Năm Cam và đồng bọn.

Kết luận điều tra chuyên án Năm Cam (phần 39): Lý lịch kẻ chủ mưu giết cảnh sát Phan Lê Sơn

Nghe tin đàn em bị Phan Lê Sơn đánh tại quán Cấm Chỉ, Bùi Anh Việt là người trực tiếp chuẩn bị hung khí, xúi giục đồng bọn đến trả thù. Tới nơi, Việt không trực tiếp tham gia đâm, chém nạn nhân, mà ngồi trên xe quan sát. Khi Sơn bỏ chạy khỏi quán, Việt đã phóng xe máy lên chặn đầu, tạo điều kiện cho đồng bọn sát hại anh.

Lý lịch và hành vi phạm tội của từng bị can

10. Bị can Bùi Anh Việt (Bảy Việt)

a. Lý lịch bị can

- Sinh ngày: 25/2/1961 tại Sông Bé.

- ĐKNKTT: 204/48, Đoàn Văn Bơ, phường 14, quận 4, TP HCM.

- Chỗ ở: 290/49/11, Đoàn Văn Bơ, phường 16, quận 4, TP HCM.

- Dân tộc: Kinh

- Quốc tịch: Việt Nam

- Tôn giáo: Không.

- Văn hóa: 8/12

- Con ông: Bùi Văn Nên, sinh 1937

- Con bà: Trương Thị Kim Chi (chết).

- Vợ thứ nhất (đã ly dị): Nguyễn Thị Kim Yến, sinh năm 1963. Có 1 con, sinh năm 1985.

- Vợ thứ 2: Võ Thị Kiều Phương, sinh năm 1965, hiện đang định cư tại Canada. Có 1 con, sinh năm 1988, hiện ở với mẹ tại Canada.

- Vợ thứ 3: Lê Hồ Băng Thủy, sinh 1978, không đăng ký kết hôn, sau khi Bùi Anh Việt bị bắt đã lấy người khác.

b. Quá trình hoạt động:

Từ nhỏ ở với cha mẹ, học hết lớp 8/12 nghỉ học giúp việc gia đình. Từ 1978-1993, là diễn viên đoàn cải lương Trung Hiếu. Từ 1993-1996 làm dép tại nhà. Từ 6/1996-1997, bốc xếp tại chợ cá Cầu Ông Lãnh. Từ 1997 đến nay, là bảo vệ sân trượt patin Bạch Đằng, quận 4, TP HCM.

* Tiền án, tiền sự:

- Năm 1987 cướp tài sản công dân, bị TAND TP HCM xử 30 tháng tù cho hưởng án treo.

- Theo lời khai (chưa xác minh): Năm 1993 vượt biên trốn sang Thái Lan, bị Tòa án Thái Lan xử phạt 3 năm tù giam. Đầu năm 1996 được tha và về Việt Nam.

- Tạm giam: 17/3/2000.

c. Hành vi phạm tội

Căn cứ tài liệu, chứng cứ thu thập được thì lúc 1h36’, Bảy Việt nghe điện thoại của Thịnh báo việc Thịnh bị đánh ở Hải Triều và kêu Bảy Việt ra, Bảy Việt nói với Thịnh cứ ở Hải Triều, Bảy Việt sẽ ra ngay. Bảy Việt là tên trực tiếp chuẩn bị lực lượng, như sai các tên Võ Song Toàn, Trần Dương, Trương Tấn Phi, Hồ Thanh Tùng (Hai Lợi) cùng đi ra Hải Triều gặp Thịnh để “giải quyết” việc đánh nhau.

Bùi Anh Việt là người trực tiếp chuẩn bị hung khí, xúi giục đồng bọn gây án. Khi nghe Văn Công Tiến nói “tụi nó giống hình sự lắm”, Bảy Việt nói luôn “Tụi nó là hình sự thì muốn đánh ai, thì đánh hả, đi ra quất luôn (đánh luôn)”. Sau đó Bảy Việt đưa một con dao bấm cho Hồ Thanh Tùng sử dụng, bản thân y lấy 1 bình xịt hơi cay màu vàng bỏ vào túi quần... Với diễn biến nói trên, thể hiện rõ ý thức sử dụng vũ lực, bất chấp hậu quả của bọn chúng.

Khi vụ án xảy ra, Bùi Anh Việt không trực tiếp tham gia đâm, chém nạn nhân, nhưng vẫn ngồi trên xe quan sát, nên khi tên Hồ Thanh Tùng (Hai Lợi) đâm nhầm vào lưng tên Thọ, bị tên Tiến và Thịnh giơ dao định đâm Tùng, Bảy Việt mới vội kêu lên “Lầm rồi Sinh ơi, lầm rồi Sinh ơi, nó là thằng giữ xe ở quán 136…” nên tên Tùng mới tránh được nhát dao đâm của Thịnh. Khi Sơn bỏ chạy khỏi quán Cấm Chỉ, tên Tùng đuổi theo, Bảy Việt là tên đã phóng xe máy lên chặn đầu Sơn và sau đó mới chở tên Tùng chạy thoát khỏi hiện trường.

Sau khi vụ án xảy ra, Bùi Anh Việt trốn tại nhà riêng của Lê Thị Kim Anh. Đến sau Tết Nguyên đán, Bùi Anh Việt được Trương Văn Cam, Dương Ngọc Hiệp,…tổ chức cho trốn sang Campuchia và đến 17/3/2000, được đưa ra đầu thú với Cơ quan Công an.

Theo lời khai của Bảy Việt, trước khi ra đầu thú, y được Trương Văn Cam và Hiệp "Phò Mã" hứa dàn xếp, chỉ bị xử từ 5 đến 7 năm tù. Nhưng đến khi nhận được Kết luận điều tra và Cáo trạng, thấy mình bị buộc tội nặng, là tên chủ mưu, cầm đầu, tích cực thực hiện tội phạm, có khả năng bị chung thân hoặc tử hình (không đúng với lời hứa chạy tội của Thọ "Đại Úy" và Hiệp "Phò Mã"), Bảy Việt biết mình bị hãm hại nên đã làm đơn kêu oan, tố cáo gửi lên Tổng cục Cảnh sát và Bộ Công an xem xét.

Theo Bùi Anh Việt khai: Sau khi cùng tên Tùng ra Hải Triều nhưng không gặp nên đã chở tên Tùng đến quán Hoàng Hôn của Kim Anh gọi bia uống, để đợi cô Y Phụng. Bảy Việt đang uống bia, nghe Cường (chủ quán 136) gọi điện thoại hỏi Thọ và Thịnh đang đánh nhau ở đâu? Có lúc Bảy Việt khai là do khách vào quán Hoàng Hôn nói chuyện ở Hải Triều đang đánh nhau to nên Bảy Việt mới lấy xe chở tên Tùng chạy ra đường Hải Triều, khi ra đến nơi đã xảy ra đánh nhau, Bảy Việt thấy Thọ "Đại Úy" bị thương… nên đưa Thọ đi bệnh viện cấp cứu… Tuy nhiên những lời khai trên của Bảy Việt rất mâu thuẫn với thời gian xảy ra, diễn biến của vụ án, nên không thể chấp nhận được.

Căn cứ vào tài liệu mới điều tra thu thập được, thì có cơ sở khẳng định: Bảy Việt là đàn em và tay chân thân cận của Thọ "Đại Úy" và Trương Văn Cam. Bản thân đã có tiền án, tiền sự, được Trương Văn Cam tin cậy, hằng tháng đều cho tiền để tiêu xài. Với bản chất là tên cáo già “ném đá giấu tay”, y đã không trực tiếp đâm chém nạn nhân, mà chỉ đứng ngoài quan sát, giúp sức cho đồng bọn gây án. Ngay sau khi vụ án xảy ra, Bùi Anh Việt đã có thủ đoạn đối phó Cơ quan điều tra bằng cách tạo chứng cứ ngoại phạm, tung tin bản thân ra đến hiện trường thì vụ án đã xảy ra… Mặc dù từ trước tới nay Bùi Anh Việt không thừa nhận hành vi phạm tội của mình, nhưng với những chứng cứ thu được, có đủ cơ sở kết luận Bùi Anh Việt đã phạm tội giết người, tội danh được quy định tại Điều 101 BLHS năm 1985, với vai trò là tên cầm đầu, xúi giục người khác phạm tội.

11. Bị can Văn Công Tiến (Khắc Sinh)

a. Lý lịch bị can:

- Sinh ngày 16/7/1975 tại TP HCM.

- ĐKNKTT : 330/17 Nguyễn Tất Thành, phường 13, quận 4, TP HCM.

- Dân tộc: Kinh

- Quốc tịch: Việt Nam

- Tôn giáo: Phật

- Văn hóa: 9/12

- Con ông: Văn Ngữ, sinh 1945

- Con bà: Nguyễn Thị Hồng Mai, sinh 1937

- Vợ: Nguyễn Mai Linh, sinh 1971

- Con: 1 người con, sinh 1996.

b. Quá trình hoạt động:

Từ nhỏ sống với gia đình tại TP HCM. Năm 1990 học hết lớp 9/12, nghỉ học giúp việc cho gia đình làm nghề phụ xe.

* Tiền án, tiền sự:

- Tháng 6/1992 phạm tội Trộm cắp tài sản XHCN bị TAND quận Gò Dầu, Tây Ninh xử phạt 6 tháng tù giam.

- Tháng 2/1994 phạm tội Cướp giật tài sản công dân, bị TAND quận 11, TP HCM xử phạt 15 tháng tù giam.

- Tạm giam: 18/4/2000.

c. Hành vi phạm tội

Văn Công Tiến (Khắc Sinh) là tên cũng đã có tiền án, tiền sự, đi theo Nguyễn Hữu Thịnh, chịu sự sai khiến của Nguyễn Hữu Thịnh. Cùng với đồng bọn, Tiến là một trong những tên tích cực thực hiện hành vi phạm tội, đuổi đánh Phan Lê Sơn, dùng dao đâm nhiều nhát vào vùng bụng khi Sơn không còn khả năng chống cự. Hành vi của Tiến là một trong những nguyên nhân gây nên cái chết của Phan Lê Sơn.

Hành vi của Văn Công Tiến (Khắc Sinh) đã phạm tội giết người quy định tại Điều 101 - BLHS năm 1985, với vai trò đồng phạm tích cực thực hiện tội phạm.
 
Kết luận điều tra chuyên án Năm Cam (phần 40): Lý lịch 8 đồng phạm trong vụ sát hại Phan Lê Sơn

Từ Anh Kiệt cùng 6 đối tượng khác đã dùng xe máy chặn đường Phan Lê Sơn, tạo điều kiện cho đồng bọn, đánh và dùng cốc thủy tinh đập nhiều nhát vào đầu Sơn... Còn Tư Miên (quốc tịch Campuchia) là người tham gia tổ chức cho kẻ chủ mưu Bảy Việt chạy trốn ra nước ngoài.

Lý lịch và hành vi phạm tội của từng bị can

12. Bị can Hồ Thanh Tùng (Hai Lợi)

a. Lý lịch bị can

- Sinh ngày: 31/3/1976 tại: TP HCM

- ĐKNKTT: 122 Lô C, chung cư Cô Giang, Cô Giang, quận 1

- Dân tộc: Kinh

- Quốc tịch: Việt Nam

- Tôn giáo: Không.

- Văn hóa: 4/12

- Con ông: Hồ Hữu Tốt, sinh 1951

- Con bà: Lê Thị Mỹ Hạnh, sinh 1957

- Vợ: Nguyễn Thị Thùy Dung, sinh năm 1978

- Con: 1 con sinh năm 2001

b. Quá trình hoạt động:

- Từ nhỏ sống cùng cha mẹ tại TP HCM, học hết lớp 4/12 thì bỏ học, đi làm thuê.

- Tiền án, tiền sự:

+ 26/5/1992 phạm tội trộm cắp tài sản công dân bị Tòa án nhân dân tỉnh An Giang xử phạt 2 năm tù giam.

+ 14/1/993, trong thời gian thi hành án, phạm tội giết người, Tòa án nhân dân tỉnh An Giang xử phạt 8 năm tù giam. Tha tháng 1/1999.

- Tạm giam: 6/9/2000.

c. Hành vi phạm tội

Tại bản Kết luận điều tra vụ án số: 36-25/KLĐT ngày 8/5/2000 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP HCM và Cáo trạng số: 437/KSĐT-TA ngày 24/9/2000 của VKSND TP HCM đã kết luận Hồ Thanh Tùng: đã túm tóc kéo Hồ Phước Hưng lên, tay trái kẹp cổ, tay phải cầm dao đâm liên tiếp vào bụng Hưng 2 nhát, trong đó có một nhát khi đâm Tùng còn rạch ngang rồi mới rút dao. Hành vi của Tùng là nguyên nhân trực tiếp gay nên cái chết của anh Hưng. Tuy nhiên, Tùng không nhận tội.

Theo tài liệu chứng cứ mới thu thập được, mặc dù Hồ Thanh Tùng không thừa nhận hành vi đâm anh Hưng một nhát dao, nhưng có căn cứ kết luận hành vi phạm tội của Hồ Thanh Tùng như sau: bản thân chỉ là tên làm thuê, nhưng với bản chất là tên côn đồ, đã có tiền án về tội giết người, khi nói đến đánh nhau, Hồ Thanh Tùng đã tích cực tham gia, nhằm mục đích tăng uy tín với con cháu và bọn đàn em của gia đình Trương Văn Cam. Hồ Thanh Tùng đã gây nên thương tích trên người Hồ Phước Hưng, mặc dù chưa phải là nguyên nhân gây tử vong, nhưng hành vi của Hồ Thanh Tùng đã phạm tội giết người quy định tại Điều 101 - BLHS năm 1985 với vai trò đồng phạm tích cực.

13. Bị can Từ Anh Kiệt (Út "Lùn")

a. Lý lịch bị can

- Sinh năm: 1971 tại TP HCM

- ĐKNKTT: V9 Cư xá Vĩnh Hội, phường 8, quận 4, TP HCM

- Dân tộc: Kinh

-Quốc tịch: Việt Nam

- Tôn giáo: Thiên Chúa

- Văn hóa: 9/12

- Con ông: Từ Bửu Đường, sinh 1947

- Con bà: Trần Thị Nhàn, 56 tuổi

b. Quá trình hoạt động:

- Từ nhỏ sống cùng cha mẹ tại TP HCM, học hết lớp 9/12 thì nghỉ học ở nhà phụ gia đình làm giày da, buôn bán.

- Tiền án: Năm 1993 phạm tội hiếp dâm bị TAND TP HCM xử phạt 4 năm tù giam.

- Tiền sự: Không

- Tạm giam: 18/4/2000

c. Hành vi phạm tội

Từ Anh Kiệt là tên tích cực đuổi đánh Phan Lê Sơn ở trong quán Cấm Chỉ. Khi Sơn bị ngã, Kiệt đứng phía trên đầu dùng ly cối thủy tinh đập nhiều nhát vào đầu Sơn. Hành vi của Từ Anh Kiệt tuy không quyết định cái chết của nạn nhân, nhưng đã có đầy đủ dấu hiệu phạm tội giết người qui định tại Điều 101 - BLHS năm 1985, với vai trò đồng phạm tích cực cần phải được xử lý nghiêm khắc.

14. Bị can Nguyễn Hùng Cường (Cường "Anh")

a. Lý lịch bị can

- Sinh ngày: 2/6/1971 tại TP HCM

- ĐKNKTT: 190H Hoàng Diệu, phường 8, quận 4, TP HCM

- Dân tộc: Kinh

- Quốc tịch: Việt Nam

- Tôn giáo: Phật giáo

- Văn hóa: 7/12

- Con ông: Nguyễn Văn Thành, sinh 1950

- Con bà: Nguyễn Thị Khen, sinh 1954

- Vợ: Lê Ngọc Cẩm (Nhung, con riêng Trương Văn Cam) sinh 1973

- Con: Có 1 người con 5 tuổi

b. Quá trình hoạt động

Từ nhỏ sống cùng cha mẹ tại TP HCM, học hết lớp 7/12 thì nghỉ học ở nhà làm thợ giày, thợ điện, buôn bán xe, kinh doanh ăn uống cho đến nay.

- Tiền án: Năm 1993 phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân bị Tòa án nhân dân quận 4, TP HCM xử phạt 12 tháng tù giam.

- Tiền sự: Không

- Tạm giam: 19/8/2000

c. Hành vi phạm tội

Nguyễn Hùng Cường (Cường "Anh") lấy Lê Ngọc Cẩm (Nhung) con riêng của Trương Văn Cam, là chủ quán ăn 136 Nguyễn Thái Học. Y là tên đã tích cực chuẩn bị hung khí, tham gia đuổi đánh, chặn đầu Phan Lê Sơn. Khi Phan Lê Sơn bị ngã, Cường đứng phía dưới chân Sơn, dùng dao đâm vào đùi Phan Lê Sơn. Hành vi của Nguyễn Hùng Cường không quyết định cái chết của nạn nhân, nhưng đã có đầy đủ dấu hiệu của tội giết người, tội danh được qui định tại điều 101 - BLHS năm 1985, với vai trò đồng phạm tích cực. Trước kia, Cường đã che giấu việc em trai của Cường là Nguyễn Tuấn Hùng chở Cường ra Hải Triều đánh nhau, không thừa nhận việc đem dao từ quán 136 Nguyễn Thái Học đến Hải Triều gây án. Cường chỉ nhận do y tự đi đến hiện trường bằng xe DH. Khi đánh anh Sơn, Cường khai do y tự nhặt miếng chai vỡ đâm vào đùi Sơn. Đến nay, Nguyễn Hùng Cường đã buộc phải thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình và khai báo về đồng bọn.

15. Bị can Trương Tấn Phi

a. Lý lịch bị can

- Sinh ngày: 22/8/1975 tại TP HCM

- ĐKNKTT: B113 đường Xóm Chiếu, phường 16, quận 4, TP HCM

- Dân tộc: Kinh

- Quốc tịch: Việt Nam

- Tôn giáo: Không

- Văn hóa: 8/12

- Con ông: Nguyễn Văn Đức (chết)

- Con bà: Trương Thị Lan, 54 tuổi.

- Vợ: Huỳnh Thị Hà, sinh 1980

b. Quá trình hoạt động:

Từ nhỏ sống cùng cha, mẹ ăn học hết lớp 8/12 nghỉ học, học làm nghề thợ sơn, sửa xe gắn máy.

- Tiền án: Không

- Tiền sự: Không

- Tạm giam: 7/6/2000

c. Hành vi phạm tội

Trương Tấn Phi có quan hệ với Bùi Anh Việt nên khi Bảy Việt sai khiến ra Hải Triều để đánh nhau, y đã tích cực thực hiện nhằm mục đích muốn tăng uy tín đối với gia đình và những tên tay chân thân cận của Trương Văn Cam. Phi là một trong những tên đầu tiên cùng tên Thịnh xông vào bao vây, dùng ly cốc thủy tinh, vỏ chai bia đuổi đánh Phan Lê Sơn ở trong quán Cấm Chỉ. Khi Sơn chạy ra ngoài, Phi tiếp tục đuổi theo nhưng đã bị tên Thịnh đâm nhầm vào bụng bị trọng thương.

Hành vi của Trương Tấn Phi tuy chưa trực tiếp gây nên cái chết của nạn nhân, nhưng đã có đầy đủ dấu hiệu của tội giết người, tội danh được qui định tại điều 101 - BLHS năm 1985, với vai trò đồng phạm giúp sức.

