Viet Nam khong vao` WTO

"Việt Nam thẳng tiến trên con đường tới thịnh vượng"
(VietNamNet) - Cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Pete Peterson nói rằng: “Tôi đã - đang là một trong những người ủng hộ Việt Nam nhiều nhất và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của Việt Nam. Tôi mong muốn được là một nhân chứng và người tham gia quan trọng trên con đường tiến tới thịnh vượng của Việt Nam”. Dưới đây là những nhìn nhận của ông về tiến trình Đổi mới của Việt Nam.


3 lần trở lại Việt Nam



Cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Pete Peterson.
Tôi quay lại Việt Nam lần đầu vào năm 1991 và hầu như không nhìn thấy biểu hiện của cải cách kinh tế, dường như đất nước và con người Việt Nam lúc đó đang trải qua một thời kỳ rất khó khăn.

Cảm quan bên ngoài là các phương pháp nông nghiệp rất thô sơ, người dân ăn mặc nghèo nàn và đơn điệu, trên đường phố chủ yếu là xe đạp, phải đến hàng nghìn chiếc, ô tô còn rất ít, chủ yếu là xe của cơ quan nhà nước hoặc quân đội. Khi đó còn chưa có trạm bán xăng nên xăng dầu được người ta bán từng lít trong các chai đựng nước uống hoặc từ các thùng đặt tại các điểm cơ yếu ở thành phố hoặc nông thôn. Các cửa hàng nhà nước với rất ít hàng hoá là nguồn cung cấp chủ yếu của tất cả mọi người.


Năm 1993, tôi trở lại Việt Nam trong vài ngày, đã được thấy những chuyển biến kinh tế đáng kể cho thấy Đổi mới đã bắt đầu có được những tác động như mong muốn. Xe đạp dần nhường chỗ cho xe máy, rất nhiều trong số này là xe của những lao động ở nước ngoài mới về tương đối khá giả, các chính sách Đổi mới đã đem lại cơ hội việc làm ở nước ngoài. Đã có dấu hiệu của đầu tư nước ngoài mới xuất hiện cùng với những biển hiệu nổi tiếng trên đường phố. Bản thân người vợ tương lai của tôi đã ở đây để thành lập một trong những ngân hàng nước ngoài đầu tiên ở Việt Nam.


Đại sứ Peterson, một sĩ quan nghỉ hưu thuộc lực lượng không quân Mỹ, là vị đại sứ đầu tiên sau chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam từ năm 1997 đến 2001. Trước đó ông làm việc liền 3 khoá cho Quốc hội Mỹ. Hiện ông là Chủ tịch và nhà đồng sáng lập của Peterson International, Inc., một công ty tư vấn kinh doanh tư nhân; Là quản lý cao cấp của Stonebridge Internatinonal, LLC, một công ty tư vấn toàn cầu có trụ sở tại Washington, DC. Ông cũng là chủ tịch và nhà đồng sáng lập của Liên minh vì sự an toàn của trẻ em (TASC), một quỹ tài trợ ngăn chặn thương tật trẻ em toàn cầu. Ông vẫn duy trì quan hệ chặt chẽ với Việt Nam thông qua công tác tư vấn kinh doanh, vai trò chủ tịch Hội đồng Thương mại Mỹ- Việt và qua các công tác từ thiện của quỹ TASC.

Năm 1997 tôi tiếp tục trở lại Việt Nam với vai trò Đại sứ của Mỹ. Đường phố lúc bấy giờ đã đông chặt xe máy (tôi cũng mua một chiếc vài ngày sau khi đến), có nhiều dấu hiệu của các doanh nghiệp tư nhân nhỏ và đầy phố là những hàng hoá mà tôi chưa từng nhìn thấy trước đó. Nhưng bản tôi vẫn thấy nhịp độ của quá trình đổi mới chậm: Môi trường kinh doanh chưa rõ ràng, hệ thống hành chính cồng kềnh. Việt Nam đã quá thận trọng khi đi đến các quyết định quan trọng như cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, hay việc cấp phép kinh doanh và loại bỏ các rào cản thương mại.


Cơ hội bị bỏ lỡ


Năm 1997, khủng hoảng kinh tế diễn ra ở Châu Á. Trong khi nhiều nước láng giềng phải chịu những biến động kinh tế nặng nề thì Việt Nam hầu như không bị ảnh hưởng trừ việc giảm lượng xuất khẩu trong khu vực. Khác với các nước châu Á láng giềng, nền kinh tế của Việt Nam chưa bị phụ thuộc nhiều vào đầu tư nước ngoài do vậy khi đầu tư nước ngoài bị cạn kiệt trong thời gian đó thì nó không phải là một thảm hoạ tức thì đối với Việt Nam.

