Tình hình chiến sự thế giới !!!

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Phiến quân Colombia phủ nhận gây nổ hộp đêm El Nogal

Lực lượng Vũ trang Giải phóng Colombia (FARC) hôm qua lên tiếng cáo buộc quân chính phủ đã chủ trương gây ra vụ tấn công làm 36 người chết kể trên, để kêu gọi sự ủng hộ cho luật chống khủng bố.

Chưởng lý Luis Camilo Osorio cho rằng phiến quân từ chối trách nhiệm, do sợ hình ảnh của họ bị ảnh hưởng vì đó là vụ tấn công nghiêm trọng nhất tại khu vực thành thị của Colombia trong cả thập kỷ qua. Ông cũng cho hay, nhiều bằng chứng cho thấy có sự liên quan của các nhóm chống chính phủ.

Alvaro Uribe, Tổng thống nước này, muốn quốc hội thông qua luật chống khủng bố để trừng phạt các nhóm du kích.

Bộ trưởng Nội vụ Fernando Londono nói rằng những kẻ buôn thuốc phiện dính líu đến vụ tấn công. Các tổ chức du kích và bán quân sự Colombia thường gây quỹ bằng việc buôn bán heroin.
 
3 người chết trong vụ nổ tại Afghanistan

Quả bom phát nổ khi các vị khách đang rời buổi họp của một bộ lạc, cách thành phố Kandahar khoảng 24 km về phía tây, hôm qua. 5 người bị thương và 3 trong số đó gặp nguy hiểm đến tính mạng.

Các nhân chứng cho hay quả bom có thể được kích nổ bằng thiết bị điều khiển từ xa.

Chưa ai đứng ra nhận trách nhiệm vụ tấn công này. Giới chức Afghanistan thường cáo buộc các thành viên Al-Qaeda hoặc tàn quân Taliban đứng sau những vụ việc tương tự.
 
Romania trục xuất 5 nhà ngoại giao Iraq

Bộ ngoại giao Romania hôm qua ra thông báo cho hay các quan chức trên có một số "hành động không phù hợp với vị trí” của họ và phải về nước ngày 8/3. Tên của những người này không được tiết lộ.

Costin Dobran, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Romania, cho biết Majid Saad Hamid, đại sứ Iraq, không bị trục xuất.

Thủ tướng Romania Adrian Nastase phủ nhận rằng quyết định của họ là do Mỹ giật dây. Còn Ngoại trưởng Mircea Geoana nói rằng cơ quan tình báo Romania có tham gia vụ việc này nhưng không giải thích chi tiết. Ông cũng cho hay tuần trước Romania đã đóng cửa đại sứ quán tại Baghdad vì sợ không an toàn trong cuộc chiến Iraq có thể sắp xảy ra.

Cũng trong ngày hôm qua, Ngoại trưởng Australia cho hay việc nhà ngoại giao Iraq Helal Ibrahim Aaref bị cáo buộc làm gián điệp và phải rời Australia hôm thứ tư tuần trước là quyết định của Canberra chứ không phải do Mỹ gây áp lực. Song, ông cũng tiết lộ rằng cơ quan tình báo Australia và Mỹ có cùng quan điểm về hoạt động của các quan chức ngoại giao Iraq.

Tuần trước, Mỹ buộc hai nhà ngoại giao Iraq về nước và yêu cầu 60 quốc gia trục xuất khoảng 300 công dân Iraq, trong đó có một số người là nhân viên đại sứ quán.
 
De nghi DQB cho cai copyright vao cac ban tin tuc.
 
Em scan từ tài liệu mật của hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc.
Đừng cho ai biết nhé.
 
"Thủ tướng nói với tôi rằng... rằng hiện giờ nghị quyết thứ hai là ít có khả năng (được đưa ra) hơn bao giờ hết", lãnh đạo đảng Bảo thủ đối lập Duncan Smith nói hôm nay, sau cuộc thảo luận ở phố Downing. Điều này đồng nghĩa với chiến tranh đang cận kề nhất từ trước tới giờ.

Ông Duncan Smith cho biết thêm rằng Thủ tướng Blair nói "người Pháp hoàn toàn không khoan nhượng", quyết tâm sử dụng quyền phủ quyết bất kỳ một nghị quyết nào cho phép sử dụng vũ lực chống Iraq.

