Tại Sao Thuyết Tương Đối và Thuyết Lượng Tử

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Chào bạn Tuấn!
Trần Văn Tuấn đã viết:
Trong câu hỏi lần trước tôi đưa ra, chiếc phi thuyền bay với vận tốc c/2 được khởi hành từ trái đất của chúng ta bạn ạ, đồng thời bay đến một hành tinh không được xác định trước khoảng cách.Vì vậy khi các phi hành gia đặt chân đến hành tinh lạ đó và kiểm tra lại các đồng hồ của mình, điều thấy rằng mình đi mất 23 giờ.Vậy có thể áp dụng cái thời gian của các đồng hồ đó (x) với vận tốc của phi thuyền, để tính được khoảng cách giữa trái đất và hành tinh đó không thôi bạn ạ?Vì vậy có thể bạn đã hiểu nhầm ý của tôi khi bạn cho rằng tôi cố tình bắt hai khoảng cách đo trong hai hệ quy chiếu phải bằng nhau.
Vậy để đơn giản hơn, tôi chỉ hỏi bạn, vậy cái thời gian diễn ra trên cái đồng hồ của các phi hành gia, di chuyển với vận tốc c/2 là T' và thời gian của cái đồng hồ đặt tại mặt đất là T giống nhau hay khác nhau vậy bạn? Nhờ bạn chỉ bảo để tôi được học hỏi,chào bạn,TVT.

Ố là la! Tôi đã viết rõ ràng vậy mà bạn Tuấn vẫn cố tình không hiểu.

Thứ nhất, vấn đề khoảng cách, nếu bạn hiểu "khoảng cách" trái đất vs hành tinh là khoảng cách đo được trong hệ quy chiếu mà 2 hành tinh đó đứng yến, thì cách tính của bạn là sai (với thuyết TĐ và thực nghiệm). Nếu bạn hiểu khoảng cách đó là đo trong hệ quy chiếu mà 2 vật thể đó chuyển động thẳng đều với cùng vận tốc -V (con tàu chuyển động đều với vận tốc V) thì cách tính đó đúng, nhưng rõ ràng cách hiểu này mâu thuẫn với quan niệm tuyệt đối Newton-Galileo mà bạn tin vào.

Thứ hai, vấn đề thời gian, đồng hồ ở trái đất báo thời gian T đã trôi qua dài hơn T' thời gian đã trôi qua trên đồng hồ của phi hành gia, tức là T > T' = 23h, mà chính xác và cụ thể là T = 46/Sqrt(3) giờ.

Bạn Tuấn còn thắc mắc gì nữa không?

Bạn Tuấn nếu say mê với không-thời gian thì tôi khuyên bạn đến sinh hoạt khoa học (miễn phí) với khoa Vật lý ở ĐHQG tp. HCM nơi bạn sinh sống. Ở đó tuy không có seminar hàng tuần về thuyết tương đối vs những thách đố lượng tử hóa của nó như ở các đh lớn ở các nước phát triển, nhưng bạn sẽ có đ/k tốt hơn để tranh luận cùng sinh viên và giảng viên cũng như cập nhật thông tin về những vấn đề mà bạn chưa biết -mà đáng lẽ phải biết khi say mê khám phá không-thời gian [-x
 
Chào bạn Ng Quang Hưng,bạn cho rằng:
---------------------------------------
Trích:
Thứ hai, vấn đề thời gian, đồng hồ ở trái đất báo thời gian T đã trôi qua dài hơn T' thời gian đã trôi qua trên đồng hồ của phi hành gia, tức là T > T' = 23h, mà chính xác và cụ thể là T = 46/Sqrt(3) giờ.

Bạn Tuấn còn thắc mắc gì nữa không?
---------------------------------------

Tôi chỉ cần bạn đưa ra câu kết luận cho rằng T>T'=23h,chủ yếu là tôi kiểm tra lại cách lập luận về thời gian, theo quan niệm của thuyết tương đối mà nhà bác học Al.Einstein đưa ra.Quay lại bài toán trên mà tôi đưa ra,bạn cũng như các nhà khoa học đương đại trên thế giới điều cho rằng:Thời gian diễn ra trên chiếc phi thuyền bay với vận tốc bằng 1/2 vận tốc ánh sáng là T'(pt) < T(tđ)
Vậy bạn và các nhà khoa học đương đại dựa vào thuyết tương đối,nếu không dựa vào cái thời gian của các đồng hồ đặt tại mặt đất,vào trong tính toán, thì phải áp dụng công thức nào và thời gian nào, để tính được khoảng cách từ trái đất đến hành tinh, mà các nhà du hành đặt chân đến sau 23h bay, một cách tương đối chính xác vậy bạn?Nếu như đặt trường hợp, chỉ có các đồng hồ của các phi hành gia, mà không dùng bất cứ thời gian nào khác, kể cả các đồng hồ đặt tại mặt đất, coi như là không tồn tại?Bạn và các nhà khoa học đương đại, cứ tha hồ dựa vào thuyết tương đối, vẽ ra các công thức toán học nào tùy thích, chỉ cần dùng duy nhất thời gian của cái đồng hồ mà các phi hành gia đeo,để tính được cái khoảng cách rất đơn giản nhưng lại tương đối chính xác giữa hai hành tinh.Ở đây tôi dùng cụm từ (tương đối chính xác) là gần như là chính xác thôi bạn ạ,tôi đang chờ câu trả lời của bạn,trước khi tôi đưa ra những câu hỏi cũng như những nhận xét khác hấp dẫn hơn.
Bạn cho rằng tôi cần phải:
------------------------------------
Trích:
Bạn Tuấn nếu say mê với không-thời gian thì tôi khuyên bạn đến sinh hoạt khoa học (miễn phí) với khoa Vật lý ở ĐHQG tp. HCM nơi bạn sinh sống. Ở đó tuy không có seminar hàng tuần về thuyết tương đối vs những thách đố lượng tử hóa của nó như ở các đh lớn ở các nước phát triển, nhưng bạn sẽ có đ/k tốt hơn để tranh luận cùng sinh viên và giảng viên cũng như cập nhật thông tin về những vấn đề mà bạn chưa biết -mà đáng lẽ phải biết khi say mê khám phá không-thời gian
-------------------------------------

Thì tôi xin thưa với bạn,hiện nay tôi chả quan tâm đến các lý luận không thực tế, về cái không-thời gian, trong thuyết tương đối của Ngài Einstein,chẳng qua trong thời gian nghiên cứu, tôi muốn tìm hiểu xem tại sao thuyết đó lại được nhân loại tôn vinh như vậy,mặc dù cũng có một số nhà khoa học đương đại phản đối lại tính đúng đắn về quan niệm về không-thời gian của thuyết tương đối.Nhưng khi tôi khám phá ra được những cái phi thực tế trong thuyết tương đối, cũng giống như lý luận trừu tượng và phi thực tế của nền tảng toán học đương đại, thì tôi mới hiểu các nhà khoa học đương đại, cũng như cơ quan NASA MỸ đang nghiên cứu cái gì thôi bạn ạ.Đồng thời tôi thật buồn cười, khi thấy cơ quan NASA của MỸ đổ ra hàng núi Dola, để tìm kiếm cái vụ nổ BIGBANG,đã xãy ra hàng bao nhiêu tỷ năm về trước,thì quả là một việc làm thật ngây thơ và tốn kém phải không bạn?Trong khi đó cơ quan NASA chỉ cần cử một nhân viên quèn, sang VN gặp tôi và chỉ cần một buổi nói chuyện ngắn, thì sẽ sáng tỏ bao nhiêu là vấn đề, đở tốn kém bao nhiêu là tỷ Dola, của nhân dân MỸ, vào những chuyện không có thực.
Còn bạn cứ một hai yêu cầu tôi, phải đưa ra những tiên đoán trong lý thuyết của mình,thì tôi xin thưa với bạn, cái diễn đàn của các bạn học sinh Trường AMS-HN, chỉ trong một phạm vi nhỏ, nên tôi không thể nào đưa ra những tiên đoán, làm đảo lộn lại mọi suy nghĩ của nhân loại, mà từ trước đến nay nhân loại được học và buộc phải hiểu là như vậy.Đôi khi có một vài người lờ mờ cảm thấy rằng, những điều mà mình được học đôi khi phi lý, những phi lý chổ nào thì không tài nào chỉ ra được.
Còn bạn, tôi chỉ biết bạn qua forum của Trường AMS-HN, tôi chưa rõ công việc của bạn làm, liệu bạn có thể giúp tôi công bố những tiên đoán, mang tính giựt gân đầy thời sự khoa học, đăng trên các tạp chí khoa học uy tín của nước MỸ hay không? Khi mà tôi chỉ ra những điểm sai cơ bản của thuyết tương đối, về hai phạm trù không-thời gian, thân chào,TVT.