Tôi nghĩ rằng nếu vào thời điểm đó Việt Nam tăng tốc quá trình đổi mới và tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn hơn thì Việt Nam đã có thể ở một vị trí tốt hơn, bởi người ta thấy rằng khi đó Việt Nam là một trong những nước ổn định về kinh tế và chính trị trong khu vực. Tiếc rằng chính cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á đã khiến Việt Nam thận trọng hơn, không tạo ra được một môi trường kinh doanh mở và thân thiện để tận dụng được lợi từ sự rút lui của FDI xảy ra ở các nơi khác trong khu vực. Tôi cho rằng đây là một cơ hội bị bỏ lỡ.


Sự ưu đãi của các nhà đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam đã bắt đầu giảm vào giữa năm 1997. Mặc dù Việt Nam trước đó đã từng là “tâm điểm của tháng” đối với các nhà đầu tư quốc tế, nhưng họ đã bắt đầu chán với các thủ tục cấp phép kéo dài, tốn kém và quan trọng nhất là thiếu một khuôn khổ pháp lý rõ ràng, mạch lạc để quay lại đầu tư.


Việc cần làm sau 2 thập kỷ đổi mới


Theo tôi, đặc trưng chính trị quan trọng nhất của đổi mới là đã đem lại cho Việt Nam một lộ trình để vững vàng đưa đất nước gia nhập nền kinh tế quốc tế và đồng thời trở thành một người đáng nể trong cộng đồng ngoại giao quốc tế. Vậy với thành công chung của chính sách đổi mới trong 2 thập kỷ qua thì từ đây Việt Nam nên làm gì?


Trước hết, việc tự do hoá kinh tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam phải được tiếp tục với nhịp độ bằng hoặc hơn những gì có trong 2 thập kỷ qua. Càng tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước càng tốt, nỗ lực này là bước đầu tiên để giải phóng các bộ khỏi gánh nặng. Các bộ về cơ bản cần phải được cấp ngân sách từ ngân khố nhà nước để đảm bảo tính minh bạch và độc lập hợp lý. Rõ ràng là việc tư nhân hoá phải được diễn ra trước khi một nền kinh tế thị trường thực sự có thể được xây dựng và với việc Việt Nam gia nhập WTO thì áp lực đẩy nhanh tư nhân hoá sẽ còn tăng lên.


"Chính sách Đổi mới là một thành tựu lớn - tôi nhất trí với đánh giá đó, nhưng Đổi mới đã có thể đem lại những thắng lợi về mặt kinh tế lớn hơn nhiều trong một khoảng thời gian ngắn hơn nếu đưa ra chính sách một cách quyết liệt với tầm nhìn rộng hơn", Ngài Pete Peterson.

Các thể chế tố tụng và tài chính cần tiếp tục củng cố để đáp ứng nhu cầu của một nền kinh tế đang phát triển ngày càng phức tạp. Các đối tác thương mại và nhà đầu tư mới sẽ đòi hỏi những chuẩn mực quốc tế chặt chẽ trước khi cam kết vào Việt Nam. Hệ thống pháp luật cần củng cố mạnh mẽ thông qua sự trao quyền cho bộ máy tư pháp và phát triển một hệ thống trọng tài hiệu quả.


Lạm phát sẽ trở thành nhân tố tiêu cực trong nền kinh tế nếu không được kiểm soát. Các mức lương đang tăng lên, điều này đúng do năng suất trung bình của người lao động Việt Nam tăng nhưng giá bất động sản tăng vùn vụt, giá hàng hoá cũng tăng nhanh đã làm cho Việt Nam trở thành một trong những nơi đắt đỏ để sinh sống và kinh doanh tại Châu Á (ít nhất nếu bạn là người nước ngoài), cái tiếng đó nếu không được ngăn lại sẽ có thể tác hại đối với triển vọng đầu tư tương lai và lợi thế cạnh tranh của Việt Nam so với các nước láng giềng của mình.

Đỗ Minh (ghi)
 
WTO chưa bắt đầu nhưng sự am hiểu về thị trường các nước mà Việt Nam có giao dịch quá ít, hậu quả của việc này là suốt ngày bị kiện, đi kiện... và công nhân thất nghiệp. Đến giờ này mà Nhà nước Việt Nam vẫn chưa chịu công bố những điều đã ký về việc gia nhập WTO thì thật chán quá chừng.


Gần nửa triệu công nhân da giày VN đối diện với nguy cơ thất nghiệp
Lượt nhanh theo RFA

Hôm thứ Hai 19-6 vừa qua, Hiệp hội Da giày Việt Nam và tổ chức phi chính phủ Action Aid công bố bản báo cáo nghiên cứu về hậu quả sau quyết định áp thuế chống bán phá giá lên sản phẩm giầy mũ da đối với hơn nửa triệu lao động trong ngành này của Việt Nam.

Thứ nhất EU chưa đưa ra đuợc bằng chứng nên phải điều tra tiếp; thứ hai tầm quan trọng của vụ kiện thì EU đang cân nhắc; thứ ba là đối tượng không phải nửa triệu mà những người ăn theo họ chừng nửa triệu nữa.

