Năm Cam và đồng bọn.

147. Bị can Trần Văn Tâm (Tâm "Ken")

a. Lý lịch bị can

- Sinh năm 1965 tại TP HCM

- ĐKNKTT: 91/3 Bến Chương Dương, Cầu Ông Lãnh, quận 1, TP HCM

- Chỗ ở: Hẻm 114 Bến Chương Dương, Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP HCM

- Dân tộc: Kinh

- Quốc tịch: Việt Nam

- Tôn giáo: Không

- Trình độ văn hóa: 2/12

- Cha: Trần Văn Cuội

- Mẹ: Nguyễn Thị Châu

b. Quá trình hoạt động

Từ 1965 đến 1976 còn nhỏ, ngụ tại Bến Chương Dương, Cầu Ông Lãnh, quận 1. Từ 1976 đến 1980 làm rẫy tại Tây Ninh. Từ 1980 đến 1983 cải tạo tại trại Cái Tàu-Đồng Tháp, can tội đánh người gây thương tích. Từ 1983 đến 1993 làm công. Từ 1993 đến 1996 cai nghiện ma túy tại trại Phú Văn, Bình Phước.

- Tiền án: 1

- Tiền sự: 4 lần đi cai nghiện

- Tạm giam: 7/1/2002

c. Hành vi phạm tội

Trần Văn Tâm là một đối tượng nghiện hút, thường quậy phá tại khu vực chợ cá Cầu Ông Lãnh làm cho các tư thương buôn bán tại chợ rất lo sợ. Tâm là em ruột của Trần Văn Minh là một đàn em đắc lực của Châu Phát Lai Em và Trương Văn Cam, bọn chúng thường quậy phá tại khu vực chợ cá Cầu Ông Lãnh làm cho các tư thương không buôn bán được nếu như không tuân thủ theo yêu cầu của chúng. Chính vì vậy mà mỗi khi Tâm đến xin tiền thì các hộ kinh doanh tại đây đều phải cho Tâm tiền để Tâm không quậy phá, thậm chí khi xin cá thì Tâm lấy bất kể con cá nào mà Tâm muốn chứ không cần có sự đồng ý của chủ. Với lời khai nhận tội của Tâm, kết hợp với lời khai của các chủ ô cá thấy Trần Văn Tâm đã dùng thủ đoạn đe dọa để cưỡng đoạt tài sản của 9 chủ ô cá ở chợ Cầu Ông Lãnh, hiện nay các chủ cá đều khai đã kinh doanh cá ở chợ hàng chục năm nay và đã nhiều lần Tâm đến cưỡng đoạt bằng hình thức “xin đểu”. Mỗi lần Tâm đến xin thì các chủ ô cá đã chi cho Tâm ít nhất là 20.000 đồng, cao nhất là 100.000 đồng. Như vậy có thể xác định số tiền mà Tâm đã cưỡng đoạt của các chủ ô cá lên đến hàng chục triệu đồng.

Với các căn cứ này có đủ cơ sở kết luận Trần Văn Tâm phạm tội cưỡng đoạt tài sản, tội danh được quy định tại điều 135 Bộ luật hình sự nước CHXHCNVN, cần phải đưa truy tố trước pháp luật.

Tài sản và tang vật thu giữ: 1 ĐTDĐ Nokia 8210
 
148. Bị can Nguyễn Kim Thịnh (Thịnh "Già")

a. Lý lịch bị can

- Sinh ngày: 3/1/1963 tại TP HCM

- ĐKNKTT: L30 cư xá Vĩnh Hội, phường 6, quận 4, TP HCM

- Dân tộc: Kinh

- Quốc tịch: Việt Nam

- Trình độ văn hóa: 12/12

- Cha: Nguyễn Kim Sây (chết)

- Mẹ: Nguyễn Thị Phượng (chết)

b. Quá trình hoạt động

Từ 1963 đến 1968 còn nhỏ ở với gia đình. Từ 1968 đến 1975 học tại PTCS Chi Lăng, quận 4. Từ 1975 đến 1982 học tại trường PTTH Nguyễn Trãi, quận 4. Từ 1983 đến 1986 học nghề tiện hàn. Từ 1987 đến 1988 đi nghĩa vụ quân sự đóng tại mặt trận 479 Campuchia. Từ 1989 đến 1998 làm thợ tiện tại 177/178 Bùi Hữu Nghĩa, quận 5. Từ 1999 đến 6/1/2002 làm ở HTX bốc xếp số 1 Bến Chương Dương, quận 1, TP HCM. Ngày 7/1/2002 bị cơ quan điều tra bắt về tội tổ chức đánh bạc.

- Tiền án: Không

- Tiền sự: Không

- Tạm giam: 7/1/2002

c. Hành vi phạm tội

Nguyễn Kim Thịnh được Châu Phát Lai Em xin vào làm bốc xếp tại chợ cá Cầu Ông Lãnh từ năm 1999. Sẵn có quan hệ với Lai Em nên Lai Anh tin cậy Nguyễn Kim Thịnh. Từ tháng 10/2000 đến khi bị bắt, Lai Anh giao tiền cho Thịnh để Thịnh cho 17 người dân làm nghề bốc xếp, chạy xe ba gác ở chợ cá Cầu Ông Lãnh vay tiền. Hàng ngày, Thịnh đi thu tiền trả góp, tiền lãi đứng của các con nợ cho Lai Anh. Cứ 10 ngày thì Thịnh giao tiền lãi cho Lai Anh, được Lai Anh cho từ 150.000 đến 200.000đ. Một tháng Thịnh giao cho Lai Anh 3 lần, được Lai Anh cho từ 500.000 đến 600.000 đồng. Trong quá trình giao nhận tiền cho Lai Anh, nếu phát hiện ai có nhu cầu vay tiền thì Thịnh báo cho Lai Anh biết để Lai Anh quyết định. Tổng cộng Thịnh được Lai Anh cho 7,5 triệu đồng. Hành vi trên của Thịnh đã giúp sức cho Lai Anh trong việc cho vay lãi nặng và được hưởng quyền lợi từ nguồn tiền cho vay lãi nặng thu nhập bất chính. Do đó, cần phải xử lý trách nhiệm hình sự trước pháp luật. Trong khi xét xử có chiếu cố vì Thịnh có nhân thân tốt, chưa có tiền án, tiền sự. Do nhận thức pháp luật hạn chế, không biết đi thu tiền cho Lai Anh là phạm tội, mức độ được hưởng quyền lợi không lớn.

Căn cứ vào tài liệu ban đầu (lời khai của Lai Em), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt Thịnh về tội tổ chức đánh bạc. Khi mới bị bắt, do bị hoang mang, Thịnh khai cùng với Lai Anh, Bé Em mở trường đá gà ăn tiền để thu tiền xâu với vai trò coi xe, chăm sóc gà, được Lai Anh và Bé Em cho tiền.

Quá trình điều tra xác định có đủ căn cứ Nguyễn Kim Thịnh không phạm tội tổ chức đánh bạc mà chỉ phạm vào tội cho vay lãi nặng. Tội danh được quy định tại điều 163 BLHS.

Tài sản và vật chứng thu giữ

- 1 ĐTDĐ Nokia 8250

- 4 cuốn sổ ghi chép tên, số tiền Thịnh cho vay lãi nặng
 
Kết luận điều tra chuyên án Năm Cam (phần 67): Lý lịch 6 đối tượng cho vay nặng lãi

Đỗ Thị Phương Nga cùng với chồng là Đinh Văn Được cho vay 158 triệu đồng và 62.500 USD với lãi suất 60%/tháng. Nguyễn Thị Kiệm cho vay hơn 3,5 tỷ đồng, lãi suất gấp 10 lần quy định của ngân hàng.

Lý lịch và hành vi phạm tội của từng bị can

149. Bị can Đinh Văn Được

a. Lý lịch bị can

- Sinh ngày: 4/5/1951 tại Long An

- ĐKNKTT: 141A Phan Đăng Lưu, phường 2, Phú Nhuận, TP HCM

- Dân tộc: Kinh

- Quốc tịch: Việt Nam

- Tôn giáo: Phật

- Trình độ văn hóa: 10/12

- Con ông: Đinh Văn Thành (chết)

- Con bà: Hà Thị Diễm

- Vợ: Võ Thị Trên, vợ 2: Đỗ Thị Phương Nga

- Con: 4 người con, lớn nhất sinh 1971, nhỏ nhất sinh 1994

b. Quá trình hoạt động

Từ nhỏ đến 1968, ở với gia đình, học hết lớp 10 nghỉ. Từ 1969 đến 1975 làm thợ máy quân chủng hải quân chế độ cũ. Từ 1975 đến 1978 làm việc tại đoàn 175 hải quân nhân dân Việt Nam thuộc trung đoàn Sài Gòn, Quân đội nhân dân Việt Nam. Từ 1978 đến 1987 làm tại Công ty ăn uống thuộc UBND quận Tân Bình. Từ 1987 đến 1991 làm tại Công ty ăn uống thuộc UBND quận Phú Nhuận. Từ 1991 đến 1994 kinh doanh nhà đất và cho thuê phòng. Từ 1994 đến nay thành lập doanh nghiệp tư nhân Sơn Lâm, kinh doanh khách sạn.

- Tiền án: Không

- Tiền sự: Không

- Tạm giam: 7/1/2002

c. Hành vi phạm tội

Từ năm 1998, Đinh Văn Được đã trực tiếp cho anh Nguyễn Thanh Liêm vay 40.000 USD, cho anh Hoàng Minh Chiếu vay 20.000 USD với lãi suất 5%/tháng, thu lời bất chính 33.500 USD. Đồng thời bàn bạc với vợ là Đỗ Thị Phương Nga cho 6 người vay lãi với số tiền 158 triệu và 62.500 USD, thu lợi bất chính 156.200.000 đồng và 33.500 USD.

