Viet Nam khong vao` WTO

Tin mới nhận:

31/5, ký thỏa thuận Việt Nam - Hoa Kỳ về WTO

Đó là thông tin chính thức từ trung tâm báo chí của Ban tổ chức SOM II. Theo dự định, lễ ký sẽ diễn ra vào lúc 17h tại dinh Thống Nhất (TPHCM), giữa Bộ trưởng Thương mại Việt Nam Trương Đình Tuyển và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ - Đại sứ Susan C. Schwab, với sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Vũ Khoan. (VNN)

Chào Thân ái!
 
Nhanh lên! Đi với cả thế giới để giàu mạnh!
VietNamNet) - Tiến cùng thế giới, tiến cùng thời đại, không có lý do gì để chối bỏ những thành tựu của văn minh nhân loại. Hội nhập là để tranh thủ mọi điều kiện mau chóng vận dụng thành công những thành tựu của văn minh nhân loại. Xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN lại càng phải tìm cách làm chủ những thành tựu này. Chỉ có con người được giải phóng, tinh thần dân tộc được phát huy, Việt Nam mới có thể sớm trở thành một thành viên bình đẳng trong WTO.


Ông Nguyễn Trung
Tự do dân chủ, nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự ở trình độ ngày nay là những thành quả vô cùng quý báu của văn minh nhân lọai, là xu thế tiến bộ đang nảy nở trong nhiều quốc gia trên thế giới.

Đối với nước ta, đấy chính là các điều kiện không thể thiếu để tạo ra yếu tố nhân hòa tốt nhất, đúng với tinh thần: giải phóng con người, con người là trung tâm của sự phát triển. Có con người được giải phóng mới có tất cả.

Nói cho cùng, cái đích này mới thật là XHCN. Một quốc gia có những con người như thế mới có thể cạnh tranh thắng lợi trên thị trường thế giới.

Quyết tâm làm tròn sứ mệnh lãnh đạo của Đảng!

Trong loạt bài “Thời cơ vàng” tôi đã có dịp trình bày, lần đầu tiên trong lịch sử của mình, nước ta đang hội tụ được mọi điều kiện bên trong, bên ngoài cần thiết cho sự nghiệp chấn hưng đất nước. Chỉ cần tạo ra được yếu tố nhân hòa tốt nhất, nước ta sẽ làm nên tất cả. Đó là xây dựng và phát huy con người Việt Nam, tinh thần dân tộc Việt Nam, xây dựng một Nhà nước Việt Nam làm bà đỡ tốt nhất cho sự nghiệp phát triển của Việt Nam.

Đại hội X khẳng định: Đẩy mạnh chỉnh đốn và xây dựng Đảng là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của khóa này. Đấy là một quyết định chính xác, nói lên quyết tâm làm tròn sứ mệnh là đảng lãnh đạo của đất nước trong thời đổi mới, tiến hành CNH-HĐH đất nước, hội nhập kinh tế thế giới.

Nếu nhìn vào những tha hóa và yếu kém nhiều đảng viên mắc phải đến mức, có đồng chí lãnh đạo phải thừa nhận có những lỗi lầm thuộc về hệ thống, chúng ta cắt nghĩa tình trạng này như thế nào? Mọi người đều thấy nhiều hiện tượng tha hóa biến chất của đảng viên đã ảnh hưởng xấu đối với đời sống văn hóa, tinh thần của đất nước, đang làm đảo lộn nhiều thang giá trị phải gìn giữ. Báo cáo Chính trị tại Đại hội X nghiêm khắc thừa nhận những yếu kém xảy ra đang làm cho lòng tin của nhân dân vào Đảng bị tổn thương, giảm sút.

Đứng trước tình tình này, không thể không đặt ra câu hỏi: Suốt 20 năm đổi mới vừa qua không một lúc nào Đảng ta sao lãng nhiệm vụ xây dựng và chỉnh đốn Đảng, thế nhưng tại sao lại có sự hẫng hụt như vậy về phẩm chất và năng lực lãnh đạo so với đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng?

Phải đi tìm người thầy là lịch sử để có câu trả lời tin cậy.

Nhìn lại suốt chiều dài lịch sử và truyền thống cách mạng hào hùng của Đảng ta, phải chăng Đảng ta xác lập được vai trò lãnh đạo của mình là nhờ vào 4 yếu tố chính sau đây:



Thời luận 13

Phân tích sự hẫng hụt về phẩm chất và năng lực của Đảng hiện nay cũng cho thấy trong Đảng hiện nay có hai yếu kém cơ bản: (a) tính tiền phong chiến đấu và (b) phẩm chất cách mạng của Đảng đang có khoảng cách không thể xem thường so với nhiệm vụ cách mạng ngày nay đòi hỏi.
- Giác ngộ những đòi hỏi khách quan của sự nghiệp cách mạng nước ta.
- Vạch ra được đường lối đúng đắn giành thắng lợi cho sự nghiệp cách mạng.
- Tổ chức và thực hiện thành công đường lối cách mạng đó vạch ra.
- Toàn Đảng và từng đảng viên xả thân chiến đấu và đi tiên phong trong việc thực hiện những nhiệm vụ cách mạng đó đề ra.

4 yếu tố nêu trên cho phép kết luận: Đi tiên phong về tư duy nhận thức nhiệm vụ cách mạng, có phẩm chất chiến đấu ngoan cường thực hiện nhiệm vụ cách mạng - chính hai điều kiện này đã xác lập vai trò lãnh đạo của Đảng ta, đã đem lại thắng lợi cho dân tộc, cho đất nước từ Cách mạng Tháng Tám đến nay.

Phải chăng vì chưa làm rõ hai yếu kém cơ bản này trong giai đoạn cách mạng mới của đất nước, nên công tác chỉnh đốn và xây dựng Đảng chưa đi vào được thực chất của vấn đề, và điều này cắt nghĩa vì sao nhiệm vụ chỉnh đốn và xây dựng Đảng luôn luôn được đặt lên hàng đầu mà đến nay vẫn không mang lại kết quả mong muốn?

Không phải ngẫu nhiên, để dứt khỏi đường mòn và tiến được vào thời kỳ đổi mới, Đại hội VI đã phải đề ra yêu cầu: Nhìn thẳng vào sự thật và đổi mới tư duy.

Đảng - tiên phong tạo ra yếu tố nhân hòa bằng nhận thức mới!

Nhìn vào những thành tựu giành được trong 20 năm đổi mới, điều rất rõ là những thành tựu này đều gắn với đổi mới tư duy của Đảng và gắn với ý chí thực hiện đường lối đổi mới; những yếu kém vấp phải trong thời gian này đều có nguyên nhân từ sự lạc hậu của tư duy và sự sa sút của phẩm chất cách mạng.

Giai đoạn cách mạng mới của đất nước trong thời kỳ hội nhập toàn diện vào quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới đặt ra cho nước ta những đòi hỏi và những nhiệm vụ chưa hề có. Đi tiên phong về tư duy nhận thức những đòi hỏi và nhiệm vụ mới của đất nước, đi tiên phong về tư duy nhận thức những thời cơ và thách thức mới, có trí tuệ và bản lĩnh dẫn dắt đất nước thành công trên con đường chấn hưng đất nước, có phẩm chất xả thân phấn đấu cho sự nghiệp dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đấy chính là nội dung cốt yếu của nhiệm vụ đổi mới chỉnh đốn và xây dựng Đảng.

Nhiệm vụ cách mạng của Đảng trước đây là đi tiên phong trong sự nghiệp giải phóng và thống nhất đất nước, ngày nay là đi tiên phong trong sự nghiệp giải phóng mọi nguồn lực của đất nước, dẫn dắt đất nước tiến bước thắng lợi trên con đường hội nhập vào quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới, tất cả nhằm thực hiện thành công sự nghiệp dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.

Đặt vấn đề như vậy trước hết có nghĩa Đảng phải đi tiên phong và có phẩm chất cách mạng thực hiện tự do dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền, xây dựng xã hội công dân, giải phóng con người và mọi nguồn lực của đất nước, xây dựng sự đồng thuận vững chắc của toàn dân tộc, để trong một tương lai không xa dựng lên được một nước Việt Nam thịnh vượng, hạnh phúc. Đấy chính là chủ nghĩa xã hội đích thực Đảng ta cần đem hết trí tuệ, nghị lực và nhiệt tình cách mạng lãnh đạo dân tộc ta phấn đấu thực hiện bằng được.

Thời luận 14

Đi tiên phong về nhận thức con đường phát triển của đất nước thời hội nhập vào kinh tế thế giới toàn cầu hóa ngày nay, đi tiên phong tạo ra yếu tố nhân hòa tốt nhất trong cộng đồng dân tộc để xây dựng thành công nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ và văn minh - đấy chính là thước đo, là hòn đá thử vàng đối với người cộng sản Việt Nam, là con đường tiếp tục kế thừa sứ mệnh của Đảng đối với đất nước, đối với dân tộc mà Đảng ta đã gánh vác trên vai mình kể từ ngày thành lập. Đấy là con đường Đảng trường tồn với dân tộc.
Đặt vấn đề như vậy, phải đổi mới hẳn nội dung chỉnh đốn và xây dựng Đảng.

Đặt vấn đề như vậy phải đổi mới hẳn phương thức và nội dung Đảng lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo hệ thống chính trị của đất nước.

Đặt vấn đề như vậy có nghĩa làm cho sự lãnh đạo của Đảng trở thành tiền đề cho việc dẫn dắt đất nước thành công trên con đường hội nhập vào quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới ngày nay, bảo đảm cho Việt Nam sớm trở thành một thành viên có vị thế xứng đáng trong WTO nói riêng và trên trường quốc tế nói chung.

Đại hội VI là một mốc son trong lịch sử Đảng ta, mở ra thời kỳ đổi mới và thay đổi hẳn vị thế của đất nước, đưa đất nước vào một thời kỳ phát triển mới. Những người đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam hãy đem tất cả trí tuệ và lòng yêu nước của mình, dốc lòng phấn đấu thực hiện cam kết của Đảng trước dân tộc đã ghi trong Nghị quyết của Đại hội X: Sớm đưa nước ta thoát khỏi nước nghèo và chậm phát triển vào năm 2010.

Không thể vô cảm trước những thách thức đặt ra

Hội nhập vào quá trình toàn cầu hóa kinh tế trong một thế giới phát triển năng động và đầy biến động, nước ta lựa chọn phương thức ứng xử nào?

Muốn hay không, trước hết cần phải thừa nhận trên thế giới ngày nay có nhiều biến động và tác động ngoài ý muốn của chúng ta. Ai dự báo được điều gì một khi giá dầu lửa trên thế giới lên tới 100 USD/thùng hoặc hơn nữa? Tác động như thế nào vào kinh tế thế giới, vào khu vực, vào nước ta? Chiến tranh Iraq sẽ đi tới đâu? Cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Bắc Triều Tiên chưa giải quyết xong lại xuất hiện thêm vấn đề làm giàu uranium ở Iran - một trong những nước OPEC xuất khẩu nhiều dầu nhất thế giới – và nếu đồng USD tiếp tục mất giá.v.v… Hôm kia là áp dụng luật chống phá giá đối với cá basa của ta, hôm qua là tôm… Hôm nay là giày dép và đồ may mặc vào thị trường EU…, những hoạt động khủng bố…, nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm H5N1…

Chúng ta lựa chọn cách ứng xử nào trong thế giới này?

Toàn cầu hóa kinh tế đang tiếp tục làm đảo lộn cả thế giới. Nhưng toàn cầu hóa kinh tế không đảo lộn được nguyên lý: Có thực mới vực được đạo! Mạnh vì gạo, bạo vì tiền...

Nước ta hình như chỉ có một sự lựa chọn: Phải làm cho mình giữ được cái nguyên lý mà toàn cầu hóa kinh tế phải kiêng nể. Nghĩa là nước ta phải giàu nhanh lên, mạnh nhanh lên. Đến mức: Phải giàu mạnh nhanh lên, hay là chết!?

Người Việt Nam, trước hết người đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam có thể nào lại vô cảm với thách thức này.
 
Báo Thanh niên

Đại sứ Việt Nam tại WTO Ngô Quang Xuân:

"Đàm phán đa phương sẽ khó khăn nhưng không cản trở Việt Nam gia nhập WTO"

* Đại sứ có thể cho biết khi nào vòng đàm phán đa phương VN gia nhập WTO sẽ diễn ra và những vấn đề nào sẽ đặt ra trên bàn đàm phán?