Điều đó khiến cho nỗ lực của Anh và Mỹ thuyết phục nhóm nước lưỡng lự vô cùng khó khăn. "Với (mối đe doạ) phủ quyết sờ sờ như vậy, các nước ở giữa đều đặt câu hỏi Vì sao chúng tôi phải húc đầu vào tường?", ông Smith nói.

Ngoại trưởng Anh Jack Straw, cũng từ văn phòng thủ tướng bước ra, cho biết những cuộc thảo luận xoay quanh vấn đề này sẽ còn tiếp tục hôm nay, ngày mai và cho đến hết tuần.

Anh hôm qua đã đưa ra đề nghị 6 điểm - gồm những yêu sách đối với Tổng thống Iraq nếu nước này muốn tránh chiến tranh. Tuy nhiên, ngay lập tức Pháp cho rằng đề xuất này không giải quyết được vấn đề cốt yếu là tìm giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng Iraq.

Duncan Smith, cũng như một số nhà ngoại giao tại LHQ, dự đoán rằng London và Washington sẽ không đặt dự thảo nghị quyết lên bàn LHQ ngày mai như kế hoạch, nếu hai đồng minh chắc rằng văn bản không thể được thông qua.

"Nếu Anh và Mỹ không có được nghị quyết thứ hai, tôi tin rằng hai nước sẽ không đặt ra vấn đề thông qua. Đó là điều tôi cảm nhận được", Smith nói.
 
Đài Loan chuẩn bị tập trận

Giới chức Đài Bắc cho hay cuộc tập trận thường niên mang tên "Chinese Glory" sẽ diễn ra từ giữa tháng 4 và kéo dài hai tháng, nhằm kiểm tra khả năng sẵn sàng phòng vệ của quân đội. Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan cũng bác bỏ thông tin cho rằng quân đội Singapore có thể tham gia đợt luyện tập này.

Washington, nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Đài Loan, đã cảnh báo rằng Đài Bắc cần tăng chi tiêu cho quốc phòng, chứ không nên chỉ dựa vào Mỹ khi phải đối mặt với tiềm năng quân sự của Trung Quốc. Bắc Kinh luôn tuyên bố hòn đảo là một tỉnh không thể tách rời của nước Trung Quốc.

Một báo cáo của Mỹ hồi tháng trước cho hay Bắc Kinh bổ sung ít nhất 75 tên lửa đạn đạo hàng năm, và đến 2005, sẽ có khoảng 600 tên lửa từ đại lục nhằm vào Đài Loan.

Trên toàn thế giới chỉ có khoảng 30 nước công nhận chủ quyền của Đài Loan.
 
Hôm nay, lần đầu tiên Nhà Trắng hàm ý rằng bất kỳ nước nào bỏ phiếu chống lại nghị quyết mà Mỹ và Tây Ban Nha trình lên Hội đồng Bảo an có thể sẽ bị tổn hại quan hệ với Washington. Trước đó, Tổng thống Bush có cuộc điện đàm với người đồng nhiệm Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Anh Blair và lãnh đạo Mexico, Chile, Pakistan.

Cùng quan điểm như vậy, đại sứ Mỹ tại Nga Alexander Vershbow đã công khai cảnh cáo Matxcơva rằng, nếu Nga sử dụng quyền phủ quyết thì sẽ đối mặt với hậu quả trong quan hệ với Washington. Ông này nói: “Có sự khác biệt lớn giữa việc Nga phủ quyết và bỏ phiếu trắng. Hai bước đi này sẽ được nhân dân và quốc hội Mỹ diễn giải khác nhau”.

Trong lúc đó, hôm nay, máy bay Mỹ đã tiến hành rải khoảng 120 nghìn tờ truyền đơn xuống một số khu vực nằm giữa thủ đô Baghdad và thành phố miền nam Basra của Iraq. Theo Bộ tư lệnh trung ương Mỹ, thông điệp cảnh báo quân đội Iraq không được sử dụng vũ khí sinh hoá nhằm vào lính Mỹ và quân đồng minh.
 