Qua đấu tranh khai thác, Đinh Văn Được khai việc cho vay do vợ y là Đỗ Thị Phương Nga thực hiện nhưng qua điều tra, Cơ quan điều tra xác định vợ chồng Nga - Được có sự thống nhất bàn bạc, thỏa thuận cùng thực hiện trong việc cho vay lãi; cùng đi thu tiền lãi và đòi nợ. Khi bị hại không có tiền trả, Đinh Văn Được có hành vi đánh đập, đe dọa buộc bị hại phải tìm cách nộp tài sản cho vợ chồng Được để trừ nợ, điển hình như lấy của chị Huỳnh Thị Phước Hồng 1 giường, 1 tủ, 1 tượng phật bằng gỗ; lấy của chị Hà Thị Phong Điệp 1 xe máy Angel.

Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ thu thập được và quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam về lãi suất cho vay đối với tiền ngoại tệ và tiền Việt Nam, tại quyết định số 718/2001/QĐ ngày 29/5/2001 quy định mức lãi suất cho vay ngoại tệ không vượt quá 6%/năm. Thực tế vợ chồng Nga và Được đã cho vay lãi 60%/năm (gấp 10 lần lãi suất Ngân hàng quy định).

Hành vi của Đinh Văn Được đã phạm tội cho vay lãi nặng, tội danh quy định tại điều 163 BLHS.

Riêng đối với Đinh Văn Được, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã phát hiện và thu giữ tại nhà Được một khẩu súng ngắn, ký hiệu “ROHM” kèm theo 9 viên đạn và băng tiếp đạn. Kết quả xác minh và giám định đã xác định: Tại bản kết luận giám định số 591-C21-C3 của Phân viện Khoa học hình sự xác định: Khẩu súng ngắn thu tại nhà Được gửi giám định là súng bán tự động “ROHM-RG 8000” cỡ nòng 80 ml do Đức sản xuất. Súng bắn bằng đạn hóa học gây cay, ngạt (chỉ sử dụng đạn chuyên dụng), không sử dụng được các loại đạn gây sát thương bằng đầu đạn, loại súng này được quản lý theo quy chế vũ khí vật liệu và công cụ hỗ trợ. Khẩu súng này là của chi nhánh Công ty xuất khẩu thủ công mỹ nghệ Hải Dương, chi nhánh này đã có quyết định giao cho Được quản lý và sử dụng kèm theo giấy phép sử dụng súng. Với các căn cứ trên không thấy đủ cơ sở kết luận bị can Đinh Văn Được phạm tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng.

Đối với hành vi tổ chức đánh bạc, qua công tác điều tra thu thập chứng cứ, khai thác các đối tượng trong vụ án đang điều tra, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an chưa phát hiện được tài liệu chứng minh cho hành vi tổ chức đánh bạc của Đinh Văn Được. Do đó không xem xét trách nhiệm hình sự đối với Được về tội tổ chức đánh bạc.

Tài sản và tang vật thu giữ

- 47.000.000 đồng

- 16.399 USD

- 1 ĐTDĐ Nokia

- 1 máy bộ đàm

- 1 súng săn và 14 viên đạn

- 1 súng hơi cay và 2 băng đạn 9 viên

- 8,89 lượng vàng trang sức

- 1 dao găm

- 1 bộ bài

- 2 cuộn dây nilon

- 2 bộ quần áo rằn ri
 
150. Bị can Đỗ Thị Phương Nga

a. Lý lịch bị can

- Sinh ngày: 21/4/1962 tại TP HCM

- ĐKNKTT: 141A Phan Đăng Lưu, phường 2, Phú Nhuận, TP HCM

- Dân tộc: Kinh

-Quốc tịch: Việt Nam

- Tôn giáo: Không

- Trình độ văn hóa: 9/12

- Cha: Đỗ Văn Tư (chết)

- Mẹ: Nguyễn Thị Phương Hải

- Chồng: Đinh Văn Được, bị can trong cùng vụ án

- Con: 2 người con, lớn nhất sinh 1987, nhỏ nhất sinh 1994

b. Quá trình hoạt động

Từ nhỏ đến 1980 được gia đình nuôi cho ăn học. Học hết lớp 9/12, sau đó bỏ học làm nghề ca sĩ tự do. Đến năm 1985 lấy chồng, tiếp tục làm ca sĩ đến năm 1993. Năm 1994 làm Phó giám đốc Công ty TNHH Sơn Lâm, kinh doanh khách sạn cho tới nay.

-Tiền án: Tháng 9/2002, TAND TP Hà Nội xử 24 tháng tù giam về tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép.

- Tạm giam: 16/7/2002

c. Hành vi phạm tội

Từ 1997 đến 1998, Đỗ Thị Phương Nga cùng với chồng là Đinh Văn Được dùng số tiền 158.000.000 đồng và 62.500 USD để cho 6 người vay với lãi suất cao (60%/tháng), thu lợi bất chính 33.500 USD và 156.200.000 đồng. Ngoài ra, sau khi chồng Nga là Đinh Văn Được cho 2 người vay tổng số tiền 60.000 USD, Nga là người trực tiếp đứng ra nhận tiền lãi suất hàng tháng, thu lời bất chính 9.500 USD. Đỗ Thị Phương Nga thường lợi dụng hoàn cảnh của một số người gặp khó khăn để gợi ý cho vay lãi, đồng thời cấu kết với mẹ đẻ là Nguyễn Thị Phương Hải để thực hiện hành vi cho vay lãi nặng. Nếu những người vay không có tiền trả thì Nga dẫn họ đến nhà mẹ đẻ là Nguyễn Thị Phương Hải hoặc nhà em trai là Đỗ Đạt Giang tiếp tục cho vay với lãi suất cao nhằm thu được cả lãi và vốn, bằng cách đó làm cho những người chịu vay lãi nặng không thoát khỏi sự ràng buộc và trả lãi nặng cho gia đình Nga - Được. Khi những người vay tiền không có tiền trả, chúng đến xiết nợ bằng cách vơ vét tất cả đồ đạc trong nhà của họ để trừ nợ, điển hình như lấy của chị Huỳnh Thị Phước Hồng 1 giường, 1 tủ, 1 tượng phật bằng gỗ; lấy của chị Hà Thị Phong Điệp 1 xe máy Angel gây cho những người vay tiền gặp nhiều khó khăn, túng quẫn trong cuộc sống.

Qua đấu tranh khai thác, Đỗ Thị Phương Nga ngoan cố không chịu khai nhận tội. Tuy nhiên căn cứ vào tài liệu chứng cứ đã thu thập được, lời khai của các bị hại, sổ sách giấy tờ thu thập được khi khám xét của nhà Nga và công văn trả lời của Ngân hàng nhà nước Việt Nam xác định mức lãi suất cao nhất đối với từng thời điểm, đã có đủ cơ sở kết luận Đỗ Thị Phương Nga đã phạm tội cho vay lãi nặng, tội danh được quy định tại điều 163 BLHS.

Tài sản và vật chứng thu giữ

- 2.700 USD

- 1 túi giấy tờ sổ sách
 
151. Bị can Nguyễn Thị Phương Hải

a. Lý lịch bị can

- Sinh ngày: 24/12/1935 tại Hà Nội

- ĐKNKTT: 141A Phan Đăng Lưu, phường 2, Phú Nhuận, TP HCM

- Chỗ ở: 21/11 Trường Sơn, phường 4, Tân Bình, TP HCM

- Dân tộc: Kinh

- Quốc tịch: Việt Nam

- Tôn giáo: Không

- Trình độ văn hóa: 5/12

- Cha: Nguyễn Viết Ninh (chết)

- Mẹ: Nguyễn Thị Phương (chết)

- Chồng: Đỗ Văn Tư

- Con: 12 người con, lớn nhất sinh 1956, nhỏ nhất sinh 1976

b. Quá trình hoạt động

Còn nhỏ được gia đình nuôi cho ăn học hết lớp 5. Năm 1949 theo gia đình vào TP HCM, từ đó cho đến nay buôn bán tự do.

- Tiền án: Không

- Tiền sự: Không

c. Hành vi phạm tội

Căn cứ tài liệu, chứng cứ đã thu được, Cơ quan điều tra đã có đủ cơ sở xác định từ 1997 đến 1998, Nguyễn Thị Phương Hải đã dùng số tiền 464.000.000 đồng để cho 6 bị hại vay lãi nặng (60%/tháng) thu lợi bất chính 398.300.000 đồng.

Hành vi của Nguyễn Thị Phương Hải kéo dài nhiều năm, bóc lột sức lao động của nhiều người làm cho nhiều gia đình không có điều kiện trả nợ dẫn đến phá sản và tan nát nhà cửa. Khi các bị hại không có tiền trả thì Hải đã cho con đến siết tài sản, điển hình như việc đến nhà chị Đào Minh Nhung ở 207 Lô N, cư xá Thanh Đa, cưỡng đoạt 1 tivi màu và 1 dàn nhạc.

Căn cứ vào chứng cứ đã thu thập được, lời khai các bị hại và kết quả xác định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại công văn số 357/NHTP 2002 cung cấp lãi suất cho vay trong từng thời điểm, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ công an có đủ cơ sở kết luận Nguyễn Thị Phương Hải phạm tội cho vay lãi nặng, tội danh được quy định tại điều 163 BLHS.

Ngoài ra chị Đỗ Thị Thúy Hải ở số 320 lô H, cư xá Thanh Đa, phường 27, quận Bình Thạnh, TP HCM khai nhận cho Hải vay 395 đồng với lãi suất 8%/tháng. Các lần vay đều có giấy biên nhận, nhưng Hải mới trả được 1 tháng lãi của biên nhận ngày 1/1/1998 là 8 triệu đồng tiền lãi, từ đó không trả lãi nữa. Hải đã dùng số tiền trên để vay kiếm lời, chị Đỗ Thị Thúy Hải khai nhận Hải đã có ý đồ chiếm đoạt số tiền 405 triệu đồng nên đã dùng thủ đoạn “dụ” chị Hải chuyển số tiền vay lãi sang đóng “hụi”, khi đã chuyển số tiền vay lãi sang đóng “hụi”, khi đã chuyển số tiền vay lãi sang đóng “hụi”, Hải chỉ góp được 1 dây là 65 triệu đồng. Số tiền này đến nay vẫn chưa trả. Căn cứ vào quá trình điều tra thu thập chứng cứ thấy việc vay nợ và chuyển sang chơi hụi hoàn toàn có sự tự nguyện của chị Đỗ Thị Thúy Hải nên chưa đủ căn cứ để khởi tố Nguyễn Thị Phương Hải về hành vi này. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã chuyển tài liệu cho tòa án xử lý theo thủ tục tranh chấp dân sự.

