Xa nhà nhớ món ăn Hà Nội

ngày về HN cách đây 2 năm tao được chiêu đãi món "chim sẻ nướng".

ngon lắm, uống bia cũng vào mà nhắm rượu thì còn tuyệt hơn.

mãn nguyện lắm.

hôm nay đọc bài của ông Nguyễn Quang Thiều đăng trên VNNet, thực sự cảm thấy bị ăn một cái đạp trời giáng vào chính giữa mặt. Tủi hổ nhưng công bằng.

xin phép ô. Thiều đăng lại nguyên văn bài viết, để chia sẻ với các chúng mày, những đứa bạn của tao, những đứa từng đi xa đi gần, từng sành ăn sành mặc,
những đứa từng biết rằng bầu trời không chỉ là cái hình tròn xanh lơ nhỏ bé nằm gọn khuôn nơi miệng giếng....
-------------------------------------------



Thành phố này là thành phố nào?
- Đó là thủ đô Hà Nội yêu dấu của chúng ta.
Cái việc bé bằng hạt tấm là việc gì?
- Đó là việc liên quan tới những con sẻ nâu bé bỏng.

Và tôi muốn nói về cái chết của những con sẻ nâu ấy


Cách đây vài năm, tôi nhớ là như thế, Hà Nội được gọi là thành phố hoà bình. Nhưng trong thành phố hoà bình ấy, tôi đã từng chứng kiến những công dân của thành phố vác súng hơi săn tìm những con sẻ nâu trở về làm tổ trong những mái nhà và bay lượn trong những vòm cây. Vào mùa hạ, bầy sẻ nâu như đông hơn. Đó cũng là mùa sinh nở của chúng.

Có những người đàn ông mặc soọc trắng, áo pull hàng hiệu, đi giày thể thao Adidas, tay lăm lăm khẩu súng hơi 12 ký, săm soi tìm những con sẻ nâu và những con chim khác để tiêu diệt. Tôi đã thấy những người đàn ông khoác súng hơi, đi xe máy Dylan hoặc SH và một dây những chú sẻ nâu bị bắn chết treo ở xe.

Trên đường về nhà sau chuyến đi săn, họ ghé vào một quán bia hay cà phê như để tự thưởng cho chiến công của họ. Những người trong quán nhìn thấy dây chim sẻ nâu dài thì ồ lên vẻ thán phục. Hình như không có ai cảm thấy day dứt về những con chim bị đạn chì bắn vỡ ngực.

Những người tìm giết những con chim bé bỏng ấy không phải là những kẻ đói khát. Việc bắn vỡ ngực những con sẻ nâu là thú tiêu khiển của họ. Họ mệt mỏi khi đọc một cuốn sách, khi xem một bức tranh, khi nghe một bản nhạc, khi chăm sóc một cái cây… nhưng bắn giết những con chim vẫn sáng sáng hót vang trong những vòm cây thành phố lại là niềm hứng khởi của họ. Đó là một niềm hứng khởi ma quỷ.

Những “sát thủ” vô cảm của bầy sẻ nâu kia là ai? Đương nhiên, họ không phải là những người nghèo. Vì nghèo thì làm gì có tiền mua súng. Người sở hữu những khẩu súng hơi nhãn hiệu của Đức chỉ thuộc hai loại: người giàu có và những công chức khá giả. Nghĩa là, hầu hết họ thuộc những người có học hành chứ không phải những người ít được giáo dục.

Lúc này, tôi nhớ là hình như trong sách giáo khoa phổ thông không có những bài học về cái thế giới kỳ diệu của côn trùng và chim muông. Và bao nhiêu năm nay, trên nhiều kênh truyền hình, người ta quảng cáo về các game thủ chứ đâu có ai nói về những con chim đang chết dần chết mòn trong những vòm cây thành phố.

Đã nhiều lần tôi (và cả chúng ta) chứng kiến trên hè đường ở ngay cạnh Hồ Gươm một cảnh tượng hãi hùng. Một người ngồi bán những con sẻ nâu còn sống. Những con sẻ nâu bị vặt trụi lông đứng run rẩy bên nhau như những đứa trẻ con bị lột truồng trong gió rét. Trong khi đó, người bán hàng điềm nhiên lôi những con sẻ nâu khác từ trong lồng ra và tiếp tục vặt lông.

Nhưng cảnh tượng ấy hình như không gây nên bất cứ cảm giác gì với những người đi đường. Và rồi, một người béo tốt nào đó, ăn mặc sang trọng dừng lại mua những con sẻ nâu đã vặt trụi lông đang rúc vào nhau và tươi tỉnh xách đi. Họ đang nghĩ về một bữa tối có bia lạnh hay rượu vang đỏ nhấm nháp với những con sẻ nâu bị vặt trụi lông vũ như những đứa trẻ cởi truồng được chiên vàng.

Không ít nhà hàng ở Thủ đô Hà Nội, các nữ tiếp viên xinh đẹp nồng nhiệt giới thiệu với khách món đặc sản của họ: Chim sẻ chiên bơ. Và không chỉ mình tôi mà rất nhiều người trong chúng ta đã chứng kiến những vị khách đeo caravat nhai rau ráu những con sẻ nâu chiên vàng làm mỡ tứa ra hai bên mép.

Tôi không nói thì mọi người đều biết những vị khách ẩm thực kia thuộc loại người nào trong xã hội. Tuy nhiên tôi vẫn phải nói: họ là những người có tiền và có vị trí trong xã hội. Chính thế mà tôi mới cảm thấy rùng mình về một cái gì đó thuộc về văn hoá trong đời sống của chúng ta. Nếu những người ăn những con sẻ nâu kia là những người ăn mày thì chúng ta có thể tha thứ.

Những con sẻ nâu bị đạn chì bắn vỡ ngực hay bị vặt trụi lông vũ, khi còn sống chưa bao giờ trở thành đề tài của chúng ta. Có lẽ người ta nghĩ những con sẻ nâu quá vớ vẩn và chẳng có một chút ý nghĩa gì trong sự phát triển một một đô thị hiện đại. Rằng họ phải lo những điều lớn lao. Nhưng họ đã sai lầm - một sai lầm có thể nói là hệ trọng.

Việc hành xử với những con sẻ nâu bé bỏng kia đã để lại một lỗ thủng không nhỏ trong tâm hồn con người và trong đời sống văn hoá của chúng ta. Sự bắn giết và ăn thịt những con sẻ nâu chỉ là một ví dụ trong muôn vàn ví dụ khác. Và cái lỗ thủng tâm hồn ấy cũng chỉ là một trong muôn vàn lỗ thủng tâm hồn khác của các công dân trong một thành phố vốn chứa đựng một nền văn hóa lâu đời.

Toà tháp đôi khổng lồ đến nhường kia mà sau khi bị sụp đổ, người ta đã đang bắt đầu xây dựng những toà nhà khổng lồ hơn thế. Chỉ vài ba năm nữa, chúng ta sẽ được chứng kiến sự xuất hiện của những toà nhà khổng lồ ấy. Nhưng một lỗ thủng lớn trong tâm hồn con người sẽ mất bao lâu thời gian để hàn gắn lại?

Chúng ta đang mắc rất nhiều sai lầm trong chiến lược về con người. Và mỗi ngày, chúng ta đã được chứng kiến hậu quả của những sai lầm ấy. Nhiều lúc, chúng ta không tìm được cách lý giải vì đâu mà con người hôm nay trở nên hiếu sát, cay nghiệt và vô cảm hơn hôm qua.

Chúng ta thấy sự cay nghiệt và vô cảm ngay trong chính ngôi nhà của mình. Bạn phải thừa nhận với tôi điều ấy và xin đừng ngụy biện. Nhưng tôi tin rất nhiều người đồng ý với tôi về sự thật này. Nếu con người biết yêu một con chim thì sẽ biết yêu một con người. Đấy là một chân lý đơn giản mà ai cũng biết dù bây giờ quá ít người muốn nghe.
Chuyện về cái chết của những con sẻ nâu trong thành phố của chúng ta là chuyện nhỏ phải không? Chuyện về việc một tiến sỹ và những sinh viên xâu xé những bông hoa anh đào (Nhật Bản) trong triển lãm Giảng Võ mùa xuân vừa rồi còn nhỏ hơn. Chuyện các công dân thành phố này vứt những con chuột chết ra đường còn nhỏ hơn nữa. Chuyện một người trẻ không chịu nhường chỗ cho một người già trên những chuyến xe buýt thành phố lại còn nhỏ hơn nhiều…

Và nhiều người trong chúng ta chẳng hề cảm thấy những việc trên có ảnh hưởng gì đối với họ hay đối với công cuộc hiện đại hóa thành phố. Nhưng họ không biết rằng, những chuyện rất nhỏ ấy chính là những chấm hoại tử không nhỏ trong cơ thể văn hoá của một đất nước, một thủ đô được gọi là thành phố hòa bình.