TB:Bạn nên lưu ý bài viết của bạn Ngô Tố Giao dành cho bạn,bạn sẽ thấy cũng còn một số người, cho rằng cái lý thuyết thời gian trôi tới hay lui,nghĩa là đi trước được tương lai và quay ngược về quá khứ,dựa vào thuyết tương đối, chỉ đưa chúng ta lên các tầng mây lơ lững chứ chẳng có thực bạn ạ.

----------------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại
 
Ngắt lời các anh một tí (xin phép được xưng hô là anh em cho công bằng khi tranh luận )
Xin hỏi anh Tuấn vài câu :dựa vào luận điểm toán mới :
1, phương trình x+1=0 có nghiệm là gì
2, +3 -(-3)= ?
3, một người đi vay ngân hàng một tỉ , đối với người vay là -1000000000 còn với ngân hàng là 1000000000. Sao lại thế nhỉ : em thấy ngân hàng mất một tỉ thì phải là -1000000000?
Hay là em chưa hiểu đúng 'luận điểm toán mới '? ??????????
 
Dạ không phải ạ, bác Tuấn đừng gây hiềm khích giữa em và bác Hưng ạ. Nếu em mà nói với bác Hưng là em muốn đến chỗ bác ấy thì bác ấy sẽ đi mua ngay cái vé máy bay cho em sang thăm, chứ không cần phải mất thời gian mơ mộng đâu ạ. Ý của em là thế ạ. :D
 
Trần Văn Tuấn đã viết:
...liệu bạn có thể giúp tôi công bố những tiên đoán, mang tính giựt gân đầy thời sự khoa học, đăng trên các tạp chí khoa học uy tín của nước MỸ hay không? Khi mà tôi chỉ ra những điểm sai cơ bản của thuyết tương đối, về hai phạm trù không-thời gian, thân chào,TVT....

Bác Tuấn vào đây mà submit bài. Không ai giúp bác công bố được đâu ngoài tài năng của chính bác. Cục bản quyền sáng chế Vietnam đã thông qua thì mấy tạp chí vớ vẩn này em nghĩ sẽ chấp nhận ngay bài của bác.

http://www.nature.com/nature/authors/submissions/index.html

/Thanh
 
Chào bạn Tuấn và các bạn!
Bạn nên lưu ý bài viết của bạn Ngô Tố Giao dành cho bạn,bạn sẽ thấy cũng còn một số người, cho rằng cái lý thuyết thời gian trôi tới hay lui,nghĩa là đi trước được tương lai và quay ngược về quá khứ,dựa vào thuyết tương đối, chỉ đưa chúng ta lên các tầng mây lơ lững chứ chẳng có thực bạn ạ.
Ốj zời ơi !
Thứ nhất, thuyết tương đối không cho phép v > c, do đó không có thời gian ảo, cũng không có du lịch trong thời gian.

Thứ hai, thuyết tương đối không áp dụng được (hiểu là chưa đủ công cụ) để nghiên cứu những dị biệt hình học của không-thời gian (eg. singular points like black holes) cho dù những thứ đó được phép xuất hiện trong thuyết tương đối. Thuyết tương đối có giới hạn áp dụng, chỉ áp dụng trên scale những khoảng cách lớn hơn nhiều khoảng cách Planck 10^{-30}cm. Áp dụng thuyết TĐ trong nghiên cứu dị biệt, vd. khai thác vấn đề lỗ đen để chỉ ra có thể có "hầm" với vận tốc >> c, thời gian ảo, du lịch thời gian, vv. thực ra là đã đi quá xa ra ngoài giới hạn thuyết TĐ. Chuyện đúng sai của những vấn đề đó không ảnh hưởng gì đến giá trị của thuyết TĐ ở quy mô mà nó được áp dụng.

Thứ ba, để so sánh, thuyết lượng tử cho phép dịch chuyển (du lịch) trong thời gian, cho phép không bảo toàn năng lượng, cho phép vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng v > c, vv tức là thuyết lượng tử chứa đựng nhiều thứ mâu thuẫn với suy nghĩ ngây thơ thời Newton (àla TVT đời vua Hùng) hơn nhiều lần so với thuyết tương đối.

Thứ tư, những câu chuyện của các nhà nghiên cứu có thể đi ra ngoài thuyết tương đối, có nghĩa là họ dùng đồng thời cả hai lý thuyết mâu thuẫn nhau (TĐ và LT), một pp không được phép xét về mặt logic nhưng được dùng thường xuyên để tìm kiếm lý thuyết rộng hơn hoặc những tiên đóan khoa học mới có thể đo đạc được. Các bác nghiên cứu vũ trụ (cosmologists) có thể luyên thuyên này nọ trong các cuốn sách phổ thông bán kiếm tiền, nhưng đừng tin vào đó, họ thực ra đã đi ra ngoài thuyết tương đối, hãy tự học thuyết tương đối trước khi trê bai nó !

Thứ năm, chuyện chi hàng chục tỷ trong nhiều năm để test lý thuyết cơ bản là việc dù không muốn vẫn phải làm. Bên cạnh giải quyết những thứ liên quan đến trí tò mò và ham muốn sáng tạo, một giá trị rất được coi trọng trong văn hóa trí tuệ nhân loại (Tây phương là chính), là sự ra đời những công nghệ hoàn toàn mới, mà sau đó có thể áp dụng ngược vào giải quyết các vấn đề sinh tồn trên trái đất. Xét thuần túy về mặt tài chính, tổng thể nhân loại cho đến hiện nay đã có lợi gấp rất nhiều lần nhờ đầu tư vào nghiên cứu khoa học cơ bản.

Các bạn đừng ngạc nhiên nếu như biết rằng các nước giàu có phát triển cao, có thể đầu tư đến 3% ngân sách riêng cho nghiên cứu khoa học, và cỡ 1/3 số đó là cho các nghiên cứu khoa học cơ bản. Việt nam là nước phát triển chậm hơn (ít nhất là) 50 năm, có mức sống còn thấp, nên chưa cần áp dụng đầu tư cho KHCB, nhưng đến khi đã có eg. GDP per capita > $20k, thì việc đầu tư như thế sẽ 0 làm ai ngạc nhiên. EU khuyến khích tất cả các thành viên của mình đầu tư cho NCKH ở mức 3%.
 
Trần Đức Anh đã viết:
Ngắt lời các anh một tí (xin phép được xưng hô là anh em cho công bằng khi tranh luận )
Xin hỏi anh Tuấn vài câu :dựa vào luận điểm toán mới :
1, phương trình x+1=0 có nghiệm là gì
2, +3 -(-3)= ?
3, một người đi vay ngân hàng một tỉ , đối với người vay là -1000000000 còn với ngân hàng là 1000000000. Sao lại thế nhỉ : em thấy ngân hàng mất một tỉ thì phải là -1000000000?
Hay là em chưa hiểu đúng 'luận điểm toán mới '? ??????????
Anh có xem công trình của anh Tuấn, rất ấn tượng. Rõ ràng em chưa hiểu luận điểm của anh Tuấn nên mới có 3 câu hỏi như vậy.

1.) x + 1 = 0 => những phương trình dạng này 0 tồn tại, vì x >= 0, 1> 0.

