Tại Sao Thuyết Tương Đối và Thuyết Lượng Tử

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Chào bạn N-Quang Hưng, bạn nói:
--------------------
Trích:
Câu cuối cùng ở đoạn trên của bạn là sai sự thật. Ng ta không tốn thời gian để chứng minh những cái đã quá cũ như bạn tưởng tượng đâu. Cái mà người ta đang làm thiết kế những thí nghiệm rất phức tạp và đắt tiền để đo đạc tất cả những hiện tượng, chưa thể thực hiện được trước đây, những thứ có thể suy ra được từ thuyết tương đối.
--------------------
Bạn cho rằng câu cuối tôi nói sai hoàn toàn,khi mà tôi cho rằng hiện nay nhân loại đang còn phải bỏ bao nhiêu công sức, để chứng minh hai phạm trù "không gian và thời gian".Ở đây tôi không tranh luận đúng, sai cùng bạn mà tôi chỉ đưa ra cho bạn thấy một vài ví dụ để bạn hiểu những điều tôi nói như sau:
1/Nếu bạn chưa đọc qua quyển "Lược sử thời gian" của St.HAWKING,thì bạn nên tìm đọc, chỉ cần nghe qua tựa đề quyển sách, là chúng ta có thể hình dung được tác giả muốn nói vấn đề gì trong đó phải không bạn.
2/Rồi nào là các nhà khoa học của Mỹ hiện nay, tha hồ thêu dệt nên hai phạm trù "không - thời gian", dựa vào thuyết tương đối của EIstein,người thì nói rằng trong Vũ trụ mà chúng ta đang sống, tồn tại nhiều Vũ trụ song song với vũ trụ mà chúng ta đang sống, nhưng chỉ khác là tại đó chúng ta lại là ông nội của cha ta, mặc dù hiện tại Vũ trụ mà ta đang sống, chúng ta lại là con của cha chúng ta v..v.... và .v..v...
Đấy là những giả thuyết của một vài nhà khoa học hiện hành của MỸ đưa ra đấy bạn ạ.
3/Rồi nào là thế giới điện ảnh của MỸ, lại tốn không ít tiền đầu tư vào các bộ phim khoa học giả tưởng, dựa vào thuyết tương đối của EIstein, dựng lên những bộ phim, nào là chúng ta ngồi lên những phi thuyền, có thể đi trước thời gian hàng bao nhiêu thế kỹ, hoặc là quay ngược lại thời gian hàng bao nhiêu thế kỹ bạn ạ?
Vậy mà bạn cho rằng tôi nói sai, thì tôi thật khó hiểu cho nhận xét của bạn,những điều mà tôi vừa nêu trên, là nói có sách mách có chứng bạn ạ và đang diễn ra tại các phòng nghiên cứu, không chỉ riêng tại nước MỸ và tại phim trường của MỸ, mà hầu như cả Thế giới, trong đó có cả nước VIỆT NAM của chúng ta đấy bạn ạ.Chắc những điều tôi vừa nêu trên, không tiêu tốn tiền bạc và công sức phải không bạn?Tôi xin lưu ý bạn một điều là cuốn "Lược sử thời gian của Hawking đang là một trong những quyển sách bán chạy nhất Thế giới đấy bạn.Bạn còn nói:
------------------------------
Trích:
Đây là mệnh đề giả định không có thực, second conditional giống như "If I were Trần Văn Tuấn" ..... Không có phi thuyền nào có thể chuyển động nhanh hơn 1 vận tốc cực đại, tạm gọi là vận tốc ánh sáng trong chân không. CÒn chuyện những đường ngầm không-thời gian giữa các thế giới, như Stars Wars hay các chuyện SF, có thế tồn tại (lý thuyết không hề phủ nhận), nhưng chuyện "chúng ta" và "phi thuyền" chuyển động như vậy vẫn là những ước mơ hết sức ngây ngô Chuyện gì sảy ra khi đó, không ai biết được, ông này ông kia có thể claim mình biết, nhưng nó vẫn không là 1 mệnh đề khoa học, vì không có thí nghiệm. Mệnh đề của Hawking không rõ ông ta đưa ra trong context nào, nên tôi không bình luận được.
-------------------------------
Tôi xin được lập lại câu nói trên, nếu như bạn chưa xem quyển "Lược sử thời gian" thì bạn nên tìm xem, bạn sẽ rõ thêm những điều tồi vừa nói ở trên.
Trong đó có chương dành riêng để nói về hai phạm trù "không gian và thời gian", mà hầu như hai phạm trù đó, tác giả khai triển hầu như xuyên suốt cả quyển sách.Kể cả chương nói về "lý thuyết thống nhất lớn", bạn xem, bạn sẽ thấy tác giả nói nhà bác học EIstein dành quãng đời còn lại nghiên cứu cái gì bạn ạ?
Khi tôi đưa ra câu hỏi liên quan đến hai phạm trù "không-thời gian" của EIstein liên quan đến hệ quả, mà Ngài Hawking rút ra từ "thuyết tương đối",tôi đã đoán trước được câu trã lời như trên của bạn.Mà không chỉ riêng bạn trã lời như vậy, mà hầu như các nhà khoa học tầm cở nào, khi đứng trước câu hỏi khó có lời giải đáp mà tôi đưa ra, điều trã lời một cách tránh né bạn ạ.Kể cả Ngài EIstein nếu còn sống, khi được hỏi như vậy, tôi nghĩ cũng sẽ trã lời như bạn mà thôi.Tại vì chính Ngài EIstein cũng cho rằng vận tốc ánh sáng trong chân không là vận tốc lớn nhất và tuyệt đối phải không bạn?Nhưng bạn nên nhớ trong câu hỏi đó có từ giả sử bạn ạ, mà từ đó thì toán học và vật lý học, điều chấp nhận đúng không bạn?
Bạn còn nói:
-----------------------------
Trích:
Bạn Tuấn xem ra còn thiếu những chuẩn bị cơ bản, cần thiết về phương pháp khoa học. Để có thể thuyết phục được ng ta chú ý tới những nghi vấn của bạn, lý thuyết của bạn phải hội tụ được ít nhất 2 trong 3 yếu tố như tôi viết ở trên, nếu không thì chẳng ai quan tâm đến những nghi vấn của bạn đâu. Bạn đã rõ ý chưa? Nếu bạn đã hiểu, bạn hãy trình làng xem lý thuyết của bạn đã giải thích được những kết quả gì rồi nào?
------------------------------
Tôi đồng tình với câu nói của bạn,nhưng bạn nên nhớ một điều là khi đưa ra những câu hỏi với bạn là đồng nghĩa tôi đang từ từ làm sáng tỏ hai phạm trù "không-thời gian" đấy bạn ạ.Tôi muốn cho bạn, cũng như các bạn khác thấy rằng, mặc dù hàng ngày chúng ta lúc nào cũng chứng kiến "không-thời gian" đang diễn ra trước mắt chúng ta, nhưng thật sự để hiểu chúng, thì cho đến ngày hôm nay, hai phạm trù đó vẫn là bài toán thách đố sự hiểu biết trí tuệ của nhân loại đấy bạn ạ.
Tôi đang dành thời gian để hoàn thiện công trình toán học mà tôi vừa khai triển trong trang web: etasme.com ,nhưng chưa được hoàn chỉnh cho lắm.Nhân tiện đậy tôi xin hỏi bạn không hiểu nhân loại học toán như thế nào mà, lúc nào chúng ta cũng cho rằng các giá trị dương(+) luôn lớn hơn các giá trị âm(-),vậy mà khi tôi đưa ra hai giá trị (+3) và (-3) ra hỏi xem +3>-3 bao nhiêu đơn vị,một câu hỏi tưởng chừng thật đơn giản mà ai cũng biết, nhưng khi trả lời và chứng minh, thì chả một nhà toán học nào trả lời được,thì tôi thật là "khó hiểu cho cái hiểu" ngày nay bạn ạ?Có người thì cho rằng +3>-3 đến 9 đơn vị, có người thì cho là 8 đơn vị, có bạn thì cho là 6 đơn vị, thì quả thật là khó hiểu phải không bạn.Không tin bạn cứ vào thử các trang web mà tôi đã tranh luận đơn cử như trang web:http://svuk.org.uk ,v..v...,bạn sẽ rõ.
Do thời gian không cho phép, xin hẹn bạn dịp khác chào bạn,TVT.

------------------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại
 
Trần Văn Tuấn đã viết:
Tôi đang dành thời gian để hoàn thiện công trình toán học mà tôi vừa khai triển trong trang web: etasme.com ,nhưng chưa được hoàn chỉnh cho lắm.Nhân tiện đậy tôi xin hỏi bạn không hiểu nhân loại học toán như thế nào mà, lúc nào chúng ta cũng cho rằng các giá trị dương(+) luôn lớn hơn các giá trị âm(-),vậy mà khi tôi đưa ra hai giá trị (+3) và (-3) ra hỏi xem +3>-3 bao nhiêu đơn vị,một câu hỏi tưởng chừng thật đơn giản mà ai cũng biết, nhưng khi trả lời và chứng minh, thì chả một nhà toán học nào trả lời được,thì tôi thật là "khó hiểu cho cái hiểu" ngày nay bạn ạ?Có người thì cho rằng +3>-3 đến 9 đơn vị, có người thì cho là 8 đơn vị, có bạn thì cho là 6 đơn vị, thì quả thật là khó hiểu phải không bạn.

Cái này thú vị đây. Lâu quá không vào HAO bây giờ vừa vào đã phát hiện ngay có cả bác Tuấn nổi tiếng khắp BBC cũng vào. Em đề nghị đổi thành mục Thảo luận cùng người nổi tiếng, như bác Hải Thanh nói.
Ngày xưa em học lớp 1 đã nghĩ ra là số dương với số âm để gần nhau thì phải đẻ, tức là ra 1 hoặc nhiều số gì đó chứ làm gì có chuyện triệt tiêu nhau. Giống như giai với gái có triệt tiêu nhau bao giờ đâu. Vì thế em đoán Toán với Vật lý tất cả sai toẹt ngay từ đầu, chẳng qua người ta cố tình lòe bịp thiên hạ. Nay may quá có bác Tuấn phát hiện ra.
Em có xem qua công trình của bác Tuấn. Em đề nghị bác Tuấn nên công bố sớm cho nhân loại còn mở mắt. Em đoán sau khi nhân loại mở mắt xong thể nào cũng phải trao giải Nobel về Toán học hay giải Field về Vật lý (cho cái công trình không thời gian gì đó) cho bác. Chắc bác cũng biết giải Nobel Toán học và Field Vật lý là những giải thưởng danh giá nhất của nhân loại.
Bác Tuấn thỉnh thoảng vào thảo luận thêm những phát hiện quý báu của bác cho rôm rả nhé. Nhưng bác cẩn thận, nhớ đăng ký bản quyền hết trước khi công bố phòng trường hợp gián điệp của Tây chui vào ăn cắp mất thì hỏng hết chuyện.
 
Chào bạn TUẤN!
Trần Văn Tuấn đã viết:
1/Nếu bạn chưa đọc qua quyển "Lược sử thời gian" của St.HAWKING,thì bạn nên tìm đọc, chỉ cần nghe qua tựa đề quyển sách, là chúng ta có thể hình dung được tác giả muốn nói vấn đề gì trong đó phải không bạn.
........................
Tôi xin lưu ý bạn một điều là cuốn "Lược sử thời gian của Hawking đang là một trong những quyển sách bán chạy nhất Thế giới đấy bạn.
........................
Tôi xin được lập lại câu nói trên, nếu như bạn chưa xem quyển "Lược sử thời gian" thì bạn nên tìm xem, bạn sẽ rõ thêm những điều tồi vừa nói ở trên.
Trong đó có chương dành riêng để nói về hai phạm trù "không gian và thời gian", mà hầu như hai phạm trù đó, tác giả khai triển hầu như xuyên suốt cả quyển sách.Kể cả chương nói về "lý thuyết thống nhất lớn", bạn xem, bạn sẽ thấy tác giả nói nhà bác học EIstein dành quãng đời còn lại nghiên cứu cái gì bạn ạ?

Bạn Tuấn thân mến, cuốn A brief history of Time của ngài Hawking tôi đọc từ lâu lắm rồi, 1993, khi đang còn là sinh viên. Chắc là từ trước khi bạn nghe tới nó nhiều phỏng ạ ? Cuốn này có bản gốc từ 1988, sau đó có bản chỉnh sửa 1991, nó bán chạy (bestseller) thời đầu 9x chứ không phải là bây giờ đâu bạn Tuấn ạ !