Tài sản và tang vật thu giữ: 8 sổ ghi tiền cho vay lãi.
 
152. Bị can Nguyễn Thị Kiệm (Ba Kiệm)

a. Lý lịch bị can

- Sinh ngày: 19/2/1936 tại TP HCM

- ĐKNKTT: 220GH Hai Bà Trưng, Tân Định, quận 1, TP HCM

- Trình độ văn hóa: Không biết chữ

- Quốc tịch: Việt Nam

- Dân tộc: Kinh

- Tôn giáo: Phật giáo

- Con ông: Nguyễn Văn Minh (chết)

- Con bà: Nguyễn Thị Chanh (chết)

- Chồng: Hồ Văn Đực, 74 tuổi (đã ly dị 30 năm)

- Có 7 người con, trong đó có Hồ Văn Phú Ba là bị can cùng vụ án.

b. Quá trình hoạt động

Từ năm 1936 đến 1989: còn nhỏ và buôn bán tại quận 4, TP HCM. Từ năm 1989 đến 1992: ngụ tại 128/67 Đoàn Văn Bơ, phường 9, quận 4. Từ năm 1992 đến 1995: ngụ tại 257 đường 3/2, phường 10, quận 10. Từ năm 1995 đến ngày 6/1/2002: ngụ tại 220GH Hai Bà Trưng, Tân Định Q1- TP. Hồ Chí Minh. Ngày 29/12/1998 bị Công an TP. Hồ Chí Minh bắt trong sòng bạc Nguyễn Văn Sy (Bảy Sy) nhưng không đủ chứng cứ phạm tội nên Cơ quan điều tra ra quyết định hủy bỏ biện pháp ngăn chặn không truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Tiền án: Không

- Tiền sự: Không

- Tạm giam: 6/1/2002

c. Hành vi phạm tội

* Hành vi tổ chức đánh bạc và đánh bạc của Nguyễn Thị Kiệm

Cuối năm 1999, bị can Nguyễn Thị Kiệm tham gia đánh bài xóc đĩa tại sòng bạc số 74/18 Trần Nguyên Hãn, quận 8 khoảng nửa tháng. Mỗi ván đặt ít nhất là 50.000 đồng và nhiều nhất là 150.000 đồng. Tổng cộng đã đánh thua hết khoảng 13 triệu đồng. Tham gia góp vốn làm cái 20 triệu đồng nhưng bị can khai không được chia lời phần nào. Căn cứ lời khai của Nguyễn Văn Nhã, cứ 10 triệu đồng (10 phần hùn) trong thời gian 4,5 tháng được chia lời 20 triệu đồng. Như vậy, Nguyễn Thị Kiệm góp 20 triệu đồng, được chia lời 40 triệu đồng. (BL số 21,22-V4. Tập 74)

Tháng 9/2001, bị can Kiệm tham gia đánh bạc xóc đĩa tại 1102 Tự Lập, Tân Bình một ngày, đặt mỗi ván 50.000 đồng, tổng cộng bị thua 50.000 đồng và tham gia góp vốn làm cái 20 triệu đồng bị can khai nhận được chia lời 14 triệu đồng. (BL số 21,22 -V4. Tập 74 và số 1108 -V4. Tập 13)

- Ngày 29/9/2001 đến 9/10/2001, sòng bạc dời về số 74/18 Trần Nguyên Hãn, quận 8, Kiệm vẫn góp vốn 20 triệu đồng và được chia 3.380.000đ tiền lời. Bị can Nguyễn Thị Kiệm không khai nhận việc tham gia góp vốn 20 triệu đồng tại sòng bạc xóc đĩa ở số 27/23 và 27/6 đường Văn Thân, phường 7, quận 6, nhưng lời khai của Nguyễn Thị Kim Phượng, Tạ Đắc Lung, Triệu Tô Hà có đủ cơ sở kết luận Kiệm góp vốn làm cái tại sòng bạc nêu trên. Nhưng không xác định được phần lời được chia. (BL số 21,22 -V4. Tập 74 và số 1108- V4. Tập 13)

Tổng cộng, Nguyễn Thị Kiệm được chia lời do góp vốn trong các sòng bạc là 57.380.000 đồng.

* Hành vi cho vay nặng lãi của Nguyễn Thị Kiệm

Căn cứ sổ sách thu được tại nhà Nguyễn Thị Kiệm và lời khai của bị can Nguyễn Thị Kiệm và những người vay nợ: Từ năm 1998 đến tháng 12/2001 Nguyễn Thị Kiệm cho 32 người vay nặng lãi với lãi suất từ 10%/tháng đến 30%/tháng cao hơn 10 lần lãi suất quy định cho vay của Ngân hàng Nhà nước quy định tại thời điểm cho vay (mức phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cho vay lãi nặng) với các hình thức cho vay và Nguyễn Thị Kiệm khai như sau:

- Cho vay trả góp: cho con nợ vay vốn và lãi thỏa thuận trong thời gian một hai tháng, hằng ngày phải nộp trả góp tiền nợ cho Kiệm. Nếu trả trong 30 ngày thì lãi suất 20%/tháng, 40 ngày thì lãi suất 15%/tháng, 60 ngày thì lãi suất 10%/tháng. (BL số 784 -V15 Tập 9)

- Cho vay trả lãi hàng tháng: áp dụng đối với những người kinh doanh có tài sản thế chấp và vay nhiều tiền. Lãi suất được tính từ 10% đến 15% một tháng. ( BL số 784 -V15 Tập 9)

- Cho vay đứng: Con nợ vay vốn phải đóng tiền lời mỗi ngày cho đến khi trả được vốn và cho vay nóng đối với những người vay tiền ngân hàng đến kỳ hạn giải chấp nhưng không đủ tiền trả nợ, phải vay tiền của Nguyễn Thị Kiệm để giải chấp ngân hàng lấy giấy tờ nhà đất đem đi thế chấp ngân hàng khác vay tiền trả lại cho Nguyễn Thị Kiệm. Với hình thức cho vay này Nguyễn Thị Kiệm tính lãi suất 1% một ngày tương đương 30% một tháng và đã cho 4 người vay tổng số tiền 4.000.000.000 đồng đã thu lời bất chính 207 triệu đồng. (BL số 784, 785 -V15 Tập 9)

Nguyễn Thị Kiệm đã cho 32 người vay tổng số tiền 12.790.000.000 (mười hai tỷ bảy trăm chín mươi triệu) đồng, thu lợi bất chính số tiền 1.858.650.000 (một tỷ tám trăm năm mươi tám triệu sáu trăm năm mươi nghìn) đồng, đã thực thu số tiền lãi là 963.500.000 (chín trăm sáu mươi ba triệu năm trăm nghìn) đồng.

Nhiều tên tham gia tổ chức đánh bạc và đánh bạc như: Đoàn Minh Chánh, Nguyễn Văn Lắn (Lũng Đầu Bò), Nguyễn Văn Sy, Phạm Văn Minh… là con nợ của Nguyễn Thị Kiệm.

Nguyễn Thị Kiệm không biết chữ, sử dụng con ruột là Hồ Văn Phú Ba giúp việc ghi chép sổ sách cho vay, kiểm tra giấy tờ, tài sản thế chấp, liên hệ giải chấp tài sản tại ngân hàng, thu nợ, thu lãi. Trần Anh Tú làm môi giới, giới thiệu những người vay tiền đến vay tiền của Nguyễn Thị Kiệm. Nguyễn Thị Kiệm hằng ngày giao dịch với con nợ, tính lãi suất hoặc định giá tài sản, xuất tiền cho vay. ( BL số 784 -V15 Tập 9)

Cơ quan điều tra đã được Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn chi nhánh Sài Gòn giúp xác định lãi suất cho vay trả góp của bị can Nguyễn Thị Kiệm như sau: Lãi suất trả góp trong 20 ngày là 30%/tháng; 30 ngày là 20%/tháng; 40 ngày là 15%/tháng; 48 ngày là 12,5%/tháng; 60 ngày là 10%/tháng. (BL số 1001, 1002, 1003, 1004 -V15 Tập 9)

Ngoài ra, Nguyễn Thị Kiệm còn cho 17 người vay tiền, lãi suất từ 3 đến 10%. Với lãi suất cho vay này so với lãi suất ngân hàng cùng thời điểm, Kiệm chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự với tổng số tiền cho vay là: 3.208.800.000 đồng và 130 lượng vàng. Đã thu lời 518.800.000 đồng và 13,5 lượng vàng. (BL số 1005, 1006 -V15 Tập 9)

- Số tiền vốn các con nợ vay chưa trả Nguyễn Thị Kiệm là: 3.588.600.000 đồng (ba tỷ năm trăm tám mươi tám triệu sáu trăm nghìn) và 130 (một trăm ba mươi) lượng vàng, Cơ quan điều tra yêu cầu những người còn nợ nộp số tiền còn lại của Kiệm nhưng họ chưa có khả năng nộp, chỉ làm cam kết sẽ nộp lại.

Nguyễn Thị Kiệm còn nhận thế chấp, cho vay, cầm cố một số nhà như: Nhà 20/5 đường 5, phường Tân Kiểng, quận 7, nhà 433/26 đường Lê Đại Hành phường 11, quận 11 và một số người vay nợ. Quá trình điều tra chưa đủ cơ sở kết luận Nguyễn Thị Kiệm cho vay nặng lãi dẫn đến việc xiết nợ những căn nhà trên.

