Viet Nam khong vao` WTO

Em vừa vào lại để đính chính cái permanent income hypothesis thì đã thấy anh Hưng trả lời. Cám ơn anh. Tại vì đọc cái này lâu rồi, mà đọc ko kĩ nên phát biểu lộn ngược đến vậy.
Còn về Friedman, có phải là 2 bố con ông này, ông bố đoạt giả Nobel, ông con là nhà báo (ko biết có phải nghề tay trái ko) đã phổ biến cuốn The Lexus and olive tree và The world is flat ko nhỉ? Em mới đọc cuốn sau. Cách viết thì hay,đưa dẫn chứng xuất sắc nhưng có ai thấy nó phiến diện, chung chung ko nhỉ.
 
Ai biết khác nhau giữa cổ phần hóa & tư nhân hóa ko

Em mới đọc một vài bài và cũng nghe nhiều người nhắc đến cổ phần hóa. Nước ta ưu tiên tiến hành cổ phần hóa tư nhân hóa đồng thời, chứ ko tư nhân hóa một cách ồ ạt.
-Cho em hỏi 2 cụm từ này giống và khác nhau ở điểm na, áp dụng cho những đối tượng nào, thuật ngữ được sử dụng trong Tiếng Anh là gì, vì sao Việt Nam lại chọn cách làm như vậy?
-Liệu cổ phần hóa thì có ưu điểm gì hơn tư nhân hóa và còn nhược điểm nào ko?
-Ngoài ra thì, vào WTO có ảnh hưởng gì đến tiến trình này ko?
 
hờ, câu hỏi của Minh khá thú vị đấy! :x chị cũng muốn trả lời giúp em nhưng mà giờ chưa có được câu trả lời, chắc phải tìm đọc và nghiên c­ứu thêm thì mới được! :D:p
 
Em thì tự hiểu nôm na thế này thôi:
- Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam thực chất là tư nhân hoá, thực ra là chia tài sản doanh nghiệp, nhưng là cho công nhân viên chức. Thế nên sẽ chả có tư hữu lớn hay độc quyền gì cả.
- Tư nhân hoá ở Việt Nam hình như là việc cho phép thành lập hàng loạt các đơn vị kinh tế tư nhân chứ ko phải biến 1 doanh nghiệp nhà nước thành 1 doanh nghiệp tư nhân. Cuối cùng là tỉ lệ của thành phần kinh tế tư nhân tăng lên so với khu vực nhà nước.
=> Đúng kiểu kinh tế thị trg`, định hướng XHCN.;))
Cả 2 việc này đều rất tiến bộ để thúc đẩy phát triển kinh tế nhưng do trình độ quản lý ở VN còn thấp nên có nhiều bất cập.
(Cái này mới nghĩ sáng nay sơ sơ thế thôi, chả có mấy kiến thức gì cả.:p)
 
Hôm nay 11/1, Việt Nam chính thức là thành viên đầy đủ của WTO

Vào lúc 15h chiều nay (tức 9h sáng Geneva, Thụy Sĩ), tại trụ sở Tổ chức thương mại thế giới sẽ tiến hành nghi lễ trao thẻ thành viên WTO chính thức cho Việt Nam. Kể từ ngày này, VN phải thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ trong vai trò thành viên mới của WTO cũng như việc thực hiện các cam kết WTO của VN. Với tấm thẻ thành viên WTO, VN tiếp tục hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới.

Chào mừng VN vào WTO
Từ Geneva, đại sứ Ngô Quang Xuân cho biết để chào mừng VN trở thành thành viên chính thức, từ ngày 9/1, Ban thư ký WTO đã cho treo một băngrôn to rộng chiếm cả ba tầng nhà trước cửa ra vào trụ sở chính của WTO với dòng chữ “Chào mừng VN vào WTO”. Cũng từ hôm nay 11/1, các cam kết WTO của VN chính thức có hiệu lực. “Theo tôi, ưu tiên lớn nhất là phải làm sao nhận diện thật rõ, đồng thời đánh giá kịp thời những tác động đến thị trường, hàng hóa và doanh nghiệp trong nước ngay những ngày đầu thực hiện để điều chỉnh ngay về chính sách... Trong đó, đặc biệt chú ý nguồn nhân lực có đáp ứng ngay được nhu cầu với thị trường hay không” - ông Xuân nói.

Cũng theo đại sứ Ngô Quang Xuân, sau kỳ nghỉ năm mới, tại Geneva, từ ngày 20/1 các cuộc đàm phán về vòng đàm phán Doha sẽ tiếp tục trở lại. Ngoài việc bắt đầu thực thi các cam kết về nghĩa vụ và quyền lợi của một thành viên chính thức WTO, VN cũng sẽ bắt đầu tham gia trực tiếp các vòng đàm phán này. Cũng như những nước mới gia nhập WTO trước đây, thời gian đầu VN chắc chắn sẽ gặp không ít khó khăn để nắm bắt sâu sát nội dung tất cả vấn đề của vòng đàm phán và sau đó là tham gia các nhóm lợi ích trong đàm phán.

