Trịnh Công Sơn - người hát rong qua nhiều thế hệ

Gọi tên 4 mùa

TCSon_paint---Goi_ten_bon_mua.jpg


------------

Đêm thấy ta là thác đổ
TCSon_paint---Dem_thay_ta_la_thac_do.jpg


--------------

Hạ Trắng

TCSon_paint---Ha_trang.jpg


-----------
Nguyệt Ca

TCSon_paint---Nguyet_ca.jpg


-------------------------

----------

Tự họa

TCSon_paint---Portrait.jpg


TCSson_paint---Portrait_of_a_Painter.GIF
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Truyện ngắn của Trịnh Công Sơn.
Báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật, số 13-2001, ngày 8-4-2001

Chú Lộ

LTS: ''Chú Lộ'' (1) có lẽ là truyện ngắn duy nhất của Trịnh Công Sơn nhưng còn dở dang và cũng chưa bao giờ được biết đến. Bản thảo truyện ngắn này được một thân hữu gần gũi với Trịnh Công Sơn và với TTCN lưu giữ.

1.

Năm 13 tuổi chú Lộ đã có mặt ở dưới hầm rượu cũ câu lạc bộ thể thao trong thành phố Huế. Dạo ấy, bọn Tây còn làm chủ nhân ông trong ''thành phố thuộc địa'' này và dĩ nhiên, chủ tịch của câu lạc bộ thởi bấy giờ cũng phải là một thằng mắt xanh mũi lõ.

Vào đời với cái tuổi 13, chỉ mới biết viết và biết đọc đôi chút, và đối với bất kì ai,là cả một sự phiêu lưu thất thế không lường được. Chú Lộ ra khỏi nhà và đi thẳng đến sân tennis không do dự, không lựa chọn. Chú rời khỏi nhà như một con chim lìa tổ quá sớm hoặc như một chiếc lá lìa cành và phó mặc cho ngọn gió định mệnh thổi đến đâu hay đến đó. Và không cần phải có thì giờ làm quen hay giới thiệu nào, chỉ một tuần sau chú Lộ nghiễm nhiên trở thành đứa bé lượm banh tình nguyện không công. Tên chú dần quen thuộc ở đầu môi những thằng Tây và những người Việt đánh banh mỗi buổi sáng, trưa, chiều. Tây thì gọi chú; ''Ê, nhỏ Lộ'', người Việt NAm thì gọi ngắn hơn:''Lộ'' và đưa vợt lên đón trái banh được quăng theo hình cầu vồng từ bàn tay nhỏ và đen đủi. Mấy ngày đầu, có khi còn trở về nhà nhưng sau đó thì chú cùng một vài đứa nhỏ lượm banh khác lân la kiếm cơm ở nhà bếp và ngủ hẳn dưới hầm câu lạc bộ dùng làm kho cất rượu và chất những đò phế thải . Ăn thịt và bánh mì thừa cảu khách đồi với chú bé Lộ cũng là những bữa tiệc thịnh soạn mởi mẻ. TRong cái đầu đơn giản và thiếu học của đứa bé 13 tuổi, thật sự chú cũng không hề có ý niệm gì về cái thân phận hèn mọn của mình.

Chú Lộ đã sống và lớn lên như thế từ hầm rượu. Nhờ ở năng khiếu và chút ít thông minh bẩm sinh chú đã nương và hoàn cảnh thuận tiện để học hỏi, quan sát và tự biến mình thành một thanh niên thành thạo đủ mọi môn thể thao mà câu lạc bộ sẵn có. Không bao lâu chú đã trở thành người hướng dẫn khéo léo và chịu khó cho những người mới tập đánh tennis, mới tập chèo périssoire (2), chơi bóng bàn, billard, bơi lội và cả môn trượt nước. Từ một đứa bé lượm banh, cuối buổi nhận được những đồng tiền lẻ từ bàn tay những ông bự, bảy tám năm sau chú đã ngang nhiên bước vào ô vuông của sân banh để đánh trả lại những đường banh thật bay bướm hoặc rướn mình lên từ phía góc sân gửi đi những cú giao banh khá ngoạn mục. Đối với các hội viên của câu lạc bộ, phần đông là những công chức cao cấp trong tỉnh hoặc các bậc tri thức thượng lưu, chú Lộ là người dễ bảo( serviable). Bất cứ họ cần điều gì là chú xoay sở có ngay. Con cái của tầng lớp thượng lưu này dành cho chú một tình cảm khá đặc biệt bởi chúng tìm được ở chú tất cả sự nhẫn nại, sự chiều chuộng mà khó một huấn luyện viên nào có được. Với thời gian, chú cũng bỏm bẻm được dăm tiếng Tây đủ dùng cho công việc hàng ngày. Dĩ nhiên chú nói tiếng Tây theo kiểu của chú và chú cũng chẳng quan tâm gì lăm về cách nói bóng bẩy mà chú thường nghe những ông Tây lẫn người Việt trao đổi với nhau ở bàn ăn. Vấn đề là chú cần bọn Tây hiểu được chú muốn nói gì và ngược lại chú cũng hiểu được chúng muốn, cần gì ở chú. Ban đầu nghe chú nói, bọn Tây, đầm và con csi chúng ôm bụng cười ngắt như bị ai cù vào nách. Chú thản nhiên cười theo và cứ như thế mọi người quen dần đến độ người ta có cảm tưởng cách nói tiếng Tây cảu chú cũng là một loại mẫu mực giản dị trong kiểu ăn nói thường ngày. Tuy thế không phải chú không hãnh diện về cái vốn tiếng Tây hẩm hiu ấy bởi những lần có người thợ nào nhờ chú hỏi ý kiến cảu ông Tây chủ tịch về việc cần quét vôi lại câu lạc bộ hoặc sửa sang cây cảnh quanh khu vực này thì chú sẵn sàng biểu diễn rất hùng hồn cái mớ chữ nghĩa hỗn độn mà chú đã nhặt được một cách rất vô tổ chức ấy. Mấy đứa con nít Việt Nam thì phục chú quá sức rồi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chú Lộ uống rượu mạnh rất sớm. Không phải kiểu uống rượu để tiêu sầu hoặc kiểu bằng hữu tâm đắc mà bởi rượu thừa ở những bàn ăn bao giờ cũng đủ để chú có thế độc ầm dài dài ở dưới hầm rượu sau bữa cơm. Dưới hầm có hai cái phòng nhỏ dành cho bếp và người gác cổng.Bây giờ chú đã có đủ uy tín để giành lấy riêng cho mình một phòng. Hầm quá rộng, mấy ngừơi kia có thể thu xếp ở một góc nào đó cũng được. Trên tường chú treo cái vợt cũ của ông chánh án vừa cho. Mỗi lần ra sân banh, trông chú cũng đủ bộ sậu như mọi người. Cũng pan-túp trắng rất dày, tất dày có ba sọc màu cờ Tây ở cổ chân, bộ quần áo trắng và cả cát- két cũng trắng nữa. Trên sân tennis, cách ăn mặc sạch sẽ giống nhau như thế, người xem dễ tửơng rằng không còn cái biên giới giai cấp con người bên này và con ngừoi bên kia mà chỉ có nghệ thuật giao banh thôi. Thật ra, chú Lộ biết rõ không phải vậy. Những cú banh, chú giao qua bao giờ cũng vừa tầm tay của ông chánh án, ông thẩm phán, hoặc một ông trưởng ty nào đó. Những cú xi-mách trong tay chú bao giờ cung chưa hết đà. Và những cú bỏ nhỏ cũng đừng nghịch quá khiến các ông lớn phía bên kia phải trậ xương hông hoặc sai khớp chân thì bỏ mẹ. Chú hiểu thế nhưng chú cũng hiểu mình bị thuyết phục bởi một lẽ đương nhiên nào đó gần như định mệnh. Sự hiếu thắng của tuổi trẻ trong chú đã bỏ đi từ bao giờ không ai biết và chú cũng không băn khoăn gì về điều đó cả. Tóm lại, chú như một kẻ sống an phận từ những máu huyết còn đương độ trong trái tim trên cánh tay và cặp giò thanh xuân của chứ.

Năm 23 tuổi chú Lộ có người yêu. Trước đó thì chú cũng chưa cũng cưa kéo, chọc ghẹo mấy cô bán quán trong vốn quá thừa tính nhẫn nại, chú là một người đàn ông lí tưởng cho cuộc tình. Nguời yêu chú là một cô gái 18 tuổi, con ông bếp của câu lạc bộ. Cũng là cây nhà lá vườn cả chứ không đâu xa. Cô ở dưới làng thính thoảng mới lên thăm cha và mỗi lần đều mang theo một ít trái cây ở vườn nhà như mít, thơm , ổi…Từ khi hai ngừơi yêu nhau, cô gái lên đều hơn và trong rổ trái cây của vườn nhà, bên cạnh phần dành cho cha, cô gái có phần dành cho chú. Trong đầu chú cũng đang hiện dần hình ảnh một bếp lửa nhỏ cho hai người – chú dự định một hai năm gì đó dành dụm được một số tiền nhỏ sẽ đề nghị thẳng với ông bếp về chuyện cưới hỏi

Một hôm, chú được chú đựơc chủ tịch câu lạc bộ giao nhiệm vụ đi Sài Gòn mua những dụng cụ thể thao và một số vật dụng thay thế cần thiết. Chú cảm động đến run cả tay chân. Đây là cái dịp để chú ‘’du lich’’ ra khỏi bờ rào chật hẹp của thành phố này. Việc đầu tiên là chú báo ngay cho ông bếp biết tin và nhờ nhắn với con gái ông. Ngay buổi chiều hôm đó mọi người lân cận với chú đều biết tin này. Đi Sài Gòn, dạo ấy, cũng như đi đến một xứ khác mà chú nghe nói là văn minh và vui sướng như ở thiên đường vậy( mặc dù thiên đường như thế nào thì không ai biết cả ).
 
Hôm sau chú lên đường và chỉ ba tiếng đồng hồ là chú đã có mặt ở phi truờng Tân Sơn Nhất. Lần đầu tiên ngồi trên máy bay và được những cô gái đẹp, lịch sự dọn bữa ăn cho mình, chú Lộ gần như rơi trong một trạng thái mơ mơ màng màng không thật. Chú không bao giờ ngờ được loại ngừơi như chú lại có một ngày được ngồi đàng hoàng để những con ngừơi sang trọng như thế mang cơm mang nước đến cho mình. Chú chỉ quen phục vụ người khác hoặc thỉnh thoảng được phục vụ trong những quán hàng ở Huế thì những ngừơi phục vụ ấy cũng giống như chú mà thôi. Ở đây mấy cô nói tiếng Pháp, tiếng Anh như đầm, mặt mày đẹp đẽ như mấy tiểu thư con quan, hai bàn tay mang khay thức ăn đến cho chú thì trắng muốt ngà ngọc làm sao chú không ngạc nhiên đuợc. Và nỗi ngạc nhiên đó kéo dài suốt khoảng thời gian chú ở lại Sài Gòn.

Theo địa chỉ dặn trước, chú đến một tiệm bán dụng cụ thể thao ở đuờng Bonnard. Chú nhìn lên bảng hiệu Sports to tướng. Đọc không được nhưng số nhà thì đúng. Tiệm có tất cả những gì chú cần và có cả những gì chú chưa hề tưởng tượng đến. Phải mất cả ngay chú mới mua xong vật dụng kê khai trong tờ giấy. Những ngày sau thì chú dành tât cả thời gian để thảo mãn sự hiếu kì của mình bằng cách dán mũi bên ngoài những tủ kính ở các đường phố lớn. Cuối cùng chú quyết định là phải mua một món quà cho người yêu của chú trước khi về. Giữa cái rừng đồ đạc đủ màu sắc đó chú bối rối không hiểu phải chọn cái gì. Thử nhớ lại xem nào. Đúng rồi , chú nhớ ngừơi ta thường hay tặng nước hoa cho người yêu. Thế là khoẻ trí. Thấy cai chai hình thù đẹp đẹp là chú chọn và vài phút sau trong tay chú đã có một gói quà xinh xắn buộc dây màu quanh lớp giấy hoa rực rỡ. Gói quà như muôn bay khỏi bàn tay vụng về cảu chú. Lòng chú nhẹ như một tờ giấy mỏng. Máy bay lại trả chú về với thanh phố cũ . Chú mới từ đầu đến chân. Bộ quần áo và đôi giầy kiểu này chú tin là dân chơi trong thành gi fnghĩ thầm: mình cũng có quyền kiêu hãnh về mình lắm chứ. Chú mỉm cười và thuê xe về thằng câu lạc bộ.

Mọi người trong câu lạc bộ nghe chú về gần như ùa hết cả ra thềm, cả ông sếp Tây của chú nữa. Nó vỗ vai chú và nói bằng tiếng Pháp:’T ốt lắm! Tốt lắm!’’. Trong đám nhân công đứng ở thềm chú không thấy ông bếp đâu cả. Có lẽ ông bận nấu ăn cũng nên. Bắt tay mọi người xong chú đi thẳng vào bếp. Không thấy cha vợ tương lai của mình đâu cả, chú đi xuống hầm rượu không kịp hỏi mọi người – ông đang nằm nhắm mắt, trên ghế bố, một tay gác trên trán như ngủ. Chú lên tiếng và ông mở mắt chào chú, giọng không nồng nhiệt. Chú Lộ cụt hứng và linh cảm có điều gì không hay đã xảy ra. Đứng sững một lúc, nhìn cặp mắt ông bếp đã nhắm lại, chú bực bội quay về phòng để cất cái xách roitay. Sau lưng chú bỗng có tiếng nói mệt mỏi: ‘’ Con Khế chết rồi’’. Cái xách trên tay chú Lộ rớt xuống đất. ‘’ Con Khế chết rồi’’. Người yêu chú chết rồi. Giỡn sao cha nội?

Ngồi ở mép ghế bố chú Lộ nghe hết câu chuyện ông bếp kể. Trứơc mặt chú những
bậc thềm dẫn xuống bãi đậu pérsisoire. Qua những cột bê tông, như những cột rễ thẳng đứng của bao lơn câu lạc bộ cắm sâu dưới nước, chú nhìn thấy nắng trên mặt sông Hương lao xao theo sóng nhô. Cái lao xao đó cũng có trong lòng chú nhưng không âm thanh. Cơn rầu rĩ cứ dập dềnh lên xuống, đập vào cái lớp vỏ nguội lạnh bên trong của suốt thân thể chú. Chú thấy dợn dợn muốn ói, nhưng không mửa được. Tròng mắt chú ướt đi. Chú nghĩ đến chai nước hoa mà chú chưa ngửi được mùi thơm của nó trên tóc của Khế. Khế chết tình cờ quá. Trong một cuộc lục soát làng, commandos(3) chạm nhau với vài cán bộ hoạt động của Việt Minh, Khế bị lạc đạn. Ông bếp giấu bặt chuyện này nên mọi người trong câu lạc bộ không ai biết. Ông sợ Tây nó biết thì ông hết chỗ làm ăn. Chú Lộ đứng dậy về phòng nằm, miệng lầm rầm một câu chửi tục.
 