2.) (+3) - (-3) = 0, vì +3 = -3

3.) 1 người đi vay ngân hàng 1 tỉ, thì người đó có 1 giá trị tiền vay là +1 tỉ, còn ngân hàng có 1 giá trị tiền cho vay là -1 tỉ. ( dấu trừ ở đây 0 có nghĩa là 1 giá trị nhỏ hơn 0, mà chỉ có nghĩa là ... hướng khác ). Vẫn giống như câu 2 ở trên, ta có

(+1 tỉ) - (-1 tỉ) = 0

Từ luận thuyết của anh Tuấn, có thể phát triển ra 1 vài đường lối toán học khá hay. 1 ví dụ là chúng ta có thể kết hợp với Kinh Dịch, trong đó sẽ có rất nhiều dấu khác nhau, 2 dấu lưỡng nghi là 2 dấu + và - chúng ta đang dùng, 4 dấu tứ tượng, 8 dấu bát quái, ...
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ngô Nguyễn Duy đã viết:
Anh có xem công trình của anh Tuấn, rất ấn tượng. Rõ ràng em chưa hiểu luận điểm của anh Tuấn nên mới có 3 câu hỏi như vậy.

1.) x + 1 = 0 => những phương trình dạng này 0 tồn tại, vì x >= 0, 1> 0.

2.) (+3) - (-3) = 0, vì +3 = -3

3.) 1 người đi vay ngân hàng 1 tỉ, thì người đó có 1 giá trị tiền vay là +1 tỉ, còn ngân hàng có 1 giá trị tiền cho vay là -1 tỉ. ( dấu trừ ở đây 0 có nghĩa là 1 giá trị nhỏ hơn 0, mà chỉ có nghĩa là ... hướng khác ). Vẫn giống như câu 2 ở trên, ta có

(+1 tỉ) - (-1 tỉ) = 0

Từ luận thuyết của anh Tuấn, có thể phát triển ra 1 vài đường lối toán học khá hay. 1 ví dụ là chúng ta có thể kết hợp với Kinh Dịch, trong đó sẽ có rất nhiều dấu khác nhau, 2 dấu lưỡng nghi là 2 dấu + và - chúng ta đang dùng, 4 dấu tứ tượng, 8 dấu bát quái, ...
:eek: :eek: 8-} Thế tức là luận điểm toán này được dùng trong kinh dịch ạ? Thế còn thuyết tương đối? Không dùng luận điểm toán này để giải thích thuyết tương đối ạ? Thế thì đây là những công trình riêng biệt nhỉ?
Thôi vậy , mọi người không nên sốt ruột, đợi anh Tuấn phát triển hết lý thuyết và công bố phát minh của mình . Lúc đó, chúng ta sẽ xem xem là nó thế nào chứ [-x . Chứ bây giờ hỏi thế này thì làm anh Tuấn mất thì giờ lắm :))
 
Thân chào bạn Ng Quang Hưng,bạn nên xem lại câu hỏi do tôi đưa ra, bạn có thể cho tôi biết, nếu thời gian diễn ra trên chiếc phi thuyền, bay với vận tốc chỉ bằng 1/2 vận tốc ánh sáng, là vận tốc mà tôi đã nói là có thể chấp nhận được là T' = 23h ,khác với thời gian diễn ra trên trái đất là T,như bạn đã lập luận ở trên là T > T' =23h.Như bạn và các nhà khoa học đương đại, cũng như nhà bác học Al.Einstein, đều cho rằng thời gian trên các phi thuyền, bay với vận tốc càng nhanh, thì thời gian diễn ra trên đó diễn ra càng chậm.Vậy trường hợp, giả sử như chúng ta vất cái thời gian diễn ra trên trái đất, mà bạn và các nhà khoa học đương đại, đều không cần đến chúng nữa,khi sử dụng thuyết tương đối. Vậy để tính được khoảng cách giữa trái đất và hành tình mà các phi hành gia đặt chân đến,nếu dựa vào thuyết tương đối của Ngài Einstein,bạn và các nhà khoa học đương đại, phải áp dụng thời gian nào và cái công thức nào, để tính được khoảng cách đó, một cách tương đối chính xác, bạn có thể khai thị giúp tôi, để tôi được hiểu ít ra thuyết tương đối,ít ra cũng áp dụng một cách cụ thể vào trong thực tế, không vậy bạn?
Vấn đề thứ hai nữa là, thuyết tương đối còn nói rằng, một sự kiện xảy ra trên một hành tinh xa xôi, đồng thời đối với người sống trên hành tinh đó, nhưng đối với chúng ta, thì sự kiện đó phải mất nhiều năm, thậm chí nhiều triệu hay nhiều tỷ năm, mới đến được hành tinh của chúng ta, tùy theo khoảng cách hành tính đó ở xa hay gần, hành tinh của chúng ta đang sống.Vậy theo nhận xét của bạn bằng vào kiến thức của mình có thể cho tôi biết vấn đề đó đúng hai sai?đấy là những vấn đề cụ thể có thật 100%,tôi xin được lắng nghe ý kiến của bạn,chào bạn,TVT.
-------------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại
 
Bác Tuấn, theo như em hiểu, c = X mét/giây là tính theo giây của người đang đứng ở Trái đất, bác ngồi trên phi thuyền thì cũng có thể tính vận tốc ánh sáng theo đơn vị thời gian của người đang ngồi trên phi thuyền, sau đó nhân với 23h thì cũng ra kết quả. Nhưng em lại 0 biết cách tính vận tốc ánh sáng theo cách nhìn của người ngồi trên phi thuyền bác ạ :)
 
Chào bạn Ngô Ng Duy,bạn hỏi:
----------------------------------
Trích dẫn bài viết của Ngô Nguyễn Duy
Anh có xem công trình của anh Tuấn, rất ấn tượng. Rõ ràng em chưa hiểu luận điểm của anh Tuấn nên mới có 3 câu hỏi như vậy.

1.) x + 1 = 0 => những phương trình dạng này 0 tồn tại, vì x >= 0, 1> 0.

2.) (+3) - (-3) = 0, vì +3 = -3

3.) 1 người đi vay ngân hàng 1 tỉ, thì người đó có 1 giá trị tiền vay là +1 tỉ, còn ngân hàng có 1 giá trị tiền cho vay là -1 tỉ. ( dấu trừ ở đây 0 có nghĩa là 1 giá trị nhỏ hơn 0, mà chỉ có nghĩa là ... hướng khác ). Vẫn giống như câu 2 ở trên, ta có

(+1 tỉ) - (-1 tỉ) = 0

Từ luận thuyết của anh Tuấn, có thể phát triển ra 1 vài đường lối toán học khá hay. 1 ví dụ là chúng ta có thể kết hợp với Kinh Dịch, trong đó sẽ có rất nhiều dấu khác nhau, 2 dấu lưỡng nghi là 2 dấu + và - chúng ta đang dùng, 4 dấu tứ tượng, 8 dấu bát quái, ...
---------------------------
Tôi xin luận giải sơ lược với bạn như sau:
bài toán 1 mà bạn đưa ra:
x + 1 = 0 bạn nói rằng theo "luận điểm toán mới" mà tôi đưa ra, không tồn tại bài toán như trên,là không đúng bạn ạ, chẳng những chúng tồn tại, mà tồn tại một cách mạnh khỏe thực tế cụ thể trong 'luận điểm toán mới" của tôi đưa ra vả chẳng mang tính trừu tượng như "luận điểm toán cũ" bạn ạ?Trong luận điểm toán mới mà tôi chuẩn bị đưa ra, là nếu chúng ta có phương trình:
x + 1 = 0 thì sẽ cho ra nghiệm là x =-1 khác không(0),và chúng ta phải hiểu rằng phương trình trên, sẽ cho ra nghiệm là x = -1 khác (0) và chúng ta phải đọc và hiểu đó là x bằng trừ (-1), chứ không phải hiểu một cách trù tượng như "luận điểm toán cũ", là x âm 1 < 0; tại sao vậy? tại vì theo tôi thì phép toán cộng(+),thì phải cho ra kết quả phải là phép toán trừ(-).Không tin bạn cứ thử lấy giá trị một trừ(-) cho một 1 - 1 = 0; chứ tôi chưa thấy ai đọc một âm một bằng không bao giờ bạn ạ?
Còn bài số 2 mà bạn hỏi tôi:
+3 -(-3) = 0 ,vì +3 = -3
Bạn nên xem lại trong "luận điểm toán" của tôi đưa ra, có khi nào tôi bảo
+3 = -3 bao giờ đâu bạn,tôi chỉ lập luận +3 và -3 là hai phép toán đối nghịch nhau, nên khi so sánh giá trị nào lớn hơn giá trị nào, chúng ta không được so sánh giữa hai giá trị + và - ,để xem giá trị nào lớn hơn giá trị nào.Vì với cách so sánh như "luận điểm toán cũ" chúng ta không thể nào biết được +3 > -3 là bao nhiêu?Chính vì cách so sánh tréo ngoe như vậy của "toán cũ", nên khi tôi hỏi +3 > -3 bao nhiêu? Thì không bạn nào đủ khả năng trả lời được.Không tin bạn cứ thử trả lời và chứng minh bằng toán học cho tôi biết +3 > -3 bao nhiêu?
Còn câu 3 bạn hỏi:
3.) 1 người đi vay ngân hàng 1 tỉ, thì người đó có 1 giá trị tiền vay là +1 tỉ, còn ngân hàng có 1 giá trị tiền cho vay là -1 tỉ. ( dấu trừ ở đây 0 có nghĩa là 1 giá trị nhỏ hơn 0, mà chỉ có nghĩa là ... hướng khác ). Vẫn giống như câu 2 ở trên, ta có