Thông điệp của chúng tôi là Liên Hiệp Âu Châu không nên dựa vào thương mại đơn thuần nhưng phải xem xét những yếu tố khác đối với trường hợp Việt Nam.

Ngành da giày EU đang có phân hóa sâu sắc trong vụ này, như Ý, Ba Lan đang khủng hỏang. Họ căn cứ vào chuẩn để WTO; và dựa vào đó thì lý luận của họ cứng nhưng đằng sau đó vẫn là bảo hộ.

Trong bản nghiên cứu có đưa ra vì ngành da giày Việt Nam không thể quyết giá đầu ra đầu vào; chừng 80-90% là gia công. Họ không bán phá giá như EU kiện. Nhưng phía VN yếu thế trong tranh luận.

Đây là vấn đề chính sách vĩ mô. Bản thân vấn đề này riêng ngành da giày không thể giải quyết được; mà nhà nước phải giúp cho họ để có thể đứng vũng trên thương trường. Chính phủ phải có một lộ trình đầy đủ. EU làm ngơ vấn đề xã hội và phát triển.

Từ truớc đến giờ trên thế giới Action Aid có tham gia nhiều; nhưng ở Việt Nam qua hai vụ kiện cá tra-basa và tôm thì chưa thành công.

Chúng tôi đã có kế họach rất cụ thể: trong nước tiếp tục vận động Bộ Thương Mại để bộ này nhìn sâu sắc hơn nữa thực trạng công nhân, vận động Lefaso vì đang còn rất thiếu kinh nghiệm trong đấu tranh trên thương trường; chúng tôi tiếp tục vận động đại diện EU tại Việt Nam, và vận động công nhân tiếp tục lên tiếng.

Chào Thân ái!
 
Lại hứa là sẽ.. và sẽ đến bao giờ?

Việt Nam sẽ cho công bố nội dung các cuộc đàm phán gia nhập WTO
Cập nhật 2006.06.20

Chi tiết nội dung các cuộc đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới của Việt Nam vừa qua sẽ được bộ thương mại và các bộ, ngành liên quan công bố vào cuối tháng này.

Ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn khi gia nhập Tổ chức Mậu Dịch Thế giới WTO.

Bộ trưởng Thương mại Trương đình Tuyển hôm nay cho hay như vừa nói. Đồng thời ông cũng tiết lộ sơ khởi là theo các cam kết, đa phần các dòng thuế đều có lộ trình thực hiện sau 3 năm.

Ngoài ra bộ trưởng Trương đình Tuyển cũng nêu quan ngại về hai ngành nông nghiệp và phân phối, nói hai ngành này sẽ gặp khó khăn nhất khi Việt Nam gia nhập vào WTO, vì sẽ phải cạnh tranh rất mạnh trên cả thưong trường trong và ngoài nước.

Tại hội nghị chuyên đề ngành dược hôm qua, Cục trưởng Cục Quản lý Dược Việt Nam hôm nay cũng cho hay kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2007 ngành dược Việt Nam sẽ thực hiện cam kết đầu tiên với WTO ở thị trường dược phẩm, và các doanh nghiệp nước ngoài sẽ được quyền mở chi nhánh tại Việt Nam.

Trong khi đó bộ trưởng Bộ Y Tế, bà Trần thị Trung Chiến, nói năng lực cạnh tranh của ngành dược của Việt Nam còn thấp kém vì nhiều lý do như thiếu hiểu biết về quy định, luật lệ quốc tế, và trình độ quản lý cũng như nguốn vốn yếu.
 
Lo gì ma lo, không vào WTO, các doanh nghiệp không chết vì bóc lột mồ hôi nước mắt của người tiêu dùng, Gia nhập WTO, các doanh nghiệp nếu có chết thì người tiêu dùng có cơ hội được tiêu dùng nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn, chất lượng tốt hơn.
 
Vũ Duy Thành đã viết:
Lo gì ma lo, không vào WTO, các doanh nghiệp không chết vì bóc lột mồ hôi nước mắt của người tiêu dùng, Gia nhập WTO, các doanh nghiệp nếu có chết thì người tiêu dùng có cơ hội được tiêu dùng nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn, chất lượng tốt hơn.
Nhưng doanh nghiệp chết thì ai có việc làm???0:)
 
làm thuê cho tư bản, thu nhập còn cao hơn làm thuê cho mấy ông nhà nước, tạo tiền đề cho chi tiêu.
 
Chúng ta hãy xem CAMBODIA sau WTO:
Campuchia - sau WTO
(VietNamNet) - Ở Campuchia, một lái xe ôm cũng có thể mua xe hơi để chạy. Hàng VN chất lượng cao có ở tất cả các siêu thị CPC, nhưng bên cạnh đó cũng có những mảnh đời lam lũ...