Hành vi tổ chức đánh bạc, đánh bạc, cho vay lãi nặng của bị can Nguyễn Thị Kiệm đã phạm vào các điều 249, 248, 163 của BLHS nước CHXHCNVN.

Tài sản kê biên gồm

+ Nhà 220GH Hai Bà Trưng, Tân Định, quận 1

+ Nhà 20/2 đường số 5, Tân Kiểng, quận 7

+ Nhà 309/53 Cách Mạng Tháng 8, phường 12, quận 10

Vật chứng tạm giữ

+ Tiền Ngân hàng Việt Nam: 315 triệu đồng

+ 20.000AUD

+ 29.730 USD

+ Vàng: 61 lượng

+ 2 xe ô tô: Biển số 64H -914 và 52N-4854

153. Bị can Hồ Văn Phú Ba (Bé Ba)

a. Lý lịch bị can

- Sinh ngày: 14/4/1967 tại TP HCM

- ĐKNKTT: Số 20/2 đường số 5, khu phố 3, Tân Kiểng, quận 7, TP HCM

- Chỗ ở: 220GH Hai Bà Trưng, phường Tân Định, quận 1, TP HCM

- Quốc tịch: Việt Nam

- Dân tộc: Kinh

- Trình độ văn hóa: 12/12

- Con ông: Hồ Văn Đực

- Con bà: Nguyễn Thị Kiệm (bị can cùng vụ án)

- Vợ: Trần Thị Kim Bích

b. Quá trình hoạt động

Từ nhỏ đến 1977: sống với mẹ nuôi là bà Trần Thị Bê, ngụ 99 cư xá Khánh Hội, quận 4, TP HCM, đi học đến lớp 4 tại trường Chi Lăng, phường 9, quận 4. Từ năm 1977 đến 1984: Sống với mẹ nuôi (Trần Thị Bê) tại ấp 5, xã Quới Tây, Bình Đại, Bến Tre; đi học hết lớp 12. Tháng 2/1985 đến 10/1988 đi nghĩa vụ quân sự. Tháng 11/1988 đến 1/1989: ngụ tại ấp 5, xã Quới Tây, Bình Đại, Bến Tre. Từ năm 1989 đến 1992: Về sống với mẹ ruột (Nguyễn Thị Kiệm) tại số 128/69 Đoàn Văn Bơ, phường 9, quận 4 và phụ giúp mẹ ruột đi thu tiền hụi. Từ năm 1992 đến 1996: Giám đốc khách sạn Hồng Phú, số 61 Đào Duy Từ, phường 5, quận 10. Năm 1997: Kinh doanh nhà hàng Kim Hạnh ở quốc lộ 1A, phường 7, thị xã Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Cuối 1997 đến 10/2001: Ngụ 61 Đào Duy Từ, phường 5, quận 10, hùn dịch vụ giới thiệu cho vay giải chấp đảo nợ ngân hàng và phụ mẹ ruột là Nguyễn Thị Kiệm cho vay nặng lãi. Từ 10/2001 đến nay: Cưới vợ chuyển về ngụ tại 220GH Hai Bà Trưng, phường Tân Định, quận 1, phụ giúp mẹ ruột thu tiền hụi, tiền vay.

- Tiền án: Không

- Tiền sự: Không

- Tạm giam: 15/3/2002

c. Hành vi phạm tội

- Hồ Văn Phú Ba (Bé Ba) là người giúp sức đắc lực cho Nguyễn Thị Kiệm trong việc cho vay nặng lãi, với vai trò ghi chép sổ sách cho vay tiền, trực tiếp đi thu tiền nợ, tiền lời, cùng với người vay tiền đến ngân hàng làm thủ tục giải chấp đảo nợ.

Trong quá trình điều tra, bị can Hồ Văn Phú Ba cố tình che giấu hành vi cho vay nặng lãi. Nhưng qua lời khai của những người vay nợ và các cuốn sổ ghi chép việc cho vay nặng lãi thu được tại nhà Kiệm có đủ căn cứ kết luận Hồ Văn Phú Ba trực tiếp cùng Nguyễn Thị Kiệm cho vay nặng lãi số tiền 6.789.900.000 đồng và trực tiếp cùng người vay đến ngân hàng cho vay tiền giải chấp là 3.950.000.000 đồng, Ngoài ra trong việc cùng người vay đến ngân hàng cho vay đảo nợ, Hồ Văn Phú Ba còn được hưởng riêng số tiền hoa hồng là: 88.000.000 đồng. (BL số 1077 -V15 T10)

Khi Nguyễn Thị Kiệm (mẹ ruột Phú Ba) bị bắt, Phú Ba trực tiếp đến các con nợ thu tiền, hăm dọa, khống chế không cho các con nợ khai báo đúng sự thật với Cơ quan điều tra cụ thể như: hăm dọa buộc Huỳnh Hoa Hạnh ngụ tại H89 Nguyễn Tri Phương, Thủ Dầu Một, Bình Dương phải đóng 25 triệu tiền lãi trong khoảng vay 500 triệu đồng và buộc Hạnh không khai với Cơ quan điều tra khoản vay 300 triệu đồng lãi suất 7%/tháng bằng việc vay thế chấp nhà. Ép buộc Phan Trung Hiếu ngụ tại chung cư 72 Hùng Vương, phường 9, quận 5, nộp tiền lãi trong khoản vay 30 triệu đồng lãi suất 8%/tháng. (BL: 1037, 1038 -V15 T10)

Hồ Văn Phú Ba còn khai nhận: Năm 1998, Phú Ba cùng anh ruột là Hồ Văn Quý mua một chiếc xe ôtô hiệu Toyota Lexus không giấy tờ, sau đó thuê Nguyễn Anh Dũng làm hồ sơ giả đăng ký xe mang biển số 64H 1914. Chiếc xe này liên quan đến vụ án buôn lậu xe ô tô do cục Cảnh sát Điều tra Bộ Công an đang thụ lý. Phần giấy tờ giả đăng ký xe ô tô nói trên cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an tiếp tục điều tra.

Hành vi cho vay lãi nặng của bị can Hồ Văn Phú Ba đã phạm vào điều 163 của BLHS nước CHXHCNVN.
 
154. Bị can Trần Anh Tú (Tú Anh)

a. Lý lịch bị can

- Sinh ngày: 30/12/1965 tại TP HCM

- ĐKNKTT: 44 Phong Phú, phường 12, quận 8, TP HCM

- Quốc tịch: Việt Nam

- Dân tộc: Kinh

- Tôn giáo: Không

- Trình độ văn hóa: 10/12

- Con ông: Trần Anh Tuấn, sinh 1945

- Con bà: Nguyễn Thị Tám, sinh 1941

- Vợ: Đoàn Thị Ngọc Minh, sinh 1961

- Có 2 con: Lớn nhất 13 tuổi, nhỏ nhất 5 tuổi

b. Quá trình hoạt động

Từ năm 1965 đến 1981: Ở với gia đình, đi học phổ thông đến lớp 10/12. Từ năm 1982 đến 1984: Học trường Công nhân Kỹ thuật tại Thủ Đức, làm công nhân tại Nhà máy hóa chất Biên Hòa, Đồng Nai. Từ năm 1985 đến 1989: Buôn bán. Tháng 9/1990 đến 11/1994: Vượt biên sang Thái Lan. Từ năm 1994 đến 2002: Hồi hương về Việt Nam, cư ngụ tại 44 Phong Phú, phường 12, quận 8, không nghề nghiệp ổn định.

Tiền án - tiền sự

- Ngày 21/5/1991: Công an tỉnh Bến Tre truy nã về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (mua xe du lịch không trả tiền).

- Tháng 11/1994 ra đầu thú và khắc phục hậu quả, ngày 5/4/1995 Công an tỉnh Bến Tre đình chỉ điều tra.

- Bị can tại ngoại.

c. Hành vi phạm tội

Từ năm 1998, Trần Anh Tú quen với Hồ Văn Phú Ba (Bé Ba, con ruột bị can Nguyễn Thị Kiệm). Do biết được Nguyễn Thị Kiệm cho vay tiền lấy lãi nên Trần Anh Tú đã giới thiệu người đến vay tiền của Kiệm để hưởng tiền hoa hồng hoặc hưởng tiền chênh lệch tiền lãi thu được. Trong quá trình môi giới để Kiệm cho vay tiền, Trần Anh Tú (cùng với Bé Ba) còn trực tiếp giúp sức cho Kiệm trong việc giao nhận tiền vay, đi theo thu lãi…

Từ năm 1999 đến 2001, Trần Anh Tú giới thiệu 5 người đến vay tiền của Kiệm với lãi suất từ 5%/tháng đến 30%/tháng; Tổng số tiền vốn Tú môi giới cho Kiệm cho vay là 3.110.000.000 đồng và Trần Anh Tú thu lợi được số tiền là 35.500.000 đồng. Trong đó, số tiền cho vay đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi cho vay lãi nặng là 450.000.000 đồng, số tiền lãi Trần Anh Tú thu lợi bất chính là 18.000.000 đồng. (BL số 1145 -V15 Tập 11)

Ngoài ra, Trần Anh Tú còn môi giới và giúp sức Phạm Thị Hoàng Nga (sinh năm 1953, ngụ 489A/19A Huỳnh Văn Bánh, phường 13, Phú Nhuận) cho vay lãi nặng 2 người với tổng số tiền cho vay là 3.550.000.000 đồng, lãi suất cho vay từ 24% đến 30%/tháng. Nga thu lợi bất chính được 247.500.000 đồng và chia cho Tú 27.000.000 đồng. Trong số người vay tiền của Nga là Lê Văn Tài (cũng là con nợ của Kiệm), ngụ tại Phan Thiết, Bình Thuận chưa trả tiền vốn cho Nga. Vì vậy Nga gởi đơn tố cáo Lê Văn Tài chiếm đoạt tài sản đến Công an tỉnh Bình Thuận (hiện nay Cơ quan Điều tra Công an Bình Thuận đang thụ lý). Do đó, Cơ quan Điều tra đã có công văn đề nghị Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Bình Thuận điều tra làm rõ hành vi cho vay lãi nặng của Phạm Thị Hoàng Nga và Trần Anh Tú.

