Viet Nam khong vao` WTO

Việt Nam - WTO! Tin Tức

Bài 4: WTO là gì và tiến trình xin gia nhập


Khi nhiều quốc gia gia nhập nền thương mại toàn cầu, mỗi quốc gia sản xuất những gì mà họ giỏi nhất, chất lượng cao nhất, giá rẻ nhất. Sau đó họ trao đổi với nhau. Kết quả là mọi quốc gia cùng lợi.Khi hai thành viên có tranh cãi, họ có thể nhờ WTO can thiệp. WTO cử những chuyên gia kinh tế đến hòa giải dùng những quy luật đã được đồng thuận. Đây là một biện pháp rất hữu hiệu và ít tốn kém cho những thành viên bé hay nghèo.WTO là tổ chức mậu dịch quốc tế của 149 quốc gia thành viên, nhằm thực hiện những quy luật thương mại đã được những quốc gia trên đồng thuận. Các thành viên phải tuân theo những quy luật này khi trao đổi với nhau. Khi có tranh chấp về mậu dịch, họ có thể nhờ đến WTO giải quyết một cách nhanh chóng và hữu hiệu.Hệ thống quy luật thương mại này có những đặc tính như sau:Không phân biệt đối xử giữa những thành phiên. Tất cả mọi thành viên đều như nhau. Khi nhượng bộ cho một thành viên, thì phải nhượng bộ tất cả mọi thành viên khác.Biết rõ về môi trường pháp lý và thuế quan của mỗi thành viên trước khi bắt đầu mậu dịch.Mậu dịch sẽ tự do và cạnh tranh hơn vì mọi thành viên phải tháo gỡ hàng rào cản trước khi trở thành thành viên.Khi hai thành viên có tranh cãi, họ có thể nhờ WTO can thiệp. WTO cử những chuyên gia kinh tế đến hòa giải dùng những quy luật đã được đồng thuận. Đây là một biện pháp rất hữu hiệu và ít tốn kém cho những thành viên bé hay nghèo.Hoa Kỳ là một thành viên rất quan trọng đối Việt Nam vì Hoa Kỳ có nền kinh tế lớn nhất thế giới, là khách hàng lớn nhất của Việt Nam, và biết Việt Nam rất nhiều qua Hiệp ước song phương.Tiến trình gia nhập WTO gồm có năm bước chính:- Quốc gia xin gia nhập báo cáo cho WTO luật pháp và thủ tục thuế quan đang dùng trong nước.- WTO cử một Hội đồng làm việc (tiếng Anh gọi là Working Party) để làm việc với nước xin gia nhập. Thành viên của HĐLV gồm những nước có nhiều quan tâm đến mậu dịch với quốc gia này.- Quốc gia xin gia nhập phải trải qua nhiều đàm phán song phương với những thành viên có quan tâm. Sau khi kết thúc một đàm phán song phương, thì những thỏa thuận sẽ được lưu trữ và thành quy luật thương mại trong tương lai nếu được WTO chấp nhận.- Sau khi kết thúc mọi đàm phán song phương, Hội đồng làm việc gom mọi quy luật đươc đồng thuận và nộp vào một trong những buổi họp thường niên của WTO.- Khi được ít nhất 2/3 thành viên chấp nhận, quốc gia này sẽ trở thành một thành viên mới, và những quy luật đồng thuận mới được nhập vào thư viện của mọi quy luật đương thời của WTO.Hiện trạng của Việt Nam
Việt Nam phải họp song phương với tất cả 29 nước, hiện đã xong với 23 nước. 6 nước còn lại là Hoa Kỳ, Úc, Tân Tây Lan, và 3 nước nhỏ khác.Vì chưa được quy chế Quan hệ mậu dịch bình thường lâu dài, Việt Nam vẫn ở trong tình trạng bấp bênh vì mỗi năm phải được Tổng thống Mỹ và quốc hội duyệt lại quy chế. Trong trường hợp này, những nhượng bộ Hoa Kỳ dành cho những thành viên WTO khác sẽ không áp dụng cho Việt Nam. Đây là một thiệt thòi lớn cho Việt Nam, vì hàng hóa Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn ở Hoa Kỳ hơn.Hoa Kỳ là một thành viên rất quan trọng đối Việt Nam vì Hoa Kỳ có nền kinh tế lớn nhất thế giới, là khách hàng lớn nhất của Việt Nam, và biết Việt Nam rất nhiều qua Hiệp ước song phương. Đây là một số lãnh vực Hoa Kỳ muốn đàm phán:- Bảo vệ sản phẩm trí tuệ. Việt Nam hứa hẹn qua Hiệp ước song phương nhưng sản phẩm trí tuệ của Hoa Kỳ vẫn bị bán lậu đầy đường ở Việt Nam như trước.- Minh bạch hóa chính quyền. Sau 4 năm mậu dịch với Hoa Kỳ, chỉ số minh bạch của chính quyền Việt Nam vẫn vậy, chừng 2,5 đến 2,6. Một lần nữa, Việt Nam thay đổi quá ít, và Hoa Kỳ không hài lòng.- Hoa Kỳ có mậu dịch thâm thủng lớn với Việt Nam, chừng 4 tỉ dollars. Việt Nam có thể mở những kỹ nghệ trọng điểm cho công ty Mỹ hay không.- Không ai biết được là đàm phán song phương Mỹ-Việt sẽ mất bao lâu.Những yêu cầu của Việt Nam3 mục đích chính của Việt Nam trong đàm phán song phương với Hoa Kỳ là:- Việt Nam được vào WTO.
- Việt Nam được quốc hội Hoa Kỳ cho Việt Nam quy chế Quan hệ mậu dịch bình thường lâu dài.
- Hoa Kỳ công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
-Việt Nam muốn một lúc cả ba. Tuy nhiên Việt Nam có thể đặt từng mục đích một như sau:Việt Nam chỉ đạt được một mục đích - Vào WTO. Sau khi đàm phán xong với Hoa Kỳ và 5 nước còn lại, Việt Nam có thể gia nhập WTO trong vài tháng. Vì chưa được quy chế Quan hệ mậu dịch bình thường lâu dài, Việt Nam vẫn ở trong tình trạng bấp bênh vì mỗi năm phải được Tổng thống Mỹ và quốc hội duyệt lại quy chế.Trong trường hợp này, những nhượng bộ Hoa Kỳ dành cho những thành viên WTO khác sẽ không áp dụng cho Việt Nam. Đây là một thiệt thòi lớn cho Việt Nam, vì hàng hóa Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn ở Hoa Kỳ hơn. Hiệp định song phương Mỹ-Việt ký năm 2001 sẽ thay thế đàm phán song phương. Ngược lại, những nhượng bộ của Việt Nam cho thành viên WTO khác không áp dụng cho Hoa Kỳ. Vì Hoa Kỳ bán quá ít cho Việt Nam, những nhượng bộ trên không đáng kể cho lắm.Việt Nam đạt được 2 mục đích cùng lúc - Được quy chế Quan hệ mậu dịch bình thường lâu dài và vào WTO. Trong trường hợp của Trung Quốc và Hoa Kỳ, Trung Quốc phải đợi một năm sau khi kết thúc đàm phán song phương để được cả hai. Dùng trường hợp của Trung Quốc làm điển hình, có lẻ Việt Nam phải đợi ít nhất đến năm 2007 để được cả hai.Việt Nam đạt được một mục đích - Được quy chế kinh tế thị trường. Mục đích này còn tùy thuộc vào Việt Nam trong sự cổ phần hóa những công ty quốc doanh. Mục đích này độc lập với hai mục đích trên. Cuba và Trung Quốc, có nền kinh tế không thị trường, nhưng vẫn là thành viên của WTO. Nếu không là kinh tế thị thường, hàng hóa Việt Nam thỉnh thoảng có thể bị khó khăn ở một số nước nhất là Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu châu.Những việc cần làmViệt Nam phải làm nhiều lắm:- Tạo nên và tu chỉnh nhiều bộ luật và quy định đòi hỏi bởi những thành viên của WTO.
- Thay đổi cơ chế làm việc ở nhiều cơ quan để tăng sự minh bạch của chính quyền.
- Thực hiện những hứa hẹn từ Hiệp đinh song phương Mỹ-Việt càng sớm càng tốt.
- Cổ phần hóa công ty quốc doanh càng sớm càng tốt.

----------

Bạn Phạm Minh Ngọc! Còn 1 Bài nữa nhưng không gửi được???

Bài 5: Việc gia nhập WTO sẽ giúp gì cho nền kinh tế Việt Nam?

ChàoThân ái & Quyết thắng!
 