- Vào giữa tháng 7, phiên đàm phán đa phương VN gia nhập WTO sẽ diễn ra tại trụ sở WTO ở Geneva (Thụy Sĩ). Chúng ta đang phối hợp với Ban công tác đàm phán và Ban thư ký WTO để chuẩn bị. Những yêu cầu, đòi hỏi còn lại của các nước sẽ được đưa ra bàn thảo trong phiên này. Chúng ta đang chuẩn bị những vấn đề như quyền kinh doanh, thực thi pháp luật. Sau đó là các bước hoàn chỉnh những văn bản đã đàm phán, trong đó quan trọng nhất là báo cáo về việc đàm phán của VN để chuẩn bị cho việc ký kết nghị định thư về việc VN gia nhập WTO.

* Đàm phán song phương chúng ta đã hoàn tất. Theo ông, liệu có gì khó khăn cản trở Việt Nam trong vòng đàm phán đa phương sắp tới?

- Tôi nghĩ là không. Nhưng còn vấn đề gì thì tôi nghĩ cũng lớn đấy. Thứ nhất, chúng ta đã đàm phán song phương với 28 đối tác có yêu cầu với ta rồi. Với song phương thì kể như không còn vấn đề gì nữa, nhưng với phiên đa phương thì các nước đó vẫn còn cơ hội để "hoạnh họe" chúng ta. Bởi thế, những cái mà các nước này đưa ra tại phiên đa phương sắp đến sẽ là những đòi hỏi cuối cùng yêu cầu VN mở cửa thị trường hơn, yêu cầu VN giải thích rõ hơn về việc thực thi pháp luật và đặc biệt, qua thực tiễn kinh nghiệm với các nước gia nhập gần đây thì họ yêu cầu chúng ta sẽ phải làm rõ vấn đề thực thi pháp luật vì cái này chính là cái bảo đảm cho việc VN đáp ứng các cam kết của mình đến đâu. Tôi cho rằng những vấn đề trong phiên đàm phán đa phương sắp tới cũng lớn và cũng khó. Nhưng có thể nói là không có cái gì cản trở quá trình gia nhập của VN cả. Có điều là họ sẽ cố tìm kiếm thêm được cái gì cho mình.

* Lộ trình thực hiện các cam kết của Việt Nam có đủ để DN trong nước lớn lên trước khi hàng hóa, dịch vụ nước ngoài tràn vào?

- Về lộ trình thực thi các cam kết, quả tình tôi phân vân và có nhiều lo lắng. Từ năm 2000 đến nay, nhất là sau khi chúng ta ký kết Hiệp định thương mại với Mỹ (BTA) tôi thấy việc phổ biến các cam kết đã nhiều hơn, rộng hơn nên ý thức của xã hội cũng sâu hơn. Có thể nói là chúng ta đã có chuẩn bị, nhưng chuẩn bị tới đâu thì là cả một vấn đề lớn. Muốn hay không muốn, chúng ta cũng phải thừa nhận là thương mại Việt Nam đang phát triển và trong quá trình chuyển đổi nên còn lẫn lộn giữa cái cũ cái mới. Tôi nghĩ bước đầu chúng ta sẽ rất khó khăn đấy vì đối thủ của ta mạnh về nhiều khía cạnh. Chúng ta buộc phải chấp nhận thua thiệt trong giai đoạn đầu phải và học hỏi từ từ. Trải qua được giai đoạn này, kinh tế nước ta sẽ bước vào một giai đoạn mới, ở đẳng cấp cao hơn, đỉnh cao hơn.

Chào WTO!
 
Cánh cửa WTO đã mở...

Cập nhật lúc 06h18" , ngày 01/06/2006
Thanh Niên theo Tuổi Trẻ


Chiều 31/5, thỏa thuận song phương Việt Nam - Hoa Kỳ về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã được chính thức ký kết lúc 17h15 tại dinh Thống Nhất, TP.Hồ Chí Minh.
Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự và phó đại diện thương mại Mỹ Karan Bhatia đã cùng đặt bút ký kết bản thỏa thuận này với sự chứng kiến của Phó thủ tướng Vũ Khoan cùng đoàn đàm phán hai bên.

VN và Mỹ thỏa thuận gì ?

Vài phút trước lễ ký kết, các bản thông báo về các cam kết mở cửa thị trường của VN do văn phòng Đại diện thương mại Mỹ (USTR) soạn thảo được trao tới tận tay các phóng viên.

Hàng loạt dịch vụ trong các ngành tài chính, tiền tệ, viễn thông, những vấn đề khó khăn nhất trong suốt quá trình đàm phán và chỉ được giải quyết ở những phút chót được VN cam kết mở cửa nhanh và mạnh.
Trong lĩnh vực ngân hàng, từ 1/4/2007, các ngân hàng Mỹ và nước ngoài được thiết lập các chi nhánh 100% vốn nước ngoài. Các chi nhánh này sẽ được đối xử không khác so với các ngân hàng trong nước.
Riêng các ngân hàng Mỹ sẽ được phép nhận tiền ký quĩ không hạn chế bằng tiền đồng và được phát hành thẻ tín dụng. Như vậy, chỉ sau chín tháng nữa, mức trần sở hữu tối đa 49% mà các ngân hàng nước ngoài đang được phép nắm giữ sẽ hoàn toàn bị dỡ bỏ.

Đối với các công ty chứng khoán, các công ty nước ngoài sẽ được phép lập liên doanh tại VN với mức sở hữu tối đa 49% ngay thời điểm VN gia nhập. Sau năm năm, mức sở hữu này là 100% và công ty còn được phép mở chi nhánh tại VN trong một vài hoạt động như quản lý tài sản, tư vấn, hối đoái, mua bán chứng khoán...

Ở một lĩnh vực khác được coi là “nhạy cảm”, viễn thông, VN cũng đã đưa ra các cam kết mở cửa cao hơn nhiều so với Hiệp định thương mại song phương (BTA) đã ký với Mỹ. Theo BTA có hiệu lực tháng 12/2001, phía Mỹ được chiếm tối đa 49% vốn sở hữu trong các liên doanh điện thoại di động và vệ tinh sau bốn năm và trong dịch vụ điện thoại cố định sau sáu năm.
Với thỏa thuận vừa ký, VN cho phép phía Mỹ được nắm giữ sở hữu đa số trong các công ty cung cấp các dịch vụ điện thoại cố định và di động (thông qua việc thuê đường truyền từ một công ty VN), thiết lập hệ thống dữ liệu nội bộ, dịch vụ vệ tinh và cáp ngầm dưới biển. Tuy nhiên, tài liệu của USTR không công bố cụ thể mức sở hữu “đa số” mà phía Mỹ được nắm giữ là bao nhiêu.

Trong lĩnh vực chuyển phát nhanh, các công ty nước ngoài được phép hoạt động với tư cách là cổ đông chính trong các liên doanh với các đối tác VN ngay khi gia nhập. Sau năm năm, các công ty này sẽ được sở hữu 100% vốn và được đối xử ưu đãi không thua kém Tập đoàn Bưu chính viễn thông VN.
Đối với các sản phẩm nông nghiệp, hiện Việt Nam áp dụng mức thuế là 27%. Theo thỏa thuận, mức thuế đối với 3/4 sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu từ Mỹ vào Việt Nam sẽ còn 15% hoặc thấp hơn. Các sản phẩm này bao gồm: sợi cotton, thịt bò không xương, nho, nho khô, táo...

Việt Nam cũng cam kết giảm thuế cho 80% các sản phẩm hóa chất - chiếm đa số trong số các sản phẩm hóa chất Mỹ xuất khẩu vào Việt Nam - xuống đến mức hài hòa theo quy định của Hiệp định về hài hòa thuế trong lĩnh vực hóa chất. Mức thuế giảm bình quân trong lĩnh vực mỹ phẩm từ 44% xuống 17,9%. Thuế đối với dược phẩm sẽ ở mức bình quân là 2,5% trong vòng 5 năm sau khi thực thi.

Trong lĩnh vực công nghiệp, VN sẽ giảm thuế xuất khẩu đối với sản phẩm không phải là sắt, thép phế liệu, đồng thời ngưng trợ giá công nghiệp theo quy định của WTO. Việt Nam sẽ ngưng ngay các khoản chi trả theo chương trình trợ giá chính dành cho ngành dệt may và ngưng tất cả các khoản trợ giá theo quy định của WTO cho những ngành này khi gia nhập tổ chức WTO.

Các vấn đề hậu ký kết

Trả lời báo chí tại cuộc họp báo sau lễ ký kết, Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển cho biết trong khi đàm phán, VN không sử dụng nhiều quyền loại trừ, do vậy các cam kết với Mỹ hầu như cũng sẽ được áp dụng với tất cả các thành viên của WTO.

“Nguyên tắc phổ cập của WTO là không phân biệt đối xử. Khi đã cam kết với một thành viên của WTO như thế nào thì cũng đối xử với tất cả các thành viên khác như vậy, trừ khi giành được quyền loại trừ. Tuy nhiên, xu hướng trong đàm phán hiện nay không áp dụng nhiều quyền này và trong thực tế VN cũng không đàm phán để xin nhiều quyền loại trừ” - Bộ trưởng Tuyển nói.
Một câu hỏi khác đặt ra là liệu Mỹ có đưa thêm vấn đề khó khăn nào tại bàn đàm phán đa phương ở Geneva (Thụy Sĩ) không? Trao đổi với Tuổi Trẻ, phó đại diện thương mại Mỹ Bhatia nói vẫn còn một số vấn đề tồn tại ở các phiên đa phương nhưng ông cho rằng “đây sẽ là những vấn đề rất nhẹ nhàng”.
Ông Bhatia cũng nói VN sẽ không phải đợi đến 12 năm để được công nhận là nước có nền kinh tế thị trường. “Nếu như VN chứng minh được việc đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn thì có thể được công nhận sớm hơn. Ngược lại sau 12 năm, kể cả khi VN đã được công nhận là có nền kinh tế thị trường, VN vẫn có thể phải đối mặt với các vụ kiện bán phá giá nếu không tuân thủ các nguyên tắc của thị trường” - ông Bhatia nói.

Trong khi đó, chủ tịch Hội đồng thương mại Việt - Mỹ Virginia Foote - nhân vật đại diện cho giới doanh nghiệp Mỹ đi suốt hành trình ký kết - bình luận rằng bà tin VN sẽ thực hiện tốt các điều khoản cam kết.
Bà nói: “VN đã có điểm khởi đầu tốt với việc dự thảo và thông qua hàng loạt luật lệ phù hợp với qui định của WTO. Cộng đồng quốc tế sẽ theo dõi chặt chẽ VN thực hiện các luật mới này như thế nào. Tuy nhiên, tôi cho rằng mọi người đều lạc quan về việc VN sẽ thực hiện các cam kết của mình một cách mạnh mẽ”.

* Ông Karan Bhatia (phó đại diện thương mại Mỹ): Giới doanh nghiệp Mỹ hài lòng với thỏa thuận ký kết hôm nay. Tuy nhiên không chỉ các doanh nghiệp xuất khẩu của Mỹ được hưởng lợi mà các doanh nghiệp VN cũng sẽ được tiếp cận thị trường Mỹ sâu rộng hơn. Theo tôi, thỏa thuận này là hai bên cùng thắng.

* Bộ trưởng Trương Đình Tuyển: Ba sự kiện: VN gia nhập WTO, Tổng thống Mỹ Bush thăm VN và Hội nghị cấp cao APEC liên quan chặt chẽ và tôi nghĩ cả VN và Mỹ đều không ai bỏ lỡ cơ hội chứng kiến cả ba sự kiện này vào mùa thu vốn rất đẹp ở Hà Nội trong năm nay.

Trong lĩnh vực hàng hóa, VN cam kết giảm thuế hàng loạt mặt hàng:
- Áp thuế 0% đối với máy tính, điện thoại di động và modem ngay khi VN gia nhập WTO. Năm 2005, Mỹ xuất khẩu vào VN hơn 40 triệu USD các mặt hàng này.
- Mỹ phẩm giảm thuế từ 44% xuống 17,9%.
- Thuế dược phẩm trung bình chỉ còn 2,5% trong vòng năm năm sau khi gia nhập.
- 90% dòng thuế trong lĩnh vực nông nghiệp và thiết bị xây dựng giảm xuống mức 5%.
- VN sẽ xóa bỏ lệnh cấm nhập khẩu môtô phân khối lớn.