Với tôi, ngay khi còn là 1 sinh viên, cuốn này đã chẳng có gì mới mẻ về kiến thức cả, có chăng là học được thêm cách không dùng Toán, mà dùng lời để miêu tả những kết quả khó. Dù sao phải công nhận cách viết cuốn sách thực sự độc đáo, nó đem đến cho công chúng những ng chẳng biết gì về khoa học, những ng dốt Toán, những kết quả mà trước đây chỉ có những ng được đào tạo bài bản mới hiểu được. Vì cần tiền, vì tài năng và sự hiểu sâu nhiều vấn đề, Hawking đã làm được 1 điều mà những nhà khoa học khác không làm được, đem phổ biến rộng rãi những kiến thức trong 1 chuyên ngành hẹp dùng nhiều toán tới đông đảo công chúng.

Chuyện nữa, tôi không cần phải nghe qua ông Hawking để biết ông Einstein đã làm gì. Các publications của ông E và các cộng sự gần nhất của ông ta không phải là xa lạ với tôi; cũng như có rất nhiều tài liệu thực về ông E. Thông tin về ông E mà ông H đưa ra cho công chúng trong sách là loại thông tin second-hand !

2/Rồi nào là các nhà khoa học của Mỹ hiện nay, tha hồ thêu dệt nên hai phạm trù "không - thời gian", dựa vào thuyết tương đối của EIstein,người thì nói rằng trong Vũ trụ mà chúng ta đang sống, tồn tại nhiều Vũ trụ song song với vũ trụ mà chúng ta đang sống, nhưng chỉ khác là tại đó chúng ta lại là ông nội của cha ta, mặc dù hiện tại Vũ trụ mà ta đang sống, chúng ta lại là con của cha chúng ta v..v.... và .v..v...
Đấy là những giả thuyết của một vài nhà khoa học hiện hành của MỸ đưa ra đấy bạn ạ.
Không phải bây giờ đưa ra đâu bạn Tuấn ạ. Chẳng hiểu bạn sống ở đời Hùng Vương thứ bao nhiêu mà lạc hậu về thông tin đến thế? Khoảng 1956 Hugg Everett đã đưa ra lý thuyết nhiều thế giới, để có diff. interpretation of Quantum Mechanics, đây là PhD thesis của Everett ở Princeton. Sau PhD, vì chẳng ai trong số top Physicists lúc đó hưởng ứng quan điểm này, Everett bỏ Vật lý chuyển sang mở công ty vũ khí quân sự và sau đó trở thành triệu phú từ 197x. Ông này chết vào 1982 khi còn rất trẻ.
Đến 197X, lý thuyết nhiều thê giới bắt đầu có nhiều fans, và trong Astrophysics ng ta bắt đầu tranh cãi nhiều.


Tôi đồng tình với câu nói của bạn,nhưng bạn nên nhớ một điều là khi đưa ra những câu hỏi với bạn là đồng nghĩa tôi đang từ từ làm sáng tỏ hai phạm trù "không-thời gian" đấy bạn ạ.Tôi muốn cho bạn, cũng như các bạn khác thấy rằng, mặc dù hàng ngày chúng ta lúc nào cũng chứng kiến "không-thời gian" đang diễn ra trước mắt chúng ta, nhưng thật sự để hiểu chúng, thì cho đến ngày hôm nay, hai phạm trù đó vẫn là bài toán thách đố sự hiểu biết trí tuệ của nhân loại đấy bạn ạ.
Tôi đang dành thời gian để hoàn thiện công trình toán học mà tôi vừa khai triển trong trang web: etasme.com ,nhưng chưa được hoàn chỉnh cho lắm.Nhân tiện đậy tôi xin hỏi bạn không hiểu nhân loại học toán như thế nào mà, lúc nào chúng ta cũng cho rằng các giá trị dương(+) luôn lớn hơn các giá trị âm(-),vậy mà khi tôi đưa ra hai giá trị (+3) và (-3) ra hỏi xem +3>-3 bao nhiêu đơn vị,một câu hỏi tưởng chừng thật đơn giản mà ai cũng biết, nhưng khi trả lời và chứng minh, thì chả một nhà toán học nào trả lời được,thì tôi thật là "khó hiểu cho cái hiểu" ngày nay bạn ạ?Có người thì cho rằng +3>-3 đến 9 đơn vị, có người thì cho là 8 đơn vị, có bạn thì cho là 6 đơn vị, thì quả thật là khó hiểu phải không bạn.Không tin bạn cứ vào thử các trang web mà tôi đã tranh luận đơn cử như trang web:http://svuk.org.uk ,v..v...,bạn sẽ rõ.
Do thời gian không cho phép, xin hẹn bạn dịp khác chào bạn,TVT.

Chúc bạn thành công trong những phát minh lớn nhất của nhân loại, kiểu như tìm ra +3 khác -3 mấy đơn vị, ....
 
Bạn Tuấn thân mến!
Bạn đã bỏ rất nhiều công sức và thời gian cho những "nghiên cứu" của mình nhưng qua những gì bạn viết ở trang etasme.com tôi thấy bạn dường như đang sống ở quá khứ xa xưa, đời Hùng Vương thứ 17 gì đó.

Tôi muốn gợi ý để bạn đọc một hai cuốn sách toán học TK 20 để có hiểu biết cơ sở về toán trước khi lớn tiếng chê bai toán học:

A) Xem ra bạn nên đọc 1 cuốn sách mỏng đại số đại cương ở bậc abstract về nhóm/vành/trường để biết những khái niệm cơ bản như thế nào là phép toán, phần tử trung hòa, phần tử ngược, vv. trước khi ba hoa giảng dạy về số 0.

B) Xem ra bạn cũng nên đọc 1 cuốn sách mỏng về tập hợp, quan hệ trên tập hợp, trật tự trên tập hợp, vv trước khi ba hoa giảng dạy về quan hệ trật tự.

C) Bạn nên đọc 1 cuốn sách mỏng về logic toán học để tự trang bị cho mình kiến thức tối thiểu về logic và chứng minh toán học.

D) Bạn nên nghiền kỹ hệ tiên đề về số thực, số tự nhiên, sau đó những tiên đề nào bạn không thích, bạn bỏ nó đi hãy đưa tiên đề khác, mà bạn cho là hợp lý, vào thay thế.

Bạn nên hệ thống hóa hệ tiên đề mà bạn công nhận, đưa nó ra đàng hoàng, nếu cần hãy chứng minh là nó không tự mâu thuẫn, rồi cố gắng phát triển mọi thứ trong hệ tiên đề đó, chứng minh những thứ mà bạn muốn, đừng quan tâm đến những ng khác làm gì.

E) Đừng nên nhập nhằng giữa toán và không-thời gian, Vật lý. Sau khi làm được phần D) thuần túy Toán, lúc đó bạn sẽ viết phần ứng dụng vào Vật lý.


Chúc thành công và bạn sớm trả lời các bạn h/s ams số +3 khác số -3 bao nhiêu ? +3 - (-3) = bao nhiêu ? :-? :-$ Cái này cũng đăng ký bản quyền được b-)
 
NG Quang Hưng đã viết:
...Chúc thành công và bạn sớm trả lời các bạn h/s ams số +3 khác số -3 bao nhiêu ? +3 - (-3) = bao nhiêu ? :-? :-$ Cái này cũng đăng ký bản quyền được b-)

Cái này em nghĩ bác Tuấn dại dột rồi, những lý thuyết cao siêu thế mà lôi ra forum này để bàn luận, nhỡ có ai đọc được cao hứng đem khoe ra ngoài, bọn Tây nó đem đăng ký và đoạt Nobel thì Vietnam ta mất béng 1 cơ hội hiếm có đứng vào bảng vàng thế giới.

Tiếc quá, tiếc quá. Dù sao cũng trễ rồi. Rút kinh nghiệm lần sau vậy bác nhỉ. Để bù lại cho bác 1 phần thiệt thòi lần này, em sẵn sàng chia xẻ với bác 1 số ý tưởng vĩ đại em chợt nhận ra sau khi đọc mấy cuốn sách khoa học của Jules Verne

/Thanh
 
Chào bạn Ng Quang Hưng,bạn cho rằng:
-------------------------------------
Trích:
Tôi muốn gợi ý để bạn đọc một hai cuốn sách toán học TK 20 để có hiểu biết cơ sở về toán trước khi lớn tiếng chê bai toán học:

A) Xem ra bạn nên đọc 1 cuốn sách mỏng đại số đại cương ở bậc abstract về nhóm/vành/trường để biết những khái niệm cơ bản như thế nào là phép toán, phần tử trung hòa, phần tử ngược, vv. trước khi ba hoa giảng dạy về số 0.

B) Xem ra bạn cũng nên đọc 1 cuốn sách mỏng về tập hợp, quan hệ trên tập hợp, trật tự trên tập hợp, vv trước khi ba hoa giảng dạy về quan hệ trật tự.

C) Bạn nên đọc 1 cuốn sách mỏng về logic toán học để tự trang bị cho mình kiến thức tối thiểu về logic và chứng minh toán học.
--------------------------------------
Như tôi đã nói với bạn trong các bài viết trước, tôi không muốn tranh luận cùng bạn về toán học, vì trong tranh luận kiểu như trên forum này và kể cả các forum khác, thì tôi và bạn sẽ khó thể nào chấp nhận được quan điểm lẫn nhau, trừ khi tôi và bạn có dịp mặt đối mặt, thì vấn đề đúng, sai của toán học, theo tôi chỉ cần độ nữa tiếng đồng hồ là chúng ta sẽ biết đúng, sai như thế nào.Bạn còn nói:
--------------------------------------
Trích:
D) Bạn nên nghiền kỹ hệ tiên đề về số thực, số tự nhiên, sau đó những tiên đề nào bạn không thích, bạn bỏ nó đi hãy đưa tiên đề khác, mà bạn cho là hợp lý, vào thay thế.

Bạn nên hệ thống hóa hệ tiên đề mà bạn công nhận, đưa nó ra đàng hoàng, nếu cần hãy chứng minh là nó không tự mâu thuẫn, rồi cố gắng phát triển mọi thứ trong hệ tiên đề đó, chứng minh những thứ mà bạn muốn, đừng quan tâm đến những ng khác làm gì.

E) Đừng nên nhập nhằng giữa toán và không-thời gian, Vật lý. Sau khi làm được phần D) thuần túy Toán, lúc đó bạn sẽ viết phần ứng dụng vào Vật lý.
----------------------------------------
Câu D bạn nói tôi đồng tình cùng bạn, vì việc đó tôi đang làm,nhưng tôi không đồng tình với bạn câu E mà bạn nói, vì theo tôi toán học là môn học chủ đạo hầu như cho toàn thể các môn khoa học.Thì theo ý kiến của riêng cá nhân tôi, nếu như,ở đây tôi xin được nhấn mạnh câu "nếu như" trong toán học có sự lệch lạc, thì sẽ kéo theo không ít các môn khoa học khác, sẽ chịu ảnh hưởng theo, mà trong đó môn Vật lý và nhất là Vật lý lý thuyết sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất bạn ạ.
Trong các bài viết trước, bạn có nói tôi thử đưa ra những tiên đoán trong lý thuyết của mình,thì tôi xin thưa với bạn,trong các lý thuyết mà tôi nghiệm ra, chẳng có những tiên đoán xa vời, như thuyết tương đối của nhà bác học Al.Einstein,mà tôi xin đơn cử một thí dụ có thực sau đây:
Dựa vào lý "thuyết tương đối" cũng như viễn vọng kính Hubble cho rằng, Vũ trụ đang trong thời kỳ giản nở, do mật độ vật chất tối không đủ lớn, để làm cho Vũ trụ co lại,thì Vũ trụ sẽ giản nở mãi mãi.Nhưng cho đến một lúc nào đó,nếu mật độ vật chất tối đủ lớn, để làm cho Vũ trụ co lại, thì Vũ trụ sẽ tiếp tục lập lại hiện tượng BIG-BANG và tạo nên một Vũ trụ mới.Từ cách tiên đoán trên, bạn có liên tưởng qua câu tiên đoán của ông thầy bói mù như sau:
"Số cô sau này không giàu thì nghèo" hoặc "số cô sanh con đầu lòng không gái thời trai".Bạn có nhận thấy hai câu tiên đoán một là dựa theo "thuyết tương đối" của Eistein và hai là của ông thầy bói mù có na ná nhau không?Vậy mà ông thầy bói mù đó lại được cô thân chủ, khen lấy, khen để, cho rằng thầy đoán trúng phóc, không sai vào đâu được.Đùa với bạn tí cho vui thôi chứ cái lý thuyết hình thành nên Vũ trụ mà tôi đưa ra, thì tôi tiên đoán như sau:Nếu như nước MỸ nói riêng và các nước trên thế giới nói chung, nếu như các nhà lãnh đạo các nước, không chịu ngồi vào xem xét một cách thấu đáo nghị định thư KYOTO do nước Nhật đề xướng.Thì với đà phá rừng một cách vô tội vạ như hiện nay, kèm theo nạn cháy rừng chưa có phương pháp cứu chửa hiệu quả,cùng với theo lượng khí thải công nghiệp độc hại do các nước tạo ra,sẽ gây nên hiện tượng nhà kính và phá hủy tầng OZON, mà nếu như chúng ta không có biện pháp đối phó, lúc đó nhiệt độ của hành tinh của chúng ta, chỉ cần tăng lên dăm mười độ nữa thôi bạn ạ, thì tôi và bạn kể cả các nhà khoa học của cơ quan NASA, chẳng còn tồn tại để ngồi tán dốc và nghiên với cứu những cái xa vời, nào là lỗ đen với lỗ trắng, nào là chúng ta có thể chế tạo được những viễn vọng kính, quay ngược về quá khứ để nhìn thấy vụ nổ BIGBANG .v.v..,và,.v.v....
Nước MỸ vừa qua mới hứng chịu hai ba trận bảo tương đối mạnh, vậy mà các nhà khoa học của MỸ xem ra chưa thật tỉnh ngộ, để xem lại rằng mình đang nghiên với cứu cái gì, để ngăn ngừa những thiên tai thảm khóc,làm như các Ngài đó chẳng có một chút trách nhiệm gì về những thiệt hại do bảo gây ra.Mà đó chỉ mới là những cảnh báo mở đầu của thiên nhiên đối với con người mà thôi, chứ theo tôi thì với đà phá hủy môi trường một cách vô tội vạ như hiện nay, thì trong tương lại gần, hành tinh của chúng ta khó lòng tránh khỏi cơn "Đại hồng thuỷ" mà đã từng xảy ra trong quá khứ bạn ạ.Đó là một trong những tiên đoán của tôi về nhiệt độ liên quan đến thuyết hình thành nên Vũ trụ của tôi đấy bạn ạ.Thật đơn giản, thật cụ thể và cũng là những lời cảnh báo gởi đến các nhà lãnh đạo, cũng như các nhà khoa học trên thế giới, nên xem lại nhiệt độ của hành tính mà chúng ta đang sống, có đáng báo động và có biện pháp phòng ngừa hay chưa,để tránh cho nhân loại những điều đáng tiếc sắp xảy ra trong tương lai gần,thân chào,TVT.