16. Bị can Võ Song Toàn

a. Lý lịch bị can

- Sinh ngày 29/12/1977 tại TP HCM

- ĐKNKTT: 90/204 Nguyễn Huệ, Bến Nghé, quận 1, TP HCM

- Dân tộc: Kinh

- Quốc tịch: Việt Nam

- Tôn giáo: Không

- Văn hóa: 9/12

- Con ông: Võ Văn Nơi, sinh 1932

- Con bà: Đinh Thị Tản, sinh 1946

b. Quá trình hoạt động:

Từ nhỏ sống với gia đình, học hết lớp 9/12 nghỉ học giúp việc cho gia đình. Năm 1996 đến tháng 5/1998 đi bộ đội ở tại đơn vị P31 Kiểm soát quân sự TP HCM. Từ 1998 đến nay phụ xe.

- Tiền án: Không

- Tiền sự: Không

- Tạm giam: 30/6/2000

c. Hành vi phạm tội

Võ Song Toàn có quan hệ với Bùi Anh Việt nên khi Bảy Việt sai khiến ra Hải Triều để đánh nhau, Toàn đã cùng các tên Phi, Dương đi ngay. Mục đích là muốn tăng uy tín đối với gia đình và những tên tay chân thân cận của Trương Văn Cam. Toàn cùng các tên Thịnh, Dương, Phi, Kiệt xông vào bao vây, dùng ly cốc thủy tinh, vỏ chai bia đuổi đánh Phan Lê Sơn ở trong quán Cấm Chỉ.

Hành vi của Võ Song Toàn tuy chưa trực tiếp gây nên cái chết của nạn nhân nhưng đã có đầy đủ dấu hiệu của tội giết người, tội danh được qui định tại điều 101 - BLHS năm 1985, với vai trò đồng phạm giúp sức.

17. Bị can Trần Dương

a. Lý lịch bị can

- Sinh ngày: 24/12/1976 tại TP HCM

- ĐKNKTT: 40E Ngô Đức Kế, Bến Nghé, quận 1, TP HCM

- Chỗ ở: 21/20c đường Trường Sơn, phường 4, quận Tân Bình, TP HCM

- Dân tộc: Kinh

- Quốc tịch: Việt Nam

- Tôn giáo: Không

- Văn hóa: 12/12

- Con ông: Trần Thanh Bình, 54 tuổi

- Con bà: Dương Thị Hạnh, 52 tuổi

b. Quá trình hoạt động:

Từ nhỏ ở với gia đình, học hết lớp 12 nghỉ học làm công nhân ở cảng Sài Gòn. Năm 1997-1998 đi bộ đội đơn vị Trung đoàn thông tin quân khu 7. Từ năm 1998 đến nay làm tại Công ty XNK dịch vụ cảng Sài Gòn.

- Tiền án: Không

- Tiền sự: Không

- Tạm giam: 30/6/2000

c. Hành vi phạm tội

Cũng như các tên Trương Tấn Phi và Võ Song Toàn, Trần Dương cũng có quan hệ với Bảy Việt. Khi Bảy Việt bảo ra Hải Triều để dàn xếp việc đánh nhau của Thịnh, Dương đã cùng các tên Phi, Toàn đi ngay. Mục đích là muốn tăng uy tín đối với gia đình và những tên tay chân thân cận của Trương Văn Cam… Dương cùng các tên Thịnh, Dương, Phi, Kiệt xông vào bao vây, dùng ly cốc thủy tinh, vỏ chai bia đuổi đánh Phan Lê Sơn ở trong quán Cấm Chỉ. Khi Thọ "Đại Úy" bị thương ở lưng, Dương là người dìu Thọ ra xe đưa đi cấp cứu ở bệnh viện nên chiếc xe máy Kawasaki của Dương đã bỏ lại hiện trường và bị thu giữ.

Hành vi của Trần Dương đã phạm tội giết người, tội danh được quy định tại Điều 101 - BLHS năm 1985, với vai trò đồng phạm giúp sức.

18. Bị can Nguyễn Hữu Chung

a. Lý lịch bị can

- Sinh ngày: 5/1/1964 tại TP HCM

- ĐKNKTT: 285/11C1, Cách Mạng Tháng Tám, phường 12, quận 10, TP HCM

- Dân tộc: Kinh

- Quốc tịch: Việt Nam

- Tôn giáo: Phật

- Văn hóa: 7/12

- Con ông: Nguyễn Hữu Thịnh (chết)

- Con bà: Nguyễn Thị Nhung, sinh 1929

- Vợ: Ngô Ngọc Quyên, sinh 1965

- Con: 3 người con, sinh 3 vào năm 1996

b. Quá trình hoạt động:

Từ nhỏ ở với gia đình học hết lớp 7/12 nghỉ học ở nhà sửa chữa xe máy và làm đầu bếp nấu ăn thuê cho các nhà hàng.

- Tiền án: Không

- Tiền sự: Không

- Tạm giam: 25/9/2000

c. Hành vi phạm tội

Nguyễn Hữu Chung là đầu bếp làm thuê ở quán 136 Nguyễn Thái Học (NTH). Tối ngày 26 rạng sáng ngày 27/1/2000, sau khi Thịnh quay lại quán 136 nói cho Thọ biết việc bị đánh ở Hải Triều, Chung cũng nghe, biết nên mặc dù không bàn bạc trước, Chung cũng đã tích cực chuẩn bị hung khí (dao) đưa cho Minh "Bu" sử dụng. Bản thân Chung trực tiếp lái xe chở Minh "Bu" ra Hải Triều để đánh nhau. Khi ra đến nơi, Chung đã dùng xe máy chạy vượt lên trước chặn đường chạy của Phan Lê Sơn, tạo điều kiện cho đồng bọn đuổi kịp để đánh anh Sơn.

Hành vi của Nguyễn Hữu Chung tuy chưa trực tiếp đâm đánh nạn nhân, nhưng đã có đủ yếu tố cấu thành tội giết người, tội danh được qui định tại Điều 101 - BLHS năm 1985, với vai trò đồng phạm giúp sức.

19. Bị can Taing Peng Chheu (Tư Miên)

a. Lý lịch bị can

- Sinh ngày 1/5/1964 tại Campuchia.

- Nơi ĐKNKTT: Số 37 đường số 2, Prem Miên Chay, thành phố Phnôm Pênh, Campuchia.

- Chỗ ở: 96/1/20 Phan Đình Phùng, phường 2, Phú Nhuận, TP HCM

- Dân tộc: Khơme

- Quốc tịch: Campuchia.

- Con ông: Tang Ngâu

- Con bà: Lâm Y

- Vợ: Nguyễn Thị Thảo, 34 tuổi.

- Con: một con 5 tuổi (đã chết )

b. Quá trình hoạt động:

Sinh ra lớn lên tại Phnôm Pênh, Campuchia. Năm 1978 học hết lớp 11/12, nghỉ học. Năm 1979-1981 giải phóng Pôn Pốt, ở nhà không làm gì. Từ 1981-1989 chạy xe ôm. Năm 1990 nhập cảnh qua Việt Nam làm nghề buôn bán xe ôtô. Cuối năm 1991 lấy vợ ở TP.HCM và vẫn thường xuyên qua lại Campuchia mua bán xe ôtô. Tháng 2/1994 làm Công an Campuchia ở phòng xuất nhập cảnh tại thành phố Pnôm Pênh. Năm 1997 nghỉ việc và qua Việt Nam sinh sống với vợ tại 96/1/20 Phan Đình Phùng, phường 2, quận Phú Nhuận, TP HCM.

- Tiền án: Không

- Tiền sự: Không

- Tạm giam: 20/4/2002

c. Hành vi phạm tội

Taing Peng Chheu, tên dịch sang tiếng Việt là Tang Pêng Cheu, (thường gọi là Tư Miên) quốc tịch Campuchia. Nhưng lấy vợ ở TP HCM, là bạn làm ăn, buôn bán xe ôtô nhiều năm với Hiệp "Phò Mã" và Tôn Vĩnh Đắc (Long "Đầu Đinh").

Tang Pêng Cheu đã nhận của Dương Ngọc Hiệp 2 lần với tổng số 13.500 USD để đưa cho Bảy Việt trốn sang Campuchia và xuất cảnh sang Canada. Lần thứ nhất nhận của Hiệp 4.000 USD sau khi đã đưa được Bảy Việt trốn sang Campuchia. Lần thứ 2 nhận trước của Hiệp 10.000 USD (nhưng Tư Miên khai chỉ nhận được 95.000 USD) để Tư Miên lo giấy tờ, thủ tục cho Bảy Việt xuất cảnh đi Mỹ hoặc Canada.

Theo lời khai của Tang Pêng Cheu thì y đã nhờ người quen ở CPC và thua hết 10.000 USD để làm giấy tờ, hộ chiếu và đưa Bảy Việt sang Thái Lan, làm thủ tục cho Bảy Việt xuất cảnh đi Canada, nhưng không thành. Vì Bùi Anh Việt không đi được Canada nên Dương Ngọc Hiệp đòi lại tiền, Tư Miên đã trả lại cho Hiệp 7.000 USD.

Hành vi của của Taing Peng Chheu (Tư Miên) đã cùng một lúc phạm 2 tội: tội che giấu tội phạm, quy định tại Điều 313 và tội tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép quy định tại điều 275 - BLHS năm 1999 với vai trò đồng phạm tích cực thực hiện.

Như vậy, Taing Peng Chheu (Tư Miên) đã phạm 2 tội:

- Tội che giấu tội phạm (điều 313 BLHS)

- Tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép (điều 275 BLHS)
 
Kết luận điều tra chuyên án Năm Cam (phần 41): Lý lịch những đối tượng lo chạy tội cho Năm Cam

Tôn Vĩnh Đắc đã liên hệ với Nguyễn Thập Nhất (nguyên trưởng phòng kiểm sát giam giữ VKSND Hà Nội) để chạy tội cho Năm Cam. Còn Phan Thị Trúc đã bàn bạc cùng gia đình gom 1,3 tỷ đồng đưa cho Trần Văn Thuyết lo lót đưa chồng sớm ra khỏi trại giam.

Lý lịch và hành vi phạm tội của từng bị can

20. Bị can Tôn Vĩnh Đắc (Long "Đầu Đinh")

a. Lý lịch bị can

- Sinh năm 1961 tại Bình Dương

- ĐKNKTT: Xóm 3, Bình Nhâm, Thuận An, Bình Dương

- Chỗ ở: 274/21B Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 8, quận 3, TP HCM

- Dân tộc: Kinh

- Quốc tịch: Việt Nam

- Tôn giáo: Phật giáo

- Con ông: Trần Ngọc Ẩn, hiện không rõ tung tích

- Con bà: Tôn Thị Tú, 60 tuổi

- Vợ: Nguyễn Thị Ngọc Lan

- Con: 1 người con, 5 tuổi

b. Quá trình hoạt động

- Từ nhỏ sống cùng gia đình tại Bình Dương, năm 1986 đến TP HCM buôn bán xe ôtô, năm 1999 chuyển sang kinh doanh vận tải, xi măng, gỗ; thành lập Công ty TNHH Hiệp Long ở Bình Dương. Đắc làm Giám đốc, Dương Ngọc Hiệp làm Phó giám đốc.

- Tiền án: Không

- Tiền sự: Không

- Tạm giam: 11/4/2002

c. Hành vi phạm tội

* Hành vi lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi

Sau khi Trương Văn Cam và Hiệp "Phò Mã" bị bắt năm 2001, Trương Thị Lan (Điệp) - vợ của Hiệp - tìm gặp Tôn Vĩnh Đắc để tìm người lo giúp đỡ lo cho Trương Văn Cam và Hiệp, được Long đồng ý.

Sau đó, Long ra Hà Nội, điện thoại cho Nguyễn Thập Nhất (nguyên trưởng phòng kiểm sát giam giữ VKSND Hà Nội), hẹn gặp tại 97 Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Tại đây, Long đặt vấn đề với Nhất xem Trương Văn Cam và Hiệp "Phò Mã" phạm tội gì, giam ở đâu và nhờ Nhất giúp đỡ. Nhất nói khi nào hồ sơ chuyển sang VKS thì sẽ lo, chi phí khoảng 5.000-10.000 USD.

Do công việc làm ăn, Long không vào TP HCM được nên Long có điện cho Trương Thị Lan và thông báo đã tìm được người giúp đỡ (là ông Nguyễn Thập Nhất), chi phí hết 10.000 USD. Hai ngày sau, Lan đưa cho Lê Kim Cung (em họ của Lan) 10.000 USD giao cho ông Tấn Lộc (em họ Long) tại nhà sách Nguyễn Huệ, quận 1, TP HCM. Nhận tiền xong, Lộc ra Nghệ An đưa số tiền trên cho Long. Khi nhận được 10.000 USD, Long ra Hà Nội, điện thoại cho Nhất và hẹn gặp tại đại lý bán vé máy bay của gia đình Nhất (79 Trần Hưng Đạo, Hà Nội). Tại đây, Nhất cho Long biết Hiệp bị bắt về các tội cá độ bóng đá, hiện tạm giam tại Công an tỉnh Tiền Giang. Long đã đưa cho Nhất 2.000 USD loại 100 USD, còn lại 8.000 USD Long giữ lại tiêu sài cá nhân.

Sau khi đưa tiền cho Nhất, Long điện báo cho Trương Thị Lan biết và dặn không được chi tiền cho Nhất nữa. Sau đó Long còn mượn của Trương Thị Lan 1.000 USD nói để làm ăn nhưng chưa kịp đi thì bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an bắt.

Như vậy, thông qua việc lo chạy án cho Trương Văn Cam và Hiệp "Phò Mã", Long "Đầu Đinh" đã chiếm giữ 9.000 USD của gia đình Trương Văn Cam do Trương Thị Lan đưa để sử dụng cá nhân.

Hành vi trên của Tôn Vĩnh Đắc đã phạm tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi, tội danh được quy định tại điều 291 BLHS.

* Hành vi che giấu tội phạm và tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép

Tôn Vĩnh Đắc có quan thân thiết và làm ăn buôn bán với Dương Ngọc Hiệp từ lâu. Cả hai góp vốn thành lập Công ty TNHH Hiệp Long do Tôn Vĩnh Đắc là Giám đốc, Dương Ngọc Hiệp làm Phó giám đốc.

Sau khi vụ án giết Phan Lê Sơn xảy ra, Hiệp bàn với Long đầu đinh tìm người để đưa Bùi Anh Việt trốn sang Campuchia. Hiệp nhờ Long giúp xe ôtô và lái xe để đưa Bảy Việt đi.

Tối 9/1 (âm lịch) Long "Đầu Đinh" đã chỉ đạo Nguyễn Tấn Lộc (em bà con chú bác với Long) là lái xe, đồng thời là người làm thuê cho Long và Hiệp chuẩn bị xe ôtô, trực tiếp lái xe đưa Bảy Việt đi Campuchia. Hiệp đưa cho Long "Đầu Đinh" 1.000 USD nhờ đưa cho Bảy Việt tiêu sài, đưa cho Lộc 300.000 đồng để đổ xăng. Sau đó Long về nhà gặp Nguyễn Tấn Lộc đưa tiền cho Lộc và chỉ đạo chuẩn bị xe đưa Bùi Anh Việt trốn sang Campuchia trong đêm như lời Hiệp dặn.

Tôn Vĩnh Đắc (Long "Đầu Đinh") biết Bùi Anh Việt có liên quan đến vụ án giết hại anh Phan Lê Sơn và Hồ Phước Hưng, nên sau khi giao xe cho Nguyễn Tấn Lộc đưa Bảy Việt trốn sang Campuchia khoảng 2 tháng, Long và Hiệp đã chỉ đạo Nguyễn Tấn Lộc bán chiếc xe ôtô đã chở Bảy Việt đi Campuchia cho người khác.

Hành vi của của Tôn Vĩnh Đắc (Long "Đầu Đinh") đã cùng một lúc phạm 2 tội: che giấu tội phạm, quy định tại Điều 313 và tội tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép quy định tại điều 275-BLHS năm 1999 với vai trò giúp sức.

Như vậy, Tôn Vĩnh Đắc đã phạm 3 tội:

- Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi (điều 283 BLHS)

- Tội che giấu tội phạm (điều 313 BLHS)

- Tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép (điều 275 BLHS)

21. Bị can Phan Thị Trúc

a. Lý lịch bị can

- Sinh năm 1946 tại TP HCM

- ĐKNKTT: 107/38 Trương Định, phường 6, quận 3, TP HCM

- Dân tộc: Kinh

- Quốc tịch: Việt Nam

- Tôn giáo: Không

- Trình độ văn hoá: 6/12

- Cha: Phan Văn Quang (chết)

- Mẹ: Nguyễn Thị Kim (chết)

- Chồng: Trương Văn Cam, sinh 1947

- Con: 5 người con, lớn nhất sinh 1963, nhỏ nhất sinh 1974

b. Quá trình hoạt động

Từ nhỏ sống với gia đình tại quận 4, học hết lớp 6. Năm 17 tuổi lấy chồng. Năm 1980 chuyển về 115/35 Phát Diệm, Nguyễn Cư Trinh quận 1. Năm 1990 chuyển về 115/42 Trần Đình Xu, Nguyễn Cư Trinh, quận 1. Năm 1992 chuyển về 365 Võ Văn Tần, phường 2, quận 3. Năm 1995 chuyển về 107/38 Trương Định, phường 6, quận 3, TP HCM đến khi bị bắt. Công việc: nội trợ.

- Tiền án: Không

- Tiền sự: Không

- Tạm giam: 18/12/2001

c. Hành vi phạm tội

* Hành vi đưa hối lộ:

Phan Thị Trúc là vợ của Trương Văn Cam nên thừa biết việc Trương Văn Cam có những việc làm vi phạm pháp luật như tổ chức đánh bạc, bảo kê các nhà hàng… để có thu nhập bất chính nuôi gia đình và bản thân. Năm 1995, khi Trương Văn Cam bị bắt, Phan Thị Trúc đã bàn bạc cùng gia đình gom một số tiền lớn gồm 75.000 USD, 20 triệu đồng tiền Việt Nam và 1 đồng hồ đeo tay hiệu Rolex trị giá 5.000 USD (tổng cộng 1,3 tỷ đồng, thời điểm 1995), Phan Thị Trúc đã nhiều lần cùng con rể là Dương Ngọc Hiệp ra Hà Nội đưa cho Trần Văn Thuyết để Thuyết lo chạy cho Trương Văn Cam để được tha sớm và không bị truy tố trước pháp luật.

Hành vi của Phan Thị Trúc đã phạm vào tội đưa hối lộ, tội danh được quy định tại điều 289 BLHS cần phải xử lý nghiêm khắc.

* Hành vi cho vay lãi nặng

Phan Thị Trúc là vợ của Trương Văn Cam. Dựa vào vị thế của chồng là tên “trùm” trong giới xã hội đen, Trúc đã dùng nguồn tiền thu lợi bất chính từ các hoạt động phạm tội của Trương Văn Cam để làm phương tiện hoạt động phạm tội bằng cách cho vay với lãi suất cao. Những người vay tiền của Trúc mặc dù biết rằng lãi suất quá cao so với lãi suất của Nhà nước quy định nhưng vì muốn dựa vào uy thế của vợ chồng Trương Văn Cam để được yên ổn làm ăn nên vẫn vay tiền của Trúc. Với số vốn ban đầu là 50 triệu, từ cuối năm 1996 đến ngày bị bắt, bằng cách cho vay lãi nặng, Trúc đã thu lãi số tiền trên 1,8 tỷ đồng. Riêng số lãi từ việc cho chị Lê Thị Hồng Ngọc và Hoàng Thị Ngọc Nương vay là 1.128.500.000 đồng với lãi suất cao gấp 10 lần so với lãi suất ngân hànyroon

Hành vi trên của Phan Thị Trúc đã phạm vào tội cho vay lãi nặng, tội danh được quy định tại điều 163 BLHS, cần phải xử lý nghiêm trước pháp luật.