Trở lại Campuchia lần này, chúng tôi mang tâm trạng háo hức của một chiến sĩ tình nguyện xưa. Đã hơn một phần tư thế kỷ trôi qua, hai bên đường trước đây chỏng chơ những xác xe tăng trúng đạn B40, nay là những cánh đồng trải dài ngút tầm mắt. Xa xa, chỉ thấy thấp thoáng bóng những cây thốt nốt vươn cao xung quanh những ngôi làng như ốc đảo. Campuchia yên bình đến lạ.


Hàng VN chất lượng cao ở Campuchia. Ảnh: PTH

Tại vùng biên, những người bản địa hồn nhiên qua lại mà không nhất thiết phải có giấy tờ gì. Cầm hộ chiếu xuất trình ở phía Việt Nam, tôi không mất một đồng xu nào. Qua phía bạn, phải nộp lệ phí 20 USD. Nhân viên cửa khẩu sau khi xem hình, đóng dấu vào hộ chiếu, thu thêm một vài loại phí. Mất thêm 20.000 đồng VN để lấy một tờ giấy kiểm dịch mà không phải qua bất cứ một cuộc kiểm tra y tế nào. Thế là chúng tôi đã có mặt ở Campuchia.

Tưởng như thế đã là quá thông thoáng nhưng sau đó chúng tôi được biết, nếu không có hộ chiếu, chỉ cần 300.000 đồng là có thể thuê xe ôm đi vòng qua cửa khẩu cho một lần xuất ngoại, chi phí còn thấp hơn cả đi bằng đường chính thống.

Campuchia

Diện tích: 181.035 km2
Dân số: 13,5 triệu người (làm tròn)
24 tỉnh thành phố
Thủ đô: Phnom Penh (1,3 triệu dân)
Dân tộc: Người Khme: 93%; Người Việt 5%; Người Hoa: 1%; các dân tộc khác: 1%
Ngôn ngữ chính: tiếng Khme.
Cửa khẩu biên giới Mộc Bài là một cửa khẩu lớn về qui mô, vị trí chiến lược cũng như về giao thương so với các cửa khẩu khác của Việt Nam. Cách một đoạn vài trăm mét, cửa khẩu Bavet của Campuchia hoành tráng, uy nghi mang những đường nét kiến trúc Angkor nhưng hiện đại. Dọc theo đường biên phía bạn là những casino sang trọng, bề thế, chen lẫn những dãy quán bình dân, phục vụ những người lao động và cả những người cơ nhỡ, những con bạc cháy túi.

Đến tháng 10 năm nay, Campuchia sẽ có "thâm niên" hai năm là thành viên của tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh WTO. Người dân Campuchia đang được sống trong một không gian chung của luật chơi thương mại toàn cầu. Trong không gian đó có đủ dư vị, có ngọt ngào lẫn cay đắng.

Lái xe ôm tậu Crown


Bonieng bên chiếc Toyota Crown. Ảnh: PTH

Bên kia đường biên, cửa khẩu Bavet cũng thường trực một lực lượng “cò” hướng dẫn xuất nhập cảnh kiêm xe ôm. Chúng tôi chọn một "cuốc" taxi với giá 5 USD từ Bavet về CPC. Anh bạn chạy taxi ngoài 30, da đen cháy, lông mày rậm có tên là Bonieng. Lúc đầu, Bonieng còn giữ ý nhưng khi biết tôi đã có thời kỳ từng ở CPC, anh trở nên cởi mở hơn.

Trước đây Bonieng làm nghề chạy xe ôm, nhờ sự giao lưu mở cửa, khách nước ngoài đến nhiều, kiếm được kha khá, vay mượn thêm bạn bè, anh tậu hẳn một con Crown chạy taxi. Mỗi ngày hai chuyến từ Phom Penh đi Bavet, sau khi trừ chi phí xăng dầu cũng kiếm được vài ba trăm ngàn, tính theo giá tiền Việt. Chiếc Toyota Crown 3 chấm của Bonieng sản xuất năm 1996, số tự động, là loại xe sản xuất theo tiêu chuẩn Mỹ nên đầm và chắc. So với một số loại xe đời mới do Hàn Quốc sản xuất đang lưu thông đầy đường phố Việt Nam, "con" Crown của Bonieng còn "oách" hơn nhiều. Bonieng cho biết, anh mới mua được hơn một năm với giá chỉ có 6.000 USD.

Ở Campuchia, việc tậu cho mình một chiếc xe hơi "second-hand" không phải là quá khó đối với những người lao động chăm chỉ. Tốt thì vài ba chục ngàn đô, xoàng thì vài ba ngàn. "Tiền nào thịt đó". Trên một đoạn đường từ Sứ quán tới Thương vụ Việt Nam dài chừng hai cây số đã có khoảng 5 showroom bày bán các loại xe cũ. Tạt vào một showroom, tôi chỉ một chiếc Lexus V3 sản xuất năm 1999 láng coóng, người quản lý cho biết giá 22.000 USD, nhưng nếu mua có thể đàm phán.

