Tại Sao Thuyết Tương Đối và Thuyết Lượng Tử

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Chào bạn Tuấn!
Trần Văn Tuấn đã viết:
Bạn cho rằng tôi có quyền hiểu, thì tôi xin thưa với bạn là tôi chẳng có quyền hiểu, mà tôi chỉ đưa ra ví dụ đơn cử như vậy thôi.Tôi chỉ hiểu nôm na theo những tạp chí khoa học đã đăng tải, trong đó có bài viết nói về mật độ vật chất trong Vũ trụ, bao gồm những vật chất phát sáng, mà hiện tại các viễn vọng kính quan sát được và những vật chất tối,trong đó đơn cử những hành tinh là một trong những chất tối mà chúng ta không qua sát được thôi bạn ạ.Trong khi đó bạn lại quay sang quy kết và cho rằng tôi nói vật chất tối trong vũ trụ chỉ đơn thuần là các hành tinh như trái đất của chúng ta thì quả là khó hiểu và buồn cười bạn ạ.
--------
Tôi chỉ nói đến những vật chất tối mà ngày nay chúng ta không quan sát và nhìn thấy chúng.Còn chuyện giả sử mà bạn đưa ra thì còn phải chờ bạn ạ,mà nếu giả sử như bạn, thì trong tương lai năm muời cái "thiên niên kỹ" nữa, nếu như hành tinh của chúng ta vẫn còn tồn tại,lúc đó nhân loại đã phát minh ra những công cụ hiện đại, thì tôi nghĩ ngay cả những vật chất tối, mà theo quan niệm của bạn, cũng trở thành những vật chất sáng phải không bạn?

Có hai lý do chính mà tôi phê bình bài viết của bạn khi viết về vật chất tối. Thứ nhất bạn không hiểu vật chất tối có ít nhất hai dạng, dạng thứ nhất là loại không phát sáng (như sao đã tắt white dwarfs, sao neutron, lỗ đen), dạng thứ hai là loại "hạt cơ bản" tương tác yếu với sóng điện từ - tức là dạng exotic. Dạng exotic có thể chiếm tỷ lệ khối lượng còn nhiều hơn dạng một, mà bạn không hề nhắc đến, do đó kết luận: hiểu biết của bạn về vật chất tối thiếu hụt cơ bản là có cơ sở xác đáng.

Thứ hai, trong ví dụ của bạn khi viết về vật chất không tự phát sáng, bạn chọn hành tinh làm ví dụ, nó cũng chứng tỏ cách suy nghĩ của bạn quá ư lệch lạc. Các hành tinh, như tôi đã viết, tổng khối lượng của chúng chẳng ăn nhằm gì ở quy mô vũ trụ, lựa chọn của bạn như thế là "sai", vì chúng chưa bao giờ được coi là đại diện cho cho nhóm vật chất không tự phát sáng. Người ta có thể loại bỏ tổng khối lượng của tất cả các hành tinh trong toàn vũ trụ trong các tính toán, cũng sẽ không dẫn tới mâu thuẫn; đơn giản là các estimation vĩ mô quy mô vũ trụ không nhậy cảm đến mức độ đó.

Đó, những cái quan trọng bạn không nêu ra, chỉ nêu ra vài cái râu ria dễ gây hiểu nhầm, do đó tôi mới phê bình.
Nhưng thôi, nếu bạn tự cho là bạn hiểu đúng vật chất tối rồi, thì cũng chẳng sao. Lần sau bạn viết lung tung thì ng đọc chỉ buồn cười, chứ chẳng hơi đâu sửa sai cho bạn nữa.

Bây giờ quay lại hai phạm trù "không gian và thời gian", liên quan đến thuyết tương đối của AL.Einstein.Bạn nghĩ sao khi mà trong các phương trình toán lý,liên quan đến thuyết tương đối, có công thức tính thời gian cho ra kết quả (T âm<0) thì thời gian sẽ co lại.Đồng thời lý thuyết tương đối của Al.Einstein cũng tiên đoán: Nếu như Vũ trụ giản nở thì chiều thời gian sẽ giản nở theo,còn nếu như Vũ trụ co lại, thì thời gian lúc đó cũng sẽ bị co lại,bạn có thể cho tôi biết ý kiến riêng cá nhân của bạn, về hiện tượng co lại của thời gian như vậy, có mang tính đúng đắn trong các công trình khoa học hiện nay, liên quan đến thuyết tương đối và kể cả các công trình khoa học mà bạn đang nghiên cứu,để tôi được khai thị thêm kiến thức không vậy bạn?

Trong cái lõi của thuyết tương đối không có mệnh đề nào kiểu như: "nếu vũ trụ giãn nở ra thì thời gian cũng giãn nở theo, nếu vũ trụ co lại thì thời gian cũng sẽ bị co lại ". Tôi cũng chẳng có cuốn sách của Hawking trong tay, và cũng không còn nhớ ông ta viết những gì trong đó, vì thế :
Muốn tranh luận trước hết bạn hãy trình bày suy nghĩ của bạn về thời gian, định nghĩa thời gian của bạn, cách đo thời gian của bạn được thực hiện như thế nào. Sau đó thì tôi mới đưa ra ý kiến được.
 
Thân chào bạn Ng Quang Hưng,bạn cứ quy kết cho tôi không hiểu vật chất tối trong Vũ trụ,đồng thời bạn cho rằng khối lượng các hành tinh không đáng kể, khi tính khối lượng toàn Vũ trụ,trong khi chúng lại luôn hiện diện trong Vũ trụ, thì đó là quyền của bạn.Nhưng tôi nhận thấy ngay từ lập luận ban đầu mà bạn đưa ra như sau:
-------------------------
Trích:
Lý thuyết chỉ khẳng định là nếu mật độ vật chất trung bình trong vũ trụ
a) lớn hơn 1 hằng số thì vũ trụ sẽ nở đến 1 lúc rồi sẽ co lại; nếu đã có big bang thì sẽ có big bang ;
b) nhỏ hơn hằng số đó thì vũ trụ sẽ nở ra mãi mãi; mọi thứ sẽ trở nên lạnh lẽo cô đơn T ---> 0 ;
c) bằng hằng số đó thì .....
-------------------------
Tôi nghĩ có thể do bạn viết nhầm, hoặc đó là câu nói của các nhà khoa học đương đại khác, nên tôi đã lưu ý bạn là tại sao dùng cụm từ mật độ vật chất trung bình.Ở đây tôi xin được nhắc bạn một điều, một khi dùng mật độ vật chất trung bình, thì chúng ta không thể đem cái mật độ vật chất trung bình đó, đem so sánh với một đại lượng khác, nhất là so sánh với một hằng số.Mà một khi đã dùng cụm từ mật độ vật chất trung bình, thì chúng ta nên lấy mật độ vật chất trung bình đó làm chuẩn để so sánh.Tôi xin được nêu ra một ví dụ cụ thể như sau:
Trong một lớp học có 50 em, cao, thấp, khác nhau không đồng điều, từ 1,5m, 1,9m,....v.v...nếu như ta lấy chiều cao trung bình toàn lớp ví dụ trung bình là 1,75m.Vậy để so sánh chiều cao của các em, ta lấy mức trung bình 1,75m làm chuẩn, nếu những em nào có chiều cao cao hơn 1,75m,thì em đó được xếp vào loại cao, còn nếu em nào cao dưới 1,75m,thì em đó được xếp vào loại thấp,ví dụ trên nhằm góp ý với lập luận do bạn đưa ra,tùy theo bạn đánh giá.
Bây giờ quay lại vấn đề chính,bạn nên hiểu rằng, hai phạm trù "không gian và thời gian" mới nghe qua thì chẳng có gì mới mẻ và tưởng chừng như rất dễ hiểu,đồng thời mọi người cứ đinh ninh cho rằng mình đã hiểu về chúng, nên chẳng cần phải quan tâm.Nhưng khi tôi thử đem hai phạm trù đó đi hỏi một số bạn có trình độ học vấn tương đối cao hơn tôi, về hai phạm trù đó thì mới phát hiện ra một điều, để hiểu rõ về chúng thì không đơn giản chút nào.Mặc dù nhà bác học AL.Einstein đã kết hợp hai phạm trù đó lại với nhau, được gọi nôm na là "không-thời gian" và một số nhà khoa học sau này, vựa vào đó diễn giải,mà một trong những người năng nổ nhất diễn giải hai phạm trù
"Không-thời gian" đó chính là nhà khoa học người Anh là St. Hawking.Nhưng khi xem qua cách lý giải của Ngài Hawking, về hai phạm trù đó chỉ khiến cho người đọc là tôi,do trình độ nhận thức kém, cứ như bị lạc vào khu rừng không có lối ra.Khi thì Ngài ấy bảo thời gian ở thời điểm này lại giản ra, khi thì Ngài ấy lại bảo rằng thời gian có thể co lại,thôi thì vựa vào thuyết tương đối và cái "không-thời gian" của Ngài Einstein, tha hồ cho mà lý giải tha hồ mà múa may quay cuồn, muốn nói như thế nào thì tùy thích.Có lúc hứng chí Ngài lại bảo chúng ta có thể vất cây thước hệ mét(m),là cây thước chuẩn của nhân loại, được đặt tại viện bảo tàng Pari, mà thay vào đó là cây thước đo bằng vận tốc ánh sáng, sẽ chính xác hơn cây thước chuẩn cũ.Ôi thôi chỉ có cái vận tốc ánh sáng mà Ngài Einstein và Ngài Hawking đã thần tượng hóa và cho đó như là một lá bùa hộ mệnh, dùng để giải thích và đo mọi thứ, kể cả thời gian,mà chẳng một ai dám phản đối, vì bóng dáng vĩ đại của Ngài Einstein, như là một rào cản bất khả xâm phạm phải không bạn?
Chính vì với cách giải thích lung tung, không vựa vào một cơ sở chuẩn mực nào, nên khiến cho những người xem xong cứ nghĩ rằng mình đã hiểu được hai phạm trù "không-thời gian", nhưng chừng khi có người nhờ giải thích, thì không tài nào lý giải cho người khác hiểu được cái hiểu của mình,thì quả là chuyện lạ.
Còn riêng cá nhân tôi thì trình độ thì chẳng bằng ai, nên cái hiểu về hai phạm trù "không-thời gian" thật đơn giản,thật bình thường,vì vậy trước khi muốn lý giải vấn đề gì, thì trước tiên tôi phải định nghĩa trước vấn đề mình muốn nói và xem đó là nền tảng để lý giải sau này.Mà hai phạm trù "không-thời gian" đó tôi đã định nghĩa một cách cụ thể trong trang Web.etasme.com của tôi rồi bạn ạ,bây giờ tôi xin được mạng phép lập lại định nghĩa hai phạm trù đó như sau:
"Không gian và thời gian là hai phạm trù không mang tính vật chất"
Chính vì chúng không mang tính vật chất nên đưa đến hệ quả là:
"Không có ai, hoặc bất cứ một lực nào, có thể làm cho chúng giản ra, hoặc co lại"
Đấy chỉ ngắn gọn và đơn giản như vậy thôi bạn ạ,nếu bạn cũng như bất kỳ bạn nào có thể dùng bất kỳ phương tiện nào, bất kể loại tác động nào,lý giải, chứng minh và làm cho hai phạm trù "Không-thời gian" co giản được,thì tôi xin tâm phục khẩu phục, mà dẹp cái trang Web.etasme.com vớ vẫn của mình đi và xin tạ lỗi đã làm mất thời giờ của các bạn,xin chào,TVT.