* Hành vi che giấu tội phạm

Trong khoảng thời gian Trương Văn Cam và Hiệp "Phò Mã" chuẩn bị tổ chức cho Bảy Việt trốn sang Campuchia, nhằm mục đích để cho Thọ và Thịnh được nhẹ tội. Hiệp cũng Trúc biết Bảy Việt đang trốn ở nhà Kim Anh. Khi biết tin Bảy Việt chuẩn bị trốn đi Campuchia, Trúc đã đến nhà Kim Anh cho Bảy Việt 100 USD. Còn việc bàn bạc, tổ chức cho Bảy Việt trốn đi Campuchia, Trúc không tham gia.

Hành vi của Phan Thị Trúc đủ yếu tố cấu thành tội che giấu tội phạm quy định tại điều 313 - BLHS.

Như vậy, Phan Thị Trúc phạm vào 3 tội:

- Đưa hối lộ (điều 289 BLHS)

- Cho vay lãi nặng (điều 163 BLHS)

- Che giấu tội phạm (điều 313-BLHS).

Tài sản và vật chứng thu giữ:

- 1.200 USD

- 1 điện thoại di động Ericsson

- 3 đĩa vi tính

- 2 băng Video
 
Kết luận điều tra chuyên án Năm Cam (phần 42): Lý lịch những che giấu thủ phạm giết Phan Lê Sơn

Huỳnh Anh Tuấn và Nguyễn Thị Kim Yến đã chứng kiến đàn em Năm Cam đâm chết cảnh sát hình sự Phan Lê Sơn cùng Hồ Phước Hưng, song không khai báo trung thực. Nguyễn Tấn Lộc là người chở kẻ chủ mưu Bảy Việt đi trốn ở Campuchia.

Lý lịch và hành vi phạm tội của từng bị can

22. Bị can Nguyễn Thị Kim Yến

a. Lý lịch bị can

- Sinh ngày: 10/10/1978 tại Bình Định

- Nơi ĐKNKTT: đã làm thủ tục xuất cảnh đi Canada nên bị xóa hộ khẩu

- Chỗ ở: 152E Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP HCM

- Dân tộc: Kinh

- Quốc tịch: Việt Nam

- Tôn giáo: Không

- Văn hóa: 10/12

- Con ông: Nguyễn Thanh Tương, sinh 1951

- Con bà: Nguyễn Thị Thương, sinh 1952

- Chồng: Đinh Hùng Sơn, sinh 1966 đang định cư ở Canada.

b. Quá trình hoạt động

Từ nhỏ sống cùng gia đình tại Hoài Tân, Hoài Nhơn, Bình Định. Từ 1980 theo gia đình vào TP HCM, năm 1993 học hết lớp 10/12 thì nghỉ học ở nhà, học nghề uốn tóc và buôn bán. Tháng 12/1998 xuất cảnh sang Canada theo chồng. Đến tháng 6/1999 về lại Việt Nam cho đến nay.

- Tiền án: Không

- Tiền sự: Không

- Tạm giam: 7/6/2000. Thay đổi biện pháp ngăn chặn thành cấm đi khỏi nơi cư trú ngày 20/10/2000

c. Hành vi phạm tội

Nguyễn Thị Kim Yến là bạn gái của Văn Công Tiến, luôn đi theo Văn Công Tiến trước, trong và sau khi vụ án xảy ra. Trong thời gian xảy ra vụ án, Nguyễn Thị Kim Yến ngồi trên xe máy của Tiến cùng với Huỳnh Anh Tuấn (Hùng "Nhỏ") chứng kiến đồng bọn đâm đánh các nạn nhân. Sau đó Nguyễn Thị Kim Yến đã tổ chức cho tên Tiến trốn ra Nha Trang. Rõ ràng Yến biết rõ các đối tượng gây án, nhưng khi Công an TP HCM triệu tập lên làm việc, Thị Yến không khai báo đúng sự thật, che giấu hành vi phạm tội của Văn Công Tiến và đồng bọn. Hành vi của Nguyễn Thị Kim Yến đã cấu thành tội che giấu tội phạm theo quy định tại điều 246 - BLHS năm 1985.

23. Bị can Nguyễn Tấn Lộc

a. Lý lịch bị can

- Sinh năm 1974 tại Bình Dương

- ĐKNKTT: Số 3, ấp Bình Hòa, xã Bình Nhâm, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương

- Dân tộc: Kinh

- Quốc tịch: Việt Nam

- Tôn giáo: Phật giáo

- Văn hóa: 9/12

- Con ông: Nguyễn Tấn Lợi, sinh 1950

- Con bà: Nguyễn Thúy Liễu, sinh 1953

b. Quá trình hoạt động:

Từ nhỏ sống với cha mẹ, học hết lớp 9/12 ở nhà nghỉ học làm nghề thợ mộc. Năm 1990 học nghề Sơn mài ở chợ Bún Bình Dương. Năm 1995 học nghề lái xe ở trường Công nhân kỹ thuật Giao thông vận tải 3 tỉnh Bình Dương. Cuối năm 1995-1998 lái xe cho Xí nghiệp hạt điều Bến Cát. Từ 1998 đến nay lái xe cho Công ty TNHH Hiệp Long ở Bình Dương.

- Tiền án: Không

- Tiền sự: Không

- Tạm giam: 7/5/2002

c. Hành vi phạm tội

Nguyễn Tấn Lộc là anh em con chú bác với Tôn Vinh Đắc, làm lái xe thuê cho Long "Đầu Đinh" và Hiệp "Phò Mã".

Tối 9 rạng sáng 10/1 (âm lịch), Tôn Vĩnh Đắc đi chỉ đạo Lộc chuẩn bị xe ôtô và chở Bảy Việt đi Campuchia. Cùng đi có Tang Pêng Chheu (Tư Miên). Lộc chở Tư Miên và Bảy Việt đến cửa khẩu Mộc Hóa, tỉnh Long An. Trên đường đi, qua nói chuyện với Bảy Việt và Tư Miên, Nguyễn Tấn Lộc biết được Bảy Việt là đối tượng liên quan đến vụ án, phải đi trốn sang Campuchia.

Khi đến cửa khẩu Mộc Hóa, Tư Miên thì gọi điện thoại cho người quen ở Campuchia đến đón Bảy Việt sang Campuchia. Sau đó, Lộc chở Tư Miên quay lại TP HCM vào buổi trưa ngày 10/1 (âm lịch).

Khoảng 2 tháng sau, Tôn Vĩnh Đắc chỉ đạo Lộc bán chiếc xe ôtô đã chở Bảy Việt đi Camphuchia.

Hành vi của của Nguyễn Tấn Lộc đã cùng một lúc phạm 2 tội: tội che giấu tội phạm, quy định tại Điều 313 và tội tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép quy định tại điều 275-BLHS năm 1999 với vai trò là kẻ giúp sức, thực hiện.

Như vậy, Nguyễn Tấn Lộc đã phạm 2 tội:

- Tội che giấu tội phạm (điều 313 BLHS)

- Tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép (điều 275 BLHS)


24. Bị can Nguyễn Tuấn Hùng (Cường "Em")

a. Lý lịch bị can

- Sinh ngày: 8/11/1973 tại TP HCM

- Nơi ĐKNKTT: 190H Hoàng Diệu, phường 8, quận 4, TP HCM.

- Dân tộc: Kinh

- Quốc tịch: Việt Nam

- Tôn giáo: Phật.

- Văn hóa: 7/12

- Con ông: Nguyễn Văn Thành, 52 tuổi

- Con bà: Nguyễn Thị Ken, 48 tuổi

b. Quá trình hoạt động

Từ nhỏ ở với cha mẹ, học hết lớp 7/12 nghỉ học, học nghề đóng giày tại 100-101 F Hoàng Diệu, phường 8, quận 4, TP HCM.

- Tiền án: Không

- Tiền sự: Không

- Bị can tại ngoại.

c. Hành vi phạm tội

Trước đây, Nguyễn Hùng Cường (Cường "Anh") chỉ khai nhận do một mình y đi xe máy từ quán 136 Nguyễn Thái Học ra đường Hải Triều để phụ giúp đánh nhau với Nguyễn Hữu Thịnh và đồng bọn. Đến nay, Cơ quan điều tra xác định: tên Nguyễn Hùng Cường sai em trai mình là Nguyễn Tuấn Hùng (Cường em) dùng xe DH chở ra đường Hải Triều, trên đường đi Cường anh kể cho Cường em mục đích ra Hải Triều là để phụ giúp việc đánh nhau với bố con Nguyễn Hữu Thịnh, Nguyễn Văn Thọ. Khi ra đến Hải Triều thì đã xảy ra đánh nhau, Cường anh nhảy xuống xe lao vào đánh nhau và cùng đồng bọn dùng dao đâm chết Phan Lê Sơn. Nguyễn Tuấn Hùng đứng ngoài trông xe và chứng kiến việc đánh nhau hỗn loạn, sau đó nghe có tiếng súng nổ (anh Đông bắn), Nguyễn Tuấn Hùng (Cường em) bỏ chạy một mình bằng xe máy về quán 136 Nguyễn Thái Học. Trước kia Cơ quan điều tra không phát hiện được việc này, và bản thân Nguyễn Tuấn Hùng (Cường "Em") không tự giác khai báo, tố giác tội phạm. Vì đây là vụ án xảy ra đặc biệt nghiêm trọng nên Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố để điều tra, xử lý Nguyễn Tuấn Hùng (Cường "Em") về tội không tố giác tội phạm, theo qui định tại Điều 314 Bộ Luật HS.

25. Bị can Huỳnh Anh Tuấn (Hùng "Nhỏ")

a. Lý lịch bị can

- Sinh ngày: 10/6/1975 tại TP HCM

- ĐKNKTT: 468 lô P, Đoàn Văn Bơ, phường 9, quận 1, TP HCM

- Dân tộc: Kinh

- Quốc tịch: Việt Nam

- Tôn giáo: Không

- Văn hóa: 10/12

- Con ông: Huỳnh Văn Bi, sinh 1948

- Con bà: Thái Ngọc Sen, sinh 1949

b. Quá trình hoạt động

Sinh ra và lớn lên tại TP HCM. Tháng 12/1991 học hết lớp 10/12 thì nghỉ học ở nhà làm giày, dép. Năm 1996 cùng cha lên làm rẫy tại xã Hào Hiệp, Tân Biên, Tây Ninh cho đến nay.

- Tiền án: Không

- Tiền sự: Không

- Tạm giam: 8/6/2000. Đã thay đổi biện pháp ngăn chặn thành cấm đi khởi nơi cư trú.

c. Hành vi phạm tội

Khi Thịnh dẫn đầu cả bọn xông và đâm chém anh Sơn và các bạn, Tuấn vẫn ngồi trên xe, chứng kiến toàn bộ sự việc, diễn biến của vụ án. Nhưng khi Cơ quan điều tra triệu tập lên làm việc nhiều lần, Huỳnh Anh Tuấn không khai báo, hoặc khai báo quanh co, giấu giếm sự thật. Hành vi của Huỳnh Anh Tuấn đã cấu thành tội không tố giác tội phạm theo quy định tại điều 247 - BLHS năm 1985.
 
Kết luận điều tra chuyên án Năm Cam (phần 43): Lý lịch phó phòng cảnh sát điều tra Nguyễn Mạnh Trung

Nguyễn Mạnh Trung (Phó trưởng phòng Cảnh sát điều tra, kiêm Phó thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP HCM) biết Nguyễn Văn Thọ (cháu ruột Năm Cam) là tên cầm đầu, tham gia giết hại cảnh sát Phan Lê Sơn nhưng không xử lý, để hắn bỏ trốn.

Lý lịch và hành vi phạm tội của từng bị can

26. Bị can Nguyễn Mạnh Trung

a. Lý lịch bị can

- Sinh ngày: 30/3/1957 tại Nghệ An

- ĐKNKTT: 38 Võ Thị Sáu, phường Tân Định, quận 1, TP HCM.

- Dân tộc: Kinh

- Quốc tịch: Việt Nam

- Tôn giáo: Không

- Văn hóa: 10/10

- Con ông: Nguyễn Đức Hân (chết)

- Con bà: Chu Thị Cầm (chết).

- Cha nuôi: Nguyễn Đình Tùng (chết)

- Mẹ nuôi: Nguyễn Thị Du, sinh 1918.

- Vợ: Trần Thị Kim Thủy, sinh năm 1957.

- Con: lớn 18 tuổi, nhỏ 6 tuổi.

b. Quá trình hoạt động

Sinh ra và lớn lên ở tại Quỳnh Phương, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Năm 1969 đến ở với cha mẹ nuôi tại Hà Nội, học hết lớp 10/10. Từ năm 1974-1979 học tại trường Sỹ quan An Ninh - Bộ Nội vụ, nay gọi là Học viện An Ninh nhân dân Bộ Công an. Năm 1979-1981, công tác tại Phòng điều tra án kinh tế - Cục chấp pháp - Bộ Nội Vụ. Từ 1981-1986 công tác tại phòng điều tra án kinh tế - Cục Cảnh sát điều tra xét hỏi - Bộ Công an. Từ 1986-3/2002 công tác tại Phòng Cảnh sát điều tra - Công an Thành phố Hồ Chí Minh, giữ chức vụ Phó trưởng phòng Cảnh sát điều tra, kiêm Phó thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an Thành phố Hồ Chí Minh.

Đã tốt nghiệp thạc sĩ luật - Học viện Cảnh sát. Ngày 21/5/2002 bị bắt giam về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, đã thay đổi tội danh sang tội “che giấu tội phạm”.

- Tiền án: Không

- Tiền sự: Không

c. Hành vi phạm tội

Nguyễn Mạnh Trung có quan hệ mật thiết từ trước với Trương Văn Cam, quen biết các bị can khác như Dương Ngọc Hiệp, Tôn Vĩnh Đắc và đã có thời gian có quan hệ “trên mức tình cảm” đối với Lê Thị Kim Anh.

Sau khi vụ án xảy tra Ban chuyên án và Ban giám đốc (ông Võ Văn Măng) đã nhiều lần chỉ đạo các đơn vị và Cơ quan điều tra phải thu thập, cũng cố chứng cứ để khởi tố và bắt Nguyễn văn Thọ về tội giết người.

Theo tài liệu do Công an TP HCM thu thập được trong giai đoạn đang điều tra đã xác định Nguyễn Văn Thọ (Thọ "Đại Úy") có đầy đủ dấu hiệu phạm tội giết người. Nhưng Nguyễn Mạnh Trung đã cố tình không khởi tố và không bắt giam Nguyễn Văn Thọ về tội giết người.

Nguyễn Mạnh Trung báo cáo lên cấp trên những tài liệu, chứng cứ thu thập được về Thọ "Đại Úy" còn yếu, chưa đủ cơ sở để khởi tố và bắt Nguyễn Văn Thọ về tội giết người. Đồng thời báo cáo không trung thực quan điểm của VKSND thành phố về đường lối xử lý Nguyễn Văn Thọ: "… bắt đấu tranh theo hướng tội giết người để tìm chứng cứ chứng minh, nếu có chuyển tội danh giết người thì chắc chắn hơn. Cần tập hợp hồ sơ để VKS nghiên cứu, áp dụng biện pháp ngăn chặn cho phù hợp”.

Mặc dù trong báo cáo số: 2799/CV-PC16-Đ4 ngày 12/8/2000 do Nguyễn Mạnh Trung ký gửi ông Võ Văn Măng có nêu: “…Tiếp tục thu thập tài liệu chứng cứ để khởi tố Thọ về tội “giết người” thì thuyết phục hơn…”, nhưng cho đến khi kết thúc điều tra vụ án, Cơ quan điều tra cũng không có hoạt động nào để thu thập thêm tài liệu về Nguyễn Văn Thọ.

Như vậy, với những tài liệu có trong hồ sơ và những chứng cứ thu thập được đã thể hiện: Nguyễn Mạnh Trung biết rõ Thọ có dấu hiệu phạm tội giết người, đặc biệt nếu phạm tội gây rối trật tự công cộng ở khoản 2 điều 245 Bộ luật Hình sự thì càng có cơ sở chắc chắn để bắt Thọ, tạo thuận lợi cho việc điều tra theo hướng tội giết người thì thuận lợi hơn khi để Thọ ở ngoài xã hội. Nguyễn Văn Thọ là tên cầm đầu, xúi giục người khác phạm tội nhưng đã bị bỏ lọt, đồng thời là tên có vai trò rất quan trọng trong tổ chức tội phạm của Trương Văn Cam, hiện nay đang bỏ trốn gây rất nhiều khó khăn trong công tác điều tra, xử lý tội phạm.

Ngoài ra, Nguyễn Mạnh Trung còn biết rõ việc Trương Văn Cam, Dương Ngọc Hiệp, Nguyễn Văn Thọ, Lê Thị Kim Anh, Tôn Vĩnh Đắc… đã có hành vi che giấu tội phạm. Cụ thể là việc bọn chúng đã tổ chức cho Bùi Anh Việt trốn đi Campuchia, nhưng Nguyễn Mạnh Trung đã không chỉ đạo điều tra và xử lý triệt để dẫn đến việc bỏ lọt hành vi phạm tội của các bị can nêu trên.

Như vậy vì mối quan hệ cá nhân với Trương Văn Cam và đồng bọn mà Nguyễn Mạnh Trung đã có hành vi phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, theo qui định tại khoản 3, Điều 281 của Bộ luật Hình sự.
 
Kết luận điều tra chuyên án Năm Cam (phần 44): Lý lịch chủ quán Tân Hải Vân

Lê Thị Hồng Ngọc đã biết rõ một số đàn em Năm Cam tham gia vụ sát hại cảnh sát Phan Lê Sơn, nhưng không khai báo đúng sự thật, tạo điều kiện cho kẻ chủ mưu Bảy Việt lẩn trốn.

Lý lịch và hành vi phạm tội của từng bị can

27. Bị can Lê Thị Hồng Ngọc

a. Lý lịch bị can

- Sinh ngày: 6/12/1951 tại TP HCM

- ĐKNKTT: 82 Lê Lai, Bến Thành, quận 1, TP HCM

- Chỗ ở: 200/9 Nguyễn Trọng Tuyển, phường 8, Phú Nhuận, TP HCM

- Dân tộc: Kinh

- Quốc tịch: Việt Nam

- Tôn giáo: Không

- Văn hóa: 12/12

- Con ông: Lê Khải Hưng (chết)

- Con bà Nguyễn Thị Hồng Châu (chết).

- Chồng: Nguyễn Ly, sinh 1952 (đã ly thân từ 1996).

- Con: có 4 người. Lớn nhất 28 tuổi, nhỏ nhất 13 tuổi.

b. Quá trình hoạt động

Từ nhỏ sống với cha, mẹ ở TP HCM, học hết lớp 12/12 ở nhà phụ giúp gia đình buôn bán vải chợ Sài Gòn. Năm 1973 lấy chồng, theo chồng về ở tại Phan Thiết. Đầu năm 1975 về Sài Gòn ở tại 82 Lê Lai, phường Bến Thành làm nghề kinh doanh nhà hàng ăn uống cho đến nay.