Ngoài việc môi giới cho vay tiền, Trần Anh Tú cùng với Hồ Văn Phú Ba còn làm dịch vụ vay tiền ngân hàng cho Trần Bích Đài với tổng số tiền vay là 6.000.000.000 đồng (vay tại ngân hàng Công thương - chi nhánh 14 - Thủ Đức). Trần Anh Tú hưởng lợi số tiền 25.000.000 đồng.

Trần Anh Tú khai nhận tổng số tiền Tú được hưởng lợi do môi giới cho vay lãi nặng, môi giới cho vay tiền ngân hàng là 87.500.000 đồng. Trong đó tiền hưởng lợi do môi giới cho Nguyễn Thị Kiệm cho vay lãi nặng phải chịu trách nhiệm hình sự là 18.000.000 đồng; môi giới cho Phạm Thị Hoàng Nga cho vay lãi nặng Tú được hưởng 27.000.000 đồng; môi giới cho Trần Bích Đài vay thế chấp ngân hàng Tú được hưởng 25.000.000 đồng. (BL số 1138, 1139, 1140 -V15 Tập 11)

Tú đã nộp cho cơ quan điều tra 15.000.000 đồng, trong số tiền Tú hưởng lợi bất chính do môi giới cho vay lãi nặng.

Hành vi cho vay lãi nặng của bị can Trần Anh Tú đã phạm vào điều 163 của BLHS nước CHXHCNVN.
 
155. Bị can Phạm Thị Lượng (cô Mười, Mười "Olympic")

a. Lý lịch bị can

- Sinh ngày: 1/1/1931 tại Tiền Giang

- ĐKNKTT: 223E Cống Quỳnh, Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP HCM

- Quốc tịch: Việt Nam

- Dân tộc: Kinh

- Tôn giáo: Phật

- Trình độ văn hóa: Không biết chữ

- Con ông: Phạm Văn Thìn (chết)

- Con bà: Nguyễn Thị Hạnh (chết)

- Chồng: Nhan Văn Được (chết)

- Con nuôi: 2 người (lớn sinh năm 1960, nhỏ sinh 1986)

b. Quá trình hoạt động

Từ năm 1931 đến 1949: Ở với cha mẹ tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, phụ giúp gia đình. Từ năm 1950 đến 1954: Đi làm thuê. Từ năm 1954 đến 1957: Học nghề y tá, ngụ tại 134/4 Bùi Thị Xuân, quận 2, Sài Gòn. Từ năm 1958 đến 1993: Bán đồ cũ, ngụ tại 282/5C1 Cống Quỳnh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1. Từ năm 1993 đến 2002: ngụ tại 223E Cống Quỳnh, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, buôn bán giải khát tại nhà, chơi hụi và cho vay lãi nặng.

- Tiền án: Không

- Tiền sự: Không.

- Bị can tại ngoại.

c. Hành vi phạm tội

Cuối năm 1999, Phạm Thị Lượng đến sòng bạc 74/18 Trần Nguyên Hãn, phường 13, quận 8 đánh xóc đĩa ăn tiền. Mỗi ván đặt 150.000 đồng (một trăm năm chục nghìn). Tham gia đánh bạc 7 ngày, tổng cộng bị thua khoảng 600.000 đồng (sáu trăm nghìn).

Tháng 9/2001, Lượng đến sòng bạc 1102 đường Tự Lập, Phường 4, Tân Bình thu tiền cho vay lãi nặng và đánh xóc đĩa 1 lần đặt 150.000 đồng (một trăm năm chục nghìn), thắng được 90.000 đồng (chín chục nghìn) thì nghỉ. Sau đó đến sòng lắc me của Đoàn Minh Chánh (Tư Chánh) tại Đầm Diều, quận 8 đánh bạc. Trung bình 2-3 ngày đến một lần, tham gia đánh bạc được khoảng 10 lần, thua 1.500.000 đồng (một triệu năm trăm nghìn). (BL: V4 T31: 2170, 2171)

Quá trình tham gia đánh bạc, Lượng còn cho các con bạc vay tiền để đánh bạc với hình thức vay trả góp ngày. Lãi suất từ 3% đến 5%/tháng đối với vàng; từ 18,79% đến 36,57%/tháng đối với tiền Việt Nam.

Tổng số 10 người vay tiền của Phạm Thị Lượng (nêu ở phần nội dung vụ án), có đủ căn cứ kết luận Phạm Thị Lượng cho 6 người vay lãi nặng với tổng số tiền cho vay là 308.000.000 đồng, đã thu lời 22.000.000 đồng (hai mươi hai triệu), lãi suất từ 10% đến 20%/tháng; 4 người vay lãi suất từ 3% đến 8,76%/tháng với tổng số tiền là 370.000.000 đồng và 80 lượng vàng với số tiền lời đã thu là 36 (ba mươi sáu) chỉ vàng và 10.000.000 (mười triệu) đồng. (BL: V4 T31: 2174, 2175, 2176)

Ngoài ra Phạm Thị Lượng còn khai nhận cho các con bạc khác vay mượn tại sòng lắc me quận 8 mỗi lần từ 1.000.000 (một triệu) đồng đến 10.000.000 đồng (mười triệu), lãi suất từ 5% đến 10% 1 tháng như: Bánh “Bao” vay 10.000.000 đồng (mười triệu); Lập 1.000.000 (một triệu) đồng; bà Bảy 5.000.000 (năm triệu) đồng; cô Anh 10.000.000 đồng (mười triệu),… nhưng do không xác định được lai lịch, địa chỉ nên chưa đủ cơ sở kết luận.

Tại cơ quan điều tra, bị can Lượng thừa nhận việc cho vay nói trên và có ghi chép vào sổ sách theo dõi thu lãi hằng ngày và hằng tháng nhưng đã đốt tiêu hủy sổ sách nhằm phi tang chứng cứ.

Hành vi đánh bạc, cho vay lãi nặng của bị can Phạm Thị Lượng đã phạm vào các điều 248, 163 của BLHS nước CHXHCNVN.

Vật chứng thu giữ: 15.000.000 đồng và 4,3 (bốn lượng ba chỉ) lượng vàng.

Tài sản kê biên: Nhà số 223E Cống Quỳnh, Nguyễn Cư Trinh, quận 1.
 
Kết luận điều tra chuyên án Năm Cam: Phần cuối

Cơ quan Cảnh sát điều tra đã có đủ cơ sở kết luận hoạt động tội phạm của băng nhóm xã hội đen do Trương Văn Cam cầm đầu. Bản kết luận điều tra được ký ngày 18/10/2002, chuyển cho VKSND Tối cao, để hơn một tháng sau đó ra cáo trạng truy tố 155 bị can. Trên cơ sở này, TAND TP HCM quyết định đưa vụ án ra xét xử vào 25/2 tới.

Nhận xét và đề nghị

Vụ án Trương Văn Cam và đồng bọn phạm tội giết người, tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng, cưỡng đọat tài sản, tổ chức đánh bạc và đánh bạc, đưa nhận hối lộ… là một vụ án đặc biệt nghiêm trọng gây hậu quả lớn, hoạt động có tổ chức diễn ra trong một thời gian dài, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội trên địa bàn rộng, nhiều đối tượng, tội phạm hoạt động lộng hành trong thời gian dài ở nhiều tỉnh, thành phố khác nhau. Vụ án được lãnh đạo Đảng và Nhà nước, cán bộ viên chức nhà nước và nhân dân đặc biệt quan tâm.

Quá trình điều tra vụ án, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã có đủ cơ sở kết luận Trương Văn Cam là một đối tượng cầm đầu, chỉ huy các hoạt động giết người, tổ chức đánh bạc, đưa nhận hối lộ, che giấu tội phạm bằng nhiều thủ đoạn đê hèn, tinh vi và xảo quyệt. Trương Văn Cam đã quy tụ, nuôi dưỡng được một số lượng lớn đàn em thân tín có nhiều tiền án tiền sự ở nhiều địa bàn tỉnh, thành phố có phân công và chỉ đạo cho từng tên hoạt động tội phạm ở các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là các hoạt động thanh toán nhau theo kiểu xã hội đen như giết người, cố ý gây thương tích, thu lợi bất chính từ hệ thống sòng bạc là nguồn tài chính quan trọng của tổ chức tội phạm của Trương Văn Cam.

Để các hoạt động tội phạm tồn tại lâu dài, ngoài việc tổ chức chặt chẽ, bọn chúng còn rất chú trọng dùng nguồn tiền thu được qua các sòng bạc để mua chuộc, hối lộ cho một số cán bộ biến chất trong các cơ quan thi hành pháp luật và cơ quan báo chí tuyên truyền để bao che cho hoạt động phạm tội của chúng. Cụ thể khi bị bắt năm 1995, Trương Văn Cam và gia đình gồm vợ con đã dùng một số tiền lớn (1,3 tỷ đồng) để hối lộ một số viên chức nhà nước và được tha trước thời hạn. Sau khi được tha, Trương Văn Cam tiếp tục các hoạt động phạm tội cờ bạc và đã sử dụng số tiền bảo kê thu của các sòng bạc xóc đĩa (2 triệu đồng /ngày) để y ăn nhậu, ngoại giao, lo lót cho một số cán bộ làm nhiệm vụ chống tệ nạn xã hội bị tha hoá biến chất. Đồng bọn của y là Tô Văn Tốt (Ba Mạnh) và Nguyễn Văn Thọ (Thọ "Đại Úy") sử dụng tiền của sòng bạc 4,5 triệu đồng/ngày để hối lộ cho một số cán bộ biến chất và cho một số hộ dân ở khu vực sòng bạc để bao che cho sòng bạc họat động.