Nguyễn Quang Thiều

_________________________________________________________


chính mắt tao, đã từng thấy,
những con mèo bị nhốt chồng chất trong lồng,
những xâu chim bị vặt trụi lông, không được chết ngay, mà run rẩy co quắp há mỏ ra dưới nắng hè,
những con chó giống Bắc-kinh bé = 2 nắm tay, bị quăng thòng lọng ăn cướp ngay trứoc mặt chủ đang khoan thai dạo công viên,

những con vật đấy có đựoc bao nhiêu thịt? Nhiều lắm à, nung núc nùng nục à, bổ béo trường sinh bất lão à?

dân mình bây giờ sáng tối phải xếp hàng xếp gạch mua thực phẩm, gạo muối theo tem phiếu à?

ăn sắn độn với bo bo à?

đố chúng mày bài hát quan trọng gì có những câu "thề ăn gan uống máu", rồi thì "đường vinh quang xây xác quân thù"?

không nhẽ người việt ta khát máu đến thế?

ờ, cứ hủy hoại môi sinh, cứ ăn gan, cứ uống máu, rồi dẫm lên xác người mà đi. Chúng ta sẽ để lại cho lớp con cháu mình những dấu ấn gì?
 
Chú Vinh viết hay thật , nhưng mà ăn thịt chim sẻ không phải tác phong của người Hà Nội đâu nhé , đừng đánh đồng 1 lượt với nhau . Cháu đảm bảo với chú những cái thằng đi Dylan ,SH ... mặc đồ hiệu , cầm súng săn kia không phải con dân Hà Nội nhé . Có thể chúng nó có địa vị trong xã hội , có thể có bằng tiến sĩ , kĩ sư ... nhưng nói 1 cách vô phép thì là thiếu sự giáo dục từ bé .

Xã hội thì muôn màu muôn vẻ , có đa dạng thì mới tạo thành xã hội ( mẹ cháu bảo thế ) . Nên trong xã hội thì phải có người này người kia . Những chấm hoại tử chú nêu ra cũng là hậu quả của nền giáo dục VN thôi ( gồm sự giáo dục của gia đình và nhà trường ) .

Thế nên , kệ chúng nó . Mình có con mình mình dạy , cái bọn giàu hợm của đấy , bố mẹ chúng nó không dạy được thì thôi , mình làm sao dạy dược cái lũ đấy . Mà chúng nó có đủ não mà hiểu chúng ta dạy đâu cơ chứ .

Thế nên , khi nào về HN thì alo cho cháu , cháu mời chú lên Lạng Sơn ăn heo sữa quay , vịt quay Bắc Kinh , ...... Chứ cứ đi ăn mấy con se sẻ nướng chả có mấy thịt rồi lại gắt nhặng lên , chả bõ công ăn .

Lên Lạng Sơn ăn ngon nhất ( và hợp vệ sinh nhất ) là ở khách sạn Đông Kinh , sạch sẽ , thoáng mát , phục vụ nhiệt tình . Cái món heo sữa quay ngon lắm nhá , Vàng rộm , cắn vào miếng da heo thấy dòn tan ( để nguội cũng không bị dai như ở Hn đâu ) thịt heo mềm ngọt , mà không bị mỡ màng . Cắn 1 miếng thấy tỉnh cả người , ngon lắm .

Món vịt quay Bắc Kinh thì tinh túy lại nằm tại con vịt , thịt vịt dày , không mỡ ( chả hiểu sao vịt TQ nó lại to gấp 2-3 lần vịt VN thế chứ ) da vàng thịt ngọt , miếng thịt dày nên quay lên không bị khô và xác .

Sáng ra ăn bánh cuốn Lạng Sơn ở bên chợ Đông Kinh cũng ngon lắm ( quán này chỉ bán đến tầm 10 h là hết ) bà bán hàng đập nguyên quả trứng lên cái nồi hấp bánh , rồi lấy ra ăn với nước thịt kho , béo ngậy . Ăn được đến quả thứ 2 thì phải vẫy cờ trắng đầu hàng , vì nước chấm béo quá , không ăn nổi nữa .

Ở lạng Sơn còn có nhìu món ngon lắm , như cải trắng xào dầu hào , cải để nguyên cây to đùng dài 20 cm , chả hiểu xào thế nào mà vẫn chín , vẫn ngon chứ , mà lại ngọt nữa chứ ..........

Còn nếu quanh quẩn ở Hà Nội thích uống bia buổi chiều thì ra dường Lạc Long Quân gần Hồ tây , uống bia , ăn tôm nướng , tôm mới bắt ở hồ lên , tươi roi rói , nướng qua , ngọt thịt lắm , uống bia vào lắm .

Tối thì ở dọc dường đấy có nhìu hàng vịt cỏ Vân Đình ,quán sạch sẽ , ngồi cạnh hồ , gió thổi mát rượi , ăn thịt vịt luộc , thịt vịt nướng riềng mẻ ,..... uống bia , buôn chuyện chả muốn đi về .

Thế nên , đừng có ăn lung tung rồi cáu gắt nhặng lên . Trong này mọi người đang ăn món ăn HN nhé , cứ đi lang thang , ăn lung tung rồi lại cáu gắt nhặng lên , làm mất cả cảm hứng ăn uống của mọi người .
 
thế từ nay chúng ta ăn chay hả chú Vinh? :-ss mà ăn rau cháu cũng thấy thương lắm cơ cây rau bị từng sợi rễ, hay cây ăn quả bị ngắt mất từng trái chín, khác gì ta bị vặt hết chân tay :(( thật là khủng khiếp :(( rồi khi uống nước, ta đun chín bao nhiêu vi sinh vật có trong nước :( ôi hãy dừng mọi sự ăn uống man rợ lại! nếu con người biết yêu từng con vi sinh vật thì sẽ biết yêu một con người :( :((




(viết xong nghĩ lại, chắc chỉ có hành động "ăn gái" của những người đàn ông đích thực như anh Hưng mới thực sự là cao cả :x)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
bò lợn cừu dê,
các loài gia cầm chăn nuôi,
các loài thủy sản, hải sản đánh bắt, thực vật trên cạn, dưới biển
v.v........

ở những nơi văn minh người ta không không có thú ẩm thực sao?

không sợ nhàm vì nghèo nàn mùi vị, khẩu vị
sợ không biết cách chế biến, đa dạng hóa món ăn,
sợ không biết giao lưu, mang lại niềm vui cho nhau bên bàn ăn,
sợ có tiền chỉ cắm đầu vào ăn, ăn, ăn, ăn mà không để ý đến những thú giải trí khác - dã ngoại, tham quan, du lịch, nhảy dù, chèo thuyền, săn ma, diving, leo núi, cưỡi ngựa, v.v....

cháu Lê,
ta không quan trọng người HN hay người Thanh Hóa,
đi xe SH hay Aston Martin, hay đi bộ
ta không quan trọng AI, mà là NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO.
giàu và sang, 2 cái khác nhau.

cháu Nga,
ta từng ăn rau vặt từng sợi rễ, ta vặt hoa quả, ta đun nước chết vi sinh vật, ta ăn gái,
và không bao giờ đếm để khoe gái xinh 1 hay gái xinh 2 hay gái xinh n
ta biết yêu người hay yêu vi sinh vật từ khi cháu biết ỉa đùn và đái dầm.
tiếp xúc với cháu, ta biết thêm ham muốn ăn chay.

nhiều trang web khác có những hành động ăn gái ăn giai ăn chim (sẻ) cao cả, cháu vào Goo nhấn search sẽ ra hàng loạt.
 
Chú ơi , chú nói đúng , giàu và sang 2 cái khác nhau . Có giáo dục hay không , không thể hiện bằng bằng cấp mà bằng cách sử sự , cách sống .