- Tiền án: Không

- Tiền sự: Không

- Bị can tại ngoại

c. Hành vi phạm tội

Lê Thị Hồng Ngọc, sinh năm 1951, chủ quán Tân Hải Vân ở 162 Nguyễn Trãi, quận 1, có quan hệ mật thiết với Trương Văn Cam, Bảy Việt, Lê Thị Kim Anh và một số tên đàn em của Trương Văn Cam.

Thời điểm trước khi vụ án xảy ra, Ngọc có mặt tại quán 136 Nguyễn Thái Học cùng ngồi nhậu chung với các đối tượng sau đó đi gây án. Khi Thịnh bị đánh ở Hải Triều gọi điện về cho Bảy Việt… Ngọc đều chứng kiến.

Sau khi vụ án xảy ra Lê Thị Hồng Ngọc ra phòng cấp cứu Bệnh viện Sài Gòn để thăm Thọ "Đại Úy", Ngọc gặp Thọ, Trương Tấn Phi bị thương đang cấp cứu, ngoài ra còn nhìn thấy 2 nạn nhân là Phan Lê Sơn và Hồ Phước Hưng đã chết nằm trên bàn. Sau khi hỏi thăm, Ngọc biết rõ việc Thọ "Đại Úy" và Phi bị thương do đồng bọn đâm nhầm, đồng thời Ngọc cũng biết các đối tượng gây án, trong đó có Bảy Việt là tên cầm đầu xúi giục đồng bọn (Toàn, Dương, Phi) đi đánh nhau. Ngọc đã cho tên Phi tiền để cấp cứu trong bệnh viện.

Sau đó, Ngọc lại đến quán Hoàng Hôn của Kim Anh ở đường Lê Lợi gặp Bảy Việt và cho Bảy Việt 2 triệu đồng, Ngọc còn cho Bảy Việt 2 triệu đồng trong thời gian Bảy Việt đang lẫn tránh tại nhà Kim Anh.

Ngày 21/2/2000, Ngọc được Phòng Cảnh sát hình sự Công an thành phố mời lên để hỏi về các đối tượng liên quan đến vụ án. Ngọc đã khai: Khoảng 24 h đêm 26/1/2000, nhờ Thọ đi mua phở và chân gà về ăn. Thọ và Phi lấy xe máy đi đường Hải Triều để mua phở và chân gà cho Ngọc. Việc đánh nhau ở đường Hải Triều của Thịnh và đồng bọn Ngọc khai không biết, chỉ biết việc Thọ và Phi do đi mua phở và chân gà nên bị đâm nhầm phải đi cấp cứu ở Bệnh viện Sài Gòn.

Mặc dù sau này, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an triệu tập lên làm việc Ngọc đã thành khẩn khai báo sự thật, nhưng những hành vi nêu trên của Ngọc đã gây cản trở, khó khăn cho cuộc điều tra.

Như vậy, Ngọc đã biết rõ các đối tượng trước và ngay sau khi bọn chúng vừa gây án ở đường Hải Triều làm chết 2 người. Thọ, Phi cũng là những tên tham gia đánh nhau và bị đồng bọn đâm nhầm bị thương, nhưng ngay từ ban đầu đã khai báo không đúng sự thật, cho Bảy Việt tiền, tạo điều kiện cho y lẩn trốn, gây cản trở, khó khăn cho cuộc điều tra. Do vậy, Ngọc đã phạm tội che giấu tội phạm theo quy định tại Điều 313 Bộ Luật HS.
 
Kết luận điều tra chuyên án Năm Cam (phần 45): Lý lịch chủ quán Bar Hoàng Hôn

Chủ sở hữu quán bar này là Lê Thị Kim Anh, người tình của Năm Cam và là người chăm sóc chu đáo phó phòng cảnh sát điều tra, Công an TP HCM Nguyễn Mạnh Trung. Sau khi tham gia đâm chết cảnh sát hình sự Phan Lê Sơn, Bảy Việt trốn tại nhà Kim Anh. Con rể Năm Cam là Dương Ngọc Hiệp cùng Thọ "Đại Úy" cùng Kim Anh đã bàn cách để tổ chức cho Bảy Việt trốn sang Campuchia.

Lý lịch và hành vi phạm tội của từng bị can

28. Bị can Lê Thị Kim Anh

a. Lý lịch bị can

- Sinh năm 1957 tại TP HCM

- ĐKNKTT: 115/42 Trần Đình Xu, Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP HCM

- Dân tộc: Kinh

- Quốc tịch: Việt Nam

- Tôn giáo: Không

- Trình độ văn hóa: 8/12

- Cha: Lê Văn Mẹo (chết) Mẹ: Lê Thị Sáu

- Chồng: Phan Thanh Lâm

- Con: 4 người (2 trai, 2 gái)

b. Quá trình hoạt động

Lúc nhỏ ở với cha mẹ, học hết lớp 8 thì nghỉ ở nhà phụ giúp gia đình. Năm 20 tuổi lấy chồng. Do chồng và con xuất cảnh đi Mỹ nên ly dị. Năm 1982 lấy chồng là Phan Thanh Lâm, sống tại 148/5/4 Tôn Đản, phường 8, quận 4. Năm 1987 cư ngụ tại 115/42 Trần Đình Xu, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1. Năm 1988-1991 mở cửa hàng ăn uống tại số 10 Sương Nguyệt Ánh. Năm 1999 mở nhà hàng Hoàng Hôn tại quận 1, đến ngày 18/12/2001 bị bắt giữ.

- Tiền án: Không

- Tiền sự: Không

- Tạm giam: 18/12/2001

c. Hành vi phạm tội

* Hành vi tổ chức đánh bạc và đánh bạc

Từ năm 1988-1996, Lê Thị Kim Anh thường xuyên tổ chức và trực tiếp tham gia đánh bài ăn tiền, địa điểm tổ chức tại nhà riêng số 115/42 Trần Đình Xu. Mỗi ngày đánh 3-10 chến, một chến 300.000-500.000 đồng. Mỗi chến, Kim Anh thu 20.000-40.000 đồng tiền xâu. Số tiền xâu này, Kim Anh dùng để mua thức ăn, nước uống cho các con bạc, còn lại để tiêu xài cá nhân. Qua đấu tranh khai thác, Lê Thị Kim Anh không nhớ thu được bao nhiêu tiền xâu cũng như tiền đánh bài với các con bạc.

Hành vi của Lê Thị Kim Anh đã phạm tội tổ chức đánh bạc và đánh bạc, tội danh được quy định tại điều 249, 248 BLHS.

* Hành vi che giấu tội phạm và tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép.

Sau khi vụ án xảy ra, Bùi Anh Việt đến ngay quán Hoàng Hôn ở 57-59 đường Lê Lợi, quận 1, báo cho Kim Anh biết việc xảy ra đánh nhau ở đường Hải Triều, Thọ "Đại Úy" bị đâm bị thương đang cấp cứu ở Bệnh viện Sài Gòn. Kim Anh đã đến thăm Thọ ở Bệnh viện và biết việc Thọ bị thương do đi đánh nhau.

Sau đó, Kim Anh và Bảy Việt quay lại về quán Hoàng Hôn, gặp Võ Song Toàn, Trần Dương. Kim Anh nghe điện thoại, biết có 2 người chết. Có nhân chứng còn khai: một trong 2 tên đi theo Bảy Việt đến quán Hoàng Hôn bị thương, máu ra ướt áo, Kim Anh còn sai lên lầu 1 để thay áo… Sau đó Kim Anh bảo Bảy Việt chở Kim Anh về nhà riêng của thị ở 115/42 Trần đình Xu, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, Kim Anh đi ngủ, Bảy Việt cũng ngủ tại nhà Kim Anh đến sáng 27/1/2000.

Sau khi gây án, Bảy Việt trốn tại nhà Kim Anh. Sau Tết, Dương Ngọc Hiệp và Thọ "Đại Úy" đến nhà cùng Kim Anh gặp Bảy Việt bàn việc tổ chức cho Bảy Việt trốn sang Campuchia có cả Kim Anh cùng tham gia.

Đến khi Bảy Việt khai ra việc Thọ "Đại Úy", Hiệp "Phò Mã" đến nhà Kim Anh để bàn bạc, tổ chức cho Bảy Việt trốn đi Campuchia, Kim Anh được Cơ quan điều tra (điều tra viên Đặng Hải Tương) mời lên làm việc đã phủ nhận lời khai của Bảy Việt, khi cho đối chất với Bảy Việt Kim Anh đã động viên, năn nỉ Bảy Việt không khai báo sự thật nên Bảy Việt đã phản cung.

Hành vi của của Lê Thị Kim Anh đã cùng một lúc phạm 2 tội: tội che giấu tội phạm, tội danh được quy định tại điều 313 và tội tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, tội danh được qui định tại điều 275-BLHS năm 1999 với vai trò giúp sức.

Quá trình khám xét tại quán cà phê Hoàng Hôn (số 57-59 Lê Lợi, quận 1, TP HCM) do Kim Anh làm chủ, Cơ quan điều tra đã thu giữ 3 viên thuốc. Tại bản kết luận giám định số 3662/C21 (Cụm 3) ngày 19.9.2002 của Phân viện khoa học hình sự - Bộ Công an kết luận:

- Viên thuốc màu vàng cam có chữ C - C chứa thành phần Methamfetamine, trọng lượng 0,3401 g.

- Viên thuốc tròn màu vàng cam chứa thành phần Methamfetamine, trọng lượng 0,3063 g.

- Viên thuốc màu nâu đen nặng 0,0862 g không tìm thấy thành phần các chất ma túy thường gặp.

Qua đấu tranh, khai thác, Kim Anh không thừa nhận 3 viên thuốc nêu trên là của mình và cho rằng quán cà phê nhiều người ra vào uống nước nên không xác định được của ai. Do đó không đủ cơ sở kết luận những loại thuốc nêu trên là của Kim Anh.

Như vậy, Lê Thị Kim Anh đã phạm 4 tội:

- Tội che giấu tội phạm (điều 313 BLHS)

- Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS).

- Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

- Tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép (điều 275 BLHS)

Tài sản và tang vật thu giữ:

- 3.600.000 đồng

- 770 USD

- 4,1 lượng vàng trang sức

- 1 ĐTDĐ Motorola

- 1 xe Suzuki 150

- Kê biên 2 căn nhà

- 9 băng Video

- 73 đĩa CD

- 1 đĩa vi tính

- 3 viên thuốc

- 6 bao cao su chưa sử dụng

- 4 bao cao su đã sử dụng
 
Kết luận điều tra chuyên án Năm Cam (phần 46): Lý lịch của Hiệp 'Phò Mã'

Dương Ngọc Hiệp (lấy con gái đầu lòng của Trương Văn Cam) đã trực tiếp ra Hà Nội cùng với Trần Văn Thuyết dùng 1,3 tỷ đồng để 'chạy tội' cho bố vợ. Trong vụ Phan Lê Sơn, Hiệp cùng Thọ "Đại Úy" gặp gỡ, khống chế các đối tượng liên quan để bố trí, sắp xếp không cho họ khai báo sự thật.

Lý lịch và hành vi phạm tội của từng bị can

29. Bị can Dương Ngọc Hiệp (Hiệp "Phò Mã")

a. Lý lịch bị can

- Sinh ngày 7/7/1963 tại TP HCM

- ĐKNKTT: 266/40/22 Tôn Đản, phường 8, quận 4, TP HCM

- Chỗ ở: 36 Nguyễn Hữu Cầu, Tân Định, quận 1, TP HCM

- Dân tộc: Kinh

-Quốc tịch: Việt Nam

-Tôn giáo: Phật

- Trình độ văn hóa: 8/12

- Cha: Trương Văn Truyện

- Mẹ: Trần Thị Thuận

- Vợ: Trương Thị Lan, là bị can trong cùng vụ án

- Con: 3 người con, lớn nhất sinh 1983, nhỏ nhất sinh 1994

b. Quá trình hoạt động

Từ nhỏ ở với gia đình, học hết lớp 8 nghỉ học, làm lơ xe. Năm 1981 đi nghĩa vụ ở Quang Trung, Hóc Môn, được 3 tháng bỏ trốn về nhà 266/40/22 Tôn Đản, phường 8, quận 4. Năm 1983 tiếp tục đi nghĩa vụ ở Quang Trung, được 2 tháng bỏ về nhà tại quận 4. Năm 1986 đi làm tại Công ty xuất nhập khẩu Cosenia ở quận 1, TP HCM. Năm 1993 làm nghề mua bán xe cũ ở đường An Dương Vương - Trần Bình Trọng, quận 5 và phụ trách nhà hàng Ra Khơi cho cha vợ là Trương Văn Cam. Ngày 12/12/2001, bị Công an Tiền Giang bắt về tội tổ chức đánh bạc và cưỡng đoạt tài sản.

- Tiền án: Không

- Tiền sự: Không

- Tạm giam: 12/12/2001

c. Hành vi phạm tội

* Hành vi đưa hối lộ

Dương Ngọc Hiệp là con rể của Trương Văn Cam (lấy con gái đầu của Trương Văn Cam tên là Trương Thị Lan), được Trương Văn Cam rất tin tưởng. Vì vậy mọi hoạt động vi phạm pháp luật của Trương Văn Cam, Hiệp biết rất rõ. Không những thế, Hiệp còn trực tiếp tham gia nhiều hoạt động phạm tội trong băng nhóm tội phạm của Trương Văn Cam. Khi Trương Văn Cam bị bắt, Hiệp đã tích cực bàn với gia đình dùng tiền chuẩn bị trả cho ngân hàng, bán xe ôtô để lấy tiền với tổng số tiền là 1,3 tỷ đồng (thời điểm năm 1995) và trực tiếp ra Hà Nội cùng với Trần Văn Thuyết dùng số tiền này quan hệ, mua chuộc một số cá nhân trong cơ quan bảo vệ pháp luật và cơ quan báo chí nhằm mục đích lo chạy tội cho Trương Văn Cam. Việc làm này của Hiệp đã làm cho một số cán bộ có chức quyền trong cơ quan bảo vệ pháp luật và cơ quan ngôn luận thoái hóa biến chất.

Hành vi trên của Dương Ngọc Hiệp hậu quả rất nghiêm trọng đã phạm tội đưa hối lộ, số tiền đưa hối lộ rất lớn (1,3 tỷ đồng) tội danh được quy định tại khoản 3 điều 289 BLHS cần phải được xử lý nghiêm minh trước pháp luật.

* Hành vi cưỡng đoạt tài sản

Sau khi Dương Ngọc Hiệp bị bắt giữ, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã nhận được nhiều đơn của nhân dân tố giác Hiệp là tay chân đắc lực của Trương Văn Cam, được Trương Văn Cam giao nhiệm vụ đi thu tiền bảo kê tại các nhà hàng, vũ trường, các quán cà phê… Hiệp đã cùng với Lai Em thu tiền bảo kê ở một số vũ trường, nhà hàng cụ thể như vũ trường Phương Đông, vũ trường Metropolis, khách sạn Phong Phú. Tuy nhiên do sợ bị trả thù nên các địa điểm mà Hiệp và Lai Anh thường xuyên đến thu tiền bảo kê không dám tố giác hành vi của bọn chúng. Qua đấu tranh xét hỏi, Dương Ngọc Hiệp và Lai Em đều ngoan cố không chịu nhận tội. Kết quả điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra chỉ mới có chứng cứ xác định Hiệp đã có hành vi cưỡng đoạt 8 triệu đồng của khách sạn Phong Phú bằng hình thức đến ăn nghỉ không trả tiền.

Hành vi của Dương Ngọc Hiệp là hành vi côn đồ, có tính chất coi thường pháp luật, đã phạm vào tội cưỡng đoạt tài sản, tội danh được quy định tại điều 135 BLHS.

* Hành vi đánh bạc

Dưng Ngọc Hiệp đã khai nhận hành vi đánh bạc bằng hình thức cá độ bóng đá, Cụ thể Hiệp khai:

Trong những năm qua, Hiệp đã nhiều lần chi cá độ bóng đá với Nguyễn Thanh My, Nguyễn Hải Triều, Dương Hùng Phong. Mỗi lần cá độ giá trị từ 5 đến 20 triệu đồng. Hiện nay Hiệp còn nợ My 60 triệu đồng; nợ Triều 200 triệu đồng; nợ Phong 230 triệu đồng tiền thua cá độ bóng đá.

Qua điều tra xác minh ghi lời khai của Nguyễn Thanh My, Nguyễn Hải Triều, Dương Hùng Phong thì các đối tượng này đều khai không cá độ bóng đá với Hiệp. Bị can Hồ Việt Sử là đối tượng thân thiết với Hiệp cũng xác định biết Hiệp thường xuyên chơi cá độ bóng đá nhưng không biết chơi với Nguyễn Thanh My, Nguyễn Hải Triều và Dương Hùng Phong hay không. Do không có cơ sở kết luận hành vi đánh bạc của Hiệp nên Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an quyết định đình chỉ điều tra bị can với Hiệp về tội danh đánh bạc.

* Hành vi che giấu tội phạm và tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép

Thực hiện chỉ đạo của Trương Văn Cam, Hiệp đã cùng Nguyễn Văn Thọ gặp gỡ các bị can, đối tượng liên quan để bố trí, sắp xếp lời khai hoặc khống chế không cho họ khai báo sự thật.

Thực hiện sự chỉ đạo của Trương Văn Cam về việc tổ chức cho Bảy Việt trốn đi Campuchia, Dương Ngọc Hiệp và Thọ "Đại Úy" đến nhà Kim Anh nhiều lần để gặp Bảy Việt để thuyết phục, bàn bạc cho Bảy Việt trốn đi Campuchia. Hiệp và Thọ vừa đe dọa, vừa hứa chạy án cho Bảy Việt chỉ bị 3-5 năm tù và lo chuyện gia đình, vợ con, thăm nuôi, nên Bảy Việt mới đồng ý đi trốn.

Dương Ngọc Hiệp đã bàn bạc với Tôn Vĩnh Đắc (Long "Đầu Đinh") để Long đầu đinh bố trí xe ôtô, chỉ đạo Nguyễn Tấn Lộc lái xe đưa Bảy Việt đi Campuchia.

Hiệp đã đưa cho Bảy Việt 1.000 USD, bàn bạc và thuê Tiang Peng Chheu - Tư Miên) người Campuchia 14.000 USD, để Tư Miên đưa Bảy Việt trốn và làm giấy tờ cho Bảy Việt xuất cảnh sang Canada.

Đến khi Bùi Anh Việt xuất cảnh đi Canada không thành, phải quay về Campuchia và Trương Văn Cam có chủ trương đưa Bảy Việt ra đầu thú nên Hiệp lại báo cho Tư Miên đưa Bảy Việt về Việt Nam. Bùi Anh Việt về Sài Gòn ở nhà Hiệp và gặp Trương Văn Cam, Hiệp "Phò Mã" dặn dò khai báo, trước khi ra đầu thú.

Khi Bùi Anh Việt khai ra việc Hiệp, Thọ, Kim Anh tổ chức cho Bảy Việt trốn đi Campuchia thì Cơ quan điều tra (điều tra viên Đặng Hải Tương) đã cho Hiệp "Phò Mã" đối chất với Bảy Việt, tạo điều kiện cho Hiệp phò mã gặp riêng Bảy Việt trong buồng cung để Hiệp thuyết phục, năn nỉ vừa đe dọa Bảy Việt, sau đó Bảy Việt đã phản cung.