Nổ xe buýt ở Jammu - Kashmir, 4 người chết

Quả bom đặt bên trong chiếc xe chở khách đã phát nổ trước khi nó chuẩn bị rời thành phố Rajouri để đến Jammu, thủ phủ mùa hè của khu vực này, hôm nay. Ngoài số thiệt mạng, 20 người bị thương.

Cảnh sát địa phương nói có thể quả bom được kích nổ bằng thiết bị điều khiển từ xa hoặc hẹn giờ, đồng thời cho rằng thủ phạm đã cài bom đêm qua khi chiếc xe đậu ngoài trời.

Ngay sau khi vụ việc xảy ra, khoảng hơn 200 người đã ném đá vào cảnh sát để phản đối. Họ cho rằng sự yếu kém của cơ quan chức năng đã dẫn đến những vụ khủng bố tại đây.

Hôm thứ ba, một vụ nổ bên ngoài cửa hàng kẹo bánh tại Rajauri khiến 1 người chết và 11 người bị thương.
 
Trong một nỗ lực tuyệt vọng nhằm giành được sự ủng hộ của Hội đồng Bảo an cũng như vực dậy uy tín của Thủ tướng Tony Blair, hôm qua, London đưa ra một số điều kiện cho quá trình giải giáp của Iraq. Tuy nhiên, đề xuất đó bị Pháp và Nga phản đối, còn Mỹ thì có vẻ như thiếu nhiệt tình.

Hội đồng Bảo an, vốn bị chia rẽ sâu sắc, đã thảo luận vấn đề này, nhưng vẫn chưa ngã ngũ. Dự kiến hôm nay Hội đồng sẽ tiếp tục bàn thảo.

Theo đề nghị của Anh, Tổng thống Iraq Saddam Hussein phải:

- Công khai thừa nhận rằng ông đang sở hữu vũ khí huỷ diệt hàng loạt, và sẽ từ bỏ các loại vũ khí này.

- Cho phép 30 nhà khoa học Iraq ra nước ngoài phỏng vấn.

- Giao nộp vũ khí sinh hoá hoặc các tài liệu chứng tỏ đã phá huỷ vũ khí này.

- Cam kết sẽ phá huỷ các loại tên lửa bị liệt vào hàng cấm.

- Công khai số máy bay không người lái có thể rải chất hoá học.

- Khẳng định sẽ từ bỏ mọi phòng thí nghiệm di động liên quan tới sản phẩm sinh hoá.

Các nhà ngoại giao Anh cho biết 6 “bài kiểm tra” này sẽ không được đưa vào bất kỳ nghị quyết mới nào, nhưng Hội đồng Bảo an phải coi đó là một biện pháp để dựa vào đó đánh giá việc giải giáp của Iraq.

Dù thế, Nga, Pháp cho rằng đề xuất chẳng thay đổi được gì, và không định từ bỏ quyền phủ quyết. “Vẫn còn đó dự thảo nghị quyết cho phép sử dụng dùng vũ lực”, đại sứ Pháp tại Liên Hợp Quốc Jean-Marc de La Sabliere nhìn nhận.

Đại sứ Mỹ tại LHQ John Negroponte đánh giá rằng nếu các nước khác ủng hộ đề xuất của Anh, nhiều khả năng sẽ có việc gia hạn cho tối hậu thư ngày 17/3.
 
Mỹ quật lại Pháp

Hôm qua, Washington đã buộc tội Paris phá tan hoà bình thế giới bằng việc đe dọa dùng quyền phủ quyết chống lại nghị quyết cho phép sử dụng vũ lực. Nhà Trắng cho rằng Tổng thống Pháp Jacques “truyền một tín hiệu sai tới những ai muốn giải giáp Iraq một cách hoà bình”.

Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder, người từng tuyên bố sẽ không ủng hộ nghị quyết chiến tranh, cũng bị Mỹ chỉ trích.

Mỹ từng tuyên bố rằng nếu thấy cần thiết, nước này có thể khai hoả cuộc chiến ở Iraq mà không cần sự ủng hộ của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, Tony Blair, Thủ tướng Anh, đồng minh thân tín của Washington, luôn muốn nghị quyết thứ hai được thông qua, nhất là khi sự phản chiến trong dân chúng đảo quốc sương mù đang tăng lên
 
Cái đầu của ông Thaksin được treo giá khoảng 1,9 triệu USD. Thủ tướng Thái Lan hiện là mục tiêu của một âm mưu trả thù, sau chiến dịch truy quét ma tuý của chính phủ khiến hơn 1.000 người bỏ mạng.