Chào Thân ái!
 
VN có thể gia nhập WTO vào giữa tháng 10
(VietNamNet) - Nhiều khả năng VN sẽ được kết nạp chính thức vào WTO trong phiên họp Đại hội đồng của tổ chức này ngày 10 và 11/10 tới. Đại sứ Ngô Quang Xuân, trưởng phái đoàn ngoại giao VN tại WTO cho VietNamNet biết.
Cũng theo Đại sứ Ngô Quang Xuân, phía VN cùng Ban Thư ký WTO và các đối tác đang gấp rút chuẩn bị cho các phiên họp đa phương cuối cùng để kịp kết nạp VN trước khi Hội nghị Thượng đỉnh APEC diễn ra tại Hà Nội tháng 11/2006.


Lối vào trụ sở WTO tại Geneva, Thụy Sĩ. Tháng 10 tới, cờ VN sẽ tung bay tại đây. Ảnh: AFP

Theo lịch, vào trung tuần tháng 7, VN sẽ có cuộc họp đa phương tại Geneva. Theo Đại sứ Ngô Quang Xuân, những vấn đề còn lại mà VN cần phải giải quyết tại phiên họp này là trợ cấp, quyền kinh doanh và thực thi pháp luật.

Tuy nhiên, "việc ký kết được thỏa thuận song phương với Mỹ, kết thúc đàm phán với toàn bộ 28 đối tác sẽ tạo thuận lợi cho đàm phán đa phương đi tới những điểm cuối cùng", ông Xuân nói.

Trao đổi với báo giới chiều 31/5, Phó Đại diện Thương mại Mỹ Karan Bhatia cũng nói: những vấn đề còn lại tại phiên đa phương "rất nhẹ nhàng".

Tại phiên họp vào giữa tháng 7 tới, VN sẽ cùng Ban Thư ký WTO soạn thảo văn bản Nghị định thư gia nhập WTO, và quan trọng nhất là chuẩn bị bản báo cáo về lộ trình gia nhập, Đại sứ Xuân tiết lộ.

Nếu phiên họp đa phương lần này không giải quyết hết các vấn đề thì Ban thư ký WTO sẽ tổ chức một phiên không chính thức để hoàn tất các thủ tục gia nhập cho VN.

Hôm qua (31/5), trả lời báo chí, Phó Thủ tướng Vũ Khoan cũng cho biết cuộc họp đa phương sắp tới có thể kết thúc đàm phán về nguyên tắc và sau đó bước vào làm văn kiện.

"Khoảng tháng 10 này, WTO sẽ có cuộc họp đại đồng, và khả năng chúng ta vào WTO rất hiện thực", Phó Thủ tướng Vũ Khoan nói.

Tuy nhiên, trước đó, VN phải được Quốc hội Mỹ bỏ phiếu thông qua Quy chế Thương mại Bình thường Vĩnh viễn để thỏa thuận song phương vừa ký kết có hiệu lực. Bà Virginia Foote, Chủ tịch Hội đồng Thương mại Mỹ - Việt cho biết, các công ty Mỹ đang tích cực vận động các nghị sỹ Quốc hội nước này để nhanh chóng trao PNTR cho VN. Bà Foote tin tưởng rằng, quá trình này sẽ hoàn tất trước tháng 8.

Việt Lâm
 
060603091143_00.jpg

"Tầm nhìn của tôi là Việt Nam có
thể gia nhập WTO trước tháng 11
nếu tất cả những việc này được
thực hiện kịp tiến độ."


Nguồn: Vneconomy.com.vn​

“Gia nhập WTO sẽ là một dấu cộng với Việt Nam”​


Trong cuộc trao đổi bên lề Hội nghị bộ trưởng thương mại APEC ngày 2/6 tại Tp.HCM, Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Pascal Lamy cho rằng Việt Nam không nên quá lo lắng về những tác động tiêu cực khi gia nhập WTO.

"Với Việt Nam, nhìn chung, gia nhập WTO sẽ là một dấu cộng, tất nhiên có cả dấu trừ. Điều tạo ra khác biệt lớn hay nhỏ giữa dấu cộng và dấu trừ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chính sách trong nước", ông nói.



Q: Thưa ông, ông đang ở Việt Nam, một đất nước với gần 80% dân số là nông dân và còn nghèo. Nếu một người nông dân tiến tới ông và hỏi: “Ông Lamy, WTO là gì?”, ông sẽ giải thích ngắn gọn ra sao?

A: Câu trả lời căn bản của tôi: WTO là nơi các luật lệ thương mại quốc tế được thương thuyết và thực hiện, nơi mở cửa và thúc đẩy thương mại, tạo ra một sân chơi bình đẳng tốt nhất có thể cho tất cả các nước.

Nếu người nông dân tiếp tục hỏi “Thế tại sao Việt Nam phải gia nhập WTO?” hoặc “WTO có tốt cho cuộc sống của tôi không?”, tôi sẽ nói: “Vâng, nó tốt. Nhưng có thể không phải đúng cho tất cả mọi người và mọi lúc”.

Thương mại cũng giống như công nghệ. Nó khiến cách thức làm việc của tất cả mọi người phải thay đổi, bất kể là người nông dân, anh thợ cắt tóc hay các nhà sản xuất hàng dệt may. Mọi người phải điều chỉnh vì thương mại mang tới sự thay đổi trong sản xuất, phân phối và lao động quốc tế.

Mọi người cần làm nhiều hơn những gì vốn đã làm tốt, và phải giảm thiểu những việc làm chưa tốt. Vì vậy, nếu vấn đề đặt ra là liệu người nông dân có được đảm bảo rằng WTO sẽ giúp họ làm tốt hơn không, tôi phải nói là không.

Sự bảo đảm dành cho họ, xét về tổng thể, là sẽ có nhiều người nông dân được hưởng lợi hơn là những người thất bại. Với Việt Nam, nhìn chung, gia nhập WTO sẽ là một dấu cộng, tất nhiên có cả dấu trừ.

Điều tạo ra khác biệt lớn hay nhỏ giữa dấu cộng và dấu trừ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chính sách trong nước. Việc diễn giải các lợi ích mà WTO mang lại cho người dân phụ thuộc vào chất lượng các chính sách nội địa và sự điều chỉnh của Việt Nam.

Những gì mà người nông dân Việt Nam có lợi từ WTO, chính xác đó là cơ hội tiếp cận với một thị trường thế giới ít rào cản thương mại hơn và được bảo đảm bằng các luật lệ minh bạch, ổn định và dễ dự đoán hơn.

Q: Khi Việt Nam và EU đạt được thỏa thuận về WTO vào tháng 10/2004, ông nói rằng thông thường một nước sẽ mất tiếp khoảng một năm hoặc 18 tháng để gia nhập WTO sau thỏa thuận với EU. Nay tiến trình vào WTO của Việt Nam hơi chậm hơn một chút so với dự đoán của ông, phải chăng Việt Nam chưa làm hết sức mình hay gia nhập WTO ngày càng khó hơn?

A: Thành thật mà nói, tiến trình gia nhập của Việt Nam đã diễn ra khá nhanh nếu so với các nước như Trung Quốc, Saudi Arabia, Algeria, Nga, Nigeria, Lebanon, những nước vừa mới gia nhập hoặc cũng đang trong tiến trình gia nhập.

Việt Nam không thuộc danh sách các nước kém phát triển (LDC). Có một trường hợp gia nhập có tính so sánh với Việt Nam là Campuchia, tuy nhiên Campuchia lại là nước LDC, vì vậy có những điều kiện gia nhập linh hoạt hơn Việt Nam.

Nhìn về tiến trình gia nhập thì mặc dù Việt Nam chưa tới đích nhưng cơ hội của Việt Nam thực hiện điều này trước tháng 11 tới là điều nhiều người nghĩ tới. Ý của tôi là không ai có thể đảm bảo chắc chắn là nó sẽ diễn ra vào tháng 10 vì vẫn còn một số bước trước mắt.

Tuy nhiên, tiến trình khó khăn và “đau đớn” nhất, đàm phán song phương đã kết thúc. Việt Nam tỏ ra năng động và làm khá tốt trong vòng hai ba năm trở lại đây. Bây giờ là lúc Việt Nam phải tổng hợp toàn bộ các cam kết song phương và trình lên Ban thư ký WTO để các bên xem xét.

Đó chỉ là những công việc mang tính kỹ thuật. Tầm nhìn của tôi là Việt Nam có thể gia nhập WTO trước tháng 11 nếu tất cả những việc này được thực hiện kịp tiến độ.

Q: Thưa ông, một trong những lo ngại lớn ở Việt Nam là các công ty vừa và nhỏ trong nước không thể cạnh tranh với các tập đoàn quốc tế và thị trường nội địa sẽ bị chiếm lĩnh bởi các nhóm đa quốc gia. WTO tạo ra không gian để cạnh tranh tự do nhưng Việt Nam với nền kinh tế dễ tổn thương làm sao trụ vững?

A: Tôi biết về mối quan tâm này. Theo quan điểm của tôi, Việt Nam không nên quá lo lắng. Vì sao? Thứ nhất, các tập đoàn đa quốc gia và các công ty nhỏ cũng như những loài cá lớn và cá nhỏ ở biển khơi cùng tồn tại nhằm tạo ra sự cân bằng cho hệ thống.

Các con cá lớn sẽ chết nếu không có các loài cá nhỏ. Hệ thống kinh tế thế giới là các công ty nhỏ cần các công ty lớn và ngược lại. Vấn đề không phải là các công ty lớn sẽ nuốt chửng hết các công ty nhỏ.

Các công ty nhỏ có thể là các nhà cung cấp và là khách hàng của các công ty đa quốc gia. Chúng hỗ trợ lẫn nhau. Đó là một tình thế cả hai cùng thắng. Ở Mỹ hay châu Âu, bên cạnh các công ty lớn còn có vô vàn các công ty nhỏ.

Chỉ cần lưu ý là sự thành công của các công ty nhỏ phụ thuộc vào sáng kiến của người chủ. Người dân Việt Nam chăm chỉ và sáng tạo. Các bạn không nên sợ sự cạnh tranh sắp diễn ra.

Thứ hai, WTO không phải là hiện tượng Big Bang (một vụ nổ bất ngờ). Việt Nam đã tiến hành mở cửa dần dần từ việc trở thành thành viên của ASEAN 11 năm trước, tiếp đó là ASEM và APEC.

Việt Nam cũng đã có Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ. Vì vậy, WTO không phải là một trận lụt khiến Việt Nam thay đổi sau một đêm. Nó diễn ra từ từ và cần thời gian để nhìn thấy các tác động trung và dài hạn của nó.

Tôi đã thảo luận điều này với Phó thủ tướng Vũ Khoan, người biết rất rõ về thương mại bởi ông từng là cựu bộ trưởng thương mại. Những gì Chính phủ có thể làm là khiến cuộc sống và công việc của các doanh nghiệp nhỏ dễ dàng hơn.

Tôi đã nói chuyện với một vài doanh nhân, họ cho biết môi trường kinh doanh ở Việt Nam đang cải thiện nhưng có thể thúc đẩy nhanh hơn một chút. Nếu như Chính phủ đảm bảo giảm các thủ tục quan liêu, giúp doanh nghiệp bớt phụ thuộc vào các quyết định của nhà chức trách, tạo ra một hệ thống linh hoạt hơn, tôi tin tiềm năng là rất nhiều.

Q: Ông đã nói nhiều về những cơ hội mà WTO có thể mang lại cho Việt Nam. Liệu ông có thể đề cập thẳng thắn những vấn đề Việt Nam có thể vấp phải sau khi gia nhập WTO?

A: Tôi nghĩ Việt Nam sẽ chiến thắng. Trong vòng 15 năm qua, không có trường hợp nước nào bị sa sút bởi tư cách thành viên của WTO. Điều quan trọng là Việt Nam có thể làm tốt hơn các nước khác đến đâu?

Chính phủ cần quan tâm tới việc phân bổ các lợi ích thương mại cho tất cả mọi người. Có thể làm điều này thông qua việc giảm quan liêu, trở nên minh bạch hơn, đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng, giao thông, giáo dục và đào tạo. Bảo vệ môi trường cũng là một vấn đề hết sức quan trọng khi Việt Nam có một bờ biển dài.

Tôi lo ngại rằng nếu Chính phủ Việt Nam không sớm nhận thức các vấn đề này một cách nghiêm túc, Việt Nam có thể phải đối mặt với những vấn đề tương tự đang diễn ra tại Trung Quốc trong vòng 5 - 10 năm nữa. Như vậy, chất lượng các chính sách của Chính phủ đóng vai trò quyết định.