-----------------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại
 
Chào bạn Tuấn và các bạn!
Trần Văn Tuấn đã viết:
Trong các bài viết trước, bạn có nói tôi thử đưa ra những tiên đoán trong lý thuyết của mình,thì tôi xin thưa với bạn,trong các lý thuyết mà tôi nghiệm ra, chẳng có những tiên đoán xa vời, như thuyết tương đối của nhà bác học Al.Einstein,mà tôi xin đơn cử một thí dụ có thực sau đây:
Dựa vào lý "thuyết tương đối" cũng như viễn vọng kính Hubble cho rằng, Vũ trụ đang trong thời kỳ giản nở, do mật độ vật chất tối không đủ lớn, để làm cho Vũ trụ co lại,thì Vũ trụ sẽ giản nở mãi mãi.Nhưng cho đến một lúc nào đó,nếu mật độ vật chất tối đủ lớn, để làm cho Vũ trụ co lại, thì Vũ trụ sẽ tiếp tục lập lại hiện tượng BIG-BANG và tạo nên một Vũ trụ mới.Từ cách tiên đoán trên, bạn có liên tưởng qua câu tiên đoán của ông thầy bói mù như sau:
"Số cô sau này không giàu thì nghèo" hoặc "số cô sanh con đầu lòng không gái thời trai".Bạn có nhận thấy hai câu tiên đoán một là dựa theo "thuyết tương đối" của Eistein và hai là của ông thầy bói mù có na ná nhau không?Vậy mà ông thầy bói mù đó lại được cô thân chủ, khen lấy, khen để, cho rằng thầy đoán trúng phóc, không sai vào đâu được.

Ồ, một lần nữa bạn lại bẻ cong sự thật rồi ! Lý thuyết chỉ khẳng định là nếu mật độ vật chất trung bình trong vũ trụ
a) lớn hơn 1 hằng số thì vũ trụ sẽ nở đến 1 lúc rồi sẽ co lại; nếu đã có big bang thì sẽ có big bang ;
b) nhỏ hơn hằng số đó thì vũ trụ sẽ nở ra mãi mãi; mọi thứ sẽ trở nên lạnh lẽo cô đơn T ---> 0 ;
c) bằng hằng số đó thì .....

Còn chuyện xác định mật độ vật chất trung bình trong vũ trụ là bao nhiêu, đó là công việc của thực nghiệm, đo đạc và tính toán chặn trên, chặn dưới.

Không phải như bạn kết luận ở trên, lý thuyết không phải như ông thày bói mù cũng chẳng giống như tautology trong logic; lý thuyết có thể sai, nhưng nó chỉ sai khi-và-chỉ-khi sau khi đã xác định được chặn trên với chặn dưới mật độ vật chất trung bình và tiến hóa vũ trụ không giống như bức tranh ở trên. Tôi cho là bạn hoặc cố tình không hiểu hoặc cố tình không trung thực khi tranh luận.

Vì xác định mật độ vật chất trung bình trong vũ trụ bao la là chuyện rất khó, và có thể khá không chính xác, nên nói chung khó có thể dùng cái này để test thuyết tương đối. Giá trị kiểm định của test kiểu này ít vì một lý do nữa: chẳng ai sống thêm vài tỷ năm để xác nhận nó đúng hay sai.

Đúng là nó nhìn trước được tiến triển của vũ trụ (ưu điểm), nhưng thực tế thì tiên đoán này rất ít giá trị cho đến khi chưa xác định được mật độ vật chất trung bình trong vũ trụ. Nhưng nhắc lại, đây không phải là hạn chế của lý thuyết, mà là khó khăn của thực nghiệm; chính vì thực nghiệm chưa xác định nổi mật độ mà ng ta phải đưa cả 3 khả năng có thể sảy ra; đâu phải là chuyện lý thuyết đoán mò [-x

Ng ta thử thuyết tương đối bằng những tests khác đơn giản và chính xác hơn nhiều, như trong những bài trước tôi đã viết, nếu nó đã đúng ở hàng loạt tests đặc biệt thì xác suất nó tiếp tục đúng trong tiên đoán nở/co của vũ trụ rất lớn.

|-) |-) |-)

Còn cái tiên đoán sau đây của bạn rất có thể đúng, nhưng nó liên quan đến cái mà bạn gọi là "mathematical errors", với phạm trù không-thời gian, thuyết tương đối àla Trần VĂn TUấn như thế nào?

Bạn phải biết dùng suy luận logic với 1 chuỗi suy luận để đưa ra tiên đóan từ những tiên đề bạn đã công nhận, chứ không phải bạn cứ tự nhiên thò tay vào túi lôi ra 1 mẩu báo tường rồi chép lại bảo đó là tiên đoán từ lý thuyết vũ trụ của bạn.
Cụ thể hơn, bạn phải chỉ ra được ví dụ, từ chuyện số 0 là số bé nhất; +3 - (-3) bằng mấy; thuyết tương đối của Trần Văn Tuấn ===> ....................... ===>Kyoto, đại hồng thủy, bão lụt, Catrina, cơn bão số 7, vv.

Chứ còn chuyện (phá rừng + tăng CO2 + ... ) --- green house effect ----> (đột biến thời tiết, nóng lên, lụt, tan băng ở cực, .... ) nó là chuỗi kín rồi, không biết vị trí các lý thuyết của bạn nằm ở đâu trong cái chuỗi trên.:-? Mà hơn nữa theo lý thuyết "mathematical errors" của bạn suy luận như trên là sai, nó phải kiểu

(WHATEVER nguyên nhân) ---> (lý thuyết tương đối và sai lầm toán học của Trần VĂn Tuấn) ----> (WHATEVER kết quả); tức là lý thuyết của bạn là lý thuyết trung tâm giải thích được mọi thứ; vì bạn khai thác bí mật của 2 phạm trù khó hiểu nhất không gian với thời gian, lại chỉ ra rằng bọn làm toán là bọn dốt nát không biết gì về điện với gỗ, chuyên lừa đảo thiên hạ, phải vậy không bạn Tuấn?

Ồ chính vì thế tôi mới gợi ý để bạn Tuấn đi mua 1 cuốn sách logic toán, nếu bạn nghiền 1 cuốn cao cấp như Proof Theory, trình độ của bạn giỏi lên ít bẻ cong logic đi, bạn vào đây múa rìu tiếp với các bạn trường AMS, dạy cho họ hiểu thế nào là mathematical errors :)>-

cái lý thuyết hình thành nên Vũ trụ mà tôi đưa ra, thì tôi tiên đoán như sau:Nếu như nước MỸ nói riêng và các nước trên thế giới nói chung, nếu như các nhà lãnh đạo các nước, không chịu ngồi vào xem xét một cách thấu đáo nghị định thư KYOTO do nước Nhật đề xướng.Thì với đà phá rừng một cách vô tội vạ như hiện nay, kèm theo nạn cháy rừng chưa có phương pháp cứu chửa hiệu quả,cùng với theo lượng khí thải công nghiệp độc hại do các nước tạo ra,sẽ gây nên hiện tượng nhà kính và phá hủy tầng OZON, mà nếu như chúng ta không có biện pháp đối phó, lúc đó nhiệt độ của hành tinh của chúng ta, chỉ cần tăng lên dăm mười độ nữa thôi bạn ạ, thì tôi và bạn kể cả các nhà khoa học của cơ quan NASA, chẳng còn tồn tại để ngồi tán dốc và nghiên với cứu những cái xa vời, nào là lỗ đen với lỗ trắng, nào là chúng ta có thể chế tạo được những viễn vọng kính, quay ngược về quá khứ để nhìn thấy vụ nổ BIGBANG .v.v..,và,.v.v....
Nước MỸ vừa qua mới hứng chịu hai ba trận bảo tương đối mạnh, vậy mà các nhà khoa học của MỸ xem ra chưa thật tỉnh ngộ, để xem lại rằng mình đang nghiên với cứu cái gì, để ngăn ngừa những thiên tai thảm khóc,làm như các Ngài đó chẳng có một chút trách nhiệm gì về những thiệt hại do bảo gây ra.Mà đó chỉ mới là những cảnh báo mở đầu của thiên nhiên đối với con người mà thôi, chứ theo tôi thì với đà phá hủy môi trường một cách vô tội vạ như hiện nay, thì trong tương lại gần, hành tinh của chúng ta khó lòng tránh khỏi cơn "Đại hồng thuỷ" mà đã từng xảy ra trong quá khứ bạn ạ.Đó là một trong những tiên đoán của tôi về nhiệt độ liên quan đến thuyết hình thành nên Vũ trụ của tôi đấy bạn ạ.Thật đơn giản, thật cụ thể và cũng là những lời cảnh báo gởi đến các nhà lãnh đạo, cũng như các nhà khoa học trên thế giới, nên xem lại nhiệt độ của hành tính mà chúng ta đang sống, có đáng báo động và có biện pháp phòng ngừa hay chưa,để tránh cho nhân loại những điều đáng tiếc sắp xảy ra trong tương lai gần,thân chào,TVT.
 
Các bác cho phép em chen ngang 1 tí. Tuy trình độ và hiểu biết của bản thân không được bao nhiêu nhưng em có thắc mắc xin phép được hỏi bác Trần Văn Tuấn mặc dù nó chả liên quan gì đến thuyết tương đối mà các bác đang tranh luận:
- Trong phần trình bày của bác Tuấn http://www.etasme.com/khaitrien.htm, bác có áp dụng vào vật lý. Nhưng em chỉ thấy bác chỉ mới áp dụng vào những trường hợp đơn giản của cơ học mà chưa áp dụng vào các trường hợp khác phức tạp hơn và cả các lĩnh vực khác như điện từ học, nhiệt động lực học...
- Em thử dùng "luận điểm toán mới" không sử dụng giá trị âm và áp dụng của nó để vẽ đồ thị của 1 hàm lượng giác: y=cos(x+180). Tại x=0, y=cos(180). Theo như kết quả của bác Tuấn thì cos(180)=cos(0)=1. Nhưng mà hệ trục của bác Tuấn lại có 2 vị trí 1 trên trục tung. Như vậy thì lấy vị trí nào đây bác :-/ 8-} . Hơn nữa, hình dạng của đồ thị hàm cos... theo như bảng tỉ số lượng giác mới của bác Tuấn nó sẽ không giống như bình thường (các bác thử lấy giấy vẽ coi nó như thế nào).
 