Một số loại khác như Toyota Camry đời 97, giá chỉ khoảng 8.000 USD. Anh bạn doanh nhân đi cùng nhìn thấy xe giá rẻ thèm rỏ giãi mà không biết làm thế nào. Bởi lẽ, việc mua một chiếc xe cũ không quá khó, nhưng sau khi hoàn tất thủ tục giá thành sẽ đội lên gấp nhiều lần giá gốc, đành cắn răng chịu.

Anh bạn đồng nghiệp ở làm ở báo Tia sáng tên là Chet Son cũng có một “con Camry” tay lái nghịch, anh cho biết, với loại này chỉ độ 2 ngàn USD. Ở Phom Penh, cảnh những cô học trò tuổi “teen” mặc đồng phục chạy xe hơi không còn là chuyện lạ.

Anh Trung quê gốc Ninh Bình, chủ một tiệm ăn Việt trên đường Monivong cho biết, ở đây, tậu cho mình một chiếc ô tô đã qua sử dụng không phải quá khó. Tiếng là xe cũ nhưng chất lượng còn rất tốt. Thậm chí còn hơn một số loại xe mới đang bán tại thị trường Việt Nam. Bản thân anh cũng có hai cái, một cái dùng để đi công chuyện, một cái... cho nhân viên đi chợ !

Một thoáng Việt Nam ở Campuchia


Gia đình bà Tỏ: 5 gia đình và 3 thế hệ cùng sống trong một con thuyền lênh đênh trên Biển Hồ. Ảnh: PTH

Theo con số thống kê, Campuchia hiện có khoảng 200.000 người Việt sinh sống nhưng con số thực tế thì lớn hơn nhiều.

Những người nói tiếng Việt ở Campuchia có thể kể tới những người sống gần biên giới Việt Nam, do quan hệ họ hàng lâu đời họ đều nói được tiếng Việt. Thứ hai là những người Campuchia đã từng du học ở Việt Nam, trong số này có đương kim Thủ tướng Hun Sen. Thứ ba là những người Campuchia gốc Hoa hoặc gốc Việt, dưới thời Polpot chạy sang lánh nạn ở Việt Nam. Số còn lại là quốc tịch Việt Nam sang Camphuchia làm ăn, một phần trong số đó đã định cư lâu dài ở Campuchia.

Đi giữa Phnom Penh, bắt gặp biển hiệu "Hàng Việt Nam chất lượng cao" bỗng cảm thấy gần gũi, thân thương. Được biết hàng VN chất lượng cao có ở hầu hết các siêu thị tại Campuchia. Cà phê Trung Nguyên, Nino Maxx (quần áo thời trang), Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (Agribank) và mới đây nhất là Công ty điện tử Viễn thông quân đội (Viettel)... Một đại diện Thương vụ Việt Nam, anh Cương, cho biết, hàng tiêu dùng Việt Nam bán khá tốt ở Campuchia. Bằng con đường chính ngạch, năm 2005, Việt Nam xuất được 536 triệu USD. Trong mấy năm qua, con số này đang có xu hướng tăng khoảng 30% mỗi năm.

Chỉ cách Siem Riep chừng 10 km là Biển Hồ Tonlesap, hồ nước ngọt lớn nhất thế giới. Đang là mùa khô nên nước Biển Hồ đục ngầu màu gạch cua. Chúng tôi thuê một chiếc xuồng dạo chơi. Sau 10 phút xuồng rời bến, trước mặt chúng tôi là một làng nổi trên mặt nước với hàng trăm nóc nhà. Gọi là "nhà" nhưng thực chất đó chỉ là những chiếc ghe nổi được cố định trên mặt nước, mái thấp lè tè, được lợp bằng các loại vật liệu thập cẩm: Lá thốt nốt, tre, nứa và cả tôn.

Cạnh những căn nhà nổi, những đứa trẻ đen nhẻm ngồi trong những chiếc chậu nhựa nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Chúng cũng bơi đi kiếm sống.

Anh lái ghe giới thiệu: Đây hầu hết là người Việt Nam. Tôi ra hiệu cho xuồng tấp vào một căn nhà khá đông người. Ông Dương Văn Voi, chủ nhà đang loay hoay buộc lại những nốt lạt quanh nhà trước mùa gió chướng. Vợ ông, bà Lê Thị Tỏ, 52 tuổi, cho biết, quê bà ở Hồng Ngự, Đồng Tháp, lên đây được mấy chục năm rồi. Ông Voi cũng gốc Việt nhưng sinh ra ở Battambang.

Bà Tỏ không nhớ mình sống ở đây được chính xác là bao lâu rồi, chỉ nhìn con nước mà tính thời gian. Bà cũng chẳng biết chữ.

