Tình hình chiến sự thế giới !!!

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Mỹ kêu gọi công dân rời Oman và UAE

Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua đã phát đi thông báo yêu cầu thân nhân quan chức ngoại giao và một số nhân viên đại sứ quán Mỹ ở Oman và Các tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất trở về nước vì “tình hình căng thẳng trong khu vực”.

Cơ quan ngoại giao Mỹ nhấn mạnh rằng những công dân nào vẫn ở lại Oman và UAE phải đăng ký với đại sứ quán để có thể nhận được các thông báo về an ninh trong tình huống khẩn cấp.

Thông báo của Mỹ còn kêu gọi công dân nước mình nêu cao cảnh giác, tránh xa các cuộc biểu tình và đám đông trên đường phố.

Hiện không lực Mỹ triển khai máy bay tại hai quốc gia này để chuẩn bị cho cuộc chiến chống chính quyền Baghdad
 
Các quan chức Mỹ hôm qua cho biết, Tổng thống George W. Bush có thể rút lại dự thảo nghị quyết chống Iraq tại Hội đồng Bảo an và phát động chiến tranh mà không cần sự ủng hộ của tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới.

Người đứng đầu Nhà Trắng đã thảo luận với các cố vấn về khả năng tiếp tục thúc đẩy bỏ phiếu, hay từ bỏ biện pháp này và nhanh chóng tiến hành chiến tranh. Ông Bush lâu nay dự định sẽ có bài phát biểu trước công chúng ngay sau khi cuộc tranh cãi tại Liên Hợp Quốc chấm dứt và cho Tổng thống Iraq Saddam Hussein tối hậu thư cuối cùng, có thể trong đó có hạn chót, đối mặt với chiến tranh.

Trước đó, Washington tuyên bố cuộc bỏ phiếu có thể được trì hoãn cho tới tuần sau hoặc không diễn ra. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan đề xuất tổ chức hội nghị thượng đỉnh cho các nhà lãnh đạo thế giới “để tìm cách thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay”.

Ông Bush dành ngày thứ 4 liên tiếp điện đàm, tham vấn các nhà lãnh đạo Anh, Bulgaria, Hàn Quốc và một số nước khác về những khả năng thoả hiệp. Tuy nhiên, khó khăn hiện hữu ở mọi con đường ngoại giao. Thủ tướng Ireland Bertie Ahern, đang ở thăm Washington, nói: “Nếu không có nghị quyết, Ireland không thể ủng hộ hành động quân sự, vì chúng tôi làm việc theo nghị quyết Liên Hợp Quốc”.

Phó tổng thống Mỹ Dick Cheney điện đàm với tân thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ankara tỏ ý muốn một bản nghị quyết Liên Hợp Quốc trước khi cho phép lính Mỹ đánh Iraq từ biên giới của mình.

Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế Mohamed ElBaradei hối thúc Hội đồng Bảo an thoả hiệp về những điều kiện giải giáp với Iraq, theo đó đưa ra hạn chót và không có tối hậu thư phát động chiến tranh.

Ngoài Pháp đã phản đối kế hoạch 6 điểm của Anh, Ngoại trưởng Nga Igor Ivanov tuyên bố Matxcơva sẽ chống lại bất kỳ nghị quyết nào mở đường cho chiến tranh. Mỹ, Anh còn lâu mới có thể lay chuyển trục Pháp - Nga - Đức chống hành động quân sự. Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc Wang Yingfan thì tỏ ý nghi ngờ đề xuất từ London có thể dẫn đến đồng thuận.

Trong khi đó, Iraq đang chuẩn bị chiến tranh. Các đường phố Baghdad là những vị trí chiến đấu và hầm cá nhân. Còn Lầu Năm Góc đã đưa máy bay ném bom tàng hình B-2 từ căn cứ không quân Whiteman ở Missouri tới những căn cứ gần Iraq.
 
Washington thông báo, Tổng thống George W. Bush sẽ trì hoãn cuộc bỏ phiếu tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cho bản nghị quyết về Iraq đến tuần sau, nếu việc đó giúp Mỹ giành thêm được ủng hộ.