Chào bạn NG Quang Hưng,bạn cho rằng:
-----------------------------------
Trích:
Ồ, một lần nữa bạn lại bẻ cong sự thật rồi ! Lý thuyết chỉ khẳng định là nếu mật độ vật chất trung bình trong vũ trụ
a) lớn hơn 1 hằng số thì vũ trụ sẽ nở đến 1 lúc rồi sẽ co lại; nếu đã có big bang thì sẽ có big bang ;
b) nhỏ hơn hằng số đó thì vũ trụ sẽ nở ra mãi mãi; mọi thứ sẽ trở nên lạnh lẽo cô đơn T ---> 0 ;
c) bằng hằng số đó thì .....
------------------------------------
Tôi thật là khó hiểu cho nhận xét của bạn,khi bạn cho rằng tôi bẻ cong sự thật.Ở đây lần đầu tiên tôi mới nghe đến từ mật độ vật chất trung bình,cũng có thể do tôi thiếu thông tin cập nhật về cách lý luận mới của các nhà khoa học.Vậy có thể nhờ bạn giải thích hộ tôi cụm từ, mật độ vật chất trung bình và tại sao lại gọi là mật độ vật chất trung bình? Chứ theo sự hiểu biết của cá nhân tôi, thì trong Vũ trụ mà chúng ta đang sống chỉ bao gồm hai dạng vật chất mà các nhà khoa học hay dùng:
1/ Những vật chất thấy được là những chất phát ra ánh sáng mà chúng ta hay gọi nôm na là các ngôi sao,mà trong đó Mặt trời, là một trong những ngôi sao đó bạn ạ.
2/Còn những vật chất mà không tự phát sáng được, như hành tinh mà chúng ta đang sống, thì theo tôi nghĩ trong Vũ trụ này có thể có hằng hà sa số như vậy, nhưng do chúng không phát sáng được nên các nhà khoa học của chúng ta đành tạm gọi là vật chất tối bạn ạ.
Chính vì không thể nào nhìn được được số lượng vật chất tối đó,nên các nhà khoa học không thể nào cân, đong, đo, đếm, chúng một cách cụ thể nên đành phải tính toán trên lý thuyết và thực nghiệm mà thôi bạn ạ
Bạn đưa ra câu mật độ vật chất trung bình song rồi bạn lại đưa ra câu (a) và bạn bảo:
------------------------------
Trích:
Lý thuyết chỉ khẳng định là nếu mật độ vật chất trung bình trong vũ trụ
a) lớn hơn 1 hằng số thì vũ trụ sẽ nở đến 1 lúc rồi sẽ co lại; nếu đã có big bang thì sẽ có big bang ;
------------------------------
Câu trên theo tôi, không phải là câu nói của bạn, mà là của các nhà khoa học khác đưa ra,nhưng ở đây khi xem qua tôi thật sự cảm thấy khó hiểu và thật mâu thuẩn trong câu nói trên,tại sao vậy?
Bạn bảo rằng {khi mật độ vật chất trung bình lớn hơn một hằng số thì Vũ trụ sẽ nở đến một lúc nào đó}.Một khi mà mật độ vật chất trung bình, lớn hơn hằng số vì đó mà bạn nói, thì Vũ trụ theo tôi nghĩ là Vũ trụ lúc đó phải co lại, chứ làm sao mà còn nở cho đến một lúc nào đó rồi mới co lại, thì tôi quả là khó hiểu cho cách lập luận của câu nói trên bạn ạ.
Còn một vấn đề thật là khó hiểu nữa là, ngày nay các nhà khoa học cho rằng toàn bộ vật chất trong Vũ trụ hiện nay đang hiện hữu, là do vụ nổ BIGBANG tạo ra và đang giãn nở.Vậy thì hiện tại, hoặc trong tương lai, thì yếu tố nào làm sản sinh thêm cái vật chất trung bình, mà như bạn và các nhà khoa học nói, để làm cho Vũ trụ sẽ co lại.Tôi xin được bạn cũng như các nhà khoa học đương đại chỉ giáo, để tôi được khai thị thêm cho sự hiểu biết của mình?
Bạn còn nói:
----------------------------
Trích:
Còn cái tiên đoán sau đây của bạn rất có thể đúng, nhưng nó liên quan đến cái mà bạn gọi là "mathematical errors", với phạm trù không-thời gian, thuyết tương đối àla Trần VĂn TUấn như thế nào?

Bạn phải biết dùng suy luận logic với 1 chuỗi suy luận để đưa ra tiên đóan từ những tiên đề bạn đã công nhận, chứ không phải bạn cứ tự nhiên thò tay vào túi lôi ra 1 mẩu báo tường rồi chép lại bảo đó là tiên đoán từ lý thuyết vũ trụ của bạn.
Cụ thể hơn, bạn phải chỉ ra được ví dụ, từ chuyện số 0 là số bé nhất; +3 - (-3) bằng mấy; thuyết tương đối của Trần Văn Tuấn ===> ....................... ===>Kyoto, đại hồng thủy, bão lụt, Catrina, cơn bão số 7, vv.
-----------------------------
Bạn có thể xem lại thuyết hình thành nên Vũ trụ mà tôi đưa ra, trong đó tôi có nói đến yếu tố nhiệt độ, là một trong những yếu tố, tối quan trọng, để hình thành nên Vũ trụ, vậy thì khi tôi đưa ra tiên đoán về nhiệt độ trên trái đất của chúng ta tăng, hay giảm, lại không liên quan đến lý thuyết của tôi hay sao bạn?Vậy mà bạn cho rằng tôi thò tay lôi ra mẩu báo tường rồi chép lại thì tôi thật hơi khó hiểu.
----------------------------
Trích:
Chứ còn chuyện (phá rừng + tăng CO2 + ... ) --- green house effect ----> (đột biến thời tiết, nóng lên, lụt, tan băng ở cực, .... ) nó là chuỗi kín rồi, không biết vị trí các lý thuyết của bạn nằm ở đâu trong cái chuỗi trên. Mà hơn nữa theo lý thuyết "mathematical errors" của bạn suy luận như trên là sai, nó phải kiểu

(WHATEVER nguyên nhân) ---> (lý thuyết tương đối và sai lầm toán học của Trần VĂn Tuấn) ----> (WHATEVER kết quả); tức là lý thuyết của bạn là lý thuyết trung tâm giải thích được mọi thứ; vì bạn khai thác bí mật của 2 phạm trù khó hiểu nhất không gian với thời gian, lại chỉ ra rằng bọn làm toán là bọn dốt nát không biết gì về điện với gỗ, chuyên lừa đảo thiên hạ, phải vậy không bạn Tuấn?
--------------------------------
Bạn nên nhớ rằng câu tiên đoán mà tôi đưa ra, không phải chỉ riêng tôi biết, mà hầu như các nhà khoa học đương đại nào cũng phải hiểu điều đó,vì đó là sự tồn vong cho cả hành tinh mà chúng ta đang sống.Chẳng qua tôi muốn mượn sự tiến đoán đó, để diện dẫn và cảnh báo đến toàn thể nhân loại chúng ta, nên sớm chung sức lại, để cải tạo môi trường, nhầm cứu lấy cái hành tinh nhỏ bé, mà trong đó có bạn và tôi đang sống thôi bạn ạ.Vậy thì tôi thiết nghĩ bạn hà cớ gì mà phải nóng giận và cho rằng tôi nói:
-------------------------------
Trích:
vì bạn khai thác bí mật của 2 phạm trù khó hiểu nhất không gian với thời gian, lại chỉ ra rằng bọn làm toán là bọn dốt nát không biết gì về điện với gỗ, chuyên lừa đảo thiên hạ, phải vậy không bạn Tuấn?
--------------------------------
Bạn đừng nên gấp lửa bỏ tay người như vậy tôi không đồng tình với cách nói như vậy.Bạn nên xem lại từ trước đến nay bất kể trên trang web, hay forum tranh luận nào, tôi lại tỏ ra thái độ khiếm nhã với một bạn nào chưa, rồi bạn hảy nói cũng chưa muộn.Nếu một khi bạn đã có thái độ như vậy, thì tôi nghĩ chúng ta nên ngưng tranh luận, để bạn và tôi cũng như các bạn khác bớt căng thẳng hơn.Bạn nên hiểu một điều là lâu rồi, tôi không tham gia tranh luận, là bởi vì tôi muốn tránh không khí căng thẳng giữa tôi và các bạn khác, là nhầm mục đích dành thời gian, để hoàn thành tiếp những việc làm dỡ dang mà tôi chưa có thời gian hoàn thiện, do bận lo kiếm sống.Bạn nên nhớ ở VN chúng tôi phải lo vật lộn với cuộc sống để sinh tồn, chứ tôi không có thời gian rãnh rổi ngồi trong phòng mà nghiên với cứu, các công trình mà mình đưa ra đâu bạn ạ.
Tôi xin thành thật cám ơn bạn đã có những đóng góp ý kiến cùng tôi, dù như thế nào thì tôi cũng xin tiếp thu các ý kiến đó, nếu bạn cảm thấy cần thiết cùng luận đàm để tìm ra chân lý, thì tôi xin được hầu tiếp cùng bạn,thân chào,TVT.
TB:do không biết tuổi tác của bạn nên tôi dùng từ bạn để tranh luận cùng bạn nếu có gì mạo phạm xin bạn bỏ quá cho.
------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại
 
Trần Văn Tuấn đã viết:
Chào bạn Trần V Tuấn và các bạn !
Tôi thật là khó hiểu cho nhận xét của bạn,khi bạn cho rằng tôi bẻ cong sự thật.Ở đây lần đầu tiên tôi mới nghe đến từ mật độ vật chất trung bình,cũng có thể do tôi thiếu thông tin cập nhật về cách lý luận mới của các nhà khoa học.Vậy có thể nhờ bạn giải thích hộ tôi cụm từ, mật độ vật chất trung bình và tại sao lại gọi là mật độ vật chất trung bình?

Ồ sau bao nhiêu năm "nghiên cứu" bạn không biết thật ư ? Nó cũ lắm rồi đó bạn Tuấn ạ, ngay từ 1929-1930 Einstein đã dẫn hằng số vũ trụ (cosmological constant) vào thuyết tương đối, nó là mật độ năng lượng (energy density) được dẫn vào để cân đối với mật độ vật chất (matter density), một nhân tố nhằm chống lại chiều hướng tiến hóa: nở ra mãi mãi của vũ trụ. Nếu không có cosmological constant, vũ trụ sẽ nở ra mãi mãi, có nó thì còn tùy thuộc vào giá trị của nó ra sao (so sánh với mật độ vật chất trung bình) mà vũ trụ nở ra mãi mãi, hay là chỉ nở ra trong 1 giai đọan (như hiện nay là đang nở ra, hơn thể nữa: tăng tốc nở ra vì dịch chuyển về phía đỏ quan sát từ các vụ nổ supernovae) rồi sau đó co lại. Nói chung, thì cái hằng số vũ trụ này được đưa vào lý thuyết khá tùy tiện, nhiều ng không công nhận nó, nhưng nó không hề làm thay đổi giá trị của lý thuyết ở những chỗ khác mà có thể test đúng/sai được. Bản thân Einstein sau này khi về già cũng đã thừa nhận là ông ta sai lầm khi bịa ra hằng số vũ trụ (HSVT), khá tùy tiện by hand, để cứu vãn sự nở ra mãi mãi. Nhưng với những gì chúng ta có ngày nay, thì Einstein đã cực thông minh khi dẫn vào HSVT, và lời thừa nhận sau đó của ông ta mới lại là ... sai lầm ! HSVT trong cách nhìn semi-quantum thì nó như năng lượng của chân không (vacuum energy) - hoặc tương tự nhưng ta còn chưa biết - làm cho vũ trụ nở (hoặc co) tăng tốc lên nữa (Doppler's effect quan sát các supernovae).

Riêng đối với cosmology thì HSVT quan trọng, nhưng nói thật cho mọi người thì: cosmology hãy còn chứa nhiều điều là speculation, những gì cho đến giờ là đúng (ví dụ: những gì đo được cosmic microwave background 2.73K ---> kết luận về flat universe nở mãi mãi) có thể trở thành sai sau 20 năm nữa =;

Chứ theo sự hiểu biết của cá nhân tôi, thì trong Vũ trụ mà chúng ta đang sống chỉ bao gồm hai dạng vật chất mà các nhà khoa học hay dùng:
1/ Những vật chất thấy được là những chất phát ra ánh sáng mà chúng ta hay gọi nôm na là các ngôi sao,mà trong đó Mặt trời, là một trong những ngôi sao đó bạn ạ.
2/Còn những vật chất mà không tự phát sáng được, như hành tinh mà chúng ta đang sống, thì theo tôi nghĩ trong Vũ trụ này có thể có hằng hà sa số như vậy, nhưng do chúng không phát sáng được nên các nhà khoa học của chúng ta đành tạm gọi là vật chất tối bạn ạ.
Chính vì không thể nào nhìn được được số lượng vật chất tối đó,nên các nhà khoa học không thể nào cân, đong, đo, đếm, chúng một cách cụ thể nên đành phải tính toán trên lý thuyết và thực nghiệm mà thôi bạn ạ

Bạn nói thế thì hơi gay go cho bạn rồi, nó chứng tỏ bạn chẳng hiểu gì về vật chất tối, cho dù bạn đã bỏ cả hàng chục năm ra "nghiên cứu" thuyết tương đối ! Vật chất sáng hiểu đúng ra là vật chất khi tương tác với ánh sáng nó tạo nên những hiện tượng mà chúng ta quan sát được. Các hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta dù không tự phát sáng, nhưng chúng ta quan sát được chúng nhờ tương tác của ánh sáng với chúng, nên đối với chúng ta chúng không phải là DARK MATTER ! Giả sử chúng ta có những máy phát laser cực mạnh chiếu được đến hành tinh cực xa trong thiên hà, và bắt được sóng phản xạ sau nhiều triệu năm, thì những hành tinh đó vẫn là sáng đối với chúng ta chứ không phải là tối !
Hơn nữa khối lượng mặt trời bằng 99.8% khối lượng toàn hệ mặt trời, ng ta sẽ không bận tâm đến vật chất tối dạng hành tinh kiểu bạn TUấn thích, vì mass contribution của chúng chẳng ăn nhằm gì !