(+1 tỉ) - (-1 tỉ) = 0
-------------------------
Trong luận điểm toán mới tôi đưa ra, không có cái lập luận nào cũng như công thức nào, quái đản như bài toán bạn đưa ra.Mà tôi chỉ hiệu chỉnh lại cái lập luận trù tượng, khó hiểu của phép toán cũ, khi cho rằng:
(+1 tỉ)-(-1tỉ) = 2 tỉ, không tin bạn cứ thực hành bạn sẽ rỏ,tôi lấy ví dụ như sau để bạn dễ hiểu
Trường hợp bạn có 1tỉ, mà em bạn lại thiếu nợ ngân hàng 1tỉ, ghi theo toán học thì -1tỉ đúng không bạn?Vậy nếu bạn lấy 1tỉ của bạn, trừ cho âm 1tỉ của em bạn, nghĩa là bạn phải thực hiện phép toán như sau:
(+1tỉ) -(-1tỉ) = 2tỉ,
Nếu như thực tế ngoài đời, mà tôi có phép thuật như "toán học cũ", thì tôi chả phải lo thiếu nợ phải không bạn?Mà tôi sẽ trở thành tỉ phú bất cứ lúc nào, nếu dùng cách làm như "phép toán cũ" phải không bạn?Tôi lý giải như vậy, phần nào bạn đã nhận thấy cái trừu tượng phi thực tế và mang tính phép thuật của "toán học cũ" chưa vậy bạn?,chào bạn,TVT.

-----------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại
 
Ra thế là em hiểu nhầm bác Tuấn à.

Trong trang web của bác, bác viết
3. Mọi số tự nhiên trong toán học đều mang giá trị dương (+) nếu chúng ta gán cho một số tự nhiên nào đó giá trị âm(-) là chúng ta đã trực tiếp sử dụng [phép toán trừ (-)] ,cho số tự nhiên đó rồi , và chúng ta không được lập luận rằng số tự nhiên [mang phép toán trừ (-) đó nhỏ hơn zerô (0].Sau này khi sử dụng phép toán trừ ta chỉ cần lấy số tự nhiên mang giá trị dương (+) trừ trực tiếp cho số mang giá trị âm(-) mà không cần phải làm đến hai lần phép toán trừ

Em cũng hiểu đúng như thế, cho nên khi em viết (+3) - (-3) = 0
tức là ý em muốn nói (dương 3) - (âm 3) = 0,
cũng giống như trong ví dụ của bác
Ví du1:

Nếu chúng ta vay ngân hàng 1 tỉ đồng và chúng ta gán cho tiền đi vay là âm(-) lúc đó 1 tỉ vay = -1tỉ dấu trừ (-) chẳng qua do chúng ta gán cho giá trị 1 tỉ để biểu thị chúng ta thiếu nợ, và khi sử dụng số âm(-) nghĩa là chúng ta đã áp dụng bài toán trừ (-) nên sau này khi trả nợ ta chỉ cần lấy 1 tỉ đồng của ta trừ đi 1 tỉ đồng thiếu nợ.

1 tỉ có – 1 tỉ vay = 0

thì (1 tỉ có) - (1 tỉ vay) = 0 tức là (dương 1 tỉ) - (âm 1 tỉ) = 0

Mấy chữ "+", "-", "dương", "âm" mà em dùng trong ngoặc, tức là em nói tới sốsố đối của bác chứ đâu phải nói theo kiểu người ta vẫn nói đâu, chẳng lẽ vẫn sai.

Thế mà nãy giờ cứ tưởng em ở đây chỉ có em là trò giỏi của bác Tuấn chứ.

3[sub]d[/sub] - 3[sub]a[/sub] = 1 tỉ có – 1 tỉ vay = 0
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chào bạn Tuấn, bạn Duy và các bạn !
Trần Văn Tuấn đã viết:
cũng như nhà bác học Al.Einstein, đều cho rằng thời gian trên các phi thuyền, bay với vận tốc càng nhanh, thì thời gian diễn ra trên đó diễn ra càng chậm.Vậy trường hợp, giả sử như chúng ta vất cái thời gian diễn ra trên trái đất, mà bạn và các nhà khoa học đương đại, đều không cần đến chúng nữa,khi sử dụng thuyết tương đối. Vậy để tính được khoảng cách giữa trái đất và hành tình mà các phi hành gia đặt chân đến,nếu dựa vào thuyết tương đối của Ngài Einstein,bạn và các nhà khoa học đương đại, phải áp dụng thời gian nào và cái công thức nào, để tính được khoảng cách đó, một cách tương đối chính xác, bạn có thể khai thị giúp tôi, để tôi được hiểu ít ra thuyết tương đối,ít ra cũng áp dụng một cách cụ thể vào trong thực tế, không vậy bạn?
Như tôi đã nói 2 lần trước, cả hai nhóm (nhóm ở trái đất và nhóm bay trên phi thuyền) đều dùng chung 1 công thức tính khoảng cách mà học sinh lớp 6 đã biết, khoảng cách = vận tốc * thời gian. Mỗi nhóm tính ra một đáp số và hai đáp số này khác nhau, vì mỗi nhóm có thời gian riêng khác nhau. Cả hai đáp số này đều đúng cả, đó là khoảng cách mà họ sẽ đo được nếu làm thí nghiệm trong hệ quy chiếu của mình không cần biết đến sự tồn tại của các nhóm khác trong các hệ quy chiếu khác. Thời gian riêng và khoảng cách riêng là ở chỗ đó, khác nhau trong các hệ quy chiếu khác nhau, không có hệ quy chiếu nào được ưu tiên hơn các hệ quy chiếu khác, tất cả đều bình đẳng như nhau. Nó khác hẳn với quan niệm thời gian tuyệt đối thế kỷ 16, trong đó khoảng cách (giữa hai vị trí) là tuyệt đối, khoảng thời gian trôi qua giữa 2 sự kiện cũng tuyệt đối. Nói ví dụ, khoảng cách từ Hanoi đến Saigon là X km đo trên trái đất bình thường thì khoảng cách đó sẽ là Y km nếu bạn sống trên sao chổi, nếu bạn sống trên tàu vũ trụ thì bạn sẽ đo được Z km, bạn sống trên cái đu quay quay rất nhanh thì bạn sẽ đo được W km. Cũng vậy, khoảng cách thời gian giữa 2 sự kiện, vd. khi Lý thường Kiệt đánh sang Quảng Tây và Chiến thắng Điện Biên Phủ, sẽ hoàn toàn khác nhau nếu bạn sống trong các hệ quy chiếu khác nhau trên đu quay, sao chổi hay tàu vũ trụ. Nếu 2 sự kiện đồng thời sảy ra ở 2 điạ điểm khác nhau, ví dụ Saigon và Munchen, thì trong hệ quy chiếu khác chúng không còn là đồng thời nữa.
Thuyết tương đối đưa ra công cụ chuyển đối tọa độ không-thời gian khi nhảy từ hệ quy chiếu này sang hệ quy chiếu khác, ví dụ các phép biến đổi Lorentz chuyển tọa độ từ hệ quy chiếu quán tính này sang hệ quy chiếu quán tính khác, hay tổng quát hơn như nhóm biến đổi Poincare dựa trên bất biết của không thời gian; cũng có thể tổng quát hơn chuyển tọa độ không-thời gian từ hệ quy chiếu quán tính sang hệ quy chiếu chuyển động phức tạp tùy ý khác - đó nếu đi sang thuyết tương đối rộng, đánh đồng hấp dẫn với hinh học hay hệ quy chiếu phi quán tính với hình học !

