Cả ngày hôm qua đi vắng, hôm nay ngồi ở công ty cũng không reply được, mọi người nhanh quá
Mọi người nói qua rồi nên em không trích lại lời anh Quang nữa, em lấy vài ví dụ để liên hệ với tác hại của ngôn ngữ @ ạ:
Khi xem một bộ phim không hay, nếu chỉ nói "ôi, chán thế!" thì đã đủ để biết cảm tưởng thế nào rồi, nhưng mà "máu" hơn thì "mịa, chán vật!", ngôn từ nặng nề hơn chút, và đánh dấu một sự cho phép của người nói đối với việc sử dụng ngôn ngữ thông tục. Sau đó thì tới "chán bỏ mịa", rồi thì tăng dần lên nữa, để nhấn mạnh sắc thái hơn, tới lúc nào đó nóng nảy, thì câu "chán bỏ mẹ" phát ra cũng không phải điều đáng ngạc nhiên nữa. So sánh lại "ôi, chán thế!" với "chán bỏ mẹ!", để thấy sự chênh lệch sắc thái và phản ánh tư duy khác biệt của người nói như thế nào.
Hoặc khi trả lời một câu hỏi, mình trả lời "tao không biết!", thế là đã đủ để thể hiện là mình không biết rồi mà. Nhưng mà ngôn ngữ @ cho phép nói "tao dek bít" (trong khi người viết lại chưa quen với việc nói "đếch" ở ngoài đời), dần dần từ "dek" trở thành bình thường (về mặt ngữ âm) với người viết, thế thì khi nói chuyện, hoàn toàn có khả năng người đó sẽ nói "tao đếch biết!". Từ "đếch" trong văn nói là một từ thông tục, và có thể đi xa hơn rất nhiều.
Thế có phải là do cách viết mới đã mở ra khả năng "thông tục hóa" ngôn ngữ dễ dàng hơn không?
Tương tự, em lại lấy ví dụ về câu "em yêu anh". 3 chữ này xưa kia người ta coi là 3 chữ thiêng liêng (nói hơi quá, nhưng cũng không sai). Để nói được câu ấy, ngày trước người ta phải mất bao nhiêu thời gian, và nói ra còn thấy ngượng. Thế mà @ bây giờ có thể đùa nhau "em iu anh" (chớp chớp), và thật ra thì "iu" có khác gì "yêu" mấy đâu? và thế là họ nói "em yêu anh" dễ như húp cháo.
Em còn nhớ ngày xưa học cấp 1, em rất thích thú khi ở trường được cô cho học mấy câu kiểu "dì đang làm gì đấy?", "bác bán dầu buồn rầu", v.v...
Mấy cái câu ngố ngố kiểu đó, dạy cho các em nhỏ thì rất thú vị, khiến các em học bằng niềm hứng thú khi thấy những từ giống giống mà lại khác khác.
Ngày nay, nhiều em bé tí tẹo, sờ tới cái máy tính là đã lên mạng chat ầm ầm rồi, học được "từ mới" nhanh và nhiều hơn cả những gì được học ở trường. Mà đặc điểm của trẻ con là nhớ rất dai những gì thú vị, và đặc biệt là rất thích làm theo những gì mình thấy hay (ví dụ bắt chước siêu nhân, hành động bạo lực,v.v...).
Thế thì nguy cơ ở trên lớp, các em ý viết mấy câu nói trên thành "j` đang làm j` đấy", "bác bán jầu bùn jầu"... không phải không thể xảy ra. Anh cứ tưởng tượng tiếp!
Em chỉ lấy mấy ví dụ ngố ngố thế thôi, nhưng mà cũng đủ để thấy là cái ngôn ngữ @ kia có thể ngấm vào con người ta như thế nào, điều khiển suy nghĩ người ta ra làm sao.
Cứ thoải mái với những cái tưởng như vô hại, nhưng tới lúc cái hại phát ra rồi thì ngành giáo dục bó tay ạ.