Hành vi của của Dương Ngọc Hiệp đã cùng một lúc phạm 2 tội che giấu tội phạm, qui định tại Điều 313 và tội tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép quy định tại điều 275 - BLHS năm 1999 với vai trò cầm đầu, tích cực thực hiện.

Như vậy, Dương Ngọc Hiệp đã phạm 4 tội:

- Tội đưa hối lộ (điều 289 BLHS)

- Tội cưỡng đoạt tài sản (điều 135 BLHS).

- Tội che giấu tội phạm (điều 313 BLHS)

- Tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép (điều 275 BLHS)

Tài sản và vật chứng thu giữ:

- 283.000.000 đồng

- 3 ngân phiếu loại 1 triệu đồng

- 1 xe Spacy

- 1 điện thoại di động Nokia 8250

- Kê biên 1 căn nhà

- 2 ổ đĩa cứng

- 1 két sắt

- 6 đĩa vi tính

- 3 băng Video
 
Kết luận điều tra chuyên án Năm Cam (phần 47): Lý lịch chủ sòng bài tại quận 8

Nguyễn Văn Nhã được Năm Cam phân công điều hành sòng bạc 74/18 Trần Nguyên Hãn, phường 13, quận 8. Để sòng được hoạt động êm ả, Nhã dùng gần 900 triệu đồng lấy từ tiền xâu để hối lộ một số cán bộ đơn vị có chức năng phòng chống tội phạm thuộc Công an TP HCM.

Lý lịch và hành vi phạm tội của từng bị can

30. Bị can Nguyễn Văn Nhã (Sáu Nhà)

a. Lý lịch bị can

- Sinh năm: 1945 tại Sài Gòn

- ĐKNKTT: 148/12/14/3 Tôn Đản, phường 10, quận 4, TP HCM

- Quốc tịch: Việt Nam

- Dân tộc: Kinh

- Tôn giáo: Phật

- Văn hóa: 8/12

- Con ông: Nguyễn Văn Phấn (chết)

- Con bà: Võ Thị Cam (chết)

- Vợ: Nguyễn Thị Hồng Liên, sinh năm 1951

- Con: 6 người con, lớn nhất sinh năm 1970, nhỏ nhất sinh 1978

b. Quá trình hoạt động

Từ 1945 đến 1963: Sống cùng gia đình và đi học văn hóa hết lớp 8/12 thì bỏ học. Cư ngụ tại 148/12/14/3 Tôn Đản, phường 10, quận 4. Từ 1963 đến 1966: làm công nhân in tại quận 3. Từ 1966 đến 1975: đi lính chế độ Sài Gòn, làm cảnh sát trật tự tại ty cảnh sát quận 4, cấp bậc trung sĩ. Đến 30/4/1975 rã ngũ. Từ 1975 đến 2001: cư ngụ tại địa chỉ trên.

- Tiền án: Không

- Tiền sự: 3

- Tạm giam: 9/10/2001

c. Hành vi phạm tội của bị can

* Hành vi tổ chức đánh bạc:

Tháng 10/1999, Trương Văn Cam (Năm Cam) và Tô Văn Tốt (Ba Mạnh) Nguyễn Thành Thảo và Nguyễn Văn Nhã bàn nhau tổ chức mở sòng bạc tại nhà 74/18 Trần Nguyên Hãn, phường 13, quận 8. Nguyễn Văn Nhã được Trương Văn Cam phân công trực tiếp quản lý điều hành sòng bạc. Nhã đứng tên 40 phần hùn làm cái, trị giá mỗi phần 1 triệu đồng (trong đó của Nhã 10 phần, của tên Thảo 10 phần, của tên Thọ 10 phần, của tên Lắm 10 phần). Hằng ngày tiền lời làm cái Nhã chia 10 phần, Nhã giao cho Ba Mạnh 1 phần, 1 phần Nhã đem về cho Trương Văn Cam, được Trương Văn Cam chia lại cho Nhã 2/10, Trương Văn Cam 8/10. Tiền lời còn lại Nhã chia tỷ lệ phần hùn làm cái, trong đó Nhã có 10 phần = 10 triệu đồng phần hùn. Tiền xâu Nhã chia làm 15 phần, Nhã hưởng 1 phần. Sòng bạc hoạt động được 4 tháng rưỡi, Nhã được chia các khoản tiền lời trong sòng bạc 200.000.000 (hai trăm triệu) đồng (BL: V4 T74: 06).

Khoảng tháng 1/2001 Trương Văn Cam và Nguyễn Thành Thảo cho phép Nguyễn Văn Nhã mở sòng bạc tại quận 9. Nhã gặp Nguyễn Văn Dương (thường gọi Dương) để nhờ Dương thuê nhà Nguyễn Thị Liên tại số 351A ấp Tây Hòa, phường Phước Long A, quận 9, sau khi Liên đồng ý cho thuê nhà, Nhã trực tiếp quản lý điều hành sòng bạc, quy định cách thức ăn chia trong sòng bạc.

Nhã đứng tên 50 phần hùn làm cái. Hằng ngày Nhã giao cho thị Phượng 800.000 đồng để Phượng giao cho Dương trả tiền thuê nhà và lo “an ninh” cho sòng bạc. Tiền lời chia 10 phần Nhã lấy một phần đem về giao cho Trương Văn Cam. 9/10 tiền lời còn lại Nhã chia cho các phần hùn trong đó Nhã có 50 phần. Tiền xâu chia làm 3 phần Nhã lấy 1 phần đem về cho Trương Văn Cam và được Trương Văn Cam chia làm 4 phần, Nhã được 1 phần. 2/3 tiền xâu còn lại Nhã chia cho các tên có công với sòng bạc. Sòng bạc hoạt động được khoảng 27 ngày. Nhã được chia các khoản tiền lời trong sòng bạc là 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu) đồng. (BL: V4 T74: 06)

Tháng 7/2001 sòng bạc của Tạ Đắc Lung và Triệu Tô Hà mở tại nhà Nguyễn Thị Dung số 27/6 Văn Thân, phường 8, quận 6 thì Nguyễn Văn Nhã mới đến tham gia với vai trò xóc đĩa và góp vốn làm cái 50 triệu đồng. Trước khi tham gia, Nhã yêu cầu Tạ Đắc Lung chia cho Nhã 1/10 tiền lời và tiền bảo kê 2 triệu đồng/ngày để Nhã giao lại cho Trương Văn Cam. Sòng bạc hoạt động được 22 ngày, phần Nhã đến tham gia 10 ngày sau cùng. Nhã được chia các khoản tiền lời của sòng bạc khoảng 49 triệu đồng.

Cuối tháng 8/2001, Nhã và Quốc được Trương Văn Cam cho phép mở sòng bạc tại 1102 Tự Lập, quận Tân Bình. Sòng bạc hoạt động vào đầu tháng 9/2001, Nhã và Quốc làm nhiệm vụ quản lý điều hành sòng bạc. Nhã góp phần hùn 40 triệu và đứng tên cho Nguyễn Văn Quý 20 phần Nguyễn Văn Quang 20 phần, Nguyễn Văn Lắm 10 phần. Tiền lời làm cái được chia 10 phần, Quốc 1/10, Trương Văn Cam 1/10. Trương Văn Cam chia lại cho Nhã 2 phần, Trương Văn Cam 8 phần. 8/10 còn lại của tiền lời làm cái, Nhã chia tiếp làm 10 phần, Nhã lấy 3 phần. Còn 7 phần còn lại chia đều cho các tên có phần hùn. 3 phần của Nhã, Nhã chia tiếp làm 10 phần cho Nguyễn Thành Thảo, Nguyễn Văn Thọ mỗi người 2 phần, Nguyễn Văn Lắm 1 phần, Nguyễn Văn Quang và Nguyễn Văn Quý mỗi người 1,5 phần. Sòng bạc hoạt động được 23 ngày thì chuyển về Quận 8. Nhã khai nhận được chia các khoản tiền lời của sòng bạc là: 100.000.000 (một trăm triệu đồng).

Ngày 29/9/2001, sòng bạc rời về nhà Trương Thoại số 74/18 Trần Nguyên Hãn, phường 13, quận 8 Nhã trực tiếp thuê nhà của Trương Thoại với giá 500.000đ/ngày, thuê nhà của Lê Định Quốc số 74/16 Trần Nguyên Hãn, quận 8 làm nơi để két sắt giữ tiền của sòng bạc, đồng thời giao tiền cho Trương Thoại đi phân phát cho 8 hộ trong hẻm 74 Trần Nguyên Hãn, Quận 8, mỗi hộ 20.000đ/ngày để những hộ này không tố giác hành vi phạm tội của chúng. Đồng thời giao cho Phượng 3.600.000 đồng một ngày để Phượng giao cho Thọ đi ăn nhậu, hối lộ để bảo vệ cho sòng bạc. Phương thức ăn chia tại sòng bạc này cũng như lúc sòng bạc hoạt động tại 1102 đường Tự Lập - phường 4 - Tân Bình. Nhã được chia 50.184.000 (năm mươi triệu một tám bốn nghìn) đồng và tiền xâu 42.500.000 đồng (bốn hai triệu năm trăm nghìn).

Trong 5 ngày cuối của sòng bạc, Nhã giao cho Trần Thị Anh Anh (Sơn) 365.470.000 đồng gồm tiền phí, tiền xâu, tiền lời để chờ đủ 7 ngày Nhã đem chia cho đồng bọn. Ngày 9/10/2001 sòng bạc bị bắt, Anh gom tiền chạy trốn.

Như vậy tổng cộng số tiền thu lợi bất chính từ các sòng bạc mà Nhã được chia là 461.684..000 đồng (bốn trăm sáu mốt triệu sáu trăm tám mươi bốn nghìn đồng).

Từ tháng 10/1999 đến khi bị bắt Nhã được Trương Văn Cam giao quản lý điều hành sòng bạc, thỉnh thoảng Nhã tham gia đánh bạc mỗi ván từ 300.000 (ba trăm ngàn) đồng đến 1.000.000 (một triệu) đồng. Quá trình đánh bạc Nhã sử dụng số tiền được chia từ sòng bạc để đánh bạc nên không xác định được số tiền thắng thua. (BL: V4 T74: 06)

* Hành vi đưa hối lộ

Sau khi đi tập trung cải tạo về (được trả tự do vào tháng 10/1997), Trương Văn Cam (Năm Cam) cùng đồng bọn là các tên Tô Văn Tốt (Ba Mạnh), Nguyễn Văn Nhã (Sáu Nhà), Nguyễn Khánh Quốc (Quốc "Lủi"), Phạm Văn Minh (Minh "Bu"), Lê Thị Thu Hà (Hà "Trề") đã phục hồi lại sòng bạc xóc đĩa.

Trương Văn Cam chủ trương nguồn tiền dùng để mua chuộc cán bộ công an bao che sòng bạc lấy từ nguồn tiền xâu thu mỗi ván 5% của người thắng bạc và được trích ra làm 2 khoản sử dụng:

Khoản thứ nhất gọi là tiền “phí ngoại giao” 2.000.000 (hai triệu) đồng/ngày nộp về cho Trương Văn Cam để dùng làm chi phí hối lộ, mua chuộc một số cán bộ đơn vị có chức năng phòng chống tội phạm thuộc Công an TP HCM nhờ bao che dung túng cho hoạt động vi phạm pháp luật của băng nhóm Trương Văn Cam và các sòng bạc của y.

Khoản thứ hai là tiền thuê nhà và tiền lo “an ninh cho sòng” tại quận, phường nơi sòng hoạt động, mỗi ngày Nguyễn Văn Nhã (Sáu Nhà) giao cho Tô Văn Tốt (Ba Mạnh) 3.300.000 (ba triệu ba trăm ngàn) đồng, trong đó có 400.000 đồng trả tiền thuê nhà, 300.000 đồng để chi cho bọn canh gác sòng bạc, còn lại 2.600.000 (hai triệu sáu trăm ngàn) đồng dùng để đưa hối lộ hằng tuần cho một số cán bộ công an quận và công an phường nơi có sòng bạc hoạt động.

Sòng bạc xóc đĩa hoạt động tại 74/18 Trần Nguyên Hãn, phường 13, quận 8 vào các thời điểm sau:

- Từ tháng 10/1999 đến khoảng giữa tháng 1/2000 (do Phạm Văn Minh tức Minh "Bu" phạm tội giết người ở đường Hải Triều, quận 1 nên Trương Văn Cam cho sòng tạm nghỉ); hoạt động lại từ cuối tháng 2/2000 đến đầu tháng 5/2000 (do Tô Văn Tốt chết đột ngột nên Trương Văn Cam cho sòng bạc tạm ngưng hoạt động) tổng cộng số ngày sòng bạc hoạt động là 135 ngày, tiền “phí ngoại giao” đã nộp cho Trương Văn Cam là 270.000.000 đồng. Tiền Nguyễn Văn Nhã và Tô Văn Tốt dùng để đi hối lộ là 351.000.000 đồng. (BL: V5 T3: 202A-202B)

- Sau khi di chuyển nhiều địa điểm sòng bạc xóc đĩa lại quay về hoạt động từ 29/9/2001 đến 9/10/2001 thì bị Công an TP HCM bắt quả tang. Thời gian sòng bạc hoạt động là 11 ngày, tiền “phí ngoại giao” đã nộp cho Trương Văn Cam là 8.000.000 đồng (vì sòng bạc nộp tiền về Trương Văn Cam qua Nguyễn Thành Thảo theo tuần, Thảo mới thu tiền tuần đầu, tuần kế tiếp chưa đến kỳ thu), tiền Cô Đệ và Nguyễn Văn Thọ đã lấy để đi hối lộ là 36.000.000 đồng. (BL: V5 T3: 202B; V5 T4: 214-215, 217)

Trong thời gian 1999-2000, sòng bạc xóc đĩa này còn rời tới hoạt động tại các địa điểm sau:

- Nhà Nguyễn Thị Liên số 351A khu phố 1, phường Phước Long A, quận 9 từ cuối tháng 1/2001 (hạ tuần tháng chạp năm Canh Thìn) đến Tết và từ mùng 10 Tết Canh Thìn (tức khoảng tháng 2/2001) hoạt động thêm 10 ngày. Tiền “phí ngoại giao” đã nộp cho Trương Văn Cam là 54.000.000 đồng (BL: V5 T3: 202A-202B), giao cho Nguyễn Văn Dương 800.000 đồng/ngày để Dương trả tiền thuê nhà 300.000 đồng/ngày. Còn lại 500.000 đồng/ngày, Dương lo hối lộ cấp phường, quận nhưng Dương tiêu xài hết. Như vậy tiền lo hối lộ cho cấp phường, quận trong thời gian 27 ngày là 13.500.000 đồng.

- Nhà Nguyễn Thị Dung số 27/6 và nhà Hà Gia Quyền số 27/23 đường Văn Thân, phường 8, quận 6 hoạt động hơn 17 ngày. Tiền “phí ngoại giao” đã nộp cho Trương Văn Cam là 34.000.000 đồng, chi phí canh gác sòng bạc và tiền hối lộ cấp địa phương Triệu Tô Hà thu hàng ngày 4.500.000 đồng, nhưng Triệu Tô Hà khai đã trả tiền thuê nhà 200.000 đồng. Còn lại 4.300.000 đồng, Hà chiếm hưởng riêng để đánh bạc. (BL: V5 T3: 202A-202C)

- Nhà Nguyễn Văn Nghĩa số 1102 đường Tự Lập, phường 4, Tân Bình 23 ngày. Tiền “phí ngoại giao” đã nộp cho Trương Văn Cam là 46.000.000 đồng, tiền hối lộ cấp địa phương Nguyễn Khánh Quốc và Nguyễn Văn Nhã đã giao cho Nguyễn Văn Nghĩa 57.500.000 đồng. Nhưng Nguyễn Văn Nghĩa khai đã chiếm hưởng sử dụng riêng số tiền này (Nguyễn Văn Nghĩa đã nộp lại cho Cơ quan điều tra số tiền này cùng với số tiền sòng bạc trả tiền thuê nhà tổng cộng là 103.500.000 đồng).

Như vậy theo chỉ đạo của Trương Văn Cam, tổng số tiền đã lấy từ tiền xâu của sòng bạc xóc đĩa để đi đưa hối lộ là 899.000.000 đồng, Nguyễn Văn Nhã đồng phạm đưa hối lộ là 899.000.000 đồng.

Hành vi tổ chức đánh bạc, đánh bạc, đưa hối lộ của Nguyễn Văn Nhã đã phạm vào điều 249, 248 và 289 của BLHS nước CHXHCN VN.

Như vậy, Nguyễn Văn Nhã đã phạm 3 tội:

- Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

- Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

- Tội đưa hối lộ (điều 289 BLHS)

Vật chứng tạm giữ: tiền Ngân hàng Việt Nam: 6.170.000 (sáu triệu một trăm bảy mươi ngàn) đồng, một điện thoại di động, 7 (bảy) phỉnh màu vàng, 143 (một trăm bốn mươi ba) lá bài tổ tôm. Tài sản kê biên gồm nhà số 97 đường 14, quận 4 và nhà số 148/12/14/3 Tôn Đản, phường 10 quận 4.
 
Kết luận điều tra chuyên án Năm Cam (phần 48): Lý lịch 4 kẻ tổ chức sòng bài

Nguyễn Thành Thảo, Nguyễn Khánh Quốc, Tạ Đắc Lung và Triệu Tô Hà tổ chức sòng bạc tại nhiều địa điểm trong thành phố. 4 đối tượng đã chi tiền mua chuộc sự làm ngơ của một số công an, trong đó có Võ Văn Tâm (đội trưởng chống tệ nạn xã hội) và Dương Minh Ngọc (nguyên trưởng phòng cảnh sát hình sự TP HCM).