Vật chất tối trong vũ trụ nên hiểu là những hạt cơ bản, trung hòa về điện, không tương tác với sóng điện từ (trong đó có ánh sáng). NÓ được biết đến với tên gọi NEUTRALINOS, lý thuyết mà nói thì nó có thể là fermionic partners của (neutral) gauge bosons vs Higgs field. Một thời ng ta nghi vấn neutrinos có khối lượng, nếu vậy thì nó có thể đóng góp một chút cho dark matter, nhưng sau thì vẫn không đo được khối lượng khác không của nó.

Vật chất sáng (visible) trong các ngôi sao, hành tinh, khí/bụi vũ trụ, vv. nói chung rất bé so với dark matter (chặn trên là cỡ 1/4).

Câu trên theo tôi, không phải là câu nói của bạn, mà là của các nhà khoa học khác đưa ra,nhưng ở đây khi xem qua tôi thật sự cảm thấy khó hiểu và thật mâu thuẩn trong câu nói trên,tại sao vậy?
Bạn bảo rằng {khi mật độ vật chất trung bình lớn hơn một hằng số thì Vũ trụ sẽ nở đến một lúc nào đó}.Một khi mà mật độ vật chất trung bình, lớn hơn hằng số vì đó mà bạn nói, thì Vũ trụ theo tôi nghĩ là Vũ trụ lúc đó phải co lại, chứ làm sao mà còn nở cho đến một lúc nào đó rồi mới co lại, thì tôi quả là khó hiểu cho cách lập luận của câu nói trên bạn ạ.

Hình tượng đơn giản hơn, khi bạn ném 1 vật thẳng đứng từ mặt đất lên trời, nếu vận tốc khởi đầu của nó bé, nó vẫn bay lên cao, rồi đến một lúc nào đó nó không lên cao thêm được nữa và mới bắt đầu rơi xuống; nếu vận tốc ban đầu của nó đủ lớn, thì nó bay lên cao mãi đi mất mà không rơi lại nữa.

Vũ trụ tiến hóa cũng vậy, nó có thể nở ra đến 1 giai đoạn và sau đó mới co lại chứ không nhất thiết phải co lại ngay từ đầu bạn đã rõ ý chưa ? Chuyện vũ trụ hiện nay đang nở ra, thậm trí tăng tốc nở ra là không thể phủ nhận được rồi. Còn chuyện nó nở ra mãi mãi, hay nó chỉ nở ra đến 1 lúc nào đó, rồi nó bắt đầu co lại, là chuyện tranh cãi suốt 40 năm qua. Hiện nay có rất nhiều evidences để có thể suy ra là nó sẽ nở mãi mãi - nhưng có một số nhóm nhỏ vẫn tiếp tục tin vào khả năng co về big-bang. Vậy phải chờ collect thêm data để phân định vụ này chắc chắn.

Bạn nên nhớ ở VN chúng tôi phải lo vật lộn với cuộc sống để sinh tồn, chứ tôi không có thời gian rãnh rổi ngồi trong phòng mà nghiên với cứu, các công trình mà mình đưa ra đâu bạn ạ.

Ô kìa, bạn lại kêu ca khó khăn rồi. Tôi cũng phải vật lộn với cuộc sống để sinh tồn như bạn thôi, nhưng bạn thấy đấy tôi đâu có kêu ca như vậy. Cũng chưa biết bạn hay tôi ai có nhiều thời gian và điều kiện cho "nghiên cứu" nhiều hơn, tốt hơn đâu :)>- Bạn vẫn tốt số hơn nhiều người, người nổi tiếng khắp Việt nam mà kêu ca như vậy, thì biết trách ai đây ? :-?
 
Trần Văn Tuấn đã viết:
... vậy mà các nhà khoa học của MỸ xem ra chưa thật tỉnh ngộ, để xem lại rằng mình đang nghiên với cứu cái gì, để ngăn ngừa những thiên tai thảm khóc,làm như các Ngài đó chẳng có một chút trách nhiệm gì về những thiệt hại do bảo gây ra.

-------------------------------
Trích:
vì bạn khai thác bí mật của 2 phạm trù khó hiểu nhất không gian với thời gian, lại chỉ ra rằng bọn làm toán là bọn dốt nát không biết gì về điện với gỗ, chuyên lừa đảo thiên hạ, phải vậy không bạn Tuấn?
--------------------------------
Bạn đừng nên gấp lửa bỏ tay người như vậy tôi không đồng tình với cách nói như vậy.

Em cũng đồng tình với bác Tuấn, rõ ràng bác Tuấn chửi toàn bộ các nhà khoa học Mỹ ngu dốt, chuyên lừa đảo bằng nghiên cứu chứ có chửi riêng bọn làm toán đâu. Bác Tuấn đừng để ý vì bác Hưng nói thẳng. Theo em, sáng tạo là phải dũng cảm, dám bẻ cong mọi thứ, kể cả sự thật, tiên đề hay logic đúng. Cứ phải bẻ cong hết. Vì thế theo thiển ý của em, bác Tuấn nên tranh thủ bẻ cong thêm một số thứ trước khi lấy giải Nobel Toán học. Mà trên trang web của bác Tuấn, em thấy bác cũng đã tiện tay bẻ cong veo một chiều của không gian rồi còn gì. Bác cứ yên tâm tập trung nghiên cứu làm sao bẻ cong mọi thứ nhanh nhất, bẻ 1 phát không cong thì bẻ 3 phát. Em rất muốn thấy giải Nobel toán học đầu tiên cho VN.
Chúc bác Tuấn khỏe, tay khỏe gấp mười và gặp may mắn.

P.S Bắt chước bác Tuấn chút:

Sáng tạo luôn đi trước thời đại
Sáng tạo là bẻ cong mọi thứ
 
Chào bạn Ng Quang Hưng,bạn cho rằng:
-------------------------------------
Trích:
Bạn nói thế thì hơi gay go cho bạn rồi, nó chứng tỏ bạn chẳng hiểu gì về vật chất tối, cho dù bạn đã bỏ cả hàng chục năm ra "nghiên cứu" thuyết tương đối ! Vật chất sáng hiểu đúng ra là vật chất khi tương tác với ánh sáng nó tạo nên những hiện tượng mà chúng ta quan sát được. Các hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta dù không tự phát sáng, nhưng chúng ta quan sát được chúng nhờ tương tác của ánh sáng với chúng, nên đối với chúng ta chúng không phải là DARK MATTER ! Giả sử chúng ta có những máy phát laser cực mạnh chiếu được đến hành tinh cực xa trong thiên hà, và bắt được sóng phản xạ sau nhiều triệu năm, thì những hành tinh đó vẫn là sáng đối với chúng ta chứ không phải là tối !
Hơn nữa khối lượng mặt trời bằng 99.8% khối lượng toàn hệ mặt trời, ng ta sẽ không bận tâm đến vật chất tối dạng hành tinh kiểu bạn TUấn thích, vì mass contribution của chúng chẳng ăn nhằm gì !

Vật chất tối trong vũ trụ nên hiểu là những hạt cơ bản, trung hòa về điện, không tương tác với sóng điện từ (trong đó có ánh sáng). NÓ được biết đến với tên gọi NEUTRALINOS, lý thuyết mà nói thì nó có thể là fermionic partners của (neutral) gauge bosons vs Higgs field. Một thời ng ta nghi vấn neutrinos có khối lượng, nếu vậy thì nó có thể đóng góp một chút cho dark matter, nhưng sau thì vẫn không đo được khối lượng khác không của nó.
----------------------------------------
Tôi thật sự khó hiểu, khi mà bạn cho rằng hành tinh mà chúng ta là vật chất sáng, đồng thời lại cho rằng những hành tinh như trái đất của chúng ta có mật độ không đáng kể, thì quả là chuyện lạ mà từ nào đến giờ tôi mới biết.Vậy tôi hỏi bạn với viễn vọng kính hiện đại nhất của nhân loại hiện nay, chúng ta nhìn và phát hiện được bao nhiêu hành tinh trong Vũ trụ, giống như trái đất mà chúng ta đang sống.Đồng thời trái đất của chúng ta có tự thân phát ra ánh sáng hay không hay phải nhờ đến ánh sáng của Mặt trời chiếu vào mới phát sáng.Đặt trường hợp những hành tinh trong thái dương hệ của chúng ta, nằm ở những khoảng cách khá xa mà ánh sáng của mặt trời không chiếu tới thì sao hở bạn?Bạn nên nhớ rằng những khoảng không trong Vũ trụ, mật độ các hạt cơ bản hầu như rất ít, thì thử hỏi những hạt cơ bản như bạn nói, lấy đâu ra đủ số lượng để làm cho Vũ trụ co lại vậy bạn?
Chính từ câu phát biểu mà bạn đưa ra, tự thân nó đã nói lên sự mâu thuẩn khó hiểu mà tôi đã nói ở bài viết trên, bạn nên xem lại cách lập luận như vậy đúng hay sai,trước khi bạn cho rằng tôi sai, tôi xin lập lại câu nói trên của bạn như sau:
------------------------------
Trích:
! Lý thuyết chỉ khẳng định là nếu mật độ vật chất trung bình trong vũ trụ
a) lớn hơn 1 hằng số thì vũ trụ sẽ nở đến 1 lúc rồi sẽ co lại; nếu đã có big bang thì sẽ có big bang ;
------------------------------
Chính vì câu phát biểu của bạn có vấn đề nên tôi mới đặt câu hỏi với bạn như thế nào là mật độ vật chất trung bình bạn ạ.Bạn còn nói:

-------------------------------
Trích:
Hình tượng đơn giản hơn, khi bạn ném 1 vật thẳng đứng từ mặt đất lên trời, nếu vận tốc khởi đầu của nó bé, nó vẫn bay lên cao, rồi đến một lúc nào đó nó không lên cao thêm được nữa và mới bắt đầu rơi xuống; nếu vận tốc ban đầu của nó đủ lớn, thì nó bay lên cao mãi đi mất mà không rơi lại nữa.

Vũ trụ tiến hóa cũng vậy, nó có thể nở ra đến 1 giai đoạn và sau đó mới co lại chứ không nhất thiết phải co lại ngay từ đầu bạn đã rõ ý chưa ?
--------------------------------
Bạn đưa ra lý giải trên và bảo tôi rõ chưa, thì tôi xin thưa với bạn là tôi không thể nào rõ được, khi mà bạn lấy ví dụ một người đứng tại măt đất, ném một vật thẳng đứng lên trời, rồi so sánh với hiện tượng co lại hoặc nở ra của Vũ trụ, là tôi không nhất trí với bạn.Bạn nên biết rằng khi chúng ta đứng trên mặt đất, là chúng ta bị lực hấp dẫn của trái đất tác dụng vào và làm đối trọng. Nên khi chúng ta ném vật lên cao, thì vật chịu sự tác động do lực hút của trái đất hút lại, nếu vận tốc ném của ta không đủ lớn để thắng lực hút của trái đất, thỉ vật sẽ bay lên đến một lúc nào đó sẽ bị hút ngược trở lại.
Nhưng ở đây tôi đặt trường hợp sự co giản của Vũ trụ, thì khác với cách lập luận của bạn, cũng như các nhà khoa học khác bạn ạ?Tôi xin đơn cử một ví dụ như sau để bạn xem và góp ý:Đặt trường hợp một hành tinh giống như trái đất của chúng ta bị nổ tung ra từng mãnh nhỏ, bay tứ tung trong Vũ trụ, thì lúc đó có còn lực nào làm đối trọng níu kéo chúng lại, để các mãnh vỡ đó co lại và tạo thành một hành tinh như thời điểm ban đầu, như chưa nổ không bạn?Hay là chúng sẽ một đi không trở lại, do không có lực nào kéo chúng lại phải không bạn?Bây giờ tôi xin quay lại vụ nổ BIGBANG,một vụ nổ lớn như vậy, làm cho mật độ vật chất vô cùng lớn, chứa đựng trong cái vô cùng nhỏ đó nổ tung và vật chất bay ra tứ hướng, thì lấy gì làm đối trọng để hút chúng lại, tương tự như ví dụ hành tinh bị nổ mà tôi đưa ra phải không bạn?Ở đây một lần nữa tôi xin được nhấn mạnh với bạn là, các nhà khoa học đương đại đều cho rằng, toàn bộ vật chất hiện nay trong Vũ trụ, là do vụ nổ BIGBANG tạo ra bạn ạ,đó là mấu chốt của vấn đề mà tôi đưa ra hỏi bạn trong bài viết trước bạn nên xem lại sẽ rõ.Đây là câu hỏi tôi không chỉ hỏi riêng bạn, mà tôi đưa ra nhầm mục đích cho các nhà khoa học đương đại, nên xem lại cách lập luận co giản cũa Vũ trụ theo như lập luận hiên nay, còn có cơ sở đứng vững hay không bạn ạ?
Còn tôi hiện tại chỉ là một người bình thường, như những người VN bình thường khác thôi bạn ạ, tôi chưa được bất cứ cơ quan, hay đoàn thể nào, công nhận tôi là người nổi tiếng như bạn nói đâu bạn ạ, vì vậy bạn đừng nên hiểu lầm và gán ghép cho tôi danh xưng như vậy thật khó nghe bạn ạ,chào bạn,TVT.