Vấn đề thứ hai nữa là, thuyết tương đối còn nói rằng, một sự kiện xảy ra trên một hành tinh xa xôi, đồng thời đối với người sống trên hành tinh đó, nhưng đối với chúng ta, thì sự kiện đó phải mất nhiều năm, thậm chí nhiều triệu hay nhiều tỷ năm, mới đến được hành tinh của chúng ta, tùy theo khoảng cách hành tính đó ở xa hay gần, hành tinh của chúng ta đang sống.Vậy theo nhận xét của bạn bằng vào kiến thức của mình có thể cho tôi biết vấn đề đó đúng hai sai?đấy là những vấn đề cụ thể có thật 100%,tôi xin được lắng nghe ý kiến của bạn,chào bạn,TVT.

Đúng, những thông tin mà bây giờ chúng ta có được về vũ trụ là những thông tin cũ, những thông tin về vũ trụ thời quá khứ. Phần lớn những thông tin thu lượm được về vũ trụ là thông tin chứa trong tín hiệu điện từ với các dải tần số khác nhau (ánh sáng thường, sóng vô tuyến, radio, hồng ngoại, tử ngoại, roentgent, vv) [hay nói cách khác tử các lượng tử tương tác điện từ các trùm photon với năng lượng khác nhau] và thông tin chứa trong các trùm hạt năng lượng cao khác (các trùm hạt cơ bản, lượng tử tương tác yếu, các hạt không bền). Các trùm hạt này không chuyển động với vận tốc vô hạn, cùng lắm là bằng c, cho nên nếu các thông tin này phát đi từ nguồn càng xa thì càng lâu mới đến được trái đất. Vậy nên chúng ta quan sát quá khứ của vũ trụ, vd. quan sát được vụ nổ supernovae cách chúng ta 200 triệu năm ánh sáng đồng nghĩa với biết được thêm thông tin về vũ trụ ở vùng đó cách đây 200 triệu năm, quan sát 1 sao cách 1 tỷ năm ánh sáng có nghĩa là biết quá khứ của sao đó 1 tỷ năm trước đây.

@Duy:
theo như em hiểu, c = X mét/giây là tính theo giây của người đang đứng ở Trái đất, bác ngồi trên phi thuyền thì cũng có thể tính vận tốc ánh sáng theo đơn vị thời gian của người đang ngồi trên phi thuyền, sau đó nhân với 23h thì cũng ra kết quả. Nhưng em lại 0 biết cách tính vận tốc ánh sáng theo cách nhìn của người ngồi trên phi thuyền bác ạ
No, no, no ...
Cái rắc rối cơ bản nhất, paradox nhất, xuất phát từ vấn đề tường chừng đơn giản nhất: vận tốc của ánh sáng trong mọi hệ quy chiếu là như nhau. Điều đó có nghĩa là bạn đứng yên thì bạn đo được c, bạn chuyển động cùng chiều hay ngược chiều với ánh sáng với vận tốc rất lớn v=3/4 c thì bạn vẫn đo được vận tốc ánh sáng = c ! SICK !!!

Nếu ai có tư duy toán và logic tốt thì từ đây sẽ phải tự đặt ngay cho mình câu hỏi như sau: thế quy tắc cộng vận tốc phải ra sao để đảm bảo vận tốc ánh sáng là không đổi ? Nói cách khác, phép cộng vận tốc phải kiểu quái dị: c + v = c với mọi v.

Nếu ai thông minh ngồi nghĩ giải bài tập về nhà này đến cùng, sẽ giải được nó (thuần túy tư duy Toán học) và tự tìm ra cho mình quy tắc cộng vận tốc mới, để đảm bảo nguyên lý ở trên. Sau khi tìm ra nó thì bước tiếp theo sẽ phải giải bài tập về nhà số 2, dễ hơn, tự tìm ra các quy tắc chuyển toạ độ thời gian và không gian giữa các hệ quy chiếu chuyển động thẳng đều. Giải được trọn vẹn 2 vấn đề toán học này thì các hệ quả của thuyết tương đối hẹp đã ở trong tầm tay !!

Thuyết tương đối rộng cũng có thể tiếp cận nó 1 cách thuần túy toán học dựa trên 3 tiên đề cơ bản chính và nguyên lý suy luận logic (mathematical deduction). Dĩ nhiên trên thế giới cách này không mấy ai làm, vì bọn giỏi toán thì thường dốt lý và bọn giỏi lý thì thường dốt toán, chắc chỉ có tôi thích =; :) b-)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Trần Văn Tuấn đã viết:
chúng ta không được so sánh giữa hai giá trị + và - ,để xem giá trị nào lớn hơn giá trị nào.Vì với cách so sánh như "luận điểm toán cũ" chúng ta không thể nào biết được +3 > -3 là bao nhiêu?Chính vì cách so sánh tréo ngoe như vậy của "toán cũ", nên khi tôi hỏi +3 > -3 bao nhiêu? Thì không bạn nào đủ khả năng trả lời được.Không tin bạn cứ thử trả lời và chứng minh bằng toán học cho tôi biết +3 > -3 bao nhiêu?

@bạn Tuấn:

+3 - (-3) = ? Đây tôi giải cho bạn bài tập lớp 4 nhé:

(+3) - (-3) = (+3) - (0-3) = (+3) - 0 + 3 = 6.

Ở đây tôi chỉ dùng định nghĩa số (-3) := 0-3; và tiên đề của phép toán trừ:a - (b-c) = a -b + c. Còn bạn nếu không chấp nhận tiên đề của phép toán trừ, (by the way, bạn Tuấn dùng những tiên đề nào thế sao không đưa ra?) thì đó là việc của bạn Tuấn. Đó không phải là điều mà Toán học đáng phải quan tâm !!
 
Hay ! =D> Luận điểm toán mới được đấy b-)
Thế này vậy , nếu bạn muốn làm tỉ phú có thể áp dụng luận điểm toán mới như sau : bạn đi vay ngân hàng một tỉ thì bạn có 1tỉ đúng không. Nhưng thựctế là bạn đã lấy đi của ngân hàng 1 tỉ nên nó phải là âm 1 tỉ.
Ta thực hiện phép trừ thu được là bạn có 2 tỉ. Nghĩa là bạn có 2 tỉ rồi ;)
 
Chào bạn Ng Quang Hưng,bạn cho rằng:
-------------------------------
Trích bài của bạn Hưng:
Như tôi đã nói 2 lần trước, cả hai nhóm (nhóm ở trái đất và nhóm bay trên phi thuyền) đều dùng chung 1 công thức tính khoảng cách mà học sinh lớp 6 đã biết, khoảng cách = vận tốc * thời gian. Mỗi nhóm tính ra một đáp số và hai đáp số này khác nhau, vì mỗi nhóm có thời gian riêng khác nhau. Cả hai đáp số này đều đúng cả, đó là khoảng cách mà họ sẽ đo được nếu làm thí nghiệm trong hệ quy chiếu của mình không cần biết đến sự tồn tại của các nhóm khác trong các hệ quy chiếu khác. Thời gian riêng và khoảng cách riêng là ở chỗ đó, khác nhau trong các hệ quy chiếu khác nhau, không có hệ quy chiếu nào được ưu tiên hơn các hệ quy chiếu khác, tất cả đều bình đẳng như nhau. Nó khác hẳn với quan niệm thời gian tuyệt đối thế kỷ 16, trong đó khoảng cách (giữa hai vị trí) là tuyệt đối, khoảng thời gian trôi qua giữa 2 sự kiện cũng tuyệt đối. Nói ví dụ, khoảng cách từ Hanoi đến Saigon là X km đo trên trái đất bình thường thì khoảng cách đó sẽ là Y km nếu bạn sống trên sao chổi, nếu bạn sống trên tàu vũ trụ thì bạn sẽ đo được Z km, bạn sống trên cái đu quay quay rất nhanh thì bạn sẽ đo được W km. Cũng vậy, khoảng cách thời gian giữa 2 sự kiện,
---------------------------------

