Trịnh Công Sơn - người hát rong qua nhiều thế hệ

Trịnh Công Sơn
Báo Đại Đoàn Kết

Thuở ấy Nhị Xuân. Em ở nông trường. Em ra biên giới.

Đêm Nhị Xuân không còn thấy rõ mầu đất đỏ và những bãi mía, bãi dứa cùng lán trại cũng khoác một mầu áo khác. Mưa xuống. Hội trường dã chiến như một cái rá lọc nước thả xuống những giọt dài. Chúng tôi (Phạm Trọng Cầu, Trần Long ẩn và tôi...) cùng anh em thanh niên xung phong nam nữ hát với nhau dưới một bầu trời được trang trí lạ mắt như thế. Đêm cứ dài ra và những tiếng hát cứ dài ra. Nước ở con kênh dâng lên. Mặc kệ. Cứ đứng, cứ ngồi, cứ hát. Gần khuya có cô gái thanh niên xung phong nhanh nhẹn vui tươi mang cho chúng tôi những bát cháo gà trước khi chia tay. Những khuôn mặt ấy, tôi đã quen đã nhìn thấy nhiều lần. Một giờ khuya, lên xe giã từ Nhị Xuân, lòng còn âm vang tiếng cười, tiếng hát. Những bàn tay siết chặt, những cái vẫy tay trong đêm không nhìn thấy. Quá giờ giới nghiêm, xe nằm lại giữa đường, không được vào thành phố. Ngủ lại chờ sáng. Về lại thành phố, trở lại công việc thường ngày. Nhưng ở Nhị Xuân, có hai mươi người con gái thanh niên xung phong đi về phía khác. Mấy tháng sau, tôi được tin tất cả hai mươi khuôn mặt tôi đã nhìn, đã gặp trong đêm hôm nào ở Nhị Xuân cùng nhau ca hát, đã hy sinh ở biên giới Tây Nam. Những tiếng hát, giọng cười còn đó. Những cây mía, cây dứa các bạn trồng vẫn còn đó, vẫn lớn lên. Tôi bồi hồi nhìn ra quãng trời rộng và thấy lại trong trí nhớ những con người trẻ trung ấy. Trong những trái tim ấy có gì khác chúng ta không. Trong giấc ngủ ban đêm, trên những vầng trán khỏe mạnh ấy, đã có những cơn mơ nào. Chúng ta nói quá nhiều đến sự tròn đầy và chúng ta quên đi sự mất mát. Chúng ta vẽ ra lắm nụ cười mà quên đi những nỗi ngậm ngùi riêng tư. Những người bạn nhỏ ấy đã ra đi vĩnh viễn, nhưng nỗi nhớ thương về họ chưa được hát đủ như một nỗi đau. Còn thiếu sót biết bao nhiêu điều chưa nói hết lúc ở nông trường và càng chưa nói được một mảy may lúc ra biên giới. Làm một điều gì chưa đến nơi đến chốn với một người không còn nữa, có phải cũng là có lỗi với cuộc đời rồi hay không. Xin hãy tha thứ những dòng chữ óng mượt, những sắp xếp tinh khôn, những cân nhắc đong đo xuôi chèo thuận lái.
 
Trịnh Công Sơn
Báo Đại Đoàn Kết

Thông điệp

Mỗi người đều có một cách riêng và một lý do riêng khi đến với nghệ thuật. Cánh cửa mở ra, chúng ta bước vào. Có những cánh cửa rộng hẹp không đều nhau. Có những cách nhìn và lòng đam mê không giống nhau. Và làm sao có thể giống nhau được khi bản chất của nghệ thuật là một đòi hỏi miên man cái muôn hình vạn trạng. Từ đó hình thành tính cách của mỗi con người muốn lân la kết tình bằng hữu với nghệ thuật.

Có một điều chắc chắn là không có ai làm nghệ thuật một cách không nghiêm túc. Con người còn lắm chỗ, lắm nơi để bày ra những trò phù phiếm. Tuy nhiên, cũng có không ít những người quan niệm rằng làm nghệ thuật không vì một mục đích nào cả nghĩa là muốn hoàn thành một thứ nghệ thuật không có cứu cánh.

Đã từ lâu tôi muốn qua ca khúc nói được thật nhiều điều. Tôi không chọn ca khúc như một chặng đường để rồi sau đó tu dưỡng hòng nhảy vào những thể loại to lớn hơn. Ca khúc đối với tôi là một mô hình gần gũi, thiết thân và hoàn chỉnh. Nó là một cuộc hôn phối kỳ diệu giữa thi ca và âm nhạc.

Ở nơi nào trên mặt đất này có con người, ở đó có tiếng hát. Con người có thể hát một mình ở bất kỳ nơi đâu. Ca khúc là nỗi lòng của một con người trong cuộc sống. Cuộc tình giữa âm nhạc và văn học này đã khiến ca khúc tự nó có thể chạm đến mọi bờ cõi tri thức của đời sống con người. Nó đủ khả năng hát về một cái chồi non vừa nhú cho đến cái chết của một con người. Nó chính là tiếng chim buổi sáng, tiếng gà gáy trưa bên đồi mang âm vang của một nỗi nhớ nhung. Nó là nắng, là mưa, là nụ cười, là tiếng khóc. Nó ở cùng với điều nhỏ nhất và đồng thời cũng sống chung với những cõi bờ bao la.

Tôi chưa bao giờ cảm thấy ca khúc bối rối trước những điều tưởng không nói được. Nó đã đi qua bao nhiêu mùa mang giữa lòng cuộc sống con người và thường nó có mặt bên cạnh con người như một lời an ủi. Cũng vì thế, tôi đã có lần nuôi tham vọng gán ghép cho ca khúc một cái gì đó lớn hơn, tràn đầy ra ngoài cái hình thể nhỏ nhắn và khiêm tốn của nó. Đó chính là sứ mệnh truyền đạt những âu lo, những chờ đợi của con người khi đối diện với chính mình trước cuộc sống. Nó có bổn phận phải cưu mang trong từng dòng nhạc dòng chữ cái phần tinh khiết nhất của hạnh phúc và bất hạnh. Như vậy, ca khúc ngoài cái vai trò mua vui cũng được một vài trống canh, nó còn phải đảm nhiệm cái sứ mệnh đẹp đẽ mà các anh chị em họ hàng nghệ thuật của nó đã và đang làm.

Tôi nghe một tiếng hát và tôi thấy lại cả một khoảng trời đầy kỷ niệm. Tiếng hát đi từ tôi đến anh bằng con đường ngắn nhất. Cái khả năng to lớn sau cùng của ca khúc là mang đến sự cảm thông giữa mọi người bằng tiếng hát. Tôi ước mơ một ngày nào đó trên hành tinh này tiếng hát sẽ được trả về với vẻ đẹp thuần khiết của nó. Đó là tiếng hát bay qua các lục địa, các đại dương, mang trong lòng nó tình yêu và tình nhân ái. Cái sứ mệnh huy hoàng nhất của nó là phải mang được cái thông điệp ấy đến với từng con tim. Không những chỉ với những tâm hồn vốn yêu chuộng hòa bình mà cả những con tim đang ngộ độc bởi những ngòi thuốc nổ.
 
Trịnh Công Sơn
(Trích: Bửu Ý - Trịnh Công Sơn Một Nhạc Sĩ Thiên Tài - 2003)

Có nghe ra điều gì


Nỗi bất hạnh lớn nhất của chúng ta là luôn luôn có một kẻ thù để chống lại. Trong suốt hành trình của lịch sử, những kẻ thù mang tên khác nhau. Bất hạnh lớn dần để trở thành hiểm họa khi hai kẻ thù nghịch mang cùng một tên chung.

Tôi chưa bao giờ được biết về sự công bằng. Nhưng tôi muốn rằng những xác chết anh em phải được chia đều lòng thương tiếc. Trên những nhân danh chúng ta không cúi đầu, nhưng chúng ta phải quàng vòng hoa phúng điếu cho phận người hiu hắt. Chân lý chưa biết nằm ở đâu, nhưng tôi tin rằng chân lý không đến từ bạo lực.

Đời sống Việt Nam đã dạy chúng ta những bài học vĩ đại. Dạy biết từ một tấm lòng nhỏ nhen đến một tâm hồn cao cả. Dạy từ mưu toan giết chết một người đến kế hoạch giết chết hàng vạn người. Chúng ta biết rõ từ một tên hề mặt phấn môi son đến một tên ngụy quân tử.

Làng mạc, núi rừng đã thành đấu trường. Phố thị làm sân khấu.

Thời thơ ấu, qua những bài học lịch sử, lòng tôi xao xuyến biết bao về những tấm gương ái quốc. Tôi đã yêu mến những biên giới quê hương như vòng tay người mẹ ôm hôn che chở đàn con. Lòng tôi, những biên giới cũng được dựng lên từ đó. Không phải những biên giới của thù hận mà chỉ là lằn mức địa lý chia những cuộc chơi riêng đầy quen thuộc và thân ái.

Lớn lên, tôi dần dần rơi vào những hoài nghi. Những hoài nghi như đám mây đen, đe dọa cơn bão lớn. Tôi biết rằng khi cơn bão đến, những gì đẹp đẽ được nuôi dưỡng từ ấu thơ sẽ bị cuốn phăng đi.

Đã bao nhiêu năm tháng tôi ngồi nhìn những mùa nước lên. Thành phố Huế mỗi năm đều có những cơn lụt. Một đôi lần lụt lớn, nước nguồn ồ ạt mang về bao nhiêu của cải của rừng sâu: voi, cọp, bò rừng, trăn, gỗ quí... Vốn liếng ẩn giấu của thiên nhiên lao đi trong một tốc độ cuồng nhiệt. Tất cả đều ngơ ngác, lạc lối, trần trụi.

Nhiều lần, tôi đã mong được thấy những giá trị hão huyền, bén rễ sâu xa trong tâm não tôi, được tống ra ngoài, trong cách thế đó.

Tôi không phải là kẻ dễ mất niềm tin, nhưng trong tôi, rất vô tình những trái độc đã làm mùa của chúng.