2.


Sau cái chết của Khế, thế gíơi sống của chú Lộ được nới rộng ra hơn một chút. Con mắt và lỗ tai chú mở ra xa hơn cái xã hội nhỏ hẹp thu gọn trong câu lạc bộ thể thao này. Tai chú bắt đầu nghe thấy tiếng bom, đạn vọng từ xa về.Chú nghe tiếng xe jeep đi tuần tra ban đêm hoặc giữa khuya, tiếng quilát kêu lắc rắc trong những cuộc bố ráp. Chú bắt đầu để mắt đến xác chết của bọn ác ôn, bọn tề điệp bị thanh toán ở những góc đường vắng, thường xuyên nhất là dốc Nam Giao cách đồn Tây không xa lắm. Trên mỗi xác chết thường có lá cờ đỏ sao vàng nhỏ bằng bàn bay và một bản cáo trạng tội ác. Chú cũng bắt đầu lấm lét nhìn về phía nhà lao Thiên Phủ, không xa câu lạc bộ lắm, mà suốt bao nhiêu năm trời, đối với chú, dường như không hề có mặt. Thỉnh thoảng chú bắt gặp những nhóm người bị còng tay và dẫn đi về phía nhà lao và thật tâm, chú không hiểu hết ý nghĩa của hình ảnh đó. Có một điều chắc chắn là trong đám người đứng nhìn đoàn tù lặng lẽ đi qua, chú thường bắt gặp những cái nhìn đầy yêu thương lẫn kính phục và trong những lời thì thầm của họ chú loáng thoáng nghe thấy hai tiếng: yêu nước. Những người tù kia cũng trẻ như chú nhưng sao họ được đồng bào cảm phục đến như vâỵ? Trong đầu óc thô thiển của chú những câu chữ Việt Minh, yêu nước và lá cờ đỏ sao vàng nhỏ bằng bàn tay cứ quay cuồng như một cơn lốc. Chú không tài nào cắt nghĩa được cho mình và cũng không ai ở câu lạc bộ đó có thể giúp chú tìm ý nghĩa của nó. Và tự nhiên chú mơ hồ mình vừa đựơc truyền sang một điều gì gần như lòng kiêu hãnh. Từ đó, trong việc phục dịch hàng ngày ở câu lạc bộ, chú đã bẳt đầu có một thái độ bớt qui luỵ hơn, bớt phục tùng hơn đốì với ông quan toà, ông thẩm phán, ông trưởng ty, và cả những thằng Tây chủ của chú. Trong đám Tây đến ăn và uống rượu ở câu lạc bộ, có cả thằng sếp phòng nhì Pháp mà chú nghe nói là dưới bàn tay đẫm máu của nó bao nhiêu con người trai trẻ như chú đã hi sinh. Chú tự dặn lòng mình từ nay không bao giờ nhận một đồng xu ‘’ buộc boa’’ nào từ bàn tay của nó nữa.

Bản chất của chú Lộ là một con người an phận. An phận từ tơ răng kẽ tóc đến đầu những ngón chân. Ý thức của chú về quê hương dân tộc bị hạn chế vì sự ngu dôt và dừng lại ở thái độ thụ động như thế. Và nỗi băn khoăn trong lòng chú chợt nhóm lên như một ngọn lửa yếu ớt, sau cái chết của Khế đã tắt dần cùng với thời gian. Dù sao , chú đã tiến lên được một bước ngắn: cái lưng của thằng nô lệ đã thẳng hơn trước một chút.


(1) Căn cứ vào bản thảo, có thể truyện ‘’Chú Lộ’’ đã được viết năm
1967 khi Trịnh Công Sơn 28 tuổi.
(2) Thuyền thể thao.
(3) Lính biệt kích Pháp, nôir tiếng hung ác.
 
Trịnh Công Sơn
Báo Đoàn Kết 5-1989

Viết bên bờ Loriet

Tôi đã nhớ Paris dù chưa bao giờ gặp. Tôi nghĩ về Paris đã từ lâu lắm. Những dòng suy nghĩ đã trôi đi, không có ngày hẹn, trôi đi.

Đời sống đã trôi đi đã trôi qua như bây giờ trước mắt tôi là dòng sưối Loriet, nhìn từ căn nhà của Đặng Tiến, cũng trôi đi lặng lẽ. Những con thiên nga cũng trôi đi trên dòng suối này. Lười biến trôi đi mà vẫn giữ cho riêng mình một vẻ đẹp không thể nào trách móc được. Lac des Cygnes. Ballet về cái chết của con thiên nga. Tháng 5 trời đất đề huề một bầu không khí ấm áp rất thuận lợi cho một cơ thể ốm yếu như tôi. Paris ồn quá. Ồn ào một cách hơi hỗn đối với những tâm hồn tĩnh lặng Đông Phương. Tôi thích phố xá nhưng không phải là một loại phố xá làm đau đớn đời sống riêng tư của mình. Về Orléans nghe chim chóc cá hát quanh đời. Những cây platane già những cây platane trẻ phủ xuống một nỗi nhớ nhung riêng.


Tháng 5 những lớp da bệnh hoạn được sưởi ấm. Những giọt máu dưới làn da kia đã trỗi dậy ca hát một mùa không tuyết phủ.

Tôi không có ai để nhớ và cũng không có ai để quên. Tôi đã nhớ một đời và đã quên hết nửa đời. Những con thiên nga làm tôi nhớ những đôi chân đẹp. Đẹp một cách lạnh lùng tự nhiên vì màn đã khép, đôi chân đã về và tôi cũng trở về với chốn riêng tôi. Người ta chia sẻ vẻ đẹp và người ta cung chia sẻ nỗi khổ đau. Nhưng sự bất khả tư nghi( I’empensable) không ai chia sẻ được.

Paris là ứơc mơ của một thời tuôỉ trẻ nhưng giờ đây ước mơ ấy không còn ờ lại với tôi. Hoá ra giấc mơ và sự thật không phải là một.

Người ta có thể yêu nhau và ghét nhau nhưng xin đừng hãm hại nhau. Tôi sợ lắm những gì mang đến bất hạnh cho con người. Hãy cố gắng mang đến cho nhau những giấc mơ, những giấc mơ làm nên hạnh phúc. Đi đâu, đến đâu cũng chỉ thấy những nụ cuời. Những nụ cười như đoá hồng đứa bé cầm trên tay đi qua đường phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận. Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái.

Buổi chiều tháng 5 dòng suối Loiret chảy nhẹ nhàng. Đi bộ từ bờ này sang bờ kia còn dễ dàng gấp nghìn lần những mùa lụt ở Huế. Biểu chiều ở Orléans bỗng nhiên tôi thương nhớ quê nhà quá. Có những cái đầu không bình tĩnh lắm sẽ trách móc tôi vì sao ở một nơi sung sướng như vầy mà vẫn nhớ nhà nhớ quê. Than ôi, quê nhà chính là tôi rồi, tôi biết làm sao được.

Paris ơi, đã một thời tôi yêu Paris lắm dù chưa gặp. Nhưng bây giờ Paris sẽ là một trong muôn vàn kỉ niệm của tôi. Đừng buồn, vì Paris vẫn là Paris và tôi có thể chỉ là một người quan sát nghèo nàn chưa hiểu được những gi trong lòng một Paris muốn giấu kín.

Tôi không còn trẻ và Paris vẫn chưa già. Paris hãy mãi mãi giữ gìn một Paris như thế và tôi, tôi cũng sẽ mãi mãi giữ gìn một sự mất đi không cần thiết cho cuộc đời.

Orléans, 25-11-1989
 
Trịnh Công Sơn

Kinh Việt Nam


Kinh Việt Nam là những tiếng kêu thương thống thiết, khởi từ một thực trạng máu xương.

Kinh Việt Nam cũng là lòng mơ ước về một rạng đông cho đêm tối dài lâu nầy.

Những bài ca được viết từ những hân hoan lắng nghe được trong lòng người.

Ðó là nỗi hân hoan của đám đông chờ mong ngày hồi sinh.

Ðã có điều gì không thật suốt hai mươi năm nay. Một lầm lỡ đã lên đường và phải đi cho trót con đường máu xương. Như một mũi tên vô tri bỗng lỗi thời trong một nhiệm kỳ vô định.

Chúng ta, dù muốn dù không, bị biến thành những mũi tên đinh hướng được bắn đi từ những đồ hình huy hoàng tưởng tượng và ngần hạn. Dân ta tàn phế hai mươi năm. Nước mắt và máu đã làm thành những con suối lớn chảy mòn tiềm lực sáng tạo.

Ðến lúc chúng ta phải dừng tay và nhìn lại.

Xác thân anh em thừa đủ biến thành con đập lớn ngăn chận những mưu toan phi nhân.

Ðã mười năm nay, anh em ta săn đuổi nhau bằng hận thù giả tạo. Không thể có một thứ hạnh phúc nào chờ đợi ta sau cuộc săn đuổi dài hạn đó.

Hố tham đã mở ra dưới chân dân tộc nầy. Lương tâm con người đang trên đà bị phát mãi. ở cuối chân trời Việt Nam, những tia nắng nghèo nàn và bệnh hoạn từ một mặt trời hết sinh khí sắp đi vào hôn mê.

Xin hãy dừng tay và cùng chờ nhìn một mặt trời tươi trẻ sẽ được khai sinh ở phương Ðông .Xin hãy dừng tay để mọi căn nhà Việt Nam có thể mở rộng cửa chờ đón một sớm mai hòa bình.

Còn rất nhiều con đường mở ra cho tương lai chúng ta. Những con đường đưa ta về dựng lại một tổ quốc đích thực.

Xin hãy dừng tay đề được nghe ba mươi mốt triệu tiếng hò reo trong cùng một phút hân hoan. Ðể cho con sông, dòng suối, núi rừng và mặt đất cằn khô nầy được thở lại điều hòa.

Tiếng hát đã có thê cất lên để nuôi lớn ước mơ.

Ta đã có sẵn một hành trang quý giá của hơn bốn nghìn năm đê còn mãi bước đi trên những lộ trình mới về tương lai.

Ta phải đi tới bằng con tim sứ giả mang niêm tin và lời hứa hẹn cửa những người đã nằm xuống.

Ta phải tìm lại quê hương bằng sức sống mãnh liệt vì trong cơ thể ta đã luân lưu thêm dòng máu của anh em không còn.

Quanh đây, những trường học, những bệnh viện, những đình làng, những phiên chợ, những cánh đồng sẽ được bắt đầu lại với những ngày nhân đạo, với một dân tộc nhân bản.

Xin đừng bao giờ làm kẻ phản bội với một quá khứ hiển linh.

1968
 
Văn Cao viết về Trịnh Công Sơn

Tôi gọi Trịnh Công Sơn là người ca thơ (chantre) bởi ở Sơn nhạc và thơ quyện vào nhau đến độ khó phân định cái nào chính, cái nào là phụ. Và bởi Sơn đã hát về quê hương đất nước bằng cả tấm lòng của một đứa con biết vui tận cùng những niềm vui và đâu tận cùng những nỗi đau cuat Tổ quốc mẹ hiền.

Mãi hơn một năm sau khi giải phóng miền Nam, chúng tôi mời thực sự mặt nhìn mặt, tay cầm tay lần đầu, nhưng tôi có cảm giác như chúng tôi đã là bạn của nhau tự bao giờ, mặc dù giữa tôi và Sơn còn cả một thế hệ đệm. Nói cách nào đó, tôi đã gặp Sơn từ những ngày đất nước còn chia hai miền và còn chìm trong khói lửa. Đó là vào những ngày cưối chiến tranh, khi một số ca khúc phản chiến của Sơn lọt ra miền Bắc.

Tôi muốn nhắc đến ở đây một kỉ niệm không thể quên ở nhà một người bạn trẻ (mà sau đó ít lâu đã chết, một cái chết bi thảm). Dêm ấy lần đầu tiên tôi nghe ( cũng có nghĩa là gặp) Trịnh Công Sơn...Những bạn trẻ hát cho tôi nghe gần suốt đêm hàng loạt ca khúc Trịnh Công Sơn (không biết họ học ở đâu?) hát say sưa đến nỗi đứt cả dây của cây đàn guitar duy nhất có trong nhà. Sau này, Sơn kể cho tôi nghe rằng những bài hát đó, Sơn đã sáng tác trong những ngày trốn lính, sống lê la với bạn giang hồ.

Trong âm nhạc của Sơn, ta không thấy dấu vết của âm nhạc cổ điển theo cấu trúc học phương Tây: Sơn viết hồn nhiên như thể cảm xúc nhạc thơ tự nó trào ra. Nói như nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, người bạn già của tôi,''Trịnh Công Sơn viết dễ như lấy chữ từ trong túi ra''. Cái quyến rũ của nhạc Trịnh Công Sơn có lẽ chính là ở chỗ đó, ở chỗ không định tạo ra một trường phái nào, một triết lí nào, mà vẫn thấm vào lòng người như suối tưới. Với những lời, ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ hôn phối cùng một kết cấu đặc biệt như một hình thức của dân ca hầu như không thay đổi. Trịnh Công Sơn đã chinh phục hàng triệu con tim, không chỉ ở trong nước, mà cả bên ngoài biên giới nữa. Và nếu tôi không lầm thì dấu ấn của Sơn đã ít nhiều in trên tác phẩm của một số nhạc sĩ thời kì sau 1975.

Có lẽ cũng không cần nghe lại nữa, dù bây giờ và sau này Sơn có in thêm. Một lần là đủ, từ cái đêm chiến tranh ấy, tôi biết mình đã gặp - một - tâm - hồn - chị - em xẻ chia ''một cõi đi về''. và tôi viết lời bạt này cho tập nhạc của Sơn như giữ một lời hẹn thầm chưa ngỏ, lời hẹn cảu một tri âm với một tri âm...
 