Toàn bộ cơ ngơi của bà Tỏ diện tích chừng ba chục mét vuông, các buồng được ngăn bằng gỗ. Không bàn, không ghế, không giường. Duy nhất chỉ có một chiếc bàn thờ tổ tiên vẫn còn mang phong tục người Việt. Công cụ lao động là mấy bộ cần câu, lưới, vài cái nhủi xúc tép. Cuối nhà có một chậu nước và một cục phèn. Bà tỏ giải thích, đó là nước dùng để nấu cơm. Không điện đài, ti vi, sách báo.

Bà Tỏ có 9 người con. Con trai lớn, anh Dương Văn Cây năm nay 35 tuổi, đã có 5 con. Trong nhà, anh Cây được coi là người có học hành. Anh đã học hết lớp 2. Anh chỉ vào một chiếc ghe nổi khá lớn, tương đương với một chiếc sà lan trên sông Hồng và cho biết: Đó là trường học cho lũ trẻ xóm nổi Biển Hồ này đấy.

Câu chuyện của gia đình bà Tỏ khiến tôi man mác buồn. Chiều muộn, gió chướng tràn về xua tan cái oi nồng của một ngày hè đổ lửa. Gió mơn man, sóng vỗ dập dềnh quanh mạn, phóng tầm mắt ra xa là cả một vùng trời mây non nước hùng vĩ. Phải chăng đây là thứ níu giữ những người dân làng nổi chấp nhận cuộc sống lang bạt, thỏa chí tang bồng?

Hải Lan
584309
 
Hồi chị còn ở VN, cty có chi nhánh ở Campuchia, mấy người đó nói ở Campuchia xe cộ chạy tứ tung, chẳng có đèn xanh đèn đỏ gì ráo. Ko biết giờ đã có luật lệ gì chưa nhì?
 
Các cuộc đàm phán WTO tại Geneve sụp đổ
24 July 2006 theo BBC

Ủy viên thương mại Liên hiệp Châu Âu, ông Peter Mandelson
Các cuộc đàm phán về thương mại toàn cầu tại trụ sở Tổ chức Thương mại Thế giới ở Geneva đã sụp đổ, sau khi các chính phủ nắm vai trò chủ chốt không đạt được thỏa thuận về các biện pháp khai phóng mậu dịch trong lãnh vực hàng hóa nông công nghiệp.

Người loan báo tình trạng đình trệ, bộ trưởng thương mại Ấn Độ, ông Kamal Nath nói rằng có thể phải mất từ nhiều tháng đến nhiều năm để bắt đầu lại các cuộc thương nghị.

Ủy viên thương mại Liên hiệp Châu Âu, ông Peter Mandelson quy trách việc sụp đổ cho Hoa Kỳ, mà ông cho là đã không uyển chuyển đáp lại những đề nghị giảm trợ cấp của chính phủ dành cho nông gia Mỹ.

Về phần mình, các giới chức Hoa Kỳ lại đổ lỗi cho Brazil và Ấn Độ là không chịu hạ giảm các rào cản đối với hàng công nghiệp nhập khẩu.

Cuộc họp trong 2 ngày tại Geneva đã được triệu tập bởi người đứng đầu WTO, ông Pascal Lamy, mới vài ngày sau khi các vị nguyên thủ quốc gia thuộc nhóm 8 quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới tái khẳng định sự cam kết đối với một thỏa hiệp mậu dịch toàn cầu trong một cuộc họp thượng đỉnh ở Nga.

Còn việc Việt Nam gia nhập WTO bây giờ vẫn chỉ dùng từ sẽ gia nhập.
 
Sẽ có cổng thông tin điện tử "Cơ sở dữ liệu WTO và tiếp cận thị trường"
Nguồn: TTXVN

Nằm trong khuôn khổ Dự án hỗ trợ chính sách thương mại đa biên II (MUTRAP II) do Bộ Thương mại phối hợp cùng Phái đoàn của Uỷ ban châu Âu tại VN thực hiện, các chuyên gia châu Âu hiện đang giúp VN xây dựng Cổng thông tin điện tử ?Cơ sở dữ liệu WTO và tiếp cận thị trường?.

Bà Trần Thị Thu Hằng, Giám đốc Dự án MUTRAP II cho biết, với mục đích giúp VN tận dụng các lợi ích khi trở thành thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Cổng thông tin điện tử "Cơ sở dữ liệu WTO và tiếp cận thị trường" được đặt tại Bộ Thương mại nhằm định hướng các vấn đề tiếp cận thị trường mà các nhà XK VN gặp phải tại thị trường nước ngoài và tạo kênh giao lưu cho việc trao đổi thông tin liên quan đến WTO giữa các cơ quan Chính phủ cấp Trung ương và địa phương với cộng đồng DN.

Dự kiến, Cổng thông tin điện tử ?Cơ sở dữ liệu WTO và tiếp cận thị trường" sẽ chính thức đi vào hoạt động năm 2007.
 