----------------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại
 
Bạn Trần Văn Tuấn :
Trần Văn Tuấn đã viết:
Chào bạn Ng Quang Hưng,bạn cho rằng:
-------------------------------------
Trích:
Bạn nói thế thì hơi gay go cho bạn rồi, nó chứng tỏ bạn chẳng hiểu gì về vật chất tối, cho dù bạn đã bỏ cả hàng chục năm ra "nghiên cứu" thuyết tương đối ! Vật chất sáng hiểu đúng ra là vật chất khi tương tác với ánh sáng nó tạo nên những hiện tượng mà chúng ta quan sát được. Các hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta dù không tự phát sáng, nhưng chúng ta quan sát được chúng nhờ tương tác của ánh sáng với chúng, nên đối với chúng ta chúng không phải là DARK MATTER ! Giả sử chúng ta có những máy phát laser cực mạnh chiếu được đến hành tinh cực xa trong thiên hà, và bắt được sóng phản xạ sau nhiều triệu năm, thì những hành tinh đó vẫn là sáng đối với chúng ta chứ không phải là tối !
Hơn nữa khối lượng mặt trời bằng 99.8% khối lượng toàn hệ mặt trời, ng ta sẽ không bận tâm đến vật chất tối dạng hành tinh kiểu bạn TUấn thích, vì mass contribution của chúng chẳng ăn nhằm gì !

Vật chất tối trong vũ trụ nên hiểu là những hạt cơ bản, trung hòa về điện, không tương tác với sóng điện từ (trong đó có ánh sáng). NÓ được biết đến với tên gọi NEUTRALINOS, lý thuyết mà nói thì nó có thể là fermionic partners của (neutral) gauge bosons vs Higgs field. Một thời ng ta nghi vấn neutrinos có khối lượng, nếu vậy thì nó có thể đóng góp một chút cho dark matter, nhưng sau thì vẫn không đo được khối lượng khác không của nó.
----------------------------------------
Tôi thật sự khó hiểu, khi mà bạn cho rằng hành tinh mà chúng ta là vật chất sáng, đồng thời lại cho rằng những hành tinh như trái đất của chúng ta có mật độ không đáng kể, thì quả là chuyện lạ mà từ nào đến giờ tôi mới biết.Vậy tôi hỏi bạn với viễn vọng kính hiện đại nhất của nhân loại hiện nay, chúng ta nhìn và phát hiện được bao nhiêu hành tinh trong Vũ trụ, giống như trái đất mà chúng ta đang sống.Đồng thời trái đất của chúng ta có tự thân phát ra ánh sáng hay không hay phải nhờ đến ánh sáng của Mặt trời chiếu vào mới phát sáng.Đặt trường hợp những hành tinh trong thái dương hệ của chúng ta, nằm ở những khoảng cách khá xa mà ánh sáng của mặt trời không chiếu tới thì sao hở bạn?Bạn nên nhớ rằng những khoảng không trong Vũ trụ, mật độ các hạt cơ bản hầu như rất ít, thì thử hỏi những hạt cơ bản như bạn nói, lấy đâu ra đủ số lượng để làm cho Vũ trụ co lại vậy bạn?
Chính từ câu phát biểu mà bạn đưa ra, tự thân nó đã nói lên sự mâu thuẩn khó hiểu mà tôi đã nói ở bài viết trên,

Trong text ở trên, bạn nên hiểu như sau, dark matter được định nghĩa chuẩn là vật chất tương tác cực yếu với sóng điện từ, chiểu theo đó thì hành tinh không phải là vật chất tối. Còn dĩ nhiên bạn có quyền hiểu vật chất tối là những vật chất không tự phát sáng, nếu vậy tôi chỉ cảnh báo là phải cẩn thận không thì hiểu sai hoàn toàn những thông tin ng ta đưa ra; ông nói gà bà hiểu vịt.

Chuyện nữa, khối lượng của các hành tinh là không đáng kể so với khối lượng các sao mà chúng quay quanh. Trong thực tiễn thì khối lượng của chúng được correctly added vào khối lượng của sao (center of masses and sum of masses); vd. nếu ở rất xa trong vũ trụ nghiên cứu hệ mặt trời, thì cái khối lượng đo dược (tương tác với ánh sáng hoặc các sao lân cận) không phải là khối lượng mặt trời mà là khối lượng effective của cả hệ mặt trời.

Cho tới nay ng ta không quan tâm đến khối lượng các hành tinh ở quy mô vũ trụ, vì ng ta tin rằng chúng không chiếm tới <<1% khối lượng toàn bộ vật chất. Mối quan tâm tới các hành tinh đơn thuần là mối quan tâm tới sinh vật, tới civilization khác, ... chứ không liên quan đến tiến hóa vũ trụ.

Nếu nói về các vật chất không tự phát sáng có khối lượng lớn, phải kể đến các sao đã tắt, sao neutron hoặc lỗ đen - được biết đến như là massive compact halo objects. Những vật chất ở những dạng này cũng chỉ là vật chất tối thông thường (normal or baryonic matter); ngoài dạng baryonic này ra còn dạng exotic nữa - đó là dạng vật chất tối mà tôi thường xuyên nghĩ đến. Hiện nay chưa có đánh giá tin cậy xem các đối tượng normal matter này (neutron stars, white/brown dwarf stars, black holes) có thể đem lại bao nhiêu phần trăm khối lượng vũ trụ; nhưng có thể khẳng định chắc chắn là normal dark matter (halo objects) không đủ để đem lại khối lượng còn thiếu; thậm chí nhiều ng làm lý thuyết tin tưởng là exotic matter mới là phần chính.

Vũ trụ là biển các hạt cơ bản bạn Tuấn ạ. Cái nhiệt độ 2.73K cosmic microwave background đo được chính là một ví dụ nhỏ minh họa, cho dù nó đã được cut-off các hạt năng lượng cao. Dạng vật chất tập hợp thành các sao đang hoạt động (kể cả các hành tinh mà bạn Tuấn yêu mê mệt) chỉ chiếm 1 tỷ lệ nhỏ, được đánh giá ở mức dưới 10% (xung quanh 5%). NÓi chung cách hiểu ngây thơ của bạn Tuấn về vật chất tối, như các hành tinh, là sai hoàn toàn !

Nếu lý thuyết standard là đúng thì những massive fermionic patners của gauge bosons vs Higg field, như tôi đã viết lần trước, sẽ là những ứng cử viên chính của dark matter, dạng exotic. Hiện nay ở Minnesota với chương trình tìm kiếm WIMPS (weakly interacting massive particles) ng ta tích cực tìm bằng chứng cho lý thuyết. Ngoài ra chuyện mass of neutrinos cũng chưa hoàn toàn ngã ngũ.

bạn nên xem lại cách lập luận như vậy đúng hay sai,trước khi bạn cho rằng tôi sai, tôi xin lập lại câu nói trên của bạn như sau:
------------------------------
Trích:
! Lý thuyết chỉ khẳng định là nếu mật độ vật chất trung bình trong vũ trụ
a) lớn hơn 1 hằng số thì vũ trụ sẽ nở đến 1 lúc rồi sẽ co lại; nếu đã có big bang thì sẽ có big bang ;
------------------------------
Chính vì câu phát biểu của bạn có vấn đề nên tôi mới đặt câu hỏi với bạn như thế nào là mật độ vật chất trung bình bạn ạ.Bạn còn nói:

-------------------------------
Trích:
Hình tượng đơn giản hơn, khi bạn ném 1 vật thẳng đứng từ mặt đất lên trời, nếu vận tốc khởi đầu của nó bé, nó vẫn bay lên cao, rồi đến một lúc nào đó nó không lên cao thêm được nữa và mới bắt đầu rơi xuống; nếu vận tốc ban đầu của nó đủ lớn, thì nó bay lên cao mãi đi mất mà không rơi lại nữa.

Vũ trụ tiến hóa cũng vậy, nó có thể nở ra đến 1 giai đoạn và sau đó mới co lại chứ không nhất thiết phải co lại ngay từ đầu bạn đã rõ ý chưa ?
--------------------------------
Bạn đưa ra lý giải trên và bảo tôi rõ chưa, thì tôi xin thưa với bạn là tôi không thể nào rõ được, khi mà bạn lấy ví dụ một người đứng tại măt đất, ném một vật thẳng đứng lên trời, rồi so sánh với hiện tượng co lại hoặc nở ra của Vũ trụ, là tôi không nhất trí với bạn.Bạn nên biết rằng khi chúng ta đứng trên mặt đất, là chúng ta bị lực hấp dẫn của trái đất tác dụng vào và làm đối trọng. Nên khi chúng ta ném vật lên cao, thì vật chịu sự tác động do lực hút của trái đất hút lại, nếu vận tốc ném của ta không đủ lớn để thắng lực hút của trái đất, thỉ vật sẽ bay lên đến một lúc nào đó sẽ bị hút ngược trở lại.
Nhưng ở đây tôi đặt trường hợp sự co giản của Vũ trụ, thì khác với cách lập luận của bạn, cũng như các nhà khoa học khác bạn ạ?Tôi xin đơn cử một ví dụ như sau để bạn xem và góp ý:Đặt trường hợp một hành tinh giống như trái đất của chúng ta bị nổ tung ra từng mãnh nhỏ, bay tứ tung trong Vũ trụ, thì lúc đó có còn lực nào làm đối trọng níu kéo chúng lại, để các mãnh vỡ đó co lại và tạo thành một hành tinh như thời điểm ban đầu, như chưa nổ không bạn?Hay là chúng sẽ một đi không trở lại, do không có lực nào kéo chúng lại phải không bạn?Bây giờ tôi xin quay lại vụ nổ BIGBANG,một vụ nổ lớn như vậy, làm cho mật độ vật chất vô cùng lớn, chứa đựng trong cái vô cùng nhỏ đó nổ tung và vật chất bay ra tứ hướng, thì lấy gì làm đối trọng để hút chúng lại, tương tự như ví dụ hành tinh bị nổ mà tôi đưa ra phải không bạn?Ở đây một lần nữa tôi xin được nhấn mạnh với bạn là, các nhà khoa học đương đại đều cho rằng, toàn bộ vật chất hiện nay trong Vũ trụ, là do vụ nổ BIGBANG tạo ra bạn ạ,đó là mấu chốt của vấn đề mà tôi đưa ra hỏi bạn trong bài viết trước bạn nên xem lại sẽ rõ.Đây là câu hỏi tôi không chỉ hỏi riêng bạn, mà tôi đưa ra nhầm mục đích cho các nhà khoa học đương đại, nên xem lại cách lập luận co giản cũa Vũ trụ theo như lập luận hiên nay, còn có cơ sở đứng vững hay không bạn ạ?

Cứ hình dung như vụ nổ big-bang bắt đầu từ cực bắc của mặt cầu 4 chiều, vũ trụ nở ra, nở ra, đạt cực đại (=xích đạo) rồi bắt đầu co lại, co lại, và cuối cùng thu về cực nam của mặt cầu. Đó là khả năng vũ trụ đóng. Vũ trụ mở có thể hình dung thay mặt cầu = paraboloid. Hy vọng bạn Tuấn biết giải phương trình Friedmann, nói nhiều không dùng p/t mệt lắm rồi. Bạn Tuấn còn théc méc gì thì có thể đọc ở đây nè:

1) How does the cosmological constant affect the evolution of the Universe?
http://super.colorado.edu/~michaele/Lambda/evol.html
2) What are the observational constraints on the cosmological constant?
http://super.colorado.edu/~michaele/Lambda/obs.html
3) Was the inclusion of the cosmological constant Einstein's "biggest blunder"?
http://super.colorado.edu/~michaele/Lambda/blund.html
4) How physically plausible is the cosmological constant?
http://super.colorado.edu/~michaele/Lambda/phys.html
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em nghĩ là mình có thể hiểu ý của bác Hưng trong ví dụ về mặt cầu 4 chiều, trong đó có lẽ trục cực Bắc - Nam thì tượnh trưng cho chiều thời gian, còn 2 trục còn lại thì tượng trưng cho cả 3 chiều không gian phải không ạ? Em nghĩ cách lý giải này chưa trả lời thỏa đáng câu hỏi của bác Tuấn.