Người phát ngôn Nhà Trắng Ari Fleischer hôm qua cho biết: "Tiến trình vận động ngoại giao vẫn đang tiếp diễn. Nó có thể kết thúc ngày mai và cũng có thể kéo dài cho tới tuần sau".

Ngoại trưởng Colin Powell cho biết hai lựa chọn là thực hiện hay hủy bỏ kế hoạch bỏ phiếu tại Hội đồng Bảo an đang được xem xét. Về đề xuất của Anh, ông đánh giá London đã thoả hiệp tại Hội đồng Bảo an và đó là cách để có thêm các nước tiến lên phía trước.

Ngoại trưởng Mỹ khẳng định, nước này không bị cô lập trong vấn đề Iraq. Washington được Ireland, Anh, Australia, Bulgaria, Italy, Tây Ban Nha, Nhật Bản và 8 nước Đông Âu ủng hộ. Ám chỉ đến Iraq, Ngoại trưởng Mỹ nói: “Ngày thanh toán đang tới rất gần”. Tuy nhiên, ông cũng tỏ ý hy vọng sẽ đạt được giải pháp hoà bình.

Tại Baghdad, một nguồn tin ngoại giao cho hay, Iraq sẽ nộp báo cáo về việc nước này huỷ chất gây tê liệt thần kinh VX cho Trưởng đoàn thanh sát vũ khí Liên Hợp Quốc Hans Blix hôm 14/3. Bản báo cáo về khuẩn than được trình lên vài ngày sau đó.
 
Tất cả số này đều là thành viên băng đảng tội phạm Zemun, tổ chức bị cáo buộc gây ra vụ ám sát Thủ tướng Zoran Djindjic. Tuy nhiên, 3 nghi phạm chính, trong đó có Milorad Lukovic, thủ lĩnh bán vũ trang trung thành với cựu tổng thống Nam Tư Slobodan Milosevic và bị cáo buộc là thủ lĩnh nhóm này, vẫn đang tự do.

3 đối tượng ở trong số bị còng tay hôm qua này xin hưởng quy chế nhân chứng được bảo vệ khi khai trước công tố viên về tội phạm có tổ chức đặc biệt Serbia.

Bộ trưởng Nội vụ Dusan Mihajlovic cam kết sẽ bắt tất cả những người chịu trách nhiệm và xử lý đối tượng chống lại việc bắt giữ. Phó thủ tướng Zarko Korac thì nói: "Chúng (Zemun) tuyên chiến ở đất nước này. Và chúng ta tuyên bố phát động chiến tranh chống băng đảng tội phạm này. Đây là tổ chức mạnh hơn nhà chức trách vì ở mức độ nào đó, chúng có quan hệ với cảnh sát. Vấn đề khó khăn nhất là xoá bỏ băng đảng tội phạm liên quan đến lực lượng an ninh".

Báo chí đất nước Balkan hôm 13/3 đăng tải ảnh những thành viên thế giới ngầm đã được biết đến và hình ảnh lệnh bắt. Những thủ lĩnh băng đảng khét tiếng là Dejan Milenkovic, Mile Lukovic, Vladimir Milisavljevic, và Mladjan Micic.

Uỷ ban Quốc phòng Tối cao đã ban bố tình trạng sẵn sàng chiến đấu trong quân đội và hướng dẫn binh lính trợ giúp cảnh sát trong cuộc truy lùng kẻ ám sát. Lực lượng an ninh đã thiết lập các trạm kiểm soát trên toàn Belgrade. Các sĩ quan có trang bị súng trường kiểm tra ôtô và lái xe. Sớm nay, trực thăng của cảnh sát bay trên bầu trời khu vực ngoại ô Rakovica.

Trong khi đó, người ta lo ngại đất nước Balkan này có thể sẽ rơi vào vòng xoáy bạo lực do tranh chấp ghế thủ tướng. Theo Hiến pháp Serbia, quyền tổng thống Serbia Natasa Micic phải đề cử người kế nhiệm ông Djindjic. Nhân vật này sẽ đứng đầu chính phủ nếu được đa số Quốc hội thông qua.