Đấy: Với cách lập luận của thuyết tương đối cho rằng, thời gian diễn ra trên chiếc phi thuyền,trôi chậm hơn thời gian trên trái đất, do đó nếu dựa vào cái thời gian phi thực tế, của các đồng hồ đặt trên chiếc phi thuyền, để tính khoảng cách giữa hai hành tinh là sai bét và sai cơ bản bạn ạ?Tại sao vậy?
Bây giờ tôi xin được phân tích cụ thể, cho bạn cũng như các nhà khoa học đương đại thấy rõ, cái sai thật cơ bản của thuyết tương đối về quan niệm thời gian như sau:
1/ Trường hợp thứ nhất:khi các phi hành gia đặt chân đến hành tinh lạ, thì đồng hồ của các phi hành gia, báo là đã thực hiện được chuyến bay từ trái đất đến hành tinh đó là 23h,nếu áp dụng theo công thức cổ điển để tính khoảng cách giũa hai hành tinh các phi hành gia phải áp dụng công thức
S' = V x T' = 150.000km/s x 23h =12.420.000.000km
2/ Trường hợp thứ hai:Tôi lấy ví dụ như lúc đó thời gian diễn ra trên trái đất lại là 40h,nếu áp dụng vào công thức tính khoảng cách giữa trái đất và hành tinh, mà các nhà phi hành đặt chân đến ta sẽ được kết quả như sau:
S= V X T = 150.000km/s x 40h = 21.600.000.000km
Bạn và các nhà khoa học đương đại, nghĩ sao cùng một khoảng cách giữa hai hành tinh, mà với hai người, một đi trên phi thuyền và một ở tại trái đất. Vậy mà khi đo khoảng cách thật đơn giản, thật cụ thể, giữa trái đất và một hành tinh khác, mà lại cho ra hai kết quả khác nhau,một cái
S'=12.420.000.000km ,một cái lại cho ra S = 21.600.000.000km.
Vậy mà Ngài bác học Al.Einstein và các nhà khoa học hiện nay, trong đó có cả bạn, đều khen cái lý thuyết tương đối của Ngài Einstein là hay, là đi trước thời đại, thì tôi thú thật với bạn, tôi không thể nào "hiểu được cho cái hiểu" ngày nay của nhân loại.Tôi chỉ hỏi bạn?
Đặt trường hợp, các nhà du hành muốn dùng tên lửa bắn về trái đất, thì sau khi tính toán, các nhà phi hành gia tính được khoảng cách giữa hành tinh đó và trái đất là 12.420.000.000km.Vậy các phi hành gia đó chỉ cần dùng lượng nhiên liệu cho tên lửa hơi dư thừa, đủ bay đến khoảng cách 13.240.000.000km,để khi tên lửa bay đến trái đất là 12.420.000.000km,lúc đó sẽ điều khiển cho tên lửa đáp xuống trái đất, thì tôi thử hỏi bạn và các nhà khoa học đương đại rằng, tên lửa có đủ nhiên liệu để bay đến trái đất không?hay tên lửa đó chỉ đủ nhiên liệu bay đến chổ Ngài Al.Einstein đang sống phải không bạn?Đấy là câu hỏi thật nghiêm túc mang đầy tính thực tế,
bạn nên kiến giải, để tôi được mở mang thêm tí kiến thức, về tính đúng đắn của thuyết tương đối không vậy bạn?Bạn còn nói:
---------------------------------
Trích :
Đúng, những thông tin mà bây giờ chúng ta có được về vũ trụ là những thông tin cũ, những thông tin về vũ trụ thời quá khứ. Phần lớn những thông tin thu lượm được về vũ trụ là thông tin chứa trong tín hiệu điện từ với các dải tần số khác nhau (ánh sáng thường, sóng vô tuyến, radio, hồng ngoại, tử ngoại, roentgent, vv) [hay nói cách khác tử các lượng tử tương tác điện từ các trùm photon với năng lượng khác nhau] và thông tin chứa trong các trùm hạt năng lượng cao khác (các trùm hạt cơ bản, lượng tử tương tác yếu, các hạt không bền). Các trùm hạt này không chuyển động với vận tốc vô hạn, cùng lắm là bằng c, cho nên nếu các thông tin này phát đi từ nguồn càng xa thì càng lâu mới đến được trái đất. Vậy nên chúng ta quan sát quá khứ của vũ trụ, vd. quan sát được vụ nổ supernovae cách chúng ta 200 triệu năm ánh sáng đồng nghĩa với biết được thêm thông tin về vũ trụ ở vùng đó cách đây 200 triệu năm, quan sát 1 sao cách 1 tỷ năm ánh sáng có nghĩa là biết quá khứ của sao đó 1 tỷ năm trước đây.
Đúng, những thông tin mà bây giờ chúng ta có được về vũ trụ là những thông tin cũ, những thông tin về vũ trụ thời quá khứ. Phần lớn những thông tin thu lượm được về vũ trụ là thông tin chứa trong tín hiệu điện từ với các dải tần số khác nhau (ánh sáng thường, sóng vô tuyến, radio, hồng ngoại, tử ngoại, roentgent, vv) [hay nói cách khác tử các lượng tử tương tác điện từ các trùm photon với năng lượng khác nhau] và thông tin chứa trong các trùm hạt năng lượng cao khác (các trùm hạt cơ bản, lượng tử tương tác yếu, các hạt không bền). Các trùm hạt này không chuyển động với vận tốc vô hạn, cùng lắm là bằng c, cho nên nếu các thông tin này phát đi từ nguồn càng xa thì càng lâu mới đến được trái đất. Vậy nên chúng ta quan sát quá khứ của vũ trụ, vd. quan sát được vụ nổ supernovae cách chúng ta 200 triệu năm ánh sáng đồng nghĩa với biết được thêm thông tin về vũ trụ ở vùng đó cách đây 200 triệu năm, quan sát 1 sao cách 1 tỷ năm ánh sáng có nghĩa là biết quá khứ của sao đó 1 tỷ năm trước đây.
-------------------------------------

Khi đưa ra câu hỏi trên, là tôi cầm chắc 100% câu trả lời của bạn đưa ra,nên tôi không lấy đó làm điều ngạc nhiên. Kể cả khi tôi đưa câu hỏi đó ra hỏi Ngài Einstein,hay bất cứ một nhà khoa học đương đại nào, thì cũng nhận được câu trả lời như trên của bạn thôi bạn ạ.
Nói tóm lại, qua luận bàn với bạn, một số vấn đề không-thời gian liên quan đến thuyết tương đối của Ngài Einstein.Đồng thời qua cách luận giải của bạn, đứng trên quan điểm không-thời gian của Ngài Einstein,cũng như của các nhà khoa học đương đại ngày nay, tôi xin rút ra những nhận xét sau:
1/ Cho tới ngày hôm nay, với đà phát triển của nền khoa học đương đại tương đối tiến bộ, vậy mà hai phạm trù "không-thời gian", vẫn là bài toán hóc búa, làm đau đầu các nhà khoa học đương đại.Vì vậy với tư cách cá nhân tôi xin thưa với bạn và các nhà khoa học đương đại, kể cả với Ngài Einstein nếu như Ngài ấy có thể tái sinh lại rằng, nhân loại cho đến ngày hôm nay ,"chưa đủ khả năng" hiểu một cách thấu đáo về hai phạm trù "không gian và thời gian", mặc dù chúng luôn hiện diện trước mặt chúng ta hàng ngày.
2/ Các nhà khoa học đương đại, đang bơi trong cái lý thuyết tương đối mang nặng tính trừu tượng, phi thực tế mà Ngài Einstein đưa ra, cũng tương tự như cái trừu tượng và phi thực tế, về các giá trị âm<0 mà chúng ta đang dùng ngày nay.Đồng thời tôi là người VN đầu tiên, có đủ khả năng cũng như lập luận vững chắc, khi đưa ra những nhận xét trên,mặc dù trình độ học vấn của tôi, chỉ mới tốt nghiệp đại học vào loại trung bình mà thôi.Do thời gian không cho phép, hẹn bạn dịp tới,chào bạn,TVT.