Trước hết chân thành cảm ơn chú Nguyễn Hoài Nghĩa đã giúp cháu hiểu thêm rát nhiều về kiến thức kinh tế.Cháu cũng mới chỉ đọc bài chú post ngày hôm nay do bài cháu đã post lâu rồi tuy nhiên số người giải thích cặn kẽ thì kô nhìu(mặc dù nhiều bạn có đóng góp nhưng do kiến thức sinh viên còn có hạn nên nhiều luận điểm hời hợt và chủ quan) nên cháu cũng tưởng kô ai để ý đến topic nữa.
Bài của giáo sư Hiển cháu đã nghe và đã biết sơ sơ trên các phương tiện thông tin đại chúng, rất may là được chú tổng kết lại.
Do việc học kinh tế của cháu mới bắt đầu nên nắm vững kiến thức cung~ như áp dụng nó đối với cháu là một quá trình khó, nên cháu lập ra topic này nhằm giải quyết thắc mắc về 1 vấn đề Kinh tế.Quả thực bài viết hay tuy nhiên có nhiều chỗ cháu chưa thực sự thấu đáo.Do cháu đang organize 1 tờ báo kinh tế của nhà trường chỗ cháu học nên cháu muốn hỏi nếu chú có chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế vĩ mô , liẹu có thể để cháu liên lạc tham khảo một vài ý kiến được kô ah.Địa chỉ email cháu là [email protected]
Tiện thể nếu anh chi nào có thể giúp em về kinh tế cũng liên lạc qua địa chỉ trên
P.S:Đính chinh' cháu tên là Phạm Ngọc Minh,đang ở UK
Bài của chú về phần trình bày hình như có trục trặc, nhiều đoạn bị lặp lại ,hơi khó theo dõi
 
Viet Nam khong vao` WTO!

Chào Bạn Phạm Ngọc Minh! Cho mình xin lỗi vì đã viết nhầm tên của Minh.

Ngọc Minh có thắc mắc gì trong lĩnh vực kinh tế vĩ mô thì chia sẻ trên Diễn đàn hoặc gửi thư cho Nghĩa, mình sẽ cố gắng trả lời sớm.

Nhưng biết đâu những thắc mắc của Ngọc Minh cũng là những thắc mắc của mình.

Chúc Ngọc Minh những ngày ở UK Khỏe Mạnh & Học Tập thật tốt.

Chào Thân ái & Quyết thắng!
 
Anh Nghĩa ơi!Em nghe nói là VN có thể sẽ vào WTO nhưng là khoảng 2020 đúng không ạ?
 
Vấn đề WTO, Việt Nam tốn quá nhiều thời gian nhưng kết quả... "Hãy đợi đấy"- phim nhiều tập. Tin mới nhất về câu hỏi của Đức Hà:


Ngày 9/5, đàm phán VN-Mỹ về việc gia nhập WTO

Tin từ Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế ngày 4/5 cho biết, vòng đàm phán mới về việc VN gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với đối tác cuối cùng là Mỹ sẽ chính thức diễn ra từ ngày 9/5 đến 11/5 tại Washington (Mỹ).

Theo một quan chức của Bộ Thương mại, phiên đàm phán được hy vọng là phiên cuối cùng này sẽ tập trung giải quyết hết những vướng mắc còn lại như trợ cấp XK, một số vấn đề về tiếp cận thị trường. Về việc trợ cấp XK, trong các cuộc gặp gỡ và đàm phán trước, hai bên đã thống nhất VN cần có một thời gian chuyển đổi trước khi cắt bỏ hoàn toàn chế độ trợ cấp XK cho các DN đang áp dụng hiện nay. Tuy nhiên, hai bên vẫn chưa thống nhất được khoảng thời gian dành cho việc chuyển đổi này. Được biết, đối với các thỏa thuận liên quan đến XK hàng dệt may, quan điểm của phía VN là không chấp thuận việc áp dụng cơ chế đặc biệt đối với ngành này bởi dệt may VN là một trong những ngành không có lợi thế cạnh tranh. (TN)

Chào Thân ái & Quyết thắng!
 
Hôm nay,em đọc báo VN net nghe được thông tin nè,bây giờ xin mạn phép được post lên...(Tài liệu lấy của vietnamnet)

Đàm phán Việt - Mỹ về WTO: Đã đạt được thỏa thuận!

(VietNamNet) - Tin mới nhất từ Washington, đàm phán về gia nhập WTO giữa Việt Nam và Mỹ vừa kết thúc. Hai bên đã đi tới được thoả thuận cuối cùng. Một nguồn tin đáng tin cậy của VietNamNet từ Washington D.C cho biết.

Mặc dù những chi tiết của bản thoả thuận này chưa được công bố, nhưng thông tin VietNamNet có được cho thấy, những khúc mắc cơ bản nhất cản trở việc tìm kiếm tiếng nói chung giữa Việt Na - Mỹ đã được giải quyết.

Dự kiến, sáng ngày 13/5 (giờ Washington D.C), Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển sẽ có một thông báo chính thức về kết quả đàm phán.

(VietNamNet tường thuật những diễn biến đàm phán dưới đây theo giờ Washington, cách Hà Nội 13 tiếng đồng hồ theo giờ GMT)

Bộ trưởng Tuyển hủy chuyến bay vào giờ chót

Vòng đàm phán Việt - Mỹ thứ 12 về gia nhập WTO đã trải qua những giờ phút cam go nhất. Đến sáng 12/5, mọi dấu hiệu cho thấy đàm phán sẽ thất bại nhưng hai bên đã nối lại thương thảo và đi tới được thỏa thuận trong những phút cuối cùng.

Đến 1h sáng 13/5, đoàn đàm phán Việt Nam vẫn đang ngồi chờ kết quả từ cuộc hội ý giữa Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển và lãnh đạo cấp cao phái đoàn Mỹ. Cuộc hội thảo này được đặt rất nhiều hy vọng, khi trước đó, mọi thỏa thuận giữa phái đoàn 2 phía tưởng chừng như đã không thể tìm được tiếng nói chung, khi mọi vướng mắc về dệt may vẫn chưa được giải quyết rốt ráo.

Thậm chí, lúc 10h tối 12/5, vẫn chưa thấy bất kỳ thành viên nào rời khỏi phòng đàm phán tại Trụ sở Đại diện Thương mại Mỹ. Hồi 8h tối, một người Mỹ mang các túi cơm hộp vào phòng họp.


Ông Trương Đình Tuyến trong một cuộc đàm phán. Ảnh: Tân Hoa Xã.

9h tối ngày 12/5, liên lạc điện thoại với đại diện ngoại giao Việt Nam tại Washington, báo giới chỉ nhận được những câu trả lời chung chung về thời tiết: "Ttrời đầy mây nhưng cũng có thể có nắng...".

Một thành viên trong đoàn đàm phán cho biết cả hai phía đều bước vào cuộc đàm phán với nỗ lực và quyết tâm cao, hy vọng khi rời phòng đàm phán có thể "có cái gì cầm tay".

Tuy không ai tiết lộ chi tiết nào về phiên đàm phán nhưng giọng nói đều lộ vẻ căng thẳng và mệt mỏi. Cũng không có thành viên nào có thể dự đoán được khi nào phiên đàm phán cường độ cao này sẽ kết thúc.

Nguồn tin riêng của VietNamNet cho hay, đến thời điểm này, hầu như mọi thông tin đều đã bị phong toả. Ngay cả các phóng viên giỏi săn tin của Mỹ cũng không biết được gì thêm về diễn biến trên bàn đàm phán.

Cũng nguồn tin này cho biết lúc 11h sáng 12/5, phiên đàm phán bổ sung giữa Việt Nam và Mỹ về vấn đề gia nhập WTO bắt đầu. Cuộc đàm phán với Mỹ về WTO đã kéo dài hơn dự kiến 1 ngày.

Được biết, xe của Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển đã không rời sứ quán đúng 9h sáng để ra sân bay rời Washington đi Manila dự Hội nghị Bộ trưởng các nước ASEAN như dự định. Điều đó cũng có nghĩa là Bộ trưởng Tuyển sẽ ở lại Washington để quyết định những thoả thuận quan trọng theo như nhiệm vụ được giao.

Thông tín viên VietNamNet cho hay, sau một cuộc điện thoại lúc 5h sáng với Hà Nội, ông Tuyển đã quyết định huỷ chuyến bay, ở lại để trực tiếp chỉ đạo cuộc đàm phán rất cam go này.

4h sáng 12/5 theo giờ Washington, các thành viên đoàn đàm phán mới rời trụ sở Đại diện Thương mại Mỹ để về khách sạn nghỉ ngơi.

Điều đó có nghĩa, đoàn đàm phán Việt Nam chỉ có 5 - 6 tiếng đồng hồ để ngủ sau 19 tiếng làm việc liên tục.

Cuộc đấu trí căng thẳng

Như vậy, cuộc đàm phán quan trọng nhất quyết định tấm thẻ hội viên cho Việt Nam vào WTO đã sang đến ngày thứ 4, kéo dài hơn dự kiến 1 ngày.