Em thử trả lời câu hỏi của bác Tuấn nhé: Nếu trái đất này mà "nổ tung" thì chuyện xảy ra sẽ phụ thuộc vào vận tốc ban đầu của các "mảnh" trái đất. Trước hết trong cái ví dụ này ta phải tạm giả thuyết là trong cả không gian bao la chỉ có mình trái đất thôi, nếu ko thì sau vụ nổ này các mảnh sẽ chịu ảnh hưởng lực hút của các sao/hành tinh/vật chất khác trong vũ trụ nữa. Tuy nhiên nếu chỉ giả sử là trong không gian có mình trái đất thì:

+ Nếu vận tốc đầu của các "mảnh trái đất" là nhỏ hơn một mức nào đó thì các mảnh chỉ rời xa nhau 1 khoảng nhất định (trong quá trình đó thì vận tốc rời xa nhau có lẽ sẽ giảm dần) thì sẽ bắt đầu co lại về khối tâm của toàn bộ hệ thống các mảnh, do lực hút hấp dẫn lẫn nhau của chính các mảnh". Ở đây bác Tuấn nên lưu ý là mọi vật đều hút lẫn nhau chứ ko cần một vật ở trung tâm hút các vật lại. (Tiện đây nếu nhớ ko nhầm thì phần đông các lý thuyết gia cho rằng các hành tinh hình thành chính là do các hạt bụi vũ trụ ở gần nhâu hút lẫn nhau nên rốt cục tập trung về thành một khối, chứ ko phải là khi có big-bang thì tự nhiên lại hình thành một lô các mảnh tròn ung ủng được gọi là các hành tinh như ngày nay :D).

+ Nếu vận tốc đầu là lớn thì các mảnh sẽ tung ra khoảng cách quá xa dẫn đến lực hấp dẫn giữa các vật sẽ giảm sút và do đó nó sẽ ko co lại được mà sẽ rời xa nhau mãi mãi.

+ Nếu vần tốc đầu đúng bằng "ngưỡng" thì có lẽ hệ sẽ đạt một trạng thái cân bằng nào đó???

Thật ra hình dung trên có thể sẽ khó hiểu do ko thể thực nghiệm. Tuy vậy em thử đưa ra một hình dung khác như sau:

Giả sử ta có 2 cục nam châm đang dính chặt vào nhau(như vậy là 1 hệ, giống như là trái đát trước khi nổ tung hoặc vũ trụ trước big bang.) và ta đặt chúng lên một mặt phẳng trơn nhẵn (đến mức có thể coi ma sát là ko đáng kể). Bây giờ giả sử ta tác động một lực ban đầu vào hai cục nam châm này khiến chúng tách nhau ra:
+ Nếu lực ban đầu đủ lớn để cho vận tốc đầu của 2 cục nam châm là đủ lớn thì chúng sẽ rời nhau ra quá xa khiến cho lực điện từ ko thể kéo chúng vào nhau nữa, và như thế thì chúng sẽ "Rời xa nhau mãi mãi" - tất nhiên do ma sát thì rời xa một khoảng thì vận tốc sẽ bị triệt tiêu.

+ Nếu lực ban đầu ko mạnh lắm, dẫn đến vận tốc đầu ko lớn lắm thì hai cục nam châm sau khi rời xa nhau một tí sẽ bắt đầu hút lẫn nhau và do đó rút cục sẽ lại chập vào một.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hê hê, chú Trung học thầy nào hồi ở Ams mà giỏi cơ học thế? Sao đang nói chuyện cơ học mà nhảy sang nam châm gì đấy ? =D>

Trung nói đúng về cơ bản rồi đó. Thực ra để hiểu vấn đề này có thể làm 1 bài tập Vật lý trình độ phổ thông như sau, các bạn chuyên lý trường AMS giải ngon lành:

Cho 1 quả cầu đồng nhất (mật độ đều) có khối lượng M và bán kính R. Giả sử ở một thời điểm quả cầu bắt đầu nở ra, nở đều ở mọi hướng, gọi V là vận tốc nở ra của bán kính hình cầu. Tính vận tốc nở ra tối thiểu để quả cầu nở ra mãi mãi, tức là không bị hấp dẫn của các mảnh hút làm co lại?


Đáp số của nó là V_min = Sqrt (2*G*M/R), trong đó G hằng số hấp dẫn. Nếu V lớn hơn hoặc bằng V_min thì quả cầu sẽ nở mãi mãi, hấp dẫn sẽ thua; còn nếu V nhỏ hơn V_min thì đến một lúc nào đó nó sẽ bắt đầu co lại vì "áp suất" hấp dẫn.

Ý tưởng p/p đơn giản này Chandrasekhar đã khai thác triệt để -để tính toán sự tiến hóa của các vì sao sau khi đốt hết năng lượng hạt nhân. Nhờ đó ông ta đã được nhận Nobel vì đã phân loại được các dạng tiến hóa của sao (neutron/white dwarf) . Hình như trong cuốn VL vui cũng giới thiệu ?

Đó là bức tranh Newtonian thôi, còn trong bức tranh tương đối thì (V_min)^2 = (2* G*M/R) + C trong đó C liên quan đến hình học của không gian (C>0 hyperbolic geometry, C<0 spherical geometry, C=0 flat; tức là ngược dấu với curvature). Einstein muốn có vũ trụ tĩnh (static) nên ông ta cho thêm HSVT vào nữa, tức là còn thêm một đại lượng nữa ở vế phải.

Đinh Trọng Thành Trung đã viết:
Em thử trả lời câu hỏi của bác Tuấn nhé: Nếu trái đất này mà "nổ tung" thì chuyện xảy ra sẽ phụ thuộc vào vận tốc ban đầu của các "mảnh" trái đất. Trước hết trong cái ví dụ này ta phải tạm giả thuyết là trong cả không gian bao la chỉ có mình trái đất thôi, nếu ko thì sau vụ nổ này các mảnh sẽ chịu ảnh hưởng lực hút của các sao/hành tinh/vật chất khác trong vũ trụ nữa. Tuy nhiên nếu chỉ giả sử là trong không gian có mình trái đất thì:

+ Nếu vận tốc đầu của các "mảnh trái đất" là nhỏ hơn một mức nào đó thì các mảnh chỉ rời xa nhau 1 khoảng nhất định (trong quá trình đó thì vận tốc rời xa nhau có lẽ sẽ giảm dần) thì sẽ bắt đầu co lại về khối tâm của toàn bộ hệ thống các mảnh, do lực hút hấp dẫn lẫn nhau của chính các mảnh". Ở đây bác Tuấn nên lưu ý là mọi vật đều hút lẫn nhau chứ ko cần một vật ở trung tâm hút các vật lại. (Tiện đây nếu nhớ ko nhầm thì phần đông các lý thuyết gia cho rằng các hành tinh hình thành chính là do các hạt bụi vũ trụ ở gần nhâu hút lẫn nhau nên rốt cục tập trung về thành một khối, chứ ko phải là khi có big-bang thì tự nhiên lại hình thành một lô các mảnh tròn ung ủng được gọi là các hành tinh như ngày nay :D).

+ Nếu vận tốc đầu là lớn thì các mảnh sẽ tung ra khoảng cách quá xa dẫn đến lực hấp dẫn giữa các vật sẽ giảm sút và do đó nó sẽ ko co lại được mà sẽ rời xa nhau mãi mãi.

+ Nếu vần tốc đầu đúng bằng "ngưỡng" thì có lẽ hệ sẽ đạt một trạng thái cân bằng nào đó???

Thật ra hình dung trên có thể sẽ khó hiểu do ko thể thực nghiệm. Tuy vậy em thử đưa ra một hình dung khác như sau:
 
Trong thực tế ng ta hay nói đến mật độ vật chất trung bình trong vũ trụ, đại lượng trực tiếp đo được, chứ ít khi nhắc đến tổng khối lượng của toàn vũ trụ (theo tương đối là độ cong của hình học không-thời gian), trong cái đáp số bài tập về nhà mà tôi đã nêu ở trên phải thay khối lượng M = thể tích quả cầu * mật độ khối lượng = 4/3 * Pi * R^3 * rho .

Lúc đó V_min = R * Sqrt (8/3 * Pi * G * rho), nói cách khác V_min tỷ lệ thuận với bán kính và căn bậc hai của mật độ vật chất. ĐÓ là lý do tại mật độ vật chất lại quyết định khả năng nở mãi mãi hay chỉ nở đến một lúc rồi co lại. Thời điểm bắt đầu co lại cũng có thể tính một cách dễ dàng - bài tập về nhà nữa cho các bạn chuyên lý trường AMS :)>-

Một điểm lưu ý nữa là nếu V_min > vận tốc ánh sáng c, tức là nếu 2*M*G > R*c^2 hay 8/3 * Pi * R^2 * rho > c^2, thì quả cầu có nở ra kiểu gì đi chăng nữa rồi cũng sẽ bị co lại. Cái bán kính ứng với vận tốc giới hạn V_min =c, chính là bán kính Schwarzchild nổi tiếng được mọi ng biết đến như là ánh sáng cũng không trốn thoát được khỏi bề mặt vật chất với bán kính đó vì hấp dẫn quá mạnh, R_schwarzchild = (2*M*G)/ (c^2) .

Như trên các bạn thấy, biết vận tốc nở ra hiện nay, biết bán kính vũ trụ và mật độ khối lượng vật chất trung bình trong vũ trụ, chúng ta có thể làm vài phép tính đơn giản trong giờ ăn trưa để xác định được vũ trụ nở ra mãi hay rồi sẽ co lại.

Cũng có thể tính = cách khác. Nếu nhìn trên nguyên lý bảo toàn năng lượng, tổng động năng và thế năng hấp dẫn của mọi vật chất trong vũ trụ, tùy thuộc vào năng lượng của toàn vũ trụ là lớn hơn hay bằng không ===> nở mãi mãi; hoặc nhỏ hơn không ===> sẽ co lại. More or less, nó là dạng 2*G*M=R*c^2 ; tính ra số đàng hoàng: mật độ vật chất giới hạn ~ 10^{-26} kg/m^3 cỡ 5 nguyên tử Hydro trong 1 mét khối ; lớn hơn hoặc bằng mật độ giới hạn vũ trụ sẽ co lại, nhỏ hơn mật độ giới hạn thì vũ trụ sẽ nở ra mãi mãi b-) Quan sát hiện nay ---> nở ra mãi mãi 0:)
 
Cám ơn anh Hưng. Có điều em ngại ngồi giải mấy bài tập của anh quá - nhiều năm rồi ko động đến Lý, hì hì hì.

Em nêu ví dụ về nam châm chỉ là để hình dung sự việc sẽ thế nào khi giữa các vật có lực hút thôi ý mà - ý em là ko cần thiết phải có một lực hút lớn nằm ở giữa thì mới hút được các vật vào nhau mà bản thân các vật tự hút nhau thì chúng cũng sẽ kéo nhau lại (có lẽ là vào khối tâm). Tất nhiên lực hấp dẫn thì khác lực điện từ, chả hạn các mảnh của quả cầu nổ tung có thể quay tùy ý mà vẫn hút nhau còn hai mảnh nam châm mà lại quay thì ô hô ai tai :) (cũng vì chúng vừa hút vừa đẩy cho nên em chỉ nêu ví dụ có 2 cục nam châm thôi chứ từ 3 trở lên thì sợ hơi phức tạp và ko giống nữa :D). Ngoài ra thì lực điện từ và lực hấp dẫn có triệt tiêu giống nhau khi khoảng cách tăng lên hay ko thì em cũng ko nhớ rõ nữa.

À nhân tiện đây em muốn hỏi: Em nhớ hồi xưa có học định luật về sự tăng dần của một đại lượng mà em ko nhớ chính xác tên, hình như là etopia hay gì đó, đại khái là để chỉ sự hỗn loạn của các sự vật (theo đó thì sự hỗn loạn của một hệ luôn có xu hướng tăng dần). Vậy sự nở ra hay co lại của vũ trụ có liên hệ gì đến định luật này ko nhỉ? Em ko còn là học sinh chuyên lý nữa đâu đấy nhé, chỉ còn là layman thôi đấy :D.
 