Băng nhóm tội phạm do Trương Văn Cam cầm đầu đã móc nối và làm tha hoá nhiều cán bộ trong bộ máy cơ quan Nhà nước các cấp, các cơ quan bảo vệ pháp luật. Có nhiều cán bộ công an, kiểm sát và cán bộ một số ngành khác có liên quan, trong đó có cả một số cán bộ do Trung ương quản lý. Chính vì vậy, một số cán bộ trong các cơ quan Nhà nước như công an, kiểm sát, báo chí đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự như Trần Mai Hạnh, Phạm Sỹ Chiến, Dương Minh Ngọc, Võ Văn Tâm, Lê Minh Hùng, Trần Văn Chính, Vũ Quốc Đạt, Đặng Văn Hoãn, Huỳnh Văn Long, Nguyễn Bá Thanh, Huỳnh Công Thành về tội nhận hối lộ; Nguyễn Mạnh Trung, Dương Minh Ngọc, Võ Quang Thắng về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Bùi Quốc Huy, Lâm Xuân Phát về tội thiếu trách nhiệm; Hoàng Linh về tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đọat tài sản... Sự sa sút phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ trong các cơ quan bảo vệ pháp luật là bài học sâu sắc cho các cấp, các ngành, các địa phương về công tác phòng, chống tội phạm, công tác tổ chức cán bộ, bảo vệ nội bộ.

Đối với hành vi phạm tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng của Lê Quốc Lâm; hành vi tổ chức đánh bạc của Trần Quốc Sơn (Sơn "Bạch Tạng") tham gia sòng bạc của Vịnh ngựa ở 171 đường Bưởi, quận Cầu Giấy, Hà Nội và Nguyễn Văn Lắn tham gia tổ chức đánh bạc ở quận 4, TP HCM với Phạm Văn Lắm và Nguyễn Văn Thọ (Thọ "Đại Uý") do không có tài liệu chứng minh liên quan đến hành vi phạm tội của Trương Văn Cam và đồng bọn nên đã có quyết định tách vụ án nhập vào các vụ án có liên quan đến hành vi của các đối tượng này để kết luận điều tra đề nghị xử lý.

Trong quá trình điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã phát hiện và khởi tố thêm một số hành vi phạm tội khác như vụ đánh bài ở 171 đường Bưởi, Cầu Giấy, Hà Nội gồm 8 đối tượng Nguyễn Thanh Bình (Bình "Bồ"), Nguyễn Minh Thắng (Thắng "Mẩu"), Trần Văn Vinh (Vinh "Biên"), Trần Thị Tuyết Hương, Nguyễn Tiến Vịnh (Vịnh "Ngựa"), Nguyễn Chí Hùng, Lưu Văn Thắng, Nguyễn Văn Hải; vụ Huỳnh Văn Hải (Hải "Hấp") cố ý gây thương tích cho anh Nguyễn Đức Mậu; vụ Nguyễn Văn Sinh lừa đảo chiếm đọat tài sản (chiếm đọat 5 triệu đồng của Tường Linh - vợ Hoàng Linh); phục hồi điều tra vụ Nguyễn Duy Dũng (Dũng "Đui") mua bán ma tuý tại khách sạn Embassy- TP HCM và vụ Nguyễn Văn Lắn cố ý gây thương tích (dùng dao chém anh Phạm Ngọc Cường và Huỳnh Nhật). Sau khi điều tra thấy không liên quan đến hành vi phạm tội của Trương Văn Cam, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ công an đề nghị kết luận điều tra xử lý riêng.

Các bị can Trần Quốc Dân và Triệu Tô Hà khai đã tham gia đánh bạc xập xám tại sòng bạc của Nguyễn Minh Nghĩa (Nghĩa "Trà Đá"), Cơ quan Điều tra đã chuyển hồ sơ cho Công an quận 1 khởi tố điều tra theo vụ án khác. Hành vi cố ý gây thương tích của Nguyễn Xuân Trường chuyển cho Công an thành phố Hà Nội tiếp tục điều tra, xử lý riêng.

Một số bị can trong vụ án này còn là bị can của vụ án khác như: Lương Cẩm Huy, Nguyễn Duy Dũng, Nguyễn Hiếu Minh, Trương Mạnh Long (hiện đang bị tạm giam trong các vụ án khác), Nguyễn Thị Kiệm có hành vi cho vay lãi nặng trong các sòng bạc và tham gia đánh bạc tại sòng bạc của Nguyễn Văn Lắn (Lũng "Đầu Bò"), Phạm Thị Thảo (Thảo "Tẻo"), Trịnh Bá Hiếu (Ba Tê), Cơ quan Điều tra Bộ Công an đã phối hợp chuyển tài liệu cho Công an quận 4, Công an quận Gò Vấp để tiếp tục điều tra xử lý.

Đối với sòng bài ở quận 8 do Trương Văn Cam tổ chức: Trong thời gian sòng bạc ở quận 8 hoạt động, cơ quan điều tra xác định có 8 hộ trong hẻm 74 Trần Nguyên Hãn, phường 13, quận 8 với đại diện của từng hộ là: Trương Hương, Trần Xuân, Trương Nga, Trần Tứ Kim, Lâm Tế Muội, Trương Tô Hà, Chung Lục, Lê Định Quốc (Lê Định Quốc đã khởi tố điều tra) đã nhận tiền của sòng bạc để không tố giác tội phạm. Cụ thể khi sòng bạc hoạt động, Tô Văn Tốt và Nguyễn Văn Nhã giao tiền cho Trương Thoại đi phân phát cho mỗi hộ 20.000 đồng/ngày. Xét hành vi nhận tiền của sòng bạc của những người nêu trên chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự nên cơ quan điều tra đã giao cho Công an quận 8 ra quyết định xử phạt hành chính, truy thu số tiền thu lợi bất chính và đưa ra kiểm điểm trước tổ dân phố.

Riêng tên Nguyễn Ngọc Chủy được bọn tổ chức sòng bạc thuê làm thầy cúng cho sòng bạc và đã giới thiệu một số con bạc đến sòng bạc đánh bạc. Cơ quan điều tra nhận thấy Nguyễn Ngọc Chủy tuổi cao, bị bệnh tim nặng nên không cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Ba đối tượng Nguyễn Thị Ngọc Thư, Phạm Thị Mai Nga và Nguyễn Thị Quyến có mặt tại sòng bạc 74/18 Trần Nguyên Hãn, phường 13, quận 8 ngày 9/10/2001 (lúc bắt quả tang) nhưng cơ quan điều tra không khởi tố hình sự vì không có hành vi đánh bạc. Riêng Trịnh Lang được Trương Thoại thuê bưng bê cơm nước nhưng mới làm thời gian ngắn nên Cơ quan điều tra xét thấy không cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

Số tiền tạm giữ 1.250.000 đồng của Nguyễn Thị Ngọc Thư và 51.000 đồng của Trịnh Lang trong khi bắt giữ sòng bạc, Công an quận 8 đã nộp vào kho bạc nhà nước, đề nghị Toà ra quyết định trả lại cho Lang và Thư.

Một số tên tham gia góp vốn trong sòng bài và tham gia đánh bạc, nhưng chưa xác định được tên tuổi, địa chỉ cụ thể nên chưa điều tra xử lý được như: Long Thành, Trung Heo, Trung Đen, Thăng, Tuân, Nam, Liêm, Vân, Dung, Thân, Phát Con, Dũng Cận, Tý, Thành, thị Thảo, Chinh, Lâm Như Thiên (Việt kiều Canada), Khui (Việt kiều Canada), Dũng Đen, Tum, Lý, Hoàng, Hà… Cơ quan điều tra tiếp tục xác minh, xác định xử lý sau.

Đối với vụ hối lộ tại quận 8: Trường hợp Nguyễn Ái Vĩnh (nguyên là cán bộ trực ban hình sự Công an phường 13, quận 8) tuy có hành vi nhận hối lộ nhưng sớm nhận ra sai phạm, tự thú khai báo thành khẩn hành vi phạm tội của mình và đồng bọn, giúp Cơ quan điều tra nhanh chóng làm rõ sự thật vụ án; tự giác nộp lại số tiền 8.200.000 đồng đã nhận của sòng bạc, xử lý hành chính là thỏa đáng nên không cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với các trường hợp Nguyễn Văn Phương, Lê Kỳ Nam tuy có hành vi nhận hối lộ nhưng đã thành khẩn khai báo, giúp cơ quan điều tra nhanh chóng làm rõ sự thật vụ án, đã nộp lại đủ tiền thu lợi bất chính, đã bị xử lý hành chính tước danh hiệu Công an Nhân dân, xét thấy không cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đối với các trường hợp Lý Chí Thanh, Nguyễn Liêm Thảo, Phạm Văn Thắng tuy có nhận tiền hối lộ nhưng đã tự giác khai báo và nộp lại số tiền thu lợi bất chính, xét thấy xử lý hành chính là thỏa đáng, không cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đối với các trường hợp Nguyễn Văn Móng, Phạm Hùng Tuấn, Lê Thanh Hùng, Nguyễn Văn Đua tuy có nhận tiền nhưng không biết là tiền hối lộ của sòng bạc, đã nộp lại số tiền thu lợi bất chính nên cơ quan điều tra không truy cứu trách nhiệm hình sự.

Riêng các trường hợp Lê Ngọc Thanh, Huỳnh Chí Công, Nguyễn Văn Hường do chỉ có một lời khai về việc nhận tiền nên không có đủ cơ sở kết luận.

Việc đưa hối lộ để mua chuộc cán bộ công an địa phương cấp quận, phường bao che cho sòng bạc xóc đĩa thời gian sòng bạc hoạt động ở quận 8 từ năm 1999 đến 2000 do Tô Văn Tốt (Ba Mạnh) thực hiện. Vì Tô Văn Tốt đã chết nên cơ quan điều tra không truy cứu trách nhiệm hình sự. Khi sòng bạc hoạt động ở quận 9, quận 6 và nhà số 46/12 Âu Cơ (phường 9 quận Tân Bình), quá trình điều tra không xác định được việc đưa hối lộ.