Lúc 12h đêm 11/5, phía Việt Nam mới nhận được phản hồi từ phía Mỹ với những đòi hỏi mà chính giới doanh nghiệp Mỹ quan tâm đến thị trường Việt Nam cũng đã phải thốt lên là “không thể nào chấp nhận được”: Mỹ kéo dài thời gian tới 12 năm đối xử với Việt Nam như là một nước chưa có kinh tế thị trường; áp đặt chế độ hạn ngạch lên hàng dệt may bất cứ khi nào Việt Nam có dấu hiệu bao cấp, trợ giá...

Đoàn đàm phán Việt Nam đã kiên nhẫn thương lượng cho tới gần 4 giờ sáng nhưng kết quả chỉ là một tín hiệu: Đôi bên còn có thể gặp lại vào chiều hôm sau.



Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển - người theo các cuộc đàm phán Việt Mỹ từ nhiều năm nay. Ảnh: AFP


10h30 tối 11/5 (giờ Washington), VietNamNet đã liên hệ với Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Tâm Chiến. Thông tin từ Washington cho biết, ông đang cùng đoàn đàm phán Việt Nam ngồi tại Trụ sở Đại diện Thương mại Mỹ để chờ phản hồi từ phía Mỹ.

Vào 8h tối 11/5 (tức 9h sáng, giờ Hà Nội), Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển đã gặp Đại diện Thương mại Mỹ Susan Schwab. Sau đó, bà Schwab cùng phái đoàn đàm phán của Mỹ đã rút vào phòng riêng hội ý.

Trước đó, hai bên đã có cuộc thảo luận cực kỳ căng thẳng suốt từ 9h sáng cho tới 8h tối ngày 11/5.

Thông tín viên đặc biệt của VietNamNet từ Washington cho biết, các thành viên đoàn đàm phán Việt Nam đã có một ngày làm việc vất vả. Hầu như chưa có ai kịp ăn tối và vẫn đang ngồi chờ đợi tại trụ sở của Đại diện Thương mại Mỹ.
Nguồn tin của VietNamNet cho hay, nếu tuyên bố kết thúc đàm phán thì biên bản thoả thuận song phương Việt - Mỹ sẽ được chuẩn bị để ký kết tại Hà Nội hoặc TP. HCM nhân dịp bà Đại diện Thương mại Susan Schwab sang dự Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC.

"Gai góc" dệt may

Mức độ căng thẳng của cuộc thương thảo Việt - Mỹ lần này đã được dự báo trước bởi hai phía đang đi tới những điểm cuối cùng. Tuy nhiên, sự căng thẳng và khó khăn trên thực tế đã vượt ra ngoài dự đoán.

Theo nguồn tin riêng của VietNamNet, vấn đề "gai góc" nhất khiến tiến trình đàm phán Việt - Mỹ kéo dài hơn dự định lại xuất phát từ Quyết định 55 của Việt Nam về huy động nguồn vốn 4 tỉ USD hỗ trợ dệt may (được đăng tải trên một tờ báo của Việt Nam).

Ngay trước khi hai bên bước vào đàm phán, tại cuộc gặp với Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển, phía Mỹ đã đưa ra cảnh báo gay gắt về kế hoạch này, xem đó như là trợ cấp Chính phủ đối với ngành dệt may.

Trong khi đó, theo thống kê thực tế của phía Việt Nam thì trợ cấp của chính phủ trong ngành này chỉ vào khoảng 300 triệu USD.

Bộ trưởng Tuyển đã giải thích với phía Mỹ: đây là chính sách định hướng cho nhân dân để huy động vốn phát triển hiệu quả ngành dệt may. Bộ trưởng Tuyển chứng minh: với nguồn thu của Chính phủ Việt Nam không thể đủ sức có 4 tỷ USD trợ cấp cho ngành này.

Theo nguồn tin riêng của VietNamNet, vấn đề này đã gây ra căng thẳng giữa hai bên ngay trước giờ vào bàn thương lượng, thậm chí suýt dẫn đến việc huỷ bỏ đàm phán.

Một chuyên gia người Mỹ phân tích: sở dĩ Mỹ "làm căng" với Việt Nam vì những kinh nghiệm "cay đắng" của người Mỹ với Trung Quốc. Sau khi Trung Quốc vào WTO, dệt may của nước này đã ồ ạt tràn vào thị trường Mỹ, nuốt chửng những nhà sản xuất nội địa.

Nếu hiểu được nỗi "ám ảnh" này của người Mỹ về sự lớn mạnh Trung Hoa, sẽ thấy sự "gay gắt" của Mỹ với vấn đề trợ cấp dệt may của Việt Nam là có cơ sở, ông này nói.

Hơn nữa, đối với Mỹ, dệt may luôn là vấn đề hết sức nhạy cảm về chính trị. Các tập đoàn dệt may nội địa luôn có tiếng nói trọng lượng đối với Quốc hội Mỹ.

Vì thế, theo lời chuyên gia trên, Việt Nam cần làm rõ với phía Mỹ rằng Việt Nam không phải là Trung Quốc, không đủ lực để "đổ hàng" vào nước Mỹ và Việt Nam cũng có cách làm ăn hoàn toàn khác với Trung Quốc.

"Cửa" vào WTO đã mở?!

Báo Tuổi Trẻ dẫn lời một quan chức trong Chính phủ Mỹ nói rằng: “Vấn đề bao cấp hàng dệt may (đang được thảo luận căng thẳng trong đàm phán) chỉ là một phần trong khung bao cấp rộng lớn mà Hoa Kỳ mong muốn Việt Nam sửa đổi”.

Phía Mỹ coi những khoản đầu tư thông qua các công ty của Nhà nước là một kênh bao cấp quan trọng. Những chính sách khuyến khích đầu tư trong một số ngành nông nghiệp giờ đây đôi bên cũng phải nhìn nhận là “bao cấp”.

Những khoản đầu tư của nhà nước được coi là bao cấp này sẽ trở thành tiêu chí để phía Mỹ công nhận Việt Nam có phải là một nền kinh tế thị trường hay không để từ đó áp dụng những chính sách (bao gồm cả thuế) có lợi hay bất lợi với Việt Nam.

Ngoài ra, phía Mỹ cũng tiếp tục đòi hỏi VN phải mở cửa thị trường thịt bò và các sản phẩm thịt bò, yêu cầu VN bỏ thuế đặc biệt đối với các loại rượu mạnh, đòi VN phải mở cửa hơn nữa lĩnh vực dịch vụ chuyển phát nhanh (EMS). Vấn đề nhập khẩu các ấn phẩm văn hóa, phim ảnh, xuất bản vào thị trường VN cũng được phía Mỹ nêu ra.

Trong khi đó, hai bên lại đạt được thoả thuận trong những lĩnh vực từng được coi là "nhạy cảm" và khó mở cửa với Việt Nam như viễn thông, tài chính, phân phối và năng lượng.

Trong những ngày qua, nếu như phía Việt Nam đã hạ quyết tâm kết thúc đàm phán với Mỹ ngay trong tháng 5 này để kịp gia nhập WTO thì phát biểu trên báo chí giới chức Mỹ lại nói cuộc thương lượng để VN vào WTO không nên "vội vàng" vì còn một số điểm chưa giải quyết như bảo hộ và khả năng tiếp cận thị trường của thiết bị xây dựng, xe hơi, môtô...

Hãng AFP dẫn lời một quan chức giấu tên nói Mỹ "thận trọng hơn một số nước khác... và quyền lợi cũng đa dạng hơn nhiều".

Quan chức này cho biết thêm Mỹ không muốn rơi vào tình huống mà "tin tốt là có được mức thuế rất thấp và tin xấu là sản phẩm vẫn bị cấm".

Việt Nam đã hạ quyết tâm gia nhập WTO trước thềm Hội nghị Cấp cao APEC diễn ra vào tháng 11 năm nay.

VietNamNet sẽ tiếp tục cập nhật những thông tin mới nhất về thỏa thuận vừa đạt được giữa Việt Nam và Mỹ, một kết quả có ý nghĩa quyết định tới tấm thẻ hội viên WTO của Việt Nam năm 2006.

Nhà báo Việt Lâm...
Mọi thông tin xem tại:http://vietnamnet.vn/chinhtri/2006/05/569658/
 
Bộ trưởng Trương Đình Tuyển:
"Chúng ta có thể nghĩ tới việc vào WTO trong năm nay”
Cập nhật lúc 10h29" , ngày 14/05/2006

Bộ trưởng Trương Đình Tuyển trở về nhà khách của Đại sứ quán VN tại Washington, lúc 4 giờ sáng ngày 13/5 với thông điệp vui: “Thành công - Chúng ta có thể nghĩ tới việc vào WTO trong năm nay”.

Bộ trưởng Trương Đình Tuyển cho biết: "Vào lúc 2g30 ngày 13/5, giờ Washington, cuộc đàm phán Việt Nam và Mỹ về vấn đề gia nhập WTO đã đạt được những thỏa thuận về nguyên tắc. Đôi bên sẽ sớm có một thông cáo báo chí và việc ký kết chính thức sẽ được thực hiện trong một ngày gần đây, có thể tại TP.HCM”.