Đảng của cựu tổng thống Nam Tư Vojislav Kostunica, đối thủ chính trị của cố thủ tướng Djindjic, chỉ trích tình trạng khẩn cấp mà nội các ban bố là biện pháp cực đoan và có khả năng gây nguy hiểm, làm tăng thêm bầu không khí lo sợ và hoài nghi.

Chính phủ tuyên bố để quốc tang 3 ngày. Cờ để rủ trong khi người ta tổ chức các buổi tưởng niệm ông Djindjic tại toà nhà Quốc hội và Toà thị chính. Các nghị sĩ thuộc đảng Cấp tiến theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, đối thủ sâu sắc nhất của cố thủ tướng, không tham dự. Người dân Belgrade đứng bên ngoài toà nhà chính phủ, ký sổ tang, thắp nến và đặt hoa trên những bậc cầu thang nơi ông Djindjic bị bắn. Dự kiến, lễ tang cố thủ tướng Serbia sẽ được tổ chức ngày 15/3.
 
Ngoại trưởng Iraq Naji Sabri hôm qua tuyên bố: “Đề xuất 6 điểm mà Thủ tướng Anh Tony Blair đưa ra là để đánh bóng kế hoạch hiếu chiến đã bị đa số ủy viên Hội đồng Bảo an bác bỏ. Baghdad đương nhiên phản đối các yêu cầu đó".

Ông Sabri khẳng định Iraq bác bỏ tất cả những gì trái ngược với những bản nghị quyết mà Hội đồng Bảo an đã thông qua. Mỹ đang tìm kiếm vỏ bọc cho chính sách thù địch nhưng không thể thành công.

Xã luận trên trang nhất nhật báo Babil (do Odai, con trai Tổng thống Hussein, làm chủ bút) có đoạn: “Rõ ràng Bush và Blair đã thất bại từ trước khi bắt đầu, trong khi chúng ta, được những lực lượng có thiện chí tốt ủng hộ, đã chiến thắng. Tương lai của Blair đang gặp nguy hiểm, và sự sụp đổ của ông ta sẽ là một bài học đắt giá trong lịch sử chính trường nước Anh”.

Pháp, nước đe dọa sẽ phủ quyết hạn chót 17/3, bác bỏ đề xuất của Anh vì danh sách yêu cầu giải giáp trong đó phải được thực hiện trong vòng một thời gian ngắn. Đức, uỷ viên không thường trực của Hội đồng Bảo an, cho rằng kế hoạch này khó có khả năng mang lại thoả hiệp vì nó “vẫn cho quyền phát động chiến tranh”.

Ngoại trưởng Sabri thông báo phái đoàn hoà bình cấp cao của Liên đoàn Ảrập dự kiến tới Baghdad tuần này không thể thực hiện kế hoạch này, dù đất nước vùng Vịnh không từ chối. Ông nói: “Họ tới không phải để thăm quan, mà để làm việc. Điều đó có nghĩa chúng tôi phải có biện pháp. Chúng tôi đang cố gắng nhất trí thời điểm hợp lý cho cả hai bên”.

Trong khi đó, Mỹ vẫn tiếp tục chuẩn bị chiến tranh, đưa quân tới khu vực phía nam Iraq. Phái đoàn Liên Hợp Quốc tuần tra biên giới Iraq - Kuwait cho biết sẽ rút một vài quan sát viên trở về trụ sở ở Kuwait.

Iraq cũng đang chuẩn bị đối phó với cuộc chiến. Hàng nghìn người Ảrập đang có mặt ở các doanh trại trên khắp quốc gia vùng Vịnh, luyện tập cùng đặc nhiệm sở tại. Một người Syria tại doanh trại phía đông Baghdad nói: “Chúng tôi tới để chiến đấu bên cạnh những người anh em Iraq chống Mỹ và Israel. Hôm nay họ tấn công Iraq. Ngày mai mục tiêu sẽ là Syria và phần còn lại của thế giới Ảrập”.