"Theo thông tin tình báo, một nhóm mafia quốc tế đang muốn giết tôi", ông Thaksin nói. "Đó không chỉ là lời đe doạ".

Chính quyền Thái Lan bị tố cáo vi phạm nhân quyền do thực thi chính sách cho phép bắn những kẻ tình nghi buôn ma tuý. Bangkok khẳng định rằng hầu hết những người bị chết trong chiến dịch thanh trừ bắt đầu hồi tháng 2 đều là nạn nhân của cuộc tương tàn giữa các băng đảng. Chỉ có 31 người bị hạ gục do tấn công cảnh sát.

An ninh cho Thủ tướng hiện được tăng cường. Ông Thaksin bây giờ phải dùng xe hơi chống đạn, chó nghiệp vụ hoạt động tích cực khắp văn phòng thủ tướng.

Chiến dịch chống ma túy
của Thái Lan
1.498 người chết
46.177 người có tên trong sổ đen
700 quan chức bị điều tra
Giới truyền thông Thái loan tin những kẻ cầm đầu băng nhóm ma tuý sống gần biên giới với Myanmar treo giải 80 triệu baht (1,89 triệu USD) cho người nào ám sát Thủ tướng.

Cuối tuần trước, viên trợ lý của Bộ trưởng Nội vụ Wan Muhamad Nor Matha, người chỉ huy chiến dịch tiễu trừ ma tuý, đã bị bắn chết.

Thái Lan là nước tiêu thụ mạnh nhất chất gây nghiện methamphetamine. Khoản 5% dân số nước này thường xuyên sử dụng ma tuý.

T. Huyền (theo BBC, AFP)

Các tin khác: [Trở về]
Chuyến đi Baghdad của Liên đoàn Ảrập bị hoãn (13/03)
Mỹ sẽ nối lại các chuyến bay do thám CHDCND Triều Tiên (13/03)
Nhật Bản điều tàu chiến tới gần CHDCND Triều Tiên (13/03)
Mỹ và Pakistan phủ nhận tin bin Laden bị bắt (13/03)
'Chương trình hạt nhân của Tehran là vì mục
 
Cuộc gặp của đại diện liên đoàn với Quốc vương Bahrain trước khi lên đường vào Iraq đã bị đình lại, và chuyến đi Baghdad vì hoà bình nhiều khả năng chưa thực hiện được, hãng thông tấn Ai Cập cho biết sáng nay.

Hiện Tổng thư ký liên đoàn, ông Amr Moussa, đang liên hệ với "các bên liên quan" để quyết định "phái đoàn có tiếp tục kế hoạch tới Baghdad hay không".

Hãng thông tấn không nêu rõ lý do của sự đình hoãn, nhưng ám chỉ rằng ban lãnh đạo Iraq có thể không muốn đón tiếp một phái đoàn Ảrập tới để yêu cầu ông Saddam nhượng bộ LHQ hoặc thậm chí từ chức.

Kế hoạch chuyến đi này được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh khối hồi đầu tháng, các nhà lãnh đạo đã thoả thuận điều một đoàn gồm các quan chức cấp cao tới HĐBA và Iraq, nỗ lực hành động ở những giờ phút cuối để tránh chiến tranh. Các ngoại trưởng Ai Cập, Syria, Libăng, Tunisia, Bahrain và ông tổng thư ký Moussa đã tới New York gặp đại biểu của từng nước thành viên Hội đồng Bảo an.

T
 
Mỹ sẽ nối lại các chuyến bay do thám CHDCND Triều Tiên

Các quan chức quốc phòng Mỹ hôm qua cho biết, máy bay chiến đấu có thể sẽ không được huy động để hộ tống các chuyến bay do thám ngoài khơi CHDCND Triều Tiên. Lý do là Lầu Năm Góc vẫn tiến hành do thám ở không phận quốc tế mà không có phương tiện vũ trang đi kèm.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc Jeff Davis hôm qua cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục những chuyên bay do thám hợp pháp ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, chúng tôi không thể bình luận về những kế hoạch cụ thể”.