Biên bản thoả thuận song phương Việt - Mỹ sẽ được chuẩn bị để ký kết nhân dịp bà Đại diện Thương mại mới của Mỹ, Susan Swab sang dự Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC. Dự kiến, đầu tháng sáu, bà Susan Schwab, người đang chờ thủ tục Thượng viện phê chuẩn chức trưởng Đại diện thương mại Mỹ, sẽ đến TP HCM.

Ông Vũ Đăng Dũng - tham tán công sứ VN tại Mỹ - cho biết qua điện thoại: “Hai bên dự kiến sẽ ký kết chính thức vào đầu tháng sáu, khi bà Susan Schwab sang VN tham dự Hội nghị bộ trưởng thương mại APEC”. Ông Dũng cũng cho hay trong khi một số thành viên của đoàn đàm phán về nước trong ngày 13/5 như đã định, Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển vẫn chưa đặt vé rời Mỹ cụ thể mà tiếp tục lưu lại để chỉ đạo các công việc còn lại.

Trở lại những diễn biến căng thẳng bên bàn đàm phán. Lúc 11h sáng 12/5, phiên đàm phán bổ sung giữa Việt Nam và Mỹ về vấn đề gia nhập WTO bắt đầu. Cuộc đàm phán này đã kéo dài hơn dự kiến một ngày. Trong buổi sáng hôm đó, Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển đã không ra sân bay đi Manila dự Hội nghị Bộ trưởng các nước ASEAN như đã dự định. Trong ngày 12/5, cuộc đàm phán gần như chỉ còn diễn ra “tay đôi” giữa Bộ trưởng Tuyển và ông Karan Bhatia, đại sứ, phó đại diện thương mại Mỹ. Bhatia đã từng học thạc sĩ ở Trường Kinh tế London, học luật ở Columbia và là giảng viên ở Trung tâm Luật của Đại học danh tiếng Georgetown. Ông còn rất trẻ nhưng đã được coi là một nhà đàm phán quốc tế sừng sỏ của Mỹ.

Thế nhưng những bế tắc lớn nhất không chỉ được giải quyết trong bàn thương lượng này. Vào lúc gần nửa đêm, ông Bhatia đồng ý nối máy để cho ông Tuyển đàm phán trực tiếp với cấp trên của ông, ông Rob Portman, đương kim trưởng đại diện thương mại Mỹ, thông qua thiết bị teleconference. Ông Rob Portman lúc này đang đi công tác ở tiểu bang Ohio.

Và rồi sau hơn 4 ngày làm việc căng thẳng, thường kết thúc ở 1, 2 giờ sáng hôm sau, vào lúc 2g30 ngày 13/5, giờ Washington, thông tin được công bố cho biết cuộc đàm phán đã đạt được những thỏa thuận về nguyên tắc. Sáng 13/5, Thứ trưởng Lương Văn Tự đã cùngphần lớn thành viên trong đoàn bay về Việt Nam trước, chuẩn bị cho giai đoạn đàm phán đa phương. Còn các thành viên của đoàn VN đã bắt tay vào soạn thảo biên bản cho thỏa thuận vừa đạt được. Một trong những vấn đề gây vướng mắc nhất và khiến đàm phán kéo dài hơn dự kiến là quyết định 55 về huy động 4 tỉ USD để tăng tốc ngành dệt may VN đã được hai bên thống nhất như sau: VN sẽ hủy bỏ quyết định này ngay khi chính thức trở thành thành viên WTO và sẽ ngừng áp dụng các điều khoản trong quyết định về trợ cấp cho doanh nghiệp dệt may kể từ khi hai bên chính thức ký kết thỏa thuận đàm phán.

Trong một vấn đề khác gây nhiều tranh cãi, phía Mỹ đồng ý sẽ đối xử với VN như một nước có nền kinh tế thị trường sau 12 năm kể từ khi VN chính thức gia nhập WTO. Đây là một nhân nhượng đáng kể từ phía Mỹ trong khi với Trung Quốc, Mỹ yêu cầu thời hạn này là 15 năm. Mỹ là đối tác cuối cùng trong tổng số 28 thành viên WTO mà VN phải đàm phán song phương. VN sẽ phải tiếp tục phiên đàm phán đa phương mới dự kiến tiến hành vào tháng 10-2006 để kịp hoàn tất thủ tục gia nhập WTO trước khi Hội nghị cấp cao APEC diễn ra tại Hà Nội cuối năm nay.

Theo một nhà hoạt động hành lang tại Washington DC thì bà tin rằng vấn đề hàng dệt may đã được giải quyết ổn thỏa. Phía Mỹ đã đồng ý trong trường hợp có tranh chấp thì áp dụng những thủ tục tranh tụng của WTO thay vì áp đặt quota ngay như đòi hỏi ban đầu. Thời hạn đối xử với VN như là một nền kinh tế phi thị trường cũng đã có một thỏa thuận tốt, 12 năm, thấp hơn mức 15 năm mà Mỹ áp dụng cho Trung Quốc.

Để trở thành thành viên của WTO sau khi có sự ký kết này, Việt Nam còn phải chờ một thủ tục không mấy đơn giản là được Quốc hội Mỹ thông qua qui chế thương mại bình thường vĩnh viễn. Nước gần đây nhất đạt được thời gian kỷ lục Quốc hội Mỹ thông qua thủ tục này là Gruzia cũng phải mất bốn tháng. Quốc hội Mỹ theo thông lệ sẽ bắt đầu kỳ nghỉ hè thường niên vào ngày 7/8.

Như vậy VN chỉ còn hơn hai tháng để thuyết phục cả hai viện của Quốc hôi Mỹ thông qua qui chế thương mại bình thường vĩnh viễn. Vì sau đó, Quốc hội sẽ vô cùng bận bịu với việc bầu cử giữa nhiệm kỳ và làm ngân sách cho năm 2007. Đây sẽ là việc không hề đơn giản. Tuy nhiên, cũng trong chuyến đi này, ông Tuyển với tư cách là đặc phái viên Thủ tướng đã nhận được những cam kết khá mạnh mẽ ở cả hai viện của Quốc hội Hoa Kỳ.

Một quan chức trong Chính phủ Hoa Kỳ cho biết rằng: “Sau vòng đàm phán này, phía Mỹ sẽ dồn mọi nỗ lực giúp VN giải quyết các mối quan hệ đa phương cần thiết để kết thúc thật nhanh con đường của VN vào WTO”. Thông tin này có nghĩa là chính phủ của Tổng thống Bush ngoài việc sẽ nỗ lực trình Quốc hội thông qua qui chế thương mại bình thường vĩnh viễn cho VN, sẽ “bật đèn xanh” để WTO kết nạp VN vào WTO trước, trong trường hợp Quốc hội Mỹ không kịp tiến hành thủ tục này trước kỳ nghỉ hè.

Hành trình vào WTO của Việt Nam:

Ngày 4-1-1995: VN nộp đơn xin gia nhập WTO.

Ngày 31-1-1995: Ban công tác về việc VN gia nhập WTO được thành lập.

Tháng 9-1996: VN nộp bị vong lục về chế độ ngoại thương.

Từ tháng 3 đến 8-1998: VN đã trả lời nhiều câu hỏi nhằm làm rõ nội dung chính sách, bộ máy quản lý và thực thi chính sách của VN.

Từ tháng 7-1998 đến 15-9-2005: Ban công tác tổ chức 10 phiên họp để đánh giá tình hình chuẩn bị của VN.

Từ tháng 1-2002: VN tiến hành đàm phán song phương về mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ với các nước quan tâm tới thị trường VN.

Tháng 5-2003: Ban công tác tuyên bố VN cần thực hiện “bước nhảy lượng tử” nếu muốn gia nhập WTO trong vòng hai năm tới.

Tháng 12-2003: Ban công tác làm việc về những điểm chủ chốt trong bản báo cáo về việc VN gia nhập WTO.

Tháng 6-2004: 63 nước thành viên WTO ca ngợi nỗ lực của VN về việc đưa ra những đề xuất mở cửa thị trường dịch vụ và hàng hóa.

Tháng 5-2005: Ban công tác tuyên bố VN cần kết thúc đàm phán song phương trong một vài tháng nếu muốn gia nhập WTO vào tháng mười hai.

Tháng 9-2005: Đàm phán về việc VN gia nhập WTO đạt bước tiến quan trọng khi Ban công tác lần đầu tiên xét duyệt báo cáo về việc VN gia nhập WTO.

Ngày 27-3-2006: Ban công tác tuyên bố đàm phán về việc VN gia nhập WTO bước vào “giai đoạn cuối”.


Chào Thân ái & Quyết thắng!
 
Anh Nghĩa ơi, sao anh post bài sưu tầm mà không ghi tên nguồn/tác giả bài viết vậy?
 