--------------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại
 
Em thấy bác Tuấn Nobel Toán tranh luận càng ngày càng thú vị và lòi ra nhiều thứ hay ho. Dạo này em thấy địch vào đông phết, bác Tuấn đừng hoang mang nhé, cứ bình tĩnh bẻ cong từng tên một, giống như bác bẻ chiều thứ 3 của không gian. Em mới nghĩ ra một phương cách hữu hiệu để giúp bác bẻ cong bác Hưng: vì bác Hưng hay dùng tiên đề với toán lớp 4 để tranh luận với bác, do đó khi thấy tiên đề nào, bác cứ phủ toẹt đi là xong. Tránh nói dài hơn 1 dòng hoặc nếu nói thì nói lằng nhằng khó hiểu để khỏi lòi ra những chỗ thú vị kiểu như:

Trần Văn Tuấn đã viết:
Trường hợp bạn có 1tỉ, mà em bạn lại thiếu nợ ngân hàng 1tỉ, ghi theo toán học thì -1tỉ đúng không bạn?Vậy nếu bạn lấy 1tỉ của bạn, trừ cho âm 1tỉ của em bạn, nghĩa là bạn phải thực hiện phép toán như sau:
(+1tỉ) -(-1tỉ) = 2tỉ,
Nếu như thực tế ngoài đời, mà tôi có phép thuật như "toán học cũ", thì tôi chả phải lo thiếu nợ phải không bạn?Mà tôi sẽ trở thành tỉ phú bất cứ lúc nào, nếu dùng cách làm như "phép toán cũ" phải không bạn?

hoặc

Trần Văn Tuấn đã viết:
1/ Trường hợp thứ nhất:khi các phi hành gia đặt chân đến hành tinh lạ, thì đồng hồ của các phi hành gia, báo là đã thực hiện được chuyến bay từ trái đất đến hành tinh đó là 23h,nếu áp dụng theo công thức cổ điển để tính khoảng cách giũa hai hành tinh các phi hành gia phải áp dụng công thức
S' = V x T' = 150.000km/s x 23h =12.420.000.000km

Bác Hưng mà bắt được lại có cơ hội lôi tiên đề với toán lớp 4 ra dạy bác, như thế thì bác thua mất. Khi phủ toẹt tiên đề, hay logic đúng, bác Tuấn chỉ nên nói: "cái đó sai vì mặc nhiên nó sai" đồng thời lặp lại câu đó độ 10 phát một lúc. Làm 3 lần như thế là bác Hưng chán ngay, chân lý cũng theo đó cong veo. Đó cũng là 1 phương pháp để lấy giải Nobel Toán hữu hiệu.
Ngày xưa em nghe đồn 1 thằng Tây có phương pháp tranh luận gần hao hao thế và đã được giải Nobel toán học khi nó tranh thủ bẻ cong phép biến đổi Lorenzt trước (hình như thành: t'=(t-v*x/c^1000)/sqrt(1-v^1000/c^2) thay vì phép biến đổi bình thường) sau đó chứng minh chính cái đó là sai rồi đưa ra 1 phép biến đổi vớ vẩn nó tự nghĩ ra. Ban đầu bọn giám khảo nhao nhao nói là Lorenzt không phát biểu thế, nó liền lặp lại 10 phát liên tiếp là "chính Lorenzt bảo tao thế". Cãi độ 5 lần (tổng cộng phủ nhận 50 phát) thì giám khảo chán và cậu đoạt được giải Nobel toán học.
Bác Tuấn cứ yên tam tập trung bẻ cong quân địch, ở đây có em, có bác Bùi Hải Thanh (chief editor của tạp chí Nature Physics), bác Ngô Tố Giao (reviewer của tạp chí Journal of the American Mathematical Society) đều ủng hộ giải Nobel toán cho bác.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chào bạn Tuấn và các bạn!
Bạn và các nhà khoa học đương đại, nghĩ sao cùng một khoảng cách giữa hai hành tinh, mà với hai người, một đi trên phi thuyền và một ở tại trái đất. Vậy mà khi đo khoảng cách thật đơn giản, thật cụ thể, giữa trái đất và một hành tinh khác, mà lại cho ra hai kết quả khác nhau,một cái
S'=12.420.000.000km ,một cái lại cho ra S = 21.600.000.000km.
Nếu khoảng cách đo được trong 1 hệ quy chiếu là 1, còn trong hệ quy chiếu khác đo được là 100, điều đó bây giờ không làm ai ngạc nhiên cả.

Muốn hiểu được điều này hãy suy nghĩ lại cụm từ "cùng một khoảng cách", "thật đơn giản", "thật cụ thể", xem có thực sự như vậy không ?

Cụ thể hơn, hãy tự giải cho mình bài tập sau, hãy hình dung thế giới riêng của bạn là 1 con tàu vũ trụ trong đó bạn có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cần thiết và không có sự trợ giúp nào từ bên ngoài, con tàu của bạn bay với vận tốc c/2 bay qua vùng lân cận của trái đất, bạn làm thế nào đo được khoảng cách giữa 2 điểm trên trái đất, vd. từ bưu điện TT Hanoi đến bưu điện TT ở Saigon? Phương pháp đo phải là phương pháp dùng được cho mọi con tàu khác, và cho cả người sống trên trái đất.

Có lý do khoa học nào bắt buộc khoảng cách đo được bởi những người sống trong các con tàu chuyển động khác nhau phải như nhau và phải bằng khoảng cách đo được bởi những người sống trên trái đất hay không? Câu trả lời là không, và thực tế có thể làm những phép đo như thế, ví dụ đo khoảng cách trái đất-mặt trăng từ trái đất và từ tàu vũ trụ, nếu có tàu vũ trụ chuyển động nhanh v ~ c/1000 - đủ để phát hiện ra hai kết quả nhận được khác nhau.

Tôi chỉ hỏi bạn?
Đặt trường hợp, các nhà du hành muốn dùng tên lửa bắn về trái đất, thì sau khi tính toán, các nhà phi hành gia tính được khoảng cách giữa hành tinh đó và trái đất là 12.420.000.000km.Vậy các phi hành gia đó chỉ cần dùng lượng nhiên liệu cho tên lửa hơi dư thừa, đủ bay đến khoảng cách 13.240.000.000km,để khi tên lửa bay đến trái đất là 12.420.000.000km,lúc đó sẽ điều khiển cho tên lửa đáp xuống trái đất, thì tôi thử hỏi bạn và các nhà khoa học đương đại rằng, tên lửa có đủ nhiên liệu để bay đến trái đất không?
hay tên lửa đó chỉ đủ nhiên liệu bay đến chổ Ngài Al.Einstein đang sống phải không bạn?Đấy là câu hỏi thật nghiêm túc mang đầy tính thực tế,
bạn nên kiến giải, để tôi được mở mang thêm tí kiến thức, về tính đúng đắn của thuyết tương đối không vậy bạn?

Ồ bạn Tuấn lại muốn được tôi khai thị cho phải không? Tôi sẽ giúp bạn: câu trả lời rất đơn giản. Khối lượng của một vật sẽ khác nhau trong các hệ quy chiếu khác nhau, nhỏ nhất trong hệ quy chiếu mà vật đó đứng yên.

Nếu các phi hành gia, hệ quy chiếu chuyển động với v=c/2, dự trù khối lượng M nhiên liệu để bay đủ khoảng cách S' theo thế giời quan của họ, thì ở trái đất theo thế giới quan ở đây, khối lượng nhiên liệu sẽ nặng hơn, cụ thể sẽ là: 2*M/ Sqrt(3) trong hệ quy chiếu trái đất, tức là nó đủ để bay quãng đường S' * 2 / Sqrt(3) = S, chính là khoảng cách theo thế giới quan trái đất. Chẳng có điều chi mâu thuẫn cả. Cách tính trong hệ quy chiếu nào cũng tốt.

Tự nhiên không ưu đãi hệ quy chiếu nào cả, rốn của Trần Văn Tuấn không phải là rốn vũ trụ, đơn giản vì vũ trụ không có rốn .... Còn nếu bạn Tuấn cứ khăng khăng khẳng định rốn của mình là rốn của vũ trụ thì khi nào đó chúng tôi sẽ buộc phải làm một số thí nghiệm khoa học, e rằng bạn sẽ mất rốn đó [-x b-)

tôi xin rút ra những nhận xét sau:
1/ Cho tới ngày hôm nay, với đà phát triển của nền khoa học đương đại tương đối tiến bộ, vậy mà hai phạm trù "không-thời gian", vẫn là bài toán hóc búa, làm đau đầu các nhà khoa học đương đại.Vì vậy với tư cách cá nhân tôi xin thưa với bạn và các nhà khoa học đương đại, kể cả với Ngài Einstein nếu như Ngài ấy có thể tái sinh lại rằng, nhân loại cho đến ngày hôm nay ,"chưa đủ khả năng" hiểu một cách thấu đáo về hai phạm trù "không gian và thời gian", mặc dù chúng luôn hiện diện trước mặt chúng ta hàng ngày.