Các đối tượng tham gia phạm tội như Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Thế Phát, Phạm Thái Hoà (Bò "Lục"), Nguyễn Văn Thắng (Thắng "Tài Dậu"), Hoàng Quốc Thắng (Thắng "Điếc"), Cô Đệ (Tư "Râu"), Trần Thị Anh Anh (tự Sơn), Phạm Thị Thu Trang, Nguyễn Anh Tuấn (Tuấn Tăng), Vương Tử (Xây) đã bỏ trốn, cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã, khi nào bắt được sẽ xử lý sau.

Đối với hành vi đánh bạc và tham gia gây rối của Nguyễn Hữu Đại, xét thấy chưa cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự nên đề nghị chuyển xử lý hành chính.

Quá trình điều tra, hầu hết các bị can đều che giấu, không khai báo thành khẩn hành vi phạm tội gây khó khăn cho việc điều tra, nhất là hành vi đánh bạc. Chúng đều khai báo không đúng số tiền thắng thua trong sòng bạc và số tiền được ăn chia trong việc góp vốn làm “cái” và thu tiền xâu nên xác định hậu quả thiệt hại về thu nhập bất chính đối với từng tên rất khó khăn.

Vì những lẽ trên, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ công an quyết định:

Chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án đến VKSND Tối cao đề nghị truy tố các bị can có tên dưới đây trước pháp luật, cụ thể như sau:

1. Trương Văn Cam (Năm Cam)

Tội giết người (điều 93 BLHS).

Tội cố ý gây thương tích (điều 104 BLHS).

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS).

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

Tội đưa hối lộ (điều 289 BLHS).

Tội che giấu tội phạm (điều 313 BLHS)

Tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép (điều 275 BLHS)

2. Nguyễn Tuấn Hải (Nguyễn Tuấn Hải)

Tội giết người (điều 93 BLHS)

Cố ý gây thương tích (điều 104 BLHS)

Tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng (điều 230 BLHS)

3. Nguyễn Việt Hưng (Hưng "Chùa", Hưng "Phinhon")

Tội giết người (khoản O điều 93 BLHS)

Tội sử dụng trái phép vũ khí quân dụng (điều 230 BLHS).

4. Nguyễn Xuân Trường (Trường "Xoăn")

Tội giết người (điểm O, khoản 1, điều 93 BLHS)

5. Lưu Tấn Nhơn (Lưu Bạch Đằng, Đằng Tây)

Tội che giấu tội phạm (điều 313 BLHS)

Tội tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng (điều 230 BLHS)

6. Nguyễn Thị Anh Thư

Tội không tố giác tội phạm (điều 314 BLHS)

7. Lê Duy Long (Long "Tây")

Tội không tố giác tội phạm (điều 314 BLHS)

Tội cố ý gây thương tích (điều 104 BLHS)

8. Nguyễn Hữu Thịnh

Tội giết người (điều 93 BLHS)

9. Phạm Văn Minh (tức Minh "Bu")

Tội giết người (điều 93 BLHS)

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

10. Bùi Anh Việt (tức Bảy Việt)

Tội giết người (điều 93 BLHS)

11. Văn Công Tiến (tức Khắc Sinh)

Tội giết người (điều 93 BLHS)

12. Hồ Thanh Tùng (Hai "Lợi")

Tội giết người (điều 93 BLHS).

13. Từ Anh Kiệt (tức Út "Lùn")

Tội giết người (điều 93 BLHS).

14. Nguyễn Hùng Cường (Cường "Anh")

Tội giết người (điều 93 BLHS)

15. Trương Tấn Phi

Tội giết người (điều 93 BLHS)

16. Võ Song Toàn

Tội giết người (điều 93 BLHS)

17. Trần Dương

Tội giết người (điều 93 BLHS)

18. Nguyễn Hữu Chung

Tội giết người (điều 93 BLHS)

19. Taing Peng Chheu (Tư Miên)

Tội che giấu tội phạm (điều 313 BLHS)

Tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép (điều 275 BLHS)

20. Tôn Vĩnh Đắc (Long "Đầu Đinh")

Tội che giấu tội phạm (điều 313 BLHS)

Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi (điều 291 BLHS).

Tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép (điều 275 BLHS)

21. Nguyễn Thị Kim Yến

Tội che giấu tội phạm (điều 313 BLHS)

22. Nguyễn Tấn Lộc

Tội che giấu tội phạm (điều 313 BLHS)

Tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép (điều 275 BLHS)

23. Phan Thị Trúc

Tội đưa hối lộ (điều 289 BLHS)

Cho vay lãi nặng (điều 163 BLHS)

Che giấu tội phạm ( điều 313 BLHS)

24. Nguyễn Tuấn Hùng (Cường "Em")

Tội không tố giác tội phạm (điều 314 BLHS)

25. Huỳnh Anh Tuấn (Hùng "Nhỏ")

Tội không tố giác tội phạm (điều 314 BLHS)

26. Nguyễn Mạnh Trung

Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ (điều 281 BLHS)

27. Đặng Hải Tương

Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án (điều 300 BLHS)

28. Lê Thị Hồng Ngọc

Tội che giấu tội phạm (điều 313 BLHS)

29. Lê Thị Kim Anh

Tội che giấu tội phạm (điều 313 BLHS)

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS).

Tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép (điều 275 BLHS).

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

30. Dương Ngọc Hiệp (Hiệp "Phò Mã")

Tội đưa hối lộ (điều 289 BLHS)

Tội cưỡng đọat tài sản (điều 135 BLHS).

Tội che giấu tội phạm (điều 313 BLHS)

Tội tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép (điều 275 BLHS)

31. Nguyễn Văn Nhã

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

Tội đưa hối lộ (điều 289 BLHS).

32. Nguyễn Thành Thảo

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

Tội đưa hối lộ (điều 289 BLHS).

33. Nguyễn Khánh Quốc

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

Tội đưa hối lộ (điều 289 BLHS)

Tội tàng trữ trái phép chất ma tuý (điều 194 BLHS)

Tội trốn khỏi nơi giam (điều 311 BLHS)

34. Tạ Đắc Lung

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

Tội đưa hối lộ (điều 289 BLHS)

35. Triệu Tô Hà

Tội tổ chức đánh bạc và gá bạc (điều 249 BLHS)

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

Tội đưa hối lộ (điều 289 BLHS)

36. Nguyễn Văn Dương

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

37. Bùi Viết Hùng

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

38. Trương Mạnh Long

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

39. Trần Xuân Cường

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

40. Lê Thị Thu Hà

Tội tổ chức đánh bạc và đánh bạc (điều 249 BLHS)

41. Trần Duy Lai

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

42. Nguyễn Ngọc Chung

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

43. Lê Đình Bang

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

44. Nguyễn Thị Kim Hòa

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

45. Vũ Thế Khải

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

46. Đào Thế Minh

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

47. Vương Thanh

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

48. Trịnh Chảy

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

49. Trần Quốc Dân

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

50. Lương Cẩm Huy

Tội tổ chức đánh bạc và gá bạc (điều 249 BLHS)

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

51. Phạm Văn Lắm

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

52. Nguyễn Hoàng Khương

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

53. Trần Văn Lợi

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

54. Lê Thanh Mão

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

55. Kiều Văn Xường

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

56. Phạm Ngọc Kim

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

57. Đào Quang Cường

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

58. Trương Văn Lang

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

59. Tăng Văn Sên

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

60. Nguyễn Văn Nghĩa

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

61. Nguyễn Thị Kim Phượng

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

62. Nguyễn Văn Hơn

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

63. Nguyễn Thị Giang

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

64. Trương Thoại

Tội gá bạc (điều 249 BLHS)

65. Hà Gia Quyền

Tội gá bạc (điều 249 BLHS)

66. Nguyễn Thị Liên

Tội gá bạc (điều 249 BLHS)

67. Nguyễn Thị Dung

Tội gá bạc (điều 249 BLHS)

68. Nguyễn Thành Hiệp

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

69. Nguyễn Minh Tiến

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

70. Đặng Thị Bé

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

71. Mã Chung Phát

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

72. Lương Tiểu Chánh

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

73. Võ Thị Kim Hương

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

74. Nguyễn Hữu Đức

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

75. Nguyễn Thanh Tuấn

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

76. Nguyễn Văn Quang

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

77. Nguyễn Văn Quý

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

78. Đàm Nguyệt Hương

Tội gá bạc (điều 249 BLHS)

79. Lê Định Quốc

Tội gá bạc (điều 249 BLHS)

80. Bùi Thanh Tuấn

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

81. Trương Diệu Hán

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

82. Trần Thị Cẩm

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

83. Trần Văn Hên

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

84. Hồ Thị Út

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

85. Nguyễn Thị Thuỷ

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

86. Đặng Văn Chung

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

87. Lê Tấn Hổ

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

88. Đỗ Tuấn Khoa

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

89. Nguyễn Văn Lý

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

90. Nguyễn Duy Dũng

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

91. Nguyễn Hiếu Minh

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

92. Phạm Văn Phàn

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

93. Phạm Văn Đào

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

94. Trần Lệ Nguyên

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

95. Phạm Công Tuyến

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

96. Nguyễn Xuân Liệu

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

Tội đưa hối lộ (điều 289 BLHS)

97. Lương Trung

Tội gá bạc (điều 249 BLHS)

98. Lý Minh Tòng

Tội đưa hối lộ (điều 289 BLHS)

99. Võ Văn Tâm

Tội nhận hối lộ (điều 279 BLHS)

100. Lê Minh Hùng

Tội nhận hối lộ (điều 279 BLHS)

101. Trần Văn Chính

Tội nhận hối lộ (điều 279 BLHS)

102. Vũ Quốc Đạt

Tội nhận hối lộ (điều 279 BLHS)

103. Đặng Văn Hoản

Tội nhận hối lộ (điều 279 BLHS)

104. Huỳnh Văn Long

Tội nhận hối lộ (điều 279 BLHS)

105. Huỳnh Công Thành

Tội nhận hối lộ (điều 279 BLHS)

106. Nguyễn Bá Thanh

Tội nhận hối lộ (điều 279 BLHS)

107. Đoàn Minh Chánh (Tư Chánh)

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

108. Nguyễn Văn Sy (Bảy Sy)

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

109. Nguyễn Anh Minh (Cu Nhứt)

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

Tội mua bán, tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng (điều 230 BLHS)

110. Trương Hiền Bảo

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

111. Lê Văn Đại

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

112. Lưu Hồng Lâm

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

113. Hồ Việt Sử

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

114. Huỳnh Chí Đức

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

115. Nguyễn Văn Thành (Mười "Lù")

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

116. Hứa Tấn Bửu (Bò Nghé)

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

117. Tiêu Quân (Hải "Ba Càng")

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

118. Nguyễn Chí Dũng (Dũng "Nội")

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

119. Ngô Quang Vinh (Man)

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

120. Châu Phát Lai (Lai Anh)

Tội cho vay lãi nặng (điều 163 BLHS)

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

121. Hứa Văn Em

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

122. Hồ Văn Nhị (Sang "Lùn")

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

123. Phạm Minh Tâm

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

124. Huỳnh Phú Hải

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

125. Trần Tuấn Anh

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

126. Châu Đức Nghĩa

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

127. Võ Anh Dũng

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

128. Trần Văn Thuyết (Thuyết "Chăn Voi")

Tội đưa hối lộ (điều 289 BLHS)

Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi (điều 291 BLHS).