Q: Ông đã có nhiều kinh nghiệm với đội ngũ đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam khi còn là cao ủy thương mại của EU. Ông có cho rằng nhóm đàm phán của Việt Nam luôn đàm phán vì lợi ích của cả đất nước hay chỉ chú trọng lợi ích của một số nhóm đặc biệt, ví dụ như các doanh nghiệp nhà nước chẳng hạn?

A: Ấn tượng từ ký ức của tôi đó là một nhóm với những nhà đàm phán không dễ nhượng bộ. Họ đã đàm phán cho lợi ích tốt nhất của đất nước. Đàm phán diễn ra dưới trọng trách chính trị được đích thân Thủ tướng giao phó. Vì vậy, đó là những cuộc đàm phán trong một khuôn khổ chính trị được thực hiện bởi các viên chức có trách nhiệm.


Ông Pascal Lamy được bầu là Tổng giám đốc WTO từ tháng 5/2005. Trên cương vị này, ông Lamy được đánh giá có nhiều nỗ lực trong việc thúc đẩy vòng đàm phán Doha và là người cổ vũ cho quyền lợi của các nước đang phát triển.

Tháng 1/2006, ông xuất hiện trên mạng Internet trong một cuộc trò chuyện trực tuyến với công dân toàn thế giới, việc mà chưa vị tổng giám đốc nào của WTO thực hiện.

Ông Lamy đã từng đến Việt Nam bốn lần nhưng đây là lần đầu tiên với tư cách Tổng giám đốc WTO. “Tôi thích Việt Nam”, ông nói.

Trước khi trở thành Tổng giám đốc WTO, ông Lamy giữ trọng trách cao ủy thương mại EU từ 1999-2004. Ông từng là cố vấn cho Bộ trưởng Bộ Tài chính Jacques Delors và cố vấn cho Thủ tướng Pháp Pierre Mauroy. Ông Lamy sinh năm 1947 tại Levalloise Perret (Pháp), có bằng cao học ngành luật và cử nhân ngành văn học.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Kịch bản cho ngân hàng thời hậu WTO?

Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, gọi tắt là USTR, cuối tuần trước đã ra công bố về chi tiết các cam kết mà Hoa Kỳ và Việt Nam đã đạt được trong thỏa thuận song phương về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO.

Danh sách này bao gồm các cam kết của Việt Nam trong việc cắt giảm thuế và gỡ bỏ hàng rào phi thuế quan, mở cửa thị trường trong nhiều lĩnh vực quan trọng như nông nghiệp, ngân hàng và sản xuất công nghiệp.

Bộ Thương mại Việt Nam cho tới nay chưa có công bố tương tự.

Ông Vũ Thành Tự Anh, phó giám đốc phụ trách nghiên cứu chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright tại TP Hồ Chí Minh, cho biết nhận xét của mình:

Vũ Thành Tự Anh: Cảm giác đầu tiên của tôi là nó rất bất công cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trước khi Mỹ và Việt Nam ký vào thỏa thuận, phía Mỹ đã được thông báo các nội dung, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam đến nay đã một tuần cũng chưa nhận được cái gì.

Doanh nghiệp Mỹ biết được họ phải chuẩn bị thế nào, được mở cửa thế nào, trong khi doanh nghiệp Việt Nam đến thời điểm này chưa hề được thông tin chính thức từ Bộ Thương mại và các cơ quan hữu trách của Việt Nam. Họ không biết nước mình mở cửa ra sao, Mỹ chấp nhận điều khoản gì.

Ngoài ra khi đọc các nội dung chi tiết, tôi thấy ngân hàng và khu vực tài chính của Việt Nam sẽ gặp khó khăn rất lớn trong giai đoạn sắp đến. Khó tránh khỏi khả năng trong vòng vài năm, các công ty nước ngoài sẽ thống trị khu vực này. Đấy là điều hoàn toàn có thể.

Một lĩnh vực khác là nông nghiệp, với việc người nông dân có nguy cơ chịu tổn thương nhiều nhất.

BBC:Nhưng đây đã là kết quả của quá trình đàm phán từ rất lâu. Đàm phán kéo dài mà vẫn đưa ra kết quả như vậy, thì theo anh có thỏa đáng không?

Nói thỏa đáng hay không cũng là điều rất khó. Để đạt cân bằng giữa đề nghị của mình và đòi hỏi của bên kia lại phụ thuộc vào tư thế thương lượng. Có thỏa đáng hay không, ta phải xem trên bình diện tổng thể. Nhưng ở Việt Nam, áp lực của khu vực nông nghiệp không thể mạnh bằng áp lực của các ngành khác, những khu vực mà nhóm lợi ích hình thành chặt chẽ, có tiếng nói mạnh hơn. Người nông dân ở Việt Nam gần như không có tổ chức nào đại diện cho họ đủ mạnh.

Nên kết quả đạt được cũng phản ánh tư thế thương lượng. Bởi vì ta thấy ngay ở trong nước, sức ép chính trị và chính sách – chứ chưa nói tới sức ép trên bàn đàm phán – giữa các khu vực cũng đã không cân đối.

BBC:Từ tháng Tư 2007, các ngân hàng nước ngoài sẽ được lập chi nhánh 100% vốn nước ngoài. Cạnh tranh với ngân hàng Việt Nam sẽ diễn ra thế nào, theo anh?

Hiện nay các ngân hàng Việt Nam nằm trong tầm ngắm của nước ngoài rồi. Standard Charterd Bank đã mua cổ phần ở ACB, HSBC mua Techcombank, ANZ mua Sacombank, Citibank thì đang nhắm Đông Á hoặc Vietcombank. Tình hình đang ở giai đoạn đầu tiên, tức là họ có một quá trình liên doanh rồi họ mua lại như người sở hữu, sau đó dần dần tăng số vốn sở hữu. Và sau đó có thể thâu tóm.

Tình hình có thể chuyển biến như ở Đông Âu: khi các nước này mở cửa cho khu vực tài chính ngân hàng, nước ngoài tràn vào và chiếm 70, 80% sở hữu. Đấy có thể là một kịch bản xảy ra ở Việt Nam.

Còn ở kịch bản thứ hai là có một số ngân hàng Việt Nam có khả năng cầm cự và cạnh tranh. Sự cạnh tranh trực diện sẽ xảy ra. Cần nói rằng ở Việt Nam có bốn “đại gia” ngân hàng thế lực rất mạnh, và họ có khả năng đối chọi với các công ty nước ngoài.

BBC:Điều đó không nhất thiết là xấu cho sự phát triển của Việt Nam?

Không, hoàn toàn không. Việc các ngân hàng nước ngoài mua lại ngân hàng trong nước thực ra là điều tốt. Thứ nhất, nó giải quyết được vấn đề về quản trị ngân hàng đang cực kỳ yếu kém ở Việt Nam. Nó cũng giải quyết vấn đề minh bạch, tính bền vững.

Và đặc biệt, hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước của Việt Nam có tính ổn định và bền vững thấp, cụ thể là nợ xấu rất cao. Với một hệ thống dễ bị tổn thương như vậy, thì rất cần thiết có đối trọng.

Chào Thân ái!
 
Khu vực ngân hàng mở cửa sau WTO

Thỏa thuận vừa đạt được giữa Mỹ và Việt Nam quanh vấn đề Việt Nam gia nhập WTO có điều khoản buộc Việt Nam cam kết mở cửa khu vực ngân hàng cho các công ty nước ngoài.

Báo tài chính của Anh, Financial Times, đưa tin tất cả các ngân hàng nước ngoài, lần đầu tiên, sẽ được phép mở các ngân hàng con và chi nhánh 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam.

Đây là vấn đề khá phức tạp và được giới chức ở Việt Nam cân nhắc trong thời gian qua.

Mở cửa

Theo Hiệp định Thương mại Việt Mỹ, từ sau 2010, các ngân hàng Mỹ sẽ được phép thành lập ngân hàng con 100% vốn Mỹ tại VN, với điều kiện vốn điều lệ tối thiểu là 10 triệu USD.

Tuy vậy, trong quá trình đàm phán về việc vào WTO, các đối tác nước ngoài nói họ muốn được áp dụng lộ trình mà khối ngân hàng Mỹ sẽ được hưởng.
Theo tin mà phóng viên báo Financial Times loan đi, thỏa thuận mà Mỹ và Việt Nam đạt được cuối tuần qua đã đồng ý về vấn đề này.

Ngoài ra, từng ngân hàng nước ngoài sẽ được phép nắm giữ 30% cổ phần tại các ngân hàng của Việt Nam, tăng so với mức quy định 10% hiện nay.
Thỏa thuận cũng cho phép có sự mở cửa đáng kể trong thị trường bảo hiểm và chứng khoán, và những nhượng bộ nhỏ hơn trong ngành viễn thông.
Để đổi lại, Mỹ đồng ý xóa bỏ chế độ quota đối với ngành công nghiệp dệt may, khu vực thu ngoại tệ lớn thứ hai sau dầu thô của Việt Nam.

Việt Nam muốn gia nhập WTO trước lúc tổ chức hội nghị thượng đỉnh APEC ở Hà Nội, một sự kiện dự kiến có mặt Tổng thống George W Bush.

Trước khi Việt Nam có thể đạt mục tiêu này, Quốc hội Mỹ sẽ phải có phiên bỏ phiếu để chính thức phục hồi quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn với Việt Nam.

Phó Thủ tướng Việt Nam, ông Vũ Khoan, được dẫn lời trên báo trong nước rằng thỏa thuận vừa đạt với Mỹ là “là giải pháp mà hai bên gọi là điểm cùng thắng trong đàm phán.”

Chào Thân ái!

PS: Đến giờ phút này Anh cảm nhận rằng khi gia nhập WTO người tiêu dùng là có lợi nhất còn các Doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân...) cực kỳ lo lắng.
 
Lối đi nào cho doanh nghiệp khi vào WTO?
Theo VietNamNet- Phạm Cường

"Đa số doanh nghiệp của VN là nhỏ và vừa. Đó là hạn chế đồng thời cũng là một thế mạnh. Ưu thế của nhỏ và vừa là rất linh hoạt từ công nghệ, nhân lực, các hình thức kinh doanh. Để tận dụng ưu thế, các doanh nghiệp phải tiếp cận thông tin, bản thân mỗi doanh nghiệp phải tự quảng bá mình, từ đó có sự thuận lợi trong ngay cả các hoạt động đơn giản nhất: vay tiền, làm việc với cơ quan nhà nước...".

Tiến sỹ Hà Huy Tuấn, Phó trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về gia nhập WTO của VN, nói như trên, khi trao đổi với VietNamNet, bên lề hội thảo địa phương và doanh nghiệp VN trong bối cảnh hậu WTO.

Cuộc hội thảo diễn ra trong hai ngày 8-9/6 tại TP.HCM với sự tham gia của một số thành viên trong đoàn đàm phán gia nhập WTO, các học giả cùng nhiều doanh nghiệp.

Thách thức là hiện thực, cơ hội mới chỉ là tiềm năng

Quan điểm được thống nhất: WTO không phải mục đích mà là phương tiện để đưa đất nước tiến lên. WTO là điểm mốc quan trọng nhưng không phải điểm mốc cuối cùng. "Trước mắt VN còn rất nhiều thách thức, đặc biệt là trong 5 năm tới, vì có nhiều lĩnh vực VN được bảo lưu chưa mở cửa trong 5 năm tới" - ông Hà Huy Tuấn khẳng định.

Chia sẻ với ý kiến trên, tiến sỹ Trần Du Lịch, Viện trưởng Viện Kinh tế TP.HCM, tỏ ý tin tưởng vào bản lĩnh của VN trong hội nhập, nhưng cũng nhìn nhận: "Cơ hội là tiềm năng, còn thách thức là hiện thực. Đây là giai đoạn thử thách khốc liệt của dân tộc ta".

Một loạt thách thức đối với VN được bà Phạm Chi Lan, thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng chính phủ, đưa ra: Phải chấp nhận luật chơi chung và tự sửa luật chơi cho phù hợp cam kết quốc tế. Phải mở cửa thị trường trong nước, chấp nhận cạnh tranh từ bên ngoài trên hầu hết các lĩnh vực (hàng hóa, dịch vụ, nhân lực…).