Tôi đã đi qua nhiều thành phố của quê hương. Mỗi nơi đều có những đêm gặp gỡ cùng tuổi trẻ. Chúng tôi nuôi dưỡng hy vọng và gửi đến nhau sự phân ưu chung bằng tiếng hát. Chính trong lúc, khi tiếng vỗ tay đập vào nhau nhịp nhàng và đều đặn cùng tiếng hát, lòng tôi bỗng chùng lại trong một ái ngại vô bờ. Tôi bỗng muốn thu mình thành một bóng tối nhỏ trước những con mắt trong sáng vây quanh. Với những trái tim quí báu kia, có thật tôi đã mang đến một điều gì tốt đẹp?

Chưa bao giờ tôi có ý nghĩ tự đề nghị với mình một trách nhiệm quá lớn. Nhưng khi đã lỡ nhận chịu những cảm tình nồng hậu từ đám đông, thì những tình cảm kia phải được đền bồi.

Quanh tôi, bỗng dưng những chấn song được dựng lên. Những chấn song dù êm ái nhưng làm mỏi mệt. Mỏi mệt vì tôi biết rõ mình chỉ cưu mang nổi một tiếng thở than quá ư phù du từ một con tim bén nhạy. Đời sống chung quanh thì tự bản chất vốn hủy hoại và vô tình. Tôi không đủ là một con đê hay một báo hiệu mới mẻ.

Nhưng dù sao, mọi sự đã lỡ. Lịch sử đã lỡ lên đường và tôi cũng đã lỡ để một bàn chân trong cơn xung động.

Mọi sự hoàn tất đều có đôi chút bị hiểu lầm. Người trong cuộc mới thấu hiểu được cái tang thương của từng kết quả. Lịch sử có niềm đau riêng của nó. Cá nhân cũng có cái xót xa riêng. Bởi lẻ chưa có một tổng hợp đích xác nào về thân phận con người. Vũ trụ luôn luôn biến đổi, làm sao toan tính nổi. Cho nên điều hiển nhiên là mọi sự thành tựu càng lớn lao, càng ẩn giấu niềm tuyệt vọng.

Mỗi dự phóng về hạnh phúc con người đều là nguồn cội của hố thẳm. Luôn luôn có sự nhầm lẫn về chữ nghĩa. Người ta đánh bóng sự đổ vỡ và gọi đó là niềm bi tráng của phận người. Dự phóng càng lớn, càng dài càng xa cách con người. Và tất nhiên càng mở rộng hố thẳm. Đến lúc đạt được đỉnh cao thì chính là lúc kề cận nhất với vực sâu. Và có thực sự đó là một đỉnh cao?

Vì thế, tôi gọi những kẻ muốn lấp biển vá trời là những con người đam mê tuyệt vọng. “Mọi đam mê đều vô ích”. Đam mê tuyệt vọng dẫn ta về hư vô. Bao nhiêu cánh cửa hư vô đã mở toang cuối những chặng đường đẫm máu của lịch sử nhân loại. Những thế hệ về sau, khi lần giở lịch sử ông cha, giữ cái án chung thân trong ý thức cùng niềm im lặng. Từ đó, nói đến ý thức trong thời đại chúng ta là muốn nhắc lại cái ý thức về sự tịch lặng. Sự tịch lặng của những vết thương trời đất và trong lòng. Cõi vô âm của mọi chủ thuyết, mọi triết lý. Đời sống đã mất hẳn sự bình an. Những con đường nhân sinh không có chốn đến. Sở tại chính là sự ra đi. Ra đi để biết rằng quê quán chỉ là tiếng hoàng oanh trên đời người khổ hạnh. Là một an ủi thoáng qua. Là “nền cũ lâu đài bóng tịch dương” để ngậm ngùi.

Trong đời sống chúng ta, thiếu gì những trái tim vững chãi. Đâu thiếu những ý lực siêu nhân. Mỗi khi ý thức được vót nhọn người ta có cảm tưởng sẽ bắn rụng những niềm tuyệt vọng chung quanh. Nhưng hỡi ơi, niềm tuyệt vọng đã ẩn trú trong đường bay của ý thức đó. Ý thức càng được vót nhọn, niềm tuyệt vọng càng đào những hang sâu. Trái tim con người, nếu không biến thành mộ địa, sẽ vang lên tiếng tru thảm thiết của loài sói.

Những ngày mệt mỏi tôi thường tìm về bên một dòng sông. Nơi thành phố của quá khứ. Một quá khứ chưa đủ dài nhưng đã thừa thãi tang thương. Thành phố trên bề mặt yên tĩnh có những cơn sóng ngầm đáng ngại. Những ngọn lửa ủ dưới tro than, đã liên tục tạo những cơn phong ba, đã làm bật rễ những triều đại.

Những hoạn nạn, qua nhiều thời kỳ không đếm xiết. Nhưng mỗi lần có cơ hội trở lại đời sống bình thường thành phố lại mang khuôn mặt thơ mộng và nhẹ nhàng của những ngọn phong lau trong thành cổ.

Về những năm sau này thành phố có vẻ tiêu điều hơn trước. Mỗi cơn hoạn nạn thường mang đi ít nhiều bạn bè. Tôi như con bệnh kinh niên, mỗi lần trở về tĩnh dưỡng, có cảm tưởng về thăm một cố tri hơn hơn là một thành phố. Vẻ xác xơ như khởi chung từ một mối. Không như ngày xưa, tôi vui chơi trong thành phố. Bây giờ chúng tôi song hành trong niềm tư lự.

Ngồi bên dòng sông, nhiều đêm tôi nghe ra những đổi thay quá lớn. Huế quả thực đã biến đổi rất nhiều. Những cuộc biển dâu vô hạnh đã giết chết phần nào tình cảm đẹp đẽ nơi đây. Huế ngày xưa ấm áp biết bao. Nay đã quá lạnh lùng. Vẻ lạnh lùng sương phụ. Trong những hoàn cảnh nghiệt ngã người ta không còn nhìn nhau bằng con mắt cũ. Đã thấp thoáng thấy dưới những trũng mắt năm xưa, những bình phong e ngại. Ngờ vực là phải. Thời đại của đố kỵ, tỵ hiềm đã thành hình từ bao giờ mà không hay. Không phải chỉ riêng nơi đây. Nơi nơi đều thế. Tôi đã qua nhiều thành phố. Đã góp mặt. Cuối cùng mới vỡ lẽ ra, mỗi nơi đều đã thành tựu những sâu khấu và những đấu trường bỏ túi. Những tuồng tích được soạn sửa cẩn mật. Mỗi người đóng dăm ba vai trò. Đám giả hình múa những đường gươm vừa khắc nghiệt vừa chu đáo.

Nhiều đêm trở về, xương sống bỗng buốt lạnh. Bởi đâu đây, luôn luôn sẵn sàng những nhát dao không minh bạch. Phải sống thường trực trong khí hậu như thế làm sao khỏi e dè.

Tôi biết rõ phần nào mình đã đuối sức. Những tiếng hát hân hoan nhiều khi chỉ để lấp liếm sự phiền não. Có cái gì gần như những vết hoen trên một phía của nạn đời. Dường như tôi đang ẩn thân ở mặt đời không kiêu hãnh. Nơi có nhiều bóng tối và sự tròn lẵn vô liêm.

Không phải mọi chọn lựa đều bế tắc. Nhưng tôi không dại gì tự dẫn mình đến một pháp trường bất xứng. Trong cuộc sống nhiễu nhương nơi đây, sống đã là một cách chọn lựa. Ai cũng có một lần phủi tay với cuộc đời. Cho nên những chọn lựa nhỏ nhặt chỉ làm hao mòn ta thôi. Nếu đủ sức giương cung, hãy chọn mũi tên định mệnh.

Tôi rất buồn bã khi nhìn thấy những tâm hồn đẹp đẽ quanh đây bị cuốn hút vào những chọn lựa trào lưu. Những chọn lựa có vẻ đẹp bề mặt. Những chọn lựa không can dự gì với ý thức. Hay nếu có, chỉ là loại ý thức con vẹt.

Trong cách thế đó, chọn lựa chỉ còn có nghĩ là hủy hoại. Tự hủy và kéo theo những cái chết thanh xuân.

Tôi không có ý ngờ vực lòng can đảm. Nhưng tôi sợ hãi ngộ nhận.

Hãy chọn lấy lời phán xét. Nếu cần làm tên tử tội, ta chỉ là tên tử tội của định mệnh riêng tư. Đừng mơ mộng trên xương máu. Chưa bao giờ tôi nghe được một tiếng hát nói về sự sinh nở tốt đẹp của hận thù. Gắng che chở cho tâm hồn. Nấm hoang đã mọc quá nhiều trên đó.

Trong thành phố, mùa hạ có những cơn bão qua. Một ít mùa màng và hoa quả không đậu. Vào buổi lập thu, bỗng dưng những hồ ao quanh thành cổ thơm tho một mùa sen muộn. Những sớm mai âm u đi về dưới cổng thành, lòng tôi bất ngờ có những nỗi hân hoan kỳ lạ. Một cái gì gần như niềm hy vọng vừa nhú lên. Tôi nghĩ rằng tuổi trẻ quanh đây, qua những bất hạnh quá đủ, sẽ tạo dựng được cái mùa muộn màng của sự thật. Sẽ khởi công từ những ước mơ chân thật. Những phát biểu mới sẽ là những đường gươm sắc bén chém rụng huyền thoại. Mỗi bước đi tới tuổi trẻ tự cưu mang lấy mình, không nương nhờ nữa. Mỗi người là hy vọng của chính mình. Giải thoát quyết liệt khỏi những khối nam châm phù thủy. Bấy lâu, sự sợ hãi đã làm rêu phong trên đời ta. Những sự thật tối tăm được chở che an toàn. Những nhầm lẫn không bị truy tố. Có lẻ không phải vì thiếu lòng can đảm. Chúng ta dường như là những đứa con quá tình cảm, không nỡ buộc tội ông cha.

Nhưng đã muộn. Chúng ta đang chênh vênh trên con dốc hủy diệt. Cái gia đình chung đã có lắm điều tồi tệ.

Chúng ta được thương xót từ mọi phía. Được vỗ tay từ khắp nơi. Bị chê bai cũng lắm. Nhưng sá gì những lời bình phẩm kia.

Hãy bắt đầu phá bỏ đấu trường. Phá bỏ sân khấu. Vở tuồng đã quá dài. Bao nhiêu năm nay, chúng ta đã nuôi nấng tình cảm nhân loại bằng tấm thảm kịch quá lớn. Không thể tiếp làm những diễn viên giác đấu nữa.

