Quay mòng mòng như ngôn ngữ a-còng

Cháu đã đọc cái văn bản đó, cháu thấy nó là một văn bản thực sự khoa học công phu. Tuy nhiên nó có phần ko khả thi. Việt tốc ký tiếng Việt phải dựa trên cơ sở vẫn giữ đc ngữ âm khi đọc... Nếu viết thế kia thì là thay đổi hẳn về bản chất, nếu ko đc học từ nhỏ hay học lâu dài để tạo phản xạ thì sẽ ko đọc đc.
 
Cháu có suy nghĩ gần giống Lộc. Nếu cách viết này định thay thế hẳn bộ chữ hiện tại thì khác, còn định dùng song song như một cái bổ sung thì ko ổn. Lý do là trừ một số cái đơn giản vẫn thường dc dùng, trong đó có rất nhiều quy tắc khác hẳn với cách phát âm hiện tại. Để sử dụng mà ko có nhầm lẫn phải học và sử dụng thành thạo, thậm chí rất thành thạo, vì cái này áp dụng cho tốc kí chứ ko cho phép suy nghĩ thong thả. Cái đấy sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến phản xạ. Cái này nghiêm trọng hơn rất nhiều những cái như thay ‘A’ bằng ‘4’. Do đó khả năng 1 ng có thể sử dụng song song cả cách viết này và cách viết hiện tại mà ko nhầm lẫn rất khó. Có lẽ nghiên cứu này mới chỉ dựa trên nguyên tắc mã hóa chứ chưa quan tâm nhiều đến khía cạnh xã hội, tâm lí…
 
Chào chú Bình, không ngờ lại gặp chú ở đây. Trước cháu có tham khảo bản đề nghị cách viết tốc kí của chú rồi (ở ngonngu.net), nhưng mà chưa đủ trình độ hiểu hết vì sao lại có những cách dùng ấy, vì nhiều cái được qui định theo qui tắc nào đó không được thuận mắt lắm, phải học mới biết, đoán không nổi....

Cảm ơn Đỗ Việt đã góp ý rất chân thực. Trong 2 tháng qua, tôi đã sửa lại bài viết cho dễ hiểu và rõ ràng hơn. Nếu bạn đọc bài viết đã lâu thì lần này nếu đọc lại, chắc bạn sẽ hiểu rõ hơn.
Và đúng như bạn nói "nhiều cái được qui định theo qui tắc nào đó không được thuận mắt lắm, phải học mới biết, đoán không nổi....".
Bài viết đưa ra nhiều đề nghị rất mạnh dạn và triệt để. Chúng thay đổi hình dạng chữ Việt khá nhiều. Do đó, không thể chi đọc luớt trên mạng một lần là có thể sử dụng được ngay. Ta cần bỏ ra khoảng một hai giờ tập nhớ như:

- Xem lại các đề nghị và ví dụ ở đầu bài. Đọc đoạn văn, đoạn thơ viết bằng chữ ghi nhanh ở cuối bài.
- In ra ‘Bản tóm tắt cách ghi nhanh chữ Việt’ để tiện xem lại.

Nhân đây cũng xin cảm ơn 2 bạn Phạm Vũ Lộc và Trần Hữu Quang đã góp ý nhận xét cho bài viết. Xin được trả lời chung về nỗi quan ngại của bạn Lộc và Quang là:

- Khi đã nói thông viết thạo tiếng Việt, thì viết tốc ký hoặc dùng ngoại ngữ hằng ngày, ta cũng không quên hoặc viết sai chữ Việt.
- Ta quen đọc và viết chữ Việt từ nhiều năm. Cách đọc, cách viết ấy đã ăn sâu vào óc. Nên khi nhìn chữ ghi nhanh, ta dễ nghĩ một số chữ có cách viết không đúng với cách phát âm. Thật ra, chữ viết đổi dạng nhưng phát âm không đổi. Ví dụ: f = ph và ưz = ương. Do đó, fưz đọc là ‘phương’.
 
Thực ra phải nói chi tiết hơn, vì trong đó có những phần có tính chất khác nhau. Ví dụ thay ‘ph’ bằng ‘f’ ko có vấn đề gì lắm, vì ‘f’ ko có trong kí tự Việt hiện tại. Tuy nhiên một số cái đặc biệt dễ gây nhầm lẫn nếu dùng song song 2 cách viết, ví dụ thay ‘k’ bằng ‘c’ và để ‘k’ thay cho ‘kh’. Những cái như thế này đặc biệt nguy hiểm, vì khi thành phản xạ thì ko kịp nghĩ xem ‘k’ đang dùng là trong bộ nào. Ở đây có một cái cần nhấn mạnh sẽ tăng tính nguy hiểm vì nó dùng cho tốc kí, nên yêu cầu phải thành phản xạ của ng dùng. Cái này là một thách thức ko thể bỏ qua khi cần quay lại dùng cách viết cũ, thậm chí sáng dùng cách này, chiều dùng cách kia. Cách thay này sẽ hiệu quả khi thay hẳn nhưng dùng song song thì lại ko ổn.

Các tài liệu tham khảo cũng như cách tiếp cận của nhiều cách ghép âm cho thấy nghiên cứu thiên về cách mã hóa sao cho gọn và ko quá cách xa cách ghép âm cũ (mặc dù cũng nhiều chỗ khoảng cách này khá xa) nhưng còn vấn đề khoảng cách giữa 2 cách viết có đủ an toàn để ko bị nhầm lẫn khi dùng song song ko thì lại chưa dc để ý. Có lẽ những cái này nảy sinh do ý định ban đầu của tác giả là thay hẳn tiếng Việt chứ ko định dùng song song. Theo quan điểm của cháu thì nếu xác định nó chỉ dùng để tốc kí, tức dùng song song chứ ko thể loại bỏ cách viết cũ, thì cần tìm một sự thỏa hiệp. Trong đó có thể tăng độ dài của từ, giảm bớt một số cái nhằm thỏa mãn các mục tiêu khác như dễ học, gần với cách hiện tại hơn, ít nhầm lẫn…..

Bản thân phát triển để dùng cho truyền tin như SMS hay chỉ cho mình như tốc kí cũng có những yêu cầu khác nhau. Cách ghép âm tuy có quy tắc, nhưng ko thể tự đoán nhận nếu chưa biết qua quy tắc. Điều này sẽ gây cản trở nếu để truyền tin cho ng khác như SMS hay chat, vì yêu cầu ng nhận cũng phải biết (thậm chí phải thành thạo, nếu ko có thể nhầm lẫn). Sự khó khăn này là một cản trở rất lớn nếu muốn nó trở nên phổ biến. So sánh với @ thì thấy @ có thể phổ biến vì nó cho phép một ng dù chưa biết cũng có thể đoán dc, dần dần trở thành thói quen, làm tăng tốc độ đọc và viết. Từ đó ng ta mới yên tâm dùng và phát triển nó vì ng khác hiểu mình. Có thể hình dung nếu ta dùng 1 cách viết mà ít ng hiểu, thì ta cũng ko muốn tiếp tục viết để rồi mất công giải thích, ko tiếp tục phát triển kĩ năng sử dụng cách viết đó, và nó cản trở ngược lại khi cần đọc tin do một ng khác gửi, tạo thành một vòng luẩn quẩn. Túm lại là để chat thì cần một cái dễ học, để dễ dàng có ng hiểu thông điệp của mình, còn để cho mình thì quan trọng nhất là thuận tiện, có phức tạp thì mình chịu khó học cũng dc (chú ý ở đây là ko phải ai cũng cần học tốc kí :D).
 
Back
Bên trên