Nếu có hỏi 1 người bữa nào trong cuộc đời là ngon nhất ,câu trả lời chắc chắn sẽ là bữa ăn trong gia đình và cùng ăn với những người mình yêu thương .

Để cháu chỉ cho chú nhé , nếu có tình yêu , thì chú sẽ thấy có tình yêu ở trong món ăn đấy . Nếu cô gái yêu chú thì cô ta sẽ cố gắng nấu thật ngon cho chú . Nếu chú yêu cô ta thì chú ăn gì do cô ta nấu chú cũng sẽ thấy ngon . Nếu 2 người yêu nhau thì quá tuyệt , chẳng còn gì để bàn cãi nữa .

Vì vậy cái NHƯ THẾ NÀO của chú bao gồm nhìu nghĩa lắm đấy . Khi bé Nga khoe gái xinh , giai xinh thì có nghĩa đấy là những người bạn bè thân thiết (không xinh thì cũng sẽ thấy xinh , vì có tình cảm mà ) . Còn chú cứ khoe ăn gái , thế bao nhiêu % trong cái đống gái chú ăn và bị ăn là yêu thương chú và chú yêu thương ? Chú có biết được không ? ( cái đấy là NHƯ THẾ NÀO đấy ) .

Mục đích việc nấu ăn ngon của ngừơi phụ nữ là tạo ra những món ăn ngon cho những người xung quanh mình , gia đình mình , .... Còn nếu chú thấy ấm ức vì không có đứa nào nấu cho thì đi lấy vợ đi , cho ổn định tâm lí , đỡ bị mắng là cái thằng hâm chưa lấy vợ ở Nga La Tư >:p
 
những xâu chim bị vặt trụi lông, không được chết ngay, mà run rẩy co quắp
Vinh viết bài này mở ra nhiều điều tranh luận đây. Bên này có câu là "open a can of worms" đây.

Chính mắt tao cũng nhìn thấy mấy xâu chim cút các chị từ các tỉnh mang vào Hà Nội bán, bị vặt trụi lông, nhưng vẫn còn sống, giữa cái lạnh đầu đông tháng 10 tháng 11 ở Hà Nội, co ro cúm rúm với nhau. Cũng tự hỏi, mình mà bị lột trần lột truồng ra như thế, treo lửng lơ giữa đường giữa phố như thế, giữa cái lạnh như thế, biết là chỉ còn sống được có 2-3 tiếng nữa thôi, liệu mình cảm thấy thế nào?

Mang tiếng là sành ăn, phải ăn đồ thật tươi cơ. Cá phải bơi, gà phải chạy, chim xẻ chim cút phải còn sống giẫy giụa thì ăn mới ngon.

Ừ thì biết là cái ăn cái uống, giết một con chim xẻ cũng có tội như giết một con lợn. Không ăn chay được, mặc dù thực ra cũng chẳng ham muốn ăn chim xẻ lắm. Nhưng tự nghĩ, cũng là một cách giết thú vật, làm sao để giết chúng nó mà không thành hành hạ chúng nó.

Như làm cua, bỏ nó vào thùng đá, để cua tự mình đi ngủ, rồi thì mới giết nó, mới đập hành đập tỏi, rán vàng, làm món cua rang hạt tiêu mút chùn chụt. Muốn giết lợn, làm sao đâm một nhát dao, lợn chết ngay. Không như ở nhà, chọc tiết, lợn kêu thảm thiết eo éo mất nửa tiếng, rồi giẫy đành đạch ra thêm nửa tiếng nữa, mới được yên bề chết.

Vấn đề giết thú vật sao cho nhân đạo là một chuyện. Chuyện thứ 2 là giết những con gì. Chim xẻ nó bé thế, có mấy thịt đâu mà ăn. Nhưng chim xẻ dẫu sao vẫn còn nhiều hơn là những loại động vật quý hiếm, sắp tuyệt chủng đến nơi. Như gấu, như tê tê. Những con thú vật ấy đáng lý ra phải được thả tự do đi lại trong rừng thì bị nhốt lại trong chuồng, đợi ngày chuyển thành gấu xào, mật gấu ngâm rượu, tê tê nướng. Mình giờ có thiếu đói đến mức độ như thế đâu, mà phàm cái gì lạ cũng phải ăn. Mang tiếng ăn vào cho bổ người, mượn tiếng thuốc ra để che giấu những hành động vô nhân đạo. Cứ chịu khó tập thể dục, sống lành mạnh, bớt hưởng thụ đi, thì chẳng cần thuốc cũng khỏe.

Thú hiếm cũng ăn, thú vật đáng lý ra để nuôi trong nhà cũng ăn, như chó với mèo. Thành ra muốn nuôi chó nuôi mèo mà không muốn bị bắt cắp, thì phải buộc chó buộc mèo cả ngày ở trong nhà. Liệu làm người mà bị bó buộc cả ngày trong nhà thì mình cảm thấy như thế nào? Như thế có phải gọi là cuộc sống nữa không, hay chỉ là tồn tại. Chó và mèo chúng nó cũng biết nghĩ, cũng biết thèm tự do, cũng biết tủi thân vì bị bó buộc chứ.

Chú Vinh viết hay thật , nhưng mà ăn thịt chim sẻ không phải tác phong của người Hà Nội đâu nhé , đừng đánh đồng 1 lượt với nhau . Cháu đảm bảo với chú những cái thằng đi Dylan ,SH ... mặc đồ hiệu , cầm súng săn kia không phải con dân Hà Nội nhé . Có thể chúng nó có địa vị trong xã hội , có thể có bằng tiến sĩ , kĩ sư ... nhưng nói 1 cách vô phép thì là thiếu sự giáo dục từ bé .
Cô không hoàn toàn đồng ý với cháu Lê. Người Hà Nội mình nhiều khi cứ đổ là người ngoại tỉnh làm xấu làm bẩn Hà Nội. Hà Nội lắm rác bởi vì người ngoài tỉnh vào vứt rác bẩn Hà Nội. Chứ người Hà nội có văn hóa thanh tao không đời nào vứt rác ra đường. Thế ngày xưa khi Hà Nội ít người ngoại tỉnh, các mẹ Hà Nội vẫn bế con ngồi giữa phố xi con ị, thế không phải là làm bẩn Hà Nội à?

Cháu ra chợ mua đồ bây giờ, chị bán hàng có offer cháu mớ rau bí đã bóc xớ ngắt ngọn chỉ cần mang về nhà nấu lên ăn thôi, ở trong túi ni lông. Liệu cháu có từ chối, bảo chị ơi, thôi đừng cho em túi ni lông không? Cháu dùng xong cái túi ni lông đấy, liệu cháu có giữ lại để lần sau lại mang ra hàng chị bán bí, bảo chị cho bí của em vào túi ni lông em mang từ nhà. Chứ đừng cho em túi mới. Hay là cũng tiện tay tiện thể, cháu vứt toẹt luôn cái túi ni lông vào thùng rác? Cháu đi ra hàng, đặt một đĩa cơm, nhỏ nhẹ, con gái Hà Nội cọng giá cắn đôi, nên ăn đĩa cơm cũng chỉ ăn hết một nửa thôi. Thế cái phần còn lại trong đĩa cơm sẽ không thành rác thì thành gì?

Cô hoàn toàn không bảo là cháu không có ý thức. Bản thân cô cũng thế, nhiều khi tiện, tặc lưỡi, vứt toẹt túi ni lông đi. Nhưng cô chỉ muốn cháu trước khi đổ tội cho người ngoài tỉnh, mình cũng nên nhìn lại bản thân mình trước. Tiếc rằng rác rưởi và một số những thú vui phàm tục nảy sinh cũng do vì xã hội phát triển. Con người mong cuộc sống dễ dàng hơn một tí, được cái nọ lại muốn cái khác tốt hơn, lạ hơn một tí. Phàm là người, cái thói tham thói thích hưởng thụ nó đi vào bản chất, chẳng bất cứ là người ở đâu, có học hay không có học.

Thế nên đừng trách chú Vinh ăn lung tung rồi chửi nhiều. Chú ấy chẳng qua cũng bức bách về cái tình trạng tham thú ăn uống mà quên đi cái thú nhân đạo mà thôi.
 
Đọc bài của ông Nguyễn Quang Thiều viết mà tao rùng mình. Rùng mình vì đúng quá. Cũng rùng mình cả vì mình có khi cũng vô tình như thế.

