Tình hình chiến sự thế giới !!!

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Một loạt pháo cối đã được bắn sang khu vực lãnh thổ do người thiểu số Kurd quản lý hôm nay ở khu vực Chamchamal, miền bắc Iraq hôm nay. Vụ tấn công xảy ra một ngày sau khi Iraq bắn một quả rocket Katusha vào khu vực này.

Ibrahim Osheed, tư lệnh lực lượng Liên đoàn Người yêu nước Kurd (PUK), cho hay các chiến binh người Kurd đã đếm được khoảng 40 quả súng cối bắn về hướng thị trấn Saidan. Ông này nói: “Dường như người Iraq sợ bị người Kurd tấn công nên họ buộc phải hành động như vậy để đe doạ chúng tôi” .

Ông Osheed cho biết thị trấn 50 nghìn người này hoàn toàn không còn một bóng người. Người dân lo ngại sẽ bị tấn công bằng vũ khí sinh hoá nên đã lùi xa khỏi khu vực nằm giữa Iraq và khu tự trị của người Kurd.

Khoảng 6 chiếc xe tăng của Iraq, trước đó được điều tới gần các vị trí của người Kurd, đã rút về thành phố nhiều dầu mỏ Kirkuk.

Trước khi chiến tranh xảy ra, ban lãnh đạo của người Kurd cam kết sẽ góp 70 nghìn quân cùng Mỹ đánh Iraq.
 
Người Iraq sáng nay choàng tỉnh bởi những tiếng nổ lớn của tên lửa và bom dội xuống Baghdad, rồi cả một giọng nói trên sóng phát thanh: “Đây là ngày mà các bạn chờ đợi”. Binh sĩ Mỹ dường như đã đột nhập vào đài phát thanh Iraq trước đó.

“Nhiều, rất nhiều tên lửa đã rơi xuống thủ đô. Khoảng 40-50 quả, trúng những khu vực nơi Saddam từng ở. Chúng tôi biết đó chỉ là sự khởi đầu”, Saif al-Kaid, một kỹ sư Iraq, tâm sự.

Ngay sau đó, trên nền trời dần bừng lên ánh sáng trắng và vàng của pháo phòng không. Những tiếng nổ lớn làm rung chuyển thủ đô Iraq. Hầu hết tiếng nổ phát ra tại các địa điểm bên ngoài Baghdad, những nơi mà quan chức Mỹ cho rằng đó khu vực trú ngụ của đội ngũ lãnh đạo nước này.

Nửa giờ sau cuộc không kích, cả thủ đô Iraq chìm trong sự im lặng đáng sợ. Các con đường hoàn toàn vắng bóng người. Chỉ còn lại là những tiếng cầu nguyện buổi sáng của người Hồi giáo. Baghdad náo nhiệt trước đây dường như đã trở thành một thành phố ma.

Những phút sau, trong mỗi ngôi nhà, người dân chăm chú lắng nghe tuyên bố chiến tranh của Tổng thống Mỹ được phát trên truyền hình. Tiếp đó là những chương trình như hàng ngày.

“Tại sao? Tại sao? Tại sao? Tại sao? Tại sao người Mỹ lại muốn phá hoại Baghdad tươi đẹp?”, Amel Al-Khadairy, một chủ gallery tranh, thảng thốt.
 
Trong trận không kích mở màn vào Baghdad sáng nay, quân đội Mỹ đã sử dụng ba loại vũ khí chiến lược là tên lửa hành trình Tomahawk, máy bay tàng hình F-117A Nighthawk và bom định vị bằng laser.

Tên lửa Tomahawk

Tomahawk là loại tên lửa hành trình át chủ bài trong kho vũ khí của Mỹ. Đây là một sản phẩm nổi tiếng của công ty Raytheon ở Tucson, bang Arizona.
 
Quân đội Mỹ thông báo, tên lửa Patriot đã chặn thành công vũ khí nói trên. Binh lính ở trại New Jersey trên sa mạc Kuwait nhanh chóng đeo mặt nạ phòng độc và mặc quần áo chống vũ khí hoá học.