Khánh Ly
Tạp chí Văn Nghệ, số 1-2000

Bài tình ca nhỏ - Xin đủ cho một đời

Có những điều người ta chỉ nói một lần rồi thôi. Có những sự việc người ta chỉ thoáng nghĩ đến rồi quên nhanh. Có những sự cớ phải buộc lòng bôi xóa để sống bởi đời sống nghiệt ngã ở khắp mọi nơi. Tuy thế nào mặc lòng, vẫn có những u uẩn cứ theo ta. Bóng ma quá khứ, như món nợ tiền kiếp.

Tôi không còn trẻ dại để mong Xuân về, Tết đến. Tôi cũng không còn đủ thanh xuân để mong nắng Xuân hồng trên má, gió Xuân làm mắt long lanh hơn hay để khoe người yêu một tà áo mới. Tôi lại chưa đủ già để quên những năm tháng có cay đắng, có ngọt ngào. Những ngày tháng ngập tràn tiếng cười và tiếng khóc. Thời gian cứ trôi qua. Cứ là thời gian và tôi vẫn cứ là tôi. Hai mươi lăm năm không thay đổi được bao nhiêu nơi con người tôi, à không, tôi muốn nói cái đầu tôi, nó vốn nhỏ bé nhưng lại chứa đựng quá nhiều kỷ niệm khiến nhiều khi tôi mất thăng bằng. Ðó là tôi đã gạn lọc sàng đãi để chỉ giữ lại điều mình muốn.

Khi tôi đến Huế, hơi Xuân lạnh còn đầy không gian. Không có hoa Phượng bay ... mù không lối vào, chỉ có mưa phùn buồn não lòng. Huế lạnh và buồn trong tiếng đại bác thỉnh thoảng từ xa vọng về. Ánh đèn vàng hiu hắt không soi rõ bước chân của người khách lạ bơ vơ trên hè phố. Gió càng về khuya càng lạnh. Mưa vẫn rơi rất nhẹ, người khách lạ dừng bước nhìn qua bên kia sông. Ta sẽ về nơi đó. Không có mưa rơi, gió lạnh nhưng cũng không có ai chờ đón ta.

Cách đó chỉ một con đường, anh ngồi lặng lẽ. Những ngón tay thon gầy lười biếng vuốt nhẹ trên từng sợi dây đàn. Cây đàn đã cũ nhả ra những âm thanh dịu dàng. Căn phòng nhỏ bỗng như ấm lại và sáng hơn cùng với tiếng cười con gái khúc khích. Anh ngước nhìn lên nhìn hiền lành rồi lại cúi xuống. Năm cô em gái, tóc dài đen nhánh mượt mà, hồn nhiên chạy ra ngồi quanh anh. Không có sự bao bọc, che chở nào êm ái hơn... Ru mãi ngàn năm dòng tóc em buồn...

Tôi người khách lạ trong thành phố, đứng một bên cửa nhìn vào lòng quặn đau, nước mắt ứa ra. Tôi có thể bước vào được. Trong căn nhà nhỏ đơn giản đó, lúc nào cũng có một chỗ dành cho tôi, bên cạnh anh. Bao giờ cũng bên cạnh anh cũng với tình yêu và bóng mát của Mẹ anh. Người mẹ đó là tất cả. Là tình yêu duy nhất của đời anh. Bà cũng là người bạn, hiểu và cần thiết cho anh hơn bất cứ người nào.

... Mùa Xuân năm ấy, tôi bỏ lại tất cả. Bỏ lại cả cuộc đời. Dĩ nhiên là Anh bao giờ cũng ở trong tim tôi, một chỗ thật riêng tư và trang trọng - Hình ảnh cuối cùng tôi trông thấy là Vũng Tàu. Âm thanh cuối cùng tôi nghe thấy không phải là tiếng sóng biển mà là những tiếng đại bác từ bãi trước bắn vói theo. Lúc đó buổi sáng, tôi ôm chặt con trong tay, mê sảng không nghĩ được một điều gì. Không nghĩ đến ai. Vũng Tàu đó, đâu có xa lạ gì với tôi nhưng dẫu có muốn, tôi cũng không quay lại được. Phía trước và quanh tôi mênh mông biển cả. Không biết mình sẽ đi đâu nhưng con tàu nhỏ mang theo tôi, cứ tiến tới.

Cuộc đời đã sang trang chỉ sau một giấc ngủ. Hầu như mọi người đều thay đổi. Phải thay đổi để thích ứng với cuộc sống mới nơi quê người. Trên quê nhà. Cho đến bây giờ trong cõi lòng tan nát của những người ra đi ngày ấy, bao nhiêu kỷ niệm còn được giữ lại. Bao nhiêu ước mơ còn tiếp tục được thắp sáng. Riêng tôi, một ngày qua, nỗi đau có dịu lại nhưng nỗi nhớ lại đầy hơn. Tôi nhớ thương những tháng ngày, những người đã cho tôi một thời hạnh phúc hiếm hoi và dẫu sao, tôi cũng nhớ thương nơi tôi đã bỏ đi trong một ngày đất trời mù mịt tang tóc...

... Quen biết nhiều, nhưng gọi là bạn, tôi lại chẳng có ai. Với tất cả tôi đều dành một sự quý mến, nhường nhịn như nhau, bằng nhau - ông N.D. Toàn, ông T.C. Sơn dĩ nhiên phải đặc biệt hơn và không thể coi là bạn - ở mỗi người, tôi yêu một điều gì đó và chỉ cần như thế. Những người tôi được biết là những người hoặc có thực tài hoặc đức độ. Ðức là điều không phải ai cũng được. Tiền, tài, thế gian này không thiếu. Chỉ thiếu người đức độ...

... Họ thường gặp nhau vào buổi chiều. Những cơn gió nhẹ từ con sông rong chảy ngang thành phố, đã xua tan cơn nóng bức, làm dịu lại cả những mặt đường. Cây lá bắt đầu xôn xao nhảy múa chờ đón nắng khuya. Ðó là giờ phút thuận tiện cho những cuộc gặp gỡ. Họ là những người còn trẻ. Tất cả như mới vào đời. Mới bắt đầu cuộc chơi. Họ nhìn nhau bằng những cái nhìn trong sáng đầy tin cậy. Họ cười với nhau bằng những nụ cười hồn nhiên, thơ dại và chân chất. Họ còn trẻ. Họ chưa chuẩn bi, chưa có một chuẩn bị nào cho một cuộc chơi nhiều bi thảm, mà phải mãi nhiều năm sau này, họ mới biết được.

Tuổi trẻ, ở bất cứ thời điểm nào đều đáng yêu. Hãy nhìn họ nói với nhau. Hãy nghe họ hát với nhau những bài hát ca ngợi cuộc sống và tôn vinh nỗi chết. Họ có cùng một tuổi trẻ. Cùng một niềm tin dẫu rằng tuổi trẻ sẽ qua và niềm tin sẽ nhận chìm họ trong nỗi thống khổ. Ðúng, phaỉ nhiều năm sau, họ mới biết.

Buổi chiều. Là buổi chiều của hơn 30 năm về trước. Có những người trẻ ngồi hát bên nhau, nói với nhau về tình yêu, cuộc đời, thân phận và quê hương. Ở đâu đó, tiếng đại bác vọng về. Ở đâu đó, không xa lắm, đêm đêm nỗi chết hiện diện cận kề như một người tình không chờ đợi. Những người trẻ vẫn ngồi hát bên nhau. Tiếng đàn hát của họ không che lấp được tiếng đại bác. Không che lấp được tiếng khóc than. Không lau khô được những dòng nước mắt. Nhưng họ vẫn hát. Chính là họ đang vỗ về an ủi trái tim của họ, trái tim của những người cùng một thế hệ. Những trái tim chưa kịp trẻ. Còn rất non trẻ.

Mãi đến sau này, rất nhiều năm sau này, khi họ, những người của hơn 30 năm trước lại ngồi với nhau, hát lại những bài tình ca cũ, họ mới chợt nhận thức được rằng trái tim của họ đã tan nát từ bao giờ. Họ ngồi với nhau trong một căn nhà ấm cúng. Ở đấy, đại bác đã im tiếng chăng? Không. Nó vẫn còn rền vang trong tận cùng đáy sâu kỷ niệm hòa lẫn tiếng khóc than hờn oán của cả một thế hệ đã tả tơi đến chẳng còn nhận ra ai. Cũng một buổi chiều. Thời điểm cũng vẫn là buổi chiều. Bao giờ buổi chiều cũng là khoảng thời gian đẹp đẽ để gặp nhau. Tiếng hát được cất lên trong không gian đang nhạt nhòa. Thật thà hơn, buồn bã hơn. Họ gặp lại nhau để biết rằng đây không phải là một giấc mơ. Rằng tiếng hát cũng như người hát đều là thật. Không gì có thể thật hơn. Thật như nỗi chết vậy.

Hơn 30 năm không còn cùng nhau ngồi ca hát. 25 năm xa lìa cô quạnh. Bao nhiêu cay đắng bể dâu không khiến lòng tôi phai mờ, những dấu ấn tốt đẹp đã để lại mảnh đất nhiều bất hạnh khổ đau. Quê hương thì bao giờ cũng thế. Những đời người, những con đường, những góc phố, những dòng sông, những khuôn mặt, những nụ cười dường như đã biến dạng. Điều còn lại, phải chăng là những ước mơ đâu đó trong trái tim mọi người. Anh gầy hơn xưa, tưởng như chẳng còn có thể gầy hơn nữa. Anh trầm lặng như tượng đá. Ánh mắt xa vắng. Nụ cười vu vơ khiến tôi đau lòng. Sao anh không khóc đi. Nước mắt có khi thay cho được bao nhiều điều muốn nói. Vẫn những người em gái xưa, nay đã thành thiếu phụ, ở quanh anh. Không còn là những phút xum vầy hạnh phúc. Chẳng có gì, chẳng có ai lấp đầy nỗi đơn lẻ trong anh. Ôi, làm sao trả lại cho anh, cho tôi, cho chúng tôi tháng ngày đã mất...Người quen biết cũ lần lượt xa vắng và sẽ chẳng sẽ chẳng còn ai từng ngày, ngồi thương tiếc. Kỷ niệm sẽ tàn phai, mất hút như chưa bao giờ xảy ra, như một điều không có thật, như huyền thoại...một ngày nào, anh bảo tôi...Huyền thoại là điều không có thật.

Ngày đó...ngày đó chúng tôi còn trẻ và rất gắn bó. Có ai trong chúng tôi nghĩ rằng có một ngày nào đó lại phải thương nhớ nhau từng phút giây. Tuy vậy, bằng cách nào đó, chúng tôi vẫn ở trong trí nhớ của mọi người, như ngày đầu ngồi với nhau, vào đời nhau bằng những bản tình ca. Hồn xa rồi, người ta còn có thể sống được không? Trái tim ngừng đập rồi, người ta có thể nào không chết? Chúng tôi đã đến với nhau một lần. Chỉ một lần nhưng xin đủ cho một đời...
 
Chỉnh sửa lần cuối:
mình chưa kịp gõ một lời bài hát hay bài viết nào của TCS, đóng góp cho topic vài bức ảnh vậy.
 

Đính kèm

  • 0TCS73.JPG
    0TCS73.JPG
    23.3 KB · Xem: 11
  • TCS48.JPG
    TCS48.JPG
    18.4 KB · Xem: 7
  • Trinh3.GIF
    Trinh3.GIF
    77 KB · Xem: 11
Khánh Ly

Ông là của tất cả mọi người


Cách đây 2 năm, tôi gặp ông lần cuối...tôi cỹng linh cảm điều đó...Là cái ngày chia tay là không còn xa nữa. Nhưng tôi vẫn hi vọng, mặc dù cái hi vọng rất là mong manh. Thật ra thì ông Trịnh Công Sơn không của riêng ai cả, ông là của tất cả mọi người. Ông yêu dân tộc và quê hương. Việc ông ở lại và nằm xuống trên quê hương là điều đúng...bởi vì ông Trịnh Công Sơn là người yêu quê hương và dân tộc.

Từ ông tôi thành danh và quan trọng hơn cả là tôi được thành nhân. Tôi đã sống cùng tên tuổi của ông gần 40 năm, với những lời ông dặn bảo: Phải luôn luôn sống giữa đời với một tấm lòng và sống với người bằng sự tử tế. Ông Trịnh Công Sơn là một nửa đời sống của tôi.
 


Khánh Ly - Một Đời Việt Nam


1. Hát ở Đà Lạt.

- Thật sự mà nói thì tôi không bao giờ nghĩ mình sẽ trở thành ca sĩ và cũng không có thì giờ để nghĩ đến điều đó tại vì tôi đi hát thật là sớm 16 tuổi . Còn cái chuyện mà nổi tiếng nếu quả thực được như câu hỏi đặt ra, thì tôi nghĩ đó là một cái phần số của mỗi người, vì ngay từ lúc tôi mới 5 tuổi, bài hát đầu tiên mà cha tôi dạy tôi hát là bài "Chiều Vàng” của Nguyễn Văn Khánh và bài "Con Thuyền Không Bến" tôi nghĩ đúng là định mệnh cho mỗi một con người trong cuộc sống .

Năm 1959, tôi hát hồi đó gọi là nhi đồng đó, và cuộc thi đầu tiên được tổ chức tại rạp Thống nhất, tôi còn nhớ lúc đó tôi hát bài "Ngày Trở Về" của nhạc sĩ Phạm Duy và được đậu thứ hai sau Quốc Thắng, nhưng mà sau này một thời gian thì Quốc Thắng tôi không còn gặp . Mà tôi bị đứt đoạn nhiều lần chứ không được hát liên tục .

Năm 62, tôi rời bỏ Sài Gòn tại vì ở Sài Gòn lúc đó rất ít ca sĩ và sự lựa chọn của khán thính giả rất là khắt khe dường như là khó có thể nào tìm cho mình được một cái chỗ giữa những tên tuổi đã sẵn có, tôi lại là 1 người không có thích phải tìm đến những cái chuyện khó khăn, do đó tôi nhận lời lên hát tại 1 cái Night Club ở Đà Lạt vào tháng 11 năm 62 và tôi đã ở đó trong suốt 5 năm .

………

Night Club tôi hát nằm ngay ở đầu con dốc đi vào Trại Hầm và từ đó trong cái khung cảnh thơ mộng đó, những đêm mưa, những ngày hè....... tôi luôn luôn có những người bạn, gặp nhau rất là bình thản hay gặp nhau một cách rất là ồn ào nhưng mà nói chung lại thì tôi được hầu hết những người ở Đà Lạt thương và xem tôi như người ở Đà Lạt.