Bài viết chả phải nói về chuyện mấy con chim sẻ nâu đâu, chả phải nói chuyện ẩm thực ăn uống gì đâu. Mà là mượn mấy con sẻ nhỏ để nói chuyện to.

Cứ thử mở bất cứ một tờ báo điện tử Việt Nam nào ra mà xem, thể nào cũng thấy ra rả tin tức người ở đâu, nhẹ thì đánh người, nặng thì giết người. Sợ. Việt Nam mình là thế a? Đánh người giết người dễ thế a? Thoải mái thế a?

Cách đây độ hơn chục năm, khi tao mới học tiếng Nhật và có dịp tiếp xúc với người Nhật, tao thường cười thầm "bọn Nhật này ngố nhỉ", rồi là "bọn Nhật này tin người nhỉ, ai nói gì cũng tưởng thật, thế này thì bị lừa chết thôi". Sang đây rồi, sống bên này, phải nói là gần hết tuổi thanh xuân rồi, đến giờ nhìn lại, mới ngẫm ra người Nhật ngố như thế, dễ tin người như thế, vì họ chẳng phải bon chen lừa lọc gì nhau, họ tin tưởng lẫn nhau, họ hòa thuận với nhau, mới thấy họ ngố một cách sung sướng thế nào.

Tao nói thế này, ai thấy sai thì sửa cho tao, là ở nhà mình, ai cũng luôn có tâm lý bị lừa. Bước ra khỏi nhà là sợ bị lừa. Ra đường lo bị mất cắp mất trộm, lo va chạm đầu gấu, đi chợ lo bị lừa mua phải thực phẩm cũ hỏng, mua cái gì to hơn một tẹo, ví như cái xe máy (thời tao ở nhà mới đến xe máy thôi), cũng sợ không biết có bị đổi động cơ phụ tùng gì không. Tâm lý luôn luôn ở trạng thái đề phòng. Thế nên mình mới khôn. Nhưng khôn thế, với tao, là chả sung sướng gì.

Hôm trước có lúc rỗi rãi hiếm hoi, bật TV lên xem bản tin, bật cười vì tin tức toàn - "có một chú koala ở Úc bị ô tô đi với tốc độ 120km/h đâm. Ngàn cân treo sợi tóc thế mà chú koala không sao cả, may quá, mừng quá!" - hay là "hôm nay chợ cá Tsukiji (là chợ đầu mối) ít hàng về, nên giá cá tăng hẳn 10%". Chẳng phải họ giấu giếm tin tức gì, mà là vì họ hiền, họ ít những tin hình sự mà nếu như ở nhà mình là nhan nhản.

Thấy cuộc sống bình yên quá.

---------

Quen sống phẳng lặng thế rồi, nên cô cố giữ cái box 87-90 này, để cho mọi người có khi nào mỏi mệt với cuộc mưu sinh, quay về đây, dù để viết hay chỉ để đọc, cũng có một chút thương mến, một chút bình yên, một chút chia sẻ, một chút gần gũi, một chút vui, để rồi lại đi với thêm một chút gì ấm ấm trong lòng.

Box này không phải là nơi để đả kích cá nhân, để cố tình gây tổn thương cho nhau. Tranh luận để hiểu nhau, để giúp nhau sống cho tốt hơn, vui hơn, nhiều yêu thương hơn, không phải tranh luận để lấy đúng sai. Ai đúng thì vui có được lâu không? Ai bị bảo rằng sai thì có bực bõ không? Để lấy đúng sai, như chú Vinh nói, các cháu search Goo là nó ra hàng loạt. Các cháu vào đây chơi làm các cô chú vui lây. Các cháu thể hiện bản thân làm các cô chú khâm phục. Nhưng mình là người Việt, mình có trên có dưới chứ không chỉ có "mày" với "tao", nên bóng gió gọi một người hơn mình hơn chục tuổi là "thằng hâm chưa lấy vợ" là điều cô sẽ không bao giờ làm. Vài lời góp ý chân thành. Mong mọi tính cách có thể điều chỉnh để hòa thuận với nhau.
 
Thế nên , khi nào về HN thì alo cho cháu , cháu mời chú lên Lạng Sơn ăn heo sữa quay , vịt quay Bắc Kinh , ...... Chứ cứ đi ăn mấy con se sẻ nướng chả có mấy thịt rồi lại gắt nhặng lên , chả bõ công ăn .
Lên Lạng Sơn ăn ngon nhất ( và hợp vệ sinh nhất ) là ở khách sạn Đông Kinh , sạch sẽ , thoáng mát , phục vụ nhiệt tình . Cái món heo sữa quay ngon lắm nhá , Vàng rộm , cắn vào miếng da heo thấy dòn tan ( để nguội cũng không bị dai như ở Hn đâu ) thịt heo mềm ngọt , mà không bị mỡ màng . Cắn 1 miếng thấy tỉnh cả người , ngon lắm .
Món vịt quay Bắc Kinh thì tinh túy lại nằm tại con vịt , thịt vịt dày , không mỡ ( chả hiểu sao vịt TQ nó lại to gấp 2-3 lần vịt VN thế chứ ) da vàng thịt ngọt , miếng thịt dày nên quay lên không bị khô và xác .
Sáng ra ăn bánh cuốn Lạng Sơn ở bên chợ Đông Kinh cũng ngon lắm ( quán này chỉ bán đến tầm 10 h là hết ) bà bán hàng đập nguyên quả trứng lên cái nồi hấp bánh , rồi lấy ra ăn với nước thịt kho , béo ngậy . Ăn được đến quả thứ 2 thì phải vẫy cờ trắng đầu hàng , vì nước chấm béo quá , không ăn nổi nữa .
Ở lạng Sơn còn có nhìu món ngon lắm , như cải trắng xào dầu hào , cải để nguyên cây to đùng dài 20 cm , chả hiểu xào thế nào mà vẫn chín , vẫn ngon chứ , mà lại ngọt nữa chứ ..........

Lạng Sơn à? Khách sạn Đông Kinh à? Cháu Hải Lê biết đấy à... quý quá nhỉ...
Tình cờ thấy cháu bảo là đã qua Lạng Sơn, vui như gặp người quen.
Thương quý Lạng Sơn lắm đấy, nhiều kỷ niệm lắm đấy.
Hình như trước đây tôi có viết đâu đấy trên HAO này về cái sự xơi các món ăn ở Lạng Sơn, về khâu nhục, bánh cuốn nóng, về rượu ngâm con sâu chít, về dây tơ hồng, về cá suối Hữu Lũng, về giời rét...

Tôi nghĩ cái anh chim sẻ chẳng phải "món ăn Hà Nội".
Món ăn Hà Nội chả có tí chim nào.

Mí lại, chết tôi chưa, tôi mắng yêu ông Vinh cái sự hâm hấp ở Nga La Tư chưa lấy vợ lại bị "phát triển truyền thông" thành ra thế này, đúng thật là chẳng biết thế nào mà lường.
 
cô Nhung xinh đẹp đã viết:
Vấn đề giết thú vật sao cho nhân đạo là một chuyện. Chuyện thứ 2 là giết những con gì. Chim xẻ nó bé thế, có mấy thịt đâu mà ăn. Nhưng chim xẻ dẫu sao vẫn còn nhiều hơn là những loại động vật quý hiếm, sắp tuyệt chủng đến nơi. Như gấu, như tê tê. Những con thú vật ấy đáng lý ra phải được thả tự do đi lại trong rừng thì bị nhốt lại trong chuồng, đợi ngày chuyển thành gấu xào, mật gấu ngâm rượu, tê tê nướng. Mình giờ có thiếu đói đến mức độ như thế đâu, mà phàm cái gì lạ cũng phải ăn. Mang tiếng ăn vào cho bổ người, mượn tiếng thuốc ra để che giấu những hành động vô nhân đạo. Cứ chịu khó tập thể dục, sống lành mạnh, bớt hưởng thụ đi, thì chẳng cần thuốc cũng khỏe.
cháu hoàn toàn chia sẻ quan điểm nhân đạo của cô Nhung xinh đẹp. thú vật quý hiếm, sắp tuyệt chủng, có trong sách đỏ cần được bảo vệ thì nhất thiết đừng đụng đến, phải tội với tự nhiên, với sinh thái. kinh dị làm sao việc bắn chết cả một con gấu to lừng lững chỉ vì túi mật bé xíu. dã man làm sao việc bỏ cả con hổ vào nồi nấu cao. khoa học hiện đại, y học, dược phát triển như thế, sao cứ phải tàn sát động vật quý hiếm để nào lấy vị thuốc quý, nào để khỏe người. đây nhất thiết không phải là vấn đề sinh tồn. để sinh tồn động vật phải ăn thịt lẫn nhau, đấy là quy luật tự nhiên. chúng ta chăn nuôi súc vật, cho chúng đời sống an toàn no nê sung túc, rồi đem thịt chúng đi là điều có thể hiểu được. nhưng giương súng lên bắn chết một con thú quý hiếm đang rong chơi phơi phới giữa rừng già là điều không thể nào chấp nhận được!