Chúng ta hiểu rõ hạnh phúc ở đâu. Trên con đường đã qua tuyệt nhiên không có.

Dù thế nào cũng đã ra đi. Chỉ xin được ra đi êm ái. Những đứa con nhân loại đã thật sự mất dấu về quê quán cũ. Đã bao nhiêu sa mạc. Sa mạc quả là mênh mông. Chúng ta đang cần chút nước cho hành trình. Những thiệt thòi đã đủ lớn lao. Điều cần nhớ là đừng để cả một dân tộc bị hụt hơi vì vô vọng.

1973
 
Trịnh Công Sơn


Ðể bắt đầu một hồi ức

Viết hồi ký về đời mình là quyền của mỗi con người. Ai cũng muốn ghi lại những kỷ niệm buồn, vui trong đời. Tuy nhiên cũng có những hồi ký tự thuật và những tường trình về đời mình có tính cách thiếu khiêm tốn và đôi khi không gần gũi với sự thật lắm. Ðiều đó dễ dẫn ta đi vào một thứ trận đồ bát quái tâm linh, không có thật. Tôi rất ngại nói về mình mặc dù đã có nhiều cơ sở xuất bản trong và ngoài nước đề nghị viết về một quá trình khá dài trong cuộc đời làm nghệ thuật của tôi. Cái tôi đáng ghét (Le moi est haissable) nhưng cái tôi cũng có lúc đáng yêu vì cái tôi đó biết mình và cuộc đời là một. Tôi yêu cuộc đời và cuộc đời cũng đã yêu tôi. Ðó là niềm an ủi lớn trong cuộc sống này. Vì thế trong lòng tôi không có một giây phút nào nuôi một lòng oán hận với cuộc đời.

Dù có đôi khi nhân gian bạc đãi mình, và con người phụ rẫy mình nhưng cuộc đời rộng lớn quá và mỗi chúng ta chỉ là những hạt bụi nhỏ nhoi trong trần gian mà thôi. Giận hờn, trách móc mà làm gì bởi vì cuộc đời sẽ xoá hết những vết bầm trong tâm hồn chúng ta nếu lòng ta biết độ lượng. Ta biết tha thứ những điều nhỏ thì cuộc đời sẽ tha thứ cho ta những điều lớn hơn.

Ai cũng biết cuộc đời này là quý vì vậy ai cũng muốn ôm lấy mãi cuộc đời. Như đôi tình nhân. Nhưng mà nợ trần không dễ, không dài. Rồi sẽ có phút chia lìa. Phút ấy không biết còn ai nhớ ai nữa không trên mặt đất trần gian này.

Tôi đến với âm nhạc có lẽ cũng vì tình yêu cuộc sống. Một phần cũng do một khúc quanh nào đó của số phận. Thời trẻ tôi học võ và chơi những môn điền kinh. Sau một cơn bệnh nặng kéo dài hơn hai năm do tập dợt judo với người em trai và bỗng nhiên muốn bày tỏ một điều gì đó với cuộc đời. Tôi vốn thích triết học và vì thế tôi muốn đưa triết học vào những ca khúc của mình. Một thứ triết học nhẹ nhàng mà ai ai cũng có thể hiểu được như ca dao hoặc những lời ru con của mẹ. Triết học Việt Nam có đó nhưng không được hệ thống hóa vì nó bàng bạc trong đời sống nhân gian.

Tôi không bao giờ có tham vọng trở thành một người viết ca khúc nổi tiếng nhưng đời đã tặng cho tôi món quà ấy thì tôi không thể không nhận. Và khi đã nhận rồi thì mình phải có trách nhiệm đối với mọi người. Vì thế tôi đã cố gắng làm thế nào để có thể trong những bài hát của mình chuyên chở được một thông điệp của lòng nhân ái đến với mọi người.

Vì có tình yêu nên có âm nhạc. Vì có khổ đau nên có âm nhạc. Có hạnh phúc nên cũng có âm nhạc. Do đó khi tôi viết lên một bài hát ca tụng tình yêu, hạnh phúc hoặc than thở về một nỗi tuyệt vọng nào đó thì hình như tôi đã không mắc phải một lỗi lầm nào cả.
 
Trịnh Công Sơn
Tạp chí Sóng Nhạc số 2 , tháng 11-1988

Tự bạch

Hội họa và âm nhạc là hai người bạn đồng hành trong nghệ thuật. Mỗi người tự là tiếng nói của mình đồng thời cũng là tiếng nói của người kia. Trong âm thanh có sắc màu và ngược lại, trong màu sắc có âm thanh. Khi bạn đứng trước một bức tranh hay nhiều bức tranh, trong yên lặng, bạn sẽ nghe từ những khối màu, từ những đường nét vang lên một thứ âm thanh mơ hồ nào đó. Và nếu bạn là một nhạc sĩ bạn có thể ghi chép lại hoặc cùng hợp tấu với những âm thanh kia.

Và cũng tương tự như thế, khi bạn nghe một bản nhạc, bạn đắm chìm vào bản nhạc ấy và trong khối lượng âm thanh kia bỗng nhiên mở ra cho bạn một không gian đầy màu sắc, lung linh, ong ả mà có thể bạn chưa bao giờ nhìn thấy.

Có nhiều điều tôi chỉ có thể vẽ mà không diễn tả bằng âm nhạc được. Lúc ấy tôi phải sử dụng ngay cọ, màu và bố (toile). Ngược lại có những chủ đềchir có thể dùng âm nhạc mới nói được điều mình muốn nói.

Tôi đã làm công việc song hành này trong nhiều năm và cảm thấy không hề có một sự va chạm hoặc đổ vỡ nào trong nguồn cảm hứng cả. Với tôi đây chỉ là một cuộc vui chơi và đã xem là một cuộc chơi thì tất cả chỉ nhẹ như tơ hồng.
 
Trịnh Công Sơn

Đêm Giao Thừa 1993

1.1.1993

Tôi có bao nhiêu tuổi thì tôi cũng có bấy nhiêu đêm giao thừa. Có Tết tây và Tết ta. Tờ lịch cuối cùng bóc ra và tự dưng thấy trơ trọi một nỗi buồn vu vơ. Nỗi buồn đó thuộc về lịch tây. Chờ thêm mấy mươi ngày nữa thì lại thêm một nỗi buồn ta. Nỗi buồn của một người thấy mùa xuân thuộc về kẻ khác. Nỗi buồn của kẻ không dám thốt lên hai tiếng tương lai..

Có những đêm nằm không ngủ được. Nghĩ đến tương lai thuộc về người khác mà lòng cứ rầu rầu. Vì sao phải vậy. Quy luật tự nhiên là cái quái gì vậy mà làm não nề những cõi lòng ham sống, thèm yêu cuộc đời. Yêu đời và cứ muốn tồn tại mãi đâu phải là một cái tội. Nếu là tội lỗi thì xưng tội, sám hối với ai.

Cuộc đời sắm ra cái sự yêu thương nhức nhối này làm tình làm tội biết bao nhiêu thân phận con người. Yêu cuộc đời và muốn ở lại mãi mãi. Vì sao không cho ở lại. Trái đất quá chật và vì vậy phải có kẻ ở người đi. Buồn lắm mà không thể than phiền với ai cả.

Ðêm giao thừa dù tây dù ta tôi vẫn luôn luôn một mình một cõi. Số phận vẫn thường hay hậu hĩ với kẻ này mà lại bạc đãi kẻ kia. Có rất nhiều bạn bè thân hữu chứng nhân cứ thấy mỗi lần vào dịp lễ là tôi lại một mình một cõi. Ðành vậy biết làm sao - Người ta có thể vui chơi, đàn đúm, quây quần một đời nhưng vẫn cứ lạc loài lẻ loi một chốc. Một chốc mà là tất cả. Cái sát na nhỏ bé của thời gian đôi khi cũng quy định cả đời người. Một người mẹ bỏ đi. Một người tình bỏ đi cũng nằm trong cái sát na đó.

Ðừng than thân trách phận. Ðời không có lỗi với ai, chỉ có ta có lỗi với đời. Ðêm giao thừa không có người yêu thì buồn lắm nhưng cũng không vì thế mà chết được. Những lễ lạc đi qua đời người mà thiếu vắng hồng nhan thì vẫn có thể vui nhưng là một niềm vui không trọn. Như một khúc hát dở dang. Symphonie inacheveé. Một mùa thu không có lá vàng. Một mùa hè không có nắng. Một đêm đông không giá rét.

Ðêm giao thừa ngồi một mình và hát :

"Ðừng tuyệt vọng tôi ơi đừng tuyệt vọng
Lá mùa thu rơi rụng giữa mùa đông..."

Ðừng tuyệt vọng vì cuộc đời hồn nhiên đôn hậu vẫn luôn luôn cho ta những ngày vui khác. Những ngày vui của đời thì thênh thang vô tận. Hết cuộc tuyệt vọng này đến một cuộc tuyệt vọng khác biết đâu cũng là một niềm vui. Một niềm vui dù không có thật thì cũng đủ an ủi trong phút chốc.

Cuộc sống là một niềm an ủi vô bờ. Cuộc sống chỉ cho ta mà không cần lấy bớt đi. Cuộc sống cho ta tất cả và mỉm cười khi thấy ta dại dột. Con người sinh ra vốn bất toàn và để làm những điều lầm lỗi. Nó đẹp vì bất toàn. Nó đáng yêu vì nó luôn luôn lầm lỗi. Vậy thì cứ yêu mà đừng tuyệt vọng. Hết cuộc tình này sẽ có một cuộc tình khác. Không có ai lang chạ. Không có ai phản bội ai. Có thứ tình này có thứ tình nọ. Có tội lỗi và có thiên thần. Ðừng khen chê, bôi bác, thẩm định. Ðược yêu hay bị từ chối cũng là số phận của đời. Mà đời thì rộng quá không yêu được chốn này thì yêu nơi khác. Còn yêu thì còn sống. Còn được yêu thì còn sống dài lâu.

Không bao giờ có điều gì tuyệt đối. Và như thế phải có một đêm giao thừa nào đó phải có người yêu. Có những đêm không phải giao thừa mà vẫn có người yêu. Những đêm như thế ta cứ xem như là đêm giao thừa vậy.
 
Trịnh Công Sơn

Nhật kí tuổi 30

Ðây là một đoạn nhật ký Trịnh Công Sơn viết năm 1969, khi vừa tròn 30 tuổi, lúc anh đã có nhiều sáng tác được công chúng biết đến và yêu mến...