Thanh sát viên Liên Hợp Quốc hôm nay trở lại doanh trại, nơi người Iraq đang phá huỷ tên lửa Al Samoud II. Kể từ ngày 1/3, Baghdad đã huỷ 58 trong số khoảng 100 vũ khí này. Họ cũng phá 28 đầu đạn, 2 khoang đúc, 2 bệ phóng và 5 động cơ trong chương trình Al Samoud II. Bộ Thông tin Iraq thông báo, chuyên gia vũ khí còn tới hai nhà máy rocket, nơi xử lý vũ khí sinh học, và một nhà máy kem.

Thanh sát viên cho biết đã hỏi chuyện một người Iraq tham gia cuộc phá huỷ tác nhân hoá học hôm 12/3. Đây là cuộc phỏng vấn riêng thứ 10 kể từ ngày 28/2. Trong thời gian qua, 5 nhà khoa học từ chối trả lời nhân viên thanh sát.

Trong một diễn biến khác, Bộ Ngoại giao Iraq tuyên bố đã đạt được thoả thuận trao đổi tù nhân với Iran. Tehran nhất trí phóng thích tất cả những người bị giam giữ từ thời Chiến tranh Iran - Iraq 1980-1988 và Iraq cũng sẽ trả tự do cho toàn bộ người Iran trong tù.
 
Ngoại trưởng Pháp Dominique de Villepin cho rằng những gì mà London đưa ra không phải là câu trả lời mà cộng đồng quốc tế đang cần. Ông này nhấn mạnh cần phải có một thời hạn thực tế cho Baghdad giải giáp.

Ông Dominique de Villepin phát biểu: “Vấn đề hiện nay không phải là cho Iraq thêm một vài ngày trước khi quyết định sử dụng vũ lực, mà là phải hướng tới một sự giải giáp hoà bình".

Một lần nữa ông De Villepin cho rằng quá trình thanh sát vũ khí ở Iraq đang thu được những kết quả khả quan, và Paris ủng hộ tất cả các nước trong Hội đồng Bảo an có chung quan điểm về việc cho các chuyên gia vũ khí thêm thời gian tìm kiếm ở Iraq.

Với hy vọng các thành viên Hội đồng Bảo an chấp nhận một đề xuất mới, hôm 12/3, Anh đã đưa ra 6 bước cần phải thực hiện đối với Tổng thống Iraq Saddam Hussein.

Hôm nay, đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc John Negroponte tiết lộ khả năng sẽ “mở rộng hạn chế” thời hạn 17/3 cho Baghdad giải giá
 
Bố cáo toàn thiên hạ : Pass email của tớ bị đánh cắp. Mọi thư từ liên lạc xin gửi về : [email protected]
Ai đã ăn cắp xin trả lại cho khổ chủ. Sẽ có hậu tạ
 
Tổng thống Saddam Hussein, hôm nay, đã đặt nước mình trong tình trạng sẵn sàng chiến tranh, đúng lúc các nhà lãnh đạo Mỹ, Anh và Tây Ban Nha đang họp tại Azores. Iraq được chia thành 4 vùng quân sự: miền bắc, miền trung, miền nam và Baghdad để chuẩn bị các bước cần thiết nhằm “đập tan bất cứ cuộc xâm lược nào".

Theo các nhà phân tích, cuộc họp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ George Bush, Thủ tướng Anh Tony Blair và Thủ tướng Tây Ban Nha Maria Aznar tại căn cứ không quân Mỹ Azores, ngoài khơi Đại Tây Dương, sẽ có rất ít khả năng đưa tới một giải pháp hoà bình. Tuy vậy, Washington và London đều khẳng định đây không phải là sự chuẩn bị cho một hành động quân sự.