cô nhắc cháu lại nhớ, một trong những món cháu sợ phải chế biến nhất là cua đồng. cua đồng nấu canh riêu ôi chao là ngon, nhưng cảm giác phải BÓC mai cua ra khỏi thân cua lúc con cua còn sống ngoe nguẩy thì thật là kinh khủng!! KINH KHỦNG!!!! (nhắc đến việc ấy là lại rùng mình! nhất là sau khi bóc xong mà nhiều con vẫn còn vùng vẫy co co quắp quắp tám cái chân xinh :((). nếu mà phải làm cua đồng, cháu toàn đổ nước nóng vào chậu, khuấy khuấy thật nhanh cho cua chóng mặt mà chết ngất, rồi mới làm gì thì làm. con cua bé bỏng có tí thịt nào đâu... :(

cô Hoa dịu dàng đã viết:
Tao nói thế này, ai thấy sai thì sửa cho tao, là ở nhà mình, ai cũng luôn có tâm lý bị lừa. Bước ra khỏi nhà là sợ bị lừa. Ra đường lo bị mất cắp mất trộm, lo va chạm đầu gấu, đi chợ lo bị lừa mua phải thực phẩm cũ hỏng, mua cái gì to hơn một tẹo, ví như cái xe máy (thời tao ở nhà mới đến xe máy thôi), cũng sợ không biết có bị đổi động cơ phụ tùng gì không. Tâm lý luôn luôn ở trạng thái đề phòng. Thế nên mình mới khôn. Nhưng khôn thế, với tao, là chả sung sướng gì.
hì, cô Hoa của cháu nói trúng tâm lý đám "Tây học" thế :) không biết các cô chú từng trải hơn bọn cháu thì thế nào, chứ lũ nhóc con như cháu, mà có khi là như cả anh Hưng anh hùng của cháu, khi về nước là thành một đàn gà công nghiệp. đi đâu cũng quá cả tin và dại dột. ngơ ngơ giữa chính đất nước của mình. nhiều khi thấy mình lại là đứa trẻ con ngố ngốc ngốc ngốc ngày xưa, bị anh chị lớn trêu chọc bắt nạt. không phải là không có những tổn thương về lòng tin sâu sắc đối với đồng bào nhân dân, nhưng cuối cùng lại vẫn cứ muốn tin, muốn dại dột như thế.

chẳng biết anh Hưng có nghĩ giống như vậy không?




các cô các chú cho phép cháu lanh chanh nốt ạ :">
vẫn là cô Hoa kiều diễm :x đã viết:
gọi một người hơn mình hơn chục tuổi là "thằng hâm chưa lấy vợ" là điều cô sẽ không bao giờ làm.
cháu cũng sẽ không bao giờ gọi một người chưa lấy vợ là thằng hâm đâu ạ, mà cháu nghĩ đấy là quá thông minh sáng suốt đấy chứ :)) không phải gã đàn ông nào cũng may mắn được như các chú nhà cô Hoa, cô Nhung,... tóm lại là các cô dịu dàng như cô Tấm của cháu ở đây, mà rước phải mấy nàng giặc cỏ, không biết nấu ăn ngon (như chú Hiệp đã nói), không biết chiều chuộng nhẹ nhàng với chồng, đỏng đà đỏng đảnh như gái teen, thì đáng sợ lắm ạ. chú Vinh độc thân muôn năm! :x
(người gọi chú Vinh là "thằng hâm chưa lấy vợ" hình như là chú Hiệp cô ạ... lũ chúng cháu nào dám. bọn trẻ con chúng cháu chỉ dám ngước mắt lên ngưỡng mộ chú mà thôi...)

nói đến đây lại chạnh lòng :( anh Hưng ơi, một nhân cách cao cả, một con người tuyệt vời như anh Hưng nhất định có thể làm cho bất cứ người phụ nữ (biết điều) nào vô cùng sung sướng hạnh phúc. vậy nên anh đừng tước đi niềm hạnh phúc của rất nhiều chị em anh nhé! giết chết cuộc đời mình với con nào ngực trắng mà không biết nấu ăn ngon, chiều chuộng anh Hưng, nhỡ đâu có ngày anh chết rục vì thèm nhớ món ăn Hà Nội thì sao? thương lắm!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
cô nhắc cháu lại nhớ, một trong những món cháu sợ phải chế biến nhất là cua đồng. cua đồng nấu canh riêu ôi chao là ngon, nhưng cảm giác phải BÓC mai cua ra khỏi thân cua lúc con cua còn sống ngoe nguẩy thì thật là kinh khủng!! KINH KHỦNG!!!!
Cô Nhung cũng nhớ hồi ở nhà, lâu lắm rồi, làm cua đồng. Một tay lăm lăm cầm một chiếc đũa cho càng cua kẹp vào đũa rồi mới dám tóm con cua xé mai nó ra. Làm được mười con cua thì phải mất 2 tiếng, làm bố mẹ cứ nhìn lắc đầu quầy quậy, bảo làm thế thì đến bao giờ mới xong được rỏ cua. Giá mà hồi đấy biết cái bài cho cua vào nước đá lạnh có phải tiết kiệm được khối thời gian ra không.

Xé cua xong phải giã cua, ối giời nước cua bắn tung tóe. Cô phải lấy tờ giấy, chọc một cái lỗ vừa bằng cái cái chày, đậy lên trên cái cối để giã cua. Bố mẹ nhìn lại lắc đầu. Nhưng vẫn phải nhịn, không dám xông vào làm hộ con, để cho nó còn học cách nấu ăn. Chứ con gái 17-18 tuổi đầu, trước lúc vào đại học chỉ có học, giờ nấu nướng không biết làm, sau này có mà ế xưng xỉa lên.

Giờ sang đây, cua giã xong để săn trong hộp, chẳng phải bóc phải lột phải giã. Phí cái công bố mẹ ngày xưa ép học làm cua.

Trích bài cháu Nga:
không phải là không có những tổn thương về lòng tin sâu sắc đối với đồng bào nhân dân, nhưng cuối cùng lại vẫn cứ muốn tin, muốn dại dột như thế.
Đồng ý với cháu Nga, các cô các chú lâu lâu không về thăm nhà, ra đường dân tình biết ngay vì nhận ra thiếu "cái khôn".

Ở trên Diễn Đàn này thì bạo mồm bạo miệng lắm, nhưng về đến nhà, hội bạn cũ gặp mặt, nhìn nhau cười, tay bắt mặt mừng, sau 5 phút chúng nó phán luôn một câu: "Mày dạo này hiền hẳn ra, chẳng đanh đá như ngày xưa". Thực sự ra là các bạn mắng yêu: "Mày đúng là ở nước ngoài về, đần ngố hẳn ra". Đúng không Mai, Nga, Phương nhỉ.

Nhưng thôi, mình đần nhưng có các bạn mình khôn hộ, chăm lo cho mình, thế là sướng rồi. Mình đần chẳng mặc cả để mấy bà hàng rau hàng thịt tính tiền mình hơn lên một hai nghìn đồng, thôi thì số tiền đấy đối với mình chẳng đáng bao nhiêu, nhưng hy vọng họ có thêm một hai nghìn đồng mua quần áo cho con họ.