Cơ quan Thương mại và Phát triển Hoa Kỳ bầu chọn Việt Nam là “Đất nước tiêu biểu của năm 2006”

Theo tin từ Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TPHCM, hôm nay, 11/1/2007, nhân ngày Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, Giám đốc Cơ quan Thương mại và Phát triển Hoa Kỳ (USTDA) Thelma J. Askey sẽ trao giấy chứng nhận “Đất nước tiêu biểu của năm 2006” do cơ quan này bầu chọn cho ông Nguyễn Tâm Chiến, Đại sứ CHXHCN Việt Nam tại Hoa Kỳ. Buổi lễ tổ chức ở tòa nhà Ronald Reagan & Trung tâm Thương mại Quốc tế.


Đại sứ Ngô Quang Xuân khẳng định Cơ quan đại diện của VN tại Geneva sẽ hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp trong nước, nhất là các vấn đề về thủ tục, chính sách, luật pháp quốc tế...

“Phải điều chỉnh để tránh tác động”

Theo bà Nguyễn Thị Bích - vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài chính), ngành hàng dệt may sẽ bị tác động nhiều nhất từ việc cắt giảm thuế, bao gồm cả quần áo may sẵn, sợi, bông... Tuy nhiên, với những mặt hàng may sẵn loại cao cấp từ Hàn Quốc, Hong Kong, châu Âu... giá có thể giảm ngay, nhưng hàng chưa chắc vào ồ ạt.

Còn các mặt hàng mỹ phẩm, đồ trang sức... hầu hết đang có thuế suất cao từ 30% trở lên nên người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi từ đợt cắt giảm thuế từ 11/1 với mức giảm khá cao 20-40%.

Riêng mặt hàng điện tử, giá sẽ không giảm thêm sau ngày 11/1 vì thời gian qua có đến 50% các loại linh kiện điện tử nhập khẩu VN đã hưởng thuế suất 0%, và 50% còn lại cắt giảm theo lộ trình từ nay đến ba năm nữa.

Bộ trưởng Bộ BC-VT Đỗ Trung Tá cho biết thách thức lớn nhất hiện nay là làm sao tăng cường được nội lực của mình lên để phát huy ngoại lực đến từ WTO. Bây giờ chúng ta đã có 8 doanh nghiệp có cơ sở hạ tầng viễn thông và được cấp phép hoạt động. Họ có quyền liên doanh với các công ty nước ngoài. Vậy, cần phải làm sao để những doanh nghiệp này thực sự thu hút được sự chú ý, nguồn vốn đầu tư, cũng như công nghệ mới từ nước ngoài. Muốn như vậy, các doanh nghiệp này phải đủ mạnh về mọi mặt.

Với tấm thẻ thành viên WTO, VN tiếp tục hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới qua việc tiến hành để đạt được các hiệp định thương mại song phương với các nước

Theo thông tin từ Bộ Thương mại, ngày 14/1, đoàn đàm phán của Chính phủ do Thứ trưởng Bộ Thương mại Phan Thế Ruệ làm trưởng đoàn sẽ sang Nhật Bản để đàm phán hiệp định đối tác kinh tế song phương. Nội dung đàm phán giữa hai nước chủ yếu tập trung vào việc mở rộng thị trường cho hàng hóa của hai nước. Sau Nhật Bản, dự kiến trong năm nay VN và Chile cũng sẽ khởi động đàm phán thương mại song phương.


Dự kiến chương trình WTO công nhận Việt Nam hôm nay (theo giờ Geneva, chậm hơn Việt Nam 6 tiếng đồng hồ)

9h10: Chủ tịch Đại Hội đồng WTO, đồng thời là Chủ tịch Ban Công tác đàm phán gia nhập của Việt Nam Eirik Glenne; cùng Giám đốc Vụ đàm phán gia nhập của WTO Arif Hussain cùng nhiều quan chức WTO, đại diện Việt kiều tại Thụy Sỹ và các vùng Pháp lân cận, sẽ chào đón Đại sứ Ngô Quang Xuân và các nhà ngoại giao Việt Nam tại cổng chính của lâu đài William Rappad, trụ sở WTO.

- 9h30: Tổng giám đốc WTO Pascal Lamy sẽ tiếp đón và chúc mừng đại sứ Ngô Quang Xuân và những cán bộ chủ chốt của cơ quan ngoại giao Việt Nam. Sau đó Ban Thư ký WTO sẽ giới thiệu địa điểm ghế ngồi thành viên chính thức của Việt Nam. Đại sứ Việt Nam cùng phái bộ sẽ được mời đổi thẻ từ quy chế quan sát viên sang quy chế thành viên chính thức.

19h30: Đại sứ Việt Nam liên hoan chào mừng, chiêu đãi hẹp.

Nguồn: SGGP, TTO, VNE.
 
Chào các Bạn quan tâm đến việc Việt Nam gia nhập WTO. Thì bây giờ đã gia nhập rồi. Nhưng những điều khoảng đã ký thì còn lắm chuyện để bàn. Bạn nào có thời gian đọc lại một số những điều mà Việt Nam đã ký các Bạn sẽ thật bất ngờ và hy vọng Topic này sẽ tiếp tục tăng trang:D.

Chào Thân ái & Quyết thắng!
 
Sửa lại tên topic thành "Việt Nam đã vào WTO" thôi .Và câu chuyện khi Việt Nam đã vào WTO chắc còn dài và hay hơn nữa.
 
Back
Bên trên