--------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại
 
Chào bạn Tuấn!
Trần Văn Tuấn đã viết:
Tôi nghĩ có thể do bạn viết nhầm, hoặc đó là câu nói của các nhà khoa học đương đại khác, nên tôi đã lưu ý bạn là tại sao dùng cụm từ mật độ vật chất trung bình.Ở đây tôi xin được nhắc bạn một điều, một khi dùng mật độ vật chất trung bình, thì chúng ta không thể đem cái mật độ vật chất trung bình đó, đem so sánh với một đại lượng khác, nhất là so sánh với một hằng số.Mà một khi đã dùng cụm từ mật độ vật chất trung bình, thì chúng ta nên lấy mật độ vật chất trung bình đó làm chuẩn để so sánh.Tôi xin được nêu ra một ví dụ cụ thể như sau:
Trong một lớp học có 50 em, cao, thấp, khác nhau không đồng điều, từ 1,5m, 1,9m,....v.v...nếu như ta lấy chiều cao trung bình toàn lớp ví dụ trung bình là 1,75m.Vậy để so sánh chiều cao của các em, ta lấy mức trung bình 1,75m làm chuẩn, nếu những em nào có chiều cao cao hơn 1,75m,thì em đó được xếp vào loại cao, còn nếu em nào cao dưới 1,75m,thì em đó được xếp vào loại thấp,ví dụ trên nhằm góp ý với lập luận do bạn đưa ra,tùy theo bạn đánh giá.
Vẫn có thể bạn Tuấn ạ!

Thứ nhất vấn đề hằng số. Từ những hằng số VL như hằng số hấp dẫn G, Planck h, vận tốc ánh sáng c, Boltzman k, vv cũng hằng số Toán học như Pi, hằng số Euler, vv. luôn có thể sản xuất ra một số hằng số khác.

Thứ hai là pp khoa học. Trong khoa học tự nhiên, thực nghiệm luôn luôn quan trọng hơn lý thuyết vì nó quyết định lý thuyết nào sẽ được công nhận. Khi một lý thuyết X ra đời, đầu tiên bao giờ ng ta cũng phải test lý thuyết ở một số điểm, sau đó nếu nó khớp: lý thuyết trở nên đáng tin cậy hơn, thì ng ta mới dùng lý thuyết thử suy luận đi xa hơn. Ví dụ, từ lý thuyết suy ra một số mô hình (có thể tồn tại theo lý thuyết X), chưa biết mô hình nào đúng cho process nào đó, vậy phải làm sao đây? G/s lý thuyết dẫn tới 2 khả năng A và B, nếu A là mô hình đúng ===> suy ra đại lượng đo được nào đó phải thỏa mãn đ/k nào đó (eg. lớn hơn hằng số,vv.), nếu đ/k đó không thỏa mãn (qua thí nghiệm) thì mô hình đó đương nhiên sẽ bị loại bỏ. Lúc đó ng ta sẽ kết luận là mô hình B (đương nhiên, theo lý thuyết X) là mô hình cho the process.

Dĩ nhiên, như trên, ai cũng có thể đưa ra 1 lý thuyết Y khác để đưa ra các khả năng có thể là C,D,E,F chứ không phải A, B như trên, nhưng đầu tiên ng ta phải test độ tin cậy của lý thuyết Y trước. Hoàn toàn không dễ để thiết kế ra 1 lý thuyết đẹp mà lại vượt qua các test tin cậy, để có thể dùng cho các suy luận tiếp theo.

Lưu ý là một lý thuyết, nếu không cần đến thực nghiệm, thì nó không còn là lý thuyết khoa học nữa. Lúc đó nó có thể là lý thuyết toán học hoặc là 1 mớ hỗn độn tự mâu thuẫn (hoàn toàn vô nghĩa). Xem ra bạn Tuấn đang cố gắng xây dựng một lý thuyết "không thời gian" không mang tính khoa học, vì chẳng có gì đo được trong lý thuyết của bạn cả.

-----

Vấn đề tiếp theo, tôi chỉ có thể nói với bạn thế này, cuốn sách của ông Hawking là 1 cuốn truyện tranh, nói về những vấn đề khoa học và có thể cả những vấn đề ngoài tầm của khoa học TK XX. Mục đích của nó là giới thiệu 1 số điều đã biết cho độc giả, không dùng đến Toán. Một nhà nghiên cứu thực thụ (như bạn Tuấn chẳng hạn) không thể nào chỉ nghiên cứu vấn đề khoa học thông qua một cuốn truyện tranh, viết ra vì tác giả rất cần tiền. Ng ta nghĩ ra những thuật ngữ toán và chuyên môn chặt chẽ để sử dụng, còn lời lẽ trong 1 cuốn truyện tranh rõ ràng là thiếu chính xác, mang tính chất tả cảnh; đơn giản hóa quá nhiều để vẽ ra một bức tranh đơn giản cho người dốt toán nhất cũng hình dung ra được.

Bạn Tuấn nên đọc và suy ngẫm kỹ từ thí nghiệm Michelson-Morley (1879), đọc từ thuyết tương đối hẹp, trước khi nói lan man sang tương đối rộng với không thời gian. Thời gian ư? VL không trả lời câu hỏi thời gian là gì, vì đâm đầu vào đó sẽ sa lầy chết chìm trong đó. VL chỉ đưa ra cách đo thời gian, thời gian được định nghĩa bằng cách đo thời gian, dùng tín hiệu ánh sáng. Mọi nỗ lực định nghĩa thời gian khác đi dẫn đến hoặc không giải thích nổi thí nghiệm Michelson-Morley, hoặc quá phức tạp, lố bịch vì quá nhân tạo, mới g/t nổi thí nghiệm này. Thí nghiệm này và những kết quả sau của Lorentz đặt nền móng để Einstein định nghĩa thời gian như trong lý thuyết 1905. Vì cái background của bạn không phải là sinh viên VL nên bạn thấy lung tung, vớ vẩn, tùy tiện, chứ nếu bạn đọc VL nghiêm túc, 1 cách hệ thống thì bạn sẽ hiểu ra là không phải, mọi thứ được phát triển khá logic và rất có hệ thống. Cách tiếp cận vấn đề như ông E đã làm cũng là cách giải quyết đẹp nhất vấn đề eter mà ng ta tranh cãi suốt mấy chục năm trong nửa cuối thế kỷ 19.