Việt Nam hy vọng các thành viên WTO tiếp tục các nỗ lực khai thông mậu dịch toàn cầu sau thất bại của hội nghị tại Geneve

Nguồn: VOA

Với hy vọng được thu nhận vào Tổ chức Thương mại Thế giới trong năm nay, Việt Nam tỏ ý mong muốn các thành viên của WTO sẽ nhanh chóng tiếp tục các nỗ lực khai thông mậu dịch toàn cầu sau thất bại của cuộc họp 6 bên tại Geneve trong tuần này.

Phát ngôn viên bộ ngoại giao Việt Nam, ông Lê Dũng nói rằng Việt Nam trông đợi các thành viên WTO, nhất là các đối tác thương mại chính của WTO trong nhóm G6 tiếp tục hợp tác để tìm ra một giải pháp khai thông bế tắc hiện nay.

Ông Dũng nói rằng “Lợi ích của các nước đang phát triển cần được tôn trọng và đảm bảo để vòng Doha thực sự là Vòng đàm phát vì phát triển.”

Vòng đàm phán mới nhất bị đình lại hôm thứ hai sau khi 149 thành viên của WTO không đạt được thỏa thuận về việc cắt giảm thuế hải quan và trợ cấp.
Phát ngôn viên bộ ngoại giao Việt Nam nói thêm rằng, “Về phần mình, Việt Nam đang nỗ lực tối đa để sớm trở thành thành viên WTO và sẽ nỗ lực hết mình để có thể có những đóng góp thiết thực vào sự hợp tác vì phát triển của hệ thống thương mại toàn cầu này.”
 
Cái nè cũ rùi,nhưng em thấy ít người đề cập nên post chơi:HIhi
Chủ tịch mới của WTO là một phụ nữ Kenya
Theo nguồn tin từ Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO), Đại hội đồng của WTO vừa bầu ra vị Chủ tịch mới cho năm 2005. Đó là Đại sứ Kenya tại WTO, bà Amina Chawahir Mohamed.
WTO.jpg



Chủ tịch mới của WTO, bà Amina Chawahir Mohamed
Trước đó có một số gương mặt được kỳ vọng: Đại sứ Brazil tại WTO Luis Felipe de Seixas Correa; Đại sứ Uruguay tại WTO Carlos Perez del Castillo và Ngoại trưởng Mauritius Jayen Cuttaree. Nguyên Cao ủy Thương mại EU Pascal Lamy.

Nhiệm kỳ Chủ tịch WTO sắp tới sẽ bắt đầu vào tháng 9/2005. Đứng đầu tổ chức này hiện nay là đại diện đến từ Thái Lan, ông Supachai Panitchpakdi, theo lịch trình sẽ mãn nhiệm vào 30/8 năm nay.

Nhiệm kỳ 2005- 2006 của WTO sẽ gồm những cơ quan và các vị Chủ tich của các cơ quan đó như sau:

- Đại Hội đồng: Chủ tịch Bà Amina Chawahir Mohamed (Kenya)
- Cơ quan giải quyết khiếu nại: Chủ tịch Ông Eirik Glenne (Na Uy)
- Cơ quan Rà soát Chính sách thương mại: Ông . Don Stephenson (Canada)
- Hội đồng Thương mại hàng hóa: Ông Vesa Tapani Himanen (Phần Lan)
- Hội đồng Thương mại Dịch vụ: Ông Claudia Uribe (Colombia)
- Hội đồng TRIPS: Ông CHOI Hyuck (Hàn Quốc)
- Uỷ ban Thương mại và Môi trường: Ông Shree Baboo Chekitan Servansing (Mauritius)
- Uỷ ban Thương mại và Phát triển: Ông Gomi Tharaka Senadhira (Sri Lanka)
- Uỷ ban về Hạn chế trong Cân đối thanh toán: Ông Víctor Echevarría Ugarte (Tây Ban Nha)
- Uỷ ban Hiệp định Thương mại khu vực: Ông Ronald Saborío Soto (Costa Rica)
- Uỷ ban Ngân sách, Tài chinh và Hành chính: Ông Jan-Meinte Postma (Hà Lan).
- Nhóm Công tác về thương mại và Chuyển giao Công nghệ: Ông Manuel Antonio J. Teehankee (Philippines)
- Nhóm Công tác về Thương mại, Nợ và Tài chính: Ông . Kweronda-Ruhemba (Uganda)

Trang Đào
 
UBTC Thượng viện Mỹ thông qua PNTR cho VN

6h sáng nay (theo giờ VN), Uỷ ban Tài chính Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua dự luật S.3495 trao Quy chế Thương mại Bình thường Vĩnh viễn (PNTR) cho VN với 18/23 phiếu thuận.

Sau khi Uỷ ban Tài chính Thượng viện thông qua PNTR, dự luật này còn phải được đưa ra bỏ phiếu tại phiên toàn thể của Thượng viện. Đồng thời, PNTR cũng phải trải qua "cửa ải" là Uỷ ban Tài chính và Thuế vụ Hạ viện rồi ra phiên toàn thể Hạ viện trước khi được Tổng thống Bush ký ban hành thành luật.