Ngoài ra, VN còn phải đứng trước các thách thức, như: Điểm xuất phát, năng suất lao động thấp, cơ cấu kinh tế lạc hậu, năng lực cạnh tranh còn hạn chế; Chất lượng nguồn nhân lực thấp, hệ thống giáo dục, đào tạo kém; Chịu nhiều sức ép hơn các nước đang phát triển khác do chưa phải là kinh tế thị trường...

Trong hội nhập, hầu hết các nước đang phát triển phải đối phó với các vụ kiện chống phá giá và các biện pháp bảo hộ, bởi các nước này rất dễ bị thua thiệt trước những biến động không thể dự đoán trong tiếp cận thị trường các nước phát triển. (Phá giá là xuất khẩu hàng hóa với giá thấp hơn giá tại thị trường trong nước của nước xuất khẩu).

Thạc sỹ Đỗ Minh Hùng, Vụ Hợp tác Kinh tế Đa phương, Bộ Ngoại giao, đã đưa ra kinh nghiệp của Trung Quốc khi đối mặt với kiện chống phá giá từ nước khác.

Kinh nghiệm đó là: tích cực theo kiện; liên kết với các công ty nhập khẩu, thành lập cơ quan chuyên trách hầu kiện; tích cực chuẩn bị tài liệu tố tụng; khiếu kiện nếu không chấp nhận quyết định của nước nhập khẩu; kiện chống phá giá lại các nước khác (Đây là vũ khí của mọi quốc gia. Năm 1996, Trung Quốc đã tiến hành điều tra bán phá giá trong ngành giấy in đối với các doanh nghiệp Mỹ).

Theo ông Bùi Sơn Dũng, Cục quản lý cạnh tranh, Bộ Thương mại, chống các vụ kiện thương mại của nước ngoài cần tập trung vào các biện pháp: vận động hàng lang và liên kết với các nhà nhập khẩu, hợp tác chặt chẽ và đoàn kết giữa các doanh nghiệp...

"Đừng chăm chăm vào bảo hộ"

Bên cạnh những giải pháp cấp thiết khi VN bắt tay với những đối tác mạnh hơn mình, các đại biểu còn tập trung vào những biện pháp lâu dài cho kinh tế - xã hội VN.

Tiến sỹ Trần Du Lịch có cách nhìn được coi là táo bạo trong điều kiện VN: "Sân chơi WTO là cơ hội cho xuất khẩu, phải hướng vào xuất khẩu một cách dứt khoát, đừng chăm chăm vào bảo hộ.
VN xuất khẩu 33 tỷ USD trong khi nhập khẩu toàn cầu là 10.000 tỷ, chứng tỏ còn dư địa rất lớn để doanh nghiệp VN phát huy
".

Trả lời phỏng vấn báo chí, bà Phạm Chi Lan đi sâu phân tích cơ cấu kinh tế cần có trong bối cảnh hội nhập: "Thúc đẩy phát triển dịch vụ là sống còn, vì công nghiệp, nông nghiệp không thể phát triển tốt nếu không có hệ thống dịch vụ hỗ trợ.

Cần tổ chức nông nghiệp với quy mô lớn hơn, vì manh mún như hiện nay thì không thể cạnh tranh. Vậy, phải tổ chức lại đất đai, không chia nhỏ các lô đất như hiện nay, cơ cấu lại ngành nghề cho nông thôn để người dân đỡ phụ thuộc vào nông nghiệp".


Theo bà Lan, phát triển công nghiệp những năm qua còn quá dàn trải. VN đã tập trung nhiều vào công nghiệp nặng, lĩnh vực không thuộc thế mạnh. Cần tập trung vào những ngành có lợi thế cạnh tranh hơn: các ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, da giày, gỗ, chế biến... Ngoài ra, lợi thế cạnh tranh của VN có thể là công nghệ cao, vì sắp tới công nghệ cao của VN có nhiều cơ hội phát triển khi các đại gia như Intel đang hướng tới.

Bàn về nâng cao giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp VN, tiến sỹ Vũ Trí Thành, Viện nghiên cứu quản lý TW, cho rằng: "Thủ công, lắp ráp là lĩnh vực cấp thấp trong công nghiệp. Nhưng thấp không có nghĩa là yếu. VN không nên bỏ lĩnh vực này để chạy theo những lĩnh vực cao xa, mà nên phát triển. Đó cũng là một cách để nâng cao giá trị gia tăng".

Nhìn bao quát bối cảnh, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Dũng, khẳng định: "Vấn đề cần tập trung giải quyết nhất khi gia nhập WTO là con người. Con người, đặc biệt là cán bộ, là khâu yếu nhất của chúng ta".


Các sản phẩm có thể sụt giảm
Theo đánh giá của bà Lan, có một nhóm sản phẩm có thể bị sụt giảm khi VN gia nhập WTO: sắt thép, giấy, phân hóa học, xe máy, rượu bia, thuốc lá, vật liệu xây dựng…; dịch vụ bán hàng trong nước, tài chính, hàng hải… Đây phần lớn là sản phẩm thay thế nhập khẩu, thường được bảo hộ, trợ cấp nên khả năng cạnh tranh thấp.

Chào Thân ái & Quyết thắng!
 
Sân nhà, sân khách
00:42:27, 16/05/2006Thanh Thảo

"Việt Nam sắp gia nhập WTO rồi, gia đình mình cũng phải làm việc có kế hoạch đi là vừa!" Tôi nghe cậu bé con hàng xóm nhắc khéo bố mẹ cậu, mà giật mình. Đúng thế, WTO hay toàn cầu hóa rồi sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc tốt hoặc xấu đến từng gia đình, chứ đừng nói là từng doanh nghiệp Việt Nam. Sau mấy ngày hồ hởi vì đàm phán thành công, đã đến lúc chúng ta phải đặt ngay lên bàn mình sự lo lắng bên cạnh những kế hoạch.


Ông Hồ Xuân Hùng, Phó trưởng ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp Nhà nước trung ương - một cái tên quá dài - đã nói rất ngắn gọn: "Doanh nghiệp quốc doanh hiện có hơn 100 tổng công ty lớn. Theo tôi, trong số đó chỉ có khoảng 40% có sức cạnh tranh trước mắt. Về lâu dài, khi VN mở cửa hoàn toàn, nếu không tích cực chuẩn bị sẽ rất nguy". Ông Đỗ Trung Tá - Bộ trưởng BC-VT thì nói như đinh đóng cột: "Chúng tôi đã sẵn sàng! Đến giờ này thì chúng ta có thể yên tâm rằng việc hội nhập trong lĩnh vực BC-VT và CNTT đã đi theo một lộ trình chủ động định sẵn".

Nhưng "yên tâm" làm sao được, khi chất lượng dịch vụ BC-VT vẫn ở mức kém, trong khi giá cả thì chưa ổn định. Nếu không có bước kinh doanh đầy tính đột phá của Viettel tạo nên một đối trọng cạnh tranh, thì đến giờ này chắc người sử dụng dịch vụ viễn thông của VNPT vẫn phải bấm bụng dùng dịch vụ chất lượng thấp với giá "trên trời". Người ta gọi chuyện vào WTO là "ra biển lớn". Nhưng bây giờ "vượt đại dương" không chỉ "tàu lớn" mới "chơi" được, nhất là khi có những "tàu lớn" mới đóng chưa ra biển đã bị "thủng", trong khi nếu “tàu nhỏ" mà đóng chuẩn, trang bị hiện đại và nhất là "dàn thủy thủ" có kiến thức có kinh nghiệm có bản lĩnh, thì chuyện "vượt trùng dương" đến với toàn thế giới là chuyện trong tầm tay. Vì thế, sau WTO, chưa chắc một "tập đoàn kinh tế" lớn ở ta như hiện nay lại làm ăn dễ dàng và khấm khá hơn một doanh nghiệp hạng vừa nhưng cung cách làm ăn chuyên nghiệp. Chưa chắc một "đội bóng trung ương" lại chơi tốt hơn, hiệu quả hơn một "đội bóng tỉnh lẻ" nếu "đội bóng" sau gồm những "cầu thủ nhà nghề". Như một đội tuyển bóng đá lần đầu tiên được thi đấu vòng loại giải thế giới, chuyện "sân nhà, sân khách" luôn được quan tâm đầu tiên. Thông thường, các đội bóng đều có lợi thế khi thi đấu trên sân nhà, và chấp nhận thách thức nhiều hơn khi thi đấu trên sân khách. Nhưng với VN, khi đã vào WTO, thì "chơi trên sân khách" sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Trước nhất, vì những "cuộc chơi" đó có luật chơi minh bạch, sòng phẳng, có "trọng tài" đàng hoàng, và có nơi để khiếu kiện nếu một khi bị xử ép. Có thể, những va chạm sẽ nhiều hơn khi chúng ta thi đấu nhiều trận hơn với nhiều đối thủ khác nhau hơn, nhưng "sóng" chính là cách tốt nhất để khẳng định "thuyền". Và càng "thi đấu" nhiều thì kinh nghiệm sẽ nhiều hơn, trình độ sẽ được nâng cao khi những cọ xát thường xuyên hơn. Có thể tin rằng một khi đã vào WTO, hàng Việt Nam sẽ đến với thế giới nhiều hơn với chất lượng tốt hơn, và vị thế kinh tế của VN trên trường quốc tế sẽ được khẳng định hơn. Nhưng đó là trên "sân khách". Mối lo chính khi ta gia nhập WTO lại chính là ở "sân nhà". Có khi ta sẽ thắng trên sân khách mà lại thua, nhiều khi thua đậm ngay trên sân nhà. Và thua bắt đầu từ chính những "đội bóng bao cấp, độc quyền" lâu nay quen "ngủ mê" trên những chiến thắng giả tạo. Và thua vì chính "bầu sữa mẹ - nhà nước" lâu nay thường rót quá ưu ái cho những "cậu bé bự" lười nhác, không biết tự thân vận động. Điện lực, ô tô, sắt thép… trong nước được dự đoán sẽ rất khó khăn khi hội nhập. Một khi hàng rào thuế quan được "hạ" xuống mức thấp nhất có thể, thì sẽ ra sao những hãng lắp ráp ô tô trong nước lâu nay được bảo hộ tối đa để sản xuất những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn quốc tế nhưng lại được bán với giá "siêu quốc tế" ? Nhiều mặt hàng kiểu độc quyền khác cũng vậy. "Một bộ phận lớn các doanh nghiệp con cưng của Nhà nước hiện đang nắm giữ phần lớn thị phần, thao túng thị trường và vẫn nhận được những ưu ái từ bầu sữa nhà nước sẽ phải đối mặt với những cuộc cạnh tranh sòng phẳng. Bầu sữa mẹ cũng sẽ không còn được rót một cách tùy tiện theo các mối quan hệ". (TS Phạm Tất Thắng -Giám đốc Trung tâm thông tin thương mại - Bộ Thương mại). Nghĩa là những trận đấu trên "sân nhà" hứa hẹn sẽ gay cấn hơn rất nhiều, và khó dự đoán hơn rất nhiều.

Thanh Thảo
 
1.Quyền biết về WTO của doanh nghiệp bị từ chối:

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2006/06/3B9EA9DD/


2.Phó Thủ tướng Vũ Khoan nói về WTO:

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=142519&ChannelID=11

(Bài viết của Phó thủ tướng Vũ Khoan phân tích nội dung cam kết WTO với Mỹ sẽ có những tác động nào đến nền kinh tế VN.)


3.Để doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài:

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=142542&ChannelID=11

(Nhiều doanh nghiệp VN tỏ ra bức xúc khi nhiều cơ hội đầu tư ra nước ngoài bị bỏ lỡ do cách tư duy quản lý kiểu cũ. Trước thực tế này, Bộ Kế hoạch - đầu tư đang soạn thảo một văn bản pháp luật mới qui định về đầu tư ra nước ngoài.)
 
Việt Nam - Hoa Kỳ đàm phán về gia nhập WTO: Thỏa thuận gì?:

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=142549&ChannelID=11

(Văn phòng đại diện thương mại Hoa Kỳ - USTR đã công bố một danh sách chi tiết các cam kết cắt giảm thuế và dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan của Việt Nam theo thỏa thuận đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO.)
 
Cánh cửa hội nhập đã mở!
Cả dân tộc đang mong chờ ngày Việt Nam sẽ hoá rồng, và để có ngày đó không thể không nói tới những bước đi ban đầu hôm nay...Đó là những cảm nghĩ của bạn đọc tiếp tục gửi về Tòa soạn VietNamNet nhân kết thúc thành công cuộc Đàm phán Việt-Mỹ về việc Việt Nam gia nhập WTO.