Vào đầu mùa xuân này tôi có ba mươi tuổi chẵn. Câu nói đã xa lặp lại mãi âm thầm trong trí tôi: Tam thập nhi lập. Riêng tôi chả lập được gì cả.

Tôi đang ở trong một thành phố có những vết tích cổ xa của đền đài thành quách. Bây giờ những thứ đó cũng không nói lên được điều gì. Thỉnh thoảng nhìn lại cũng có gợn lên trong lòng một chút buồn bâng quơ vậy thôi. Người ta chỉ còn chú ý đến những đổ nát quanh thành phố và ngay trên những đền đài đó. Có lần tôi cùng vài người bạn đưa một cô bạn từ xa đến, đi thăm những đền đài này, cô bạn thắc mắc hỏi sao người ta chưa lo sửa sang lại những nơi này. Người bạn tôi cười bảo: lo gì, cứ làm một cuộc cách mạng, lo cho mọi việc khác xong thì một trăm cái đền đài này xây cũng nổi. Ðó là câu chuyện nhỏ của năm vừa qua, vào khoảng đầu mùa hạ. Bây giờ là mùa xuân của một năm mới. Mùa xuân mà tôi vừa đến tuổi ba mươi.

Tôi đã dự định sẽ tổ chức sinh nhật của mình thật lớn để mừng tuổi khởi đầu cho sự trưởng thành thật sự. Tôi có nói điều đó với mấy đứa em, cả với mẹ tôi nữa. Những đứa em gái có vẻ mừng, nhắc nhở luôn và chờ đợi. Chúng nó hỏi tôi tổ chức như thế nào, dọn ăn ra sao và mời những ai đến. Tôi cũng vẽ ra một không khí thật rực rỡ và bảo thôi chờ đến đó hẵng hay.

Ngày sinh nhật cuối cùng đã đến cùng với mùa xuân. Hàng cây trước nhà đã thay lá xanh nõn. Và tôi, cũng như những đứa em đã quên hẳn ngày sinh nhật đã vẽ ra từ năm ngoái. Hai ngày sau ngày sinh nhật, tôi nhận được một điện tín. Ðó là điện tín của một người con gái dễ thương nhưng không yêu gửi một lời chúc mừng sinh nhật.

Tôi đã bỏ một buổi chiều để nghĩ về ngày sinh của mình cách đây ba mười năm. làm sao còn nhớ được cái ngày khởi đầu cho một đời người xa heo hút như thế. Tôi thử kiểm điểm lại xem mình đã làm được gì. Tôi nhớ năm mười lăm tuổi có lần tôi đã mơ ước được đến tuổi hai mươi để làm người lớn, để được hút thuốc, được tự do đi chơi nơi này nơi nọ, được làm tất cả những gì mà với tuổi 15 tôi chưa có quyền làm. Như thế mà đã 15 năm nữa. Tuổi mơ ước làm người lớn cũng đã đi qua. Ði qua với một số kỷ niệm buồn vui có khi không còn nhớ rõ.

Thời gian mơ ước được làm người lớn cũng là thời gian của mối tình đầu tiên. Cũng là thời gian đã được yêu và được nhìn người yêu mình đi lấy chồng. Cuộc tình duyên này không cân xứng về tuổi tác nhưng cân xứng về danh vọng và nhan sắc. Ðiều này đã trở thành cổ điển và không gây thêm được một chút ngạc nhiên nào trong xã hội nho nhỏ của thành phố. Tuy thế, riêng tôi là một thất vọng lớn không lường được. Sau đó là những mối tình khác nhưng tôi vẫn khó xoá được mặc cảm (tuy càng ngày càng mỏng dần trong tôi) đối với thành phố này.

Bây giờ tôi đã 30 tuổi.

Ba mươi cây nến không cây nào được đốt lên. Buổi chiều trong căn phòng chỉ còn lại mình tôi, những đứa em gái đã đi học. Một thằng em trai làm ăn ở xa. Một đứa khác đang hành quân trên đỉnh một núi cao mà có lần nó bảo là sương mù quanh năm lạnh lắm. Mẹ tôi thì sang phố từ sau bữa cơm trưa.

Tôi nhớ đến tên những thằng bạn thân, bây giờ mỗi đứa đang ăn, ngủ, nhậu hay hiểm nguy trên những địa thế khác nhau của mặt đất này. Ví dụ lúc này có thằng Tường (*) ở đây thì nó sẽ uống thật cạn một ly rượu và mang cái ly ra dòng sông bên cạnh nhà để vứt xuống. Không hiểu nó đã vứt được bao nhiêu cái ly xuống biển, xuống sông, xuống đèo cho những sinh nhật bạn bè. Ðó cũng là một thói quen làm người khác dễ nhớ đến. Tất cả đều đã phiêu bạt. Như tôi cũng đã phiêu bạt.

Những lần quay về lại với căn nhà này tôi luôn luôn mang cảm giác sự trở về của một đứa con đi hoang. Thời gian trở về bao giờ cũng là thời gian để nằm nghỉ và dưỡng sức. Như một con bệnh mệt mỏi, rã rời...

(*) Hoàng Phủ Ngọc Tường
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Trịnh Công Sơn


Nhật Ký Huế

Đã lâu lắm tôi không ra khỏi nhà để thực hiện những chuyến đi xa. Thế rồi nó trở thành một thói quen. Một thói quen không hiểu là tốt hay xấu. Nhưng dù sao đó cũng là thói quen của một người không có sức khoẻ tốt hoặc đã đạt đến một thứ tuổi lười. Đã từng có những cuộc mời mọc trong vài năm nay để ra nước ngoài nhưng tôi đều từ chối. Và khi kiếm được một cớ nào đó để từ chối mà không phụ lòng người mời, tôi bỗng thấy lòng thảnh thơi, nhẹ nhõm.

Tháng 4 năm nay ở Huế có tổ chức Festival 2000. Tôi không được mời, nhưng điều đó không có gì quan trọng. Bởi vì rất nhiều người khác cần được mời hơn tôi cũng không được mời. Đã hiểu lý do làm sao mà có một sự thiếu sót như thế thì cần phải viện đến những cơ sự rất phức tạp, thậm chí lạ lùng khó hiểu.

Thành phố Huế là thành phố của những đứa con thân yêu của Huế, chứ không phải chỉ để dành riêng cho một số người. Càng không phải chỉ để dành cho một thế lực nào đó. Quê hương là quê hương chung, chứ không phải quê hương của riêng ai. Vì thế cho nên muốn làm đẹp cho quê hương cũng phải được chia đều.

Thế mà cuối cùng tôi cũng đến Huế trong những ngày nằm giữa bề dài của cuộc Festival. Tôi đã sẵn sàng tham dự một vài buổi trình diễn không lấy gì làm hứng thú. Những bữa ăn không mùi vị, thậm chí là nhạt nhẽo. Nhưng tôi không mất nụ cười và sự vui tươi hồn nhiên, vì tôi là thằng con của Huế. Tôi an ủi đám bạn bè cùng đi là hãy vui đi, vì đây là xứ sở của tôi.

Khi bạn có một xứ sở để trở về hoặc là để thỉnh thoảng trở về, thì bạn còn có hạnh phúc nhiều lắm. ở đó bạn có một dòng sông, một ngọn núi, và bạn tìm lại được những đứa bạn một thời tóc xanh nay đã lốm đốm bạc đầu. Bạn sẽ gặp một cô gái Huế bất chợt trên đường và hỏi rằng: Huế bây gờ có gì lạ không em? thì lập tức, hoặc tình cờ cô gái ấy sẽ đọc lại hai câu thơ của Bùi Giáng:

Dạ thưa phố Huế bây giờ
Ngự Bình vẫn đứng bên bờ sông Hương.

Huế trăm năm trước và trăm năm sau không có gì thay đổi. Nó hình như muốn giữ trọn một lời thề sắt son, không bao giờ thay lòng đổi dạ. Đó là nét đáng yêu của một thành phố, nhất là một thành phố rất cổ kính. Tuy nhiên thời đại này người ta không cho phép một thành phố với những con người cứ mải mê ngủ hoài trên những vàng son của quá khứ hoặc ôm mãi những giấc mộng huyễn hoặc trên những tàng kính các.

Huế lần này đã kéo tôi ra khỏi cái góc nhà nhỏ hẹp của tôi. Nếu không có Huế trong dịp Festival này, chưa chắc tôi đã rời được nơi ẩn trú của mình. Tuy vậy, xét cho cùng, không phải vì Festival lôi cuốn sự tò mò của tôi, mà chỉ đơn giản chính là Huế. Tôi về Huế chính vì Huế chứ không phải vì Festival Huế 2000. Nếu nói một cách chính danh, thì đây không phải là một Festival trong đúng nghĩa của nó. Tổ chức luộm thuộm, không có một không khí hội hè đúng như yêu cầu, và thực sự nhìn chung, người dân của Huế không tích cực lắm trong việc chia sẻ một niềm vui chung.

Dù sao tôi cũng cảm ơn một cái cớ nhỏ để tôi đi giang hồ vặt trong vài ngày ở Đà nẵng, Hội an và Huế. Ngày xưa, thời còn trẻ lắm, những chuyến đi chơi nhỏ mọn này không thể nào đủ để làm nguội bớt máu giang hồ trong tôi. Bây giờ thì những chuyến đi ngắn cùng đông đảo bạn bè cũng tạm an ủi cho những giấc mộng phiêu lưu không còn thực hiện được nữa.

Huế là người yêu của tôi, là giấc mộng của tôi. Nhưng bây giờ tôi còn Sài gòn và Hà nội. Tôi thấy đâu cũng là quê nhà. ở đâu tôi cũng có giấc mộng và tình yêu. Và vì vậy, đôi lúc tôi không còn cảm thấy mình thuộc về một xứ sở nào nữa. Nhưng ngẫm cho cùng, thì Huế vẫn là quê nhà của tôi, và ngày nào Huế chưa phụ bạc tôi, thì tôi vẫn là đứa con không bị từ chối của Huế.
 
Trịnh Công Sơn
Báo Thể Thao Ngày Nay, số ra ngày 1-4-2001

Tôi đã mơ thấy chuyến đi của mình ...