Một số diễn biến khác
- Giáo hoàng John Paul II hối thúc các nước có giải pháp hoà bình cho cuộc khủng hoảng: “Vẫn còn thời gian để đàm phán, vẫn còn chỗ cho hoà bình”. - Tổng thống Syria Bashar al-Assad tới Tehran để thảo luận với các nhà lãnh đạo Iran về nguy cơ chiến tranh ở Iraq. - Pháp, Nga và Đức kêu gọi tổ chức một cuộc họp khẩn cấp của các ngoại trưởng tại Hội đồng Bảo an thứ ba tới để bàn thảo về một thời gian biểu “mang tính thực tế” cho ông Iraq giải giáp vũ khí.
Trước tình hình đó, Hội đồng Chỉ huy Cách mạng Iraq đã đưa ra những quyết định nhằm đối phó với một cuộc chiến có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Cả bốn khu vực quân sự mới được thiết lập đều nằm dưới sự chỉ huy của Tổng thống Saddam Hussein. Trong đó, con trai của ông là Qusay Hussein sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp đối với khu vực thủ đô Baghdad.

Cùng với các bước chuẩn bị của Iraq, bầu không khí chiến tranh cũng nóng hơn với một nguồn tin từ Mỹ cho hay, quân đội nước này sắp hoàn tất công đoạn cuối cùng cho việc phát động chiến tranh chống Baghdad. Kế hoạch tác chiến đã được đưa ra để sĩ quan chỉ huy của các đơn vị quân sự Mỹ xem xét. Tình báo Mỹ cũng lập xong danh sách các nhà lãnh đạo cao cấp Iraq (gồm cả Tổng thống Saddam Hussein và hai con trai) mà họ cho rằng cần phản đưa ra tòa xét xử vì tội ác chiến tranh.


Ông Hans Blix.
Trước khi cuộc họp thượng đỉnh của Mỹ, Anh, Tây Ban Nha diễn ra một ngày, cố vấn về khoa học của Tổng thống Iraq là tướng Amer al-Saadi đã gửi thư mời hai trưởng phái đoàn thanh sát vũ khí Liên Hợp Quốc tới thăm Baghdad “càng sớm càng tốt”. Theo Baghdad, mục đích của lời mời này là để hai ông thẩm tra những kết quả giải giáp vũ khí của Iraq.

Ông Hans Blix và ông Mohamed ElBaradei hiện đang tham vấn Hội đồng Bảo an về lời mời nói trên. Theo phát ngôn viên của ông Blix, phải đến ngày mai hai ông mới đưa ra câu trả lời cuối cùng có chấp thuận lời mời hay không. Các nhà phân tích nhận định rằng, có ít khả năng ông Hans Blix sẽ tới Baghdad ngay bởi vị trưởng phái đoàn thanh sát viên này còn một bản báo cáo quan trọng về Iraq trước Hội đồng Bảo an vào thứ ba tới.

Ông Hans Blix và ông Mohamed ElBaradei đã đến thăm Baghdad hai lần, kể từ khi các thanh sát viên nối lại các hoạt động ở Iraq tháng 11 năm ngoái.
 
Sáng nay, tại Đại lễ đường Nhân dân Trung Hoa, ông Ôn Gia Bảo (60 tuổi) chính thức thay thế người tiền nhiệm Chu Dung Cơ, kết thúc quá trình thay thế nhân sự cao cấp trong bộ máy lãnh đạo Trung Quốc. Đại hội Nhân dân toàn quốc (NPC) đã nhất trí lựa chọn ông Ôn với tỷ lệ phiếu thuận 99,3%.

Khi kết quả được công bố, ông Ôn đã đứng lên bắt tay ông Chu trong tiếng hoan hô của gần 3.000 đại biểu trong Đại lễ đường.

Theo nhận định của các nhà phân tích, ông Ông sẽ phải nỗ lực hết sức trong thời gian tới để thúc đẩy nền kinh tế phát triển hơn nữa. Nhiều khả năng ông sẽ không đưa ra các chính sách mới ngay lập tức.

Ngày mai, ông Ôn sẽ công bố danh sách các bộ trưởng trong chính phủ.

Trước đó, hôm qua, NPC bầu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Hồ Cẩm Đào giữ chức chủ tịch nước, với tỷ lệ phiếu 92,5%.
 
Hôm qua, hàng triệu người trên toàn cầu đã đổ ra đường để phản đối cuộc chiến nhằm vào chính quyền Baghdad. Họ diễu hành và hô vang: “Không chiến tranh”, “Bush, Blair - trục ác quỷ”, “Cứu lấy trẻ em Iraq"...

Đặc biệt, tại Iraq, hàng chục nghìn người diễu hành khắp thủ đô Baghdad, mang theo ảnh của Tổng thống Saddam Hussein, các biểu ngữ chống chiến tranh, và kêu gọi hoà bình
 
Tại Mỹ, hàng nghìn người tới biểu tình bên ngoài Nhà Trắng ở thủ đô Washington, mang theo những khẩu hiệu: “Không đổi máu lấy dầu”, “Hãy bỏ tay ra khỏi Iraq”... Một số cuộc diễu hành khác cũng sẽ diễn ra ở Los Angeles, California.

Tại Nga, 1.000 người tụ tập phản đối trước đại sứ quán Mỹ ở Matxcơva.

Tại London (Anh), khoảng 2.000 người diễu hành chống chiến tranh
 
Tại Italy, khoảng 400.000 người từ khắp mọi nơi trên đất nước đổ về trung tâm kinh tế và tài chính Milan.

Tại Đức, 100.000 người biểu tình cùng nắm tay nhau, tạo thành một hàng dài 35 km ở thủ đô Berlin.

Tại Tây Ban Nha, nước cùng Mỹ - Anh đưa ra dự thảo nghị quyết thứ hai, 300.000 người đã diễu hành qua thành phố Barcelona và thủ đô Madrid.

Tại Pháp, khoảng 55.000 người đổ xuống đường phố thủ đô Paris và ít nhất 4.500 người biểu tình đã tập hợp về cảng Marseille.
 
Tại Canada, 250.000 người toả ra đường phố ở Montreal, trong khi hàng nghìn người khác diễu hành ở Toronto và Ottawa.

Tại Hy Lạp, các nhóm chống toàn cầu hoá huy động được 15.000 người biểu tình ở thủ đô Athens, mang theo bức hoạ phản chiến nổi tiếng của Picasso, Guernica.

Tại Thổ Nhĩ Kỳ, khoảng 5.000 người đổ về thành phố cảng Iskenderun, nơi binh sĩ Mỹ bắt đầu dỡ khí tài từ các con tàu lớn, chuẩn bị cho một cuộc tấn công Iraq.

Ngoài ra, một loạt các cuộc biểu tình khác diễn ra ở Nam Phi (10.000 người), Argentina (50.000 người), Bỉ (28.000 người), Yemen (hàng trăm nghìn người). Hàng trăm nghìn người cũng đổ ra đường phố ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam.
 
Campuchia bồi thường Thái Lan 5,9 triệu USD

Thủ tướng Campuchia Hun Sen công bố điều này hôm qua. Theo đó, tiền sẽ sớm được chuyển sang nước láng giềng chừng nào chính quyền Bangkok thông báo tài khoản ngân hàng. Đây là số tiền chuộc tội cho việc một số người quá khích đập phá đại sứ quán Thái Lan ở Phnom Penh hồi cuối tháng giêng.

“Đây là trách nhiệm của chúng tôi. Chúng tôi phải đền bù cho Thái Lan vì lòng tự trọng dân tộc”, ông Hun Sen nhấn mạnh.

Một đám đông đã tấn công đại sứ quán và cơ sở làm ăn của người Thái ở thủ đô Phnom Penh hôm 29/1, sau khi có tin đồn rằng một nữ diễn viên xứ sở chùa vàng đã tuyên bố Angkor Wat, một biểu tượng quốc gia Campuchia, là thuộc về người Thái Lan.

Các công ty Thái Lan ở Phnom Penh cho biết là vụ bạo loạn đã khiến họ thiệt hại 46,8 triệu USD, còn đại sứ quán là 5,9 triệu USD.

Ông Hun Sen không nói rõ là các doanh nghiệp Thái Lan ở Campuchia có được đền bù hay không.
 
Đại hội Nhân dân toàn quốc (NPC) hôm nay bầu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Hồ Cẩm Đào giữ chức chủ tịch nước, với tỷ lệ phiếu 92,5%. Tân chủ tịch Hồ cúi chào nhiều lần và bắt tay người tiền nhiệm trong tiếng hoan hô của gần 3.000 đại biểu.

Chủ tịch Giang Trạch Dân tái đắc cử Chủ tịch Quân ủy trung ương.

Ông Zeng Qinghong, 63 tuổi, thành viên ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc từng là nhà khoa học về tên lửa, được bầu làm phó chủ tịch nước, với tỷ lệ phiếu 87,5%. Các đại biểu chọn ông Wu Bangguo làm Chủ tịch Quốc hội mới, với 2.918 phiếu thuận, 20 chống và 12 trắng.

Thứ trưởng Ngoại giao Li Zhaoxing, người có khả năng kế nhiệm Ngoại trưởng Đường Gia Triền, cho biết chính sách ngoại giao sẽ không thay đổi. Ông nói: “Chúng tôi sẽ duy trì một chính sách đối ngoại hiệu quả, được người dân Trung Quốc và thế giới hoan nghênh, có lợi cho các bên và giúp đẩy mạnh hoà bình”.

Những vị trí lãnh đạo hàng đầu sẽ được quyết định trong những ngày cuối cùng của phiên họp Quốc hội lần này, bế mạc ngày 18/3. Phó thủ tướng Ôn Gia Bảo, 60 tuổi, dự kiến ngày mai lên kế nhiệm Thủ tướng Chu Dung Cơ, 74 tuổi. Ông sẽ điều hành nền kinh tế.

Ban lãnh đạo mới kế thừa một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, nhưng phải giải quyết tỷ lệ thất nghiệp cao, bất mãn ở nông thôn và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn.
 
Osiel Cardenas, kẻ cầm đầu tổ chức tội phạm buôn ma tuý quyền lực nhất tại quốc gia Bắc Mỹ này, đã sa lưới tại thành phố Matamoros, hôm qua. Ông trùm chỉ chịu tra tay vào còng sau cuộc đọ súng dữ dội với các binh sĩ chính phủ.

Theo tướng Gerardo Vega Garcia, để bắt được Osiel Cardenas, chính phủ đã phải huy động cả lực lượng không quân đặc biệt phối hợp với các đơn vị bộ binh tham gia một chiến dịch truy lùng trong suốt 6 tháng qua. Cardenas bị cáo buộc là chỉ huy tổ chức tội phạm mang tên Gulf khét tiếng, chuyên vận chuyển ma tuý với số lượng lớn vào nước Mỹ. Ngoài ra, nhân vật này còn dính líu tới hàng loạt vụ giết người.

Osiel Cardenas, 35 tuổi, là một trong những tên tội phạm bị truy lùng gắt gao nhất Mexico nhiều năm qua. Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cũng đã treo giải thưởng 2 triệu USD cho việc bắt giữ ông ta. Mỹ đã yêu cầu dẫn độ Cardenas để xử tội buôn ma túy, rửa tiền, tấn công các nhân viên FBI và tổ chức các hoạt động tội phạm khác.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Vega Garcia khẳng định: "Trước tiên, Cardenas phải đối mặt với công lý tại Mexico đã". Một trong những tội danh mới nhất mà Cardenas bị tình nghi có dính líu là vụ giết hại bốn nhân viên chống ma túy của Mexico.
 
Thứ bảy, 15/3/2003, 09:01 GMT+7
Một phóng viên Boston Globe bị Iraq trục xuất

David Filipov (40 tuổi), trưởng phân xã Matxcơva, tới Jordan hôm qua, một ngày sau khi được yêu cầu phải rời Iraq vì đã sử dụng điện thoại vệ tinh trong khách sạn để truyền bài về toà soạn. Theo yêu cầu của Iraq, tất cả các phóng viên nước ngoài chỉ được sử dụng điện thoại vệ tinh tại một trung tâm báo chí ở Baghdad.

Bài báo mà David gửi về Boston Globe có đề cập tới máy bay không người lái của Iraq.

Visa của Filipov ở Baghdad có thời hạn tới ngày 18/3. Anh đã làm việc cho Boston Globe từ năm 1996.
 