Ho ten: Ts Nguyễn Trọng Bình
Dia chi: California, USA
Email: [email protected]

Chúc mừng con tàu VN đang thẳng tiến ra biển khơi
Trải qua nhưng cam go, khúc mắc; Như một con tàu, VN đang ầm ầm vượt qua những eo biển cuối cùng, tiến ra biển lớn . Bằng tiềm năng và sức sáng tạo của toàn dân tộc, hy vọng dân tộc VN sẽ đạt được những thành tựu vẻ vang: xây dựng một nước VN thống nhất với tương lai huy hoàng, hiện đại hoá, công nghiệp hoá và một xã hội công bằng văn minh, hanh phúc . Từ hải ngoại xin gửi về quê hương lời chúc mừng thiết tha nhất .

Nguyễn Văn Thắng Hạ Long - Quảng Ninh

Email: [email protected]







Trong mấy ngày qua, ngày nào tôi cũng theo dõi sát sao tin tức tường thuật từng diễn biến quá trình đàn phán về việc Việt Nam gia nhập WTO đang diễn ra tại Hoa Kỳ. Cuối cùng điều gì phải đến cũng đã đến: Việt Nam kết thúc thành công việc đàn phán để Việt Nam co ùthể ra nhập WTO với đối tác cuối cùng - Đoàn đàn phán thương mại Hoa Kỳ. Tôi thật sự vui mừng đón nhận tin tốt lành này sau một thời gian dài chờ đợi và hy vọng.



Rõ ràng dù còn rất nhiều thách thứùc đang chờ đợi chúng ta ở phía trước, chúng tôi tin tưởng rằng việc Việt Nam đã có thể tham gia vào một sân chơi thương mại toàn cầu mà mỗi thành viên của nó đều được đối sử bình đẳng sẽ minh chứng hùng hồn rằng Việt Nam hoàn toàn có đủ khả năng và điều kiện để hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới. Điều này có nghĩa mỗi một cá thể của nền kinh tế đều phải nỗ lực tự vươn lên bằng chính khả năng của mình chứ không phải là dựa dẫm vào sự bảo hộ của Nhà nước để tồn tại. Khả năng tự phấn đấu vươn lên để tồn tại sẽ tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh hơn.



Cảm ơn các thành viên trong đoàn đàn phán Việt Nam và tất cả những ai đã góp phần thực hiện thành công việc đàn phán khó khăn này. Đặc biệt cám ơn Bộ trưởng Trương Đình Tuyển mặc dù sức khỏe còn yếu sau khi phải phẫu thuật dạ dày những đã dành mọi tâm huyết và sức lực vào quá trình đàn phán góp công to lớn cho sư ïthành công này. Kính chúc bộ trưởng mau bình phục sức khỏe để tiếp tụcphục vụ nhân dân và Đất nước!



Ho ten: Nguyễn văn Duẩn
Dia chi: Khách sạn sài gòn kim Liên Vinh nghệ an
Email: [email protected]


các Doanh nghiệp Việt Nam hãy nỗ lực hết mình để xứng đáng là thành viên của WTO

: Là cựu sinh viên Trường ĐH Thương mại nên trong tôi lúc nào cũng có " máu kinh tế". Được biết trong những ngày qua Việt Nam đang đàm phán nước rút với Mỹ để đi đến kết quả có hay không Việt Nam gia nhập WTO.Thật sung sướng bởi sáng nay trên các mặt báo đều đưa tin về sự thành công của Đàm phán song phương Việt Mỹ. Mặc dù trước đó đã có thông tin cuộc đàm phán này có thể sẽ thất bại. Nhưng ....Tôi sung sướng quá , cảm ơn Bộ trưởng Trương Đình Tuyển, cảm ơn Phái đoàn Việt Nam đã mất ăn mất ngủ vì WTO. Mong các Doanh nghiệp Việt Nam hãy nỗ lực hết mình để xứng đáng là thành viên của WTO

Ho ten: Nguyễn Hoài Nam
Dia chi: Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Tây
Email: [email protected]


Trước mắt chúng ta còn những thử thách mới để đi đến một thành công toàn vẹn,


: Xin chúc mừng tất cả những thành viên của đoàn đàm phán Việt Nam, đặc biệt xin kính chúc sức khoẻ của Bộ trưởng Trương Đình Tuyển. Lại một lần nữa chúng ta được tự hào về bản lĩnh và trí tuệ của dân tộc Việt Nam, của con người Việt Nam. Tuy nhiên, trước mắt chúng ta còn những thử thách mới để đi đến một thành công toàn vẹn, đó là việc vận động, đàm phán để duoc huong Quy che thuong mai binh thuong vinh vien (PNTR) voi Hoa Kỳ. Hy vọng những chàng "Phù Đổng" của chúng ta ở trên trời lại tiếp tục phù hộ cho chúng ta để Dân tộc ta nhanh chóng trở thành một Dân tộc giàu mạnh. Xin chúc mừng và cảm ơn Bộ trưởng Trương Đình Tuyển, Tổ quốc hiện rất cần những nhà Lãnh đạo như ông, mong ông có đủ sức khoẻ để hoàn thành tốt các nhiệm vụ của mình. Một lần nữa xin cảm ơn các "chiến sĩ" của đoàn đàm phán.




Ho ten: Trần Vân Khánh
Dia chi: Deventer- The Nethelands
Email: [email protected]:

Cánh cửa hội nhập đã mở:

Theo dõi tin tức về những bước thoả thuận cuối cùng để gia nhập WTO với Mỹ, tôi cảm thấy vô cùng xúc động và chảy nước mắt khi hay tin phái đoàn Việt nam mà dẫn đầu là Bộ trưởng Trương Đình Tuyển đã đạt được những thoả thuận cuối cùng. Tôi xin chân thành chúc mừng sự thành công của phái đoàn, đó không chỉ là cố gắng của phái đoàn tham dự mà đó còn thể hiện sự bất khuất của Đảng và nhân dân Việt nam trong thời kỳ đổi mới. Tôi hy vọng phái đoàn sẽ tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân Việt Nam đã giao phó. Tôi thật sự hy vọng.




Ho ten: Đào Mạnh Cường
Dia chi: 71 Lê Hồng Phong-Vũng Tàu
Email: [email protected]
Tieu de: Chúc mừng Việt Nam
Noi dung: Thật hạnh phúc! Khi biết tin Việt Nam đã hoàn thành đàm phán với Mỹ. Tôi thật sự xúc động, không biết nói gì...Cảm ơn tất cả thành viên đoàn Việt Nam, cụ thể là ông Trương Đình Tuyển đã dành biết bao công sức cho Đất nước, cho người dân Việt Nam.



Ho ten: Cao Văn Ứng
Dia chi: B5D36_CKI _ Học viện An ninh nhân dân
Email: [email protected]


Chúc mừng đồng chí Trương Đình Tuyển
Noi dung: Khi dõi theo bướcchân của Bộ trưởng Trương Đình Tuyển sang Hoa Kỳ không chỉ riêng bản thân tôi mà rất nhiều người dân Việt Nam ta đều vô cùng lo lắng và hồi hộp .Những vòng đàm phán cực kì căng thẳng tưởng chừng như cầm chắc sự thất bại trong tay làm hàng triệu con tim như thót lại ,tất cả dường như nín thở dõi theo đồng chí Bộ trưởng .Và cuối cùng những gì mà chúng ta mong đợi đã được đền đáp đúng như những gì mà chúng ta đã nỗ lực bấy lâu nay ,đây có thể coi là một trong những "chiến công" ..Bắt đầu từ đây chúng ta có quyền hy vọng và chắc chắn sẽ xây dựng lên một Việt Nam mới giàu mạnh hơn ,một " con hổ Châu Á" - Việt Nam như Hàn Quốc ,như Singapo đã làm được .



Ho ten:Nguyễn văn Hưng Hà nôi
Email: [email protected]:



Thắng lơi đầu tiên của Đổi Mới II
Sau thắng lợi của Đại hội Đảng toàn quốc lầ thứ X chúng ta đã tỏ rõ ý chí là quyết tâm dẩy mạnh hơn nữa công cuộc Đổi Mới va Hội nhập kinh tế quốc tế .Đó là một bước đi tất yếu và tôi thật sự vui mừng vì từ kết quả này chúng ta sẽ sớm trở thành thành viên của tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh. Tôi xin được gửi lời chúc mừng đến các nhà đàm phán của Việt Nam .Cuôi cùng thi nỗ lực dàm phán của chúng ta suôt 11 năm cũng đã thu được thành công trọn vẹn.

Tôi hi vọng chúng ta có thể tận dụng triệt để những cơ chế ưu đãi mà chúng ta có được để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa công cuộc chấn hưng đât nước .Đồng thời chủ động để đối phó lại với những thách thức mà chắc chắn chúng ta sẽ gặp phải Bởi toàn cầu hoá và Hội nhâp bên cạnh mặt tích cực thì không phải mọi điều chỉ có mặt tốt. .Song dù thế nào đi chăng nữa đó vẫn là một thắng lợi lớn của" nghệ thuật đàm phán Việt Nam" .Thắng lợi này sẽ cho phép chúng ta đẩy mạnh hơn nữa công cuộc Đổi Mới để nhanh chóng đưa Viêt Nam ra khỏi danh sách các nước nghèo,chậm phát triển vào năm 2010 và cơ bản trở thành nước Công Nghiêp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Cả dân tộc đang mong chờ ngày Việt Nam sẽ hoá rồng,và để có ngày đó không thể không nói tới những bước đi ban đầu hôm nay



Ho ten: Đaò xuân tùng
Dia chi: trường đh nông lâm huế
Email: [email protected]

:
: Là một sinh viên tôi trông chờ kêt quả của cuộc đàm phán từ lâu.Tôi bất ngờ khi đoàn đàm phán của VIỆT NAM lai kêt thúc nhanh được với MỸ như vậy .Tôi xin chúc mừng đoàn đàm phán của nước ta nói chung và đối với bác TUYỂN nói riêng về thành công này.Tôi thực sự hãnh diện với thành công này.Thực sự đó là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn.




Ho ten: NGUYÊN ĐA
Dia chi: 685/8 Quang Trung, HCM
Email: [email protected]:



Chúc mừng Đòan Việt Nam


Tuy gặp rất nhiều khó khăn trong đàm phán để vào WTO, đặc biệt với việc đàm phán với phái đòan Mỹ, Nhưng phái đòan Việt Nam đã làm hết sức mình để có được tín hiệu tốt, khả quan cho sự hội nhập WTO trong năm 2006. Tôi hy vọng mọi chuyện sẽ tiến triển tốt đẹp cho đòan Việt Nam. Tất nhiên đây mới là chỉ là sự khời đầu của cuộc chơi, nên mong đòan Việt Nam hãy bình tĩnh và tỉnh táo trong cuộc chơi.

Tôi mong Chính phủ có chiến lược, chính sách, chấn chỉnh bộ máy quản lý nhà nước cho hòan thiện, nêu cao tinh thần đòan kết và ý thức để hội nhập, Mong giới doanh nghiệp, nâng cao trình độ và kỹ thuật để sớm bước vào cuộc chơi một cách tự tin.

Một lần nữa tôi chúc đòan Việt Nam hòan thành sứ mệnh được giao

Chào trân trọng!



Ho ten: Đỗ duy Điệp-Hà Nội
Email: [email protected]


Tieu de: chúc mưng Việt Nam:

TÔI CẢM THẤY HẾT SỨC VUI MỪNG .! vậy là bao mong đợi,cố gắng bấy lâu nay của chúng ta đã có kết quả.Tôi thực sự cảm thấy vui mừng cho đất nước trước một cơ hội lớn đã mở. Tôi tin tưởng chúng ta sẽ tận dụng tốt nhất để phát triển đất nước. Xin cảm ơn bộ trưởng bộ thương mại và những người trong đoàn đàm phán

Ho ten: Ly Anh Kieu
Dia chi: Ba Dinh, Hanoi
Email: [email protected]

: Chưa thật hết lo, nhưng cũng thấy mùng!
Là người VN, tôi cũng rất vui khi chúng ta nhận được tin tốt lành. Tuy nhiên, nếu nói là chúng ta đã đem tất cả tài trí đấu với phái đoàn thương thuyết của Mỹ để làm xoay chuyển tình thế, so với những gì họ đòi hỏi trước đó thì chưa thật rõ ràng lắm.Điều làm tôi mừng nhất đó là nhận thấy Chính phủ của ta chấp nhận "cuộc chơi quốc tế", có nghĩa sẽ chấp nhận sự thay đổi cách nghĩ, cách làm theo chiều hướng "minh bạch". Và, chỉ có thế thì "Con tàu Việt Nam" mới bước đầu và dần dần tìm được người thuyền trưởng xứng đáng để đưa đến bến bờ mà toàn dân dang mong mỏii.