Càng sống nhiều ta càng thấy cái chết dễ dàng đến với bất cứ một ai. Chết quá dễ mà sống thì quá khó. Hôm qua gặp nhau đấy, ngày mai lại mất nhau. Sống thì có hẹn hò hôm nay hôm mai. Chết thì chẳng bao giờ có một cuộc hẹn hò nào trước. Một buổi sáng cách đây bốn năm, lúc tôi đang ngồi uống rượu với bạn, mẹ tôi bảo: "Mạ đi chơi chút nghe". Thế rồi một giờ sau tôi được điện thoại báo tin mẹ tôi đã mất tại nhà người bạn.

Nhạc sĩ Xuân Hồng cũng đã từ biệt chúng tôi như thế. Không kịp nói một lời, không kịp đưa tay vẫy chào bạn bè, vẫy chào cuộc sống. Thế kỷ 21 thế mà cũng khó đến được dù chỉ còn mấy năm.

Càng yêu ta càng thấy: có tình yêu thì khó mà mất tình thì quá dễ. Hôm qua mới yêu nhau đấy, hôm nay đã mất rồi. Mất sạch như người đi buôn mất hết vốn liếng. Cứ tự an ủi mình khi nghĩ rằng mình đau khổ thì có một kẻ khác đang hạnh phúc. Và biết đâu cái thời gian mình được yêu thì một người khác cũng đang đau khổ vô cùng. Nghĩ thế thì thấy cuộc đời bỗng nhẹ nhàng hơn và cũng dễ tha thứ cho nhau. Sống mà giữ mãi trong lòng những hờn oán thì cũng nặng nề.

Có người bỏ cuộc đời mà đi như một giấc ngủ quên. Có người bỏ cuộc tình mà đi như người đãng trí. Dù sao cũng đã lãng quên một nơi này để đi về một chốn khác. Phụ đời và phụ người hình như cũng vậy mà thôi. Người ở lại bao giờ cũng nhớ thương một hình bóng mình đã mất. Khó mà quên nhanh, khó mà xóa đi trong lòng một nỗi ngậm ngùi.

Tưởng rằng có thể quên dễ dàng một cuộc tình nhưng hóa ra chẳng bao giờ quên được. Mượn cuộc tình này để xóa cuộc tình kia chỉ là một sự vá víu cho tâm hồn. Những mảnh vá ấy chỉ đủ để làm phẳng lặng bên ngoài mà thôi. Mỗi một con người vì ngại chết mà muốn sống. Mỗi một con người vì sợ mất tình mà giữ mãi một lòng nhớ nhung.

Cuối cùng thì lòng yêu thương cuộc sống cũng không giữ lại đời người. Cuối cùng thì tình yêu không giữ được người mình yêu...
 
Trịnh Công Sơn

Những Định Mệnh Kỳ Lạ

Lên đường, đối với chúng tôi là một tiếng nói định mệnh.
Hầu như chưa có một dân tộc nào mà lịch sử được chứng nghiệm một hành trình dài lâu đến thế. Dài lâu trong đêm tối máu xương.

Không phải chỉ cần một đôi chân rắn chắc, bền bỉ và một ý chí không hề mỏi mệt, mòn lụt mà một cái gì khác hơn, trên tất cả những thứ đó: Định mệnh.

Không phải từ những ngàn năm trước, mỗi một người dân nơi đây đã nhận lãnh “định mệnh đi lên” từ một bàn tay quyền uy nào đó như bây giờ những người lính trẻ nhận tấm thẻ bài và vũ khí để ra chiến trận. Định mệnh đó không biết từ một phép mầu quỷ quái và hiểm độc nào, đã hòa tan trong dòng sữa của những bà mẹ đầu tiên. Đã làm nên máu huyết và mỗi dòng máu chảy ngược về tim là từng nhát búa đánh mạnh vào chiếc cồng làm vang lên những bình minh rực rỡ.

Và như thế họ đã ra đi cùng với giấc mơ.

Bàn chân cha mẹ làm thành bàn chân con cháu. Núi cao thành đồng bằng. Đồng bằng thành nhà cửa, ruộng nương phố xá. Đất của mãnh thú thu gọn lại trong những biên giới khiêm nhường hơn. Những giống chân yếu đuối biến mất.

Hành trình đã được làm bằng máu xương và nước mắt. Bằng vinh quang và tuyệt vọng. Bằng hăm hở và hối hận. Tất cả những kinh nghiệm đã vót nhọn những cơ năng của con người. Và trong mớ tên sắc bén đó, mũi tên quí giá nhất: ý thức đi lên.

Đi lên! Không còn là một lời kêu gọi nữa mà chính mỗi chúng tôi là sự đi lên đó.

Cả một dân tộc lên đường rất hồn nhiên. Như những đứa con của sứ mệnh gian truân và cao cả.

Tôi đã từng qua nhiều nơi trên quê hương sau những trận đánh lớn. Không thể kể hết những tang thương của từng thành phố, từng quận lỵ, từng xóm làng, thôn ấp. Những gì là hình ảnh của đời sống đều biến dạng, rũ tan. Thoạt nhìn, không ai tin nổi về quá khứ của một nơi định cư phồn thịnh, huyên náo. Tất cả đã trở thành sa mạc gạch hồng cao nguyên tro than. Vốn liếng của một đời người tan ra thành tiếng khóc vắng lặng. Một vài nơi gần như không còn một cái gì được tha thức dưới sự tàn bạo khắc nghiệt của chiến tranh. Con người chỉ là trò chơi của một định mệnh rẻ rúng. Chỉ là những mẩu tàn của một người hút thuốc cuồng nhiệt, được vứt bỏ nhẹ nhàng, nhanh chóng.

Cái chết tự nó dĩ nhiên không biết thở than. Nhưng mọi sự rồi cũng qua đi rất nhanh. Một thời gian ngắn, trên những đổ nát kia đã mọc lên nhà cửa, trường học, bệnh viện. Trên đường đã khua vang những bước chân họp chợ. Tiếng cười nói tung vào đời sống như những thách thức không ngừng với định mệnh. Hồi sinh nhanh chóng. Những con người nhỏ bé, nghèo nàn kia đã thức dậy rất sớm từ cơn đau. Họ không tàn trữ lời thở than. Không cất giữ những xót xa. Họ là những nhà ảo thuật tài tử và tài tình. Họ đã biến những vết tích chiến tranh thành những phần hữu dụng của đời sống. Những hố bom sau cơn mưa là hồ nuôi vịt, cá. Những hố lớn hơn làm hồ tắm cho trẻ con. Những vỏ đạn làm đèn, thành lò bếp. Cuộc sống cứ như thế mà tiếp tục.

Dường như chúng tôi thoáng biết rằng còn có một cõi hạnh phúc ngoài những bất hạnh mỗi ngày phải biết sống cùng. Phải đi tới mãi và chờ đợi. Nhẫn nại và tiến lên không ngừng. Hai mươi ba năm. Ba mươi năm. Hơn thế nữa và hơn mãi thế nữa. Cho mỗi thế hệ. Đi, đi, đi. Trên mọi ngõ ngách, trên mọi làng mạc, đô thị, người dân chúng tôi, mỗi giờ phút, mang định mệnh trên vai và bước tới. Không quay nhìn lại bao giờ nữa. Đã từ lâu không muốn nhớ những bước chân đã bỏ lại. Phải đi lên. Nhìn về phía trước. Mỗi ngày đã ra đi. Ra đi và nuôi dưỡng hy vọng. Chúng tôi đã đi mấy ngàn năm. Và chưa biết sẽ còn đi đến bao giờ. Chúng tôi không là người thất vọng. Dù mỗi phút trong đời người là những con số mang tên thất vọng nhảy đều trên một chiếc máy. Chiếc máy thảm khốc của thời gian. Nó không ngừng làm chúng tôi hoảng hốt. Mỗi ngày trôi qua là một lời thúc giục. Những bình minh những hoàng hôn chớp nhanh như ảo ảnh bên cạnh những đổ nát và thây người càng ngày càng gia tăng. Mức độ hủy diệt to lớn quá đã gây nên khủng hoảng trầm trọng trên lương tâm chúng tôi. Dù ý lực được phân bón và chăm sóc từng giây, chúng tôi cũng không che giấu nổi sự phiền não hiện ra trong đôi mắt. Những đứa bé đã già đi quá sớm. Những nụ cười chúng tôi kém tươi.

Sau mỗi giai đoạn nguy nan và chết chóc, mỗi đứa bé là một kinh nghiệm đau thương. Chúng nó biết về địa ngục và vực thẳm như những đứa trẻ Tây phương biết về hạnh phúc. Sự khôn ngoan của chúng đôi khi làm xót xa những nhà hiền triết. Chúng đã sống tận cùng sự sợ hãi. Và cũng đã sống tận cùng cái chết của những người thân. Từ đó chúng tôi biết rằng chúng tôi sinh ra từ vựng thẳm. Và nếu không muốn bị hủy diệt, chỉ có con đường duy nhất là: Đi lên!

Hy vọng của chúng tôi thường nẩy mần sau mỗi cuộc tang thương. Chúng tôi chỉ có hai mùa để sống. Màu bão tố phải chống đỡ, vượt qua. Và mùa xuân, chúng tôi thổi lửa vào những gốc cây ẩm ướt để làm hồi sinh từng thớ gỗ. Bắt cây phải đâm chồi. Đó là mùa phục sinh của bao nhiêu tâm hồn tan nát. Chúng tôi không ngừng vá lại những rách nát, khâu lại từng vết thương. Và nhờ ơn trời, tất cả đều lành lặn và được bồi dưỡng kịp thời.

Sau mỗi giai đoạn bình phục chúng tôi lại lên đường. Tuy nhiên, mỗi khởi hành mới lại bớt đi một chút hăm hở. Chúng tôi ít nói về hạnh phúc trong những câu chuyện. Chân những đứa bé đã biết dè dặt hơn trên cách đồng chè, trên những ruộng mía. Những con trâu trên đồng lúa cũng được lèo lái thận trọng trên những vùng đất không đủ an toàn. Thận trọng cũng là một danh từ học được trong hành trình đi lên.