Trong tình huống xấu nhất, cho dù Mỹ không trao quy chế này cho VN trong năm nay thì VN vẫn có thể trở thành thành viên chính thức của WTO mà Mỹ không thể ngăn cản vì giữa hai nước đã kết thúc đàm phán song phương và ký thoả thuận hồi tháng 5 vừa qua. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, nếu đến thời điểm đó, VN vẫn chưa nhận được PNTR thì chính Mỹ sẽ lâm vào tình trạng vi phạm quy tắc của WTO về thương mại bình đẳng và không phân biệt giữa tất cả các thành viên. Hậu quả là, các DN Mỹ sẽ thiệt thòi so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường VN. (VNN)
 
Ủy ban Tài Chính của Thượng Viện thôi. Sau đó còn đến Thượng Viện, rồi Quốc Hội... hic đến Tết VN mới vào được cái WTO khỉ gió đấy...8-}
 
Ặc.....Vít gì vậy...Không hỉu gì tình hình Chính trị thì đừng nói vậy nghen!!!Anh Nghĩa bít được là thịt đó....hix...Trừ cho bét nhè điểm chất lượng!!!Cái tội vít lung tung...
Nhìu nước mún vào WTO còn không được ...đây lại nói là cái khỉ gió..hix!!!
 
:-s Tha mạng, tha mạng! Em chỉ nói lên chính kiến của mình thôi, ko có ý gì đâu. Chả lẽ nói ra là xấu hả các anh?:-s
 
Không phải....Vì chính kiến đóa sai lầm quá em ạ!!!Chẳng gì gì cả....vớ va vớ vẩn...hix....WTO là 1 trong những tổ chức MAXIMUM tồn tại trên thế giới đấy em ạ!VN gia nhâp được nghĩa là có thêm 1 lá chăn,1 tổ chức để làm nhìu việc được thuận lợi hơn!!!Xin tiền chẳng hạn
 
Em Tùng đừng đùa với bạn Lộc vậy:D:D:D! để bạn ấy nói theo cách nghĩ của mình làm cho topic phong phú & đa dạng hơn. Mà có vậy Tùng mới có được 2 bài nhảy & anh được 1 bài:D:D:D.
 
Nguyen Hoai Nghia đã viết:
Mà có vậy Tùng mới có được 2 bài nhảy & anh được 1 bài:D:D:D.
2 bài với 1 bài là sao hả anh Nghĩa????

Có mấy ai bít "Nga khó vào WTO trước 2008"
Trưởng đoàn đàm phán Nga Maxim Medvedkov hôm qua cho biết, nước này sẽ không thể vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) trong năm nay và cả năm sau, do chưa đạt được thỏa thuận với Mỹ, Costa Rica, Gruzia và Moldova.
1-2.jpg


Trước đó, ông Medvedkov cho biết nước Nga sẽ cố gắng hoàn tất đàm phán song phương với 4 đối tác trên vào mùa thu năm nay. Tuy nhiên, mới đây Gruzia đã không đồng ý ký vào Nghị định thư về việc gia nhập WTO của Nga và nhấn mạnh chỉ đồng ý khi nào Matxcơva dỡ bỏ chế độ thuế quan phân biệt đối với hàng xuất khẩu của Gruzia sang Nga.

Ông Medvedkov cho biết, phía Gruzia lo ngại 3 vấn đề: lệnh cấm nhập khẩu rượu vào Nga; bảo vệ thương hiệu; và đóng cửa các văn phòng hải quan của Nga ở biên giới Gruzia với Abkhazia và Nam Ossetia.


Nga - Mỹ vẫn còn nhiều bất đồng trong đàm phán. Ảnh: AFP

Costa Rica và Moldova cũng yêu cầu Nga phải cắt giảm mạnh mẽ thuế nhập khẩu đối với đường thô. Ngoài ra, hai quốc gia này cũng lo ngại sẽ gặp trở ngại khi xuất khẩu rượu và hoa màu sang Nga.

Trong khi đó đàm phán với Mỹ không thể thông suốt do hai bên vẫn bất đồng trong các tiêu chuẩn vệ sinh đối với sản phẩm thịt lợn và thịt bò nhập khẩu từ Mỹ.

Washington từng yêu cầu Matxcơva ban hành các loại giấy chứng nhận cho phép nhập khẩu thịt lợn của Mỹ mà không cần phải làm các xét nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, phía Nga khẳng định không thể đáp ứng yêu cầu này bởi sức khỏe người dân là quan trọng.

"Đây là vấn đề gây cản trở lớn nhất trong quá trình đàm phán. Nếu chúng tôi giải quyết được thì mới có thể đạt được thỏa thuận kết thúc đàm phán với Mỹ", ông Medvedkov nói.

K.G. (theo RussiaJournal, India Daily
 
Back
Bên trên