Bạn đọc VietNamNet chúc mừng thành công của đoàn đàm phán
Lúc cuộc đàm phán đang diễn ra căng thẳng cũng là lúc độc giả VietNamNet hồi hộp theo dõi. Những bức email liên tục gửi về tòa soạn cho thấy điều đó.

>> Cánh cửa hội nhập đã mở!



Ho ten: Duong Nguyen Minh huy
Dia chi: 235 Nguyen Van Linh, TP Da Nang
Email: [email protected]
Thật tuyệt vời

THẬT TUYỆT VỜI! Hoan hô! Đó là những gì tôi muốn nói khi đọc được tin này. Thật không thể tin được! Chúng ta đã đạt được thành công trong cuộc thương thuyết với nước Mỹ. Đây là điều thật sự đáng mừng đối với những người làm kinh tế trong nước. Lối vào WTO đã rộng mở trong năm nay.

Thế là những người làm kinh tế trong nước như chúng tôi có thể đàng hoàng bước vào một sân chơi lớn mặc dầu chắc chắn có không ít cam go nhưng cũng hứa hẹn đầy vinh quang. Nhưng vinh quang nào cũng phải có chông gai, thành tựu nào cũng phải có thử thách. Chúng ta không thể chần chừ đứng ngoài "cuộc chơi lớn" của thế giới.

Những doanh nghiệp trong nước không nên bó hẹp tầm nhìn mà phải mạnh dạn hướng tới thị trường quốc tế. Phải làm cho thế giới thấy được sức mạnh và ý chí của các doanh nghiệp của chúng ta. Có thể nhận thấy rằng đằng sau sự thành công này là sự đúng đắn của chính phủ nước ta trong tham vọng tiến vào WTO, bên cạnh đó là sự quyết tâm, không ngại khó, bám trụ và cả chinh phục những khó khăn có những lúc tưởng chừng không vượt qua được của những người trực tiếp tham gia cuộc đàm phán.

Xin cảm ơn tất cả! Chuyến "vượt cạn" lần này không những mở đường cho những doanh nghiệp trong nước ra thị trường thế giới mà còn mở đường cho những dự án lớn của các nhà đầu tư nước ngoài tiến vào Việt Nam. Nền kinh tế nước ta chắn chắn nhận được những cú hích mạnh để tiến nhanh trên con đường phát triển kinh tế. Hơn thế nữa thành công này còn khẳng định vị thế của nước ta trên trường thế giới.

Cũng xin gửi lời cảm ơn đến những người bạn cũng như những doanh nghiệp Hoa Kỳ - những người đã ủng hộ Việt Nam trong cuộc đàm phán gay go và kéo dài này. Xin cảm ơn tất cả! Chúng ta đã tiến gần WTO hơn bao giờ hết! Thật tuyệt vời! Dương Nguyễn Minh Huy Sinh viên Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng. Giám đốc công ty TNHH Huy Minh 235 Nguyễn Văn Linh, TP Đà Nẵng Email: [email protected]

Ho ten: Lê Văn Hải
Dia chi: lớp 39d7-Trường ĐH Thương mại-Mai Dịch-Cầu Giấy-Hà nội
Email: [email protected]
Chúc mừng Việt Nam
Đã từ mấy hôm nay, kể từ khi nghe tin Việt Nam bước vào vòng đàm phán quyết định về việc gia nhập WTO với Mỹ, tôi đã luôn dõi theo các thông tin cập nhật về vòng đàm phán này và có lúc tưởng chừng như chúng ta lại lỡ chuyến tàu hội nhập một lần nữa nhưng thật bất ngờ khi sáng nay trên thời sự đã đem đến một tin mừng cho toàn thể nhân dân Việt nam, chúng ta đã có một vòng đàm phán thành công với Mỹ và vấn đề hội nhập chỉ còn là thời gian.Tôi xin chúc mừng đoàn đàm phán của Việt Nam đã cố gắng rất nhiều để có được kết quả này và đặc biệt là Bộ trưởng Trưởng Đình Tuyển, người đã đóng góp nhiều cho thành công này.


Ho ten: Nguyễn Huy Tâm
Dia chi: TP.HCM
Email: [email protected]
Tôi thấy tự hào vì kết quả đạt được
Khi đọc được những dòng thông tin về kết quả đàm phán, tôi thấy nhẹ nhõm cả người. Có gia nhập WTO, Việt Nam mới có thể tham gia sân chơi quốc tế, đẩy mạnh tính cạnh tranh cũng như phát triển đất nước. Tôi 26 tuổi, quá trẻ để chứng kiến những thay đổi, tham gia vào quá trình thay đổi đó và tận hưởng những kết quả của sự thay đổi. Cám ơn ông Trương Đình Tuyển, ông thật tuyệt vời...

Ho ten: bui duc dong
Dia chi: lop thuy san k48-dhnn1 ha noi
Email: [email protected]
Chuc mung dat nuoc chung ta
Chuc mung nhung thanh qua dat duoc cua doan dam phan Viet Nam. Vao WTO la mot co hoi lon de chung ta hoi nhap quoc te phat trien toan dien ve moi mat va cung co nhieu thach thuc den voi chung ta. Hay cung nhau ra suc hoc tap phan dau xay dung non song Dat Viet chung ta ngay cang tuoi dep nhe, xung voi loi Bac Ho da dan truoc luc bac di xa "non song Viet Nam co tro nen ve vang hay khong, dan toc Niet Nam co sanh vai voi cac cuong quoc nam chau hay khong do chinh la nho cong hoc tap cua cac chau".. day cung la mot thanh tich rat lon dang len chuc mung ngay sinh cua Chu tich Ho Chi Minh vi dai cua chung ta. Chung ta hay doan ket, doan ket, dai doan ket de xay dung Viet Nam vung manh phon vinh phat trien, hoa binh on dinh va cong bang tien buoc xay dung thanh cong chu nghia xa hoi cac ban sinh vien nhe. Xin chuc mung thanh cong da dat duoc cua phai doan dam phan gia nhap WTO cua Viet Nam.

Ho ten: Nguyễn Thànnh Trung
Dia chi: Số 1 Ngõ 165 Chùa Bộc - Đống Đa - Hà Nội
Email: [email protected]
Hoi hop cho tin chien thang
Tôi thực sự hồi hộp chờ đợi kết quả chính thức của cuộc đàm phán. Quả thực có thể so sánh như cuộc đàm phán năm 1973 giữa Việt Nam và Hoa kỳ về việc chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam. Nếu như 33 năm trước là khát vọng hoà bình, thống nhất đất nước thì bây giờ tấm vé WTO là một minh chứng cho khát vọng vươn tới, hội nhập với thế giới ngang tầm với các nước phát triển của Việt Nam. Sự thắng lợi trong cuộc đàm phán cam go này sẽ tạo đà cho Việt Nam vươn lên một tầm cao mới. Tin và chờ mong lắm

Ho ten: Le Van Thanh
Dia chi: 81 Mau Than,Tp Can Tho
Email: [email protected]
Cam on phai doan dam phan VN, cam on Bo truong Truong Dinh Tuyen ve nhung co gang trong thuong thao voi phia My de co duoc tam ve vao WTO. Nhung chung ta chi muon vao san choi chung de tu bao ve minh truoc xu the chung cua the gioi, cho du chi nhan duoc mot manh banh khiem ton. Duoc hay mat con dang o phia truoc, doanh nghiep VN co tu bao ve duoc minh hay khong? Chi co y chi cua dan toc VN moi tra loi duoc. Nhin guong mat cua Bo truong Thuong mai toi thay long nao nao, nhu muon chia se noi lo lang!

Ho ten: Vu Phi Long
Dia chi: VNPT Group
Email: [email protected]
Chuc mung doan dam phan Vietnam
La mot cong dan Viet Nam, toi xin chuc mung no luc khong met moi cua doan dam phan Viet Nam trong qua trinh dam phan WTO voi cac nha dam phan day dan kinh nghiem cua Hoa Ky. Viet Nam dang dung truoc co hoi lich su trong tien trinh hoi nhap kinh te quoc te nham mang lai thinh vuong cho dan toc. To quoc ghi cong cac anh, chi!

Ho ten: Vincent Le
Dia chi: Bellevue, Wa, USA
Email: [email protected]
Hoan ho ong bo truong Truong Dinh Tuyen
Toi thuong theo doi cuoc dam phan cua Vietnam gia nhap vao WTO va toi duoc biet la cuoc dam phan voi phia My da xong. Hoan ho on Truong Dinh Tuyen da thanh cong dam phan ve vu nay. Than chuc ong duoc phuc hoi suc khoe (vi nghe noi ong vua mo xong) va duoc yeu men giua cong dong nguoi Viet Nam o trong va ngoai nuoc.

Ho ten: huukimk kon tum
Dia chi: 76 tran phu kon tum
Email: [email protected]
Tu hao Viet Nam
La nguoi dan Viet Nam toi rat tu hao khi xem va duoc biet thong tin xung quanh van de dam phan VIET-MY de quyet dinh VN gia nhap WTO som nhat trong nam nay. Day co the noi la mot chien cong cua nhan dan VN, cua cac nha lanh dao VN chao mung thanh cong Dai hoi lan thu X DANG CONG SAN VIET NAM. Vang, "tu hao thay ta di len. Oi, Viet Nam"! .XIN CAM ON VA CHUC SUC KHOA CAC NHA DAM PHAN VIET NAM.

Ho ten: Mot Ban doc
Dia chi: Ha Noi
Email: trananho
Chuc mung
Xin chân thành chúc mừng và tôn vinh những người đã lao động hết mình trong 4 ngày qua, tôi không còn biết nói gì hơn nữa. Đặc biệt xin tri ân với VietNamNet, từ chiều thứ 6 đến giờ (chiều Chủ nhật) tôi nghỉ ở nhà, không có internet. Cứ 30' một lần tôi lại ra quán internet gần nhà để vào VietNamNet xem tin, thực sự tôi rất hồi hộp và căng thẳng. VietNamNet đã đưa tin sớm nhất, cập nhật, chính xác thoả lòng bạn đọc quan tâm. Xin cảm ơn và xin VietNamNet thực hiện được lời chúc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp "chúc VietNamNet ngày càng net". Một lần nữa xin cảm ơn tất cả !

Ho ten: Võ Văn Sự
Dia chi: Viện Chăn nuôi
Email: [email protected]
Tuyệt vời. Xin chúc mừng Đoàn đàm phán Việt Nam. Cũng xin chúc mừng và gửi lời chào kính trọng đối với Ông Tuyển. Đầy nhiệt huyết, quyết tâm và trí tuệ. Vào được WTO có nghĩa chúng ta đã lên "sàn đấu" và ở đó có nhiều cái may và cũng nhiều cái rủi. Tất nhiên cái may nhiều hơn, kể cả việc chúng ta buộc phải gắng sức, cân não, không thể trì trệ - cũng là cái may và đó có thể là cái may đầu tiên.

Ho ten: Trần Trường Yhi
Dia chi: Hà Nội
Email: [email protected]
Tôi thật hạnh phúc
Sau những ngày dõi theo bước chân của đoàn đàm phán tôi thấy đây là một tin thật là đáng mừng và riêng bản thân tôi thấy thật là hạnh phúc. Có thể chúng ta đã phải nhân nhượng nhiều nhưng chúng ta cần thử thách thật sự khi gia nhập WTO. Tôi mong chính phủ sẽ có được những chính sách đúng đắn để chỉ ra rằng việc đánh đổi những cơ hội này là có ích.
 
Giới thiệu Dự luật PNTR cho VN trước Quốc hội Mỹ

Hôm nay, 13/6, theo kế hoạch, tân Đại diện Thương mại Mỹ Susan Schwab sẽ giới thiệu dự luật nhằm cấp Quy chế Quan hệ Thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) cho VN tại trụ sở Quốc hội Mỹ ở đồi Capitol, Washington.