"Định nghĩa" không thời gian mà bạn đưa ra, không phải là định nghĩa, mà chính là quan điểm triết học của Newton về không gian và thời gian (absolute space and time). Có nghĩa là bạn Tuấn đang đi ngược dòng lịch sử quay lại với thời Newton, bạn chẳng tìm ra được điều chi mới lạ, chỉ tìm ra cái cũ kỹ mà Newton đã biết từ 420 năm trước ! Đây ý tưởng absolute Space-Time của Newton được viết ra như sau (xin lỗi mọi người, tôi để nguyên bản):

(Newton, 1687):
"Absolute Space, in its own nature, without regard to any thing external, remains always similar and immovable. Relative Space is some moveable dimension or measure of the absolute spaces; which our senses determine, by its position to bodies; and which is vulgarly taken for immovable space. ...
And so instead of absolute places and motions, we use relative ones; and that without any inconvenience in common affairs; but in Philosophical disquisitions, we ought to abstract from our senses, and consider things themselves, distinct from what are only sensible measures of them. For it may be that there is no body really at rest, to which the places and motions of others may be referred. ...
Absolute, True, and Mathematical Time, of itself, and from its own nature flows equably without regard to any thing external, and by another name is called Duration: Relative, Apparent, and Common Time is some sensible and external (whether accurate or unequable) measure of Duration by the means of motion, which is commonly used instead of True time; such as an Hour, a Day, a Month, a Year. ...
For the natural days are truly unequable, though they are commonly consider'd as equal, and used for a measure of time: Astronomers correct this inequality for their more accurate deducing of the celestial motions. It may be, that there is no such thing as an equable motion, whereby time may be accurately measured. All motions may be accelerated and retarded, but the True, or equable progress, of Absolute time is liable to no change. The duration or perseverance of the existence of things remains the same, whether the motions are swift or slow, or none at all."


Tôi rất muốn xem bạn Tuấn giải thích kết quả thí nghiệm Michelson-Morley bằng "định nghĩa" không gian và thời gian của bạn! Tôi nói thiệt đó !!

------------------------

Nhân đây tôi giới thiệu thêm đôi điều. Có 1 cuốn sách mỏng in 2005 (Princeton) chỉ cần trình độ học sinh phổ thông cũng hiểu được, viết về thời gian :
It's About Time: Understanding Einstein's Relativity của David Mermin, các bạn học sinh có thể đọc cuốn này nếu có théc méc về thời gian.

Có 2 cuốn khác dễ đọc mà có thể hiểu được rất nhiều điều về VL là
"ESSENTIALS OF MODERN PHYSICS" của tác giả Acosta, Virgilio; Cowan, Clyde L.; & Graham 1973

"Fundamentals of Physics" tác giả David Halliday, Robert Resnick, Jearl Walker;
:)
Bây giờ quay lại vấn đề chính,bạn nên hiểu rằng, hai phạm trù "không gian và thời gian" mới nghe qua thì chẳng có gì mới mẻ và tưởng chừng như rất dễ hiểu,đồng thời mọi người cứ đinh ninh cho rằng mình đã hiểu về chúng, nên chẳng cần phải quan tâm.Nhưng khi tôi thử đem hai phạm trù đó đi hỏi một số bạn có trình độ học vấn tương đối cao hơn tôi, về hai phạm trù đó thì mới phát hiện ra một điều, để hiểu rõ về chúng thì không đơn giản chút nào.Mặc dù nhà bác học AL.Einstein đã kết hợp hai phạm trù đó lại với nhau, được gọi nôm na là "không-thời gian" và một số nhà khoa học sau này, vựa vào đó diễn giải,mà một trong những người năng nổ nhất diễn giải hai phạm trù
"Không-thời gian" đó chính là nhà khoa học người Anh là St. Hawking.Nhưng khi xem qua cách lý giải của Ngài Hawking, về hai phạm trù đó chỉ khiến cho người đọc là tôi,do trình độ nhận thức kém, cứ như bị lạc vào khu rừng không có lối ra.Khi thì Ngài ấy bảo thời gian ở thời điểm này lại giản ra, khi thì Ngài ấy lại bảo rằng thời gian có thể co lại,thôi thì vựa vào thuyết tương đối và cái "không-thời gian" của Ngài Einstein, tha hồ cho mà lý giải tha hồ mà múa may quay cuồn, muốn nói như thế nào thì tùy thích.Có lúc hứng chí Ngài lại bảo chúng ta có thể vất cây thước hệ mét(m),là cây thước chuẩn của nhân loại, được đặt tại viện bảo tàng Pari, mà thay vào đó là cây thước đo bằng vận tốc ánh sáng, sẽ chính xác hơn cây thước chuẩn cũ.Ôi thôi chỉ có cái vận tốc ánh sáng mà Ngài Einstein và Ngài Hawking đã thần tượng hóa và cho đó như là một lá bùa hộ mệnh, dùng để giải thích và đo mọi thứ, kể cả thời gian,mà chẳng một ai dám phản đối, vì bóng dáng vĩ đại của Ngài Einstein, như là một rào cản bất khả xâm phạm phải không bạn?
Chính vì với cách giải thích lung tung, không vựa vào một cơ sở chuẩn mực nào, nên khiến cho những người xem xong cứ nghĩ rằng mình đã hiểu được hai phạm trù "không-thời gian", nhưng chừng khi có người nhờ giải thích, thì không tài nào lý giải cho người khác hiểu được cái hiểu của mình,thì quả là chuyện lạ.
Còn riêng cá nhân tôi thì trình độ thì chẳng bằng ai, nên cái hiểu về hai phạm trù "không-thời gian" thật đơn giản,thật bình thường,vì vậy trước khi muốn lý giải vấn đề gì, thì trước tiên tôi phải định nghĩa trước vấn đề mình muốn nói và xem đó là nền tảng để lý giải sau này.Mà hai phạm trù "không-thời gian" đó tôi đã định nghĩa một cách cụ thể trong trang Web.etasme.com của tôi rồi bạn ạ,bây giờ tôi xin được mạng phép lập lại định nghĩa hai phạm trù đó như sau:
"Không gian và thời gian là hai phạm trù không mang tính vật chất"
Chính vì chúng không mang tính vật chất nên đưa đến hệ quả là:
"Không có ai, hoặc bất cứ một lực nào, có thể làm cho chúng giản ra, hoặc co lại"
Đấy chỉ ngắn gọn và đơn giản như vậy thôi bạn ạ,nếu bạn cũng như bất kỳ bạn nào có thể dùng bất kỳ phương tiện nào, bất kể loại tác động nào,lý giải, chứng minh và làm cho hai phạm trù "Không-thời gian" co giản được,thì tôi xin tâm phục khẩu phục, mà dẹp cái trang Web.etasme.com vớ vẫn của mình đi và xin tạ lỗi đã làm mất thời giờ của các bạn,xin chào,TVT.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chào bạn Ng Quang Hưng,bạn cho rằng:
------------------------------
Trích:
Bạn Tuấn nên đọc và suy ngẫm kỹ từ thí nghiệm Michelson-Morley (1879), đọc từ thuyết tương đối hẹp, trước khi nói lan man sang tương đối rộng với không thời gian. Thời gian ư? VL không trả lời câu hỏi thời gian là gì, vì đâm đầu vào đó sẽ sa lầy chết chìm trong đó. VL chỉ đưa ra cách đo thời gian, thời gian được định nghĩa bằng cách đo thời gian, dùng tín hiệu ánh sáng. Mọi nỗ lực định nghĩa thời gian khác đi dẫn đến hoặc không giải thích nổi thí nghiệm Michelson-Morley, hoặc quá phức tạp, lố bịch vì quá nhân tạo, mới g/t nổi thí nghiệm này. Thí nghiệm này và những kết quả sau của Lorentz đặt nền móng để Einstein định nghĩa thời gian như trong lý thuyết 1905. Vì cái background của bạn không phải là sinh viên VL nên bạn thấy lung tung, vớ vẩn, tùy tiện, chứ nếu bạn đọc VL nghiêm túc, 1 cách hệ thống thì bạn sẽ hiểu ra là không phải, mọi thứ được phát triển khá logic và rất có hệ thống. Cách tiếp cận vấn đề như ông E đã làm cũng là cách giải quyết đẹp nhất vấn đề eter mà ng ta tranh cãi suốt mấy chục năm trong nửa cuối thế kỷ 19.
-------------------------------
Thì tôi xin được thưa với bạn, là tôi đã đọc đi đọc lại thí nghiệm đo đạt vận tốc của ánh sáng của Michelson-Morley (1879), vài ba lần, tôi nhận thấy với cách đo đạt vận tốc ánh sáng, bằng thí nghiệm của các vị đó, theo nhận xét của cá nhân tôi, chỉ đơn thuần là để kiểm tra lại xem, vận tốc của ánh sáng khi lan truyền trong chân không, có chịu sự tác động cũng như ảnh hưởng của môi trường, lên vận tốc lan truyền của ánh sáng.Đồng thời kiểm tra xem vận tốc của ánh sáng đó, vẫn giữ nguyên tốc độ đối với một người di chuyển theo chiều quay của trái đất và đối với người di chuyển ngược lại chiều quay của trái đất không thôi bạn ạ,Ở đây tôi xin được nhấn mạnh cái cốt lõi trong thí nghiệm của Michelson-Morley (1879), chỉ nhằm kiểm tra lại vận tốc của ánh sáng thôi, chứ cách thí nghiệm trên, chẳng nói lên được cái vận tốc ánh sáng ấy có liên quan cũng như là biểu thị cho phạm trù thời gian nào trong đó bạn ạ.Theo như bạn nói thì nhà bác học Einstein, nếu dựa vào các thí nghiệm đó, để định nghĩa thời gian trong lý thuyết của Ngài, thì theo ý kiến của riêng cá nhân tôi, là sai hoàn toàn từ cách lập luận ban đầu bạn ạ,tại sao vậy?Theo suy nghĩ của cá nhân tôi, do nhà bác học AL.Einstein,hầu như trong suốt cuộc đời của Ngài, chỉ miệt mài nghiên cứu và suy nghĩ về cái nhiệm mầu của ánh sáng mang lại cho nhân loại.Đôi khi Ngài còn mơ thấy mình cởi lên ánh sáng mà đi, nên Ngài đã thần tượng hóa cái vận tốc ánh sáng đó và gán ghép cái vận tốc ánh sáng, dùng để biểu thị và đặt trưng cho phạm trù thời gian thôi bạn ạ.
Còn riêng cá nhân tôi, thì tôi quan niệm cái vận tốc lan truyền của ánh sáng,đơn thuần cũng giống như các loại vận tốc khác, đơn cử như là vận tốc của sóng điện từ, lan truyền trong chân không thôi bạn ạ, chúng chẳng mang một ý nghĩa nào, để nói, hoặc biểu thị cho cái phạm trù thời gian trong đó bạn ạ.Đấy là điều mà tôi muốn nhấn mạnh với bạn, còn tại sao tôi lại nói như vậy, khi nào tôi khai triển cụ thể về hai phạm trù "không gian và thời gian" bạn sẽ rõ,cái quan niệm về hai phạm trù không-thời gian của tôi dùng để đo đạt cái gì và đo như thế nào bạn a?Bạn còn nói:
----------------------------------
Trích:
Vấn đề tiếp theo, tôi chỉ có thể nói với bạn thế này, cuốn sách của ông Hawking là 1 cuốn truyện tranh, nói về những vấn đề khoa học và có thể cả những vấn đề ngoài tầm của khoa học TK XX. Mục đích của nó là giới thiệu 1 số điều đã biết cho độc giả, không dùng đến Toán. Một nhà nghiên cứu thực thụ (như bạn Tuấn chẳng hạn) không thể nào chỉ nghiên cứu vấn đề khoa học thông qua một cuốn truyện tranh, viết ra vì tác giả rất cần tiền. Ng ta nghĩ ra những thuật ngữ toán và chuyên môn chặt chẽ để sử dụng, còn lời lẽ trong 1 cuốn truyện tranh rõ ràng là thiếu chính xác, mang tính chất tả cảnh; đơn giản hóa quá nhiều để vẽ ra một bức tranh đơn giản cho người dốt toán nhất cũng hình dung ra được.
----------------------------------
Tôi thật sự khó hiểu câu nói trên của bạn,bạn nên nhớ rằng mọi công thức toán học, cũng như các công trình khoa học, điều được phát triễn vựa trên cơ sở lý thuyết, vậy mà bạn cho rằng những lý thuyết cũng như những lập luận của Ngài St.Hawking, chỉ là quyển truyện tranh và mang tính chất tả cảnh,nghĩa là không vựa trên một cơ sở vững chắc nào, thì quả là chuyện lạ.Vậy mà quyển sách đó lại là một trong những quyển sách khoa học, trở nên nổi tiếng và bán chạy nhất trong lịch sử khoa học, thì quả là chuyện khó tin, nhưng có thật phải không bạn?Còn tôi, có thể do tôi dốt toán hơn cả những người dốt toán, nên tôi đọc quyển "Lược sử thời gian" của Ngài Hawking,tôi cứ như thấy minh như được Ngài ầy dẫn dắt vào khu rừng nhưng không chỉ cho tôi thấy được lối ra,nên theo nhận xét của riêng cá nhân tôi, xin được nêu ra để bạn xem cho vui:
Dựa vào những thành tựu của các nhà khoa học khác, mà nhầt là dựa vào thuyết tương đối của Einstein,cũng như thuyết lượng tử,đồng thời viện dẫn đến cả "Chúa" hầu như trong toàn bộ quyển sánh, mà Ngài Hawking tha hồ mà múa may, chả sợ bất kỳ một nhà khoa học nào dám lên tiếng phản đối,Tại sao vậy?Tại vì đứng sau lưng Ngài là hai học thuyết lừng danh thế giới,một là thuyết lượng tử, hai là thuyết tương đối,kèm thêm tính chất thần thánh là "Chúa" vào đấy, thì còn ai dám phản đối phải không bạn?Tôi thì tôi chỉ đọc quyển sách ấy nhằm tham khảo thôi bạn ạ,để qua những lý luận của Ngài St.Hawking, tôi có thể rút ra những điều gì, nhầm cũng cố cho những hiểu biết hạn hẹp của mình thôi bạn ạ,do thời gian không cho phép,chào bạn, hẹn gặp lại,TVT.