Có bao nhiêu lục địa trên trái đất này, con người thế giới không đi tới trong thể điệu của chúng tôi. Trên con đường đi tới tiến bộ, họ được chuyên chở trên những chuyến tàu êm ái, không nhọc mệt. Định mệnh họ là “hãy ngồi xuống thật thoải mái” và mệnh lệnh đi tới được chuyển qua đầu máy và động cơ của con tàu. Trong chuyến tàu mọi thứ đều được chuyên chở cùng một lúc. Người, thú vật, và thiên nhiên. Dĩ nhiên tôn giáo hay một cái gì tương tự như lòng sùng bái, đạo lý cũng được mang theo cùng với hành trang của họ. Mọi thứ đó đều có một bộ mặt sáng sủa và mới mẻ như nhau. Mỗi thứ đều được bảo vệ bởi một loại luật pháp riêng tư. Có cả sự bình đẳng và danh dự cho từng loại súc vật. Người ta cũng không quên sáng tạo ra cách cư xử tế nhị đối với chúng.

Ở đây, trên mặt đất khô héo này, chúng tôi tự chuyên chở đi tới bằng hai chân và bằng ý chí của chính mình. Đó là sự đi lên đầy khổ nhọc, cam go. Sự đi lên ngược chiều với dòng hủy diệt. Dòng hủy diệt chảy xiết như từ một bờ đê vỡ. Tàn phá, đánh chìm. Định mệnh của những con người nhỏ bé nơi đây là đi thẳng vào dòng hủy diệt để vượt qua bên kia đêm tối. “Phải sống còn” là mệnh lệnh tối yếu.

Có những kẻ may mắn sống còn để tiếp tục hành trình, có những kẻ bất hạnh đã bị cuốn đi. Nhưng tựu trung tất cả đã tranh đấu bằng ý chí siêu nhân. Và sự sống còn không phải là niềm kiêu hãnh mà là bổn phận phải hoàn thành một con đường đến nơi đến chốn do những kẻ chết tiếp sức qua kỷ niệm.

Đôi khi, bên những thảm cảnh xảy ra hàng ngày, chúng tôi có những phút giây đắm mình trong tuyệt vọng. Chúng tôi tự hỏi về nơi chốn cuối cùng của hành trình. Có thật một biên giới để dừng chân hay không?

Chúng tôi không còn thì giờ để mơ ước thiên đường hay niết bàn nữa. Đối với tôi đó là sự xa xỉ của những kẻ nhàn hạ vô tư. Mỗi giờ phút là một cuộc chạy đua cam go giành lấy sự sống. Cái chết nơi đây không có hạn kỳ. Tử thần không mang lưỡi hái tao nhã. Nó vồ chụp chúng tôi từ mọi phía, mọi giờ giấc, không bao giờ nương tay. Đó là một cuộc chiến đấu gian nan mà chúng tôi phải tìm đủ mọi cách để tự vệ.

Chúng tôi phải luôn luôn thay đổi những khuôn mặt. Sáng chế những nơi trú ẩn an toàn. Ngay cả trong giấc ngủ chúng tôi cũng không được nghỉ ngơi. Bóng dáng ác thú vồ chụp tâm não mỗi đêm. Và cuộc chiếc đấu bên trong này thường làm chúng tôi ngã bệnh một thời gian. Những sợi thần kinh dãn ra tệ hại như những sợi thừng tuyệt vọng. Với những lần có tình trạng khốn đốn đó, chúng tôi tự chế ngự và chữa lành bằng rượu. Rượu chính là một kinh nghiệm rất tốt để làm kích thích lại những giác quan tê liệt và cho giấc ngủ. Đó cũng là cơ hội để bằng hữu quay quần với nhau. Bên một dòng sông hay trong những quán vắng. Với rượu, chúng tôi được khôi phục dễ dàng trong chốc lát. Và trong ánh mắt đỏ rực buổi chiều, tiếng nước đá chạm vào ly thủy tinh luôn luôn tạo nên những âm thanh nhã nhặn.

Cũng không nên bỏ qua những ngày có thời tiết đẹp đẽ. Chúng tôi lợi dụng thiên nhiên tốt lành để làm những cuộc du ngoạn ngắn. Bên cạnh thực tế phũ phàng chúng tôi cần đôi phút thơ mộng. Tạo một chút ảo tưởng bình an và cứ cho là cuộc đời chưa đến nỗi nào. Hẳn nhiên đó không phải là một cuộc chiến chạy trốn thực tại. Chỉ là cách thế để làm trẻ lại tinh thần đấu tranh và để cho sự chịu đựng đừng bị mài nhẵn quá.

Có những giây phút, hốt nhiên thoái ra ngoài cảnh tượng đời sống chung, chúng tôi không khỏi bàng hoàng và kinh ngạc về chính mình và về những kẻ chung quanh. Phép mầu nào đã cho chúng tôi sự chịu đựng bền bỉ thế?

Chưa bao giờ chúng tôi từ khước sự hủy hoại. Không hề lẩn tránh. Lầm lì nhận chịu và nuốt cạn đắng cay, tủi nhục vào bên trong. Sự tàn phá của chiến tranh và của thiên nhiên chỉ đủ tạo nên một số ít người mất trí. Họ là những kẻ duy nhất đứng lại giữa hành trình. Hình ảnh họ thỉnh thoảng gợi lại trong chúng tôi về một giống nòi gian khổ. Họ là tiếng khóc của ngày đã qua. Cũng là lời than thở của những giọt máu để rơi lại sau những chuyến lên đường. Không đủ làm nhụt chí nhưng cũng là những vết buồn trên trang sử. Những ngày mùa đông rét mướt họ thường biến mất. Đến những mùa ấm áp hơn lại hiện ra với một khuôn mặt hoàn toàn biến đổi. Có kẻ đã móc mất đôi mắt của mình. Có kẻ vì sự hãi và thiếu ăn, đã mang hẳn khuôn mặt thú. Ở nơi khác, người điên có thể làm trò cười giải khuây thiên hạ. Nơi đây, thấy họ, không ai giấu nổi lòng ái ngại.

Chúng tôi đã học được những bài học lớn lao về trò dâu bể. Bao nhiêu triều đại đã qua đi. Bao nhiêu đền đài đã sụp đổ. Bao nhiêu mùa màng đã tan nát. Có lẻ nhờ thế dân tộc chúng tôi có những binh đoàn quá đông đảo về thi sĩ. Họ là những binh sĩ của một anh hùng ca dài bất tận. Có cả những thi sĩ trữ tình. Bởi lẽ bên những mộ phần thường có những bông hoa. Học đường chẳng dạy dỗ chúng tôi được bao nhiêu. Chỉ có cuộc đời đã giáo huấn chúng tôi về tất cả. Chúng tôi không tìm hiểu sự phi lý trong những cuốn sách. Chúng tôi sống chính sự phi lý đó. Không hiểu có cần phải bày tỏ sự khôn ngoan của chúng tôi hay không. Tuy nhiên khi đã thấm nhuần được cuộc biển dâu của đời người, chúng tôi đã vượt qua bên kia mọi triết lý.

Trên con đường đi tới, hành trang của chúng tôi đã nhẹ nhàng hơn thêm mỗi ngày. Không phải vì sự khôn ngoan của một chiến sĩ ở trên sa mạc mà vì sự khôn ngoan của định mệnh đã tước đoạt mất của chúng tôi. Tuổi thanh xuân của chúng tôi bị tát cạn. Ước mơ của chúng tôi bị cắt lìa. Chúng tôi phải đi lên bằng sự già dặn của những kẻ leo núi cao. Vào mùa xuân khi những tàng lá đã đổi màu, chúng tôi có cảm thấy hân hoan đôi chút nhưng tuyệt nhiên không tìm thấy sự liên quan mật thiết nào giữa tuổi thơ và màu xanh non của lá. Vẻ đẹp của thiên nhiên một phần nào đã được cất ra khỏi chúng tôi những so sách đồng hóa với vẻ già cỗi của tâm hồn chúng tôi. Chúng cũng gian truân không kém. Tôi muốn nói về những cánh rừng tật nguyền, lở loét. Những đồng ruộng tràn đầy cỏ dại và sắt vụn. Mầu mỡ phì nhiêu của đất đai, nhiều nơi hỡi ơi chỉ để nuôi lớn hoang tàn. Điều này cũng xảy ra trên đời sống tinh thần chúng tôi. Những người dân quê dũng cảm hơn họ trung thành sắt son với chính họ. Không có gì lay chuyển nổi. Họ giữ được lòng trung tín với cuộc lên đường như một lời thề nguyền khắc ghi bằng máu. Riêng đám thị dân yếu đuối và hèn nhát hơn. Họ buông mình theo những chọn lựa dễ dàng mới để thủ lợi. Vì thế chúng tôi bắt đầu sợ hãi chọn lựa. Bởi vì mỗi chọn lựa mới thường là một cái bẫy đáng ngại đánh bật chúng ta ra khỏi con đường. Trong hành trình những ai ra khỏi con đường đương nhiên bị loại. Chúng tôi không coi họ là kẻ phản bội mà chỉ dành cho họ lòng thương xót.

Đã có nhiều biến đổi trong hành trình. Những bước chân của chúng tôi dần dà đã không còn thuộc về con đường nữa. Mỗi chúng tôi chính là con đường. Con đường cưu mang ý hướng đi lên. Trong mỗi người dù ý thức hay vô thức, đang thành tựu một con dốc cheo leo và hiểm nghèo. Con dốc nối liền vực thẳm và côi cao. Có thể đó là quê hương. Nơi chúng tôi phải trở về. Mọi người chúng tôi đang cần ngơi nghỉ.

Có lẽ chúng tôi sẽ không tìm thấy được gì ngoài chính mình. Nơi một quê hương sẽ có tên gọi. Cái tên đích thực của một giống dân đã soi tỏ được nguồn cội và đã hoàn thành sứ mệnh về nguồn.

Riêng tôi có lẽ sẽ không đến được. Sẽ không bao giờ giáp mặt được quê hương. Nơi đỉnh cao chờ mong kia, đứa con gian truân không trở về. Bởi một điều quá giản dị: tôi không còn thì giờ nữa.

Xin chúc phúc cho những kẻ còn đi.

Vendredi 13.1973

(Trích: Bửu Ý - Trịnh Công Sơn Một Nhạc Sĩ Thiên Tài - 2003)
 
ĐT chưa có nhiều thời gian để đọc hết các bài em Trang bốt ở đây. Chỉ mới đọc được sơ qua một vài bài nhưng đã thấy thương mến giọng văn và lời văn của TCS.

Văn của ông nhẹ tựa nước chảy mây trôi. Giàu tính nhạc, họa, và thơ như thể chính tâm hồn đa cảm và đa tài của ông vậy.