Đây là 1 câu hỏi thú vị 0:)
Đinh Trọng Thành Trung đã viết:
À nhân tiện đây em muốn hỏi: Em nhớ hồi xưa có học định luật về sự tăng dần của một đại lượng mà em ko nhớ chính xác tên, hình như là etopia hay gì đó, đại khái là để chỉ sự hỗn loạn của các sự vật (theo đó thì sự hỗn loạn của một hệ luôn có xu hướng tăng dần). Vậy sự nở ra hay co lại của vũ trụ có liên hệ gì đến định luật này ko nhỉ? Em ko còn là học sinh chuyên lý nữa đâu đấy nhé, chỉ còn là layman thôi đấy :D.

Đó là nguyên lý tăng Entropy, định luật thứ 2 và cũng là quan trọng nhất của nhiệt động lực học (tổng số có 4 định luật). Các câu hỏi về entropy thường thú vị. Lấy ví dụ 1 câu hỏi hay và không hề đơn giản là: liệu nguyên lý tăng entropy có mâu thuẫn với nguyên lý tiến hóa trong sinh vật hay không? Tiến hóa trong sinh vật, phát triển từ thấp đến cao, xem ra đi ngược chiều với nguyên lý tăng entropy, đây là vấn đề đã và đang dược phân tích định tính chi tiết. Rõ ràng các bạn thấy là không hề đơn giản nếu muốn giải quyết nó 1 cách khoa học b-) Mặt khác các câu hỏi về vũ trụ những bí ẩn và tiến hóa của nó cũng thường thú vị và thách thức; ở đây bạn Trung lại tương ra 1 câu hỏi về mối liên quan giữa 2 phạm trù thú vị, entropy với tiến hóa vũ trụ, dĩ nhiên mức độ thú vị và thách đố của câu hỏi chắc tăng bình phương :)>- b-)

Đùa vậy thôi chứ thực ra thì thế này. Entropy tổng thể (hệ kín) luôn phải không giảm, và do đó entropy của vũ trụ cũng không thể giảm trong quá trình tiến hóa của nó. NÓi như vậy thôi chứ tôi chưa thấy ai tính được cụ thể entropy của vũ trụ tăng bao nhiêu trong 1 khoảng thời gian cho trước.

Cả trong hai trường hợp: nở mãi mãi hoặc rồi nó sẽ co lại, entropy của cả vũ trụ đều tăng, tôi nghĩ như vậy. Tức là không thể dùng nguyên lý tăng entropy để loại trừ 1 trong 2 khả năng nói trên.

Nguyên lý entropy nếu áp dụng cho cả vũ trụ thì sẽ suy ra được trạng thái cân bằng "nhiệt" của nó (equilibrium), tức là vũ trụ sẽ là biển gồm toàn các hạt cơ bản chuyển động hỗn loạn, không có sao, hành tinh, ngân hà, thiên hà hay cấu trúc chi hết ! Chỉ có điều là cân bằng đó cần rất nhiều thời gian, nhiều nhiều lần so với tuổi của vũ trụ (thời gian rất lớn ngay cả đối với hệ nhỏ hơn). Tuy nhiên, như hiện nay đã biết thì vũ trụ của chúng ta là vũ trụ cứ nở ra mãi mãi, tức là đi về hướng cân bằng nhiệt của nguyên lý entropy, vũ trụ sẽ là biển các hạt cơ bản sau một thời gian lâu gần "vô tận" .....
(Trường hợp vũ trụ đóng thì cân bằng nhiệt không bao giờ đạt được, vũ trụ sẽ chết trước =big bang mới, trước rất lâu khi cân bằng nhiệt sảy ra).

Hawking nghiên cứu nguyên lý tăng entropy cho black holes và ông ta đã đi đến những khám phá kỳ diệu, Hawking radiation - bất cứ black hole nào cũng phải phóng xạ ra. Nếu ng ta đo được thì dĩ nhiên Hawking lãnh giải Nobel :)

Nếu bạn nào quan tâm hơn đến số phận mọi thứ trong tiến hóa nở ra mãi mãi của vũ trụ, entropy vs cân bằng nhiệt, bảo toàn vs thất thoát thông tin, vv thì có thể tự tìm hiểu ở đây :

http://xxx.lanl.gov/abs/astro-ph/9902189
 
NG Quang Hưng đã viết:
Đây là 1 câu hỏi thú vị 0:)



Đùa vậy thôi chứ thực ra thì thế này. Entropy tổng thể (hệ kín) luôn phải không giảm, và do đó entropy của vũ trụ cũng không thể giảm trong quá trình tiến hóa của nó. NÓi như vậy thôi chứ tôi chưa thấy ai tính được cụ thể entropy của vũ trụ tăng bao nhiêu trong 1 khoảng thời gian cho trước.

Cả trong hai trường hợp: nở mãi mãi hoặc rồi nó sẽ co lại, entropy của cả vũ trụ đều tăng, tôi nghĩ như vậy. Tức là không thể dùng nguyên lý tăng entropy để loại trừ 1 trong 2 khả năng nói trên.

WOW. Thú vị nhỉ :). Cám ơn anh Hưng.


Hơn chán nhỉ, đời người thì có hạn cho nên chọn cho mình 1 ngành rồi thì ko thể nghiên cứu các ngành thú vị khác được nữa :-?. Hồi trước cách đây chục năm có lần em nằm ở bãi biển nhìn lên trời ban đêm suy nghĩ lung tung độ 20 phút thì thấy chóng mặt gần chết :D - he he he. Sau này trong một khoảng thời gian dài ko dám ngắn nhìn bầu trời sao trong một thời gian dài như thế nữa - chỉ nhìn một tí đến khi thấy các câu hỏi hiện ra trong đầu thì ko nhìn nữa mà đi làm việc khác :))
 
Chào bạn Ng QUANG HƯNG,bạn cho rằng:
--------------------------
Trích:
Trong text ở trên, bạn nên hiểu như sau, dark matter được định nghĩa chuẩn là vật chất tương tác cực yếu với sóng điện từ, chiểu theo đó thì hành tinh không phải là vật chất tối. Còn dĩ nhiên bạn có quyền hiểu vật chất tối là những vật chất không tự phát sáng, nếu vậy tôi chỉ cảnh báo là phải cẩn thận không thì hiểu sai hoàn toàn những thông tin ng ta đưa ra; ông nói gà bà hiểu vịt.
-------------------------
Bạn cho rằng tôi có quyền hiểu, thì tôi xin thưa với bạn là tôi chẳng có quyền hiểu, mà tôi chỉ đưa ra ví dụ đơn cử như vậy thôi.Tôi chỉ hiểu nôm na theo những tạp chí khoa học đã đăng tải, trong đó có bài viết nói về mật độ vật chất trong Vũ trụ, bao gồm những vật chất phát sáng, mà hiện tại các viễn vọng kính quan sát được và những vật chất tối,trong đó đơn cử những hành tinh là một trong những chất tối mà chúng ta không qua sát được thôi bạn ạ.Trong khi đó bạn lại quay sang quy kết và cho rằng tôi nói vật chất tối trong vũ trụ chỉ đơn thuần là các hành tinh như trái đất của chúng ta thì quả là khó hiểu và buồn cười bạn ạ.Bạn còn bảo:
------------------------------
Trích:
Giả sử chúng ta có những máy phát laser cực mạnh chiếu được đến hành tinh cực xa trong thiên hà, và bắt được sóng phản xạ sau nhiều triệu năm, thì những hành tinh đó vẫn là sáng đối với chúng ta chứ không phải là tối !
------------------------------
Tôi chỉ nói đến những vật chất tối mà ngày nay chúng ta không quan sát và nhìn thấy chúng.Còn chuyện giả sử mà bạn đưa ra thì còn phải chờ bạn ạ,mà nếu giả sử như bạn, thì trong tương lai năm muời cái "thiên niên kỹ" nữa, nếu như hành tinh của chúng ta vẫn còn tồn tại,lúc đó nhân loại đã phát minh ra những công cụ hiện đại, thì tôi nghĩ ngay cả những vật chất tối, mà theo quan niệm của bạn, cũng trở thành những vật chất sáng phải không bạn?
Nhưng thôi, tôi không tranh luận cùng bạn về vấn đề sáng, tối, chỉ làm mất thời giờ.Bây giờ quay lại hai phạm trù "không gian và thời gian", liên quan đến thuyết tương đối của AL.Einstein.Bạn nghĩ sao khi mà trong các phương trình toán lý,liên quan đến thuyết tương đối, có công thức tính thời gian cho ra kết quả (T âm<0) thì thời gian sẽ co lại.Đồng thời lý thuyết tương đối của Al.Einstein cũng tiên đoán: Nếu như Vũ trụ giản nở thì chiều thời gian sẽ giản nở theo,còn nếu như Vũ trụ co lại, thì thời gian lúc đó cũng sẽ bị co lại,bạn có thể cho tôi biết ý kiến riêng cá nhân của bạn, về hiện tượng co lại của thời gian như vậy, có mang tính đúng đắn trong các công trình khoa học hiện nay, liên quan đến thuyết tương đối và kể cả các công trình khoa học mà bạn đang nghiên cứu,để tôi được khai thị thêm kiến thức không vậy bạn?
Còn tôi xin thú thật với bạn, tôi đã xem đi xem lại quyển "lược sử thời gian" của Ngài St.Hawking nhiều lần, kể cả các tạp chí khoa học nói về hai phạm trù "không-thời gian". Cho đến ngày hôm nay, tôi thực sự không hiểu rõ cái không-thời gian mà Ngài Hawking diễn giải, thôi thì lúc thời gian trôi suôi, khi thì trôi ngược, rồi nào khi thời gian (T>o) thì thời gian nở ra,khi thì thời gian (T<0) thì thời gian co lại, cũng có thể do trình độ nhận thức của cá nhân kém, nên chưa đủ khả năng lĩnh hội được những điều cao siêu mà Ngài
Hawking, cũng như các nhà khoa học khác đưa ra.
Với cái không-thời gian đơn giản như vậy, mà tôi xem qua còn chưa rõ vậy mà Ngài Hawking lại nhào nặng ra cái thời gian ảo và Ngài tha hồ mà diễn giải, thì tôi xin thưa với bạn, với cái đầu óc nhỏ bé và thực tế như tôi, khi xem xong chỉ muốn "tưng tưng", nhưng tôi cũng rán cố gắng vỗ tay khen hay, mặc dù bản thân chả hiểu Ngài Hawking nói gì.Bởi vì cả thế giới khen hay thì mình cũng phải khen hay, chứ không thôi mình sẽ bị chê là nhà quê phải không bạn?Trong các bài viết trước, bạn có khuyên tôi tìm đọc những quyễn sách toán cao cấp gì đó,nhưng thú thật với bạn, trình độ của tôi cùng lắm là chỉ mới tốt nghiệp đại học thôi, mà khi xem lại những cái cơ bản của toán học hiện nay, mà tôi còn chưa rõ cái con số zero mà nhân loại đưa vào toán học,nó thể hiện được cái vai trò của nó như thế nào, mà khi mở sách Toán Lý ra, thấy lắm cái nhỏ hơn không(<0).Thấy là lạ nên tôi đành phải kiểm tra với thực tế và điểm lại trong tự nhiên xem, có cái gì nhỏ hơn không (0) không?Nhưng thú thật với bạn xem đi xem lại chán chê đi hỏi thử một số bạn bè xem có cái gì trong thực tế và trong tự nhiên nhỏ hơn không(0) không? Thì chả một ai đủ khả năng giải thích được và chỉ ra cho tôi thấy có cái gì trong thực tế hay trong tự nhiên nhỏ hơn không(0),do không giải thích được, nên các bạn ấy chỉ bảo, toán học quy định như vậy, thì chúng ta chỉ hiểu như vậy, thì quả thật lả khó hiểu cho cái hiểu ngày nay bạn ạ?
Chính vì vậy mà tôi đành phải mài mò xem lại những quy ước toán học, mà các Bậc Tiền Bối đưa ra như thế nào, mà nó cứ rối tung rối mù, trong những lập luận.Dạy chúng ta những cái trừu tượng, phi thực tế, để áp dụng vào thực tế và giải thích những cái hiện hữu trong tự nhiên, thì quả là chuyện lạ bạn ạ và tôi đang làm chuyện đó.Bạn và các bạn khác nên chờ tôi sẽ tiếp tục bổ sung và hoàn thiện tiếp những luận điểm toán học, khi nào xong tôi sẽ mời các bạn vào trang WEB của tôi xem và đóng góp ý kiến,thân chào,TVT.

----------------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại

----------

Chào bạn Đinh Trọng Thành Trung,cách lý giải mà bạn đưa ra về lực hấp dẫn tôi đã xem và hiểu đến chán chê rồi bạn ạ.Còn cách lý giải của bạn về hai thanh nam châm hút nhau, nhầm giải thích câu hỏi mà tôi đưa ra,không được ổn cho lắm bạn ạ, khi nào có thời gian tôi sẽ giải thích cụ thể hơn chào bạn,TVT.
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Back
Bên trên