----------------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại
 
Trần Văn Tuấn đã viết:
vận tốc lan truyền của ánh sáng,đơn thuần cũng giống như các loại vận tốc khác, đơn cử như là vận tốc của sóng điện từ

To Anh Tuấn:
1. Theo em hiểu thì vần tốc ánh sáng chính là vận tốc của sóng điện từ.

2. Quyển sách của Hopkin thì không hề dùng đến toán cho nên người giỏi toán hay dốt toán thì xem quyển đó vẫn nắm được tư tưởng chung. Tuy vậy quyển sách của Hopkin không phải là một quyển "sách khoa học" thực thụ, bởi vì trong quyển đó ông chỉ giới thiệu về các kết quả khoa học đã đạt được (Và một số dự báo) mà không hề đưa ra bất cứ một chứng minh chặt chẽ nào. Ở đây anh Tuấn thắc mắc là tại sao quyển đó lại bán chạy "nhất trong lịch sử khoa học" - Câu trả lời của em là nó bán chạy là vì nó không chặt chẽ. Anh Tuấn nên biết rằng sách khoa học càng chính xác, càng cao siêu thì càng khó bán. Trong khi đó các quyển sách "thường thức" thì lại chạy như tôm tươi. Quyển của ông Hopkin chính là như vậy đó, nó là một quyển sách "kể chuyện thường thức" cho nên tính khoa học của nó đương nhiên là không cao, nhưng mà bán lại chạy.
 
Chào bạn Tuấn và các bạn!
Trần Văn Tuấn đã viết:
Thì tôi xin được thưa với bạn, là tôi đã đọc đi đọc lại thí nghiệm đo đạt vận tốc của ánh sáng của Michelson-Morley (1879), vài ba lần, tôi nhận thấy với cách đo đạt vận tốc ánh sáng, bằng thí nghiệm của các vị đó, theo nhận xét của cá nhân tôi, chỉ đơn thuần là để kiểm tra lại xem, vận tốc của ánh sáng khi lan truyền trong chân không, có chịu sự tác động cũng như ảnh hưởng của môi trường, lên vận tốc lan truyền của ánh sáng.Đồng thời kiểm tra xem vận tốc của ánh sáng đó, vẫn giữ nguyên tốc độ đối với một người di chuyển theo chiều quay của trái đất và đối với người di chuyển ngược lại chiều quay của trái đất không thôi bạn ạ,Ở đây tôi xin được nhấn mạnh cái cốt lõi trong thí nghiệm của Michelson-Morley (1879), chỉ nhằm kiểm tra lại vận tốc của ánh sáng thôi, chứ cách thí nghiệm trên, chẳng nói lên được cái vận tốc ánh sáng ấy có liên quan cũng như là biểu thị cho phạm trù thời gian nào trong đó bạn ạ.Theo như bạn nói thì nhà bác học Einstein, nếu dựa vào các thí nghiệm đó, để định nghĩa thời gian trong lý thuyết của Ngài, thì theo ý kiến của riêng cá nhân tôi, là sai hoàn toàn từ cách lập luận ban đầu bạn ạ,tại sao vậy?Theo suy nghĩ của cá nhân tôi, do nhà bác học AL.Einstein,hầu như trong suốt cuộc đời của Ngài, chỉ miệt mài nghiên cứu và suy nghĩ về cái nhiệm mầu của ánh sáng mang lại cho nhân loại.Đôi khi Ngài còn mơ thấy mình cởi lên ánh sáng mà đi, nên Ngài đã thần tượng hóa cái vận tốc ánh sáng đó và gán ghép cái vận tốc ánh sáng, dùng để biểu thị và đặt trưng cho phạm trù thời gian thôi bạn ạ.
Còn riêng cá nhân tôi, thì tôi quan niệm cái vận tốc lan truyền của ánh sáng,đơn thuần cũng giống như các loại vận tốc khác, đơn cử như là vận tốc của sóng điện từ, lan truyền trong chân không thôi bạn ạ, chúng chẳng mang một ý nghĩa nào, để nói, hoặc biểu thị cho cái phạm trù thời gian trong đó bạn ạ.