Trích bài Hoa
Thế nên mình mới khôn. Nhưng khôn thế, với tao, là chả sung sướng gì.
Đồng ý với Hoa, tao thà mang tiếng dại còn hơn khôn. Nhưng cũng nhắc khéo mày là đừng tinh vi. Từ hồi ở nhà cũng có ai bảo mày khôn đâu. Chỉ có mỗi mình mày tự nhận mày khôn thôi đấy chứ :D

Mí lại, chết tôi chưa, tôi mắng yêu ông Vinh cái sự hâm hấp ở Nga La Tư chưa lấy vợ lại bị "phát triển truyền thông" thành ra thế này, đúng thật là chẳng biết thế nào mà lường.
Khổ thân Hiệp, bây giờ lại phải giở bài vừa đấm vừa xoa với thằng Vinh.
 
hôm nay đọc bài của ông Nguyễn Quang Thiều đăng trên VNNet, thực sự cảm thấy bị ăn một cái đạp trời giáng vào chính giữa mặt. Tủi hổ nhưng công bằng.

xin phép ô. Thiều đăng lại nguyên văn bài viết, để chia sẻ với các chúng mày, những đứa bạn của tao, những đứa từng đi xa đi gần, từng sành ăn sành mặc,
những đứa từng biết rằng bầu trời không chỉ là cái hình tròn xanh lơ nhỏ bé nằm gọn khuôn nơi miệng giếng....

đố chúng mày bài hát quan trọng gì có những câu "thề ăn gan uống máu", rồi thì "đường vinh quang xây xác quân thù"?

không nhẽ người việt ta khát máu đến thế?

ờ, cứ hủy hoại môi sinh, cứ ăn gan, cứ uống máu, rồi dẫm lên xác người mà đi. Chúng ta sẽ để lại cho lớp con cháu mình những dấu ấn gì?

Tôi phải giải nhời ông Vinh về vấn đề này, bạn hiền ạ.

Trước tiên,

Về vấn đề ông Thiều chim sẻ,
Ông Vinh xa nhà cũng lâu, đâm dễ xúc động đấy.
Chứ còn tôi nói thật, theo thiển ý của tôi thì ông Thiều ông ý bịa ra là chính ông Vinh ạ. Thực tế, làm quái gì có thằng nào quần soóc đi Dylan, đi SH, đi lông nhông bắn chim sẻ đâu.
Rồi thì mô tả vặt lông con sẻ cho ông động lòng trắc ẩn, vân vân và vân vân.
Rồi thì nâng quan điểm to tát ghê gớm chết người.
Cái đoạn này của ông Thiều, theo ý kiến chủ quan của tôi, cũng chẳng chân thực lắm đâu ạ.
Tôi cũng lấy làm lạ, là ông lại đi tung hô ông Thiều nhiệt tình thế.
Và nhân cái tung hô ấy, ông lại còn "mở rộng tâm sự" với các bạn ông - "...những đứa từng đi xa đi gần, từng sành ăn sành mặc, những đứa từng biết rằng bầu trời không chỉ là cái hình tròn xanh lơ nhỏ bé nằm gọn khuôn nơi miệng giếng..", mà không những chỉ thế, còn biết khá kỹ về những thực tế (có mùi văn chương hay không có mùi văn chương) ở Hà Nội.
Thế là không được rồi. Không ổn tẹo nào rồi ông Vinh ơi.
Mà ăn mấy con chim sẻ,
Loại này có nhiều, nhiều lắm, rồi ngày xưa hại mùa màng nữa nhỉ, chẳng thế mà anh cả Trung Quốc ngày xưa phát động cả chiến dịch quá đà diệt chim sẻ.
Tuy không phải "món ăn Hà Nội", nhưng ăn bớt đi một tí, cũng chẳng hại gì nào, càng chẳng phải là man di mọi rợ. Đành rằng là phải có ý thức một tí, kiểu "chết nhanh không dau đớn" như bạn Nhung có ý kiến vừa rồi ấy, chứ đúng là hoàn toàn không nên vặt lông còn sống phơi ra gió khiến những tâm hồn nhạy cảm nó run rẩy thổn thức nọ kia.
Tự dưng tôi nhớ đôi khi cũng hay nghêu ngao xuyên tạc nhời bài hát của ông nhạc sĩ Thanh Tùng: "Một ngày tình cờ / Trên đường phố tôi / Có bàn chân em / Mặt giời thì hồng / Còn trên cây khế / Nhất định có chim (!)"... bật cười nghĩ đến hồi xưa mình bé, cầm ná cao su lùng sục như điên trong vườn của ông nội.
Nói chung là,
Sự tình nó cũng chẳng ghê gớm gớm ghê thế đâu bạn hiền ơi.

Thứ hai,
Là cái sự ông trích bài hát quan trọng cũng phải cẩn trọng lắm mới được.
Tôi nghĩ là ông vơ hai cái chẳng liên quan gì với nhau làm thành một. Nghe qua tưởng là lô-gích, nhưng lại thấy vương vướng thế nào.
Mỗi giai đoạn lại có một đặc điểm, ngày xưa đi đánh nhau, giữ nước, mà không thấy căm thù tưởng như muốn ăn gan uống máu giặc, mà không thấy tự hào bởi hình ảnh đường vinh quang xây xác quân thù, thì thắng làm sao.
Có nhẽ ông cũng để ý nhời bài quốc ca Pháp, cũng có thời một số người kiến nghị rằng nên bỏ cái đoạn "... hãy để những dòng máu quân thù tưới lên những luống cày của chúng ta...", mà rồi thì có bỏ đi đâu?
Thiển nghĩ cái sự ông quàng cái khí thế thời chiến ấy vào chuyện bảo rằng ta khát máu, ta hủy hoại môi sinh vân vân và vân vân thời bình... là cũng chẳng hợp lý tí nào, ông ạ.
Vì cũng phải cho ông biết rằng, ở nhà ngày càng có nhiều người trẻ tuổi là gương tốt, nhiều thiện ý làm nhiều việc thiết thực để bảo vệ môi sinh lắm đấy. Mà hoàn toàn là tự nguyện đấy. Ông về đây đi, tôi hân hạnh tôi dẫn ông đi cho ông xem, nhá. Nói thật đấy, nghiêm túc đấy.
 
Chú Vinh viết hay thật , nhưng mà ăn thịt chim sẻ không phải tác phong của người Hà Nội đâu nhé , đừng đánh đồng 1 lượt với nhau . Cháu đảm bảo với chú những cái thằng đi Dylan ,SH ... mặc đồ hiệu , cầm súng săn kia không phải con dân Hà Nội nhé . Có thể chúng nó có địa vị trong xã hội , có thể có bằng tiến sĩ , kĩ sư ... nhưng nói 1 cách vô phép thì là thiếu sự giáo dục từ bé .

Anh đang ngất ngư trong men say rượu cần miền sơn cước mà tự dưng máy mắt, phải vào đây kéo áo em Lê hỏi phát. Hình như theo suy nghĩ của em thì cứ thằng/con nào không phải người Hà Nội thì đều vô học thiếu giáo dục từ bé hả em? Còn cứ dân Hà Nội thì cái xxx gì cũng hay cũng tốt hết hả em? Nhà anh 5 đời đóng đô HN, nhưng mà trú ngụ nơi mảnh đất chó ị ven đô thôi, liệu có được tính là người Hà Nội không em? Hình như không tính, hoặc nếu tính thì phải gọi là HN2, HN3 gì đấy thì phải.

Anh thiết tưởng là ở nước Việt Nam thân yêu của chúng ta, từ mũi Cà Mau đến địa đầu Móng Cái, ở đâu cũng có người tốt hoặc chưa tốt chứ nhỉ? Hay cứ phải những cái gì tốt thì thuộc về người HN?

Em ạ, người HN thanh lịch thì có, phở HN cũng ngon, nhưng mà ăn phở xong rồi xả giấy chùi như truyền đơn trên lề đường hè phố thì đếch phải là chỉ có các bạn non-Hanoian các bạn ý hành xử như thế đâu em.

Người ta sống ở trên đời, hơn nhau ở cái đống lùng nhùng bên trong vỏ não và cái đập thình thịch trên lồng ngực, chứ không ai hơn nhau vì cái gốc gác mấy đời. Bây giờ là thời đại toàn cầu hoá, mà em vẫn còn cái suy nghĩ địa phương cục bộ như thế thì anh thật, cũng hơi uổng phí cái việc mang thân sang tận Nga La Tư ăn học.

Anh quote ra đây cho em nghe lời vàng ý ngọc của anh Hoàng Đạo Kính khi nói về Hanoi va Hanoian nhá: "Ta không làm cái việc đi tìm bóng Hà thành xưa ở Hà Nội hôm nay. Ta không đi tìm hình bóng của các thế hệ cha ông trong đám đông con cháu náo nhiệt thời này. Thành phố này, cộng đồng đô thị này vẫn ôm khư khư dĩ vãng. Dòng đời đô thị vẫn thong dong chảy."
(cháu xin lỗi chú Hiệp, cơ mà cháu toàn gọi bác Hoàng Đạo Kính nhà chú bằng anh :D)

Em đừng ngoái đầu lại cái quá khứ mà em không có phần rồi cứ ôm khư khư lấy mấy bác Vũ Bằng, Thạch Lam mà thẩm du nữa nhé. Hãy cứ thể hiện mình trong việc nấu những món ăn ngon thôi em ạ.

Hic, hôm nay cháu hơi ngất ngư nên lại nhảy vào đây off topic của cô Nhung. Thôi cháu lại tự vả vào mồm một phát đây. Giờ cháu xin phép các cô các chú cháu đi thác loạn với mấy em Miêu nữ mặc quần jean áo thổ cẩm nhuộm chàm chổng bottom lên chọc bi-a nhoay nhoáy ở China Bar đây.

À mà cô Nhung ơi, Hà Nội giờ đang mùa sen và sắp có nhãn lồng. Trời nắng mà có bát chè hạt sen long nhãn đường phèn thì chẹp chẹp, vừa chạm vào môi trôi ngay xuống họng.

P/S: chú Hiệp, chú Vinh, cháu thấy các chú nói ai cũng đúng hết cả. Chỉ có điều, anh Nguyễn Quang Thiều viết văn thì cháu ít đọc, nhưng viết báo thì độ vớ vẩn cực cao :D
 
Chuyện chim sẻ thì có lẽ là ông Thiều nêm mắm dặm muối đấy chú Vinh ah . Hồi hè năm trước , có 1 hôm cháu đi chơi tối về thấy trước cửa nhà có 2 gã khoảng tầm trên 30 , mặc đồ thể thao , 1 gã cầm súng săn , 1 gã cầm đèn pin chiếu lên mấy cái cây trước cửa nhà cháu , cứ sau mỗi tiếng " pặc " là có 1 con chim đen đen , to bằng con bồ câu rơi xuống . Gã cầm đèn pin lập tức chạy lại nhặt , rồi xâu vào xâu chim ở tay , rồi thì thầm với nhau , rồi tiếp tục chiếu đèn ...... Cháu ra hỏi nhỏ nhẹ : Các anh làm gì đấy thì chả gã nào trả lời cả , chúng nó bận bắn chim tiếp . Làm cho cháu phải chạy vào nhà , lục tung đống đồ sửa chữa của bố cháu , tìm được lọ dầu máy , ra bật hết đèn nhà ngoài lên , rồi ngồi bệt xuống đất , tra dầu cho cái cửa kéo ( cả chục năm không được tra dầu ) , rồi kéo ra kéo vào cho ồn ào nữa chứ . May quá , kéo được vài cái thì 2 gã đó bỏ đi , chứ không chả biết phải bầy ra trò gì nữa . Khổ thân cái lũ chim , tối bay về cây ngủ còn bị bắn .

Chắc chắn là chim sẻ ở HN là bị bẫy chứ chả có thằng nào thừa tiền mua đạn để đi bắn con se sẻ to bằng nắm tay đâu . Đã thế bé quá , khó bắn nữa chứ .

Nhân tiện nói về các loài thú quý hiếm , hồi về VN cháu đã nhìn thấy 1 con gấu con được ngâm "toàn tính" trong 1 cái bình cao hơn m , nhìn sợ lắm , còn nguyên cả lông đen sì sì , cái móng màu ố ố . Suýt xỉu tại chỗ . Kinh dị .

Thỉnh thoảng về Hn , lại thấy mình ngố thật , cứ như con gà công nghiệp đi lạc giữa thành phố vậy . Đi chơi với 1 lũ em ( cũng gà công nghiệp như nhau ) các mẹ dặn : đi thì đi sát vào lề nhé , không bị đâm cho thì khổ ; để hết túi xách ở nhà , tiền để túi quần , bị giật cho giúi mặt xuống đường thì toi ; đứa nào lạ rủ đi chơi thì đừng đi theo ; .....; 30 phút gọi điện cho mẹ 1 lần , nhớ chưa . Biết là dặn như thế các con sẽ sợ , nhưng cái mẹ sợ hơn là nếu có chuyện gì xảy ra cho các con , các con sẽ không dám tin ai nữa , sẽ chả dám về HN với mẹ nữa . Ôi các bà mẹ tuyệt vời !Thương mẹ lắm , yêu mẹ nhìu , yêu cả HN nữa . Mà hình như đi Tây về mặt ngu đi thì phải :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thôi, thôi mà...
Không nói nữa nhé.
Cái chuyện "người Hà Nội" vốn là phức tạp lắm đấy.
Mà bàn sâu vào, cũng chẳng vui gì.
Ông chú tôi ông ý nói đúng đấy ạ: Dòng đời đô thị vẫn thong dong chảy... Thi thoảng đây đó cũng có tị mất mát nọ kia, của những thứ gắn với mình từ bé, nhưng mà cũng chẳng buồn nhiều, phẫn nộ lại càng không.
À đấy, mới nhất là, hôm nọ đi qua đầu phố Hàng Gai, thấy nhà số 5 không còn là nhà cà phê Giảng nữa, mà là một thành viên của chain Segafredo.
Rồi xem lại cái rì-vưu mình viết năm ngoái, lác đác đã chẳng còn tiểu thương nọ tiểu thương kia bán hàng nữa.
 
Anh Hưng , ở đâu cũng có người tốt và chưa tốt . Nhưng anh phải nhìn nhận 1 điều là người Hn điềm đạm và hiền lành hơn các tỉnh khác . Không ai hơn nhau vì cái gốc gác mấy đời , mà là hơn nhau vì cách sống .

Em nói những thằng cầm súng săn kia chắc chắn không phải con dân Hn , vì người Tràng An Hn vốn rất nhân hậu và không thừa thời gian để đi bắn mấy con se sẻ bé tí đây đâu . Anh chẳng cần ngoái đầu lại cái quá khứ cũ kỹ , cổ xưa mà chỉ cho em đâu . Anh cứ để ý 1 chút thôi , cái đập thình thịch nhân hậu , khi nhìn thấy người tàn tật thì nhường ghế , tránh đường cho người ta đi , còn có cái không nhân hậu thì còn cố tình đẩy cho người ta ngã rồi cười hô hố lên cơ . ( em nói đây không pải là vơ đũa cả nắm , chỉ là 1 việc em thấy ở Hn thôi ) .

Em muốn nói với anh là "dân HN " không chỉ là người sống trên cái mảnh đất được gọi là Hn , mà còn bao gồm cả nếp ăn , nếp sống và nếp nghĩ nữa .

Nếu anh thấy em đi học ở Nga La Tư là uổng phí thì để em kể cho anh nghe nhé . Như cô Nhung nói , con gái Hn cọng giá cắn làm đôi , nhưng tâm niệm câu "nhập gia tùy tục " . Ăn với bạn bè quốc tế thì cọng giá vẫn cắn làm đôi , nhưng lấy bao nhiêu ăn hết bấy nhiêu , nhỏ nhẹ mà ăn . Còn có 1 số VN ( chả biết tỉnh nào ) ăn thì nhồm nhoàm , sột soạt , ăn hết bữa bỏ lại già nửa . Làm các bà dọn vệ sinh của nhà ăn chửi tung giời đứa nào bỏ thức ăn lại . Xấu hổ thì hết hồn với bạn bè quốc tế .

Có đi xa , mới nhận ra bố mẹ chúng ta đã yêu thương dạy dỗ chúng ta như thế nào . Có những thứ không thể dạy trong 1 sớm 1 chiều , mà là dạy trong suốt thời gian phát triển và trưởng thành .
 
Anh Hưng , ở đâu cũng có người tốt và chưa tốt . Nhưng anh phải nhìn nhận 1 điều là người Hn điềm đạm và hiền lành hơn các tỉnh khác bla bla bla

Anh không có hứng thú tranh luận với em về vấn đề này. Nếu em thích nói về chủ đề tương tự thì em có thể search Gú-gồ, nó sẽ ra hàng rổ những topic về Hanoian vs Saigonese hoặc vs các địa phương khác do một lũ đần độn không có việc gì để làm chúng nó khởi xướng ra.

Chỉ nói để em biết, khi ra đến xứ ngươì, người ta không phân biệt là Hanoi, Saigon hay Thanh Hóa, mà gọi chung là người VN.Tương tự như thế, khi đến phố đèn đỏ của bọn Sing, chỉ có gái Việt bn/đêm, không có gái HN hay SG. Mà trong số các em gái VN phải mang thân tủi nhục xứ người ấy, có rất nhiều em gái là dân HN gốc đấy em ạ.

Nói luôn là em đừng trả lời cái post này của anh.Gái 8x không phải dân HN thì anh quen không ít, nhưng tất cả bọn họ đều thông minh, điềm đạm, hiền lành, nhân hậu, so với em còn trội hơn vài phần. Nên anh tuyệt nhiên không có hứng thú tranh luận tiếp với em về đề tài này.

Em vui lòng trả topic cho các cô các chú xa mẹ vào đây tìm chút ấm lòng, đừng phân biệt vùng miền địa phương chủ nghĩa nữa nhé.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ôi giồi, nào, trả lại topic cho cô Nhung nhé!

Đám đông giải tán đê, hết chuyện rồi, ai lại về tiếp tục làm việc nấy. Cháu Lê về tiếp tục luyện nghe hiểu, cháu Hưng thì tiếp tục viết nhiều bài vào nhá :).

Cháu Nhung, chết quen mồm, Nhung thôi nhỉ, Nhung lại tiếp tục yên ổn ăn uống. Lần này tao về đến lượt tao lêu lêu mày. Muốn ăn gì tao ăn hộ cho. Tao vừa đi trùng tu định kỳ xong xuôi bộ nhai để về ăn hầu mày đây. Hằm hằm, goằm goằm... mồm đã nổ máy sẵn chỉ chờ Nhung nhấn ga là măm đây này. Măm gì đây nào?
 
Thôi, Hưng và Lê nhé, cô can. Vào bắt tay giảng hòa với nhau đi nhé.

Cháu Nhung, chết quen mồm, Nhung thôi nhỉ, Nhung lại tiếp tục yên ổn ăn uống. Lần này tao về đến lượt tao lêu lêu mày. Muốn ăn gì tao ăn hộ cho. Tao vừa đi trùng tu định kỳ xong xuôi bộ nhai để về ăn hầu mày đây. Hằm hằm, goằm goằm... mồm đã nổ máy sẵn chỉ chờ Nhung nhấn ga là măm đây này. Măm gì đây nào?
Tao hôm nay tự nhiên thèm xôi lạc, mày ạ. Xôi lạc gói bằng lá sen, thoang thoảng cái vị hương sen, chấm với muối vừng. Đợt vừa rồi về nhà, đi tìm mãi một hàng xôi lạc dùng lá sen để gói xôi mà tìm không ra. Bây giờ chỉ đến gói bằng báo với một mảnh lá chuối con con thôi.

Hồi cách đây mấy năm tao đưa con xếp tao về Hà Nội chơi. Hai đứa đi bar uống bia rượu đến đêm muộn, bước ra khỏi quầy bar, nó kêu đói. May quá lúc đấy có chị hàng xôi xe đạp đi qua: "Ai xôi lạc, xôi đậu đen nào?". Thế là gọi cho nó một gói xôi lạc chấm muối vừng. Nó ăn vèo một cái hết cả gói. Sau về Sydney nó bảo cái gói xôi lạc đấy là một trong những kỷ niệm nó nhớ nhất về Việt Nam.

************************************
Chuyển sang chuyện khác. Hôm nay hai vợ chồng nhà Nhung đưa nhau đi dạo phố Balmain là cái khu mình ở Sydney. Thì thấy biển báo là Starbuck ở Balmain đã đóng cửa. Cái hàng Starbuck này mới mở ở Balmain mà thất bại thảm hại, cửa hàng lúc nào cũng vắng tanh, không giống các hàng Starbuck khác ở Sydney. Trong khi đó, two doors down, quán cà phê do một gia đình người Ý mở, thì lúc nào cũng tấp nập, lúc nào cũng ít thì 5-7 người, đông thì hơn chục người xếp hàng mua cà phê. Starbuck thì ghế xa lông, ghế đệm đầy hàng. Trong hàng cà phê Ý thì chỉ có ghế nhựa cỏn con, đặt la liệt ở via hè, thế mà người uống cà phê vẫn hý hửng nói cười vì mua được cốc cà phê ngon.

Thế mới nhận ra dân sống ở gần nhà mình sành điệu. Thà ngồi ghế nhựa vỉa hè để được cốc cà phê Ý ngon còn hơn ngồi xa lông đệm êm ở quán cà phê kiểu hàng loạt của Mỹ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cô Nhung làm cháu lại thèm một ly Expresso Macchiato pha với sữa sủi bọt đúng kiểu các bạn Ý-đại-lợi.

Chỗ cháu đang ở chỉ có thịt nướng và H'mong Apple wine là sẵn, còn thì bói không ra một chỗ nào có cafe ngon. Sáng nào cũng phải dậy từ tinh mơ mờ đất tất tưởi tháp tùng gái đi chinh phục đỉnh cao mí cả đi tham quan đời sống của đồng bào dân tộc. Phải đi sớm để còn được hòa mình vào thiên nhiên hoang dã, chứ đi muộn tẹo thì chỉ có ngắm các em Miêu nữ áo trễ cổ sâu, tóc ép thẳng mượt, mặc váy hoa xòe giao lưu giao hòa với các bạn tây nhộn nhịp cả một góc trời :D

Ngày nào cũng dậy sớm nên buồn ngủ rũ rượi, thèm một ly cafe cho tỉnh táo mà gọi cafe xong thì chỉ muốn phun hết cả ra vì vừa chua vừa đắng, ặc ặc.
 
hì, cô Hoa của cháu nói trúng tâm lý đám "Tây học" thế :) không biết các cô chú từng trải hơn bọn cháu thì thế nào, chứ lũ nhóc con như cháu, mà có khi là như cả anh Hưng anh hùng của cháu, khi về nước là thành một đàn gà công nghiệp. đi đâu cũng quá cả tin và dại dột. ngơ ngơ giữa chính đất nước của mình. nhiều khi thấy mình lại là đứa trẻ con ngố ngốc ngốc ngốc ngày xưa, bị anh chị lớn trêu chọc bắt nạt. không phải là không có những tổn thương về lòng tin sâu sắc đối với đồng bào nhân dân, nhưng cuối cùng lại vẫn cứ muốn tin, muốn dại dột như thế.

chẳng biết anh Hưng có nghĩ giống như vậy không?!

Hì hì, các bạn xa mẹ ai cũng có tâm lý thế cả thôi em. Đi xa lúc nào cũng đau đáu một nỗi niềm nhớ về HN. Không phải vì HN đẹp, HN mơ, HN thanh bình... mà chẳng qua là nó gắn liền với kỷ niệm, gắn liền với một khúc tuổi thơ xưa cũ, và ở đó có những người mình yêu thương. Thế là điên cuồng "Mama, I miss u. I'm coming home!"

Nhưng mà HN có lẽ chỉ đẹp trong nỗi nhớ thôi, như kiểu khi mình chạm tay vào một phần kí ức, thì lại cồn cào muốn tìm về một thời đã qua ý. Xong dồi đến khi tìm về, thì thấy thực tế không bao giờ là những gì giống mình đã hoài niệm. Hehe, thế là "vội vã trở về, vội vã ra đi". Đi xa rồi thì lại nhớ, lại vật... Cái vòng luẩn quẩn!!!

anh Hưng ơi, một nhân cách cao cả, một con người tuyệt vời như anh Hưng nhất định có thể làm cho bất cứ người phụ nữ (biết điều) nào vô cùng sung sướng hạnh phúc. vậy nên anh đừng tước đi niềm hạnh phúc của rất nhiều chị em anh nhé! giết chết cuộc đời mình với con nào ngực trắng mà không biết nấu ăn ngon, chiều chuộng anh Hưng, nhỡ đâu có ngày anh chết rục vì thèm nhớ món ăn Hà Nội thì sao? thương lắm!

Cái em gái ngực trắng ý ngon từ hình thức đến nội dung đấy em ạ. Em đừng báng bổ mà phải tội :)
 
Back
Bên trên