Chào bạn Tuấn!
Mà hai lực tương tác mạnh và tương tác yếu được mọi người coi như là đại diện cho hai lý thuyết trên phải không bạn?
Rất tiếc, như thường lệ bạn lại nói sai rồi!
Cách mà bạn nói là định nghĩa "không- thời gian", theo mô hình với ngôn ngữ toán học và bạn cho rằng nó mang tính chính xác.Nhưng theo quan niệm của cá nhân tôi, đó là vì hiện nay chúng ta đang chịu sự áp đặt theo quan niệm kết hợp giữa 'không-thời gian", theo tư tưởng của nhà Bác học Albert Eistein. Chính vì dựa vào quan niệm đó, mà ngày nay các nhà toán học kể cả khoa học, phải tốn bao nhiên công sức vận dụng bao nhiêu công thức toán học, chỉ nhằm chứng minh tính đúng đắn của hai phạm trù đó.
Câu cuối cùng ở đoạn trên của bạn là sai sự thật. Ng ta không tốn thời gian để chứng minh những cái đã quá cũ như bạn tưởng tượng đâu. Cái mà người ta đang làm thiết kế những thí nghiệm rất phức tạp và đắt tiền để đo đạc tất cả những hiện tượng, chưa thể thực hiện được trước đây, những thứ có thể suy ra được từ thuyết tương đối. Một lý thuyết được công nhận không phải vì tác giả cứ to mồm gào thét, bảo lý thuyết hiện hành là sai, lý thuyết của mình là đúng, cũng như việc cục bản quyền tác giả cấp cho 1 cái chứng chỉ quyền tác giả, ....
Một lý thuyết khoa học được coi là đúng chừng nào chưa có 1 kết quả nào đo được cho ra kết quả ngược với lý thuyết. Thêm nữa, độ tin cậy của một lý thuyết hiện hành được coi là rất cao, nếu như rất nhiều các hệ quả của nó đã được kiểm định.
Thuyết tương đối được coi trọng vì 3 lý do chính, thứ nhất là nó đẹp và đơn giản, thứ hai là nhiều hệ quả của nó đã được kiểm định (tính toán lý thuyết phù hợp chính xác với các kết quả đo được), thứ ba là nó nhìn thấy trước nhiều hiện tượng mới, những thứ có thể kiểm định được.
Về điểm thứ nhất: sự đơn giản và đẹp đẽ thì ai học qua và hiểu nó tốt, đều cảm nhận được vì cấu trúc toán của nó đẹp, không cần nhiều tiên đề. Về điểm thứ hai, những effects đã được kiểm định, như
i1) sự cong của ánh sáng đi trong trường hấp dẫn của mặt trời hoặc các vì sao,
i2) giải thích chính xác được sự không khép kín của các quỹ đạo ellipse của các hành tinh trong hệ mặt trời,
i3) effect Dopler, và dịch chuyển sóng điện từ về vạch đỏ trong trường hấp dẫn,
i4) sự co của thời gian trong các hệ quán tính và phi quán tính (ví dụ đo thời gian ở 2 máy bay bay cùng chiều và ngược chiều trái đất),
i5) sự ăn khớp của khối lượng quán tính và hấp dẫn,
i6) và những effects khác ít quan trọng hơn không đáng nhớ =;
Về điểm thứ ba nó có nhiều điểm trùng với điểm thứ hai, ngoài ra nó còn nổi lên 2 vấn đề lớn nhất: vấn đề tồn tại sóng hấp dẫn và vấn đề lỗ đen. Sóng hấp dẫn là 1 hệ quả lớn nhất của thuyết tương đối mà chưa được kiểm chứng. Khó khăn lớn nhất là bởi vì nó rất yếu, với kỹ thuật dùng ăng ten trụ như trước đây thì dù đặt thiết bị sâu dưới lòng đất vài ngàn m để loại nhiễu cũng 0 có hy vọng đo được, cho dù sóng hấp dẫn có phát đi từ những nguồn cực mạnh như các vụ nổ sao hay va đập các thiên hà. Ngày nay (hiểu là 2000-2010) với kỹ thuật laser interferometry thế hệ 2,3 đó là việc có thể thực hiện được trong khoảng 10 năm hoặc lâu hơn. MỸ, EU và Nhật Bản đã và đang chi hàng tỷ mỹ kim cho những projects của mình để làm việc này. Giá trị ứng dụng của cuộc chạy đua này là công nghệ interferometry sẽ có giá trị lớn trong tương lai; dĩ nhiên bên cạnh scientific prestige. Nếu sóng hấp dẫn được đo được thì lẽ ra Einstein phải được nhận Nobel thứ 2 của mình, vì ông ta chưa bao giờ được nhận Nobel do nghĩ ra thuyết tương đối, dĩ nhiên cùng với nhóm làm được đầu tiên việc này.
