Viet Nam khong vao` WTO

đến giờ này thì 100 % rồi :))Bây giờ thì lo một loạt thuế sẽ tăng vọt đi là vừa , như thuế thu nhập chẳng hạn , để bù vào các cái tariff sắp bị dỡ bỏ ào ào .
just kidding , vẫn phải giữ niềm lạc quan cách mạng
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hàng hoá Mĩ tràn ngập thị trường...:))
Nhưng đố dân ta có tiền mua đấy. Lo thì lo mỗi hàng Tàu thôi...:-s
 
Tư cách Thành viên thì không bàn đã ok nhưng chưa gọi là 100% bởi yếu tố Mỹ. Còn gia nhập năm nay thì chưa chắn 100% trong năm 2006 mà chỉ nên gọi là sắp gia nhập hay dự kiến gia nhập hay hy vọng gia nhập mà thôi. Bởi cho dù Quốc hội Việt Nam ok 100% thì cũng phải thông qua mất 2 ngày và sau đó là 30 ngày... Và đến giơ chưa có thông báo chính thức ngày gia nhập.

Chào Thân ái!
 
@bạn Bách: Thuế thu nhập tăng vọt là chuyện không nên và cũng là không tưởng vì cúng ta mới chỉ dè dặt đưa ra loại thuế này, mọi thay đổi lớn đêu có thể gây ảnh hưởng tiêu cực do mức thu nhập cá nhân thấp của dân ta. Ngoài ra những mập mờ trong việc tính toán các khoản thu nhập cá nhân này do hệ thống thanh toán chi trả bằng ngân hàng chưa phát triển. Còn dù chính phủ dỡ bỏ tariff thì chính phủ vẫn có một nguồn đầu tư nước ngoài lớn đang chảy vào, dỡ bỏ chủ nghĩa bảo hộ (protectionism) là dỡ bỏ cả tariff cũng như cả các khoản "trợ giá", "bù lỗ" tốn kém cho doanh nghệp nhà nước và nhiều ngành công nghiệp nên có thể mặc định là "hòa vốn" (cái này mình diễn đạt nôm na quá)

@ Lộc: đừng coi thường hàng Mỹ, nó nhiều cái rẻ lắm chứ chẳng chơi đâu, lại có good branding compaign nên việc đánh bại hàng việt Nam là chyện nhỏ, ngay cả hàng Trung Quốc. Mấy ông Việt Nam đã mất thế trong chuyện cạnh tranh, nay lại ưu tiên mấy anh tập đoàn đa quốc gia(multinational company). ĐIển hình như việc cấp giấy phép cho mở Walmart ở ngay mấy phố chính giữ lòng thủ đô, nhưng một doanh nghệp VN trc đó (tên gì ko nhớ lắm) thì bị từ chối. Nhìn vào Trung quốc thì thấy, các thành phố lớn đều chỉ cho các siêu thị nước ngoài (thường chiếm nhiều diện tích) như Tesco, Metro, Walmart hoạt động ở các khu vực ngoại thành, giảm được phí cơ hội (opportunity cost) về land và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nc (vừa và nhỏ) hoạt động. Vì nhìn từ lợi thế vị trí ngoại thành, các siêu thị này cũng có một số lợi thế là có thêm nhiều bãi đõ xe, tránh ách tắc giao thông. Xem ra mấy ông VN đang làm ngược lại.

Tin mới nhất từ báo chí:
Nhóm các nước châu Á tại LHQ vừa nhất trí thông qua quyết định đề cử Việt Nam là ứng cử duy nhất của châu lục vào ghế Ủy viên không thường trực HĐBA nhiệm kỳ 2008-2009. Đại sứ Việt Nam tại LHQ Lê Lương Minh nhận định, gần như chắc chắn Việt Nam sẽ trở thành thành viên của HĐBA.

Các bạn ai yêu thích kinh tế, kinh doanh hay biết ai có sở thích như vậy, xin giới thiệu vào blog cá nhân của Minh(mới viết ngày 20/10/06). Blog được biên tập bởi tác giả (sẽ bao gồm bài viết, bài bình luận, thông tin thu nhặt và tổng hợp các tài nguyên sách vở, mạng internet), chủ yếu bằng Tiếng Anh, có cả Tiếng Việt. Hy vọng là mọi người vào Comment, góp ý cho mấy tiếng cả về kiến thức, trình bày, hay yêu cầu cá nhân đối với tác giả. Mình học Kinh tế rất mong được học hỏi từ mọi người
 
Nhóm các nước châu Á tại LHQ vừa nhất trí thông qua quyết định đề cử Việt Nam là ứng cử duy nhất của châu lục vào ghế Ủy viên không thường trực HĐBA nhiệm kỳ 2008-2009. Đại sứ Việt Nam tại LHQ Lê Lương Minh nhận định, gần như chắc chắn Việt Nam sẽ trở thành thành viên của HĐBA.
Ai giải thik cho em lợi ích của việc này đc ko? Thấy ông nào sang thăm VN thì VN cũng đòi ủng hộ cả.:(
 
@bạn Bách: Thuế thu nhập tăng vọt là chuyện không nên và cũng là không tưởng vì cúng ta mới chỉ dè dặt đưa ra loại thuế này, mọi thay đổi lớn đêu có thể gây ảnh hưởng tiêu cực do mức thu nhập cá nhân thấp của dân ta. Ngoài ra những mập mờ trong việc tính toán các khoản thu nhập cá nhân này do hệ thống thanh toán chi trả bằng ngân hàng chưa phát triển.

