Chào bạn Ng Quang hưng và các bạn,bạn Hưng cho rằng:
--------------------------------
Trích:
Có 2 trường hợp:
A. Nếu các nhà du hành không rời khỏi con tàu (bay thẳng đều mãi mãi) đáp số 1/ là đúng cho họ. ĐÚNG ở đây phải hiểu là họ dùng S' trong mọi tính toán và sẽ không đi đến bất cứ mâu thuãn nào. Ví dụ dự trù nhiên liệu để bay ngược trở lại trái đất, vv.
B. Nếu các nhà du hành rời khỏi con tàu, sang hệ quy chiếu khác, vd. đổ bộ xuống hành tinh, thì đáp số 1/ trở nên sai. SAI ở đây phải hiểu là họ đã ở hệ quy chiếu khác, nếu đem áp dụng S' sẽ đưa ra kết quả sai, ví dụ như dự trù nhiên liệu để quay về, vv.
--------------------------------
Qua kết luận của bạn, chính bạn đã tố cáo cái thuyết tương đối sai bét rồi bạn ạ.Vậy tôi hỏi bạn, trường hợp câu A mà bạn đưa ra bạn bảo: nếu con tàu cứ bay thẳng đều mãi mãi thì đáp số 1/ là đúng và dùng S'.
Trường hợp câu B.bạn lại bảo khi họ đổ bộ xuống hành tinh thì đáp số 1/ trở nên sai.Và bạn bảo SAI, ở đây là họ dùng hệ quy chiếu khác,nếu đem áp dụng S', sẽ đưa ra kết quả sai, ví dụ như dự trù nhiên liệu để quay về, vv.
Thì tôi xin được thưa với bạn là, cả hai trường hợp trên mà bạn đưa ra đều SAI bét bạn ạ?Trường hợp A cũng sai, trường hợp B lại càng sai bét?Tại sao vậy? Tại vì khi họ dùng cái không- thời gian của thuyết tương đối, vậy thì khi họ ở trong hệ quy chiếu khác, là hành tinh lạ mà họ đặt chân đến, thì họ phải dùng cái thời gian nào, để tính được khoảng cách giữa hai hành tinh?Trường hợp A, thì họ không thể nào tính ra được lượng nhiên liệu đủ dùng cho hai hành tinh, khi mà họ căn cứ vào thời gian của các chiếc đồng hồ mà họ đang đeo được bạn ạ?Không tin bạn cứ tính thử bạn sẽ thấy?Vậy mà bạn còn bảo:
---------------------------------
Trích:
Nếu hiểu thuyết tương đối thì quy chuyển thời gian, khoảng cách từ hệ này sang hệ khác rất đơn giản chẳng có quái gì trừu tượng cả. Học sinh lớp 9 cũng làm được.
--------------------------------
Cả hai cách A và B, mà bạn dựa vào không- thời gian của thuyết tương đối đưa ra, đều cho ra kết quả không chính xác, vậy mà bạn đưa ra câu nói trên, thì tôi thật sự khó hiểu cho câu nói của bạn.Tôi nghĩ học sinh lớp 9 không thể nào hiểu nổi cách lập luận của bạn đưa ra, khi mà hai kết quả hoàn toàn sai, với cách tính trên hành tinh mà chúng ta đang sống bạn ạ?Trong khi đó tôi chỉ cần ở tại hành tinh mà chúng ta đang sống,Đồng thời tôi chỉ cần dùng cái công thức cổ điển của Ngài Newton cách nay mấy trăm năm S= V x T, là tôi đã tính ra, mà còn tính được một cách tương đối chính xác, gần như 100% bạn ạ?Mà tôi chả phải dùng cái không -thời gian của thuyết tương đối sai bét bèn bẹt đó bạn ạ?
Có nhiều cách tính, mà cách nào cũng cho ra kết quả như nhau, khi áp dụng cái công thức cổ điển từ thời Newton.Ở đây tôi xin đơn cử hai cách đơn giản để bạn và các em học sinh lớp 9 cũng đều hiểu như sau:
1/ Nếu như biết vận tốc di chuyển đều của con tàu, bằng 1/2 vận tốc ánh sáng và thời gian mà con tàu đi từ trái đất đến hành tinh lạ là 40h,ta chỉ cần lấy 150.000km.s x 40h = 21.600.000.000km
2/ Cách thứ hai,chả cần đến cái phi thuyền phi thời gian như thuyết tương đối đưa ra,mà tôi chỉ cần dùng máy phát sóng vô tuyến đủ mạnh, phát tín hiệu từ trạm đặt tại mặt đất,đến các hành tinh lạ mà chúng ta chưa biết để đo khoảng cách, như nhân loại hiện nay đang thường dùng, thời gian mà khi tính hiệu phát ra, cho đến khi tính hiệu gặp phải hành tinh lạ và quay về lại trái đất,nếu như chúng ta đo được thời gian tổng cộng là 20h,vậy chúng ta chỉ cần áp dụng cái công thức thật cổ điển là S = V x T = 300.000km/s x 20h = 21.600.000.000km.
Đấy mới là cách tính đơn giản, chẳng hề mang bất cứ cái lý luận trừu tượng phi thực tế, như cái không-thời gian của thuyết tương đối.Đồng thời học sinh lớp 9 nhìn vào ai cũng hiểu hết bạn ạ.