Lý lịch và hành vi phạm tội của từng bị can

31. Bị can Nguyễn Thành Thảo

a. Lý lịch bị can

- Sinh năm: 1953 tại TP HCM

- ĐKNKTT: 120/3 Nguyễn Công Trứ, phường 19, Bình Thạnh, TP HCM

- Quốc tịch: Việt Nam

- Dân tộc: Kinh

- Tôn giáo: Phật

- Trình độ văn hóa: 6/12

- Con ông: Nguyễn Thành Long

- Con bà: Tạ Thị Bút (chết)

- Vợ: Bùi Thị Ba, sinh 1961

- Có 4 con (lớn nhất sinh 1984 nhỏ nhất sinh 1992).

b. Quá trình hoạt động

Năm 1953-1971: Ở với cha mẹ đi học và phụ giúp gia đình tại Bình Thạnh, TP HCM. 1971-1972: Đi lính ngụy Sư đoàn 7 đóng tại Bến Tre được 6 tháng thì đào ngũ. Năm 1972-1975: Bị bắt đi lính ngụy Sư đoàn 8 Bộ binh đóng quân tại Long Khánh. Năm 1975-1980: Buôn bán chợ trời, bị Công an quận 1 bắt đưa đi cưỡng bức lao động 3 tháng về tội đánh bạc. Năm 1980-1986: Buôn bán chợ trời, bị Công an Bình Thạnh bắt giữ 7 ngày vì không có hộ khẩu. Năm 1986-1990: Buôn bán chợ trời. Năm 1990-1992: Canh gác sòng bạc cho Trương Văn Cam tại hẻm 148 Tôn Đản, phường 8 quận 4. Năm 1993-1999: Buôn bán. Năm 1999-2001: Tham gia tổ chức các sòng bạc của Trương Văn Cam, được giao nhiệm vụ thu tiền bảo kê các sòng bạc, đi đưa hối lộ. Ngày 18/12/2001 bị bắt theo lệnh truy nã.

c. Hành vi phạm tội

* Hành vi tổ chức đánh bạc và đánh bạc

- Tháng 10/1999, Nguyễn Thành Thảo tham gia tổ chức sòng xóc đĩa tại số 74/18 Trần Nguyên Hãn với nhiệm vụ tìm kiếm, lôi kéo con bạc đến sòng bạc đánh bạc và góp vốn làm cái 10.000.000 (mười triệu) đồng. Sau thời gian 2 tháng tham gia hùn vốn làm cái trong sòng bạc, Nguyễn Thành Thảo được chia lời 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng sau khi đã trừ những lần cái thua. Ngoài ra Thảo còn trực tiếp đánh bạc xóc đĩa ăn tiền tại sòng mỗi lần đánh từ 100.000 (một trăm nghìn) đồng đến 1.000.000 (một triệu) đồng. Tiền thắng bạc Thảo đã ăn xài hết. (BL số: 1620-V4-Tập 20, 06-V4-tập 74)

- Tháng 6/2000, Nguyễn Thành Thảo tham gia tổ chức sòng xập xám tại 780 Nguyễn Đình Chiểu, phường 1, quận 3 do Trương Văn Cam cầm đầu với vai trò theo dõi ghi chép sổ sách cho sòng bạc và nhận tiền từ Trương Văn Cam giao cho các con bạc thắng. Thời gian tham gia 7 ngày, Nguyễn Thành Thảo khai nhận được Trương Văn Cam trả mỗi ngày 1.000.000 (một triệu) đồng là 7.000.000 (bảy triệu) đồng. Đối chất với Trương Văn Cam, Thảo thừa nhận được Trương Văn Cam cho 50.000.000 đồng. (BL: 1640-V4-tập 20)

- Đầu năm 2001 (trước và sau tết Nguyên đán Canh Thìn), Nguyễn Thành Thảo tham gia góp 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng vốn làm cái tại sòng xóc đĩa mở tại số 351A khu phố 1, phường Phước Long A, quận 9. Thảo được chia tiền lời và tiền xâu từ sòng bạc là 35 triệu đồng sau khi đã trừ tiền cái thua. Thảo còn làm nhiệm vụ thu tiền bảo kê, tiền lời từ Nhã về cho Trương Văn Cam. (BL số:1620-V4-tập 20)

- Cũng thời điểm tháng 12/2000, Nguyễn Thành Thảo cùng Triệu Tô Hà, Vương Tử (Xây) bàn bạc tổ chức sòng xập xám tại 835/1-2 Trần Hưng Đạo, phường 1, quận 5. Nguyễn Thành Thảo làm nhiệm vụ ghi chép sổ sách theo dõi ăn thua trong sòng bạc, chịu trách nhiệm nhận tiền của người thua bạc trả cho người thắng. Sòng xập xám hoạt động được 5 ngày Thảo được chia 30.000.000 (ba mươi triệu) đồng. (BL số: 1622-V4-tập 20)

- Tháng 9/2001, Nguyễn Thành Thảo góp vốn 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng tại sòng bạc 1102 đường Tự Lập, phường 4, Tân Bình. Sòng bạc hoạt động 23 ngày thì dời về 74/18 Trần Nguyên Hãn, phường 13, quận 8 hoạt động thêm được 10 ngày nữa thì bị bắt, Thảo được chia tiền lời 100.000.000 (một trăm triệu) đồng và tiền xâu là 21.250.000 đồng. (BL số: 1631-V4-tập 20,08-V4-tập 74)

- Ngày 8 và 9/10/2001, Trương Văn Cam mở sòng bạc xập xám tại 122 Trần Hưng Đạo B, phường 7, quận 5, Nguyễn Thành Thảo làm nhiệm vụ ghi chép sổ sách cho sòng bạc. Sau 2 ngày hoạt động thì sòng bạc giải tán vì sòng xóc đĩa ở số 74/18 Trần Nguyên Hãn, phường 13, quận 8 của Trương Văn Cam bị bắt. Tiền lời góp vốn Nhã gửi Anh (Sơn) cất giữ, tiền xâu Nguyễn Khánh Quốc giữ. Khi sòng bạc bị bắt, Anh bỏ trốn, Quốc bị bắt nên Thảo chưa được chia.(BL số:08-V4-tập 74)

Tổng số tiền thu lợi bất chính qua việc tham gia tổ chức các sòng bạc từ tháng 10/1999 đến tháng 10/2001 mà Nguyễn Thành Thảo khai nhận đã được hưởng là 263.250.000 đồng (hai trăm sáu ba triệu hai trăm năm mươi nghìn đồng).

* Hành vi đưa hối lộ

Nguyễn Thành Thảo được Trương Văn Cam tin cẩn giao cho nhiệm vụ cai quản sòng bạc xóc đĩa và thu tiền “phí ngoại giao” để Trương Văn Cam hối lộ cán bộ cấp thành phố, mỗi ngày 2.000.000 (hai triệu) đồng; gồm 67 ngày thành tiền 134.000.000 đồng (27 ngày tại nhà Nguyễn Thị Liên, quận 9; 10 ngày tại nhà Hà Gia Quyền và Nguyễn Thị Dung quận 6; 23 ngày tại nhà Nguyễn Văn Nghĩa phường 4, Tân Bình; 7 ngày tại nhà Trương Thoại quận 8 vì 4 ngày cuối chưa đến kỳ thu) của Nguyễn Văn Nhã giao nộp Trương Văn Cam. (BL: V5 T3: 202A-202D)

Từ năm 2000 Nguyễn Thành Thảo được Trương Văn Cam giao tiền đi quan hệ mua chuộc, đút lót hối lộ trực tiếp nhiều cán bộ có trách nhiệm trong công tác phòng chống tội phạm trong đó có bị can Võ Văn Tâm (BL: V5 T5: 227-229, 240) và Dương Minh Ngọc.

Như vậy, Nguyễn Thành Thảo đã đồng phạm với Trương Văn Cam đưa hối lộ số tiền 134.000.000 đồng. (BL: V5 T2: 162, 173, 176)

Hành vi tổ chức đánh bạc, đánh bạc, đưa hối lộ của bị can Nguyễn Thành Thảo đã phạm vào các điều 249, 248 và 289 của BLHS nước CHXHCNVN.

Vật chứng đang tạm giữ của Nguyễn Thành Thảo:

+ 173 (một trăm bảy mươi ba) bộ bài tây đã sử dụng (54 lá).

+ 600.000.000 (sáu trăm triệu) đồng do Trần Quốc Dân nợ (trong số 1,2 tỷ đồng gia đình Trần Quốc Dân nộp thay cho Dân).

+ 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng Nguyễn Văn Quang nộp.

Tài sản kê biên: Căn nhà 120/3 Nguyễn Công Trứ, phường 19, Bình Thạnh.

32. Bị can Nguyễn Khánh Quốc (Quốc "Lủi")

a. Lý lịch bị can

- Sinh năm: 1959 tại Ninh Bình

- Nơi ĐKNKTT: 25 lô A7 khu tập thể Vạn Mỹ, Vạn Mỹ, quận Ngô Quyền, Hải Phòng. Năm 1985, Quốc bị xóa hộ khẩu thường trú vì bị bắt đưa đi thi hành án phạt tù 5 năm về tội cướp tài sản công dân. Từ 1985 đến nay không có hộ khẩu thường trú.

- Chỗ ở: 51 Tạ Thu Thâu, Bến Thành, quận 1, TP HCM

- Quốc tịch: Việt Nam

- Dân tộc: Kinh

- Tôn giáo: Không

- Trình độ văn hóa: 10/10.

- Con ông: Nguyễn Văn Tố

- Con bà: An Thị Phụng

- Vợ: Đoàn Thị Lệ Hằng, sinh 1969.

- Có 2 con: Lớn sinh 1988, nhỏ sinh 1998.

b. Quá trình hoạt động

Năm 1959-1977: Ở với cha mẹ và đi học tại thị xã Lào Cai. Năm 1978: Trộm cắp tài sản công dân, bị Công an Hải Phòng bắt cảnh cáo, tha. Năm 1980: Trộm cắp tài sản công dân, bị Công an Hải Phòng bắt tạm giam 2 tháng, tạm tha. Năm 1981: Cưỡng đoạt tài sản công dân, bị Công an Hải Phòng bắt, cảnh cáo, tha. Năm 1982: Bị Công an Hải Phòng bắt về tội trộm cắp tài sản công dân, bị TAND TP Hải Phòng xử phạt 12 tháng tù giam. Năm 1984: Bị Công an quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng bắt về tội cướp tài sản công dân, bị TAND thành phố Hải Phòng xử 5 năm tù giam. Ngày 20/1/1986: Trong khi đang thi hành án phạt tù, Quốc tổ chức đánh bạc trong trại giam, bị Tòa án huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng, xử phạt 18 tháng tù, tổng hợp hình phạt là 78 tháng tù. Ngày 4/5/1986: Trốn trại, Công an Hải Phòng ra lệnh truy nã. Năm 1986-1987: Cư trú bất hợp pháp tại TP HCM. Ngày 21/12/1987, Công an Tân Bình bắt về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đưa đi cưỡng bức lao động 1 năm, tha về ngày 16/12/1988 và làm nghề buôn bán. Từ năm 1988-1993: Tạm trú tại số 7 lầu 2 Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, quận 1. Ngày 13/08/1993, Công an TP HCM bắt về tội gây rối trật tự công cộng và cố ý gây thương tích, TAND TP HCM xử phạt 24 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 24 tháng (bản án số 708/HSST ngày 19/6/1995). Ngày 12/10/1995 trộm cắp tài sản, khai tên giả là Nguyễn Quốc Hải, TAND TP HCM xử phạt 2 năm tù giam (bản án số 469/HSST ngày 10/04/1996). Ngày 9/10/2001 Công an TP HCM bắt về tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc, tàng trữ trái phép chất ma túy.

c. Hành vi phạm tội:

* Hành vi tổ chức đánh bạc và đánh bạc

Tháng 10/1999 đến tháng 1/2000, Quốc tham gia đánh bạc tại sòng bạc xóc đĩa số 74/18 Trần Nguyên Hãn, phường 13, quận 8, mỗi ván bị can Quốc đặt tiền từ 500.000 đồng (năm trăm nghìn) đến 1.000.000 đồng (một triệu). Đến cuối năm 2000 tiếp tục tham gia đánh bạc và góp vốn làm cái tại sòng bạc 351A khu phố 1, phường Phước Long A, quận 9, mỗi ván đặt tiền từ 1.000.000 đồng (một triệu) đến 2.000.000 đồng (hai triệu). Cùng với Đào Quang Cường (Cường Hải Phòng) hùn 50 phần: 50.000.000 (năm chục triệu) đồng do Quốc đứng tên. Sòng bạc hoạt động được 27 ngày được chia lời 3.000.000 (ba triệu) đồng. (Bl số :08,19-V4-tập 74)

Tháng 9/2001, Quốc và Nguyễn Văn Nhã (Sáu Nhà) được Trương Văn Cam cho phép tổ chức sòng bạc, Quốc nhờ Bùi Viết Hùng (Tùng "Béo") thuê nhà của Nguyễn Văn Nghĩa số 1102 đường Tự Lập, phường 4, Tân Bình với giá 2.500.000 (hai triệu năm trăm nghìn) đồng mỗi ngày và 2.000.000 (hai triệu) cho Nghĩa làm nhiệm vụ lôi kéo con bạc, bảo vệ an ninh sòng bạc hoạt động. Quốc góp vốn 125.000.000 (một trăm hai mươi lăm triệu) đồng và được chia 1/10 tiền lời làm cái. Đồng thời, Quốc còn tham gia đánh bạc, đặt tiền mỗi ván từ 100.000 đồng (một trăm nghìn) đến 200.000 đồng (hai trăm ngàn). Hàng ngày, Quốc trực tiếp trả cho Nghĩa tiền thuê nhà và tiền lôi kéo con bạc, bảo kê an ninh là 4.500.000 (bốn triệu năm trăm nghìn) đồng. Ngoài ra, Quốc còn chi cho Bùi Viết Hùng mỗi ngày 50.000 (năm chục ngàn) đồng tiền môi giới thuê mướn nhà. Sòng hoạt động được 23 ngày thì Quốc và Nhã dời sòng bạc về 74/18 Trần Nguyên Hãn, phường 13, quận 8 tiếp tục hoạt động. Số phần hùn và các đối tượng tham gia vẫn giữ nguyên như lúc sòng bạc còn hoạt động ở 1102 đường Tự Lập, phường 4, Tân Bình và sòng hoạt động được 10 ngày thì bị bắt. Việc duy trì hoạt động của sòng bạc do Quốc và Nguyễn Văn Nhã quyết định phân công từng tên làm từng nhiệm vụ trong sòng bạc, quyết định số lượng góp vốn, người góp vốn. Tiền xâu do Quốc quản lý, nhưng giao cho Nguyễn Thị Kim Phượng giữ hộ đến cuối tuần mới chia một lần và chia tiền xâu cho ai, số lượng bao nhiêu do Quốc và Nhã quyết định. Quốc khai được hưởng lợi cả 2 sòng là 15.000.000 (mười lăm triệu) đồng tiền xâu, 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng tiền lời, hành vi đánh bạc Quốc khai bị thua không nhớ bao nhiêu. Riêng tiền xâu tại sòng quận 8 của 5 ngày cuối khi bị bắt Quốc còn giữ 15.000.000 (mười lăm triệu) đồng. (BL số: 1876,1877,1878,1881-V4-tập 26)

Lời khai của Quốc như trên nhằm che giấu hành vi phạm tội của mình. Căn cứ vào tài liệu là quyển sổ do bị can Nguyễn Thị Kim Phượng là người ghi chép theo dõi hoạt động của sòng bạc tại 74/18 Trần Nguyên Hãn, phường 13, quận 8 từ ngày 5/10/2001 đến ngày 8/10/2001 và lời khai của bị can Nguyễn Thị Kim Phượng, Nguyễn Văn Nhã có đủ cơ sở kết luận: sòng bạc tại quận 9, Quốc có hùn vốn 25.000.000 đồng, được chia lời 10.000.000 đồng và tiền xâu là 19.000.000 đồng.

Sòng bạc tại 1102 đường Tự Lập, Tân Bình, Quốc góp vốn 125.000.000 đồng. Được chia tiền đầu 10 là 200.000.000 đồng, tiền xâu là 170.000.000 đồng; tiền lời góp vốn là 108.000.000 đồng .

- Sòng bạc chuyển về 74/18 Trần Nguyên Hãn từ ngày 29/9 đến 9/10/2001 tiền lời do hùn vốn 1 đầu mười, ghi trong sổ ngày 5 và 6/10/2001 Quốc được chia là 104.550.000 đồng (73.900.000 đồng và 30.650.000 đồng). Phần tiền lời nhà cái chia theo 125 phần hùn ngày 5 và 6/10/2001 là 56.000.000 đồng (39.625.000 đồng và 16.375.000 đồng). Cộng 2 khoản một đầu mười và góp vốn 125 phần là 160.550.000 (một trăm sáu mươi triệu năm trăm năm mươi nghìn) đồng.

- Tiền xâu của sòng bạc trong các ngày 4, 5, 6/10/2001 ghi trong sổ là 222 triệu đồng. Số tiền này Quốc còn giữ chưa chia (nếu chia theo tỷ lệ mà Quốc và Nhã thỏa thuận thì Quốc được 55 triệu đồng).

Nguyễn Khánh Quốc thu lợi bất chính trong sòng bạc là 667.550.000 (sáu trăm sáu bảy triệu năm trăm năm mươi nghìn) đồng. Đồng thời, Quốc còn đang chiếm giữ số tiền xâu của sòng bạc chưa chia của các ngày 4, 5, 6/10/2001 vì Quốc giữ chưa đến kỳ chia thì sòng bạc bị bắt là 222.000.000 đồng. Tổng cộng là 889.550.000 đồng (tám trăm tám chín triệu năm trăm năm mươi ngàn). (BL số: 08,19-V4-tập 74)

* Hành vi đưa hối lộ

Nguyễn Khánh Quốc đồng phạm với Trương Văn Cam, Nguyễn Văn Nhã đưa hối lộ là 153.500.000 đồng (gồm các khoản nộp 2.000.000 đồng/ngày cho Trương Văn Cam: 46 triệu đồng sòng bạc Tân Bình, 14 triệu đồng sòng bạc quận 8 tháng 10/2001, 57.500.000 đồng cùng Nhã giao cho Nghĩa, 36.000.000 đồng cùng Nhã giao cho Cô Đệ). (BL: V5 T3: 202A-202B; V5T4: 214-215, 217)

* Hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy

Trong lúc bắt quả tang sòng bạc xóc đĩa tại nhà Trương Thoại ngày 9/10/2001, cơ quan điều tra khám xét người Nguyễn Khánh Quốc đã thu giữ trong ví của Quốc 5 viên thuốc tân dược màu đỏ có khắc chữ WY và một gói nylon chất bột màu trắng. Tổ chức giám định kỹ thuật hình sự kết luận: 05 viên thuốc tân dược màu đỏ có khắc chữ WY nặng 0,5016g có chứa thành phần Methamphetamin và 1,7666g chất bột trắng trong gói nylon là heroin. Mặc dù Quốc không thừa nhận số ma túy trên của mình nhưng một số bị can trong vụ án này như Trương Văn Cam, Nguyễn Văn Nhã và Nguyễn Văn Nghĩa đều khai Nguyễn Khánh Quốc nghiện nặng ma túy.

* Hành vi trốn khỏi nơi giam

Nguyễn Khánh Quốc luôn luôn khai báo gian dối về lai lịch bản thân để che giấu tiền án - tiền sự, hành vi trốn trại và đồng bọn cùng phạm tội nhưng cơ quan điều tra chứng minh được quá trình phạm tội của Nguyễn Khánh Quốc như sau:

Ngày 8/9/1984, Quốc bị Công an thành phố Hải Phòng bắt về tội cướp tài sản công dân, bị TAND TP Hải Phòng xử 5 năm tù giam. Trong khi đang chấp hành án phạt tù tại trại Phi Liệt (Nay là trại Xuân Nguyên), Nguyễn Khánh Quốc cùng đồng bọn đánh bạc xóc đĩa, bị bắt quả tang ngày 20/01/1986 (việc đánh bạc do Quốc rủ rê các phạm nhân khác tham gia và chính Quốc là người chuẩn bị dụng cụ như bát, đĩa và cắt lá bài tổ tôm làm đồng vị…).

Ngày 20/4/1986, TAND huyện Thủy Nguyên - Hải Phòng xử phạt Quốc 18 tháng tù về tội đánh bạc, tổng hợp hình phạt 2 tội là 78 tháng tù.

Ngày 4/5/1986, Quốc đang thi hành án phạt tù đến tháng thứ 21 thì trốn trại trong khi trại cải tạo cho đi lao động. Như vậy Quốc còn phải thụ hình tiếp 57 tháng.

