ còn 1 hay cùng lắm 1 vài cái sống sót để...phát triển tiếp.
Kết luận thì cũng đúng thôi, nhưng mà em thấy chả có cái lý do gì để từ "qué" thay thế cho từ "quá" hay mở rộng ra là ngôn ngữ @ sẽ là tiếng Việt tương lai.=))
 
Làm gì cũng được, miễn là cuối cùng, trong các bài viết văn ở lớp, người ta không tìm thấy những chữ như tiu đek bit, hay là e iu a nhìu ... là được. Và không có tờ báo nào xuất bản để có những dòng tương tự như vậy. Những cái gì mang tính chuẩn mực thì nó vẫn phải là chuẩn mực.
Tham khảo: Vài suy nghĩ về cách dùng khẩu ngữ trên báo Hoa học trò

Người ta không dám vu khống báo HHT đâu em. Có thể là khi đăng báo thì người ta vẫn hạn chế một chút, nhưng nói chung đã cho phép rồi thì chẳng mấy chốc sẽ không cấm nổi nữa. Báo chí cũng phải kiếm tiền, muốn kiếm tiền thì hay xuôi theo thị hiếu, nghĩa là chấp nhận cái mà nhiều người ưa. Càng ngày càng nhiều người ưa thứ ngôn ngữ kia thì nó sẽ dễ dàng được chấp nhận viết thoải mái trên mặt báo thôi.

Kệ vậy, không ngồi đoán mò nữa, để tương lai ra sao thì ra :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Có một cái chắc chắn là ko có chuyện, hoặc nếu có thì cũng rất lâu với một quá trình chọn lọc khắt khe, một phần trong những cái @ dc chấp nhận trong các văn bản chính thức và trong giáo dục. Thế nên cần xem xét nó như một cái bổ sung, bên cạnh, hay một cái thay thế tiếng chuẩn. Nếu nó ko thay thế thì nói “làm biến dạng” ko chuẩn lắm, vì nó ko hề làm thay đổi tiếng chuẩn. Thế nào là chuẩn vẫn thế đấy chứ.

Giới hạn của @ ko phải là mạng, mà là trong những tình huống mang tính thân mật, tức ko cần nghiêm trang (ai dịch hộ informal :( ). Với giới hạn này thì chưa thấy nhiều biểu hiện nó bị vượt qua hoặc sẽ bị vượt qua. Dù muốn hay ko thì những ng dùng @ hiện tại cũng sẽ gặp những tình huống họ phải thể hiện sự nghiêm túc, do đó chưa bao giờ tồn tại làn sóng đòi chỉ dùng @ và vứt hoàn toàn tiếng chuẩn trong tất cả các tình huống. Đứa trẻ có thể nói với mẹ như thế nhưng nó hiểu nói với cô giáo sẽ bị coi là ko lễ phép. Một ng có thể dùng @ với người thân, bạn bè, đồng nghiệp… nhưng ko có, cũng ko có dấu hiệu nào là sẽ có một ng dùng @ để viết cho khách hàng, sếp, các cơ quan hành chính… Cái giới hạn này rõ ràng đấy chứ, làm gì có ai ko biết. Thậm chí thoáng nữa đi, có thể nó vô tình sẽ xuất hiện trong báo cáo nào đó, nhưng việc ng ta chấp nhận là tưởng tượng, nếu có cũng chỉ là cá biệt chứ ko có chuyện là chuyện bình thường (thực ra nếu thành bình thường thì cũng chả sao, vì khái niệm của mọi ng về từ đấy cũng thay đổi rồi). Cũng thấy rất rõ là ko có cái gì tác động đến cái chuẩn ở đây cả.

Sự chấp nhận @ trên mạng có thể thấy cũng ko nhỏ là vì một lý do đơn giản: các quan hệ trên Internet thường cho phép ng ta thân mật. Chủ yếu các cái như blog, chat là giao tiếp với ng thân, bạn bè… Còn những cái như diễn đàn thì cũng ko nhiều nơi ủng hộ cái này, và nếu chấp nhận cũng ở mức độ nào đó. Với những diễn đàn chủ yếu thành viên trong Nam thì nó lại là một vấn đề khác.

Bây giờ là thời đại Internet, cũng vì thế @ mới phổ biến, thông tin đủ các loại, giới hạn đâu là báo chí cũng dần xóa nhòa. Blog cũng dc nhiều ng coi như một nguồn như báo. Báo thì còn đủ các loại lá cải với những thông tin vớ vẩn, thậm chí nguy hiểm, chứ chỉ một ít khẩu ngữ thì nhằm nhò gì. Cái thời báo chí là cơ quan ngôn luận gì đó đã qua rồi, bây giờ nghĩ thoáng một chút thì chỉ còn là những nguồn thông tin với các mức độ tin cậy, mang tính chính thống, chuyên nghiệp…. khác nhau. Chỉ cần ko xếp báo như một cái gì đó cao sang, chuẩn mực thì thấy cũng bình thường thôi. HHT mà khô cứng như Lao Động hay Nhân Dân thì đáng ném vào sọt rác.
 
Để chủ đề này thêm phong phú, xin giới thiệu đến các bạn một cách viết khác có thể dùng trong thế giới a-còng.
Có người sẽ thấy nó làm ngôn ngữ @ quay mòng mòng thêm. Và có người lại thấy nó làm ngôn ngữ @ bớt quay mòng mòng.

Cách viết này:

1. Gợi một số ý cho những ai thường xuyên: ‘chat’ trên mạng, viết tin nhắn SMS ở điện thoại di động, viết tốc ký tay, ghi chép cá nhân ở giảng đường…v.v…
2. Gợi một số ý cho việc soạn phần mềm tốc ký ở máy vi tính hoặc điện thọại di động, để khi gõ chữ ghi nhanh ở bàn phím, mà màn hình vẫn hiện ra chữ Việt.

Cách viết này ghi nhanh 52 vần có từ 3 đến 4 chữ cái, giảm còn 2 chữ cái; và cũng ghi nhanh một số phụ âm đầu, phụ âm cuối….

Xin xem link sau đây:
http://users.tpg.com.au/binh54/CACHGHINHANHCHUVIET.doc
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chào chú Bình, không ngờ lại gặp chú ở đây. Trước cháu có tham khảo bản đề nghị cách viết tốc kí của chú rồi (ở ngonngu.net), nhưng mà chưa đủ trình độ hiểu hết vì sao lại có những cách dùng ấy, vì nhiều cái được qui định theo qui tắc nào đó không được thuận mắt lắm, phải học mới biết, đoán không nổi.

Mong được đọc thêm nhiều đóng góp của chú trong việc phát huy khả năng của tiếng Việt!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên