@Trung:
Cái thí nghiệm như anh miêu tả thì không ai làm, cơ bản vì hiện nay vận tốc quả tên lửa tự chế tạo tại gia sẽ có vận tốc rất nhỏ, cỡ c/100,000; còn quả tên lửa đắt tiền cũng chỉ đạt vận tốc cỡ c/10,000 ; do đó để có thể đo được sự co thời gian cần phải cho nó bay rất lâu (vì còn những yếu tố khác có ảnh hưởng đến phép đo với độ chính xác cao như thế, sai số ~ 10^{-10} ), và hơn nữa nếu bay lâu mà bay thẳng (cỡ >11km/s) thì nó biến mất luôn, do đó phải cho nó bay vòng tròn. Do đó mọi thí nghiệm đo sự co thời gian trực tiếp đều dựa trên chuyển động vòng tròn mang tính chu kỳ. Nhưng đáng tiếc lúc đó thì nó không còn hoàn toàn là tương đối hẹp nữa, vì học sinh lớp 6 đã biết là mọi chuyện động cong là chuyển động có gia tốc, và lúc đó phải vác tương đối rộng vào, vì hệ quy chiếu gắn với những vật chuyển động cong (tròn) như thế là hệ phi quán tính. Nó không còn đơn giản đẹp đẽ dễ hiểu như cho học sinh lớp 9 nữa, nhưng vẫn thực hiện được. Để tránh điều đó, ng ta thường đo những hệ quả của sự co time, như relativistic Doppler efect, cụ thể và hay gặp nhất là đo transversal relativistic Doppler effect, vv
Cho đến hiện nay có 2 loại thí nghiệm chính test sự co đi thời gian, ở bậc vĩ mô hoặc vi mô (hạt cơ bản).
A. Vi mô: Thí nghiệm ở bậc vi mô được làm phổ biến hơn rất nhiều, vì trong vật lý năng lượng cao, các hạt cơ bản chuyển động với vận tốc rất lớn cỡ vận tốc ánh sáng, tức là có những đối tượng cần thiết. Thông thường những thí nghiệm dạng này dựa trên đo sự dịch chuyển Doppler tương đối (để phân biệt với dịch chuyển Doppler theo tuyệt đối Newton). Nổi tiếng nhất là thí nghiệm
Ives-Stilwell được công bố vào 1938 :
H.E. Ives and G.R. Stilwell, An Experimental Study of the Rate of a Moving Atomic Clock J. Opt. Soc. Am. 28 215-226 (1938)
Gần đây có nhóm của Đức ở Max-Planck Institute fur Physics của tiến hành dùng các kỹ thuật mới nhất của laser spectroscopy để kiểm định Lorentz factor:
http://www.mpi-hd.mpg.de/ion-storage/Lorentz/relativity.html
B. Vĩ mô thì có thể đặt các đồng hồ nguyên tử đặt trên các máy bay hay các vệ tinh bay vòng quanh trái đất, rồi so sánh đối chiếu với đồng hồ trên mặt đất, hoặc so sánh chúng với nhau. Nổi tiếng nhất là thí nghiệm
Haefele-Keating, kết quả đã được công bố năm 1970 trong 2 tạp trí có Impact factor cao nhất là Nature cũng như Science:
Nature 227 (1970), p. 270;
Science Vol. 177 p. 166 - 170 (1972).
Nhiều hơn nữa về các thí nghiệm đã được tiến hành thì xem full list ở đây
http://www2.corepower.com:8080/~relfaq/experiments.html
Gần đây NASA và một số nhóm khác ở châu Âu tiến hành test nhiều hệ quả cơ bản của thuyết tương đối rộng, một số đã được nêu trong những bài viết trước.
----------
@Thi: theo em nên phải hình dung đa tạp biholomorphic với C^n, và miền mở theo topo Zariski của đa tạp đó như thế nào?