Bác Hoài Nghĩa post bài phân tích dài ghê gớm, em phải đọc 1 phát cái đã! ^_^
Nhưng góp ý của bác Trang rất đúng, bác Nghĩa nên có chú thích về xuất sứ bài viết để không gây tranh cãi về những cái nhỏ nhỏ như thế! Cảm ơn bác nhiều! ^_^
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Còn của em lấy từ báo VNnet:
Vào WTO, còn 3 việc lớn phải làm
VietNamNet) - ''Đã thấy ánh sáng cuối đường hầm tương đối rõ'' qua việc đạt thoả thuận song phương với Hoa Kỳ nhưng theo Phó Thủ tướng Vũ Khoan, VN vẫn còn 3 việc lớn phải làm: hoàn thiện văn bản, chuẩn bị ký chính thức, vận động QH Hoa Kỳ sớm thông qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR).

Hậu WTO ở Việt Nam: Khởi hành, tăng tốc và thách thức
Bộ trưởng Trương Đình Tuyển cảm ơn qua VietNamNet
Vào WTO, khối DN nhà nước sẽ chuyển đổi nhanh
Giới doanh nghiệp Mỹ chào mừng thỏa thuận về WTO
Chúng ta vừa trải qua phiên đàm phán khó nhất về WTO

Hậu WTO, ''khó nhất có lẽ là ngành dịch vụ''

* Phó Thủ tướng đánh giá như thế nào về kết quả đàm phán của VN với Hoa Kỳ, liệu VN có phải nhượng bộ quá nhiều?


Phó Thủ tướng Vũ Khoan trả lời phỏng vấn báo chí. Ảnh: TT
- Đàm phán về WTO nó khác với đàm phán song phương. Đàm phán về WTO là chỉ có một bên đòi và một bên đáp ứng chứ không phải là có đi có lại như BTA. BTA là đàm phán song phương. Tôi đã tham gia đàm phán, ký kết vấn đề đó rồi nên tôi biết, với đàm phán song phương phải có nghệ thuật cò kè. Mà trong cò kè, thì nhiều khi mình cũng phải chấp nhận một số yêu cầu của họ, đồng thời mình cũng phải cố gắng tranh thủ được cái này, cái kia. Thành ra ở đây cũng có những cái mình giữ được, nhưng cũng có những cái mình phải nhân nhượng.

Bản thân tôi cũng thấy thoả thuận với Hoa Kỳ vừa qua khá là cân bằng. Có sự có đi có lại. Cũng có những điểm họ có lợi, song cũng có những điểm mình có lợi. Đây là giải pháp mà hai bên gọi là điểm cùng thắng trong đàm phán.

* Sẽ có nhiều thách thức khi VN gia nhập WTO. Vậy ngành nào chịu nhiều ảnh hưởng nhiều nhất nhất, thưa Phó Thủ tướng?

- Mỗi ngành đều có cái khó riêng nên từng mặt hàng phải có sự phân tích kỹ lưỡng. Tôi nghĩ khó nhất có lẽ là ngành dịch vụ. Vì hiện nay ngành dịch vụ của chúng ta còn quá mới mẻ, thậm chí nhiều lĩnh vực ta còn bỏ trống, chưa có kiến thức hiểu biết.

Với hàng hoá thì cũng tuỳ từng mặt hàng. Hàng nông sản ta mạnh về cà phê, cá, hạt tiêu, gạo... ta mạnh, chẳng sợ gì họ, nhưng về đậu tương, ngô thì họ mạnh hơn ta nhiều, nên cạnh tranh sẽ khó khăn hơn. Ngoài ra ta đang có lợi thế về lao động rẻ....

* Trong ký kết với Mỹ, có quy định phải 12 năm sau VN mới được công nhận là nền kinh tế thị trường... Thời gian đó, chúng ta vẫn phải đối mặt với các vụ kiện bán phá giá?

- Nhiều thành viên của WTO cũng chưa được hưởng cơ chế này. WTO quy định các tiêu chuẩn cũng khá phức tạp. Ngay như Trung Quốc vốn là một nước lớn như thế nhưng cũng phải chịu tới 15 năm. Không riêng gì WTO, ngay EU ủng hộ ta rất nhiều nhưng họ cũng đã giành cho ta quy chế thị trường đâu! Cho nên đây cũng lại là một quá trình gian khổ mà chúng ta phải tiếp tục đấu tranh. Một mặt mình phải tiếp tục đổi mới trong nước, mặt khác cũng phải xúc tiến đấu tranh trên mặt trận ngoại giao. Trước mắt, chúng ta vẫn còn phải chịu đựng những trường hợp bị kiện bán phá giá đấy.

Tiếp tục vận động QH Mỹ trao PNTR

* Thưa Phó Thủ tướng, đến giờ phút này có thể nói Việt Nam đã vào được WTO được bao nhiêu phần trăm?

- Đến ngày hôm nay thì có thể thấy ánh sáng cuối đường hầm đã tương đối rõ nhưng vẫn còn 3 việc lớn phải làm. Thứ nhất, vừa rồi ta mới thoả thuận về nguyên tắc với Mỹ, sắp tới phải làm rất dữ để tiếp tục hoàn thiện về văn bản. Thứ hai là chuẩn bị để ký chính thức. Thứ ba là phải tiếp tục vận động để QH Hoa Kỳ sớm thông qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR).

* Xung quanh vấn đề PNTR thì vai trò của QH Việt Nam sắp tới như thế nào?

- Lâu nay QH mình đóng góp rất lớn trong quá trình cải thiện quan hệ với Mỹ nói chung và đàm phán WTO nói riêng. Biểu hiện gần đây nhất là việc QH ta đón Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Dennis Hastert sang thăm. Một trong những nội dung chủ yếu mà Chủ tịch Nguyễn Văn An làm việc với ông Dennis Hastert là vận động Hoa Kỳ ủng hộ ta trong vấn đề PNTR. Sắp tới đây, tôi cũng đang suy nghĩ kiến nghị với QH hỗ trợ Chính phủ để tiếp tục vận động QH Hoa Kỳ thông qua một nghị quyết sạch giành cho Việt Nam quy chế PNTR. Tôi nghĩ nếu không có vai trò của QH thì sẽ khó lắm!

Vừa qua, các đoàn của QH đã có một số chuyến đi, đó chính là sự hỗ trợ tích cực và hiệu quả cho vòng đàm phán vừa qua. Thế nhưng tới đây QH vẫn phải tiếp tục làm việc, vì mỗi giai đoạn nó lại có một tính chất khác nhau. Vừa rồi, đoàn do Phó chủ tịch QH Nguyễn Văn Yểu dẫn đầu chính là để hỗ trợ cho vòng đàm phán thứ 12 với Hoa Kỳ. Nhưng sắp tới chúng ta phải dốc sức cho vấn đề PNTR với một tính chất khác. Rồi sau PNTR nó lại còn những chuyện khác nữa thành ra quan hệ giữa hai QH phải liên tục, thường xuyên. Do đó vai trò của các dân biểu hai bên sẽ có vai trò rất lớn, họ có tiếng nói thuận để hỗ trợ cho quan hệ hai bên ngày càng được cải thiện.

* Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa Quốc hội Hoa Kỳ sẽ nghỉ hè, sau đó bận rộn với bầu cử, chúng ta có thể giành được PNTR vào khi nào?

- Tôi không thích lắm việc đoán mò. Chúng ta sẽ phấn đấu đến mức tối đa. Theo những tuyên bố đầu tiên của phía Hoa kỳ tôi thấy có rất nhiều căn cứ để lạc quan.

Văn Tiến ghi

Rất mong các anh chị góp ý!
 
Được gia nhập WTO thật sự là niềm vui nhưng cũng không ít nổi lo

Việt Nam cũng đã lần lượt đạt thoả ước song phương với từng quốc gia trong hơn hai chục nước có nêu vấn đề và hiện chỉ cần thỏa thuận của Mexico và Hoa Kỳ nữa là xong. Với Mexico thì chỉ còn vài dị biệt nhỏ, chặng đường khó khăn nhất là với Hoa Kỳ thì coi như đã ok.

Và còn 1 điểm nữa phải vượt qua cửa ải gọi là Thoả ước Thương mại Bình thường và Vĩnh viễn với Hoa Kỳ. Theo Đạo luật Thương mại Hoa Kỳ năm 1974, một xứ không có dân chủ mà muốn đạt thỏa ước mậu dịch bình thường thì phải tôn trọng quyền tự do di dân, gọi là Tu chính án Jackson-Vanik, hoặc được Tổng thống Mỹ yêu cầu Quốc hội đặc miễn từng năm. Nếu muốn khỏi bị xứu xét hàng năm và được quy chế ấy một cách thường trực, vĩnh viễn, Việt Nam cần sự thỏa thuận của Quốc hội.

Việc họ chấp nhận cho Việt Nam một thời hạn là 12 năm vẫn thuộc loại quốc gia chưa có kinh tế thị trường đích thực, so với 15 năm của Trung Quốc, cho thấy thiện chí biệt đãi từ phiá Hoa Kỳ.