Bạn nói đúng, hệ thống ngân hàng Việt Nam rất là đơn giản và và chưa phát triển đầy đủ, thiếu vắng những nguyên luật cần thiết, cho nên rất có thể dẫn đến những hành động mờ ám. Tuy nhiên, trong một nền kinh tế, đánh thuế là một điều cần thiết, và trong các loại thuế thì thuế thu nhập là thỏa mãn đủ hai nguyên tố chính trị, và kinh tế và có sự ảnh hưởng đến kinh tế thấp nhất so với các loại thuế khác đối với kinh tế (cái này mình có nói rõ hơn ở Toàn Cầu Hóa Trong Thảo Luận Nghiêm Túc).

Chỉ cần một số technical thayy đổi trong hệ thống ngân hàng (IMF có một guidelines giúp cho việc này), thì chúng ta có thể bước đầu cải tiến cả một hệ thống.

Còn dù chính phủ dỡ bỏ tariff thì chính phủ vẫn có một nguồn đầu tư nước ngoài lớn đang chảy vào, dỡ bỏ chủ nghĩa bảo hộ (protectionism) là dỡ bỏ cả tariff cũng như cả các khoản "trợ giá", "bù lỗ" tốn kém cho doanh nghệp nhà nước và nhiều ngành công nghiệp nên có thể mặc định là "hòa vốn" (cái này mình diễn đạt nôm na quá)

Bạn nói rất đúng, tuy nhiên nếu mọi việc đều chỉ ở trong phạm vi kinh tế thì điều bạn nói hoàn toàn đúng, đó cũng là những gì các nhà kinh tế ở IMF cố vấn cho các quốc gia.

Tuy nhiên, một nền kinh tế còn có những yếu tố khác. Thứ nhất đó là sự thất nghiệp của những công nhân viên chức bị mất việc ở các công ty nhà máy được chính phủ trợ cấp và những công tư được lợi từ những chính sách bảo hộ dẫn đến một số lượng thất nghiệp lớn. Và hiện nay, tỉ lệ thất nghiệp của Việt Nam ở các thành phố đã là rất lớn rồi (20-25%), cho nên trong một khoảng thời gian ngắn đầu tiên những người này sẽ bị ảnh hưởng rất xấu và rất có thể tạo ra những áp lực chính trị rất lớn (như ở Indonesia năm 1999).

Khái niệm của toàn cầu hóa là giúp cho những winners win và losers sẽ lose, nhưng cũng đảm bảo cho họ một hệ thống giúp đỡ họ cho có cơ hội thứ hai (social safety net): như các chương trình đào tào nghề nghiệp miễn phí phù hợp với một nền kinh tế mới, một số tiền hỗ trợ tạm thời cho các người thất nghiệp cho đến khi tốt nghiệp trường đào tạo nghề vv. Cái này cần nguồn vốn lớn, tuy nhiên sẽ rất hiệu quả và giảm sự chống đối với toàn cầu hóa từ các công nhân viên chức của các công ty được bảo hộ.

World Bank có chương trình thế này, và có một ngân sách giúp đỡ cụng tương đối. Tuy nhiên, về lâu dài, thì chúng ta cần có một hệ thống phát triển, và đầy đủ để tạo ra những điều kiện thích hợp nhất cho nền kinh tế chúng ta luôn luôn flexible, ứng phó hiệu quả với các thay đổi của thị trường. Và một nguồn thuế mình thấy có vẻ thiết thực hiện này là thuế thu nhập (đương nhiên như bạn nói, chúng ta phải cải cách hệ thống ngân hàng trước.)




P/s: hai cuốn sách Why Globalization Works và In Defense of Globalization cũng có đề cập đến những vấn đề tương tự như vậy, nếu bạn thấy hứng thú thì có thể lấy tham khảo. And lastly, cool blog, xin hỏi bạn ai là authors vậy?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tin mới nhất từ báo chí:
Nhóm các nước châu Á tại LHQ vừa nhất trí thông qua quyết định đề cử Việt Nam là ứng cử duy nhất của châu lục vào ghế Ủy viên không thường trực HĐBA nhiệm kỳ 2008-2009. Đại sứ Việt Nam tại LHQ Lê Lương Minh nhận định, gần như chắc chắn Việt Nam sẽ trở thành thành viên của HĐBA.

Xin lỗi bạn, tin này bạn lấy được từ đâu vậy? Bởi vì theo báo cáo 14 tháng 8 năm 2006 của UN Security Council, thì chỉ có Indonesia, South Korea và Nepal tranh cử cho 1 ghế ở khu vực Châu Á cho term 2007-2008 ( http://www.securitycouncilreport.or...ty_Council_Elections_2006br14_August_2006.htm )

Và theo báo cáo của BBCthì chiếc ghế đó đã vào tay Indonesia http://www.bbc.co.uk/caribbean/news/story/2006/10/061018_venezwed.shtml

Hay ý bạn là term 2009-2010?