TB. Còn mình tò mò muốn biết em Trang thích văn TCS ở (những) điểm gì thế?
 
Chị Trang : mỗi cá nhân trong cuộc sống đều tìm được sự đồng cảm trong tâm hồn ở những khía cạnh khác nhau : không chỉ là nhạc họa, là văn chương hay nghệ thuật. Cuộc sống đa dạng và rộng lớn, con người ta muốn trải dài mình nhưng không sao thỏa lấp hết được. Như một lần nào đấy em từng nói với chị, cuộc sống như bản dạ khúc mà bản thân mỗi chúng ta là một nôt nhạc trong đấy - nó có thể thăng trầm - ngân vang theo nhịp phách - mình gõ 1 nhịp - động lên một tiếng vang - âm vang lan trong cả bản giao hưởng. Đôi lúc cảm xúc đã hòa lẫn trong đấy, màu của nhạc, họa, thơ của sắc màu trộn lẫn vào nhau - cái gam màu đấy có sức sống của riêng nó, có khi nó chính là lí giải cho mảng tâm hồn kia - có những sự định vị trong cuộc sống là vô nghĩa.

:) chị à, em để phông chữ thường có lẽ cũng dễ đọc hơn ^___^ nhưng sợ cũng không tránh được những cảm hứng nhất thời. Cũng chẳng hiểu sao phông chữ cũng gợi cho em như mạch sống của câu văn ^____^
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Trịnh Công Sơn

Nghĩ về ba người phụ nữ thân thiết của mình

Khánh Ly - Vĩnh Trinh - Hồng Nhung

Khánh Ly : một người bạn của định mệnh vĩnh viễn thương yêu nhau.
Vĩnh Trinh : một người em ruột phải bù đắp vì không kịp thấy bố khi vừa ra đời
Hồng Nhung : một người quá gần gũi không biết phải gọi là ai?

- Khánh Ly hát cho một thời vừa lãng mạn vừa đau thương trong chiến tranh. Hay nhất.

-Vĩnh Trinh một người thích hát và hát hay những bài hát của anh mình. Lưỡng lự giữa đời ca hát và đời thường. Tuy nhiên cái nghiệp ca hát lại trói buộc ở chặng đời mà mọi ràng buộc khác không còn ý nghĩa nữa. Thế cũng là một điều may mắn cho đời, và cho tôi.

- Hồng Nhung làm mới lại những ca khúc của tôi. Có người thích có người không thích. Tuy nhiên tôi thích vì đó là cách biểu hiện mới phù hợp với (...) thời hiện đại - Một sự lãng mạn mới. Nó giúp mình có được một chỗ ngồi trong hiện tại chứ không phải là kẻ nhắc tuồng từ quá khứ.

- Khánh Vĩnh Hồng hay Ly Trinh Nhung là điều phải có, gần như tất yếu, trong cuộc đời sáng tác của một người. Mà hình như còn nhiều nữa, như Khánh Hà, Cẩm Vân, Thái Hiền, Thu Hà, Lan Ngọc, Lệ Thu, ôi nhiều lắm vân vân và vân vân.
 
Trịnh Công Sơn
Báo Phụ Nữ TP.HCM Xuân 1994

Bản concert ở Tib

Mùa hè 92 tôi qua Canada thăm gia đình các em và bạn bè. Ở đó bốn tháng và thưởng thức được hai trận bão tuyết đột ngột. Vào một ngày binh thường, lạnh nhẹ, có người bạn trẻ học piano ở Nhạc Viện Montréal đưa xe hơi đến đón tôi về nhà Đặng Thái Sơn. Bước vào nhà gặp ngay bà Liên, mẹ Sơn. Rồi bà đi vê nhà riêng và Sơn từ trên lầu đi xuống. Sơn mang chai rượu ra mời. Tôi uống rượu một mình, Sơn uống một thứ nước không cay. Phòng khách chỉ có món đồ quí giá nhất là cây đàn quem dài quá khổ mà tôi mới được thấy lần đầu. Sơn sống gần như lẻ loi, không bạn, không tình. Đó là theo lời người bạn trẻ của Sơn đưa xe đến đón tôi. Chúng tôi ngồi chơi với nhau, nói chuyện trình diễn nhạc và chuyện phù phiếm ở đời. Sơn, buổi ấy, vừa đi trình diễn từ Brazil về. Đó cũng là lần đấu tiên tôi gặp và hàn huyên với Đặng Thái Sơn.

Trước khi tôi về có nói với Sơn: sống xa quê hương, một mẹ một con, mà sống riêng rẽ như thế, sua này mẹ mất thì ân hận lắm. Sơn cười cười. dạo ấy tôi vừa mất mẹ và nỗi mất mát lớn lao ấy đã đẩy tôi lên đường tìm nguôi ngoai quên lãng ở phương xa.

Năm sau, Sơn về thăm quên ngoại sau 13 năm không quay lại. Biểu diễn ở Hà Nội rồi vào thành phố Hồ Chí Minh . Đêm biểu diễn chính thức ở Nhà hát thành phố tôi bận việc không đi xem được. Tiếc quá. Tôi chẳng biết Đặng Thái Sơn ở đâu để đi thăm. Thế rôi chiều ngày mùng 4 tháng 12, 1993 tôi bỗng nhận được cú điện thoại của Sơn. Thật bất ngờ và vui. Lúc ây tôi đang ngồi uống rượu ở quán Tib ( 187 Ter Hai Bà Trưng ). Tôi hẹn Sơn ở đó và cho xe đi đón. Sơn đến và chúng tôi ngồi cùng uống rượu với nhau. Lần này, ở quê nhà, trong niềm vui hội ngộ Sơn liều uống với tôi ly rượu rất hiếm hoi, có thể là lần đầu. Quán vắng, khách đã về, tôi cùng vái người bạn ngồi nói chuyện đùa với Sơn. Chuyện xa chuyện gần. Chuyện nhạc ít chuyện đời nhiều. Bởi có lẽ đời quá rộng. Đời ôm ấp giữ gìn nhạc trong vòng tay cua mình. Đứa con lừng lẫy nhất cũng không thể nào lớn hơn quê hương. Vì thế tôi và Sơn ngồi bên nhau như những đứa trẻ vô cùng nhỏ bé cảm thấy mình đang có một thứ hạnh phúc riêng tư mà những con người anh em xứ sở đã dành tặng cho đêm ấy ở một góc quán cho một cuộc trùng phùng hội ngộ không hò hẹn trước.

Đêm đã khuya và câu chuyện còn dài . Chuyện đi làm sao nói hết được. Ngày mai Sơn phải đi. Lặp lại một lời hò hẹn. Tôi nói với Sơn: thử ngẫu hứng trên piano một câu nhạc viển vông nào đó. Sơn đứng dậy bên piano và thử lướt những ngón tay linh động trên phím đàn. Sơn nói: Thôi em đàn tặng anh nguyên cả mộ concerto. Và với cây đàn rất bình thường Đặng Thái Sơn đã chơi say sưa một concerto rất quên thuộc mà bây giờ đây tôi không còn muốn nhớ tên là gì nữa. Nocturne. Hay gì cũng được.

Cái đêm êm đềm đó là đêm gì. Có lẽ cũng sẽ có một tên gọi nữa giữa Sơn này và Sơn kia. Đời hóa ra cũng vẫn còn đẹp quá. Vẫn luôn luôn có cái ngẫu nhiên vô thường trong cái thường hằng.

12-1993
 
Trịnh Công Sơn


Phác thảo chân dung tôi


Mỗi sáng nhìn vào mặt gương soi lại thấy thêm rất nhiều những sợi tóc bạc...

Thuở ấy, tôi là một đứa bé thích ca hát. Mười tuổi biết solfège, chép lại những bài hát yêu thích đóng thành tập, chơi đàn mandolin và sáo trúc. Mười hai tuổi có cây đàn guitar đầu tiên trong đời và từ đó sử dụng guitar như một phương tiện quen thuộc để đệm cho chính mình hát.

Tôi không đến với âm nhạc như một kẻ chọn nghề. Tôi nhớ mình đã viết những ca khúc đầu tiên từ những đòi hỏi tự nhiên của tình cảm thôi thúc bên trong... Ðó là những năm 56 - 57, thời của những giấc mộng ngổn ngang, của những viễn tưởng phù phiếm non dại. Cái thời tuổi trẻ xanh mướt như trái quả đầu mùa ấy, tôi rất yêu âm nhạc nhưng tuyệt nhiên trong tôi không hề gợi lên cái ham muốn trở thành nhạc sĩ...

Dạo ấy ba tôi đã mất, mẹ tôi ở xa, tôi một mình giữa Sài Gòn này phải tự quyết định mọi chuyện về đời mình. Cái gánh đời tuổi tác còn quá nhẹ. Có lúc tôi đã bỏ dở cái trò lãng mạn viết lách này với nỗi ám ảnh ngu ngốc "xướng ca vô loại". Tôi trằn trọc đêm này qua đêm khác, ray rứt ngày này qua tháng nọ. Nhưng càng cố lãng quên thì tiếng hát trong tôi càng vang lên rõ rệt, tràn ngập cả lúc đứng ngồi, cả trong giấc ngủ.

Dần dà những năm về sau, mới bắt đầu hình thành trong tôi một quan niệm rõ rệt: Sống là sống với người khác và muốn có cảm thông chúng ta phải luôn luôn diễn đạt mình. Trong những cách diễn đạt bằng tiếng nói, bằng chữ viết và nhiều phương tiện khác, tôi thấy tâm hồn mình có khuynh hướng nghiêng về phía ca khúc. Trên mảnh đất nghệ thuật nhỏ nhắn này, tôi tìm thấy tự do và tôi nghĩ rằng ở đây tôi có thể bày tỏ được với người khác về những niềm vui nỗi buồn của cuộc sống.

Nhìn lại quãng đường mình đã đi, tôi cảm thấy không có gì phải ân hận. Tôi vẫn là đứa trẻ thơ trong nghệ thuật, lòng còn tràn đầy cảm hứng. Tôi vẫn còn ham mê học hỏi quanh mình và còn đủ hào hứng mở ra những cuộc đối thoại, độc thoại với cây cỏ thiên nhiên, với con người qua ca khúc dưới ánh sáng hiền hòa nhân hậu của những ngày tôi đang sống.