Bây giờ tôi xin được "bật mí" cho bạn biết cái thuyết không-thời gian của thuyết tương đối do Ngài Al.Einstein đưa ra, không xa lạ gì với cái hiểu biết của nhân loại,mà cách nay vài ngàn năm trước nhân loại đã hiểu, nhưng họ cho đó là chuyện nhảm nhí, hoang đường, phi thực tế, nên chả mấy ai tin và dùng đến.Tôi xin được đơn cử ra hai câu chuyện như sau:
1/ Câu chuyện hai chàng Lưu- Nguyễn lạc vào cỏi tiên, chắc bạn và mọi người ai cũng biết, đó chỉ là câu chuyện hoang đường, mang nặng tính thần thoại,nên tôi không cần thiết kể lại cho các bạn nghe, mà tôi chỉ chú trọng đến câu chuyện thứ hai có thật 100%,để bạn và các bạn khác, kể cả các nhà khoa học đương đại xem và suy ngẫm xem, câu chuyện mà tôi đưa ra có giống, như cái lập luận không -thời gian của thuyết tương đối mà Ngài Einstein đưa ra hay không?
2/ Chắc bạn và các bạn khác, đã thường nghe câu nói "ếch ngồi đáy giếng" phải không bạn?Chuyện là như vầy, ngày xưa, xưa lắm rồi, có một "đàn ếch" sống tại đáy giếng, do một con "ếch chúa" cai quản.Một hôm nhân ngày đẹp trời, đàn ếch mới ra phơi nắng, lão ếch chúa ngước mắt nhìn lên miệng giếng, mới thấy bầu trời trong xanh và chỉ bằng cái miệng giếng, nên mới buột miệng phán một câu, "ôi bầu trời chỉ bằng cái miệng giếng",đàn ếch nghe thấy lão ếch chúa phán như vậy và nhìn lên miệng giếng, quả thấy là bầu trời chỉ bằng cái miệng giếng, nên đồng loạt vỗ tay khen lão ếch chúa quả là hay,đoán được bầu trời chỉ bằng cái miệng giếng.Từ suy nghĩ đó lão ếch chúa lại phán tiếp, nếu vậy thì thời gian từ chổ chúng ta ở, đến trời chắc cũng chỉ bằng thời gian từ đáy giếng lên miệng giếng,đàn ếch lại vỗ tay nhất loạt khen là hay. Nhưng một hôm vô tình, có một chú ếch trên miệng giếng lọt vào cái giếng đó, thề là đàn ếch dưới đáy giếng, kéo nhau bu lại hỏi thăm xem chú ếch sống trên miệng giếng thế nào, trò chuyện chán chê, bổng có một chú ếch dưới giếng, mới thắc mắc hỏi chú ếch trên miệng giếng một câu,à chú sống trên miệng giếng, chú thấy bầu trời trên đó thế nào,chú ếch kia mới thật tình kể rằng, bầu trời trên đó bao la không thể nào biết hết và thời gian mà đi đến trời không thể nào tính được.Nghe chú ếch kia nói như vậy, đàn ếch dưới đáy giếng đồng loạt phản đối và bảo bầu trời chỉ bằng miệng giếng mà thôi,không tin bạn cứ nhìn lên miệng giếng sẽ thấy,chú ếch kia cười và bảo, các bạn lầm rồi, bầu trời trên đó rộng lớn lắm không có giới hạn.Đàn ếch dưới giếng cứ một mực không đồng ý với chú ếch trên miệng giếng,thế là hai bên nhất trí đem vấn đề đó đến gặp nhà bác học đại tài là Ngài tiền Al.Einstein nhờ phân xử.Sau khi nghe rõ sự tình Ngài tiền Einstein mới phán một câu, nếu các chú muốn biết bầu trời đó lớn, bé như thế nào, các chú hảy học qua cái không- thời gian của thuyết tương đối,do tôi đưa ra là các chú sẽ hiểu và không còn tranh cải nữa.Thôi để các chú dễ hiểu ,tôi chỉ nói vắn tắc như vầy để các chú rõ:
Tùy theo cái hệ trục không-thời gian đặt ở đâu, thì các chú sẽ thấy sự vật tương ứng như vậy,vì vậy đối với các chú ếch sống dưới đáy giếng, thì do hệ trục không- thời gian đặt tại đáy giếng, nên không-thời gian bầu trời chỉ bằng miệng giếng là đúng.Còn đối với chú ếch sống trên miệng giếng, do hệ trục tọa độ không -thời gian đặt trên miệng giếng, nên không-thời gian của bầu trời mới trở nên vô cùng rộng lớn và không thể xác định được.
Vì vậy tóm lại cả hai cách nhìn, về không thời gian giữa các chú ếch dưới đáy giếng và các chú ếch trên miệng giếng, đều chính xác và đều đúng.
Nghĩa là cái không-thời gian ở mổi nơi mổi khác, tùy theo cái hệ trục không-thời gian mà chúng ta đặt tại nơi nào, thì không-thời gian sẽ tương thích như vậy.Tôi lý giải như vậy các chú có hiểu không?Sau khi nghe Ngài tiền Einstein giải thích cái không-thời gian, theo thuyết tương đối của Ngài cho rằng ai cũng có lý và ai cũng đúng, thế là đàn ếch thấy rằng chẳng anh nào thắng anh nào, mới thích chí đồng loạt vỗ tay khen lấy khen để, cho rằng Ngài tiền Al.Einstein quả thật là thiên tài.Thôi do thời gian có hạn, nói ít, nhưng nếu bạn suy ngẫm sẽ hiểu nhiều,còn vấn đề toán học hẹn bạn trong bài viết sau,thân chào,TVT.
Ghi chú:Tôi dùng từ tiền Al.Einstein, là do lúc đó chưa có Ngài Al.Einstein của thế kỷ 19 và 20 và để tránh phạm húy đến thần tượng của nhân loại,nếu có gì mạo phạm xin các bạn bỏ quá cho.
---------------------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại