Lâu lắm mới vào forum thấy bạn Vinh và bạn Nhung vẫn hay cãi nhau như ngày nào
).
Tớ góp thêm một món ăn nhá, nhưng món này không phải của HN mà là của dân Sì Ghềnh (bạn Hiệp chắc biết rõ), dân Bắc Kỳ chúng mình chắc ít người biết. Đây là 1 món mà tớ cực nghiện, đi Sì Ghềnh lần nào cũng phải tìm cách thỏa mãn
==============
Thương nhớ cá kèo
Trên đường Nguyễn Thị Diệu (Sài Gòn) có một quán ăn tên gọi "Rau Đắng", thấy bảo mới được dọn về từ đường Sư Thiện Chiếu (không biết có đúng không). Quán này bên ngoài nhìn khá xập xệ, bình dân. Bên trong thì lôi thôi, nhếch nhác. Vừa nóng, vừa hôi, đại loại thế. Nhưng mà thực khách lúc nào cũng đông nghìn nghịt, ngồi tràn từ trong nhà ra ngoài ngõ (sân). Quán "Rau Đắng" có gì đặc biệt mà thu hút khách nhậu đến dzị? Xin thưa, ấy là món "đặc sản" Sì Ghềnh thứ thiệt, đi khắp ngoài Bắc trong Nam không đâu có (quảng cáo thế ni không biết có khí điêu không
) - ấy là món lẩu cá bống kèo (chẹp chẹp).
Cá bống kèo, gọi tắt là cá kèo, là một loại cá bống (hình như thế
), nhưng to hơn con cá bống trong truyện Tấm Cám nhiều. Con bống của cô Tấm chắc bé bằng nửa ngón tay út là cùng, còn con cá kèo này phải to bằng cỡ ngón tay cái, dài thì gấp đôi như thế. Loại cá này không có xương răm mà chỉ có xương sống (à hình như hơi giống con trạch ngoài Bắc). Nhà hàng mua ở đâu về không rõ (cầu mong không phải vớt từ kênh Thị Nghè
)), khi khách yêu cầu, sẽ bưng ra một cái chậu cá tươi, và một bếp lò cháy rừng rực, bên trên là một nồi lẩu sôi sùng sục. Rồi từ tốn đập chết từng con thả vào nồi cho khách vớt lên ăn thịt (nghe hơi có mùi anh chị, giang hồ
). Nước lẩu không rõ pha bằng cái gì mà ngon chết lịm người. Chua chua ngòn ngọt cay cay, lại tịnh không có tí tanh nào mới tài chứ, mặc dù không dùng thì là. Hình như là thả me thì phải. Lẩu cá kèo phải ăn với rau rút, cọng rau muống, và nhất là rau đắng, mới đúng kiểu. Mở ngoặc, for your information, rau đắng là cái loại rau được nhắc đến trong bài hát của Bắc Sơn mà giai Ngọc Sơn ngày xưa hay lè nhè. Bài này nghe thảm hơn cả bài Điệu buồn phương Nam, đóng ngoặc. Rau đắng nhìn thì như rau dại mọc ven đường, nếu tự dưng mà bỏ vô mồm nhai thì chả khác gì a-pê-xi-lin, dưng mình không tội gì ăn kiểu đấy. Mình sẽ từ từ nhấc một hoặc vài cọng hoặc cả mớ lên cũng được, tuỳ, nhúng vào nước lẩu rồi vớt ra, ăn kèm mấy bạn cá kèo vừa chín tới. Vị đắng của rau quện với vị đắng của ruột cá (cá kèo ăn không bỏ ruột), với vị bùi bùi beo béo của thịt cá, và vị chua chua ngòn ngọt của nước me, trời, vừa đặt lên môi đã trôi xuống họng (mặc dù lòng đã dặn lòng phải ăn uống từ tốn kẻo mang tiếng người Tràng An thanh lịch
), trôi đến đâu biết liền đến đó
. Nếu gọi cá kèo nướng, nhà hàng sẽ bưng ra một lũ cá đã được xiên trên que và nướng chín thơm phức. Mình sẽ gỡ từng đứa ra bát cho nó từ tốn, rồi cắn từng miếng, ăn kèm với rau đắng chấm nước mắm me, ối giời đất ơi, quỷ thần ơi, cha mẹ ơi, ngon quên sầu
.
Tóm lại, đã vô Sài Gòn là phải đi ăn cá kèo (nhưng ăn xong nhớ uống kèm Béc-be-rin đề phòng bạn ruột không quen mui, lại giận dỗi thì phiền
). Nếu chịu được cái nóng và mùi bếp núc tùm lum tà la thì nhớ đến quán Rau Đắng. Giá cả rất dễ chịu, một bữa nhậu chán chê cho hai người đại loại không thể vượt quá 150K.
Một tối Sì Ghềnh dấu yêu ngồi nhậu với giai yêu dấu ở Rau Đắng, bỗng dưng nơi đây trở thành huyền thoại
.
PS: Đúng là khôn 3 năm dại một giờ, một lần sa chân lỡ bước vào đây cùng các bạn CFL, mình bị quen mui, tương tư muốn chết. Vô Sì Ghềnh là bắt giai đưa đi giải quyết hậu quả ngay lập tức