Bạn Tuấn nếu suy nghĩ sâu sắc hơn một chút về các hệ quả của thí nghiệm Michelson-Morley thì chắc chắn không phát biểu như trên. Hệ quả thứ nhất và quan trọng nhất của thí nghiệm M-M là phép biến đổi Galileo không còn đúng nữa. Nhắc lại phép biến đổi Galileo là quy tắc chuyển tọa độ từ hệ quy chiếu quán tính này sang hệ quy chiếu quán tính khác chuyển động tương đối với nhau với vận tóc V - các bạn quen thuộc trong chương trình cơ học lớp 9. Nó có dạng: R' = R - V t; t' = t trong đó véc tơ R' và R là véc tơ vị trí trong 2 hệ quy chiếu, còn t' và t là thời gian. Thời gian t=t' là tuyệt đối theo đúng suy nghĩ của cụ Newton, àla Trần Văn Tuấn 2003. Hệ quả tiếp theo là quy tắc cộng vận tốc: A chuyển động tương đối với B với vận tốc V, B chuyển động tương đối với C với vận tốc W, thì A chuyển động tương đối với C không phải với vận tốc là V+W như trước nữa.

Phép biến đổi tọa độ từ hệ quy chiếu này sang hệ quy chiếu khác, thay thế biến đổi Galileo, phải như thế nào để đảm bảo sự bất biến của vận tốc ánh sáng? Lorentz tìm ra những phép biến đổi mới này, công bố khoảng 1899 trước Einstein 6 năm, dựa vào phân tích tính bất biến của hệ phương trình Maxwell trong lý thuyết điện từ. Thực ra, ai nghiên cứu lý thuyết điện từ cuối thế kỳ 19 cũng đã hiểu rằng nhóm biến đổi Galileo không làm cho hệ phương trình Maxwell bất biến, tức là nguyên lý tương đối Galileo không đúng nữa (trong nguyên lý này thời gian là tuyệt đối). Trước Lorentz khá lâu, Voigt từ 1887 đã biết dạng nhóm biến đổi làm lý thuyết điện từ bất biến. Sau khi Michelson-Morley làm lại thí nghiệm nhiều lần 1879-1887, FitzGerald (1892) và Lamor (1898) cũng đã tìm được dạng nhóm biến đổi mà sau này chúng được biết đến bằng tên gọi nhóm biến đổi Lorentz. Còn bản thân Lorentz mãi 1893 mới biết, và tận 1899 mới viết ra đầy đủ và công bố.
Khi đã có biến đổi Lorent trong tay rồi thì việc nhận ra khoảng cách và thời gian là tương đối, phụ thuộc vào hệ quy chiếu, khá dễ dàng.

Einstein trong thuyết tương đối hẹp 1905 thực ra chỉ là: chỉ ra biến đổi Lorentz, hay Lorentz-FitzGeranld "co thời gian", vv. chẳng qua là hệ quả của nguyên lý bất biến các định luật vật lý trong các hệ quy chiếu quán tính (đây là nguyên lý Galileo), và sự bất biến -không phụ thuộc vào hệ quy chiếu- của vận tốc sóng điện từ trong chân không (đây là kết quả thí nghiệm M-M). Đó chính là nội dung thuyết tương đối Einstein, cả hai tiên đề này ng ta đã biết từ trước ông E khá lâu và rõ ràng là ông E chẳng khám phá ra tiên đề nào cả. Kết hợp 2 sự kiện đã biết có thể gây nên những bất ngờ lớn, ông E đã làm được điều đó, chẳng hạn đưa ra "nghịch lý thời gian", vv. Lý thuyết đẹp chính là ở chỗ đó, cả một rừng các hệ quả, nhiều cái khó tin và ngược với cảm nhận trực quan, là hệ quả của hai tiên đề khá đơn giản (một tiên đề được chứng minh = thực nghiệm, một được biết đến từ khi khoa học ra đời Galileo).

Tôi rất quan tâm đến nguyên lý tuyệt đối Trần Văn Tuấn xem nó khác nguyên lý tuyệt đối Galileo-Newton ở chỗ nào - đề nghị bạn Tuấn giải thích rõ; rất quan tâm đến nhóm biến đổi Trần Văn Tuấn để có thể nhảy từ hệ quy chiếu này sang hệ quy chiếu khác, quy tắc cộng vận tốc Trần Văn Tuấn - xem có khác gì nhóm biến đổi và cộng vận tốc Galileo không? Tôi cũng quan tâm đến cách giải thích của Trần Văn Tuấn về sự bất biến của vận tốc ánh sáng trong mọi hệ quy chiếu, cũng như cách đo thời gian và khoảng cách trong các hệ quy chiếu khác nhau. Còn quan điểm àla triết học về không gian và thời gian ở tầng metaphysics - không đo đếm được, không có logic và không có toán - thì cãi nhau phỏng có ích gì !
 
Chào bạn Ng Quang Hưng và các bạn,bạn yêu cầu tôi:
---------------------------------
Trích:
Tôi rất quan tâm đến nguyên lý tuyệt đối Trần Văn Tuấn xem nó khác nguyên lý tuyệt đối Galileo-Newton ở chỗ nào - đề nghị bạn Tuấn giải thích rõ; rất quan tâm đến nhóm biến đổi Trần Văn Tuấn để có thể nhảy từ hệ quy chiếu này sang hệ quy chiếu khác, quy tắc cộng vận tốc Trần Văn Tuấn - xem có khác gì nhóm biến đổi và cộng vận tốc Galileo không? Tôi cũng quan tâm đến cách giải thích của Trần Văn Tuấn về sự bất biến của vận tốc ánh sáng trong mọi hệ quy chiếu, cũng như cách đo thời gian và khoảng cách trong các hệ quy chiếu khác nhau. Còn quan điểm àla triết học về không gian và thời gian ở tầng metaphysics - không đo đếm được, không có logic và không có toán - thì cãi nhau phỏng có ích gì !
----------------------------------
Trước khi đưa ra những quan điểm của mình,tôi xin được hỏi bạn bằng lý thuyết, bằng thực nghiệm và cả bằng toán học như sau:
như bạn và các bạn khác điều biết, thuyết tương đối của Einstein tiên đoán, một vật khi di chuyển càng nhanh, thì thời gian diễn ra trên vật đó càng trôi chậm.Bây giờ tôi xin được lấy một ví dụ cụ thể như sau:
giả sử chúng ta có được chiếc phi thuyền, bay với tốc độ chỉ bằng phân nữa tốc độ của ánh sáng, khoảng chừng 150.000km/s,tốc độ này có thể chấp nhận được phải không bạn?Đồng thời vận tôc đó không đổi trong suốt thời gian bay,các phi hành gia ngồi trên chiếc phi thuyền đó,được đeo những chiếc đồng hồ coi như là chính xác tuyệt đối.Chiếc phi thuyền đó bay đến một hành tinh không được xác định trước khoảng cách,sau một khoảng thời gian, các phi hành gia đã đáp được chiếc phi thuyền của mình xuống hành tinh đó một cách an toàn, đồng thời kiểm tra lại xem mình đã thực hiện chuyến bay đó mất bao nhiêu thời gian.Sau khi kiểm tra lại các đồng hồ của các phi hành gia, đều cho thấy rằng phi thuyền đã bay được 23 giờ.Nghĩa là nếu áp dụng công thức tính khoảng cách giữa trái đất và hành tinh mà các phi hành gia đã đến,các phi hành gia phải áp dụng công thức thật cơ bản để tính như sau: S = V.T ,nên suy ra : S = 150.000km/s x 23h = 12.420.000.000km
Vậy bạn, cũng như các bạn khác, có thể cho tôi biết công thức tính khoảng cách như trên, đúng hay sai?Hay bạn còn công thức tính khoảng cách nào khác hay hơn, xin cho tôi được học hỏi ?Tôi xin được chờ câu trã lời cụ thể của bạn trước khi tôi phân tích tiếp,thân chào,TVT.

-----------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại
 
Làm sao lại sai được ạ :biggrin: Gamma của S và gamma của T là bằng nhau mà :biggrin:
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Trần Văn Tuấn đã viết:
...được đeo những chiếc đồng hồ coi như là chính xác tuyệt đối. ...

Cháu trẻ con vào xin thắc mắc một câu nhỏ với chú Tuấn. Mong chú giải thích cho cháu, 'coi như là' nghĩa là sao? Và 'chính xác tuyệt đối' là tuyệt đối đối với cái gì ạ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nguyễn Ngọc Vũ đã viết:
Cháu trẻ con vào xin thắc mắc một câu nhỏ với chú Tuấn. Mong chú giải thích cho cháu, 'coi như là' nghĩa là sao? Và 'chính xác tuyệt đối' là tuyệt đối đối với cái gì ạ?

Con mạn phép chú Tuấn ạ!

Theo tớ hiểu thì:

-"Chính xác tuyệt đối" tức là nó định nghĩa 1 giây bằng chính xác một số x lần không đổi của chu kỳ dao động của một nguyên tử nào đó, Cs chẳng hạn, trong cùng điều kiện với nó. Và số x đấy là không đổi trong bất kỳ trường hợp nào.