Đài truyền hình quốc gia Kuwait khẳng định đó là loại tên lửa tầm trung nặng 3 tấn và không mang đầu đạn hạt nhân.

Trước đó, một sĩ quan nước này cho biết ông đã nghe thấy hai tiếng nổ của tên lửa tại vùng Mutlaa Ridge, phía bắc thành phố Jahra.

"Dường như đó là một loại tên lửa đất đối đất do Trung Quốc sản xuất, có thể được bắn đi từ bán đảo al-Faw của Iraq", một quan chức Kuwait cho hay.

"Nhiều khả năng mục tiêu của quả tên lửa là nhằm vào căn cứ quân sự Mỹ tại Doha, nhưng nó không trúng", ông này nói thêm và đề cập một khu vực quân sự của Mỹ ở phía bắc Kuwait City.
 
Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố, cuộc chiến chống Iraq là một hành động vi phạm Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế. Bộ Ngoại giao Pháp ra thông cáo bày tỏ mối lo ngại về chiến dịch quân sự của Mỹ, đồng thời áp dụng các biện pháp khẩn cấp đề phòng khủng bố.

"Chính phủ hy vọng cuộc xung đột vừa nổ ra sẽ mau chóng kết thúc. Pháp kêu gọi các nước không ủng hộ những ý tưởng khiến cuộc chiến kéo dài thêm", thông cáo viết. Thủ tướng Pháp Jean-Pierre Raffarin sáng nay đã họp với các trợ tá để bàn về cách đương đầu với những hậu quả chiến tranh.

Bắc Kinh kêu gọi Washington ngừng các cuộc tấn công Iraq ngay lập tức và quay lại với những nỗ lực nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng một cách hòa bình.

Nga cũng lên án cuộc tấn công và nói rằng đó là một "sai lầm nghiêm trọng" có thể làm nguy hại mối quan hệ giữa Mỹ và các quốc gia khác, trong đó có Nga, một quan chức cấp cao của Matxcơva nói.

"Theo quan điểm của cộng đồng quốc tế, cuộc chiến này là phi pháp và đe doạ sự ổn định của thế giới", quan chức này nói.

Đức bày tỏ sự bất lực trước sự bùng nổ của một hành động quân sự và đề nghị được giúp đỡ nhân đạo cho người dân Iraq. Berlin cho rằng, tất cả những việc phải làm bây giờ là tìm cách tránh một thảm hoạ cho dân thường: "Chính phủ Đức hy vọng hành động quân sự trên sẽ kết thúc nhanh chóng và mong cả hai bên làm mọi cách để tránh thương vong cho thường dân. Đặc biệt là không sử dụng các loại vũ khí hủy diệt".

Theo một phát ngôn viên của London, Thủ tướng Anh Tony Blair đã triệu tập ngay cuộc họp của hội đồng chiến tranh để bàn thảo về cuộc tấn công quân sự nhằm vào Iraq. Anh là nước ủng hộ Mỹ tích cực nhất trong việc đánh Baghdad.

Thủ tướng Tây Ban Nha Jose Maria Aznar cũng triệu tập cuộc họp với các bộ trưởng chủ chốt, ngay sau khi Mỹ tuyên chiến. Ông Aznar đã nói chuyện với Tổng thống Mỹ Bush và người đồng nhiệm Anh Tony Blair vài giờ trước khi cuộc tấn công Baghdad nổ ra. Ông một lần nữa khẳng định, Tây Ban Nha ủng hộ việc Mỹ sử dụng vũ lực giải giáp Iraq.

Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi nhắc lại tinh thần ủng hộ của Tokyo đối với việc Mỹ tấn công Iraq. Ông bày tỏ trong cuộc họp báo ngay sau khi Tổng thống Mỹ George Bush tuyên chiến: "Vào thời điểm này, tôi hiểu và ủng hộ việc bắt đầu sử dụng vũ lực của nước Mỹ".