Với 12 năm liệu Việt Nam có thực hiện các cam kết để trở thành nền kinh tế thị trường (Muốn được công nhận là nền kinh tế thị trường thì Hoa Kỳ, Hạ Nghị Viện Hoa Kỳ đang đề ra những yêu cầu có liên quan mà không trực tiếp nằm trong điều kiện của tổ chức WTO, như tự do tôn giáo, nhân quyền).

Những khó khăn về phía doanh nghiệp liệu có chuẩn bị để vào luật chơi này chưa, “win-win situation” (cả hai bên cùng có lợi).? Hay Doanh nghiệp Việt Nam sẽ chịu thiệt, một số thành phần sẽ phải thay đổi quy cách kinh doanh và sinh hoạt của mình, nếu không nổi thì sẽ bị thiệt, hoặc thậm chí phá sản. Người tiêu dùng thì được lợi.

Về Tổ chức WTO: là câu lạc bộ quy tụ khoảng 150 quốc gia đồng ý trao đổi buôn bán với nhau theo nguyên tắc tự do mậu dịch, với tối thiểu hạn chế và với hàng rào hải quan thấp nhất. Muốn gia nhập tổ chức này, Việt Nam phải được tất cả các hội viên hiện hữu đồng ý, và từ đấy cũng có quyền duyệt xét việc gia nhập của các nước khác.

Thủ tục của việc gia nhập này là đạt một số thỏa thuận gọi là đa phương với nhóm quốc gia phụ trách hồ sơ của mình, gọi là nhóm Công tác, hiện do Đại sứ Na Uy làm Chủ tịch, đồng thời cũng phải đạt thỏa thuận song phương với từng quốc gia có nêu vấn đề về mậu dịch với mình.

Chào Thân ái & Quyết thắng!
 
"Hai đêm trắng để ký thoả thuận VN-EU về WTO"
Trích báo VNnet:
“Tôi đã có 48 tiếng đồng hồ không ngủ”. Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển với đôi mắt đỏ kè vì thiếu ngủ bước vào phòng họp báo cùng ông Pascal Lamy tuyên bố kết thúc đàm phán VN – EU.


Hai Trưởng đoàn họp báo sau khi ký Hiệp định.
Kịch tính đến phút chót.

Không quá bất ngờ nhưng ai cũng có thể cảm nhận sự kịch tính của một vòng đàm phán với rất nhiều đồn đoán trái chiều.

Cuộc đàm phán bắt đầu từ sáng 5/10 đến 12h45ph ngày 9/10 mới kết thúc. Liên tục trong gần một tuần, các thành viên đoàn đàm phán đã làm việc thâu đêm.

“Riêng cá nhân tôi đã có 48 tiếng đồng hồ không ngủ. Và tôi chắc rằng ông Pascal Lamy cũng vậy”. Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển với gương mặt đỏ gay, lấm tấm mồ hôi bước vào phòng họp báo. Trong khi đó, người đồng nhiệm của ông, Cao uỷ phụ trách Thương mại Pascal Lamy dường như chưa hết vẻ căng thẳng.

Trước đó, nhiều đồn đoán xảy ra xung quanh phiên đàm phán thứ 10 này. Sự hiện diện của ông Lamy, người có tư cách ký vào các thoả thuận thương mại của EU khiến nhiều người dự đoán VN và EU sẽ kết thúc đàm phán về WTO ngay trong dịp diễn ra ASEM.

Linh cảm trước một kết quả quan trọng sắp xảy đến, báo giới cũng “nghe ngóng” tình hình và liên tiếp đưa ra nhiều nhận định khác nhau.

Tuy nhiên, sau đó, phiên thương thảo diễn ra căng thẳng hơn những phỏng đoán ban đầu. Cho đến trưa hôm thứ Sáu, trước lễ ký một ngày, trong một buổi tiếp xúc với DN tại EuroCham, ông Lamy còn không giấu nổi vẻ bi quan: “Tôi đã rất mạo hiểm khi đến đây” với mong muốn hai phía có thể đạt được sự thống nhất.

Thậm chí, có nguồn tin còn cho hay, VN và EU khó có thể kết thúc thương thảo về WTO tại phiên thứ 10 này.

“Chúng tôi đã nỗ lực vượt qua những rào cản, những “đèn đỏ” của mỗi bên để đạt được một thoả thuận có thể chấp nhận được”. Bộ trưởng Tuyển cho hay.

Giữa buổi họp báo, ông Tuyển xin phép được hút thuốc vì “nếu không sẽ ngủ gục mất”.

Còn ông P. Lamy thì nói rõ hơn về những “giằng co” trên bàn đàm phán. “Lĩnh vực dịch vụ thực sự là một lĩnh vực khó khăn và tôi cùng Bộ trưởng Tuyển đã mất rất nhiều thời gian”.

VN đã đồng ý cho EU tiếp cận thị trường trong các lĩnh vực: dịch vụ tài chính, bưu chính, các dịch vụ kinh doanh, viễn thông, vận tải, chuyển phát nhanh, phân phối, môi trường, du lịch, xây dựng.

Tuy không phải là tất cả các lĩnh vực mà EU đề nghị nhưng con số các lĩnh vực VN chấp nhận đã là khá lớn”, ông Pascal Lamy thừa nhận.

Chẳng hạn như trong lĩnh vực viễn thông, EU mong muốn được thành lập các công ty 100% vốn nước ngoài nhưng phía VN chỉ đồng ý giới hạn 30%.

Tranh cãi trong lĩnh vực du lịch đưa người ra nước ngoài cũng khá “gay cấn”. “Bộ trưởng Tuyển nói thẳng với tôi rằng đây là “đèn đỏ”. Tôi cũng hiểu đây là lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm. Và chúng tôi chấp nhận dịch vụ đưa người ra nước ngoài không nằm trong những cam kết của VN. Đổi lại, VN chấp nhận mở cửa cho EU trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng”.

Ông Lamy tiết lộ.

Những thoả hiệp mà hai bên chấp nhận được coi là “vừa phải” đối với VN. Riêng ông Lamy không quên nói về ấn tượng của ông trước đội ngũ đàm phán của VN. “Kỹ năng đàm phán của đội ngũ VN thực sự ấn tượng”.

Ký thoả thuận với EU, VN có kịp vào WTO năm 2005?

EU là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của VN, là một đối tác chiến lược của VN nên kết thúc đàm phán với EU là tiền đề quan trọng để kết thúc đàm phán với các đối tác khác”, Bộ trưởng Trương Đình Tuyển nhấn mạnh.

Trả lời câu hỏi của VietNamNet về những đối tác ưu tiên trong đàm phán tiếp theo, ông Tuyển cho hay: “Sáng nay, tôi đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Bạc Hy Lai. Chúng tôi thoả thuận sẽ nỗ lực kết thúc đàm phán giữa VN và Trung Quốc càng sớm càng tốt. VN cũng sẽ có vòng đàm phán tiếp theo với Mỹ trong tháng 10”.

Nhưng khi AP đặt câu hỏi: “Liệu VN có thể gia nhập WTO vào năm 2005”, Bộ trưởng Tuyển không trả lời thẳng mà chỉ nói: “ Chúng tôi phấn đấu gia nhập vào năm 2005”.

Ông Lamy tiếp lời: “Theo kinh nghiệm của các thành viên WTO khác thì thời gian một nước gian nhập WTO có thể vào khoảng một năm hoặc 18 tháng sau khi kết thúc đàm phán song phương với một đối tác lớn”.

Và như thế câu trả lời của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với thời hạn 2005 mà Bộ trưởng Tuyển đã đề cập”.

Giới phân tích thì cho rằng, vấn đề VN có gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới kịp năm 2005 hay không không còn là vấn đề quan trọng. Việc vượt qua được những vòng đàm phán “gay cấn” với một đối tác đặt yêu cầu cao như EU đã chứng tỏ khả năng của VN. Một thoả thuận với đối tác thương mại lớn nhất thế giới này sẽ “dọn đường” cho việc thương thảo với các thành viên khác.

Vấn đề còn lại bây giờ của VN, như Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã từng nói với VietNamNet “Đã đến lúc phải nghĩ đến hậu WTO”.

Việt Lâm viết....
Kính mong các anh,.chị đóng góp ý kiến!
 
Giới luật sư Việt Nam thay đổi để đáp ứng với thử thách mới
Lượt theo RFA

Tin tức về Việt Nam kết thúc cuộc đàm phán với Hoa Kỳ về việc gia nhập WTO đã được giới Luật sư Việt Nam coi như là cơ hội để cải tiến chính bản thân mình cho phù hợp với tình hình mới, với những thử thách mới. Dưới đây là ý kiến của luật sư Nguyễn văn Hậu thành phố Hồ Chí Minh.

Trường Văn: Việt Nam sắp gia nhập WTO, như vậy các văn phòng luật sư tại Việt Nam phải chuyển hướng như thế nào để thích hợp với vấn đề hội nhập?