-"Coi như là" tức nghĩa là giả sử tồn tại nó thế, cứ thế mà dùng, không quan tâm đến nó là Longines hay Omega, ta đừng nên đi vào tiểu tiết :biggrin:
 
Thân chào các bạn,tôi xin được gởi lời cám ơn chân thành đến các bạn Trường AMS-HN.Các bạn đã gởi lời chúc mừng ngày sinh nhật của tôi,trong khi từ lúc sinh ra cho đến giờ, tôi chưa được một lần hân hạnh tổ chức sinh nhật của mình,do những người thân sinh ra tôi phải lo chạy cái ăn hàng ngày, nên không còn thời gian quan tâm đến cái ngày sinh ra tôi.Vì vậy theo năm tháng ấu thơ, cho đến khi trưởng thành, tôi cũng chẳng bao giờ quan tâm đến chúng nữa.Nên lần đầu tiên được các bạn quan tâm đến ngày sinh của tôi,tôi rất lấy làm xúc động về sự quan tâm một cách chu đáo đến từng thành viên của các bạn.
-------------------------------------
Cám ơn cháu Trần Tuấn Anh, đã trả lời với bạn Nguyễn Ngọc Vũ thay chú,với cách trả lời như vậy chú không còn gì phải giải thích với cháu VŨ nữa.Còn câu hỏi mà chú đưa ra trong bài viết trước, nhờ Bạn NG Quang Hưng góp ý, các cháu cứ chờ xem ý Chú Hưng giải quyết câu hỏi đơn giản đó như thế nào,để từ đó chú mới có cơ sở bàn luận tiếp,chào cháu,cũng như các bạn trường AMS-HN,TVT.

-------------------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại
 
Chào cháu Nguyễn Kim Giang,do bận trao đổi với bạn Ng Quang Hưng,nên bác không trả lời câu hỏi của cháu.Cháu có thể cho bác trong thời gian ngắn nữa thôi,bác đang hoàn thiện và sửa đổi lại luận điểm "Sai lệch toán học" mà bác đưa ra,khi nào xong bác sẽ đưa vào trang Web:etasme.com ,đồng thời mời cháu và các bạn khác lên xem và đóng góp ý kiến,chào cháu,TVT

------------------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại
 
Em nghĩ cãi nhau thế này thì hơi bị mất thời gian đấy ạ. Thời gian nên dành cho việc làm giàu cho Tổ Quốc thì hơn ;;)
Bác Tuấn nếu định dập 1 cái lý thuyết như thuyết tương đối thì em thiết nghĩ bác nên làm bằng toán học - càng cao siêu càng tốt. Chứ dựa vào mấy cái lý luận trong như quyển "Lược sử thời gian" rồi lý luận phản bác này nọ em e rằng không thuyết phục. :)) Không hiểu bác không hiểu thật hay cố tình không hiểu :)
Nhưng thôi em tôn trọng bác. Bác cứ cố gắng đâu hay đến đó, thời gian sẽ quyết định ;;) Em đi làm giàu cho Tổ Quốc ;;) Không làm mất thời gian tranh luận của các bác.
 
Chào bạn Tuấn và các bạn!
Trần Văn Tuấn đã viết:
.Bây giờ tôi xin được lấy một ví dụ cụ thể như sau:
giả sử chúng ta có được chiếc phi thuyền, bay với tốc độ chỉ bằng phân nữa tốc độ của ánh sáng, khoảng chừng 150.000km/s,tốc độ này có thể chấp nhận được phải không bạn?Đồng thời vận tôc đó không đổi trong suốt thời gian bay,các phi hành gia ngồi trên chiếc phi thuyền đó,được đeo những chiếc đồng hồ coi như là chính xác tuyệt đối.Chiếc phi thuyền đó bay đến một hành tinh không được xác định trước khoảng cách,sau một khoảng thời gian, các phi hành gia đã đáp được chiếc phi thuyền của mình xuống hành tinh đó một cách an toàn, đồng thời kiểm tra lại xem mình đã thực hiện chuyến bay đó mất bao nhiêu thời gian.Sau khi kiểm tra lại các đồng hồ của các phi hành gia, đều cho thấy rằng phi thuyền đã bay được 23 giờ.Nghĩa là nếu áp dụng công thức tính khoảng cách giữa trái đất và hành tinh mà các phi hành gia đã đến,các phi hành gia phải áp dụng công thức thật cơ bản để tính như sau: S = V.T ,nên suy ra : S = 150.000km/s x 23h = 12.420.000.000km
Vậy bạn, cũng như các bạn khác, có thể cho tôi biết công thức tính khoảng cách như trên, đúng hay sai?Hay bạn còn công thức tính khoảng cách nào khác hay hơn, xin cho tôi được học hỏi ?Tôi xin được chờ câu trã lời cụ thể của bạn trước khi tôi phân tích tiếp,thân chào,TVT.

Nó chỉ đúng theo quan niệm thời gian tuyệt đối Newton (àla TVT), nhưng không đúng với những hiểu biết ng ta có được từ 100 năm nay.

Trước hết thời gian và khoảng cách, không là tuyệt đối, mà giá trị của nó phụ thuộc vào phép đo được thực hiện trong hệ quy chiếu nào.

Trong ví dụ trên có 2 thời gian, thời gian trên trái đất và thời gian của các phi hành gia. Vì trái đất chuyển động chậm (so với ánh sáng) đối với mặt trời, và mặt trời chuyển động rất chậm trong thiên hà, hệ quy chiếu gắn vào trái đất tạm coi là hệ quy chiếu quán tính; và thời gian trên trái đất là thời gian trong hệ quán tính. Thời gian của các phi hành gia thì khác, nó là thời gian tính trong hệ phi quán tính. Well, trong 1 giai đoạn nào đó trong chuyến du hành thì thời gian của các phi hành gia tính được dễ dàng bằng thuyết tương đối hẹp, nó trôi chậm hơn thời gian trên trái đất với hệ số Sqrt(3)/2. Nhưng có 2 giai đoạn khi tàu khởi động từ trái đất, tăng tốc từ 0 đến c/2, và sau đó giảm tốc để hạ cánh xuống hành tinh kia, giảm từ c/2 đến 0, hệ quy chiếu gắn vào con tàu trong 2 giai đoạn đó là hệ phi quán tính. Lúc đó tính toán thời gian chậm đi so với thời gian trên trái đất vượt quá phạm vi thuyết tương đối hẹp; nhưng có thể tính được trong phạm vi thuyết tương đối rộng, nếu biết cụ thể diễn biến quá trình tăng và giảm tốc của con tàu diễn ra như thế nào.

Tóm lại khoảng cách giữa 2 hành tinh, hiểu là khoảng cách đo trong hệ quy chiếu trái đất phải được xác định, S = V * T, trong đó T thời gian đo trên trái đất, chứ không phải thời gian trong hệ quy chiếu gắn với con tàu.

Dĩ nhiên cũng có thể đo khoảng cách giữa 2 hành tinh trong hệ quy chiếu chuyển động đều V (=c/2), và lúc đó S' = V * T', trong đó T' = T*Sqrt(3)/2 khác Time trên trái đất và khác Time của các phi hành gia. Lúc đó S' = S*Sqrt(3)/2.

Còn khoảng cách đo trong hệ quy chiếu gắn với con tàu thì sẽ rất phức tạp, vì những lý do đã viết ở trên, nó sẽ là tích phân trên cái world-line của con tàu; cũng sẽ bằng tổng của 2 tích phân (giai đoạn phi quán tính) và V*T'' (giai đoạn quán tính). Nó sẽ khác S và S' đo trong 2 hệ quy chiếu ở trên. Nếu chỉ biết tổng thời gian 23h trong hệ quy chiếu phi quán tính như bạn Tuấn thì sẽ không thể tính được khoảng cách.