Cách đây 10 ngày, máy bay chiến đấu CHDCND Triều Tiên chặn máy bay Mỹ trên biển Nhật Bản.

Trong một diễn biến khác, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ James Kelly phát biểu tại Ủy ban Quan hệ Quốc tế Thượng viện rằng, để Washington có thái độ hợp tác hoàn toàn, Bình Nhưỡng phải chấp nhận từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân và đáp ứng yêu cầu trong 5 lĩnh vực khác, gồm nhân quyền, khủng bố, phát triển và xuất khẩu tên lửa cùng lực lượng thông thường gần biên giới Hàn Quốc. Tuy nhiên, ông cho rằng khó có hy vọng đất nước Đông Bắc Á này sẽ từ bỏ tham vọng hạt nhân.

Tại Capitol Hill, chỉ huy 37.000 lính Mỹ tại Hàn Quốc, tướng Leon J. Laport cho rằng Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục leo thang về mặt chính trị, nhưng sẽ không tấn công miền nam bán đảo. Có khả năng CHDCND Triều Tiên sẽ kích động các máy bay do thám Mỹ, thử tên lửa và tiếp tục tiến tới sản xuất vũ khí hạt nhân.

Đô đốc Thomas Fargo, tư lệnh Ban chỉ huy Thái Bình Dương, nhận định khả năng chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên vào thời điểm hiện nay là rất thấp.
 
Nhật Bản điều tàu chiến tới gần CHDCND Triều Tiên

Giữa lúc có thông tin Bắc Triều Tiên đang chuẩn bị tiến hành một vụ thử nghiệm tên lửa đạn đạo Rodong, Cục Phòng vệ Nhật hôm nay cho biết đã triển khai một tàu khu trục trang bị tên lửa Aegis và thiết bị do thám tới vùng biển Nhật Bản.

Phát ngôn viên Cục Phòng vệ Nhật, Yoshiyuki Ueno, từ chối tiết lộ thời điểm chính xác tàu chiến được triển khai, và cho hay nó được điều đi để làm nhiệm vụ tuần tra như mọi khi.

Hồi năm 1998, Bắc Triều Tiên bắn một tên lửa tầm xa bay qua lãnh thổ Nhật Bản, khiến Tokyo lo lắng bất kỳ nơi nào trên xứ sở mặt trời mọc cũng có thể là mục tiêu của tên lửa từ Bình Nhưỡng.

Căng thẳng mới đây cũng tăng cao, khi hôm thứ hai, CHDCND Triều Tiên bắn tên lửa tầm ngắn xuống biển Nhật Bản, mà theo nhiều người nhận định là để ép Mỹ đàm phán trực tiếp về cuộc khủng hoảng hạt nhân.
 
Giới chức hai nước hôm qua bác bỏ tin của đài phát thanh Iran nói rằng, ông trùm khủng bố quốc tế đã bị còng tay ở Pakistan và sự việc sẽ không được công bố cho đến tận khi chiến tranh Iraq nổ ra.

Đài phát thanh quốc gia Iran đã trích lời Murtaza Poya, Phó chủ tịch đảng Hồi giáo Awami Tahrik của Pakistan, cho biết như trên. Tuy nhiên, các bộ Nội vụ, Thông tin của Pakistan và CIA đều cho rằng tin này không có căn cứ.

Kể từ khi Khalid Shaikh Mohammed, nhân vật chóp bu của Al-Qaeda, bị bắt, việc truy lùng các thành viên mạng lưới này được tiến hành gắt gao tại khu vực biên giới giữa ba nước Pakistan, Afghanistan và Iran.
 
Người phụ trách an ninh tỉnh Baluchistan của Pakistan, Sardar Sanaullah Zehri, cho hay ngày 7/3, lực lượng an ninh Afghanistan và Mỹ đã phối hợp bắt giữ được hai con trai của bin Laden là Saad và Hamza bin Laden ở khu vực Ribat, nằm giữa 3 nước nói trên. Ngoài ra còn có 9 thành viên khác của tổ chức khủng bố này bị tiêu diệt trong vụ đột kích. Tuy nhiên, giới chức Mỹ phủ nhận thông tin này.