Bạn Tuấn phát biểu thế này thì nhiều người ủng hộ:

"hai phạm trù "không-thời gian", vẫn là bài toán hóc búa, làm đau đầu nhà khoa học Trần Văn Tuấn."

"Tôi, tức Trần Văn Tuấn, cho đến ngày hôm nay ,"chưa đủ khả năng" hiểu một cách thấu đáo về hai phạm trù "không gian và thời gian", mặc dù chúng luôn hiện diện trước mặt tôi hàng ngày."

Có nghĩa là: bạn Tuấn đừng nên nhân danh "nhân loại", nhân danh "các nhà khoa học đương đại" vv nữa, chỉ nên nhân danh cá nhân Trần Văn Tuấn mà thôi. Bạn Tuấn cứ tỉnh bơ nhân danh nhân loại, các nhà khoa học đương đại, thì ng ta nghĩ là bạn đòi rốn của bạn là rốn của nhân loại, và họ có thể đòi làm thí nghiệm trên cái rốn của bạn, lúc đó thì gay go cho bạn lắm ....
2/ Các nhà khoa học đương đại, đang bơi trong cái lý thuyết tương đối mang nặng tính trừu tượng, phi thực tế mà Ngài Einstein đưa ra, cũng tương tự như cái trừu tượng và phi thực tế, về các giá trị âm<0 mà chúng ta đang dùng ngày nay.Đồng thời tôi là người VN đầu tiên, có đủ khả năng cũng như lập luận vững chắc, khi đưa ra những nhận xét trên,

Tính trừu tượng cũng mang tính tương đối, ví dụ trừu tượng với bạn Tuấn nhưng có thể chỉ là trò chơi với bạn Dương. Bạn Tuấn nên viết tóm lược là:

"thuyết tương đối mang nặng tính trừu tượng và phi thực tế, đến một nhà khoa học như tôi, tức Trần Văn Tuấn, không thể hiểu được nó, do đó tôi phải bác bỏ nó. Tôi là người đầu tiên có đủ khả năng và lý luận vững chắc phủ nhận thuyết tương đối "

Chúc bạn Tuấn thành công trong cuộc tổng tấn công lật đổ thuyết tương đối, hạ bệ Einstein và lên ngôi người thông minh nhất mọi thời đại ! Bạn Hùng Dương và Hải Thanh sẽ kêu gọi xét duyệt cho bạn Tuấn huy chương Hồ Chí Minh .... Mọi người hãy cùng cổ vũ TVT cố lên !
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nguyễn Hùng Dương đã viết:
Trần Văn Tuấn đã viết:
1/ Trường hợp thứ nhất:khi các phi hành gia đặt chân đến hành tinh lạ, thì đồng hồ của các phi hành gia, báo là đã thực hiện được chuyến bay từ trái đất đến hành tinh đó là 23h,nếu áp dụng theo công thức cổ điển để tính khoảng cách giũa hai hành tinh các phi hành gia phải áp dụng công thức
S' = V x T' = 150.000km/s x 23h =12.420.000.000km
Bác Hưng mà bắt được lại có cơ hội lôi tiên đề với toán lớp 4 ra dạy bác, như thế thì bác thua mất.
Chú Hùng Dương sai rồi, nhà khoa học Trần V Tuấn biết làm phép nhân của học sinh lớp 4, biết đổi 1h=3,600s, còn ổng có biết nhiều hơn toán lớp 4 hay không thì ... chịu không ai biết được :):-$
 
Chào bạn Ng Quang Hưng,tôi thật sự khó hiểu khi mà bạn cho rằng:
---------------------------------
Trích:
Nếu khoảng cách đo được trong 1 hệ quy chiếu là 1, còn trong hệ quy chiếu khác đo được là 100, điều đó bây giờ không làm ai ngạc nhiên cả.
---------------------------------

Đúng, đối với bạn cũng như các nhà khoa học đương đại khác, trình độ có thể cao hơn tôi nhiều, đồng thời dựa vào cái toán học mang nặng tính trừu tượng, cộng thêm cái thuyết tương đối phi thực tế của Ngài Einstein nữa. Thì bạn ,cũng như các nhà khoa học phi thực tế như Ngài Hawking, tha hồ muốn nhào nặng cái khoảng cách, thật đơn giản thật cụ thể, giữa hai hành tinh, thành ra bất kỳ cái khoảng cách trừu tượng và phi thực tế,đồng thời cho rằng các khoảng cách đó cũng đúng theo các hệ quy chiếu khác, thì quả là bạn và các nhà khoa học khác, có phép thuật biến hóa giống như "Tôn Ngô Không", muốn biến cái khoảng cách cụ thể có thật, thành ra cái khoảng cách nào tùy theo ý muốn của mình, xong rồi cùng vỗ tay tán thưởng, cho rằng mình, hay mình giỏi, có thể hô phong hoán vũ cái gì tùy thích.Còn tôi như đã nói từ đầu, trình độ của tôi kém, nên tôi chỉ biết dùng các công thức cổ hủ của Ngài I.Newton, mà ngày nay cơ quan Nasa của Mỹ vẫn phải dùng, để tính toán và phóng các con tàu thám hiểm, những hành tinh trong thái dương hệ mà chúng ta đang sống, lại chính xác và thành công một cách tốt đẹp, mà chả phải dùng đến cái không-thời gian quái gở của thuyết tương đối phải không bạn?
Bây giờ quay lại bài toán tính khoảng cách trên tôi xin được hỏi bạn vậy giữa hai đáp án
1/ S' = V x T'= 12.420.000.000km
2/ S = V x T = 21.600.000.000km
Theo bạn, bạn chọn đáp án nào?Bạn đừng bảo rằng bạn chọn cả hai đáp án thì buồn cười lắm bạn ạ.Vậy mà bạn còn bảo:
--------------------------------
Trích:

Ồ bạn Tuấn lại muốn được tôi khai thị cho phải không? Tôi sẽ giúp bạn: câu trả lời rất đơn giản. Khối lượng của một vật sẽ khác nhau trong các hệ quy chiếu khác nhau, nhỏ nhất trong hệ quy chiếu mà vật đó đứng yên.
--------------------------------
Tôi xin thưa với bạn một điều, qua tranh luận với bạn, tôi nhận thấy bạn chưa đủ khả năng hiểu về hai phạm trù không-thời gian,qua cách lập luận của bạn đưa ra, dựa vào cái thuyết tương đối, mang nặng tính trừu tượng,bạn lý giải cứ lung tung chẳng đâu ra đâu, nhưng bạn lại hay có cái tư tưởng khai thị người khác.Bạn cho rằng tôi hay đưa các câu hỏi toán học lớp bốn ra hỏi bạn,cũng như các bạn khác đều cho là như vậy.Vậy tôi hỏi bạn,bạn hảy nhìn vào hai bài toán dưới đây bạn thử dùng cái kiến thức uyên thâm của bạn lý giải giùm tôi bài toán như sau:
1/ 3 + 3 = 6
2/ 3-(-3) =6
Trong toán học ta có quyền suy ra phải không bạn,vậy từ 1 và 2 ta suy ra
3 + 3 = 3 -(-3) = 6 suy ra +3 = -(-3)
Vậy bạn có thể giải thích hộ tôi tại sau từ bài toán cộng thật bình thường dễ hiểu các giá trị điều dương và lớn hơn không (>0) mà "nền tảng toán học cũ" lại biến bài toán cộng(+) bình thường thành bài toán trừ(-) nhân, chia dấu, vừa phức tạp khó hiểu, mang nặng tính trừu tượng và phi thực tê,đồng thời các giá trị (+3>0) lại biến thành giá trị (-3<0),là sau vậy bạn?
Hôm nay tôi chỉ trao đổi với bạn như vậy thôi, do thời gian không cho phép thân chào,TVT.

-----------------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Back
Bên trên