PS. Thuyết tương đối hơn chục năm nay tôi không dùng tới, chắc chắn không còn sắc như 15 năm trước; nói chuyện với bạn TVT và các bạn cũng là để phục hồi lại mảng kiến thức sơ cấp cũ rích này b-)
 
Chào bạn Ng Quang Hưng và các bạn Hưng cho rằng:
-------------------------------
Trích:
Nó chỉ đúng theo quan niệm thời gian tuyệt đối Newton (àla TVT), nhưng không đúng với những hiểu biết ng ta có được từ 100 năm nay.
-------------------------------
Tôi thật sự thật sự khó hiểu,khi bạn cho rằng câu hỏi mà tôi đưa ra chỉ đúng theo quan niệm thời gian tuyệt đối,do nhà bác học Is.Newton đưa ra,thì tôi xin thưa với bạn Ngài Newton,chả bao giờ dùng cách tính như bài toán mà tôi đưa ra cho bạn.Bạn và cà nhân loại, kể cả Ngài Al.Einstein từ nào đến giờ đã hiểu sai hoàn toàn,về cách quan niệm thời gian của Ngài I.Newton,đồng thời quy kết cho rằng cách tính thời gian và khoảng cách,do Ngài I.Newton đưa ra là dựa theo cách tính của bài toán mà tôi đưa ra hỏi bạn.Bạn nên xem lại bài toán mà tôi đưa ra hỏi bạn,để bạn dễ tính toán và suy luận,nên tôi đã bỏ qua hết, những chuyển động của các hành tinh trong không gian và coi như trái đất, cũng như hành tinh mà các nhà phi hành gia đặt chân đến là đứng yên.Đồng thời tôi bỏ qua luôn cái gia tốc cũng như giảm tốc của phi thuyền,nghĩa là tôi đã bỏ hầu như các hệ quy chiếu, để bạn dễ tính toán.Tôi bỏ luôn các đồng hồ, mà chúng ta hay dùng trên hành tinh mà mình đang sống,tôi chỉ dùng cái thời gian diễn ra trên chính các đồng hồ, mà các nhà phi hành đang đeo và coi như trong Vũ trụ này, chỉ tồn tại những cái đồng hồ của các phi hành gia mà thôi.Vậy mà bạn lại đưa ra cách tính thời gian dựa theo cách tính của thuyết tương đối và cho rằng:
-----------------------------------------
Trích:
Tóm lại khoảng cách giữa 2 hành tinh, hiểu là khoảng cách đo trong hệ quy chiếu trái đất phải được xác định, S = V * T, trong đó T thời gian đo trên trái đất, chứ không phải thời gian trong hệ quy chiếu gắn với con tàu.

Dĩ nhiên cũng có thể đo khoảng cách giữa 2 hành tinh trong hệ quy chiếu chuyển động đều V (=c/2), và lúc đó S' = V * T', trong đó T' = T*Sqrt(3)/2 khác Time trên trái đất và khác Time của các phi hành gia. Lúc đó S' = S*Sqrt(3)/2.
------------------------------------------
Như tôi đã nói ở trên, giả sử như các đồng hồ trên trái đất là không có, vậy thì bạn đừng nên dựa vào cái thời gian, mà theo Ngài Einstein cho rằng không còn đúng đối với các nhà phi hành, thì bạn cần gì phải đưa cái thời gian trên Trái đất vào công thức tính toán của bạn làm gì và bảo T' = T* Sqrt(3)/2 ,đồng thời bạn cho rằng thời gian đó khác thời gian trên trái đất.
Ở đây tôi xin được thưa với bạn, câu hỏi mà tôi đưa ra hỏi bạn đo khoảng cách giữa hai hành tinh, tuy thật đơn giản, nhưng nếu áp dụng vào cách lập luận về thời gian của thuyết tương đối, mà không dựa vào một cái cột mốc thời gian nào làm chuẩn, thì kể cả Ngài Al.Einstein,có tái sinh lại cũng không thể nào trả lời câu hỏi tưởng chừng thật đơn giản đó bạn ạ?
Bạn nên nhớ một điều rằng bất luận một công thức tính thời gian nào, cũng đều phải dựa vào cái đồng hồ trên mặt đất làm chuẩn, kể cà các đồng hồ của các phi hành gia bay trên các tàu vũ trụ, nếu có phải sai số nhanh, hay chậm, trong quá trình du hành, khi trở về trái đất thì đều phải kiểm tra và lấy lại cho đúng với đồng hồ chuẩn tại mặt đât cả bạn ạ?Tôi phân tích đến đây, phần nào bạn đã hiểu tôi muốn nói cái thời gian, co,hoặc giản, trong các hệ quy chiếu mà Ngài Al.Einstein lập luận, chỉ là cởi ngựa xem hoa cho vui thôi bạn ạ, chứ chẳng áp dụng vào cái thực tế nào được bạn ạ?Nếu không tin bạn và các nhà khoa học khác, cứ tha hồ mà nghiên cứu cái bài toán đơn giản mà tôi đưa ra ở trên, đúng,sai, như thế nào bạn sẽ rõ.Ở đây tôi chỉ xin lưu ý bạn và các bạn khác một điều, khi giải bài toán trên chớ dùng cái thời gian trên trái đất, đưa vào các công thức tính toán, vì như vậy là phạm quy đấy bạn ạ,là đồng nghĩa với việc vất cái thuyết tương đối đi đấy bạn ạ?
Còn tôi xin được thưa với bạn, để đo khoảng cách hai hành tinh trên, tôi chỉ cần áp dụng cái công thức cổ điển mà Ngài Newton thường dùng là:
S = V.T
Trong đó S là khoảng cách giữa hai hành tinh và T là thời gian của những chiếc đồng hồ tương đối chính xác trên trái đất. Là tôi đã tính được khoảng cách giữa hai hành tinh, thật đơn giản thật dễ hiểu,nói ra chỉ cần một em học lớp 9 là đã hiểu, mà chả cần phải dùng đến hàng lô công thức phức tạp như bạn nói, mà rốt cuộc rồi chả giải quyết được việc vì.Vài lời diễn giải nếu có gì không vừa ý xin bạn bỏ quá cho,thân chào,TVT.

---------------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại
 
Em thích xem phim "Back to the Future". Em lại mới được xem một phim "Somewhere in time" làm em mê mẩn. Em thích cậu diễn viên đẹp trai, em thích nội dung phim. Xem xong em lại mơ mộng, lãng mạn, mong ước giá như em có thể nhắm mắt lại thả hồn mình vào thời gian, tan biến theo nó để khi mở mắt ra là có thể ở ngay cạnh bác Hưng hay bạn Thanh BH hay anh giai Hung Duong được thì thú vị biết bao. Bác Tuấn có cách nào chỉ cho em với ạ.
 
Chào bạn Tuấn !
Trần Văn Tuấn đã viết:
Bạn nên xem lại bài toán mà tôi đưa ra hỏi bạn,để bạn dễ tính toán và suy luận,nên tôi đã bỏ qua hết, những chuyển động của các hành tinh trong không gian và coi như trái đất, cũng như hành tinh mà các nhà phi hành gia đặt chân đến là đứng yên.Đồng thời tôi bỏ qua luôn cái gia tốc cũng như giảm tốc của phi thuyền,nghĩa là tôi đã bỏ hầu như các hệ quy chiếu, để bạn dễ tính toán.Tôi bỏ luôn các đồng hồ, mà chúng ta hay dùng trên hành tinh mà mình đang sống,tôi chỉ dùng cái thời gian diễn ra trên chính các đồng hồ, mà các nhà phi hành đang đeo và coi như trong Vũ trụ này, chỉ tồn tại những cái đồng hồ của các phi hành gia mà thôi.Vậy mà bạn lại đưa ra cách tính thời gian dựa theo cách tính của thuyết tương đối
Nếu bạn giả sử ngay từ đầu như thế (viết đầy đủ các điều kiện) thì tôi đã không phải viết nhiều. Nếu vậy thì bạn có thể áp dụng cái công thức vật lý lớp 5 mà bạn yếu thích S'=V*T' và cái khoảng cách bạn tính ra nó là khoảng cách 2 hành tinh trong hệ quy chiếu chuyển động đều với trái đất V = c/2. Nó không bằng khoảng cách đo trong hệ quy chiếu trái đất, bạn cũng đừng cố tình bắt 2 khoảng cách đo trong 2 hệ quy chiếu phải bằng nhau nữa vì tôi sẽ không thuyết phục bạn nữa đâu. Thế nhé!

Như tôi đã nói ở trên, giả sử như các đồng hồ trên trái đất là không có, vậy thì bạn đừng nên dựa vào cái thời gian, mà theo Ngài Einstein cho rằng không còn đúng đối với các nhà phi hành, thì bạn cần gì phải đưa cái thời gian trên Trái đất vào công thức tính toán của bạn làm gì và bảo T' = T* Sqrt(3)/2 ,đồng thời bạn cho rằng thời gian đó khác thời gian trên trái đất.
Ở đây tôi xin được thưa với bạn, câu hỏi mà tôi đưa ra hỏi bạn đo khoảng cách giữa hai hành tinh, tuy thật đơn giản, nhưng nếu áp dụng vào cách lập luận về thời gian của thuyết tương đối, mà không dựa vào một cái cột mốc thời gian nào làm chuẩn, thì kể cả Ngài Al.Einstein,có tái sinh lại cũng không thể nào trả lời câu hỏi tưởng chừng thật đơn giản đó bạn ạ?
Với những giả sử như bạn nêu ra lần này thì không cần phải dùng đồng hồ đất làm gì. Hệ quy chiếu đứng yên (trái đất) và hệ quy chiếu chuyển động thẳng đều V = c/2, cả hai là quán tính và theo nguyên lý cơ bản nhất của VL từ 450 năm nay (định luật 1 Newton), là tương đương. Không cái nào hơn hay kém cái nào, vì không có đứng yên tuyệt đối, không phân biệt được cái nào là đứng yên và cái nào là chuyển động thẳng đều. CÒn như lần trước bạn viết tắt, thì rõ ràng hệ quy chiếu gắn với tàu là phi quán tính, và mọi việc trở nên rắc rối hơn. Ví dụ: trong 1 hệ bạn có điện tích đứng yên, trong hệ kia bạn có sóng điện từ. Cả hai thời gian (khác nhau) trong hệ gắn với trái đất và hệ chuyển động đều với trái đất V=c/2 đều tốt cả; khoảng cách đo trong 2 hệ cũng vậy (khác nhau) cũng đều tốt cả.