Luật sư Nguyễn văn Hậu: Hôm nay Quốc hội Việt Nam bắt đầu họp . Quốc hội sẽ thông qua luật luật sư trong kỳ họp này trong đó có những qui định mới về họat động của luật sư .

Trường Văn: Về phần luật sư, văn phòng của luật sư có tính mở rộng thành một tổ hợp các luật sư để nghiên cứu mọi vấn đề liên hệ đến công pháp quốc tế, luật về tài chánh, bảo hiểm..

Luật sư Nguyễn văn Hậu: Tôi cũng đang dự định sẽ hợp tác với các văn phòng luật sư nước ngòai, nhưng vấn đề này cần phải được luật hoá.
Trường Văn: Như vậy khi có Luật thì luật sư mở rộng sự hợp tác ra, có thể thành lập tổ hợp luật sư bao gồm luật sư trong nước và luật sư ngòai nước.

Luật sư Nguyễn văn Hậu: Chúng tôi sẽ tổ chức những group như phối hợp với hiệp hội luật sư châu Á- Thái Bình Dương .. Tôi cũng đang dự định sẽ hợp tác với các văn phòng luật sư nước ngòai, nhưng vấn đề này cần phải được luật hoá.

Trường Văn: Luật sư có nghĩ đến sự trao đổi kinh nghiệm với các văn phòng luật sư nước ngòai không?

Luật sư Nguyễn văn Hậu: Dứt khoát là phải có, sự hợp tác sẽ làm cho các giao dịch quốc tế có điểm chung..

Trường Văn: Sau khi có tin Việt Nam kết thúc đàm phán WTO thì luật sư thấy phản ứng của doanh nhân như thế nào?

Luật sư Nguyễn văn Hậu: Rất phấn khởi. Giới Luật sư cũng phấn khởi.

Trường Văn: Luật sư có nghĩ ra những chương trình để khuyến khích các doanh nhân phải nhờ luật sư trong việc giao dịch với nước ngòai.

Luật sư Nguyễn văn Hậu: Các bài học vừa qua như vụ cá basa, ViệtNam airlines.., một số vụ tranh chấp khác nữa và mới đây một doanh nhân Việt Nam bị bắt vì trốn thuế thì các doanh nhân Việt Nam bắt đầu cảnh tỉnh và họ sẽ sử dụng luật sư nhiều hơn nữa.

Trường Văn: Cám ơn luật sư nhiều.

Chào Thân ái & Quyết thắng!
 
Cho e hỏi, nếu lần này VN không vào được WTO "vì vướng Mỹ" mặc dù đã đạt được những thỏa thuận song phương và đa phương với những đối tác khác thì lần tới khi WTO xem xét lại VN, việc đàm phán có phải bắt đầu lại từ đầu không? Hay chỉ cần đàm phán nốt với Mỹ là xong?
 
@Chị Hương:Mỹ là đối tác khó khăn nhất chị ạ...Vì rất nhiều lý do...
Chỉ cần ký xong với Mỹ là có thể coi như hoàn thành 50%..Em nghĩ vậy..
NÓi chuyện ngoài lề 1 chút:
Đa số doanh nghiệp VN không biết gì về WTO!
VietNamNet) - Phần lớn doanh nghiệp Việt Nam không biết gì hoặc có hiểu biết rất hạn chế về Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) song vẫn ủng hộ việc gia nhập sớm, đồng thời yêu cầu được bổ túc thêm kiến thức cần thiết.

Trong buổi thuyết trình trước khoảng 200 DN và Hiệp hội DN VN sáng ngày 27/7 tại Hà Nội, bà Phạm Chi Lan, thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, đã đưa ra thông tin nói trên.


Đa số DN VN chưa chuẩn bị sẵn sàng cho hội nhập.
Không biết WTO là gì!

Bà Lan cho biết, một cuộc khảo sát mới đây diễn ra ngay tại TP.HCM, trung tâm kinh tế lớn nhất nước, con số đáng lo ngại đã được rút ra: 95% DN được hỏi nói rằng họ không biết WTO là gì! Số còn lại phần lớn đều chỉ hiểu một cách rất mơ hồ.

Sở dĩ có hiện tượng trên, theo bà Lan, là do đặc điểm chung của DN VN. Cụ thể, đa số DN VN là nhỏ và vừa (SMEs); mới thành lập nên ít kinh nghiệm kinh doanh; năng suất lao động thấp; chi phí kinh doanh cao; năng lực cạnh tranh hạn chế; thiếu trầm trọng các nguồn lực cần thiết như vốn, tài nguyên; hoạt động trong môi trường khó khăn, nhiều rào cản, ít được hỗ trợ, phân biệt đối xử còn nặng nề.

Do vậy, các DN giành hầu hết thời gian cho việc thích ứng với hoàn cảnh trước mắt và khắc phục những khó khăn nói trên hơn là đầu tư thời gian vào nghiên cứu về những sự kiện còn chưa tới.

Mục tiêu chính của WTO là thúc đẩy tự do hoá thương mại thông qua việc cắt giảm các rào cản thuế quan và phi thuế quan để các luồng hàng hóa, dịch vụ được lưu chuyển tự do hơn giữa các nước và trên phạm vi toàn cầu.
Nguyên tắc pháp lý quan trọng nhất của WTO là quy định các nước thành viên phải dành cho nhau chế độ đối xử tối huệ quốc (MFN), nghĩa là, khi một nước đối xử ưu đãi đối với hàng hoá và dịch vụ của một nước nào đó thì cũng phải dành sự ưu đãi như thế cho hàng hóa và dịch vụ của các nước khác. Khi MFN được áp dụng đa phương đối với tất cả các thành viên của WTO thì đó cũng có nghĩa là nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử vì các nước đều dành cho nhau sự đối xử ưu đãi nhất.
Nguồn: WTO

"Tuy nhiên, đa số DN ủng hộ và mong muốn VN gia nhập sớm với nhận thức rằng việc tham gia sẽ tác động tích cực đối với nền kinh tế quốc dân và cho bản thân các DN", bà Lan cho biết.

Theo bà Lan, sỡ dĩ đa số đều ủng hộ do ít nhiều hiểu được những lợi thế của việc tham gia WTO như: có điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ sang các nước và trên quy mô toàn cầu song song với nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu và dịch vụ cần thiết với chất lượng tốt và giá cả thuận lợi để phục vụ sản xuất; có điều kiện thuận lợi hơn để thu hút đầu tư nước ngoài (cả đầu tư trực tiếp và qua thị trường chứng khoán); có điều kiện tốt hơn để đấu tranh giải quyết các tranh chấp trong quan hệ thương mại quốc tế một cách xây dựng và công bằng...

Tuy vậy, điều mà nhiều DN đang lo ngại là tham gia cơ chế thương mại toàn cầu WTO sẽ đặt họ trước những thách thức vô cùng to lớn. Đó là sức ép cạnh tranh để giành giật thị trường tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ ngày càng lớn trên quy mô toàn cầu cũng như ngay chính trên thị trường nội địa; phải thay đổi cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất ra các sản phẩm theo nhu cầu thị trường quốc tế; nguy cơ sản xuất ồ ạt, không có kế hoạch, chỉ chạy theo lợi nhuận, bất chấp những hệ quả xấu cho xã hội như cạn kiệt tài nguyên, huỷ hoại môi trường sinh thái…

DN cần làm gì để tồn tại và phát triển khi VN vào WTO?

Cũng như các chuyên gia kinh tế VN và nước ngoài đã từng đề cập, bà Lan cho rằng để tranh thủ các cơ hội và điều kiện thuận lợi do việc tham gia WTO mang lại, đồng thời hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của quá trình này, các doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị tốt rất nhiều vấn đề để kịp thời thích ứng "cuộc sống mới với WTO", được kỳ vọng sẽ tới vào cuối năm nay.

Theo bà Lan, cần xây dựng, tuyên truyền phổ biến sâu rộng trong toàn doanh nghiệp nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vấn đề hội nhập quốc tế và tham gia WTO, thấy rõ cả cơ hội và những thách thức để chủ động chuẩn bị, tránh tình trạng đa số DN hiểu biết hạn chế như đã đề cập.

Sau khi đã hiểu rõ về các vấn đề đó, DN cần chủ động nghiên cứu xác định những lĩnh vực, ngành hàng, mặt hàng mình có thế mạnh hoặc điều kiện thuận lợi để phát triển, trên cơ sở đó chủ động điều chỉnh và thu hút các nguồn lực, tập trung phát triển các mặt hàng có hiệu quả và có sức cạnh tranh quốc tế.

Bà Lan đặc biệt nhấn mạnh việc DN nên tham gia các hiệp hội ngành nghề. Theo bà, việc có tên trong một hay nhiều hiệp hội sẽ giúp DN tránh phải đơn thương độc mã đối phó với các khó khăn bất ngờ, ví dụ các vụ kiện bán phá giá.