2. Gặp nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.


Và trong thời gian suốt 5 năm tôi ở Đà Lạt đó, tôi được dịp tiếp xúc, sống gần những người mà đối với thượng lưu trí thức đó thì họ sẽ không chú trọng lắm, không coi trọng lắm với những người đó, đó là một số anh chị em trong giới giang hồ . Nhưng chính ở họ tôi đã học được nhiều điều rất là hay mà trường học, sách vở ngay cả cha mẹ cũng không dạy tôi được điều đó . Tôi học được cái cách sống ở đời, tôi học được cách cho “Sống cho người, sống cùng với người, ở cùng với người".

Khác với Saigon, Đà Lạt là một thành phố du lịch đẹp, yên lành, tuy trong yên lành đó thỉnh thoảng nó cũng có cái xáo trộn nhỏ nhưng mà nó không ảnh hưởng gì nhiều đến cái đời sống của mình . Tôi yêu thích Đà Lạt nhiều vì người Đà Lạt cũng hiền nữa, cho nên tôi nghĩ là cái khoảng thời gian đó là khoảng thời gian thật là đẹp, mặc dù tôi tiếc là tôi không được ở Đà Lạt mãi mà chỉ ở được có 5 năm mà thôi.

Năm 64 vào một đêm mưa ở Đà Lạt, tôi gặp một người nhạc sĩ nghèo, anh đến với tôi cũng bình thản lắm và qua một vài câu chuyện chúng tôi trở thành hai người bạn . Đó là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Anh đề nghị tôi rất nhiều lần về Sài Gòn đi hát với anh nhưng tôi từ chối . Bởi vì tôi yêu Đà Lạt và cái sự yên tỉnh thanh bình của Đà Lạt, tôi không thích những chỗ đông người như Sài Gòn . Nhưng nếu nói là "định mệnh" thì cái định mệnh đó chắc cũng giống như là lịch sử là một sự tái diễn không có ngừng, bởi nó là định mệnh cho nên đến năm 67 tôi trở về Sài Gòn ở vào một sự tình cờ tôi gặp lại anh Trịnh Công Sơn trong cái giòng người của một buổi chiều trên đường Lê Thánh Tôn . Từ một cái đêm định mệnh gặp nhau tới một cái chiều gặp lại nhau tất cả nó bắt đầu từ đó. Từ buổi chiều đó ở trên một cái nền gạch đổ nát có một cái quán lá sơ sài được dựng lên với cái tên là Quán Văn . Tôi bắt đầu hát ở đó với anh Trịnh Công Sơn.

3. Ca Khúc Da Vàng.


Cùng với lúc những bản tình ca của Trịnh Công Sơn là những bài hát Da Vàng, anh Sơn viết đã lâu, tôi nghĩ là anh viết khoảng năm 65 và cùng với anh có rất nhiều nhạc sĩ viết những cái bài hát về chiến tranh Việt Nam, vì đó là lúc chiến tranh bắt đầu, bắt đầu leo thang ở Việt Nam, tôi rất yêu những bài hát này tại vì tôi cũng ở trong cái tâm trạng đó, tôi cũng có người yêu là lính và người yêu tôi cũng chết trong trận chiến, dĩ nhiên là cái chết của một người mình yêu thương nó gây cho mình một sự đau đớn xúc động không bao giờ nguôi cả.

Về cái chuyện "Nữ hoàng chân đất”, thật ra khi lần đầu tiên tôi xuất hiện trước một cái đám đông khoảng chắc là không dưới 1000 người, tôi không có bình tĩnh, tôi không giữ nỗi bình tĩnh tại vì lúc đó tôi có rất ít kinh nghiệm về ca hát, hay là kinh nghiệm về xuất hiện trước đám đông . Anh Sơn rất là khó tính, anh biết tôi cứ vịn vai anh hoài vì tôi đứng không vững, thì anh cứ la tôi: "Bỏ tay ra và đứng hát cho nghiêm chỉnh" lúc đó tôi run quá cho nên tôi bỏ đồi giày cao để đứng trên mặt đất, và tôi nghĩ rằng tôi sẽ lấy lại được bình tĩnh, và quả thật cái điều đó nó giúp cho tôi trình bày được tất cả những bài hát của anh Trịnh Công Sơn một cách hoàn toàn trong suốt cái đêm đó, vào khoảng từ ba đến bốn chục bài hát trong một đêm .

4. Chuyện đi Paris.

Hình như là mùa Thu năm 69, tôi cùng với Thanh Lan, anh Nguyễn Đức Quang, Ngọc Dung và một số các chị ở bên cổ nhạc, trong đó có Phương Oanh nữa, Phương Oanh đàn tranh đó, xuất ngoại lần đầu tiên và chúng tôi đến Pháp, từ Pháp chúng tôi hát tại Paris rồi từ Paris chúng tôi đi Thụy Sĩ, đi Bỉ, đi Đức hát cho sinh viên . Như vậy là tôi đã được cái may mắn đi nhiều nơi, tuy nhiên cái nơi tôi thích nhất vẫn là Paris mà chúng ta ngày xưa lúc ở nhà thường gọi là "Kinh đô ánh sáng" . Tại vì Đà Lạt nó có một phần nào đó của Paris . Và có thể tôi thích vì Paris nó vốn đẹp và nó còn làm cho mình nhớ lại Đà Lạt với những chiều một mình ở trên sân Cù, ở nhà Thủy Tạ hay lang thang giữa phố, đi mà không biết là đi đâu vì thành phố nó nhỏ như vậy, rốt cuộc chỉ biết đi lang thang một mình mà thôi .

5. Boat people.


Có lẽ tôi được may mắn hơn nhiều người nghĩa là tôi đi, tôi rời Việt Nam mười mấy tiếng đồng hồ trước khi Sài Gòn thay đổi với một đứa con gái trên lưng . Tôi đi bằng một chiếc xà-lan từ Khánh Hội qua sông Lòng Tảo tới Vũng Tàu rồi được Đệ thất Hạm đội của Mỹ vớt, tôi chỉ ở trên tàu một đêm và một nửa ngày trên chiếc xà-lan đó, ở trên tàu Mỹ 4 ngày, mặc dù chưa biết là mình sẽ đi tới đâu, điều đó thì không ai biết lúc đó cả. Nhưng chỉ có 4 ngày trên tàu mà thôi, tôi đã thấy cái khổ của những người chạy giặc. Có nhiều điều mà tôi không muốn nhắc đến nữa, bởi vì nếu tôi nhắc lại thì cái người buồn và đau đớn nhiều hơn hết lại chính là mình chứ không phải là người khác, cho nên tôi hiểu, tôi thông cảm cái tâm trạng của những người đi sau tôi, tôi cũng muốn chia sẻ với những người không may đã chết trên biển đông, những người lạc vợ, những người lạc con, những đứa trẻ mất cha mẹ

6. Nhìn về Việt Nam.


Dĩ nhiên là bất cứ một người dân nào có quê hương, dù là Mỹ, là Tây, là Đức, là Nga, là Tàu, không ai muốn sống xa quê, bởi vì không có một nơi nào dù hạnh phúc dù giàu sang mà bằng được quê hương. Cũng như mọi người tôi mơ ước được trở về Việt Nam, được hát tại Việt Nam, hát một cách tự do trên cả ba miền, Tuy nhiên có nhiều cách để về, về như thế nào ? về để làm gì ? có nhiều cách lắm . Ngày xưa khi đi tôi đã cùng mấy trăm ngàn người đi tất cả mọi người cùng đi, thì bây giờ khi nào tất cả mọi người cùng về tôi sẽ về, điều đó chắc chắn. Và tôi chỉ có một cái nhìn, một hướng đi . Nhìn về Việt Nam và đi về Việt Nam.
 
Bình yên...vì tôi thấy nhân dáng của chính mình............
 
Khánh Ly

Nắng buồn hơn mưa


Tôi đã như một kẻ lạc loài đi giữa cuộc đời bằng đôi chân thơ dại, bằng trái tim sớm mang nhiều vết thương, bằng cảm nghĩ luôn lo âu, sợ hãi, mất niềm tin ở chính minh và cuộc đời. Tôi đã không biết phải làm gì, phải làm sao. Đó, phải chăng là tiếng kêu bi ai, đã nhiều lần bật ra từ trái tim tôi.

Trời đất bao la, lẽ nào không có một nơi bình yên cho tôi trú ẩn. Tôi mải miết đi tìm. Tìm một bóng mát đủ che đời mình. Tìm một trái tim độ lượng đủ để cưu mang mình. Tìm một người có tấm lòng nhân hậu để dẫu mai sau có thế nào, ở cuối chân mây, góc bể, tôi vẫn cảm thấy gần gũi, được che chở và an ủi.

Vẫn như những ngày xưa, sự im lặng thay cho bao lời nói mà chỉ những tấm lòng đồng cảm mới có thể nắm bắt được những tín hiệu...Bên ngoài, nắng đang lên. Căn phòng nhỏ tịch lặng, có hai người đứng bên lề cuộc đời. Hai người ở ngoài những cuộc vui. Không hề liên quan đến sự sống ồn ào, hối hả của một ngày vừa bắt đầu. Ly pha rượu nhạt, trên mặt bàn là gốc của một cây thốt nốt 100 tuổi bóng người, ngộ nghĩnh. Tôi rút một điếu thuốc. Làn khói mỏng bay vờn. Những ngón tay gầy guộc đưa lên nâng gọng kính. Anh bảo...nắng buồn hơn mưa. Tôi hiểu.

Lơ đãng nhìn ra khung cửa nhỏ. Những đốm nắng lung linh đậu trên vòm lá xanh. Cái cây này, anh đã trồng từ năm 1973, giờ nó cũng bắt đầu già. Anh tránh cái nhìn soi mói của tôi...Bao giờ tôi cũng nhìn anh như thế. Rất chăm chú bởi tôi muốn tìm đọc thêm những điều mới lạ, không nói lên lời kia...rằng cái gì ẩn giấu sau vầng trán thông minh kia...cái gì được chứa đựng trong trái tim nhỏ bé kia...Tất cả những điều tôi cho là kỳ diệu tiềm tàng trong thân thẻ mảnh mai yếu đuối. Tôi muốn - thậm chí nắm bắt chúng, cất giư cho riêng mình - anh, chinh anh là Lý Tầm Hoan của thế kỷ 20. Nhân vật truyền kỳ mang tên Lý Tầm Hoan có lẽ là hính dáng lý tưởng cho tất cả moị người, trong đó có tôi. Với một ngọn đao nhỏ bé mong manh, dẫu ra tay chậm hơn nhưng bao giờ cũng đến đích trước, không bao giờ sai chạy dù không ai thấy Lý Tầm Hoan xuất thủ...Con người trọng nghĩa khinh tài, luôn luôn bênh vực lẽ phải, một đời sống cho người. Nhường cả người yêu và gai tài cho người ơn. Lánh xa, ở ẩn, lấy rươuij làm vui...Một con ngừoi có cái tâm vĩ đại trong một thân thể thoạt trông tiều tụy nhưng lại luôn luôn tỏa sáng hào quang đẹp đẽ.

Tôi đã bắt gặp một Lý Tầm Hoan - bằng lòng để người phụ mình chứ không phụ người - ở anh trong một buổi chiều êm ả trên căn gác nhỏ, nơi anh thường ngồi...gọi nắng, mong mưa. Những ca khúc anh viết lúc nào, không ai biết. Trong những đêm khuya một mình bên ly rượu không bao giờ vơi. Trong một buổi chiều một mình lặng lẽ nghe tiếng mưa nhảy nhót trên sân nhà. Trong bình minh - cũng vẫn một mình - chờ đợi để thấy nắng lên, để chiêm nghiệm rằng...nắng buồn hơn mưa.

Thế đấy, không ai biết mà những ca khúc ấy cứ đi thẳng vào tim rồi ở lại đó. Ca khúc của anh và người nghe đã trở thành đôi bạn tâm giao chẳng chia lìa. Vì sao tôi yêu những ca khúc của anh. Tôi sẽ không đủ sức ngợi khen anh như nhiều người đã làm bởi tôi đơn giản lắm. Con người của anh cũng đơn giản và vì thế những ca khúc của anh - nhanh hơn cả lưỡi dao của Lý Tầm Hoan - cũng ngọt ngào, êm ái xuyên vào tim tôi.

Làm sao người ta có thể hiểu được vì đâu...con chim hót trên những cành lau...nụ cười mong manh, một hồn yếu đuối...ấy, lại có thể nặng lòng với quê hương, gia đình và bằng hữu đến như vậy. Đó cũng chính là điều tôi muốn tìm ở anh và tôi đã hiểu, đã biết. Nói một cách đơn giản nhất mà tôi có thể nói được là, ai cũng chỉ có một quê hương. Nếu ngay cả chính quê hương mình, mình còn không yêu thì liệu mình có thể yêu thương cái gì nữa.

Anh để lại cho những thế hệ sau một bài học yêu thương. Hãy tìm nhau, lại gần với nhau học lại từ đầu bài học yêu thương. Những bông hoa đệp đẽ. Những cây lành trái ngọt không thể nảy sinh từ lòng căm thù. Sự hận thù chỉ làm cho người ta nhỏ lại. Làm cho cuộc đời tối tăm hơn. Làm cho tâm hồn nghẻo nàn, thấp kém. Cái tâm không bình yên sẽ chẳng còn ai nghĩ đến ai với những điều tử tế, dẫu chỉ trong trí tưởng.

Những ca khúc của anh chính là tấm gương soi cho tôi nhìn lại rõ mình, tìm lậi được chính mình từ những mất mát. Tôi đã được chia sẻ. Được an ủi, nâng đỡ
ngay cả trong những giây phút phân ly. Thế nên, điều tôi muốn nói ở đây là anh - không phải những ca khúc - rằng chính anh trong tâm hồn tôi còn lớn lao vĩ đại hơn tất cả những gì anh đã làm và để lại. Một người tầm thường không thể làm nổi điều tốt đẹp và một người vì đại không hề làm những điều tầm thường.

Chiều nay, ở một nơi rất xa tôi cũng ngồi một mình, nhìn nắng vàng đang ngả màu trên lá cỏ. Lòng bỗng xót xa ngậm ngui...Anh ơi, trong bữa cơm chiều nay, chiếc ghế của anh không người ngồi. Anh chắc lại ra đầu phố mua một cái gì đó, hoặc cũng dăm ba người bạn ngồi ở quán cà phê, nhìn xe ngựa ngược xuôi. Lát nữa đây, anh sẽ trở về, ngồi vào chiếc ghế đó nâng cây đàn lên bằng hai bàn tay gầy gầy và hát rằng...cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ.