Bạn nên nhớ một điều rằng bất luận một công thức tính thời gian nào, cũng đều phải dựa vào cái đồng hồ trên mặt đất làm chuẩn, kể cà các đồng hồ của các phi hành gia bay trên các tàu vũ trụ, nếu có phải sai số nhanh, hay chậm, trong quá trình du hành, khi trở về trái đất thì đều phải kiểm tra và lấy lại cho đúng với đồng hồ chuẩn tại mặt đât cả bạn ạ?Tôi phân tích đến đây, phần nào bạn đã hiểu tôi muốn nói cái thời gian, co,hoặc giản, trong các hệ quy chiếu mà Ngài Al.Einstein lập luận, chỉ là cởi ngựa xem hoa cho vui thôi bạn ạ, chứ chẳng áp dụng vào cái thực tế nào được bạn ạ?Nếu không tin bạn và các nhà khoa học khác, cứ tha hồ mà nghiên cứu cái bài toán đơn giản mà tôi đưa ra ở trên, đúng,sai, như thế nào bạn sẽ rõ.
So sánh đồng hồ là cách tốt nhất để xác định co giãn thời gian trong các hệ quy chiếu khác nhau. Chuyện lấy đồng hồ đất làm chuẩn là việc tiện lợi, vì mọi chuyến bay thử nghiệm đến nay trước sau đều quay về trái đất; chứ so sánh 2 đồng hồ chạy trong 2 hệ quy chiếu chuyển động tương tối với nhau cũng làm được. Trái đất không phải là cái rốn của vũ trụ mà cái gì cũng phải đối chiếu với đồng hồ của cái rốn, bạn Tuấn ạ. Đồng hồ trong phim như Star Wars là đồng hồ riêng của mỗi con tàu; ng ta đâu cần đồng hồ tuyệt đối gắn với cái rốn vũ trụ, hay đồng hồ của TVT. Ng ta cũng đã từng trực tiếp so sánh thời gian trực 2 đồng hồ đặt trong 2 máy bay, bay ngược chiều nhau vòng quanh trái đất, chẳng cần đồng hồ đất làm gì.

Ở đây tôi chỉ xin lưu ý bạn và các bạn khác một điều, khi giải bài toán trên chớ dùng cái thời gian trên trái đất, đưa vào các công thức tính toán, vì như vậy là phạm quy đấy bạn ạ,là đồng nghĩa với việc vất cái thuyết tương đối đi đấy bạn ạ?
Còn tôi xin được thưa với bạn, để đo khoảng cách hai hành tinh trên, tôi chỉ cần áp dụng cái công thức cổ điển mà Ngài Newton thường dùng là:
S = V.T
Trong đó S là khoảng cách giữa hai hành tinh và T là thời gian của những chiếc đồng hồ tương đối chính xác trên trái đất. Là tôi đã tính được khoảng cách giữa hai hành tinh, thật đơn giản thật dễ hiểu,nói ra chỉ cần một em học lớp 9 là đã hiểu, mà chả cần phải dùng đến hàng lô công thức phức tạp như bạn nói, mà rốt cuộc rồi chả giải quyết được việc vì.Vài lời diễn giải nếu có gì không vừa ý xin bạn bỏ quá cho,thân chào,TVT.

Ừ có ai cấm bạn làm tính đâu. Còn bạn cứ tiếp tục claim là khoảng cách và thời gian là tuyệt đối, đo trong hệ nào cũng vậy, thì ng ta reject kết quả của bạn, đơn giản có thế thôi. Cái point của thuyết tương đối làm cho người ta ý thức được là khi nói đến thời gian, khoảng cách phải nói rõ đo trong hệ quy chiếu nào. Không có thông tin đó thì kết quả (cộng trừ nhân chia khai căn lũy thừa của bạn Tuấn) chẳng có gí trị gì hết. Ngoài ra, thuyết tương đối cũng có đủ công cụ để giải quyết những vấn đề mà bạn Tuấn hay các bạn học sinh lớp 9 làm được, dĩ nhiên ở 1 tầng trí tuệ cao hơn. Tầm nhìn mà bạn Tuấn trình diễn là tầm nhìn thời Newton 450 năm trước. Chính phủ nên cấp bằng khen cho bạn Tuấn trong khảo cổ học trung cổ vì đã tự khám phá được (rediscover) kết quả của 01 ng vĩ đại (Newton) từng sống hơn 450 năm trước ở sứ sương mù! Trong toán học với vật lý thì bạn Tuấn chưa đưa ra được điều gì mới mẻ cả, kiến thức cũ ngay cả đối với học sinh lớp 9.
 
Chào bạn Ngô Tố Giao,câu hỏi mà bạn đưa ra cho tôi:
---------------------------------------------------
Trích:
Em thích xem phim "Back to the Future". Em lại mới được xem một phim "Somewhere in time" làm em mê mẩn. Em thích cậu diễn viên đẹp trai, em thích nội dung phim. Xem xong em lại mơ mộng, lãng mạn, mong ước giá như em có thể nhắm mắt lại thả hồn mình vào thời gian, tan biến theo nó để khi mở mắt ra là có thể ở ngay cạnh bác Hưng hay bạn Thanh BH hay anh giai Hung Duong được thì thú vị biết bao. Bác Tuấn có cách nào chỉ cho em với ạ.
----------------------------------------------------

Đúng ra bạn phải nhờ bác Ng Quang Hưng,bác ấy có thể dựa vào không-thời gian của thuyết tương đối, mà đưa bạn đến nơi nào tùy thích.Kể cả đưa bạn đi lùi lại quá khứ, để gặp lại những người thân của bạn, đã mất cách nay năm mười thế kỹ,như phim kẻ hủy diệt, trong đó có cổ máy thời gian, có thể đưa bạn đi đâu tùy thích.Bạn chỉ cần ngồi vào cổ máy đó, là bạn có thể muốn đi trước vào tương lai một vài thế kỹ, hoặc lùi về quá khứ lúc nào cũng được.Chúc bạn có thể đi gặp lại nhà bác học Al.Einstein và cho tôi gởi lời cám ơn đến Ngài ấy, nhờ có Ngài mà nhân loại tha hồ đi tới đi lui như thế nào trong không-thời gian tùy thích.Chứ theo tôi, thì tôi chả thể nào nặn đâu ra các ý tưởng thiên tài như Ngài Einstein ấy, nên tôi không thể nào chỉ giúp bạn được, chào bạn,TVT.

----------------------------------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại
 
Tiếc quá ạ, em tưởng bác giúp được em. :( Chứ còn nếu nhờ bác Hưng thì em chắc chắn là bác ấy chỉ biết đưa em đến tận mấy tầng mây thôi ạ. Thôi em vào hỏi thăm mấy câu thế thôi, em trả lại sân cho các bác đây ạ. :)
 
Thân chào bạn Ng Quang Hưng,bạn cho rằng:
---------------------------------
Trích:
Nếu bạn giả sử ngay từ đầu như thế (viết đầy đủ các điều kiện) thì tôi đã không phải viết nhiều. Nếu vậy thì bạn có thể áp dụng cái công thức vật lý lớp 5 mà bạn yếu thích S'=V*T' và cái khoảng cách bạn tính ra nó là khoảng cách 2 hành tinh trong hệ quy chiếu chuyển động đều với trái đất V = c/2. Nó không bằng khoảng cách đo trong hệ quy chiếu trái đất, bạn cũng đừng cố tình bắt 2 khoảng cách đo trong 2 hệ quy chiếu phải bằng nhau nữa vì tôi sẽ không thuyết phục bạn nữa đâu. Thế nhé!
----------------------------------

Trong câu hỏi lần trước tôi đưa ra, chiếc phi thuyền bay với vận tốc c/2 được khởi hành từ trái đất của chúng ta bạn ạ, đồng thời bay đến một hành tinh không được xác định trước khoảng cách.Vì vậy khi các phi hành gia đặt chân đến hành tinh lạ đó và kiểm tra lại các đồng hồ của mình, điều thấy rằng mình đi mất 23 giờ.Vậy có thể áp dụng cái thời gian của các đồng hồ đó (x) với vận tốc của phi thuyền, để tính được khoảng cách giữa trái đất và hành tinh đó không thôi bạn ạ?Vì vậy có thể bạn đã hiểu nhầm ý của tôi khi bạn cho rằng tôi cố tình bắt hai khoảng cách đo trong hai hệ quy chiếu phải bằng nhau.
Vậy để đơn giản hơn, tôi chỉ hỏi bạn, vậy cái thời gian diễn ra trên cái đồng hồ của các phi hành gia, di chuyển với vận tốc c/2 là T' và thời gian của cái đồng hồ đặt tại mặt đất là T giống nhau hay khác nhau vậy bạn? Nhờ bạn chỉ bảo để tôi được học hỏi,chào bạn,TVT.

---------------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Back
Bên trên