Trong báo cáo trình LHQ hôm qua, Baghdad "đưa ra những bằng chứng tin cậy về việc (Iraq) không còn tàng trữ và đã phá huỷ" chất gây độc thần kinh, đại sứ Mohammed Aldouri cho biết.

Ewen Buchanan, phát ngôn viên phái đoàn thanh sát của UNMOVIC, khẳng định đã nhận được báo cáo dài 25 trang, một nửa bằng tiếng Anh và phần còn lại bằng tiếng Ảrập. Văn bản đang được dịch.

Trong vài ngày tới, Baghdad sẽ nộp báo cáo về khuẩn than, một quan chức ngoại giao Iraq cho biết.

Phái đoàn do ông Hans Blix dẫn đầu vẫn còn nhiều câu hỏi liên quan đến khả năng sản xuất chất VX của Iraq, và khối lượng lớn hoá chất này mà Baghdad từng sở hữu. UNMOVIC đòi hỏi Iraq trình tài liệu, kể cả về việc nghiên cứu và phát triển loại chất độc này.

Báo cáo hôm qua là nhằm đáp ứng yêu cầu của ông Blix về việc Iraq cần chứng minh rằng đã phá huỷ toàn bộ kho vũ khí sinh hoá sau chiến tranh vùng Vịnh.

Trước đó, Iraq tuyên bố đã mất hết tài liệu về việc phá huỷ, và yêu cầu các thanh sát viên ước tính khối lượng vũ khí thông qua các địa điểm đã dùng để huỷ.

Theo LHQ, Iraq có 21.000 lít tác nhân hoá học tại thời điểm chiến tranh vùng Vịnh 1991. Baghdad tuyên bố có 8.445 lít khuẩn than và đã bị tiêu trừ rồi. Tuy nhiên, LHQ ước tính nước này có khoảng 10.000 lít, theo các báo cáo của UNMOVIC. Và như vậy, vẫn còn chưa rõ số phận của lượng tác nhân hoá học chênh lệch đó ra sao.
 
Bộ trưởng Thông tin Iraq Mohammed Saeed al-Sahaf thông báo, tên lửa Mỹ rơi trúng toà nhà bỏ hoang ở khu vực dân cư của Baghdad làm 1 người thiệt mạng và một số người bị thương. Ông cũng bác bỏ tin Iraq đã bắn tên lửa vào quân Mỹ trên đất Kuwait và khẳng định Iraq không còn trong tay tên lửa loại này.

Vị bộ trưởng nói: “Tôi biết có thông tin về việc Iraq bắn tên lửa Scud vào miền nam Kuwait. Tôi khẳng định rằng chúng tôi không có Scud, vì thế không thể bắn họ được”.

Ông Sahaf cho biết toà nhà trúng hoả tiễn là của đài phát thanh và truyền hình. Còn một toà nhà khác là thuộc hải quan Iraq. Theo Bộ trưởng Thông tin, Mỹ đã sử dụng công nghệ từ các địa điểm ở phía tây Iraq để chặn các tín hiệu vệ tinh của nước này.
 
Cuộc tấn công của máy bay và tên lửa của Mỹ vào Baghdad sáng nay đã nhằm trúng các mục tiêu phi quân sự, gây thương tích cho một số thường dân, các quan chức chính phủ Iraq cho biết. Tin từ Sở chỉ huy trung ương Mỹ cho hay 5 nhà lãnh đạo Iraq, trong đó có thể có ông Hussein, nhiều khả năng đã có mặt tại các địa điểm bị không kích.

Mọi dấu hiệu đều cho thấy đợt oanh tạc ban sáng mới chỉ là màn mở đầu, cuộc tấn công chính sẽ diễn ra với quy mô lớn hơn mức nhiều người tưởng tượng.

"Theo thông tin ban đầu, một số mục tiêu dân sự bị đánh trúng ở khu vực Doura, khiến dân thường bị thương", Uday ak-Taei, quan chức thông tin cấp cao Iraq, nói. Tại khu vực này có một nhà máy lọc dầu.

Tổng thống Mỹ sáng nay tuyên bố quân đội Anh - Mỹ chỉ nhằm vào các mục tiêu quân sự quan trọng.
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Back
Bên trên