Cũng chiều nay, em không đưa anh đi bởi em không đủ sức cản chân người đi. Anh em mình sẽ gặp lại. Song em biết trên hết moị điều, như anh nói, chúng ta không bao giờ xa nhau. Chưa bao giờ...nắng vẫn buồn hơn mưa anh ạ nhưng chúng ta yêu thương nhau vĩnh viễn không bao giờ chia lìa...có phải anh đã từng nói như thế?

Tháng7.2001
 
Phạm Trường Giang
Báo Đại Đoàn Kết, số ra ngày 1.1.1991

Từ ngôn ngữ của âm thanh đến ngôn ngữ của màu sắc


Vừa qua báo Đại Đoàn Kết (Đ.Đ.K) đã có một cuộc trao đổi nhỏ với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (T.C.S) nhân dịp triển lãm tranh sơn dầu cùng với hai họa sĩ Trịnh Cung và Đỗ Quang Em.

Đ.Đ.K: Mọi người đều biết trước kia anh là một nhạc sĩ nổi tiếng, vậy anh tìm đến hội họa từ khi nào?


T.C.S: Tôi thích hội họa từ thời còn rất trẻ. Vào khoảng năm 58-59, ở Huế chúng tôi có một nhóm bạn văn nghệ cùng sinh hoạt với nhau. Trong nhóm có người viết văn, làm thơ, viết nhạc và hai người sau này trở thành họa sĩ, đó là Đinh Cường và Trịnh Cung. Tôi làm quen với hội họa từ xưởng vẽ của họ, và sau đó qua sách vở, qua tranh của những bậc thậy hội hoạ trên thế giới. Những bức tranh nhỏ bằng sơn dầu trên giấy đầu tiên còn tìm thấy được, có ghi năm 63-64. Nhưng sự thật vẽ trên khung vải để triển lãm chung với anh em họa sĩ là bạn thân thì mới chỉ vài năm gần đây thôi.

Đ.Đ.K: Anh thấy giữa thế giới âm nhạc và hội họa có mối quan hệ ra sao? Là người nghệ sĩ, sáng tác bằng những cảm xúc tự đáy lòng, khi nào anh đến với âm nhạc, khi nào anh đến với hội họa?


T.C.S: Tôi không thấy có ranh giới nào giữa thế giới âm thanh và thế giới in lặng cả. Những gì khôn nói được bằng ngôn ngữ của âm nhạc thì tôi nhớ đến ngôn ngữ màu sắc. Nếu cả hai phương tiện này cũng chưa chuyện chở hết những suy nghĩ của tôi về đời và con người thì tôi lại phải tìm đến với văn chương.

Đ.Đ.K: Có dư luận cho rằng: Trịnh Công Sơn sau 75 ít có ca khúc hay bằng lúc trước. Anh nghĩ như thế nào về điều đó?


T.C.S: Tôi đã được nghe rất nhiều những ý kiến tương tự như vậy. Riêng tôi, tôi không nhận thấy sự khác biệt đó. Tâm hồn tôi chỉ là một. Chỉ có hoàn cảnh, điều kiện tâm sinh lí và tuổi tác là thay đổi thôi. Thường thường con người có thói quen sống bằng kỷ niệm, và khi một tác phẩm được gắn liền với kỉ niệm thì tác phẩm ấy đã sẵn có bề dày của sự ưu ái rồi.

Đ.Đ.K: Xin cảm ơn anh!
 
Bích Quân
Báo Phụ Nữ TP.HCM, Xuân Nhâm Dần 1998

Ca nhạc Văn Cao - Trịnh Công Sơn:
Một đối khúc xuân mãi lưu hương yêu dấu...

Đầu tóc bạc phơ, ngược sáng, đẹp não nùng. Vẫn chiếc gậy cùng ông lọc cọc trên hè phố vắng. Bóng ông nhẹ nhàng xiêu đổ, rất là ông - bao giờ cũng thế, rất là Văn Cao. Đón ông, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đưa tay từ tốn, yêu thương và kính trọng. Hai người dắt nhau đi...

Trong phòng khách của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có tranh của họa sĩ Nguyễn Trung, có cây đàn guitare nằm trong chiếc hộp đang mở toang, có chiếc dương cầm ngái ngủ mà bên trên ai đó đã đặt một bức vẽ chân dung Văn Cao hiền như ông tiên và một lo mai vàng với những cánh hoa lý lắc cười thật tết.

Văn Cao ngồi ở chiếc ghế salon, tay cầm điếu thuốc nhả khói mơ màng. Còn Trịnh Công Sơn mặc chiếc áo sơ mi sọc đứng màu đen trắng, trông rất điệu dù làm nhạc sĩ vốn đã gầy lại gầy thêm. Tôi là người khách không mời mà đến ngồi bên lề cuộc trò chuyện phiêu linh của hai thiên tài âm nhạc. Không thèm biết có ai đang nhìn ngắm mình, lắng nghe mình, hai nhạc sĩ cứ điềm nhiên, vui vẻ đối thoại cùng nhau về tác phẩm, về bốn mùa thương nhớ, về mộ chuyện tình đã qua, về thân phận con người, về một ngày ''bạc đầu tôi đi, về cõi chiêm bao, lìa những cơn đau''...Hai người miên man, miên man như thế suốt từ Suối mơ đến tận Phôi pha.

Lần đầu, với tư cách một phóng viên văn nghệ, tôi được gặp Văn Cao thật ngoài đời tại Sài Gòn, năm 1986. Lần cuối cùng, nhờ nhạc sĩ Từ Huy, tôi được hội ngộ cùng ông, đến uống trà với ông tại khách sạn Bến Nghé, nghe ông kể chuyện Tiến Quân Ca, lúc ấy là đầu năm 1995. Sau đó là hết. Ông không còn gặp bất cứ ai nữa. Ông không còn ngồi nghe nhạc Văn Cao cùng chúng tôi nữa. Ông đã mở cánh cửa cuối đời để bước vào thế giới của vĩnh hằng. Để rồi bây giờ ông đang uống rượu khề khà chuyện xửa chuyện xưa với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, trước mắt tôi, có ông đấy, mà lại không có ông rồi. Người hát cho ông nghe Sưối mơ hôm nay là ca - sĩ - ngôi - sao Mỹ Linh. Cô có mặt trong cuộc trò chuyện làm cho Suối mơ thêm tình tứ thêm lãng mạn theo kiểu năm 1998, cho dù tuổi tác của Suối mơ có hơn năm chục!

Nói chuyện một lúc, ông quay sang vẽ - nét vẽ gợi nhớ những trang truyện ngắn hay trên báo Văn Nghệ Quân Đội mà có thời gian dài ông vẽ minh họa ký tên Văn đơn độc, kiếm thêm chút tiền về phụ bà nhà, như lời ông vẫn kể. Một lúc, ông lại quay sang đàn dường cầm, phong cách đàn ngập cảm hứng bước vào cuộc trò chuyện miên man này. Trịnh Vĩnh Trinh với bím tóc một bên, với bộ áo dài tơ tằm leo lên chiếc xe thổ mộ chậm chậm chạy về cuối trời, mang theo lời tình ca của anh mình: mùa xuân yêu em đồi núi thênh thang, hồ nước lung ling ngàn cánh vàng. Văn Cao ngẫu hứng kể chuyện tình yêu thời học trò cho Trịnh Công Sơn nghe. Ở đó, đã từng có cả chồng thơ tình được mang trả lại người yêu, khi hay tin cô nàng đi lấy chồng. Ôi, một trời đầy hờn dỗi ngay thơ của trái-tim-còn-trinh. Trịnh Công Sơn thì khác một chút, anh chấp nhận như có lần anh tâm sự với bạn đọc Báio Phụ Nữ: cảm giác ''một mình'' dường như đã thường trú trong tôi từ rất lâu rồi. Anh hát bài Em đi bỏ lại con đường. Văn Cao lặng thinh hút thuốc không nói gì thêm, cũng không nhìn anh. Em đi, đâu chỉ bỏ lại con đường, mà còn:

Bỏ đêm chưa qua. Bỏ ngày chưa tới
Bỏ mặc tay luồn không bàn tay
Ra đi. Em đi...
Bỏ mặc vui buồn. Bỏ mặc ai!

Trịnh Công Sơn hát thật thâm thiết, hay hơn bất kì ca sĩ nào hát ca khúc của anh. Còn ai thấu hiểu anh bằng chính trái tim anh. Trong tiếng guitare rơi từng giọt một, chữ ai của anh rụng xuống sâu thẳm. Lại nói chuyện tình yêu...nữa kia. Văn Cao và Trinh Công Sơn sao yêu em nhiều thế! Có tiếng ai đó chợt bông đùa: Văn Cao chan chứa nỗi thất tình. Và, nhạc sĩ họ Trịnh hỏi với một điệu cười rất Huế-của-ta:

-Trong lúc buốn, anh không viết gì được à?
- Sao không? Viết rất ghê. Lại còn dám dự báo cho nàng: sau này em sẽ hối vì em đã nhìn anh không đúng...

Nói xong, chàng Văn-tóc-bạc cất lên cười sảng khoái khiến tôi không kìm được, phải bật cười theo. Đôi gò mó ông nhăn nheo mà mắt ông lại xuân thì! Không có ông bằng xương bằng thịt, nhưng sao không gian của trời xuân này lại đầy Văn Cao đến thế, như Mùa xuân đầu tiên ông để lại trần gian.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mời ông một điếu thuốc nữa. Hai người cười với nhau đến tận cùng. Tôi lặng yên nghe Câm Vân hát bài Phôi pha hay đến nỗi lạnh cả sống lưng: ôi, phù du từng tuổi xuân đã già, một ngày kia đến bờ, đời người như gió qua...Đời người như gió qua! Trịnh Công Sơn sao mà khéo diễn tả. Tôi nhớ trong một bài tùy bút viết về mùa xuân, anh nói: đã bao nhiêu lần mùa xuân đi qua và anh cũng đi qua, chỉ khác một điều là mùa xuân thì trẻ mãi, còn anh thì già đi, tuổi đời quá nặng. Nhìn anh đi bộ trên máy tập thể thao đa năng, đi rất dài và rất xa, nhưng chẳng đến đâu cả. Văn cao cười. Nụ cười sáng lên, mờ dần rồi mất. Trong khi đó, anh hát lên với một tông tươi vui mà người nghe thì thầm thía một nỗi buồn không thể nói thành lời:

...Những hẹn hò từ nay khép lại, thân nhẹ nhàng như mây. Chút nắng vàng giờ đây cũng vội, khép lại từng đêm vui.

Tiếng vĩ cầm sang trọng vút lên réo rắt, mênh manh nhu muốn vượt ra mọi giới hạn của đời. Cám ơn những người làm nên cuộc trò-chuyện-âm nhạc có giá trị này. Cho tôi, và cho bạn, được một lần trở thành những người khách không mời mà đến, thầm lặng tham dự một cuộc đối khúc mùa xuân nồng nàn, yêu dấu giữa hai tâm hồn âm nhạc, chắc chắn không chỉ là thiên tài của một thời...
 
Nguyễn Hữu THái Hòa


Cõi riêng mang dấu ấn Trịnh Công Sơn


Gần 40 năm, những ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã đưa âm nhạc đi vào cuộc sống thăng trầm của dân Việt. Ca từ của ông đã nối nghệ thuật với đời thường, trải tình yêu con người vào những phạm trù thiêng liêng như tìnhyeeu đât mẹ, yêu đồng loại. Bài viết này muốn giới thiệu với bạn đọc về cõi riêng của người nhạc sĩ tài hoa, một góc nhà mà mấy muơi năm qua đã là nơi khai sinh của những Tình ca nối tiếp những Diễm xưa, Hạ trắng, tình ca, Cát bụi...Những ca khúc đã đi vào lòng nhiều thế hệ. Một không gian kiến trúc đã nuôi dưỡng một tâm hồn rất Việt Nam, một trí tuệ lớn và trái tim dạt dào yêu thương, mẫn cảm của người nghệ sĩ. Một cõi riêng mang đậm dấu ấn Trịnh Công Sơn...

* Nhạc Trịnh Công Sơn trong cõi ''hư vô'' của chính mình, trong căn nhà đấy kỉ niệm, đầy dấu ấn tạo nên những ca từ ''không năm tháng''...
* Cũng có lúc Trịnh Công Sơn đam mê vẽ. Những bức chân dung thiếu nữ hầu như không bao giờ kết thúc hoàn hảo...
* Nơi đây là nguồn cội của những tình ca tiếp nối ''Diễm xưa'' và ''Hạ trắng''


Có một ngày tôi được hân hạnh đên thăm ông, người bạn của bố mẹ tôi, thần tượng của tôi và bao người khác. Tôi bắt gặp ông ngồi thẫn thờ bên ly rượu với vài người bạn. Một người trở về từ Pyrénée dãy núi xa xôi tận biên giới nước Pháp, một người ''bạn nhạc'' từ thủ đô Hà Nội. Không chỉ căn phòng này hình như đang đập nhịp cùng nhịp thở và câu chuyện của những người ở đây. Không gian và tâm linh quyện chặt vào nhau, khi ồn ào, vui vẻ, rôm rả, lúc bỗng lặng im, tĩnh mịch, ai nấy như thể lắng nghe nhịp thở của chính mình. Rồi từ hôm đó tôi cảm thấy lòng mình vỡ ra nhiều ý nghĩa của những ca từ mà xưa nay vẫn thật trừu tượng. Tôi cảm nhận được dấu ấn của Trịnh Công Sơn.

Một hôm, ông nói với tôi: '' Mình ngồi đây nhìn ra khoảng sân nắng này đã mười mấy năm rồi, hôm nay mới cảm nhận được nỗi buồn của nắng. Ngày xưa mình cứ nghĩ mưa buồn, thật ra nắng buồn da diết vào những buổi chiều tà khi hoàng hôn xuống''.

Tôi giật mình khi nhìn ra khoảng sân trong. Một bức tường vôi trắng cũ kĩ với một khoảng trời nhỏ bên trên. Từ phòng khách nhìn qua khung cưar sổ, khoảng nắng chẳng lấy gì đáng kể nhưng cũng đủ để phản chiếu những đi, về của cuộc sống trong mắt người nghệ sĩ, đủ để hiểu ''nắng buồn hơn mưa''...