Nguồn tin từ Hội đồng Thương mại Việt Mỹ (USVTC) cho biết, cuộc công bố này sẽ có sự tham dự của các nghị sĩ tại Thượng viện và Hạ viện Mỹ bảo trợ cho dự luật, cùng đông đảo giới doanh nghiệp Mỹ. Trong thông báo về sự kiện này, Liên minh ủng hộ VN gồm gần 100 doanh nghiệp thành viên do USVTC và Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN thành lập, nhìn nhận VN đang trên đường trở thành thành viên đầy đủ của WTO trước khi tổ chức Hội nghị Cấp cao APEC tháng 11 tới, và việc cấp PNTR cho VN là một phần của tiến trình này.

Dự kiến, Dự luật PNTR cho VN sẽ được giới thiệu đồng thời tại Ủy ban Tài chính và Thuế vụ của Hạ viện cùng Ủy ban Tài chính của Thượng viện Mỹ. Sau khi được thông qua ở hai ủy ban này, dự luật sẽ được đưa ra tranh luận tiếp tại toàn thể hai viện để bỏ phiếu. Tổng thống Mỹ Bush sẽ ký thành luật sau khi dự luật được hai viện thông qua. (VTV)

Chào Thân ái!
 
O, anh Nghia oi, em cung quan tam den chuyen VN vao WTO. Nhung thuc su cung thay lo lang, ko hieu vao WTO co the dem lai nhieu loi ich cho dat nuoc, dac biet la dan ngheo ko, hay cuoi cung se chi la doanh nghiep nha minh se bi bop nghet day!!! Trung Quoc la 1 vi du, tuy rang den nay hang hoa Trung Quoc tran ngap thi truong toan cau nhung thu hoi doi song nguoi dan Trung Quoc co duoc cai thien ko? Theo nhu em hieu thi hien nay, xa hoi Trung Quoc chi ngay cang phan hoa them, giau cang giau va ngheo cang ngheo. Vay thuc chat vao WTO co phu hop voi philosophy cua DCSVN ko? Ca nhan anh, nhu em nhan thay tu dien dan nay at han la 1 chuyen gia kinh te, nhin nhan the nao ve van de nay?
 
* Hy vọng qua bài dưới đây Mai sẽ biết những điều thắc mắc, trăn trở của Em về người dân và doanh nghiệp Việt Nam đang trong tình trạng như thế nào.

* Đến giờ này Anh có nhận xét có thể chưa chính xác lắm: Việt Nam Gia nhập WTO chỉ có người tiêu dùng được lợi còn các doanh nghiệp đang rất lo.

Việt Nam vẫn chưa công bố nội dung thoả thuận Việt-Mỹ về WTO
Lượt RFA

Ngay sau khi Việt Nam và Hoa Kỳ ký kết thoả thuận Việt-Mỹ về WTO tại Dinh Thống nhất thành phố Hồ Chí Minh ngày 31 tháng 5 vừa qua, trên trang web của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ có đăng đầy đủ các điểm thoả hiệp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

Còn về phía Việt Nam thì sao? Cho tới nay chưa thấy Bộ Thương Mại Việt Nam công bố nội dung các điều khoản hai bên Việt Mỹ thoả thuận thi hành một khi Việt Nam được gia nhập WTO trong năm nay.
Về các băn khoăn, trăn trở của người dân và doanh nhân Việt Nam trước vấn đề trọng đại này mà hiện nay họ không biết gì cả.
Phía Hoa Kỳ

Ngay sau khi thoả thuận Việt Mỹ về WTO được ký kết vào ngày 31 tháng 5 vừa qua, Bộ Trưởng Thương Mại Hoa Kỳ Carlos M. Gutierrez ca ngợi đoàn đàm phán Hoa Kỳ về những thành tựu đạt được trong thoả hiệp.

Đối với các doanh nghiệp Mỹ, ông Gutierrez tuyên bố là các nhà xuất khẩu Hoa Kỳ sẽ có cơ hội xâm nhập thị trường rộng lớn của Việt Nam. Theo thoả hiệp vừa mới ký kết, Việt Nam đồng ý giảm mức thuế quan xuống còn 15% hay ít hơn nữa đối với gần 94% các hàng hóa kỹ nghệ cũng như tiêu thụ của Hoa Kỳ xuất sang Việt Nam.

Thêm vào đó, thuế quan cũng sẽ giảm chỉ còn 5% hay ít hơn nữa đối với một số lãnh vực trọng yếu bao gồm những máy móc, trang bị về xây dựng và công nghệ dược phẩm. Đối với máy bay của Mỹ bán sang Việt Nam, mức thuế quan sẽ là zero.

Các nhà cung cấp dịch vụ Hoa Kỳ cũng được huởng nhiều điều kiện thuận lợi trong lãnh vực truyền thông, dịch vụ tài chánh, phân phối cũng như dịch vụ về năng lượng.
Phía Việt Nam

Các điều khoản khác liên hệ đến việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ làm tăng tiến cơ hội xuất khẩu của các doanh nghiệp Hoa Kỳ xuyên qua các điều khoản làm minh bạch các họat động của nhà nước Việt Nam và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Điểm quan trọng là không phải đợi đến khi Việt Nam gia nhập WTO mà ngay sau sau ngày 31 tháng năm, chính phủ Việt Nam đồng ý chấm dứt chương trình trợ cấp cho ngành may mặc.

Thoả hiệp cũng cho phép tái lập chế độ quota nếu phát hiện thấy Việt Nam không thực hiện các điều cam kết là bãi bỏ tất cả các chương trình trợ cấp trong lãnh vực may mặc. Một hệ thống theo dõi một các minh bạch việc Việt Nam thi hành cam kết của mình cũng được thiết lập.

Cũng theo thoả hiệp này, qui chế về một nền kinh tế không thị trường của Việt Nam có thể còn kéo dài đến 12 năm trừ khi Việt Nam đủ điều kiện để được công nhận là một nền kinh tế thị trường trước thời hạn này. (Mỹ còn đưa điều kiện Tôn giáo và nhân quyền vào nữa, trong WTO không có khoảng này, quốc hội Mỹ đang họp...)

Hỏi chuyện một doanh nhân Việt Nam họat động trong lãnh vực may mặc về hiệp ước thương mại Việt Mỹ, chúng tôi nhận được câu trả lời sau đây: “Cũng chỉ mới được biết là thoả ước Việt-Mỹ đã được ký kết, phải vào trang web của WTO để tìm hiểu thêm.”

Một người dân khác cũng bày tỏ là không biết gì cả trừ tin thoả ước đã được ký kết: “Cũng đang chờ công bố. Việc này Việt Nam mình làm hơi chậm.”

Nếu người dân và các doanh nghiệp Việt Nam vẫn mù mờ không biết phải làm gì một khi Việt Nam được gia nhập WTO thì tai hại không biết làm thế nào mà lường được.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cảnh báo là cần phải tránh một cơn bão Chanchu khi Việt Nam gia nhập WTO nếu các doanh nghiệp Việt Nam không được cung cấp các thông tin cần thiết.

Chào Thân ái!
 
Hạ viện Mỹ có thể trì hoãn bỏ phiếu PNTR với Việt Nam

Một nhóm nghị sĩ Mỹ ngày 13/6 đã đưa ra thảo luận một dự luật thương mại mới với Việt Nam, song theo lãnh đạo nhóm đa số trong Hạ viện Mỹ John Boehner, thuộc đảng Cộng hòa, Quốc hội Mỹ có thể không bỏ phiếu thông qua dự luật thương mại này cho đến sau cuộc bầu cử quốc hội Mỹ diễn ra vào tháng 11.

Phát biểu với một nhóm thương gia, Hạ nghị sĩ Boehner nói việc bỏ phiếu thông qua các thỏa thuận thương mại là rất khó khăn đối với nhiều nghị sĩ, đặc biệt là trong năm diễn ra bầu cử. Quan điểm cẩn trọng của ông Boehner được đưa ra trong bối cảnh dự luật mới này được đưa ra trước Hạ viện và Thượng viện Mỹ nhằm dành cho Việt Nam quy chế "thương mại bình thường vĩnh viễn" (PNTR) theo như một phần thỏa thuận của Washington nhằm dọn đường cho Hà Nội gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Trước đó, Thượng nghị sĩ Max Baucus thuộc đảng Dân chủ cho biết ông sẽ thúc đẩy việc thông qua PNTR dành cho Việt Nam trước thời gian nghỉ của quốc hội Mỹ vào tháng 8 tới. Ông Boehner và những người quan trọng khác thuộc đảng Cộng hòa không bác bỏ điều này song cho biết hiện chưa có quyết định về thời gian. (VNA)
 
Cơ quan Thương mại Mỹ: Quốc hội Mỹ cần thông qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn cho VN

Cơ quan Thương mại Mỹ vừa công bố một văn bản liên quan đến nội dung thỏa thuận mới đạt được giữa VN và Mỹ. Văn bản cho biết hai nước "Đã đạt thỏa thuận trên nguyên tắc về khả năng tiếp cận thị trường song phương...

Điều đó sẽ mở đường cho VN gia nhập WTO. Với một chương trình cải tổ kinh tế nhiều hoài bão, VN là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á, GDP tăng gần 50% kể từ năm 2001 đến nay. Trong khi đó, VN cũng là thị trường nhập khẩu hàng hóa của Mỹ ngày càng nhiều, tăng trên 150% kể từ năm 2001. Chỉ riêng trong năm ngoái đã tăng 24%, đạt 1,2 tỉ USD...

Việc VN gia nhập WTO đòi hỏi Quốc hội Mỹ cần thông qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) cho VN. Một hành động (như vậy) của Quốc hội là cần thiết để kết thúc việc áp dụng Tu chính án Jackson-Vanik đối với VN và cho phép áp dụng thuế suất ưu đãi thương mại thường trực vĩnh viễn cho các sản phẩm của VN". (Theo RFA/TTXVN)

X.Q
 
Cuối tháng 6, công bố chi tiết đàm phán gia nhập WTO

Bộ Thương mại cho biết, cuối tháng 6/2006, bộ này sẽ cùng các bộ, ngành liên quan chính thức công bố chi tiết nội dung những cam kết để gia nhập WTO của VN.

Theo Bộ trưởng bộ Thương mại Trương Đình Tuyển, nội dung cần cân nhắc và tính toán phức tạp nhất là các dòng và biểu thuế. Tuy nhiên, theo các cam kết, đa số các dòng thuế cho các ngành hàng đều có lộ trình sau 3 năm mới phải thực hiện.

Bộ trưởng Trương Đình Tuyển nhận định, 2 ngành sẽ gặp khó khăn nhất khi vào WTO là ngành nông nghiệp và phân phối. Mặc dù cam kết về nông nghiệp của chúng ta không quá thấp tuy nhiên đây là một ngành rất nhạy cảm. "Phân phối cũng là một ngành sẽ phải cạnh tranh rất mạnh nếu không vươn lên mạnh mẽ thì các nhà bán lẻ của chúng ta sẽ thất bại ngay trên sân nhà" - Bộ trưởng Thương mại lo ngại. (NLĐ)
 
Dự luật PNTR cho Việt Nam sẽ được trình ra Hạ Viện Mỹ ngày thứ ba để cứu xét
13 June 2006 Theo VOA

Dự luật dành quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn, tức PNTR, cho Việt Nam được trình ra Hạ Viện Mỹ ngày thứ ba để cứu xét. Quy chế này được coi là mục tiêu khó khăn cuối cùng của Việt Nam để đoạt được chiếc vé vào Tổ chức Thương mại Thế giới WTO.

Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ-Việt cho biết bà Susan Schwab, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ sẽ trình bày chi tiết dự luật trước khi đưa ra thảo luận.
Vẫn theo Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ-Việt thì tính đến ngày 9 tháng 6 đã có 8 thượng nghị sĩ và 22 hạ nghị sĩ Mỹ ký tên bảo trợ dự luật này. Trong số các thượng nghĩ sĩ ủng hộ dự luật có chủ tịch ủy ban đối ngoại thượng viện Richard Lugar, các nghị sĩ Chuck Hagel, John Kerry và John McCain.

Tuy nhiên, một số dân biểu, như bà Loretta Sanchez, chống đối dự luật vì những vấn đề như tiêu chuẩn lao động, nhân quyền và thành tích tôn giáo.
Ngoài ra, Hiệp hội may mặc Hoa Kỳ đã lên tiếng chống thỏa hiệp WTO vì cho rằng thỏa thuận này sẽ gây phương hại cho khu vực dệt may của Hoa Kỳ và làm hàng ngàn công nhân mất việc làm.
 
Back
Bên trên