Ngày 19/6/1995, TAND TP HCM xử phạt Nguyễn Khánh Quốc 24 tháng tù treo và 24 tháng thử thách về tội đánh bạc và gây rối trật tự công cộng. Ngày 12/10/1995, Quốc bị bắt về tội trộm cắp tài sản công dân (tái phạm trong thời gian thi hành án treo). Ngày 10/04/1996, Quốc bị TAND TP HCM xử 24 tháng tù giam về tội trộm cắp tài sản công dân, nhưng không tổng hợp hình phạt chuyển bản án 24 tháng tù treo do TAND TP HCM tuyên phạt ngày 19/6/1995 thành 24 tháng tù giam (Cơ quan điều tra đã có văn bản gởi VKSND thành phố để đề nghị VKSND Tối cao kháng nghị tái thẩm 2 bản án nêu trên của TAND TP HCM).

Hành vi đưa hối lộ, tổ chức đánh bạc, đánh bạc, tàng trữ trái phép chất ma túy, trốn khỏi nơi giam của bị can Nguyễn Khánh Quốc đã phạm vào các điều 289, 249, 248, 194, 311 của BLHS nước CHXHCN VN.

Kiến nghị Tòa án tổng hợp hình phạt thêm 57 tháng tù giam Quốc chưa thi hành bản án số 31/HSST ngày 20/4/1986, TAND huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng, tái thẩm các bản án số 708/HSST ngày 19/06/1995 và bản án số 469/HSST ngày 10/04/1996 của TAND TP HCM.

Vật chứng thu giữ

+ Một điện thoại di động hiệu Nokia.

+ 10.300.000 (mười triệu ba trăm ngàn) đồng, 225 cái phỉnh các loại.

+ 5 viên thuốc tân dược màu đỏ có khắc chữ WY nặng 0,5016 g có chứa thành phần Methamphetamin và 1,7666 g chất bột trắng trong gói nilon là heroin.

Tài sản kê biên: Nhà số 51 Tạ Thu Thâu, phường Bến Thành, quận 1.

33. Bị can Tạ Đắc Lung (Lý "Đôi")

a. Lý lịch bị can

- Sinh năm: 1951 tại Hà Tây

- ĐKNKTT: 679/A3/9 Nguyễn Kiệm, phường 3, Gò Vấp, TP HCM

- Chỗ ở: 106/781N Nguyễn Kiệm, phường 3, quận Gò Vấp, TP HCM

- Quốc tịch: Việt Nam

- Dân tộc: Kinh

- Tôn giáo: Không

- Trình độ văn hóa: 6/10

- Con ông: Tạ Đắc Hoàn (chết)

- Con bà: Nguyễn Thị Hụp

- Vợ thứ nhất: Trương Thị Kim Hoa, sinh 1951, đã ly dị năm 1972. Có 3 người con, lớn nhất 34 tuổi, nhỏ 29 tuổi.

- Vợ thứ hai: Nguyễn Thị Kim Loan, sinh 1951 (ly dị 1987), có 3 con, người con lớn 28 tuổi, nhỏ 23 tuổi.

- Vợ thứ ba: Nguyễn Thị Kim Hòa (bị bắt chung vụ án), sống chung 1999-2001).

b. Quá trình hoạt động

Năm 1951-1953: Còn nhỏ sống với cha mẹ tại Hà Tây. Năm 1954-1968: Theo gia đình di cư vào Sài Gòn và đi học văn hóa đến lớp 6/12 thì nghỉ học ở nhà phụ giúp gia đình. Năm 1969-1971: bị bắt đi lính quân dịch ở Trung tâm huấn luyện Quang Trung, cấp bậc Binh nhì. Năm 1972-1977: Sống tại 11/32 ấp Nam Hòa, quận Tân Bình làm nghề sửa xe. Năm 1978-1988: Làm nghề buôn bán hàng tàu viễn dương ngụ tại 259/28A và 29 Thoại Ngọc Hầu, phường 11, quận Tân Bình. Năm 1989-2001: Sống ở 490/5 Lê Văn Sĩ, phường 14, quận 3, 414/7B Huỳnh Văn Bánh. Phường 14, quận Phú Nhuận, 679/A3/9 Nguyễn Kiệm, phường 3. Quận Gò Vấp, 679/C4/24 Nguyễn Kiệm, phường 3, quận Gò Vấp, 106/781N Nguyễn Kiệm phường 3, quận Gò Vấp. Không có nghề nghiệp ổn định. Ngày 24/5/1996, bị công an Tỉnh Đồng Nai truy nã về tội tổ chức đánh bạc. Ngày 22/7/1999 Tạ Đắc Lung đến Phòng Cảnh sát hình sự Công an Đồng Nai đầu thú, nhưng chưa bị xử lý, Công an TP HCM đã có công văn số 491 ngày 9/4/2002 gửi VKSND và Công an Tỉnh Đồng Nai đề nghị tiếp tục xử lý về hành vi tổ chức đánh bạc của Tạ Đắc Lung. Ngày 9/10/2001, bị Công an quận 8 bắt giữ quả tang về hành vi tham gia tổ chức đánh bạc tại 74/18 Trần Nguyên Hãn, phường 13, quận 8.

c. Hành vi phạm tội

- Tháng 10/1999, Tạ Đắc Lung đến đánh xóc đĩa ăn tiền mỗi ván đặt cược từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng, tham gia phần hùn 30.000.000 đồng tại sòng bạc số 74/18 Trần Nguyên Hãn, phường 13, quận 8. Sòng bạc hoạt động được 4-5 tháng thì nghỉ. Số tiền thu lợi qua việc tham gia phần hùn và tiền xâu được chia là 120.000.000 (một trăm mươi triệu đồng). (BL số: 08,09,20-V4-tập 74)

- Tháng 1/2001 Tạ Đắc Lung đến đánh xóc đĩa ăn tiền, mỗi ván đặt cược từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng và có phần hùn 30.000.000 đồng tại sòng xóc đĩa ở số 351A khu phố I, phường Phước Long A, quận 9 do Nguyễn Văn Nhã tổ chức. Sòng bạc hoạt động được 27 ngày. Số tiền Tạ Đắc Lung được chia qua việc tham gia phần hùn và tiền xâu là 19.500.000 (mười chín triệu năm tăm ngàn) đồng. (BL số 08, 09, 20-V4-tập 74)

- Tháng 7/2001, Tạ Đắc Lung vay lãi của Nguyễn Thị Kiệm (bị bắt chung vụ) 50 triệu đồng, lãi suất 20% tháng để cùng Triệu Tô Hà (bị bắt cùng) tên Trương Mạnh Long (Long Giấy) bàn bạc góp vốn mỗi tên 50 triệu đồng mở sòng xóc đĩa tại số 46/12 đường Âu Cơ, phường 9, quận Tân Bình. Triệu Tô Hà giao cho Lung xin phép Trương Văn Cam mở sòng bạc, Trương Văn Cam không đồng ý. Nhưng Lung và Hà vẫn mở sòng bạc. Sòng bạc hoạt động được 5 ngày, vì không có nhiều con bạc đến chơi nên Lung, Hà chuyển sòng bạc về 27/23 Văn Thân, quận 6 hoạt động khoảng 7 ngày thì Lung, Hà, Quyền chuyển sang nhà 27/6 Văn Thân, quận 6.

Vai trò của Tạ Đắc Lung trong sòng bạc là lo khâu sổ sách, tính toán ăn chia trong sòng bạc và hàng ngày trích tiền từ sòng bạc ra chi các khoản sau:

- Trả “lương” cho các bộ phận giám sát, hồ lỳ, đổi phỉnh giữ tiền, bảo vệ…

- Tiền “phí ngoại giao” mỗi ngày 2 triệu đồng (17 ngày cuối trước khi sòng bạc nghỉ) để Nguyễn Văn Nhã giao cho Nguyễn Thành Thảo đem về nộp cho Trương Văn Cam đi đưa hối lộ. Tổng số tiền đưa hối lộ là 34.000.000 đồng.

- Tiền “an ninh” sòng bạc mỗi ngày 4,5 triệu đồng (10 ngày cuối trước khi sòng bạc nghỉ) giao cho Triệu Tô Hà, để Hà trả tiền thuê nhà mở sòng bạc 200.000 đồng và tiền “ngoại giao” với địa phương nơi mở sòng bạc 4.300.000 đồng.

Tạ Đắc Lung được hưởng lợi bất chính 27.000.000 đồng (hai mươi bảy triệu) từ sòng bạc này.

- Tháng 9/2001, Tạ Đắc Lung tiếp tục đến đánh bạc mỗi ván đặt tiền từ 300.000 đến 2.000.000 đồng và có phần hùn 100.000.000 đồng tại sòng xóc đĩa ở 1102 đường Tự Lập, phường 4, quận Tân Bình. Sòng bạc hoạt động được 23 ngày sau dời về 74/18 và Trần Nguyên Hãn, phường 13, quận 8, mở thêm được 10 ngày thì bị phát hiện bắt quả tang.

Tạ Đắc Lung được chia tiền góp vốn và tiền xâu là 175.800.000 đồng (một trăm bảy lăm triệu tám trăm ngàn đồng). (BL số: 20-V4-tập 74)

Tổng số tiền thu lợi bất chính của Tạ Đắc Lung qua việc tham gia tổ chức các sòng bạc từ tháng 10/1999 đến ngày bị bắt (9/10/2001) là: 344.300.000 đồng (ba trăm bốn bốn triệu ba trăm nghìn đồng). Số tiền trên Lung khai đã chi tiêu sinh hoạt hàng ngày và đánh bạc. Số tiền đồng phạm đưa hối lộ là 63.000.000 đồng, gồm 20.000.000 đồng giao cho Trương Văn Cam lo hối lộ cấp thành phố và 4,3 triệu đồng giao cho Triệu Tô Hà lo hối lộ cấp phường, quận. (BL số: 08,20-V4-tập 74)

Hành vi tổ chức đánh bạc, đánh bạc, đưa hối lộ của bị can Tạ Đắc Lung đã phạm vào các điều 249, 248, 289 của BLHS nước CHXHCNVN.

Về vật chứng đang tạm giữ của Tạ Đắc Lung:

+ 1 điện thoại di động hiệu NOKIA - 8210

+ Tiền Ngân hàng Việt Nam: 950.000 đồng

+ 10 phỉnh màu vàng

34. Bị can Triệu Tô Hà (Vinh, Tài Ngạn)

a. Lý lịch bị can

- Sinh năm: 1945 tại Chợ Lớn

- ĐKNKTT: 46/12 đường Âu Cơ, P 9, Quận Tân Bình, TP HCM

- Chỗ ở: Không nơi nhất định.

- Quốc tịch : Việt Nam Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không

- Trình độ văn hóa: Không đọc thông viết thạo tiếng Việt.

- Con ông: Triệu Bỉnh Nam (chết) và bà: Bành Thị Hảo (chết)

- Vợ 1: Tô Thị Hoa, sinh năm 1961, có 1 con, đang định cư ở Canada.

- Vợ 2: Nguyễn Thị Ngọc Nga, sinh 1967, có 1 con chung.

b. Quá trình hoạt động

Năm 1948-1960: Triệu Tô Hà khi còn nhỏ sống với gia đình, đến năm 1961 cha mẹ chết bệnh, Hà sống bằng nghề làm thuê mướn tại Sài Gòn cho đến năm 1980. Năm 1980-1995: bị bắt về tội tổ chức đưa người trốn đi nước ngoài và tội đưa hối lộ. TAND TP HCM xử 16 năm tù giam, cải tạo đến năm 1991 được ra trại về sống tại 46/12 đường Âu Cơ, phường 9, quận Tân Bình, không nghề nghiệp. Tháng 5/1995 bị TAND quận Tân Bình xét xử sơ thẩm 18 tháng tù về tội gá bạc, cho hưởng án treo. Sau đó, TAND TP HCM xử phúc thẩm tuyên 18 tháng tù giam. Triệu Tô Hà trốn thi hành án, Công an Quận Tân Bình ra lệnh truy nã. Ngày 8/3/2001 Triệu Tô Hà ra đầu thú, được tại ngoại. Ngày 26/4/2001 Công an Quân Tân Bình truy nã Triệu Tô Hà về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Ngày 21/6/2001 đến Công an Quận Tân Bình đầu thú. Ngày 12/4/2002 TAND quận Tân Bình xét xử về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tổng hợp hình phạt tội gá bạc và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là 3 năm tù giam. Ngày 21/1/2002 bị bắt tạm giam về tội tổ chức đánh bạc.

c. Hành vi phạm tội

Tháng 11/1999 và tháng 1/2000, Triệu Tô Hà đến sòng bạc tại 74/18 Trần Nguyên Hãn, phường 13, quận 8 do Trương Văn Cam và Tô Văn Tốt tổ chức để đánh bạc xóc đĩa ăn tiền. Mỗi ván đặt 3 ô, mỗi ô đặt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Triệu Tô Hà thua bạc khoảng 300.000.000 đồng. (BL số: 09,20-V4-tập 74)

Tháng 6/2000, Triệu Tô Hà thuê nhà số 780 Nguyễn Đình Chiểu, phường 1, quận 3 cùng Trương Văn Cam tổ chức sòng bạc xập xám. Sòng bạc hoạt động được 7 ngày, Triệu Tô Hà được Vương Tử (Xây) chia cho 150.000.000 đồng. Số tiền trên Triệu Tô Hà chia lại cho Vương Tử (Xây) 50 triệu đồng, Lâm Như Thiên 50 triệu đồng, còn lại Triệu Tô Hà được hưởng 50 triệu đồng (BL số: 1507-V4-tập 19). Song lời khai của Hà về việc cho tên Xây, Lâm Như Thiên mỗi tên 50 triệu đồng là không có cơ sở. Do đó Hà phải chịu trách nhiệm về số tiền 150 triệu đồng do tên Xây đưa.

Tháng 12/2000, Triệu Tô Hà cùng tên Xây (tức Vương Tử) và Lâm Như Thiên là Việt Kiều Canada tổ chức sòng bạc xập xám tại 835/1-2 Trần Hưng Đạo, phường 1, quận 5. Sòng bạc mở được 5 ngày Triệu Tô Hà được tên Xây chia cho 35.000.000 đồng (ba mươi lăm triệu đồng) tiền xâu. (BL số: 1508-V4-tập 19)

Tháng 1/2001, Triệu Tô Hà tham gia phần hùn 35 triệu, tên Vương Tử (Xây) 35 triệu, tên Phát (không rõ địa chỉ) 30 triệu để được lắc cái 01 ca hàng ngày từ 12 giờ đến 15 giờ tại sòng bạc xóc đĩa số 351A khu phố 1, phường Phước Long A, quận 9. Triệu Tô Hà tham gia được 12 ngày thì nghỉ vì thua hết tiền, sòng bạc vẫn tiếp tục hoạt động. (BL số:1505-V4-tập 19)

Tháng 7/2001, Triệu Tô Hà bàn với Tạ Đắc Lung (bị bắt chung vụ) tên Trương Mạnh Long (Long "Giấy") hùn tiền mỗi tên 50 triệu đồng mở sòng bạc xóc đĩa tại nhà Triệu Tô Hà số 46/12 đường Âu Cơ, phường 9, quận Tân Bình, sau chuyển về nhà Hà Gia Quyền và nhà Nguyễn Thị Dung tại số 27/23 và 27/6 Đường Văn Thân, phường 8 quận 6. Sòng bạc hoạt động được 22 ngày.

Vai trò của Triệu Tô Hà là chủ sòng bạc, lo địa điểm thuê nhà và quan hệ với một số cán bộ địa phương để đảm bảo an toàn cho sòng bạc hoạt động. Khi sòng bạc chuyển từ nhà Hà Gia Quyền sang nhà Nguyễn Thị Dung số 27/6 Đường Văn Thân, phường 8, quận 6, trong thời gian 10 ngày, Triệu Tô Hà đã nhận mỗi ngày 4.500.000 đồng của sòng bạc, tổng cộng 45 triệu đồng. Hà đã chi tiền thuê nhà mỗi ngày 200.000 đồng (10 ngày x 200.000 đồng = 2000.000 đồng). Còn lại 43 triệu đồng, Triệu Tô Hà khai thực tế không dùng để mua chuộc cán bộ địa phương mà đem đánh bạc thua hết. Đồng thời, Triệu Tô Hà cùng Tạ Đắc Lung, Nguyễn Văn Nhã giao cho Trương Văn Cam 2 triệu đồng/ngày để Trương Văn Cam đưa hối lộ cho một số cán bộ cấp thành phố, tổng số tiền là 20 triệu đồng. Tiền xâu và tiền lời được chia từ sòng bạc, Triệu Tô Hà nhận được là: 37.200.000 đồng (ba mươi bảy triệu hai trăm nghìn). (BL số 1506-V4 - tập 19)

Tổng số tiền Triệu Tô Hà thu lợi bất chính qua việc tham gia tổ chức các sòng bạc từ tháng 6/2000 đến tháng 8/2001, tại 2 sòng xập xám và sòng bạc xóc đĩa ở quận 6 là 265.200.000 đồng (hai trăm sáu mươi lăm triệu, hai trăm nghìn đồng). Ngược lại Triệu Tô Hà thua bạc tại các sòng xóc đĩa từ năm 1999 đến năm 2001 là 378.000.000 đồng (ba trăm bảy mươi tám triệu đồng). Số tiền đồng phạm đưa hối lộ là 20.000.000 đồng.

Hành vi tổ chức đánh bạc và gá bạc, đánh bạc và đưa hối lộ của bị can Triệu Tô Hà đã phạm vào các điều 249, 248, 289 của BLHS nước CHXHCNVN.

Kiến nghị Tòa án tổng hợp hình phạt 3 năm tù giam (ngày 12/4/2002 của TAND quận Tân Bình xét xử) đối với Triệu Tô Hà về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và gá bạc.

Về vật chứng đang tạm giữ của Triệu Tô Hà:

- 350.000.000 đồng (ba trăm năm mươi triệu đồng) đầu tư trong Công ty liên doanh thể thao và giải trí Legend do Siu Shun Tat giao nộp.
 
Kết luận điều tra chuyên án Năm Cam (phần 49): Lý lịch 4 kẻ tổ chức sòng bài

Nguyễn Văn Dương, Bùi Viết Hùng, Trương Mạnh Long và Trần Xuân Cường cùng tham gia tổ chức nhiều sòng bài tại TP HCM. Trong đó có 74/18 Trần Nguyên Hãn, phường 13, quận 8 và 46/12 Âu Cơ, phường 9, quận Tân Bình, thu lợi hàng trăm triệu đồng.

Lý lịch và hành vi phạm tội của từng bị can

35. Bị can Nguyễn Văn Dương (Dượng)

a. Lý lịch bị can

- Sinh ngày: 20/3/1962 tại TP HCM

- ĐKNKTT: 35B khu phố 4, Phước Long B, quận 9, TP HCM

- Quốc tịch: Việt Nam

- Dân tộc: Kinh

- Tôn giáo: Phật

- Trình độ văn hóa: 8/12

- Con ông: Nguyễn Văn Răng

- Con bà: Nguyễn Thị Tám

- Vợ: Đỗ Thị Thúy Nga, sinh 1964

- Có 4 con, lớn nhất sinh 1983, nhỏ nhất sinh 1994

b. Quá trình hoạt động

Từ năm 1962-1976: Ở với cha mẹ và đi học văn hóa tại Thủ Đức. Từ năm 1976-1982: Làm ruộng tại Phước Long, Thủ Đức. Từ năm 1983-1988: Lái xe lam chở hàng hóa. Từ năm 1989 đến ngày bị bắt (9/10/2001) làm nghề quay heo và đánh bạc.