Ngôi biệt thự ở đường Phạm Ngọc Thạch được xây từ những năm 1970, do Kiến trúc sư Nguyễn Huy, một người bạn của em trai nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vẽ và gia đình tự xây lắp. Qua suốt thời gian trước ngày thống nhất, cả nhà quây quần, gắn bó ở đây cho đến hôm nay, khi những người em của nhạc sĩ từ nước ngoài trở về làm ăn sinh sống. Ngôi nhà ấy, lúc với lúc đầy dài theo dòng chảy của cuộc sống, nhưng luôn thủy chung là một cõi riêng cảu người nhạc sĩ. Trong căn phòng sinh hoạt này, biết bao thay đổi của nhân gian vẫn giữ được một không khí mang dấu ấn Trịnh Công Sơn.

Bao người đã đến rồi đi rất vô tư, và chẳng bao giờ ông thắc mắc về ý đồ của người đi hay đến. Ông ngồi đây, lòng như thanh thản với sự cô đơn của chính mình. Căn phòng được bài trí rất tùy tiện, như vui buồn trong ý nhạc và đầy những vật kỉ niệm. Có những bút tích của bạn bè hàng mấy chục năm. Có di ảnh của những người phụ nữ. Phụ nữ đến trong cuộc đời ông rồi đi như để gieo thêm phiền muộn cho ông và cho chính họ. Những dấu ấn của họ để lại trong ca khúc của ông thường buồn man mác, xinh đẹp nhưng mong manh và dễ vỡ.

Trong căn phòng này, biết bao ''thế hệ'' bóng hồng đã đến rồi đi. Tôi nghĩ rằng những người phụ nữ đã đi qua cuộc đời ông cũng không ngờ rằng vô tình họ đã để lại cho ca từ Trịnh Công Sơn những nguồn cảm hứng tuyệt vời đến vậy. Có người đã là hình ảnh của hàng trăm ca khúc và thinhr thoảng về thăm lại ''cố nhân''...Suy cho cùng họ cũng chỉ là những người bình thường đã ghé qua nơi này như những khúc quanh của cuộc sống. Chỉ có dòng sông là ở lại và vẫn chảy với những khúc quanh của lòng mình.

Trong ngôi nhà này, ta chỉ muốn tập trung với căn phòng khách được nối ra một sân thượng nhỏ. Nơi thật sự mang dấu ấn của người nghệ sĩ. Ông và bạn bè hàng ngày vẫn đến ngồi với nhau để sáng tác và để trú ẩn trước cuộc đời ngoài kia. Trong phòng có một bộ ''collection'' ( sưu tầm) về guitar. Những cây đàn mang bút tích của bạn bè năm châu. Một cây đàn guitar cũ mà vài năm gần đây chính nghệ sĩ Đặng Thái Sơn đã gõ những nốt nhạc của Chopin khi đến thăm Trịnh Công Sơn. Nơi đây biết bao nhiêu bạn bè đã tụ tập ca hát với ông những bài ca ''không năm tháng...''. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có một chiếc ghế cố hữu nhìn ra khoảng sân trong như thế mỗi lúc ông ngồi xuống đây, dù đang cô đơn hay giữa đám đông bè bạn, ông vẫn luôn ngự trị trong cõi riêng của chính mình.

'' Khi ngôn ngữ và âm thanh bất lực, thì màu sắc lên tiếng và ru dỗ tôi...''
Trịnh Công Sơn đã nói như vậy. Ông đã vẽ và đã có lúc vẽ thật đam mê như đắm mình trong cõi trú thứ hai. Những nét chấm phá của ông trong hội họa cũng vẫn nhẹ nhàng, mẫn cảm mà sâu sắc. Căn phòng treo nhiều chân dung thiếu nữ, hầu như không bức nào được kết thúc hoàn hảo nhưng mỗi bức tranh đều toát lên phần hồn của nhân vật, những đôi mắt, bờ vai như sống thật và làm liên tưởng đến ''...gọi nắng, cho vai em gầy đường xa áo bay, nắng qua mắt buồn lòng hoa bướm bay...''. Ở đây hình như hội họa và âm nhạc có thể giao thoa và cùng thăng hoa đến đỉnh điểm để từi đó nhìn xuống vực sâu của thảm kịc cuộc đời như ông đã từng viết: '' Một người về đỉnh cao, một người về vực sâu, để cuộc tình chìm mau, như bóng chim cuối đèo...''.

Một căn phòng xinh nhỏ, dưới ánh đèn vàng không rực rỡ xa hoa nhưng tạo được không khí sáng tác cho nghệ sĩ thả hồn mình. Những ngày ông đau nặng phải vao nhà thương, căn phòng như ủ rũ buồn theo. Những ngày đó chúng tôi vẫn tụ tập ở nơi đây để lo lắng, nghe ngóng tin ông, cầu mong cho ông bình phục, nhưng rõ ràng trong mỗi người đều cảm thấy căn phòng này đã vắng đi cái phần hồn của Trịnh Công Sơn, nó xơ xác và tiều tụy như nõi nhớ người yêu.

Dù có đi khắp năm châu bốn bể, tôi vẫn cảm ơn cuộc đời đã cho tôi được đến đây, được có những năm tháng ngồi bên ông nghe ông kể về sự tích của Diễm xưa, Hạ trắng...nghe ông giảng giải về những ca từ đầy ngẫu hững mà triết lý. Tôi hiểu rằng sẽ chẳng có hấp dẫn nào có thể kéo con người ra khỏi cõi riêng của mình, đơn giản chỉ vì mỗi chúng ra sinh ra trong cuộc đời đều cẫn một cõi riêng để yêu và sống.
 

Khánh Ly

Bên Đời Hiu Quạnh

Ở đâu và bao giờ cũng vậy, mỗi khi nghe tiếng anh nói cười, tôi đều cảm thấy một nỗi yên tâm vô cùng... "Ồ, Mai hả, có qua không". Tôi cười. "Em cũng chưa biết tính sao, để xem đã nghe anh..." Miệng thì nói vậy, sáng hôm sau tôi đã có mặt ở phi trường. Chuyến bay cất cánh lúc 7 giờ sáng.

Trời lúc đó đã sang tháng 4. Tuyết vẫn phủ trắng xóa 2 bên đường từ phi trường về nhà. Hình như cái gì vào lúc sắp hết cũng mạnh mẽ thêm, như ánh lụa, như cơn nắng, như mùa đông, như tình yêu - rồi mới chịu dứt hẳn, mới chịu buông tay chấp nhận. Cũng may, tôi chuẩn bị áo lạnh đầy đủ vậy mà cũng không tránh khỏi những suýt xoa.

Tôi đi thẳng lên lầu, rón rén bước vào phòng. Anh đang ngủ. Giấc ngủ buổi chiều. Khuôn mặt gầy, xương xương góc cạnh. Cái kính gọng vân vân như đồi mồi để trên cái bàn nhỏ đầu giường. Anh gầy quá. Tôi bước lại gần anh hơn. Rất nhẹ nhàng tôi cúi xuống nhìn sát mặt anh. Tôi không nghe thấy hơi thở của chính mình. Tự dưng tôi muốn hôn lên trán anh. Tôi không làm thế. Tôi muốn nắm lấy bàn tay rất gầy có những ngón thon dài, đặt trên ngực. Tôi không làm thế. Và cũng rất nhẹ nhàng như khi bước vào, tôi ra ngoài phòng khách ngồi nói chuyện với Tâm, Tĩnh, và anh Thích.

Anh bước ra, tay vuốt tóc, tay chỉ tôi ... "A, tới rồi. Tới hồi nào vậy?" Giọng anh không hề có chút ngạc nhiên, làm như cái chuyện tôi đến, anh đã biết. Ngày xưa cũng thế. Chúng tôi ôm choàng lấy nhau và đến lúc này tôi mới cảm nhận rằng chúng tôi thực sự có nhau. Không phải trong một giấc mơ kéo dài 17 năm. Tất cả chúng tôi ngồi bên nhau. Hình như chưa bao giờ chúng tôi nói với nhau nhiều dù ở bất cứ một đề tài, một lãnh vực nào. Hình như chúng tôi có cách nói mà chỉ hai chúng tôi hiểu được. Một cách nói ở bốn con mắt im lặng. Cũng có lúc, cả hai chúng tôi bị lôi cuốn vào câu chuyện vui của mọi người. Nhưng đó là những điều hoàn toàn không dính líu, liên quan đến những điều thực sự chúng tôi muốn nói với nhau. Tất cả những điều cần nói, chính là những điều không bao giờ nói ra bằng lời.

Buổi chiều tuyết rơi kín mặt hồ, chúng tôi đi bên cạnh hàng cây đầy hoa. Hoa tuyết. Nói chuyện bâng quơ, không có gì rõ ràng được đặt ra, không có gì thắc mắc, không có khoảng cách 17 năm để phải ngỡ ngàng. Tôi ngỡ như vừa từ Saigon vào Huế thăm anh. Anh từ Huế vào Saigon. Chúng tôi uống cafe tại La Pagode. Tôi tưởng sẽ có nhiều điều, để hai anh em nói với nhau. Nhưng cả hai đều không nói gì cả.

Bao nhiêu ngày tháng đã đi qua giữa chúng tôi. Anh vẫn không bao giờ thay đổi. Tôi cũng thế. Cả hai không có những thắc mắc về đời sống của nhau bởi 30 năm trước đã không hỏi thì 30 năm sau cũng không hỏi... Tôi quý những giây phút ở bên anh và tôi nghĩ anh sẽ nói với tôi điều cần nói, nếu có. Anh im lặng cũng có thể vì những điều anh nghĩ, anh muốn, không còn cần thiết phải nói ra.

Trong một căn phòng, không phải bên cạnh sông Hương mà ở ngay giữa lòng thành phố Montreal. Bên ngoài tuyết rơi, chúng tôi ngồi với nhau, những người bạn cũ. Hát lại những bài hát ngày xưa. Hoặc những tình ca mới. Mỗi người một ly rượu, khói thuốc mù mịt, mỗi người ngồi sát nhau trên chiếc thảm, trước lò sưởi... Không ai cảm thấy lạnh. Không chút lạnh lẽo nào giữa chúng tôi trong căn phòng nhỏ. Anh hát đi. Không, Mai hát đi. Giang hát đi. Mai ngâm thơ đi...

"Mà sao giấc ngủ không dài. Mà đêm không ngắn mà trời cứ mưa. Ở đây tôi sống như thừa. Có đem men rượu tẩm vừa lòng nhau" (Nguyễn Bính)


Cũng mùa đông, một đêm nào đó, 1974 ở nhà anh chị Lê, ở Huế. Ngôi biệt thự bên cạnh sông Hương. Ngoài trời cũng tối và lạnh như đêm nay. Mùa đông ở Huế. Chúng tôi cũng ngồi bên nhau như hôm nay. Lúc đó tôi vừa 30 tuổi. Tóc vẫn còn xanh. Lòng còn tha thiết yêu đời sống. Một buổi sáng tôi bỗng thấy mặt trời lên cùng tôi và biển cả. Nước mắt tôi tuôn như mưa. Tôi nhớ mùa đông ở Huế. Mùa đông ở Huế và anh.

17 mùa đông lặng lẽ đi qua, tôi vẫn nhớ những ngày âm u lạnh lẽo của Huế. Tôi có thể quên nhiều điều, tôi có thể quên tất cả để chỉ nhớ về những con đường của Saigon - nơi tôi đã ở và đã từ đó ra đi... nhưng không bao giờ tôi quên được những ngày tháng ngắn ngủi, vội vàng ghé Huế. Ðến vội vàng. Ði vội vàng mà chẳng thể nào quên được. Một thứ tình lạ thường đã trói buộc Huế trong trái tim tôi. Một trói buộc mơ hồ nhưng mạnh mẽ, đằm thắm. Tôi lớn trong hơi thở có Huế. Chính Huế cho tôi hơi thở.

Bây giờ là cuối đông. Những bông tuyết bay trong chiều, đậu trên những cành cây trụi lá, gầy guộc. Chúng tôi đi bên nhau. Tia nắng dịu dàng đậu trên những bông hoa nhỏ bé, lấp lánh, tấm thảm dầy trắng tinh, chỉ có vết chân bé nhỏ của những chú sóc nghịch ngợm chạy tới ăn những hột bắp rang nở bung mà anh liệng ra để dụ chúng lại gần. Anh cười vui, ánh mắt long lanh thơ dại. Tôi ít thấy anh cười mà cũng không bao giờ thấy anh tỏ vẻ buồn bã.

Chúng tôi tìm đến một thân cây lớn, một nửa ngập dưới tuyết, ngồi nghỉ chân. Tuyết vẫn rơi. Chỉ có hai chúng tôi giữa một vùng trắng mênh mông yên lặng. Chẳng lẽ không có gì để nói, không còn gì đáng nói sau mười mấy năm vắng nhau? Có chứ. Anh đã nói, không phải với riêng tôi, mà ở những bài hát. Tôi đã nghe và hiểu từ đó...

"Có đường xa mà gió chiều quạnh quẽ. Có hồn ai đang nhè nhẹ sầu lên... Tôi là ai mà còn khi dấu lệ. Tôi là ai mà còn trần gian thế. Tôi là ai. Là ai. Là ai mà yêu quá đời này... Con diều bay mà linh hồn lạnh lẽo. Con diều rơi cho vực thẳm buồn theo..."

Tôi bỗng thương anh thêm và càng quý trọng những giây phút bên anh. Cũng vội vàng, ngắn ngủi như những lần tôi ghé Huế. Tuy nhiên, tôi nghĩ, như thế có lẽ tốt hơn. Bởi vì những điều như thế đã cho tôi cái cảm tưởng là không hề bao giờ, giữa chúng tôi có cái khoảng cách 17 năm. Lá vẫn rơi trên lối chúng tôi đi. Những khóm hoa nắng vẫn lấp lánh trên đường chúng tôi đi. Tất cả vẫn rất còn rực rỡ.

Quay về căn phòng nhỏ. Ánh lửa như hồng thêm, ấm áp thêm bên ly rượu màu hổ phách, cay nồng. Cởi áo lạnh ra, trông anh gầy hơn xưa nhiều song so với lần gặp nhau ở Paris 1989, anh có vẻ khỏe hơn. Bên cạnh anh là Hoàng Xuân Giang của quán Văn ngày xưa. Giang đã có vợ, con gái lớn rồi. Hoàng Xuân Sơn cũng đùm đề một gánh thê nhi nặng trĩu hai vai. Phạm Nhuận to béo hơn xưa, vui vẻ cười nói ồn ào bên cạnh Hoàng Xuân Sơn nhỏ nhẹ thư sinh. Hoàng Xuân Giang vạm vỡ khỏe mạnh như loài cây hoang trong rừng già và anh, anh mỏng manh và thật đằm thắm. Nhìn quanh, tôi thấy như mình đang sống trong thần thoại 20 năm là đây. Chỉ ở một buổi chiều cuối đông tại thành phố Montreal. Còn ai nữa nhỉ? Chắc chắn là còn thiếu một vài người. Trong tôi, một thoáng ngậm ngùi.