Tội bắt giữ người trái pháp luật (điều 123 BLHS)

129. Nguyễn Thập Nhất

Tội lợi dụng ảnh hưởng đốùi với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi (điều 291 BLHS)

130. Trương Thị Lan

Tội đưa hối lộ (điều 289 BLHS)

131. Phạm Sỹ Chiến

Tội nhận hối lộ (điều 279 BLHS)

132. Trần Mai Hạnh

Tội nhận hối lộ (điều 279 BLHS)

Tội cố ý làm lộ bí mật công tác (điều 286 BLHS)

133. Bùi Quốc Huy

Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (điều 285 BLHS)

134. Dương Minh Ngọc

Tội nhận hối lộ (điều 279 BLHS)

Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ (điều 281 BLHS)

135. Võ Quang Thắng

Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ(Đ281 BLHS).

Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đọat tài sản (điều 280 BLHS).

136. Hoàng Linh

Tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đọat tài sản (điều 280 BLHS).

Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ (điều 281 BLHS).

137. Châu Phát Lai Em

Tội giết người (điều 101 BLHS 1985)

Tội cưỡng đoạt tài sản (điều 135BLHS)

138. Lâm Xuân Phát

Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Đ 220 BLHS 1985)

139. Châu Phát Út

Tội cố ý gây thương tích (điều 104 BLHS)

140. Nguyễn Trần Lam

Tội cố ý gây thương tích (điều 104 BLHS)

141. Đinh Tuấn Huy

Tội cố ý gây thương tích (điều 104 BLHS)

142. Nguyễn Bá Phong

Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội (điều 294 BLHS)

143. Nguyễn Minh Khánh (Khánh "Bà Mì")

Tội cưỡng đoạt tài sản (điều 135BLHS)

144. Đỗ Đạt Giang

Tội cưỡng đoạt tài sản (điều 135BLHS)

145. Trần Văn Minh (Minh "Cuội")

Tội cưỡng đoạt tài sản (điều 135BLHS)

146. Lê Văn Thơm (Thơm "Đui")

Tội cưỡng đoạt tài sản (điều 135BLHS)

147. Trần Văn Tâm

Tội cưỡng đoạt tài sản (điều 135BLHS)

148. Nguyễn Kim Thịnh (Thịnh "Già")

Tội cho vay lãi nặng (điều 163 BLHS)

149. Đinh Văn Được

Tội cho vay lãi nặng (điều 163 BLHS)

150. Đỗ Thị Phương Nga

Tội cho vay lãi nặng (điều 163 BLHS)

151. Nguyễn Thị Phương Hải

Tội cho vay lãi nặng (điều 163 BLHS)

152. Nguyễn Thị Kiệm

Tội tổ chức đánh bạc (điều 249 BLHS)

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

Tội cho vay lãi nặng (điều 163 BLHS)

153. Hồ Văn Phú Ba

Tội cho vay lãi nặng (điều 163 BLHS)

154. Trần Anh Tú

Tội cho vay lãi nặng (điều 163 BLHS)

155. Phạm Thị Lượng

Tội đánh bạc (điều 248 BLHS)

Tội cho vay lãi nặng (điều 163 BLHS)
 
Vật chứng tạm giữ

- Tiền Việt Nam: 5.454.578.128 đồng

- Tiền ngân phiếu: 20 tờ x 1.000.000 đồng = 20.000.000 đồng

- 98.418 USD

- 20.000 AUD

- Vàng SJC: 155,3 lượng

- Vàng trang sức: 22 lượng, 1 dây chuyền, 1 dây, 1 lắc, 1 nhẫn, 1 vòng đá.

- Ôtô: 9 chiếc

- Xe máy: 12 chiếc

- Đồng hồ đeo tay: 8 chiếc

- Điện thoại di động: 43 chiếc

- CPU vi tính: 5 chiếc

- Máy vi tính xách tay: 1 chiếc

- Máy quay Video: 1 chiếc

- Ổ đĩa cứng vi tính: 2 chiếc

- Ti vi 25in: 2 chiếc

- Đầu truyền hình cáp: 1 chiếc

- Kính đeo mắt: 2 chiếc

- Đĩa mềm vi tính: 29 chiếc

- Đĩa CD: 80 chiếc

- Đĩa cứng: 15 chiếc

- Rượu các loại : 124 chai

- Thuốc lá ngoại: 356 bao

- Máy ảnh: 1 chiếc

- La bàn: 1 chiếc

- Dao các loại: 3 chiếc

- Súng hơi cay: 1 súng, 2 băng đạn, 9 viên

- Súng săn: 1 viên và 14 viên đạn

- Áo chống đạn: 1 chiếc

- Bộ bài tây: 196 bộ

- Kính chiếu hậu xe máy: 23

- Bao cao su: 21

- Côn nhị khúc: 11

- Két sắt: 1

- Máy chơi game: 1 chiếc, 1 kg tiền xu

- Băng Video: 22

- Thuốc gây nghiện: 7 viên, 1,7 g Heroin

- Con dấu các loại: 14

- Phụ tùng sửa xe máy: 7

- Chìa khoá các loại: 13

- Ví da: 1

- Quần áo rằn ri: 2 bộ

- Dây nilon: 2 cuộn

- Máy ghi âm: 1 chiếc, 1 cuốn băng

- Máy phát điện: 1

- Máy kiểm tra tiền: 1

- Phỉnh đánh bạc: 389

Tài sản kê biên

- 38 căn nhà

- 19.363m2 đất

- 31 máy lạnh

- 9 tivi 29 in

- 1 máy phát điện

Kèm theo bản kết luận điều tra này là hồ sơ vụ án, được đánh số bút lục theo thứ tự như sau:

- Tập tố tụng hình sự gồm 270 trang, được đánh STT từ 1 đến 270

- Vụ giết Vũ Hoàng Dung (Dung Hà) có ký hiệu V1, gồm 11 tập, được đánh STT từ 1 đến 1369.

- Vụ giết Phan Lê Sơn, có ký hiệu V2, gồm 2 tập, được đánh STT từ 1 đến 3169.

- Vụ cố ý gây thương tích Lê Ngọc Lâm, có ký hiệu V3, gồm 1 tập, được đánh STT từ 1 đến 224.

- Vụ tổ chức đánh bạc tại quận 8, có ký hiệu V4, gồm 74 tập, được đánh STT từ 1 đến 3911.

- Vụ đưa hối lộ tại quận 8, có ký hiệu V5, gồm 17 tập, được đánh STT từ 1 đến 931

- Vụ tổ chức đánh bạc do C16 thụ lý, có ký hiệu V6, gồm 24 tập, được đánh STT từ 1 đến 2970.

- Vụ hối lộ Trương Văn Cam, Thuyết, Nhất, Tôn Vĩnh Đắc, Trần Mai Hạnh, Phạm Sỹ Chiến và thiếu trách nhiệm của Bùi Quốc Huy có ký hiệu V7.

- Vụ Minh Ngọc, Quang Thắng có ký hiệu V8.

- Vụ Hoàng Linh, có ký hiệu V9, gồm 01 tập, được đánh STT từ 01 đến 144.

- Giết Đổng Chí Nam, có ký hiệu V10, gồm 4 tập, được đánh STT từ 1 đến 318.

- Châu Phát Út chém Trát Minh Dũng và Trần Văn Minh, ký hiệu V11, gồm 03 tập, được đánh STT từ 1 đến 434.

- Vụ Lê Duy Long, có ký hiệu V12, gồm 1 tập, được đánh STT từ 1 đến 126.

- Vụ Nguyễn Tuấn Hải cố ý gây thương tích, có ký hiệu V13, gồm 1 tập, được đánh STT từ 1 đến 118.

- Vụ cưỡng đọat, có ký hiệu V14, gồm 7 tập, được đánh STT từ 1 đến 1011.

- Vụ cho vay lãi nặng, có ký hiệu V15, gồm 14 tập, được đánh STT từ 1 đến 1518.

- Vụ Trần Văn Thuyết bắt, giữ người trái pháp luật, có ký hiệu V16, gồm 1 tập, được đánh STT từ 1 đến 122.
 
THƯA ĐỒNG BÀO, chuyên án Năm Cam do tôi post đã đựoc hoàn thành.
Xin cảm ơn mọi người đã theo dõi.
 
Bình ơi!em post có mỏi tay ko,ràng dưỡng chừng nào tuyên án thì post tiếp nhé em.
 
Em đang sắp hoàn thành vụ Lâm Ngọc Hoài Thương. Vụ này nghiêm trọng hơn cả NĂm Cam.
 
Bố cáo toàn thiên hạ : Pass email của tớ bị đánh cắp. Mọi thư từ liên lạc xin gửi về : [email protected]
Ai đã ăn cắp xin trả lại cho khổ chủ. Sẽ có hậu tạ
 
Back
Bên trên