Còn nếu vấn đề lớn thứ 2 được khẳng định chắc chắn (trực tiếp chứ không phải dán tiếp), tìm ra lỗ đen, thì ứng cử viên được Nobel sẽ là ngài Hawking và nhóm đo được kết quả này.
Tôi viết dài vậy để cho bạn và các bạn khác hiểu được là chỗ đứng của thuyết tương đối là rất chắc chắn, bởi vì nhiều effects đã được kiểm nghiệm, không dễ gì xô đổ nó được đâu. Ước mơ bồng bột muốn nổi tiếng hơn ngài Einstein trong khoa học nên tạm cất vào trong góc tủ. Còn chuyện lượng tử hóa thuyết tương đối lại là chuyện hơi khác, nó là trò chơi trí tuệ đặc biệt quan trọng về giá trị lý thuyết, nhưng cả trăm năm nữa cũng khó có thể làm thí nghiệm mà kiểm định được nó. Nên cho dù nó có ra đời sau X chục năm nữa thì cũng mất cả trăm năm hay lâu hơn để có thể được công nhận.
Bạn Tuấn xem ra còn thiếu những chuẩn bị cơ bản, cần thiết về phương pháp khoa học. Để có thể thuyết phục được ng ta chú ý tới những nghi vấn của bạn, lý thuyết của bạn phải hội tụ được ít nhất 2 trong 3 yếu tố như tôi viết ở trên, nếu không thì chẳng ai quan tâm đến những nghi vấn của bạn đâu. Bạn đã rõ ý chưa? Nếu bạn đã hiểu, bạn hãy trình làng xem lý thuyết của bạn đã giải thích được những kết quả gì rồi nào?
mà tôi chỉ hỏi bạn là bạn nghĩ sao về hệ quả rút ra được từ "thuyết tương đối" của Einstein, về hai phạm trù không-thời gian mà nhà khoa học ST.Hawking rút ra từ thuyết tương đối như sau:
{Giả sửnếu như chúng ta ngồi trên chiếc phi thuyền với tốc độ nhanh hơn tốc độ ánh sáng, thì chúng ta có thể sinh ra trước ở tương lai và nhìn ngược về quá khứ}
Đây là mệnh đề giả định không có thực, second conditional giống như "If I were Trần Văn Tuấn" ..... Không có phi thuyền nào có thể chuyển động nhanh hơn 1 vận tốc cực đại, tạm gọi là vận tốc ánh sáng trong chân không. CÒn chuyện những đường ngầm không-thời gian giữa các thế giới, như Stars Wars hay các chuyện SF, có thế tồn tại (lý thuyết không hề phủ nhận), nhưng chuyện "chúng ta" và "phi thuyền" chuyển động như vậy vẫn là những ước mơ hết sức ngây ngô :-? Chuyện gì sảy ra khi đó, không ai biết được, ông này ông kia có thể claim mình biết, nhưng nó vẫn không là 1 mệnh đề khoa học, vì không có thí nghiệm. Mệnh đề của Hawking không rõ ông ta đưa ra trong context nào, nên tôi không bình luận được. Nó ít nhất có hàm ý là nếu như nó sảy ra, nguyên lý hiển nhiên mà chúng ta quen thuộc (nguyên nhân--->kết quả) causality principle sẽ bị xâm phạm và kéo theo hệ quả tang thương kiểu như nạn nhân quay về quá khứ giết hung thủ, ng mà sau đó đã giết mình (mâu thuẫn về mặt logic); tức là có thể thay đổi tùy tiện quá khứ và tương lai. Thêm nữa, các mệnh đề giả định không phải là đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học, nó là đối tượng của nhà văn hay đạo diễn phim, bạn Tuấn ạ b-)