Chúng tôi chia tay nhau, dưới ánh đèn đường vàng vọt, trước cửa nhà anh Quế. Mai gặp lại. Anh và tôi trở về nhà Tâm. Nỗi vui làm tôi khó ngủ như ngày xưa sau mỗi buổi hát, chúng tôi thường ngồi lại với nhau, chia cho cạn niềm vui còn sót lại. Những niềm vui không thể để vung vãi, bỏ phí. Phải uống hết, phải nuốt hết vào lòng. Chúng tôi đã sống bằng những niềm vui không nhiều trong đời. Tôi tự cho mình là cái bóng của anh và cũng được hưởng niềm vui đó.

Tôi mở cửa phòng rất nhẹ. Anh đã ngủ yên. Chỗ tôi nằm cách chỗ anh một sải tay. Tôi khẽ nằm xuống, kéo mền len, nhắm mắt dỗ giấc ngủ. Tôi nghĩ lát nữa đây, khi mặt trời lên trên thành phố này, khi tôi thức dậy, tôi sẽ nhìn thấy anh. Tuyết vẫn bay ngoài cửa sổ nhưng ngày sẽ đẹp.

Anh dậy rất sớm và việc làm đầu tiên trong ngày của anh là ra khỏi nhà. Tìm đến một quán Cafe, ngồi đó hút thuốc và nhìn người qua lại trên đường phố... "phải nhìn thấy mọi người, một ngày không thấy ai, buồn dễ sợ". Tôi nhìn anh cười không nói. Cái nhìn và nụ cười là câu trả lời. Ngày xưa anh cũng thế. Chúng tôi cùng nhau xuống phố. Vẫn im lặng đi bên nhau với nỗi hân hoan hạnh phúc không thành tiếng..." Mỗi ngày tôi chọn đường mình đi. Ðường đến anh em, đường đến bạn bè. Tôi chọn nơi này cùng nhau ca hát. Ðể thấy tiếng cười rộn rã bay..."

Ðó là những điều rất thật thà anh đã nói, đã làm, để sau cùng "Tôi chợt biết rằng vì sao tôi sống, vì đất nước này cần một trái tim. Và như thế tôi đến trong cuộc đời. Và như thế tôi sống vui từng ngày. Ðã yêu cuộc đời này bằng trái tim của tôi".

Tôi thấy anh yêu đời thật sự. Anh cười với ông Phạm Duy, ông Trầm Tử Thiêng, ông Duy Khánh và các bạn qua điện thoại. Anh hát và chỉ cho tôi, cắt nghĩa cho tôi những bài hát mới. "Nhớ đừng có hát như trả bài nhé.". Giọng anh hát khỏe hơn lần gặp ở Paris. "Thôi anh hát đi, anh hát hay hơn em". Anh cười, mắt anh cũng cười "Anh bao giờ cũng hát hay hơn Mai".

Tôi bồi hồi nhớ lại những ngày tháng của năm 1967. Chúng tôi những người bạn nghèo, đến với nhau, gắn bó không ngờ. Gia đình anh giầu, gia đình Hoàng Xuân Sơn, Hoàng Xuân Giang cũng giầu, nhưng cá nhân chúng tôi đều nghèo. Một đĩa cơm chia hai, một điếu thuốc cùng hút, một ly cafe cùng uống. Chia nhau nằm ngủ trên những tờ báo nhầu nát trải dưới đất. Tình bạn, tình anh em nảy mầm ở đó. Quán Văn, cái tên quán dễ nhớ và dễ thương, mọc lên chơ vơ giữa lòng Saigon trăm ngàn màu sắc. Những tấm ván ép hư bể, được ghép lại, nhỏ hơn cái bếp ở đây, chỉ dành làm chỗ pha cafe. Mọi người tới tùy tiện tìm chỗ ngồi trên cái nền xi măng bỏ trống ngổn ngang gạch vụn và cỏ dại. Ðó là nơi gặp gỡ đẹp đẽ nhất của một thời tôi còn trẻ.

Chúng tôi không hề biết ngoài đời có gì vui. Chúng tôi không cần biết vì niềm vui đã có. Rất đơn sơ mà thắm thiết không rời. Ðến với nhau qua sự run rủi của định mệnh. Không thề thốt, không hứa hẹn. Ðến và ngồi với nhau. Một lần rồi thì có nghĩa là mãi mãi. Giang đó, Sơn đó, Nhuận đó, Thảo đó, Anh và tôi... từ những ngày lăn lóc đó cho đến bây giờ vẫn không dời đổi. Qua những bài hát của anh, sự kết hợp những người trẻ thật khít khao vừa vặn. Ai đến cũng được, ai đi cũng được...

"Em theo đời cơm áo. Mai ra phố xôn xao. Bao nhiêu ngày yêu dấu tan theo...".

Tôi có cảm tưởng đó là một lời trách móc anh dành cho tôi. Rất dịu dàng như bản tính anh. Từ bao nhiêu năm nay, câu hát đó theo tôi như một vết thương. Ðời cơm áo quả thật đã cho tôi lắm ê chề, khổ đau, nhưng những ngày yêu dấu bên anh và bạn bè đã chẳng bao giờ tôi quên... dù đời sống có làm tan vỡ, có làm chìm sâu những mơ ước của một đời người - thì trong trái tim bầm dập của tôi, những ngày tháng cũ vẫn là một điểm son, là một bám víu cuối cùng và duy nhất...


Kỷ niệm lần Khánh Ly gặp lại Trịnh Công Sơn tại Montréal
 

Khánh Ly

Nỗi Buồn Nhớ Quê Hương

Tôi là gái Bắc, lớn lên ở Sài Gòn, nhưng lạ lùng làm sao, tôi không nhớ Hà Nội bao nhiêu. Không yêu Sài Gòn nhiều lắm. Mà chỉ xót xa đến Huế, Huế nghèo. Thành phố chỉ có vài con đường chính. Huế nóng cháy da, mềm thịt. Huế lạnh buốt, lạnh từ lòng lạnh ra. Dường như Huế chỉ thực sự huyền ảo, đẹp, nên thơ bời những nghệ sĩ khi viết về quê hương của mình. Có lẽ đó là điều dĩ nhiên của mọi người, mọi miền khi viết về nơi mình đã được sinh ra. Âu cũng không phải là điều làm cho ta ngạc nhiên.

Nhưng không phải vì những điều người Huế viết về Huế đã làm tôi yêu Huế. Vì nếu như vậy thì tôi phải yêu Hà Nội nhiều hơn mới có lý. Phải yêu Sài Gòn nhiều hơn, phải yêu Đà Lạt hơn mới phải. Vậy mà tôi yêu, thỉnh thoảng gặp lại một vài người bạn, tôi năn nỉ "mi" "noái" cho tau nghe chút cho đỡ "dớ". Con gái Huế nói như hát, dịu dàng, đi đứng khép nép nhẹ nhàng. Có một cái gì thật mong manh, như tơ, như sương, khói, như một điều không có thật trong con người của các cô gái Huế. Tôi có cảm tưởng họ không phải là sự hiện hữu. Một chút hương khói hư ảo chập chờn. Chỉ một tiếng động khẽ dù là tiếng rơi của một chiếc lá, cũng đủ làm tan biến đi tất cả. Mười ba năm qua, chỉ xin nói cho nghe vài câu cho đỡ nhớ "nhà". Như thế là yêu đấy, nhiều mới khổ chứ. Dù tôi chỉ biết Huế sau Tết Mậu Thân và không quá 10 lần ghé Huế. Nhưng tôi yêu Huế bởi từ Huế tôi mới biết thế nào là tình yêu. Tôi không muốn nhắc đến, những điều đã được viết quá nhiều về một nơi chốn. Tôi chỉ muốn viết về "Huế của riêng tôi", và như vậy cũng có nnghĩa là mở ra cánh cửa của kỷ niệm, của những huân hoan đau đớn, những ước mơ không thành, những dằn vặt ám ảnh, đeo đuổi tôi trong suốt 13 năm qua . Mười ba năm trước đã không thành, không nói. Thì bây giờ lẽ ra càng không nên nói. Bởi vì dù có thêm 100 năm nữa "Hai mái đầu xanh giờ đã bạc" cũng chẳng còn bao giờ gặp lại nhau. Nếu có chăng nữa, thì cũng là kiếp sau. Nhưng "Tình tưởng đã yên mà tâm còn động vọng". Thì ra 13 năm với tôi vẫn còn là cơn mộng. Chưa thoát ra được. Không thoát ra được. Không muốn thoát ra. Còn cố gắng bao che, tự lừa dối mình. Chỉ là một cơn mộng. Đêm sẽ qua, mộng sẽ tàn. Ta sẽ tỉnh. Thấy tóc vẫn xanh với lời dặn xưa "Qua đèo Hải Vân, nhớ cột tóc, kẻo gió bay nghe em".

Mộng đã tàn. Tôi đã tỉnh với đau đớn. Thì thầm một mình "khóc đi chứ". Còn khóc được là biết mình còn sống, còn khóc được là biết Huế còn đó trong trái tim, trong tận cùng đáy sâu thống khổ, khốn cùng của một kiếp người mà hạnh phúc cùng đồng nghĩa với bất hạnh.

Tôi vốn là một đước trẻ mồ côi cha. Cha tôi chết trong trại Đầm Đùn sau 4 năm giam hãm. Học hành dở dang, vài năm trường tây, vài năm trường ta. Trường học chẳng dạy tôi điều gì. Gia đình chẳng dạy tôi điều gì. Nên tôi tự dạy tôi ra đời năm 16 tuổi. Đi hát nhưng không bao giờ nghĩ mình lại trở thành ca sĩ. Hát vì thích hát. Điều này tôi hoàn toàn bị ảnh hưởng bởi ông bố có nhiều nghệ sĩ tính nhưng lại đi theo kháng chiến và chết đau thương trong lao tù. Không có tình thương của cha, không hợp tính với mẹ. Ngoài ý thích được hát, tôi không biết mình phải làm gì. Đời sẽ cho tôi những gì và tôi sẽ có được những gì. Tôi quờ quạng sống lang thang giữa đám bạn bè tốt bụng, nay đứa này cho bịch gạo, mai đứa kia cho nửa chai nước mắm. Nghèo mà vui tôi không buồn vì nỗi bị gia đình hắt hủi, từ bỏ. Tôi như một thằng con trai, giữa đám bạn trai. Tuy không có cái cảnh vườn đào kết nghĩa nhưng cho đến giờ đây, gần 30 năm qua, có đứa đã ra đi mãi mãi, có đứa nửa điên nửa dại, có đứa nhà cao cửa rộng, vợ con đề huề. Thỉnh thoảng gặp lại, tưởng như 30 năm chỉ là một ngày. Cũng tưởng đời sẽ lêu bêu mãi cho đến ngày cuối, nhưng nếu định mệnh là điều có thật, thì điều đó đã đến với tôi một đêm mưa tại Đà Lạt.

Dáng người mảnh khảnh, cặp kính trắng tròn, gọng đồi mồi, cặp mắt bồ câu, vầng trán rộng, sống mũi thẳng, nụ cười đẹp, tươi với chiếc răng khểnh, người con trai đó nói với tôi bằng giọng Huế. Dân Đà Lạt, đa số nói tiếng Huế tuy hơi lai, nhưng Sơn là "Huế chay". Sơn với hai bàn tay gày guộc, những ngón tay dài tài hoa, chắp cho tôi đôi cánh, xỏ vào chân tôi đôi hia bảy dặm. Cô bé lọ lem lột xác. Lột xác để từ một đoạn trường này bước sang một đoạn trường khác.

Từ Sơn, tôi đã thành danh, nhưng đó cũng chưa hẳn là điều tôi mong muốn. Tôi có cảm tưởng như vậy. Có phải đời sống là như thế hay sao? Thế là đủ hay sao? Nếu thiếu thì thiếu cái gì và tại sao thiếu? Đời sống tầm thường thế thôi sao? Một đứa trẻ mồ côi, bị gia đình hắt hủi - luôn luôn thèm một mái ấm gia đình, một lời nói ngọt ngào của mẹ, thèm từ một cái áo, một đôi giày. Mà phải là gia đình nghèo khó gì cho cam. Chỉ vì ... đúng là tôi sinh ra dưới một ngôi sao không mấy đẹp. Lúc sống lang thang như một người lãng tử, tôi thường tự hỏi mình nhu cầu gì cho đời sống. Sống trong đời sống mình phải có những gì? Tình, tiền, danh vọng? cho đến lúc nghĩ rằng mình đã có đủ những điều mơ ước, tôi vẫn luôn luôn âm thầm. Hình như không phải như mình nghĩ. Cuộc sống, đời sống, con người sống trong đời chỉ tầm thường thế sao?

Một hôm tôi hỏi Sơn: Sống trong đời sống mình cần phải có gì? làm gì? Sơn cười ngón tay dài khẽ đẩy cái gọng kính đang trễ xuống. Câu trả lời ngắn gọn: Cần có một tấm lòng. Tôi nhìn Sơn: "Một tấm lòng?" ở giữa thế kỷ này, giữa thời gạo châu củi quế, giữa thời giá trị của một con người được đánh giá bởi áo quần, nhà cửa, vòng vàng, hột xoàn...Một tấm lòng để làm gì? Sơn nhìn tôi, ngón tay lại đẩy cao gọng kính. "Sống trong đời, ta luôn luôn phải sống với một tấm lòng, phải có một tấm lòng, dù không để làm gì cả, dù chỉ để... gió cuốn đi.". Tôi nhìn sững Sơn không nhớ bao lâu, nhưng chắc là lâu lắm. Cứ ngồi nhìn anh, nhìn vầng trán mênh mông, cúi xuống thật thấp, ngón tay gầy trên nhựng sợi dây đàn. Chiều xuống lúc nào không hay, gió từ sông Hương thổi mạnh. Hình như trời muốn chuyển mưa. Hình như lòng tôi cũng đang chuyển động dữ dội. Một ánh sáng kỳ lạ nào đó vừa chiếu rọi vào cõi tôi u tối, ngu muội. Hình ảnh con nhỏ bụi đời, lúc hàn vi chợt sừng sững trước mắt tôi. Cái ngõ tối lầy lội đường Phan Thanh Giản, cái nhà sàn cầu sắt Đa Kao. Những buổi chiều nằm trên đồi sân Cù Đà Lạt, khóc một mình. Tất cả chợt sống lại hay đúng hơn, ở một lúc nào đó tôi đã chết rồi. Và chiều nay bên dòng sông Hương êm đềm thơ mộng - vầng trán mênh mộng, giọng nói dịu dàng, ánh mắt thăm thẳm, bao dung, Sơn kéo tôi khỏi cái chết ngu xuẩn. Sông vẫn chảy đời sông, suối vẫn trôi đi đời suối, đời người cũng dễ sống và hãy thả trôi đi những niềm đau.