Phải chờ đến lúc soi gương nhìn thấy tóc không còn mang mầu xanh cũ nữa, mới nhận ra được hết nỗi khát khao được yêu thương mãi mãi con người vàcuộc sống. Yêu thương con người cũng là yêu thương tiếng hát bởi vì tiếng hát mang trong nó tâm hồn của con người. Tiếng hát sẽ mọc lên xanh tươi trên cuộc đời này như những cây tử đinh hương mọc tràn thơm tho trên những cánh đồng vô tận.

Với ca khúc, tôi là người tình của thiên nhiên, là người bạn của những em bé. Qua ca khúc, tôi đã đến gần và đã đi xa những chuyện tình, đã tham dự những nỗi hân hoan của đời người và cũng đã gánh nhẹ giùm những phiền muộn.

Ca khúc là đời sống thứ hai sau cái thân thể mà cha mẹ đã sinh thành...
 
Tuổi đá buồn


Trời còn làm mưa mưa rơi mênh mang
từng ngón tay buồn em mang em mang đi về giáo đường
Ngày chủ nhật buồn còn ai còn ai
Đóa hoa hồng cài lên tóc mây trên đường phố dài
...lời ru miệt mài ngàn năm ngàn năm...ru em nồng nàn....ru em nồng nàn.....

Trời còn làm mây mây trôi lang thang
Sợi tóc em bồng trôi nhanh trôi nhanh như dòng nước hiền
Ngày chủ nhật buồn còn ai còn ai
Đóa hoa hồng vui quên trong tay ôi đường phố dài...
...lời ru miệt mài....ngàn năm ngàn năm ...ru em giận hờn...ru em giận hờn...


Trời còn làm mưa mưa rơi mưa rơi
từng phiên băng dài trên hai tay xuôi
Tuổi buồn em mang đi trong hư vô ngày quá hững hờ

Trời còn làm mưa mưa rơi mưa rơi
từng phiến mây hồng em mang trên vai
Tuổi buồn như lá gió mãi cuốn đi quay tận cuối trời...


Trởi con làm mưa mưa rơi thênh thang
từng gót chân trần em quên em quên nối miền giáo đường
Ngày chủ nhật buồn còn ai còn ai
Đóa hoa hồng tàn hôn trên môi em gầy ngón dài
...lời ru miệt mài ngàn năm ngàn năm...ru em giận hờn....ru em bạc lòng.....


Trời còn làm mưa mưa rơi mưa rơi từng phiên băng dài trên hai tay xuôi
Tuổi buồn em mang đi trong hư vô ngày quá hững hờ

Trời còn làm mưa mưa rơi mưa rơi từng phiến mây hồng em mang trên vai
Tuổi buồn như lá gió mãi cuốn đi quay tận cuối trời...


Trời con làm mưa mưa rơi thênh thanh
từng gót chân trần em quên em quên nối miền giáo đường
Ngày chủ nhật buồn còn ai còn ai
Đóa hoa hồng tàn hôn trên môi em gầy ngón dài
...lời ru miệt mài ngàn năm ngàn năm...ru em muộn phiền....ru em bạc lòng...
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Trịnh Công Sơn

1991-1996 những đứa trẻ bể dâu

Kể từ đó, ngày 8 tháng 3, có những đứa trẻ lạc loài gặp nhau và tụ lại, quây quần, thành một nhóm gọi là nhóm '' Những người bạn''. Trần gian có những ngày hạnh phúc và cả những ngày bất hạnh. Những đứa trẻ này đã từng có một tuổi đời thăng trầm cùng cuộc sống vốn biết rằng đời không có gì quí giá bằng, khi gió mùa đông tới, một bếp lửa riêng tư để cùng ngồi lại bên nhau sưởi ấm những bàn tay và nhân tiện, cũng sưởi ấm tâm hồn mình.

Cũng kể từ đó, bên bếp lửa nhen nhóm từ những trái tim chân thật, những đứa trẻ đã lớn lên cùng lòng tin yêu của quần chúng anh em bạn bè. Những người bạn chỉ là những đứa trẻ muốn kêu gọi một lòng yêu thương vô bờ của những tâm-hồn-lục-địa-anh-em trong cuộc đời này. Vì thế những người bạn đã cố gằng thu mình lại, mỗi người, ở một góc đời riêng, để viết và để vắt hết đời mình thổ lộ cùng cuộc đời những gì riêng chung nhất mà đời kia có thể trong phút chốc, hoặc trong dặm dài của đời riêng biết đâu sẽ chia sẻ được.

Cũng kể từ đó nhóm ''Những người bạn'' đã là những người bạn thật sự với mọi người, đã là những kẻ hành giả lên đường và đi bằng những bước chân của mình, dù khổ ải hay không. Những bước chân đã và sẽ khắc ghi trên lối đi những nối niềm riêng với một ước mơ không bao giờ cạn sẽ là tìm được một thông điệp nhỏ nhoi để gửi đến cho mọi bạn bè khắp nơi khắp chốn. Một hành giả và một thông điệp, đó là sứ mệnh khắc nghiệt mà kẻ không được cứu chuốc giữa đời này phải gánh chịu. Không một ai trong những người bạn than van về điều này vì sực nghĩ ra đó là một hàm ân, một quà tặng quí báu mà đời ban cho.

Kể từ đó, năm năm rồi, nhóm '' Những người bạn'' không rời con đường đã được vẽ ra cho sứ mệnh hành giả và tiếng nói vui, buồn trong những ca khúc được viết ra đôi khi chỉ là một tiếng thở dài hoặc một lời tán tụng cuộc sống đáng yêu nhưng tựu chung nó vẫn là tấm lòng thủy chung của một nhóm những đứa trẻ có một tuổi đời ngang ngửa với dâu bể của đời.

Kể từ đó bắt đầu những ngày tháng thương yêu nhau mà sống, mà viết, mà hát những khúc đồng dao với cuộc đời quá hiếm hoi chỉ có ai may mắn mới gặp gỡ được. Kể từ đó không thấy gì qui hơn con người giữa trần gian này. Kể từ đó thấy ai cũng là bạn, không ai là kẻ thù. Kể từ đó nhóm Những người bạn biết rằng sống là khó biết dường nào và cũng nhắc nhở nhau hằng phút hằng giây rằng cuộc sống ơi hãy để hết tất cả thời gian của đời này cho việc yêu nhau chứ đừng bao giờ mơ màng một phút giận hờn nhau.

Kể từ đó nhóm Những người bạn vẫn sống còn để trở thành mãi mãi nhóm Những người bạn của tất cả những người bạn có mặt trên đời này.
 
Nguyễn Vân Trang đã viết:
Tuổi đá buồn
Trời còn làm mưa mưa rơi mênh mang
từng ngón tay buồn em mang em mang đi về giáo đường
Ngày chủ nhật buồn còn ai còn ai
Đóa hoa hồng cài lên tóc mây trên đường phố dài
...lời ru miệt mài ngàn năm ngàn năm...ru em nồng nàn....ru em nồng nàn.....

Bài này, cũng như "Lời buồn thánh", các nhạc phẩm tân lãng mạn của TCS, được PD đánh giá là chịu ảnh hưởng rõ rệt của bài "Chủ nhật buồn" (Seress Rezso, Hungary, 1933).

L.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em Trang còn lời bài thơ/bài hát nào của TCS nữa không thì bốt lên đây đi.

Hay quá chị rất thích!
 
Trịnh Công Sơn

Ðoá hoa vô thường

Tìm em tôi tìm
Mình hạc xương mai
Tìm trên non ngàn
Một cành hoa khôi
Nụ cười mong manh
Một hồn yếu đuối
Một bờ môi thơm
Một hồn giấy mới


Tìm em tôi tìm
Nhủ lòng tôi ơi
Tìm đêm chưa từng
Tìm ngày tinh khôi
Tìm chim trong đàn
Ngậm hạt sương bay
Tìm lại trên sông
Những dấu hài


Tìm em xa gần
Ðất trời rộn ràng
Tìm trong sương hồng
Trong chiều bạc mệnh
Trăng tàn nguyệt tận
Chưa từng tuyệt vọng
Ðâu em


Tìm trong vô thường
Có đôi dòng kinh
Sấm bay rền vang
Bỗng tôi thấy em
Dưới chân cội nguồn
Tôi mời em về
Ðêm gội mưa trong
Em ngồi bốn bề
Thơm ngát hương trầm


Trong vườn mưa tạnh
Tiếng nhạc hân hoan
Trăng vàng khai hội
Một đoá hoa quỳnh


Từ nay tôi đã có người
Có em đi đứng bên đời líu lo
Từ nay tôi đã có tình
Có em yêu dấu lẫy lừng nói thưa
Từ em tôi đã đắp bồi
Có tôi trong dáng em ngồi trước sân


Mùa đông cho em nỗi buồn
Chiều em ra đứng hát kinh đầu sông
Tàn đông con nước kéo lên
Chút tình mới chớm đã viên thành


Từ nay anh đã có nàng
Biết ơn sông núi đáp đền tiếng ca
Mùa xuân trên những mái nhà
Có con chim hót tên là ái ân


Sen hồng một nụ
Em ngồi một thuở
Một thuở yêu nhau
Có vui cùng sầu
Từ rạng đông cao
Ðến đêm ngọt ngào
Sen hồng một độ
Em hồng một thuở xuân xanh
Sen buồn một mình
Em buồn đền trọn mối tình


Một chiều em đứng cuối sông
Gió mùa thu rất ân cần
Chở lời kinh đến núi non
Những lời tình em trối trăn
Một thời yêu dấu đã qua
Gót hồng em muốn quay về
Dù trần gian có xót xa
Cũng đành về với quê nhà.


Từ đó trong vườn khuya
Ôi áo xưa em là
Một chút mây phù du
Ðã thoáng qua đời ta
Từ đó trong hồn ta
Ôi tiếng chuông não nề
Ngựa hý vang rừng xa
Vọng suốt đất trời kia
Từ đó ta ngồi mê
Ðể thấy trên đường xa
Một chuyến xe tựa như
Vừa đến nơi chia lìa


Từ đó ta nằm đau
Ôi núi cũng như đèo
Một chút vô thường theo
Từng phút cao giờ sâu
Từ đó hoa là em
Một sớm kia rất hồng
Nở hết trong hoàng hôn
Ðợi gió vô thường lên
Từ đó em là sương
Rụng mát trong bình minh
Từ đó ta là đêm
Nở đoá hoa vô thường.
 
Back
Bên trên