Một câu hỏi được đặt ra hiện nay là nên bắt sống bin Laden hay chỉ cần chắc chắn rằng ông ta đã chết. Cả hai sự lựa chọn đều khiến chính quyền Bush lo ngại vì có thể khiến những người ủng hộ ông ta gây bạo động, đặc biệt là tại thời điểm Mỹ đang cần sự ủng hộ của các quốc gia Trung Đông trong cuộc chiến chống Iraq.
 
Assadollah Sabori, Phó giám đốc Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran, hôm qua bác bỏ cáo buộc của Mỹ cho rằng họ sử dụng chương trình hạt nhân để bí mật chế tạo vũ khí nguyên tử, đồng thời khẳng định sẵn sàng mở cửa cho IAEA vào thanh sát.

Sabori cho biết đến năm 2020, chương trình hạt nhân của nước này có khả năng cung cấp 6.000 megawat điện.

Trong khi đó, Nhà Trắng khẳng định rằng Iran không cần đến các lò phản ứng hạt nhân để sản xuất năng lượng, vì đây vốn là một trong những quốc gia có trữ lượng gas và dầu mỏ hàng đầu thế giới.

Hôm thứ ba, Washington đã hối thúc Tehran ký hiệp ước không phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Tờ Le Mond của Pháp số ra hôm qua trích lời Gholamreza Aghazadeh, Giám đốc Cơ quan Năng lượng Iran, nói rằng Tehran sẽ ký hiệp ước trên nếu các nước phương tây dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Iran, đồng thời khẳng định họ không có nhu cầu về vũ khí hủy diệt hàng loạt cũng như không có khả năng chế tạo.

Washington ban hành lệnh cấm bán công nghệ lưỡng dụng cho Tehran vào năm 1979, sau khi các chiến binh sinh viên chiếm đại sứ quán Mỹ tại nước này. Một số nước phương Tây cũng từ chối bán công nghệ hạt nhân và lưỡng dụng cho Iran.
 
Trợ lý ngoại trưởng Mỹ William Burns cho biết, các bên tham gia đàm phán vụ nổ máy bay Pan Am 103 trên bầu trời Lockerbie (Scotland) năm 1988 đã đạt được tiến triển. Nhưng chính phủ Libya vẫn không thừa nhận quan chức nước mình chịu trách nhiệm cho hành động này.

Thông báo trên được đưa ra khi ông Burns gặp gỡ gia đình 270 nạn nhân.

Theo một nguồn tin, Anh nhất trí với lời lẽ trong tuyên bố của Libya, nhưng người Mỹ thì không hài lòng.

Như vậy, các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc, áp đặt lên Tripoli sau cuộc đánh bom, không thể được dỡ bỏ. Điều đó cũng có nghĩa người ta chưa thể thực hiện thỏa thuận bồi thường 2,7 tỷ USD (mỗi nạn nhân được 10 triệu USD).
 
Hôm qua, Thủ tướng Ấn Độ Vajpayee đã có bài phát biểu trước Hạ viện, trong đó cảnh báo rằng nước này sẽ không ủng hộ cuộc chiến nhằm vào Baghdad nếu nó không có sự cho phép của LHQ. Ông cũng kêu gọi các nước hãy dành cho Baghdad thêm thời gian.

Ông Atal Behari Vajpayee bày tỏ với các nghị sĩ: "Thật là sai lầm khi quân đội của nước này kéo đến để thay đổi chính quyền ở nước khác. Chúng ta sẽ không ủng hộ cho một hành động như vậy". Hôm thứ ba, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ George Fernandes cũng tuyên bố, New Delhi sẽ tiếp tục giữ quan điểm trung lập và không có bất cứ sự hỗ trợ về hậu cần nào cho Mỹ cũng như quân đồng minh, khi cuộc chiến chống Iraq nổ ra.

Tình hình ổn định tại vùng Vịnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Ấn Độ bởi nơi đây có hơn 3,5 triệu người nước này đang sinh sống và làm việc. Hơn nữa, Ấn Độ cũng nhập khoảng 60% lượng dầu thô từ các nước vùng Vịnh.
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Back
Bên trên