Hai mươi năm qua, tôi sống như lời Sơn nói, như điều Sơn muốn. Còn có ai thấy được hay không, điều đó không cần thiết. Chỉ cần Sơn không thất vọng - điều đó đủ rồi.

Những ngày tháng ở Huế, gần Sơn và gia đình. Đó là khoảng thời gian hạnh phúc nhất của đời tôi. Sáng Đông Ba, chiều Vỹ Dạ, tối họp nhau ở Cercle hoặc nhà anh chị Lễ, đàn hát ngâm thơ. Sơn yêu thơ Nguyễn Bính, bắt tôi ngâm đi ngâm lại bốn câu: "Mà sao giấc ngủ không dài. Mà đêm xuống ngắn mà trời cứ mưa. ở đây tôi sống như thừa. Có đêm men rượu tạm vừa lòng nhau." Có bao giờ Sơn hiểu rằng, dù rượu có hết mà sầu vẫn không vơi. Sơn ơi, Huế ơi, "Nỗi sầu như tóc bạc, cứ cắt lại dài ra"...






 

Khánh Ly


Hôm Nay Thức Dậy


"Hôm nay thức dậy không còn thấy mọi người, không còn thấy mặt người . Vây phủ quanh đời nói tiếng yêu thương" (TCS). Hôm nay thức dậy . Một mình . Bao nhiêu mệt mõi của một cuối tuần như ngựa . Rống như trâu . Bây giờ mới thấm . Tôi như người mộng du . Ở San José, mở mắt dậy, tưởng ở nhà . Về đây rồi . Còn tưởng sáng San José . 6,7 giờ sáng khi mọi người thức dậy, các con đi học thì tôi …ngủ . 3 giờ chiều mới mở mắt . Ngày hay đêm . Ở đâu đây . Chẳng biết . Chẳng cần biết . Mấy chục năm như thế rồi . Giờ đã gần cuối đời . Có cần thiết phải thay đổi một …thói quen . Một thói quen mọi người cho là …xấu . Khó chịu . Nhưng đáng yêu với tôi . Thói quen nào cũng đáng yêu . Yêu người, thương áo quen hơi ngọt ngào . Yêu đêm tối có nỗi cô lẻ mênh mông . Hơi áo người yêu . Tôi không chia cho ai . Ðêm tối bao la kia . Không ai chia cho tôi . "Một người điên trong thành phố" (TCS)

Ði . Về . Rồi lại đi, về . Cứ như thế . Chẳng cần biết nơi mình đến trời có xanh ? Nơi mình về trời có vui ? Những thành phố giống nhau đến nhàm chán . Những khuôn mặt da trắng, tóc vàng, mắt xanh ..nhìn hoài thương không vô . Tôi đi ngơ ngác, chán chường với một điểm hy vọng nhỏ nhoi . Ðến với người mình còn yêu . Và còn yêu mình .

Trời đã vào thu . Cơn mưa bất chợt phủ trùm thành phố . Vẫn tìm đến như đã tìm đến nhau . Mưa ngoài trời . Mưa trong lòng, trong mắt trong cả môi cười . Ðến với nhau . Lòng như đại dương . Tình như non cao . Giữa đời suối khe . Mưa nữa đi . Lạnh thêm chút nữa . Cho lòng thêm chút ấm . Vẫn chưa đủ, vẫn còn xa quá . Bao nhiêu cho đủ . Bao nhiêu cho vừa . Xuân. Không thấy xuân vui . Hạ không thấy lòng bớt nhớ những chiều qua phố xưa . Thu . Nỗi nhớ nhiều hơn . Nhớ nhiều quá . Yêu nhiều quá những cơn mưa phùn Ðà Lạt, những con dốc nhấp nhô, mái nhà ngói đỏ phơi mình giữa màu xanh của lá . Chưa lạnh lắm nhưng đủ để thu mình ở một góc nhỏ café Tùng . Hơi nóng từ ly café chuyền qua ấm dần hai tay giá lạnh. Thú vị lắm. Ngồi ở nhà Thủy Tạ, một mình nhìn mưa bay trên Hồ Xuân Hương. Mưa bay dịu dàng. Nỗi buồn cũng dịu dàng. Trong cơn điên dịu dàng. Mướn Taxi chạy xuống phi trường Liên Khương. Không đón đưa ai . Ðến để nhìn mọi người đưa đón nhau . Xem xem vui buồn đến đâu . Chạy lên phi trường Cam Ly, cũng chẳng đến đưa ai . Phi trường vắng lặng. Phi đạo nằm soải im lìm chờ đợi . Như một người chờ một người . Người không đến thì ta đi . Phi đạo nằm lại . Tiếp tục chờ đợi . Nắng. Mưa. Ngày. Ðêm. Phi đạo Cam Ly vẫn còn đó .

Bốn mùa buồn. Bốn mùa chờ đợi . Một chờ đợi cũng dịu dàng. Nhớ Saigon. Chạy ra chợ Hòa Bình rinh một sọt chuối Laba . Nhẩy lên xe đò Minh Trung . Ði ghé Ðịnh Quán ăn cơm thịt heo quay . Xe ghé Ðịnh Quán cũng lại cơm . Tới Saigon chỉ ở lại một ngày . Làm một vòng Saigon-Chợ Lớn. Phân phát hết sọt chuối . Lại nhảy lên Minh Trung về lại Hồ Than Thở . Nhưng không thở than.

Một thời 20 rất bụi đời, rất vỉa hè . Ðến như gió . Ði như gió . Từ đâu tới. Ði về đâu . Không biết . Không cần biết . Ðáng yêu biết bao những ngày tháng mây trời, biển khơi . Phà khói thuốc vào sương mù Ðà Lạt. Buổi sáng thức dậy, ngửi mùi thơm của thông . Nghe thông hát reo nhè nhẹ . Mặc áo len cổ tròn, quàng cổ, quần jean, thế là …xuống phố . Có lúc đi giữa mưa vẫn nghe tiếng chân mình rộn rã reo vui trên mặt đường loang nước . Từ ngã tư . Xe đò, xe lam từ hướng Chi Lăng chạy ra . Bước lên xe ngồi xuống. Bao giờ tôi cũng nhìn ngoái lại trường tiểu học Phan Chu Trinh nằm bên kia đường. Tôi đã học ở đây năm 1956. Xe qua nhà vãng lai dành cho các sĩ quan Không Quân nghỉ mát . Qua ga xe lửa . Tiệm phở ở ga ăn cũng khá . Ðổ một con dốc . Rồi một con dốc nhỏ nữa, qua nhà thương Soyer. Trường Yersin. Xe cứ chạy . Tay trái là sân vận động, sân tennis . Khách sạn Palace . Ðường rẽ lên nhà thờ chánh tòa Ðà Lạt. Bên phải là Hồ Xuân Hương. Vòng theo một bùng binh. Ngang qua quân Vụ Thị Trấn, xe đò lên dốc . Vào bến đậu ngay cạnh café Tùng. Vào làm một ly đã . Mọi chuyện tính sau . Ngày nào cũng thế năm năm như thế . Không thay đổi .

Không ai có thể "bẩy" tôi ra khỏi Ðà Lạt lúc đó, dù là ông Cương khểnh, dù là ông Trịnh Công Sơn, dõi theo từng bước chân tôi những chiều đến giáo đường một mình. "Sợi tóc em bồng trôi nhanh. Trôi nhanh" . Những cùng sống mỗi người một đời nhỏ nhoi, mỗi người một góc trời nhỏ nhoi . Sơn không biết gì về tôi . Tôi không biết gì về Sơn. Không cần thiết. Sơn không bao giờ hỏi . Tôi không bao giờ hỏi . Một người hát nhạc một người . Anh Sơn và Mai . 20 năm trước như thế và 20 năm sau cũng vẫn như thế . Một người hát nhạc một người . Anh Sơn và Mai .

Tôi chỉ thực sự là tôi . Thực sự hạnh phúc khi hát nhạc anh Sơn. Ngoài ra chỉ là một thứ hạnh phúc mong manh. May ra rực rỡ hơn cho cái hạnh phúc thật sự của mình. Ðó là sự thật. Tôi chỉ thuần phục một người . Ðó là Trịnh Công Sơn. Không bao giờ hối tiếc . Sau này có ông Trầm Tử Thiêng. Tôi không bao giờ hối tiếc .Trong đời, tôi cũng đã gây nên nhiều lầm lỡ . Ân hận hối tiếc đã nhiều . Những vấp ngã ít người tránh khỏi . Nhiều hay ít mà thôi . Song trời đưa đẩy tôi gặp Sơn . Trời cho tôi những ngày đẹp đẽ đáng yêu nhất . Tôi không bao giờ hối tiếc . Nếu có kiếp sau . Tôi cũng xin gặp lại Sơn, như đã gặp . Ở Ðà Lạt . Ở Việt Nam .

Mùa đông cũng đã gần kề . Mùa đông Ðà Lạt như mùa thu kéo dài . Thêm chút lửa ấm từ lò sưởi ngọt ngào mùi gỗ thông. Ðêm Ðà Lạt bao giờ cũng lạnh. Hơn, kém một tí cũng không cho ta thấy rõ mùa đang chuyển. Bốn mùa xoay quanh những thói quen đáng yêu . Hương café thơm ngát qua bao nhiêu suối khe đồi núi . Dốc tháp, dốc. Mái nhà ngói đỏ và mùi thơm của gỗ thông. Tôi yêu Ðà Lạt vô chừng. Như một người tình. Hơn một người tình . Tôi rời Ðà Lạt không ngờ, như khi đến. Rời xa mà vẫn yêu . Yêu nhiều hơn vì trong cái yêu có cái tiếc nuối mặc dù sự việc rời bỏ Ðà Lạt năm 1967 đã đưa tôi đến một đổi thay, đến một hạnh phúc may mắn không bao giờ tôi dám nghĩ đến. Năm 1964 khi Trịnh Công Sơn rủ tôi về Saigon đi hát với anh. Tôi từ chối . Không phải vì không yêu nhạc Sơn. Nhưng lúc đó tôi yêu Ðà Lạt hơn. Cái lối sống xô bồ, ồn ào mánh mung của Saigon không hợp với tôi . Trong khi đó Ðà Lạt là thiên đường. Êm ả, trong sáng. Saigon đó có một chỗ đứng nào cho tôi . Là một người không hề có một chút tham vọng. Thích an phận, bằng lòng với những điều mình có . Một đứa con gái tầm thường như tôi . Những ngày tháng ở Ðà Lạt đã là một an ủi quá đủ rồi . Với làm vui chi những điều quá xa vời . Cũng không hề mơ ước một đổi thay . Hơn thế nữa con người tôi, tâm hồn tôi hợp với Ðà Lạt hơn. Thế mà rồi tôi đã rời xa nơi chốn đã cho tôi biết bao ngày tháng đẹp đẽ trong sáng .

Một ngày của năm 1967 . Tôi đến Nha Trang. Vùng biển xanh, cát trắng . Không một chuẩn bị nào cho nơi chốn mới . Thì cũng đến hát là cùng . Vẫn còn cơ hội để không trở lại Saigon. Một vài tháng phù du đủ làm đời tôi nổi sóng. Nha Trang không có gì quyến rũ . Nha Trang tầm thường quá so với Ðà Lạt. Nhưng tôi không muốn trở về Ðà Lạt. Nơi đã tặng tôi một bất hạnh. Một người đã cho tôi sự sợ hãi, ê chề không tưởng. Trên một chuyến xe đò . Tôi và các con tôi đành phải trở lại Saigon. Một nơi chốn cũng đã làm tôi sợ hãi . Cùng với hạnh phúc tuyệt vời . Tôi cưu mang cho đến cuối đời .

Mùa thu nhẹ nhàng cho những tâm hồn đa sầu đa cảm, đa tình, lãng mạn . Gợi biết bao nhiêu cảm hứng cho thi, văn, nhạc sĩ . Mùa thu là mùa đẹp nhất trong bốn mùa . Ðông đến. Mùa đông ở xứ Mỹ bàng bạc khắp nơi mầu trắng của tuyết. Cái lạnh lẽo bao trùm cả trời đất. Cả lòng người . Nhất là những người xa quê hương lưu lạc trôi nổi . Giáng sinh đã gần kề . Gần lắm rồi . Ở đây Giáng Sinh được đón chờ nhiều hơn Tết Nguyên Ðán. Bà con gửi thiệp cho nhau. Quà cáp tặng nhau . Người lớn, trẻ con. Ai có phần nấy . Rộn ràng nhộn nhịp trong tiếng nhạc đón mừng con một Ðức Chúa Cha xuống trần gánh chịu tội lỗi của loài người . Và tội lỗi đó vẫn tiếp tục một cách thản nhiên. Chắc Chúa cũng phải hối hận khi đặt loài người trên tất cả mọi loài . Nhưng dù gì, mọi người, mọi nơi đều rộn ràng chờ đón Giáng Sinh. Giầu có thì huy hoàng. Nghèo khó cũng ráng cho được một cây thông nhấp nhánh những ngọn đèn xanh đỏ, tím vàng. Gọi là có với gia đình. Ấy, đôi khi nghèo mà vui . Bạn bè vài ba người quay quần bên mâm cơm. Ôn lại kỷ niệm cũ . Bạn bè cũ . Ðứa nào còn, đứa nào đã về với Chúa . Hạnh phúc, niềm vui, không tìm được ở nơi chốn ồn ào náo nhiệt. Ở những nơi đó thường thiếu sự thật thà, sự tử tế . Bởi có những người đến với nhau không có lòng thật thà, không có lòng tử tế . Cả hai điều này ngày càng ít đi.

(Trích Thời Báo Số 7 ngày 2-8-1991)


 
Back
Bên trên