- Tiền án - tiền sự: Ngày 27/01/1977, Công an Thủ Đức TP HCM bắt về tội cướp giật hoặc công nhiên chiếm đoạt tài sản XHCN.

- Tạm giam: 9/10/2001.

c. Hành vi phạm tội


Tháng 1/2001 Nguyễn Văn Nhã nhờ Dương thuê nhà để tổ chức sòng bạc tại quận 9. Dương cùng Nhã đến gặp Nguyễn Thị Liên thuê nhà 351A Khu phố 1, phường Phước Long A, quận 9. Sau khi Liên đồng ý cho thuê nhà, Nguyễn Văn Nhã cho sòng bạc hoạt động. Dương góp vốn làm cái 20 phần = 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng và tham gia đánh bạc bảy đến tám lần. Dương nhận tiền do Nguyễn Văn Nhã giao 3 lần, mỗi lần 300.000 đồng (ba trăm nghìn) để trả tiền thuê nhà cho Liên.

Quá trình tham gia đánh bạc Dương thua khoảng 30.000.000 (ba mươi triệu) đồng và được chia tiền lời góp vốn làm cái khoảng 10.000.000 đồng (mười triệu). (BL số 2143-V4-tập 30)

Tháng 9/2001, Dương cùng Trương Văn Lang đến sòng bạc 1102 đường Tự Lập, phường 4, Tân Bình hùn vốn đánh bạc. Tiền đánh bạc Dương 9 phần, Trương Văn Lang 1 phần. Mỗi ván đặt cược từ 500.000 (năm trăm nghìn) đồng đến 1.000.000 (một triệu) đồng. Dương và Trương Văn Lang đến sòng bạc đánh 3 lần bị thua tổng cộng 32.000.000 (ba mươi hai triệu) đồng. Theo tỷ lệ góp vốn đánh bạc thì Dương thua 28.800.000 (hai mươi tám triệu tám trăm ngàn) đồng, Trương Văn Lang thua 3.200.000 (ba triệu hai trăm ngàn) đồng. Đồng thời Dương và Lang góp vốn làm cái trong sòng bạc là 50.000.000 (năm chục triệu) đồng (Dương 30 triệu, Trương Văn Lang 20 triệu) Dương và Lang thỏa thuận số tiền góp vốn làm cái nếu thắng thua thì chia 3: Dương 2 phần, Lang 1 phần. (BL số 2131,2132,2128-V4-tập 30)

Ngày 29/9/2001 sòng bạc rời về 74/18 Trần Nguyên Hãn, phường 13, quận 8, đến ngày 09/10/2001 Dương, Lang đến sòng bạc và bị bắt. Phần góp vốn làm cái 50.000.000 (năm chục triệu) đồng của Dương và Lang vẫn được giữ nguyên. Dương và Lang đến đánh bạc 2 lần và thua 10.000.000 (mười triệu) đồng (Lang bỏ ra 1 triệu đồng, Dương bỏ ra 9 triệu). Tiền lời góp vốn làm cái của Dương và Lang tại sòng bạc 1102 đường Tự Lập, phường 4, Tân Bình và 74/18 Trần Nguyên Hãn, phường 13, quận 8, được chia khoảng 50.000.000 (năm chục triệu) đồng. Theo tỷ lệ ăn chia góp vốn thì Dương được chia 33.000.000 (ba mươi ba triệu) đồng, Lang khoảng 17.000.000 (mười bảy triệu) đồng. (BL số 2128-V4-tập 30)

Như vậy Dương khai nhận trong thời gian tham gia tổ chức đánh bạc và đánh bạc, Dương thua bạc khoảng 58.800.000 (năm mươi tám triệu tám trăm nghìn) đồng và được chia lời từ sòng bạc khoảng 43.000.000 (bốn mươi ba triệu) đồng. (BL số 2132-V4-tập 30)

Ngoài ra, Dương còn mượn của Phạm Thị Lượng 50.000.000 (năm chục triệu) đồng với lãi suất 5%/tháng để tham gia đánh bạc và chơi hụi với Lượng còn thiếu 3 kỳ mỗi kỳ 10.000.000 (mười triệu) đồng. Tổng cộng Dương thiếu của Lượng 80.000.000 (tám mươi triệu) đồng. (BL bố 2124-V4-tập 30)

Nguyễn Văn Dương là một đối tượng tham gia đánh bạc với số lượng lớn, có tiếng trong sòng bạc. Nhưng khi bị bắt khai báo nhỏ giọt, ngoan cố. Cơ quan điều tra đưa ra những chứng cứ cụ thể không chối cãi được Dương mới chịu nhận. Dương là người trực tiếp gặp Nguyễn Thị Liên thỏa thuận giá thuê nhà 351A Khu phố 1, phường Phước Long A, quận 9. Nhưng việc trả tiền thuê nhà giữa Dương, Liên, Nhã khai không khớp (Dương khai 300.000 đồng/ngày, Liên 200.000 đồng/ngày, Nhã khai 800.000 đồng/ngày kể cả tiền lo bảo vệ an ninh cho sòng bạc). Căn cứ lời khai của Nguyễn Văn Nhã, Nguyễn Thị Kim Phượng và Bùi Viết Hùng, có đủ cơ sở kết luận Dương nhận tiền từ sòng bạc là 800.000 (tám trăm nghìn) đồng 1 ngày để trả tiền thuê nhà cho thị Liên, còn lại là tiền lo bảo vệ, an ninh cho sòng bạc. Dương khai trả tiền thuê nhà cho thị Liên 300.000 đồng/ngày. Như vậy còn 500.000 đồng/ngày Dương hưởng (500.000 x 27 ngày = 13.500.000 đồng). (BL số 09,21-V4-tập 74)

Dương còn được chia một phần tiền xâu trong sòng bạc vì có công thuê nhà và có phần hùn 50.000.000 đồng, cũng như tham gia đánh bạc với số lượng lớn. Sòng bạc tại quận 9 được chia 3 lần tiền xâu khoảng 21 triệu đồng và 20.000.000 đồng tiền lời góp vốn. Sòng bạc tại Tân Bình , Dương được chia 4 lần tiền xâu là 21 triệu đồng, tiền lời góp vốn là 45.000.000 đồng. Sòng bạc chuyển về quận 8 tháng 10/2001, Dương được chia tiền lời là 27.800.000 đồng và tiền xâu là 7.000.000 đồng. (BL: V4 T74: 09, 21)

Tiền thuê nhà của thị Liên, Dương giữ lại khoảng 13.500.000 đồng. Tổng cộng Dương thu lời bất chính từ các sòng bạc là 155.300.000 (một trăm năm lăm triệu ba trăm nghìn) đồng.

Hành vi tổ chức đánh bạc, đánh bạc của bị can Nguyễn Văn Dương đã phạm vào các điều 249, 248 của BLHS nước CHXHCNVN.

Tài sản tạm giữ: 80 triệu đồng do vợ Dương giao nộp trong số 80 triệu Dương vay của Phạm Thị Lượng.

Kê biên nhà 35B Khu phố 4 phường Phước Long B quận 9.
 
36. Bị can Bùi Viết Hùng (Tùng "Béo")

a. Lý lịch bị can

- Sinh ngày: 12/7/1937 tại Hà Tây

- Nơi ĐKNKTT: 60 Đồng Đen, phường 13, quận Tân Bình, TP HCM

- Quốc tịch: Việt Nam

- Dân tộc: Kinh

- Tôn giáo: Thiên chúa

- Trình độ văn hóa: 8/12

- Con ông: Bùi Viết Thuần (chết)

- Con bà: Trần Thị Du (chết)

- Vợ: Phạm Thị Châm, sinh năm: 1945

- Con: 6 người con, con lớn sinh năm 1965, con nhỏ sinh năm 1979
 
b. Quá trình hoạt động

Từ năm 1937 đến 1954: Sống với gia đình và đi học phổ thông hết lớp 8/12 tại Thường Tín, Hà Tây. Từ năm 1954-1965: Theo cha mẹ di cư vào Nam đi làm thuê. Cư ngụ tại 60 Đồng Đen, Phường 13, quận Tân Bình (khu 9 trại Định cư Tân Việt cũ). Từ năm 1965-1976: Lái xe mướn. Từ năm 1976-1995: Lái xe cho Công ty Hóa chất Vật liệu Điện, Bộ Vật tư. Từ năm 1995-2001: Không việc làm.

- Tiền án: Ngày 9/11/1999, TAND quận Gò Vấp xử 15 tháng tù treo và 30 tháng thử thách về tội tổ chức đánh bạc.

- Tạm giam: 9/10/2001.
 
37. Bị can Trương Mạnh Long (Long "Giấy")

a. Lý lịch bị can

- Sinh ngày: 13/07/1960 tại Nam Hà

- ĐKNKTT: số 9 Lương Văn Can, phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

- Tạm trú: 351/15/2 Nguyễn Trọng Tuyển, phường 1, Tân Bình, TP HCM

- Quốc tịch: Việt Nam

- Dân tộc: Kinh

- Tôn giáo: Không

- Trình độ văn hóa: 9/10

- Con ông: Trương Mạnh Kiếm (chết)

- Con bà: Bùi Thị Chung

- Vợ: Nguyễn Thị Thu Hà, sinh 1965 (đã ly dị)

- Có 2 con: Lớn 18 tuổi, nhỏ 8 tuổi
 
b. Quá trình hoạt động:

Năm 1960-1977: Sống với cha mẹ và đi học văn hóa tại Hà Nội. Từ năm 1978-1982: Học nghề và làm công nhân công ty Xây dựng Nhà ở số 2, Hà Nội và làm công nhân hợp tác xã Hợp Thắng, quận Ba Đình, Hà Nội. Năm 1982-1987: Bị tai nạn lao động, nghỉ việc ở nhà phụ việc gia đình và buôn bán giấy. Tháng 1/1987: Bị bắt về tội đánh bạc, Tòa án quận Hoàn Kiếm - Hà Nội xử 12 tháng án treo, 24 tháng thử thách. Tháng 12/1994: TAND Hoàn Kiếm xử 12 tháng tù giam về tội đánh bạc. Ngày 26/11/1999: TAND TP HCM xử 4 năm tù về tội cố ý gây thương tích, tháng 7/2000 được tha trước thời hạn. Năm 2000-2002: Buôn bán và đánh bạc.
 
c. Hành vi phạm tội:


Căn cứ vào lời khai các bị can tham gia tổ chức sòng bạc (Nguyễn Văn Nhã, Tạ Đắc Lung, Triệu Tô Hà), kết luận: Tháng 7/2001, Trương Mạnh Long tham gia sòng bạc tại 46/12 Âu Cơ, phường 9, quận Tân Bình, 27/23 Văn Thân phường 8, quận 6 và 27/6 Văn Thân phường 8 quận 6 với số vốn là 100.000.000 đồng và đánh bạc mỗi ván từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Được chia 3/15 tiền xâu là 37.200.000 đồng. Riêng tiền lời hùn vốn ban đầu nhà cái thua cho đến khi Nguyễn Văn Nhã tham gia nhà cái ăn lại nên Trương Mạnh Long hòa vốn, không có phần lời do hùn vốn trong sòng bạc.(BL số 13-V4-tập 74,1289-V4-tập 17).

Ngày 12/6/2002, Trương Mạnh Long bị Công an quận Tân Bình bắt tạm giam để điều tra trong vụ án tổ chức đánh bạc cá độ bóng đá khác.

Hành vi tổ chức đánh bạc, đánh bạc của bị can Trương Mạnh Long đã phạm vào các điều 249, 248 của BLHS nước CHXHCNVN
 
38. Bị can Trần Xuân Cường (Cường "Biên Hoà")

a. Lý lịch bị can

- Sinh ngày 29/07/1959 tại Nam Định

- ĐKNKTT: 185/5C đường 5, phường Tân Mai, Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

- Chỗ ở: 874 quốc lộ 61, phường Tam Hiệp, Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

- Quốc tịch: Việt Nam

- Dân tộc: Kinh

- Tôn giáo: Không

- Trình độ văn hóa: 7/12

- Con ông: Trần Xuân Định

- Con bà: Trần Thị Văn.
 
b. Quá trình hoạt động:

Năm 1959-1975: Sống với gia đình và học văn hóa. Cư ngụ tại thôn Thượng Lối, xã Lộc Vượng, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Năm 1976-1977: Đi làm công nhân xây lắp tại Nam Định. Năm 1977-1978: Đi nghĩa vụ quân sự đóng tại Hải Phòng. Tháng 8/1978-1998: Khai thác gỗ và buôn bán tại số 185/5C đường 5, Tân Mai, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai. Ngày 13/1/1998-13/7/1998: Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bắt tạm giam về tội tổ chức đánh bạc, Tòa án nhân dân tỉnh tuyên phạt 24 tháng tù giam. Ngày 1/11/2000 được Tòa án nhân dân tỉnh Ba Rịa - Vũng Tàu có quyết định hoãn thi hành án phạt tù để trị bệnh. Năm 1998-2001: Tạm trú tại số 874 quốc lộ 61, Tam Hiệp, TP Biên Hòa, Đồng Nai.

- Tiền án: Tháng 8/2000 bị Tòa phúc thẩm TAND Tối cao xử phạt 24 tháng tù về tội tổ chức đánh bạc, đang được hoãn thi hành án.

- Tạm giam: 9/10/2001.
 
c. Hành vi phạm tội

Tháng 10/1999, Trần Xuân Cường được Nguyễn Khánh Quốc rủ đến đánh bạc tại nhà 74/18 Trần Nguyên Hãn, phường 13, quận 8. Cường tham gia đánh bạc khoảng bốn lần thua khoảng 6 triệu đồng, mỗi ván đánh từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng. (BL số 09-V4-tập 74,917-V4 - tập 9)

Tháng 1/2001, Cường cùng Trần Duy Lai đến sòng bạc số 351A khu phố 1, phường Phước Long A, quận 9, Cường được Nguyễn Văn Nhã cho góp vốn làm cái 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng. Cường cho Lai góp vào 5.000.000 (năm triệu) đồng, còn Cường góp 15.000.000 (mười năm triệu) đồng. Ngoài việc góp vốn làm cái Cường còn trực tiếp đánh bạc mỗi ván đặt cược từ 100.000 (một trăm nghìn) đến 300.000 (ba trăm nghìn) đồng, có ván thắng ván thua, số tiền thắng thua không xác định được. Sòng bạc hoạt động khoảng 26 ngày thì giải tán. Cường được chia tiền lãi góp vốn làm cái là 7.000.000 (bảy triệu) đồng và tiền xâu là 19.000.000 (mười chín triệu) đồng. (BL số 917-V4-tập 9)

Sòng bạc mở tại 27/23 Văn Thân và 27/6 Văn Thân, phường 8, quận 6 trong tháng 7/2001 do Tạ Đắc Lung và Triệu Tô Hà đồng chủ sòng, tên Cường đến tham gia đánh bạc và được Tạ Đắc Lung cho hùn vốn 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng. Cường đánh bạc mỗi ván từ 100.000 (một trăm ngàn) đồng đến 400.000 (bốn trăm ngàn) đồng, có ván được ván thua, số tiền thắng thua bị can không xác định được. Cường đến tham gia đánh bạc được 3 ngày thì sòng bạc nghỉ. Tiền lời góp vốn làm cái 50.000.000 (năm chục triệu) đồng được chia 4.000.000 (bốn triệu) đồng. (BL số 917,918-V4-tập 9)

Sòng bạc mở tại 1102 đường Tự Lập, phường 4, Tân Bình vào tháng 9/2001, Trần Xuân Cường được tên Nguyễn Khánh Quốc cho hùn vốn làm cái 15.000.000 (mười năm triệu) đồng, phần vốn này được tính chung trong phần vốn do Quốc đứng tên là 125 phần. Sòng bạc hoạt động được 23 ngày thì chuyển về 74/18 Trần Nguyên Hãn, phường 13, quận 8. Ngoài việc hùn vốn làm cái với Quốc, Cường còn tham gia đánh bạc mỗi ván đặt từ 100.000 (một trăm ngàn) đến 500.000 (năm trăm ngàn) đồng, có ván thắng ván thua. Tiền lãi góp vốn 15 phần Cường được Quốc chia 11 triệu đồng. (BL số 918,919-tập 9)

Sòng bạc từ Tân Bình dời về 74/18 Trần Nguyên Hãn, phường 13, quận 8 từ ngày 29/9/2001 đến ngày 9/10/2001 thì bị bắt. Phần hùn của Cường vẫn giữ nguyên. Cường đã được Quốc chia tiền lời góp vốn là 6 triệu đồng. (BL số 918-V4- tập 9)

Số tiền thu lợi bất chính Cường được chia trong các sòng bạc là: Tiền lãi được chia từ góp vốn làm cái: 28.000.000 (hai mươi tám triệu) đồng; Tiền xâu được chủ sòng chia là: 19.000.000 (mười chín triệu) đồng. Tổng cộng: 47.000.000 (bốn mươi bảy triệu) đồng.

Trần Xuân Cường là bị can đã có bản án 24 tháng tù giam về tội tổ chức đánh bạc, chưa thi hành án lại tiếp tục tái phạm. Khi bị bắt giữ không khai báo thành khẩn.

Hành vi tổ chức đánh bạc, đánh bạc của bị can Trần Xuân Cường đã phạm vào các điều 249, 248 của BLHS nước CHXHCNVN.

Kiến nghị Tòa án tổng hợp hình phạt bản án của TAND Tối cao xử phạt Trần Xuân Cường 24 tháng tù giam về hành vi tổ chức đánh bạc nhưng Trần Xuân Cường (trừ 6 tháng bị tạm giam).

Vật chứng tạm giữ của Trần Xuân Cường tại sòng bạc 2.536.000 (hai triệu năm trăm ba mươi sáu nghìn) đồng là tiền do đánh bạc mà có; 1 (một) điện thoại di động.
 
Kết luận điều tra chuyên án Năm Cam (phần 50): Lý lịch Hà 'Trề' và 9 đàn em thân tín

Lê Thị Thu Hà (Hà "Trề") hùn vốn để tổ chức nhiều sòng bài tại TP HCM, thu lợi hơn 630 triệu đồng. 9 bị can Trần Duy Lai và Nguyễn Ngọc Chung, Vũ Thế Khải, Đào Thế Minh, Lê Đình Bang, Nguyễn Thị Kim Hoà, Trần Quốc Dân, Trịnh Chảy và Vương Thanh đã tham gia tổ chức đánh bạc và đánh bạc tại các sòng của Năm Cam.

Lý lịch và hành vi phạm tội của từng bị can

39. Bị can Lê Thị Thu Hà (Hà "Trề")

a. Lý lịch bị can

- Sinh ngày: 6/6/1953

- ĐKNKTT: 47/6 XVNT, phường 21, quận Bình Thạnh TP HCM

- Chỗ ở: 117/1 đường Liên phường, Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, TP HCM

- Quốc tịch: Việt Nam

- Dân tộc: Kinh

- Tôn giáo: Không

- Trình độ văn hóa: 8/12

- Con ông Lê Văn Tồn (chết)

- Con bà Lê Thị Sui, 85 tuổi

- Chồng: Phạm Văn Luông, sinh năm: 1952, ly dị năm 1978. Có 2 con (lớn sinh năm 1973, nhỏ sinh năm 1975)

- Chồng: Phạm Văn Minh, sinh năm: 1956 (bị can chung vụ án). Có 2 con (lớn sinh năm 1984, nhỏ sinh năm 1988).
 
Back
Bên trên