Ai giải thik cho em lợi ích của việc này đc ko? Thấy ông nào sang thăm VN thì VN cũng đòi ủng hộ cả

Cái này bạn có thể lên wikipedia để tìm, tuy không chuyên môn lắm, tuy nhiên nó tóm tắt về lịch sử, cách bầu cử, nhiệm vụ của UN security council một cách dễ hiểu và cũng khá chính xác.

http://en.wikipedia.org/wiki/UNSC (cái này bằng English). Wikipedia còn có các ngôn ngữ khác như tiếng pháp, hoa, Hà Lan vv.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tuy nhiên, trong một nền kinh tế, đánh thuế là một điều cần thiết, và trong các loại thuế thì thuế thu nhập là thỏa mãn đủ hai nguyên tố chính trị, và kinh tế và có sự ảnh hưởng đến kinh tế thấp nhất so với các loại thuế khác đối với kinh tế (cái này mình có nói rõ hơn ở Toàn Cầu Hóa Trong Thảo Luận Nghiêm Túc).
Xin lỗi vì chưa đọc cái Phước viết trong cái topic kia nhưng tớ phản đối ý kiến cho rằng thuế thu nhập có sự ảnh hưởng đến kinh tế thấp nhất.
Kinh tế lý thuyết chỉ ra rằng thuế thu thấp, trong mối tương quan với thuế tiêu dùng hay đúng hơn là thuế của cải (wealth tax), tạo ra nhiều sự xuyên tạc (distortions) những yếu tố ảnh hưởng rất xấu đến hành động (behaviors) của cá thể và cản trở phát triển.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Kinh tế lý thuyết chỉ ra rằng thuế thu thấp, trong mối tương quan với thuế tiêu dùng hay đúng hơn là thuế của cải (wealth tax), tạo ra nhiều sự xuyên tạc (distortions) những yếu tố ảnh hưởng rất xấu đến hành động (behaviors) của cá thể và cản trở phát triển.

Đúng thế, income tax quả thật distort hành động của behaviors và cản trở phát triển, tuy nhiên wealth tax cũng vậy, và cái distortion này cũng chỉ là một phần của những điểm cần xem xét khi mà đánh thuế

Mỗi loại tax gồm có ba điểm chính cần xem xét:

1) Khả năng thu nhập của loại tax này
2) Khả năng tác động của nó lên nền kinh tế
3) Sự công bằng trong mắt người dân và được người dân chấp nhận (its legitimacy and perception among the taxed) - nói tóm lại tính khả thi và sự ủng hộ chính trị của nó.

Về overall của "cả" ba điểm này mình thấy income tax tốt hơn các loại taxes khác. Trong cái argument mình viết ở Thảo Luận Nghiêm Túc, ở Toàn Cầu Hóa mình có so sánh giữa income tax với property tax.

Vấn đề ở đây là wealth tax (inheritance tax, property tax, capital gain tax etc) có thể tạo ít những ảnh hưởng xấu cho nền kinh tế (create negative side effect for the economy), tuy nhiên:

1) Khả năng thu nhập của nó rất yếu kém, bằng chứng là nó thường chỉ là "extra taxes" hoặc là "secondary taxes" ở nhiều nước bên cạnh một nguồn thuế chính (income tax hoặc là sale tax);

2) Thứ hai nó không có "economically distribute the burden of the tax for the entire economy" nghĩa là cái loại thuế này chỉ tax một số aspect của nền kinh tế.

3) Thứ ba sự khả thi chính trị của nó rất yếu kém bởi vì để thực thi những loại tax này rất phức tạp, với tình trạng của nền kinh tế VN, như hiện nay thì sẽ rất dễ xảy ra abuses (sự lạm dụng) - cái này mình nói rõ hơn ở cái argument trước của mình (ở TLNT).

Cho nên, theo mình nghĩ thuế thu nhập vừa thỏa mãn 3 điểm chính kia, còn một bonus point đó là nó có thể rất đơn giản, phù hợp cho một nước đang phát triển.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ngọc Minh: Tin mới nhất từ báo chí:
Nhóm các nước châu Á tại LHQ vừa nhất trí thông qua quyết định đề cử Việt Nam là ứng cử duy nhất của châu lục vào ghế Ủy viên không thường trực HĐBA nhiệm kỳ 2008-2009. Đại sứ Việt Nam tại LHQ Lê Lương Minh nhận định, gần như chắc chắn Việt Nam sẽ trở thành thành viên của HĐBA.


Thiên Phước: Xin lỗi bạn (Ngọc Minh), tin này bạn lấy được từ đâu vậy? Bởi vì theo báo cáo 14 tháng 8 năm 2006 của UN Security Council, thì chỉ có Indonesia, South Korea và Nepal tranh cử cho 1 ghế ở khu vực Châu Á cho term 2007-2008 ( http://www.securitycouncilreport.org...ust_2006.ht m )

Và theo báo cáo của BBCthì chiếc ghế đó đã vào tay Indonesia http://www.bbc.co.uk/caribbean/news/...venezwed.shtml

Hay ý bạn là term 2009-2010?


*Bản tin mà Minh post chính là bản tin Thời sự trên VTV1 hôm qua (theo như anh biết). Chứ báo chí chưa thấy nói vụ này.
 
Đúng thế, income tax quả thật distort hành động của behaviors và cản trở phát triển, tuy nhiên wealth tax cũng vậy, và cái distortion này cũng chỉ là một phần của những điểm cần xem xét khi mà đánh thuế

Mỗi loại tax gồm có ba điểm chính cần xem xét:

1) Khả năng thu nhập của loại tax này
2) Khả năng tác động của nó lên nền kinh tế
3) Sự công bằng trong mắt người dân và được người dân chấp nhận (its legitimacy and perception among the taxed) - nói tóm lại tính khả thi và sự ủng hộ chính trị của nó.

Về overall của "cả" ba điểm này mình thấy income tax tốt hơn các loại taxes khác. Trong cái argument mình viết ở Thảo Luận Nghiêm Túc, ở Toàn Cầu Hóa mình có so sánh giữa income tax với property tax.

Vấn đề ở đây là wealth tax (inheritance tax, property tax, capital gain tax etc) có thể tạo ít những ảnh hưởng xấu cho nền kinh tế (create negative side effect for the economy), tuy nhiên:

1) Khả năng thu nhập của nó rất yếu kém, bằng chứng là nó thường chỉ là "extra taxes" hoặc là "secondary taxes" ở nhiều nước bên cạnh một nguồn thuế chính (income tax hoặc là sale tax);

2) Thứ hai nó không có "economically distribute the burden of the tax for the entire economy" nghĩa là cái loại thuế này chỉ tax một số aspect của nền kinh tế.

3) Thứ ba sự khả thi chính trị của nó rất yếu kém bởi vì để thực thi những loại tax này rất phức tạp, với tình trạng của nền kinh tế VN, như hiện nay thì sẽ rất dễ xảy ra abuses (sự lạm dụng) - cái này mình nói rõ hơn ở cái argument trước của mình (ở TLNT).

Cho nên, theo mình nghĩ thuế thu nhập vừa thỏa mãn 3 điểm chính kia, còn một bonus point đó là nó có thể rất đơn giản, phù hợp cho một nước đang phát triển.
Trước tiên nên làm rõ một chút. Chúng ta đang nói về 2 khía cạnh độc lập: Tính khả thi của thuế và tính hiệu quả. Thuế đất hiệu quả nhưng tính khả thi của nó = 0.
Đồng ý với Phước là income tax khả thi nhưng cho rằng wealth tax thiếu khả thi là chưa công bằng. Milton Friedman, ông tổ của trường phái kinh tế tự do mới người Mỹ, đã đề ra cái học thuyết về thu nhập thường xuyên (permanent income hypothesis) nói rằng việc tiêu dùng của con người ko hẳn phụ thuộc vào income tại thời điểm đó mà có tính ổn định dựa theo mức sống của họ. Như thế nghĩa là consumption tax ko gì khác chính là wealth tax. Như Phước nói sale tax và income tax là 2 cái đóng góp lớn nhất cho nguồn thu chính phủ.
Về mặt hiệu quả, hầu hết các advanced models đều chỉ ra rằng wealth tax gây ra ít distortions và công bằng hơn income tax. Nói thế ko có nghĩa rằng mọi cái thuộc về wealth tax đều tốt. Ví dụ như capital gain tax là một loại thuế bị chỉ trích rất nhiều.
Điểm thứ 2 Phước nói, ko hiểu lắm :p
 
Đồng ý với Phước là income tax khả thi nhưng cho rằng wealth tax thiếu khả thi là chưa công bằng. Milton Friedman, ông tổ của trường phái kinh tế tự do mới người Mỹ, đã đề ra cái học thuyết về thu nhập thường xuyên (permanent income hypothesis) nói rằng việc tiêu dùng của con người ko hẳn phụ thuộc vào income tại thời điểm đó mà có tính ổn định dựa theo mức sống của họ. Như thế nghĩa là consumption tax ko gì khác chính là wealth tax. Như Phước nói sale tax và income tax là 2 cái đóng góp lớn nhất cho nguồn thu chính phủ.

Về mặt hiệu quả, hầu hết các advanced models đều chỉ ra rằng wealth tax gây ra ít distortions và công bằng hơn income tax. Nói thế ko có nghĩa rằng mọi cái thuộc về wealth tax đều tốt. Ví dụ như capital gain tax là một loại thuế bị chỉ trích rất nhiều.

Một phần nào đó, mình đồng ý với cách nói của Hưng, tuy nhiên với nền kinh tế hiện nay của VN, Hưng nghĩ thế nào về tính khả thi của wealth tax (trong cái này bao gồm rất nhiều loại thuế khác nhau, hệ thống rất phức tạp)?

Còn income tax (thuế thu nhập), chỉ là một loại tax, đơn giản, tính hiệu quả cao, nếu manage tốt thì không cần phải có các loại thuế khác.

Và cuối cùng, Hưng có thể giới thiệu cho mình những readings so sánh wealth tax và income tax không, mình phải đọc thêm thì mới có thể hiểu perspective của Hưng một cách rõ ràng hơn.
 
Về permanent income hypothesis, Phước có thể đọc trên wiki. Muốn hiểu sâu hơn thì tìm vài bài báo hay sách của Milton Friedman.
Về so sánh giữa income tax và consumption tax có thể đọc cái article này:
Author(s): Garner, C. Alan
Affiliation: Federal Reserve Bank of Kansas City
Title: Consumption Taxes: Macroeconomic Effects and Policy Issues
Source: Federal Reserve Bank of Kansas City Economic Review v90, n2 (2nd Quarter 2005): 5-29
Cái này nói chung là downloadable trên mạng được.
 
Trời đất lâu lâu mới thấy diễn đàn sôi nổi như vậy.
Trước hết cần phải nói mấy anh chỉ hơn em một đến hai tuổi thôi nhưng em thấy là vốn kiến thức xem chừng hơn xa mình rất nhiều.
Em cũng xin viết đôi điều
(sau khi đọc bài post của mấy anh, viết mấy đoạn dưới đây mất cả thảy 30 phút, chưa kịp tham khảo mấy cái thuật ngữ mới vd permanent income hypothesis và sắp xếp trật tự gì cả, nên có gì sai xin góp ý ngay, :D)

1. Về chuyện HĐBA liên hợp quốc, anh Nghĩa đã xác nhân ở trên, dù nguồn tin này em vẫn chưa kịp kiểm tra 1 cách chính thức(mới nói là phương tiện thông tin đại chúng vậy thôi)

2. Việc anh Phước đề cập đến chuyện thất nghiệp, theo như em được biết thì [ ở VN ]tỉ lệ tăng việc làm ở khu vực tư nhân(private sector) là cao hơn nhiều so với ở khối khu vực nhà nước cho thấy nếu việc tư nhân hóa được tiến hành tốt thì tỉ lệ việc làm sẽ tăng lên chứ không giảm. Có người có thể cãi rằng là do khối tư nhân mới cất cánh nên việc so sánh với khu vực nhà nước là thiên vị. Riêng cá nhân em thì rất ủng hộ việc phát triển khu vực kinh tế cá thể hộ gia đình thông qua việc cung cấp thông tin(liên kết giữa các chuỗi sản xuất và tối đa lợi ích vd như giữa nông dân và nhà sản xuất cần nguyên liệu). Hay là các khoản cho vay dài hạn với lãi suất thấp cho hộ nghèo làm kinh tế dưới sự giám sát hướng dẫn của một vài tổ chức kinh tế (có lẽ tổ chức này cần chịu trách nhiệm về luật). Em nghĩ quá trình này sẽ làm tăng cường quá trình đô thị hóa(urbanisation) nông thôn tốt hơn là mô hình của Lewis (cho rằng quá trình di cư của lực lượng lao động từ nông thôn ra tp sẽ làm tăng hiệu quả công việc và đem lại sự phát triển). Thực tế 20-25% thất nghiệp anh Phước có thể tạm giải thích cho sự đầu tư nhiều mà chưa hiệu quả vào khu vực đô thị lớn như HN và HCM, dẫn đến lượng lao động thừa tại thành phố mà lại thiếu tại nông thôn (thiếu là thiếu so với nhu cầu tiêu dùng tiềm năng của người nông thôn). Một điểm khác là quá nhiều người, nhất là sinh viên sau khi ra trường mong muốn có công ăn việc làm tại các thành phố lớn tuy nhiên do giáo dục của nhà trường còn hạn chế nên việc tuyển dụng rất khó. Số kĩ sư, công nhân tay nghề của các ngành công nghiệp như lắp ráp, cơ khí đang thiếu nhưng việc dạy nghề ko đảm bảo hất lượng, hay do lượng ng` muốn học nghề còn thấp hay là doanh nghiệp ngại chi phí cho việc tái đào tạo lao động (occupational imoblity). Giá đất đã đắt lại ngày một tăng (vd tại Hà Nội) cũng là một cản trở lớn trong việc lưu chuyển nguồn lao động (geographical imobility)

3. Chuyện thuế má:
Em có băn khoăn về các yếu tố để đành giá thuế mà anh Phước nói. Em được học thì biết là thuế là công cụ cơ bản để phân bố lại thu nhập, giảm phần nào khoảng cách giàu nghèo. Vậy nó nằm chỗ nào trong 3 yếu tố trên, ý thứ 2 chăng? Nếu như em hiểu ý thứ 2 anh nói về wealth tax thì quả thật wealth tax chỉ nhắm vào một bộ phận người giàu (là những người sở hữu tài sản) chứ không phải là vào đại bộ phận nói chung. Có thể thấy, những người đc thừa kế, có đất đai và các khoản giá trị thì chiếm phần trăm không cao đại đa số XH. Hơn nữa nhũng ng` giàu có nhất thường có kĩ năng trốn thuế (tax-avoidance) tốt hơn cả, bằng việc chi cho đội ngũ nhân viên kế toán, thu thuế. Nhiều tài liệu cho thấy là đóng góp từ lọai thuế này không cao, cụ thể là trung bình wealth tax đc thu tại các nước OECD chỉ chiếm 2% tổng thu nhập thuế (total tax revenue)
Về income tax, em cho rằng rất khó nếu chỉ để cho IMF tham gia mà cải thiện được tình hình (nhât là đối với VN). Ngoài vấn đề banking system việc xây dựng thuế cũng khó nữa. Như em được biết thuế thu nhập của Vn còn nhiều yếu kém như chưa tính đến những khác biệt cá nhân của người có cùng mức thu nhập, chưa cân đối được giữa thuế thu nhập cá nhân và thuế doanh nghiệp. Mà nếu nếu gắng để áp dụng những điều này thì lại gặp trở ngại trong sự phức tạp của luật, người thiếu thông tin sẽ dễ bị thiệt, trong khi mấy anh có quyền lại được thể tham nhũng. Em thì vẫn chưa biết 1 giải pháp nào cụ thể mà đơn giản nào cả. Cái chính là thuế gì thì thuế cũng cần linh hoạt, đơn giản, thu được đúng người đúng số lượng hơn. Theo em với VN thì nên làm trước tiên là đơn giản hệ thống tính thuế và quan trọng nhất là tăng cường, làm tốt công tác thu thuế(thông qua ngân hàng, kế toán, luật , nhân viên thu thuế có trình độ và trách nhiệm)

4. Về cái permanent income hypothesis, anh Hưng cho em hỏi nó có phải là phản biện lại với life-cycle hypothesis của Keynes ko. Mà nghe hơi giống ý kiến của ông Modigliani gì thì phải.

5. Xin "nhai lại" về bản thân 1 chút:
Em học Economics đã được 1 năm. Gọi là 1 năm vì lúc đầu rất hứng thú với nó, mình như người không biết tí gì đến lần đầu biết đến 3 cái câu hỏi cơ bản của môn Eco. Do thường xuyên theo dõi thời sự và báo chí(tất nhiên là Tiếng Việt :D) trc đó nên cũng ko bị quá bỡ ngõ. Nhưng học 1 thời gian thì phát hiện ra là toàn lí thuyết suông, liên hệ thực tế rất ít, giáo viên thì giảng khuôn mẫu như sách (dù hơn Vn nhiều lắm rồi) hay là giảng toàn chuyên gà vịt ở đâu ấy, mình hỏi thì cứ trả lời ậm ừ, chẳng thấy tranh cãi thỏa luận được mấy. Đợt đấy còn thi thoảng có net thì lang thang trên forum hỏi han anh chị lớn hơn, như anh Nghĩa., vì trường có Internet dùng hạn chế quá bắt đống tiền, còn sách vở và các tài liệu khác thì cũng khan hiếm trong thư viện, có nhiều cái khó quá, hay cũ quá, mà cũng chẳng ai hướng dẫn mình học thế nào cho hiệu quả cả. Thế nên là máu nóng cũng nguội nhanh, học hành vạt vờ (dùng tạm từ này) so với 1 thời gian học rất nổi bật trc đó (haha) tính em vớ vẩn nhất ở đoạn này(biết va đang sửa) .----> Chủ quan, suy nghĩ thiển cận mất bao nhiêu thời gian mới nhận ra là học tập phải tự mình trau dồi, phải tự tìm ra câu hỏi và câu trả lời, biết kiên trì mà đọc sách, giáo viên có không siêu thì cũng hơn mình, mình phải biết khai thác điểm mà họ hơn mình đã, biết tích lũy lâu dài. Thế là em mới bắt đầu gọi là thực sự học từ 3 tháng trc, vì hè toàn tham gia mấy hoạt đong Xh với bị ốm(phí mất cả một tháng). Thời gian vào năm học mới này vừa thi, vừa nộp đơn ĐH, cũng làm eo hẹp thêm quĩ thời gian. Sách vở gần đây mới thực sự lao vào đọc, ghi chép, học hỏi, thảo luận với bạn bè, anh chị(cách học hiệu quả nhất). Sách thì mới đọc đựoc hơn một quyển về Lý thuyết trò chơi, vài ba quyển về tài chính và thị trường chứng khoán, mấy cái survey về Globalization và bắt đầu 1 cuốn về đề tài này(nên cũng ko có mấy điều để nói). Kiến thức diễn đạt thường cho thấy sự thiếu nền tảng, mang tính suy diễn hơn là có bằng cớ cụ thể, nắm ko tốt Eco tổng quát và Eco History nên có đôi điều lệch lạc. Những vấn đề mang tính thực tế đời sống thì em khá tốt vì kiến thức XH nói chung là rộng, dù chưa sâu, để ý đến cuộc sống xung quanh.
Về cái blog, cám ơn anh đã khen. Em nói thêm là em mới tập tành viết nó được gần chục ngày trước, vừa viết sửa vì dù mang tiếng học Tiếng Anh(TA) mà TA thì rất dở, nhất là khoản viết lách. Thứ 2 là em mới học được Kinh tế được một thời gian nên kiến thức hạn chế.---> Nguyên nhân chính làm cái Blog là vì muốn nâng cao bằng cách viết Tiếng Anh. Muốn tổng kết kiến thức bản thân, trao đổi để thu lợi ích cá nhân và hỗ trợ các bạn có chung sở thik. Điều đáng thất vọng nhất là nếu mà không ai phản hồi, comment hay là trỉ trích tác giả gà mờ này.

Quên mất bổ sung, có anh nào có mấy cuốn Why Globalization Works và In Defense of Globalization ko ah, tra trong kho ebook của em ko tìm đc, mà mua sách thì tiếc tiền lắm, mua cuốn Globalization Critical Introduction với cuốn Glbal and its discontent đã thấy xót rồi. Dù gì em rút ra kinh nghiệm là ít sách mà đọc còn hơn là nhiều sách mà ko đọc cuốn nò, tuy nhiên nếu có sách quí đẻ tham khảo cho đợt thi phỏng vấn sắp tới thì vẫn tốt. Cảm ơn mọi người.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
bạn Minh đặt ra những vấn đề rất đúng thực tế của tớ hiện nay đấy . Chắc từ năm lớp 11 hay 12 gì đó ,bạn đi học A level ở GB nên được học về kinh tế trước 1 năm đúng ko ? Còn ko may cho tớ , ở VN , học hết phổ thông lên đại học mới được nghiên cứu đề tài cực kỳ ưa thích này . Nói chung là tớ đang dần dần khám phá ra những mâu thuẫn to bự giữa thực tế và lý thuyết , nhưng dù sao theo những chỉ dẫn của bạn thì tớ sẽ rút ra những kinh nghiệm cho bản thân để làm sao ko mất đi cái nhiệt huyết buổi ban đầu đến với bộ môn .
Rất cảm ơn bạn ^^
 
Chỉnh sửa lần cuối:
2. Việc anh Phước đề cập đến chuyện thất nghiệp, theo như em được biết thì [ ở VN ]tỉ lệ tăng việc làm ở khu vực tư nhân(private sector) là cao hơn nhiều so với ở khối khu vực nhà nước cho thấy nếu việc tư nhân hóa được tiến hành tốt thì tỉ lệ việc làm sẽ tăng lên chứ không giảm. Có người có thể cãi rằng là do khối tư nhân mới cất cánh nên việc so sánh với khu vực nhà nước là thiên vị. Riêng cá nhân em thì rất ủng hộ việc phát triển khu vực kinh tế cá thể hộ gia đình thông qua việc cung cấp thông tin(liên kết giữa các chuỗi sản xuất và tối đa lợi ích vd như giữa nông dân và nhà sản xuất cần nguyên liệu). Hay là các khoản cho vay dài hạn với lãi suất thấp cho hộ nghèo làm kinh tế dưới sự giám sát hướng dẫn của một vài tổ chức kinh tế (có lẽ tổ chức này cần chịu trách nhiệm về luật). Em nghĩ quá trình này sẽ làm tăng cường quá trình đô thị hóa(urbanisation) nông thôn tốt hơn là mô hình của Lewis (cho rằng quá trình di cư của lực lượng lao động từ nông thôn ra tp sẽ làm tăng hiệu quả công việc và đem lại sự phát triển). Thực tế 20-25% thất nghiệp anh Phước có thể tạm giải thích cho sự đầu tư nhiều mà chưa hiệu quả vào khu vực đô thị lớn như HN và HCM, dẫn đến lượng lao động thừa tại thành phố mà lại thiếu tại nông thôn (thiếu là thiếu so với nhu cầu tiêu dùng tiềm năng của người nông thôn). Một điểm khác là quá nhiều người, nhất là sinh viên sau khi ra trường mong muốn có công ăn việc làm tại các thành phố lớn tuy nhiên do giáo dục của nhà trường còn hạn chế nên việc tuyển dụng rất khó. Số kĩ sư, công nhân tay nghề của các ngành công nghiệp như lắp ráp, cơ khí đang thiếu nhưng việc dạy nghề ko đảm bảo hất lượng, hay do lượng ng` muốn học nghề còn thấp hay là doanh nghiệp ngại chi phí cho việc tái đào tạo lao động (occupational imoblity). Giá đất đã đắt lại ngày một tăng (vd tại Hà Nội) cũng là một cản trở lớn trong việc lưu chuyển nguồn lao động (geographical imobility)

Mình đồng ý với Minh, từ đầu đến cuối mình mình rất ủng hộ sự phát triển của private sector và Globalization. Ý mình chỉ là chúng ta cần phải có một adjustment program (với nguồn với từ chính phủ và World Bank) đi cùng với việc phát triển private sector, một số việc bạn nêu ra cũng nằm trong cái program đó, để nhằm giải quyết vấn đề thất nghiệp, giúp đỡ người dân hòa nhập vào một nền kinh tế mới, và tối thiểu sự tổn thất của sự chuyển đổi đột ngột của nền kinh tế lên xã hội.

Yếu tố này rất quan trọng, sẽ tạo ra một sự khả thi và bền vững chính trị cho chính sách kinh tế tư nhân hóa và toàn cầu hóa.
 
Về cái blog, cám ơn anh đã khen. Em nói thêm là em mới tập tành viết nó được gần chục ngày trước, vừa viết sửa vì dù mang tiếng học Tiếng Anh(TA) mà TA thì rất dở, nhất là khoản viết lách. Thứ 2 là em mới học được Kinh tế được một thời gian nên kiến thức hạn chế.---> Nguyên nhân chính làm cái Blog là vì muốn nâng cao bằng cách viết Tiếng Anh. Muốn tổng kết kiến thức bản thân, trao đổi để thu lợi ích cá nhân và hỗ trợ các bạn có chung sở thik. Điều đáng thất vọng nhất là nếu mà không ai phản hồi, comment hay là trỉ trích tác giả gà mờ này.

^^ Kô ai comment thì lên đây cùng thảo luận với mọi người, ở đây thiếu người thảo luận trầm trọng.

Quên mất bổ sung, có anh nào có mấy cuốn Why Globalization Works và In Defense of Globalization ko ah, tra trong kho ebook của em ko tìm đc, mà mua sách thì tiếc tiền lắm, mua cuốn Globalization Critical Introduction với cuốn Glbal and its discontent đã thấy xót rồi. Dù gì em rút ra kinh nghiệm là ít sách mà đọc còn hơn là nhiều sách mà ko đọc cuốn nò, tuy nhiên nếu có sách quí đẻ tham khảo cho đợt thi phỏng vấn sắp tới thì vẫn tốt. Cảm ơn mọi người.

Minh thử dùng www.netlibrary.com. Cái này dùng được ở Britain và America, chỉ cần có một account ở một public library là được. Minh thử tới một cái public Library nào đó hỏi thì sẽ rõ hơn.

Về permanent income hypothesis, Phước có thể đọc trên wiki. Muốn hiểu sâu hơn thì tìm vài bài báo hay sách của Milton Friedman.
Về so sánh giữa income tax và consumption tax có thể đọc cái article này:
Author(s): Garner, C. Alan
Affiliation: Federal Reserve Bank of Kansas City
Title: Consumption Taxes: Macroeconomic Effects and Policy Issues
Source: Federal Reserve Bank of Kansas City Economic Review v90, n2 (2nd Quarter 2005): 5-29
Cái này nói chung là downloadable trên mạng được.

Thanks Hưng. Cái cuốn Federal Reserve Bank of Kansas city hình như mình có thấy ở cái library. Tiếc là mình không thể đọc bây giờ được. Khi nào có thời gian chắc mình phải đọc, nếu không thì lên đây hỏi Hưng, cái phần thuế thật sự là mình còn nhiều cái phải tham khảo thêm^^.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
về việc đánh thuế thu nhập (nếu khả thi sau khi đã cải tổ sâu rộng hệ thống ngân hàng và tăng độ minh bạch ) , thì lại vấp phải một khó khăn nữa , đó là : đại bộ phận công nhân viên chức luôn miệng kêu oai oái lên là tiền lương hiện nay đã ko đủ sống rồi (chính vì ko ai đủ sống bằng tiền lương thật sự của mình nên đã nảy sinh ra quá nhiều tệ nạn trên quy mô toàn xã hội ) , vậy mà bây giờ còn đánh thuế này thì sống thế nào ???

Một vấn đề cũng khá là đáng suy ngẫm đấy chứ !
 
Chỉnh sửa lần cuối:
4. Về cái permanent income hypothesis, anh Hưng cho em hỏi nó có phải là phản biện lại với life-cycle hypothesis của Keynes ko. Mà nghe hơi giống ý kiến của ông Modigliani gì thì phải.
Đính chính một chút: life-cycle hypothesis ko phải là của Keynes. Trong models của Keynes, hàm tiêu dùng nào (consumption function) luôn được giả định (assumption) trong thời gian vĩnh cữu. Cho dù như chính Keynes nói, "In the long run, we are all dead", Keynes ko đưa ra một lý thuyết cụ thể về vấn đề này. Sau đó khoảng thập niên 50s, câu hỏi về sự thay đổi behavior của người tiêu dùng theo thời gian, tức là câu hỏi về intertemporal consumption, mới trở thành hot.
Cả life-cycle hypothesis đề xuất bởi Irving Fisher, Harrod, Modigliani và permanent income hypothesis của Friedman đều được đưa ra nhằm trả lời câu hỏi này. Thậm chí một số người cũng gọi permanent income hypothesis là một dạng khác của life-cycle hypothesis. Nếu muốn hiểu rõ hơn về 2 cái này thì ở đây ko đủ chỗ để nói. Nhưng tóm lại 2 cái này ko contradict lẫn nhau mà thậm chí là bổ sung qua lại.
 
Back
Bên trên