Nhìn những mùa thu đi
Em nghe sầu lên trong nắng
Và lá rụng ngoài song
Nghe tên mình vào quên lãng
Nghe tháng ngày chết trong thu vàng
Nhìn những lần thu đi
Tay trơn buồn ôm nuối tiếc
Nghe gió lạnh về đêm
Hai mươi sầu dâng mắt biếc
Thương cho người rồi lạnh lùng riêng
Gió heo may đã về
Chiều tím loang vỉa hè
Và gió hôn tóc thề
Rồi mùa thu bay đi
Trong nắng vàng chiều nay
Anh nghe buồn mình trên ấy
Chiều cuối trời nhiều mây
Đơn côi bàn tay quên lối
Đưa em về nắng vương nhè nhẹ
Đã mấy lần thu sang
Công viên chiều qua rất ngắn
Chuyện chúng mình ngày xưa
Anh ghi bằng nhiều thu vắng
Đến thu này thì mộng nhạt phai.
Hình như trong 4 mùa Xuân- Hạ- Thu- Đông, thì bác Trịnh thích mùa thu hơn cả. Chỉ có yêu mùa thu tha thiết, bác mới tiếc nuối đến thế khi phải nói lời chia tay với mùa thu. Và phải chăng, mùa Thu chỉ đẹp khi đó là mùa thu Hà Nội, và Hà Nội đẹp hơn cả khi bước vào mùa Thu. Có 2 bài hát bác Trịnh viết riêng cho Hà Nội, thì cả 2 bài đều viết về mùa Thu Hà Nội - "Nhớ mùa Thu Hà Nội" và "Đoản khúc Thu Hà Nội" - cả 2 bài hát đều tràn ngập nỗi nhớ mênh mang...
Bởi vì mùa thu tôi ở lại
Hà Nội mùa thu, Hà Nội thu
Hà Nội mùa thu tràn nỗi nhớ
Không bởi vì em, hay vì em
Hà Nội mùa thu Hà Nội gió
Xôn xao con đường xôn xao lá
Nhoà phố mong manh nhoè phố mưa
Chợt nắng long lanh chợt nắng thưa
Bởi vì mùa thu tôi ở lại
Hồng má môi em hồng sóng xa
Vì một bàn tay không ngần ngại
Tặng hết cho tôi một phố chờ
Sẽ thêm một đời nhớ trăng Hà Nội Thu ơi!
Phải rất quyến rũ, mùa Thu Hà Nội mới níu được bước chân nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Nếu Hà Nội Thu trong ĐKTHN mờ ảo như trong một giấc mộng bởi nắng, gió, bởi lá và mưa, chỉ có nỗi nhớ là rõ rệt thì - trong NMTHN, mùa Thu, mùa hoa sữa và mùa cốm, lại sắc nét và đẹp như một bức Phố Phái, có cây cơm nguội vàng và cây bàng lá đỏ, có màu ngói thâm nâu của những ngôi nhà cổ, có mặt nước vàng lay của hồ Tây lúc hoàng hôn, có bầy chim sâm cầm nhỏ vỗ cánh bay về phía mặt trời...
Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ,
Nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu.
Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội,
Mùa hoa sữa về thơm từng ngọn gió,
Mùa cốm xanh về, thơm bàn tay nhỏ,
Cốm sữa vỉa hè, thơm bước chân qua.
Hồ Tây chiều thu, mặt nước vàng lay bờ xa mời gọi.
Màu sương thương nhớ, bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời.
Hà Nội mùa thu đi giữa mọi người,
Lòng như thầm hỏi, tôi đang nhớ ai,
Sẽ có một ngày trời thu Hà Nội trả lời cho tôi,
Sẽ có một ngày từng con đường nhỏ trả lời cho tôi.
Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội, nhớ đến một người
Để nhớ mọi người.
------------------
--------
-
Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ
Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao
Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ
Đường dài hun hút cho mắt thêm sâu...
Mưa vẫn hay mưa trên hàng lá nhỏ
Buổi chiều ngồi ngóng những chuyến mưa qua
Trên bước chân em âm thầm lá đổ
Chợt hồn xanh buốt cho mình xót xa
Chiều này còn mưa sao em không lại
Nhỡ mai trong cơn đau vùi
Làm sao có nhau hằn lên nỗi đau
Bước chân em xin về mau
Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động
Làm sao em nhớ những vết chim di
Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng
Để người phiêu lãng quên mình lãng du
Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động
Làm sao em biết bia đá không đau
Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng
Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau.
Hồi còn bé xíu, tôi đã được biết và được nghe Diễm Xưa. Nhưng khi đó, tôi chỉ biết Diễm Xưa là... Diễm Xưa, chấm hết. Tôi đã không biết là đó là bài hát bác Trịnh viết cho "một người con gái rất mong manh đi qua những hàng cây long não lá li ti xanh mướt để đến trường đại học Văn khoa ở Huế..." , viết cho một người "là Diễm của những ngày xưa"
Nếu bác Trịnh không nói, chắc cũng chẳng có ai biết bác viết bài hát đó cho cô Diễm của những ngày xưa, mà mọi người chỉ nghĩ rằng Diễm Xưa là một mỹ từ nào đó do bác tạo ra thôi... vì Diễm và Xưa - 2 từ ghép với nhau rất ăn khớp và vừa khít như 2 miếng ghép cạnh nhau trong một bức tranh ghép...
Ngày mai em đi
Biển nhớ tên em gọi về
Trùng dương ướt đẫm cơn mê
Trời cao níu bước sơn khê
Có một trường hợp tương tự như vậy trong Biển Nhớ. Cũng chẳng ai biết Sơn Khê là gì nếu bác Trịnh không nói, mọi người sẽ nghĩ Sơn Khê lại là một mỹ từ nào đó, không thể giải thích được.
Nếu hai người con gái ấy, tên họ không phải là Diễm và Khê, thì không biết bác Trịnh có thể sáng tác những tuyệt phẩm như Diễm Xưa và Biển Nhớ không nhi?
Nói thêm về Diễm Xưa, có một dẫn chứng rất thực tế chứng tỏ 2 từ Diễm và Xưa có thể ăn khớp nhau đến thế nào. Đó là cụm từ "xưa rồi Diễm" (hình như người miền Bắc ít dùng cụm từ này ) để chỉ một cái gì đó đã lùi về quá khứ, đã quá lỗi thời, đã quá quen thuộc... Mà chắc chỉ có số ít những người sử dụng cụm từ này biết nó xuất phát từ đâu.
Katty
25/8/2008
Có một đôi điều em mới phát hiện ra. Em đã post lên blog, nay mang lên đây để chia sẻ với cả nhà ạ. ^^