Theo các chuyên gia kinh tế, các DN cũng cần quan hệ chặt chẽ với các Bộ, ngành ở Trung ương và các công ty hoạt động kinh doanh quốc tế để nắm bắt tình hình, xu hướng thị trường quốc tế, trên cơ sở đó quyết định các kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cho phù hợp và có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thị trường thế giới.

Các doanh nghiệp còn cần chuẩn bị tốt cho mình, từ tăng cường năng lực quản lý, tăng cường đào tạo cán bộ; đổi mới công nghệ, giảm giá thành và đặc biệt phải xây dựng được hệ thống phân phối và thương hiệu riêng. "Được như vậy, DN mới có thể tồn tại và phát triển khi các tập đoàn đa quốc gia thể hiện sức mạnh lấn át trên chính sân nhà của mình", bà Lan phát biểu.

"Hiện tại, Chính phủ cũng đang hoàn thiện môi trường pháp lý, tạo môi trường thân thiện, bình đẳng cho mọi DN", bà Lan cho biết thêm, "Các hoạt động cải cách hành chính đang diễn ra mạnh mẽ đi đôi với cải cách giáo dục đào tạo và phát triển kết cấu hạ tầng".

Nhật Vy

http://www.vnn.vn/kinhte/2005/07/473149/
EM mong mọi người góp ý...Cám ơn nhiều!
 
Chào Mai Hương! "Cho e hỏi, nếu lần này VN không vào được WTO "vì vướng Mỹ" mặc dù đã đạt được những thỏa thuận song phương và đa phương với những đối tác khác thì lần tới khi WTO xem xét lại VN, việc đàm phán có phải bắt đầu lại từ đầu không? Hay chỉ cần đàm phán nốt với Mỹ là xong?"

- Thật ra về việc Việt Nam gia nhập WTO như vậy là rất khả quan, không dám nói là đã chắc chắn bước chân vào WTO, nhưng cánh cửa đã rộng mở tương đối khả thi. Bởi Mỹ là "vướng mắc" nhất đối với tiến trình này Hương ạ.

- Việt Nam đã đi 1 chặng đường dài đến mười năm rồi Hương ạ, kể từ ngày đệ nạp hồ sơ xin gia nhập, và sau mười mấy phiên họp, Việt Nam đang hoàn tất những thỏa thuận đa phương trong khuôn khổ nhóm Công tác gồm hơn 40 nước, nếu kể Liên hiệp Âu châu như một nước. Song song, Việt Nam cũng đã lần lượt đạt thoả ước song phương với từng quốc gia trong hơn hai chục nước có nêu vấn đề và hiện chỉ cần thỏa thuận của Mexico và Hoa Kỳ nữa là xong. Đến lúc này thì coi như đã hoàn thành rồi.

* Vấn đề nữa là:Quy chế Thương mại hay Mậu dịch Bình thường (1998). Hoa Kỳ dành cho Việt Nam 12 năm để chuẩn bị được công nhận là nền kinh tế thị trường. Ngay như Trung Quốc vốn là một nước lớn như thế nhưng cũng phải chịu tới 15 năm.

Hiện nay Việt Nam muốn được công nhận là nền kinh tế thị trường thì Hoa Kỳ, Hạ Nghị Viện Hoa Kỳ đang đề ra những yêu cầu có liên quan mà không trực tiếp nằm trong điều kiện của tổ chức WTO, như tự do tôn giáo, nhân quyền.

Còn nếu như không vào WTO đợt này thì cũng phải thỏa thuận lại hoặc không đó là do vấn đề phát sinh giữa các nước đối với Việt Nam, vấn đề vẫn là yếu tố Mỹ.

Chào Thân ái & Quyết thắng!

PS: Các doanh nghiệp & mọi người dân đang quan tâm là phải sớm công bố tất cả những thỏa thuận với Mỹ cũng như 1 số nước để có kế hoạch hành động. Cần có nhà hoạch định chiến lược, phân tích, đáng giá... những thuận lợi, khó khăn với các ngành nghề, doanh nghiệp, người tiêu dùng (người dân Việt Nam)... để chuẩn bị hòa nhập vào luật chơi mới.
 
@ Anh nghĩa...Anh chỉ cần ấn vào chứ Trả lời là = Reply chứ không cần viết in nghiêng đâu ạ?
Bay thẳng đến Mỹ khi Việt Nam vào WTO
Thị trường mục tiêu của Vietnam Airlines hiện nay là Hoa Kỳ, và một năm nữa hãng hàng không quốc gia sẽ có đường bay trực tiếp đến thị trường đang rất nóng này.


Vietnam Airlines.
Đây cũng là kế hoạch mà Vietnam Airlines đã đưa ra sau khi Việt Nam và Hoa Kỳ ký hiệp định hàng không hồi năm ngoái. Ông Nguyễn Chấn, phát ngôn viên của Vietnam Airlines, đã nói với VietNamNet hôm 13/12 rằng, kế hoạch mở đường bay trực tiếp Việt Nam-Hoa Kỳ không có gì thay đổi, cho dù thị trường đang được làm nóng lên bởi United Airlines.

Hồi cuối tuần qua, đường bay trực tiếp từ thành phố San Francisco đến TP.HCM đã được United Airlines chính thức bắt đầu. Sự kiện này đánh dấu sự trở lại của hàng không Hoa Kỳ sau 30 năm "vắng bóng", và mở đầu cho một cuộc cạnh tranh mới giữa hai điểm đến Việt Nam-Hoa Kỳ.

Đường bay giữa hai quốc gia đã được bình thường hóa về thương mại và hàng không luôn được đánh giá là tiềm năng, bởi những chuyến bay có điểm đi hoặc điểm đến ở Việt Nam và Hoa Kỳ chưa hãng nào khai thác trực tiếp. Thay vào đó là những đường bay quá cảnh được thực hiện bởi các hãng hàng không khác. Hàng không Việt Nam (chính yếu là Vietnam Airlines) và Hoa Kỳ cũng đã có những đường bay này, nhưng lại "né" bay thẳng đến giữa 2 quốc gia.

"Mở một đường bay mới phải hội đủ nhiều điều kiện, ngoài vấn đề kỹ thuật và lực lượng..., còn một yếu tố quan trọng khác đó là thị trường", ông Chấn phát biểu, mà yếu tố thị trường hiện nay vẫn chưa đủ để hãng này bắt đầu đường bay trực tiếp đến Mỹ sớm hơn kế hoạch đã định.

Ông Chấn nói rằng, Vietnam Airlines muốn bắt đầu đường bay sau khi Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), mục tiêu mà Việt Nam phấn đấu đạt được trước khi kết thúc 2005. "Khi đó thị trường sẽ có nhiều cơ hội cho chúng tôi vì sẽ có nhiều DN và nhà đầu tư quốc tế muốn làm ăn ở Việt Nam cần đi lại giữa hai nước".

Mặc dù được đánh giá là tiềm năng, nhưng nhu cầu bay hiện tại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ vẫn chưa làm các hãng tin tưởng. Đường bay của United Airlines từ San Francisco đến TP.HCM phải quá cảnh qua Hongkong. Giới chức của United Airlines trong cuộc gặp gỡ với báo chí địa phương đã cho biết, tần suất sử dụng ghế trên chuyến bay cho chặng TP.HCM-Hongkong còn rất thấp và để thu hút khách, lấp đầy số ghế, hãng đã đưa ra chính sách giá khá hấp dẫn, chỉ 400 USD.

Tuy vậy, đường bay thẳng của United Airlines thực sự làm các hãng hàng không đối thủ lo lắng, trong đó có Vietnam Airlines. Trước khi United Airlines bắt đầu đường bay mới, Vietnam Airlines cũng đã kịp tung ra chương trình khuyến mại, giảm giá vé, mà đối tượng nhắm đến là cộng đồng kiều bào ở Hoa Kỳ về nước ăn Tết.

Vietnam Airlines chuẩn bị khá kỹ cho thị trường Mỹ, cũng là một trong những thị trường quốc tế mục tiêu của hãng. Để cạnh tranh với các hãng hàng không quốc tế, Vietnam Airlines đã ký kết hàng loạt hợp đồng mua máy bay mới, hiện đại của Airbus và Boeing. Gần đây nhất là hợp đồng mua 10 chiếc Airbus, nâng số máy bay Airbus mà Vietnam Airlines sở hữu lên 15 chiếc.
 
Việt Nam gia nhập WTO: Tác động ra sao đến người nông dân nghèo?

Đó là chủ đề buổi giao lưu trực tuyến do Nhóm các tổ chức xã hội dân sự vì An ninh lương thực và Giảm nghèo (CIFPEN) phối hợp với Báo điện tử VnMedia tổ chức. Ngay từ bây giờ, bạn đọc quan tâm có thể đặt câu hỏi và sẽ nhận được câu trả lời từ các chuyên gia hàng đầu về nông nghiệp, nông thôn và hội nhập WTO.

http://www.vnmedia.vn/giaoluu/

Chào Thân ái!
 
Back
Bên trên