Thủ tướng Australia John Howard tuyên bố với người dân: "Quân đội của chúng ta đã bắt đầu chiến đấu. Những chiếc máy bay F/A-18 Hornet đã hoạt động trên bầu trời Iraq. Chúng sẽ thực hiện nhiệm vụ hộ tống cho các tàu chở dầu của lực lượng liên quân".

Ông Howard còn tới nhà thờ ở Canberra để cầu nguyện sự an lành cho 2.000 binh sĩ mà ông đã gửi tới vùng Vịnh tham chiến. Phần lớn người dân Australia có thái độ phản đối việc nước mình dính líu tới cuộc chiến tranh không được sự cho phép của Liên Hợp Quốc.

Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun khẳng định với người dân, cuộc tấn công Iraq do Mỹ đứng đầu sẽ không làm gia tăng căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên. Ông cam kết, chính quyền sẽ làm mọi cách để giảm thiểu những tác động của cuộc chiến này đối với Hàn Quốc, nền kinh tế lớn thứ tư châu Á. Seoul dự định sẽ có những hỗ trợ thời kỳ hậu chiến ở Iraq.

Phó thủ tướng Malaysia Abdullah Ahmad Badawi lên án Mỹ cùng đồng minh và gọi cuộc tấn công của Mỹ hôm nay là một "vết đen trong lịch sử". Ông hiện là quyền thủ tướng Malaysia trong thời gian Thủ tướng Mahathir Mohamad công du nước ngoài.

Tại Thái Lan, Thủ tướng Thakssin Shinawatra khẳng định, Bangkok không muốn tham gia bất cứ hình thức nào vào cuộc chiến tranh. Nhưng ông cũng cho biết: "Chúng tôi sẵn sàng giúp tái thiết Iraq sau cuộc chiến trong phạm vi có thể. Tôi mong rằng số thương vong trong chiến tranh sẽ chỉ giới hạn ở các mục tiêu quân sự chứ không phải dân sự".

Nữ tổng thống Gloria Macapagal Arroyo của Philippines phát biểu tại Học viện Quân sự: "Chiến tranh vừa mới bắt đầu. Phillippines là một phần của lực lượng liên minh vì chúng ta ủng hộ Mỹ. Chúng ta sẽ ủng hộ lớn hơn về tinh thần và chính trị để giải giáp vũ khí hủy diệt của Iraq".

Chiều nay, nội các Indonesia đã nhóm họp để bàn về cuộc tấn công của Mỹ. Bộ trưởng phụ trách an ninh Susilo Bambang Yudhoyono không tiết lộ thêm về cuộc họp bất thường này. Nhưng phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Marty Natalegawa thì cho biết, một văn bản phản ứng chính thức đối với cuộc chiến tranh sẽ được soạn thảo và công bố sau cuộc họp nói trên.

Iran gọi cuộc tấn công của Mỹ vào nước láng giềng phía tây của mình là hành động vô lý và phi pháp.
 
Khoảng 8 giờ sáng nay (giờ Hà Nội), một đoàn 14 xe tải có cảnh sát hộ tống đã tới căn cứ không quân Hoàng gia Fairford, nơi 14 chiếc máy bay B-52 đang chờ lệnh xuất phát.


Các phi cơ ném bom tầm xa này mang nhiều loại vũ khí, trong đó có tên lửa hành trình, chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc chiến Iraq. B-52 có khả năng trút xuống 30 tấn bom và tên lửa. Chúng rất có thể tham gia màn không kích đầu tiên.

Căn cứ này, cách Iraq 6 giờ bay, từng là nơi xuất phát của các phi cơ dội bom trong chiến tranh vùng Vịnh và cuộc xung đột 1999 ở Kosovo.
 
Cuộc chiến này chống lại Iraq và nhân loại. Bush là tên tội phạm đáng hổ thẹn. Ông ta đã phớt lờ những lời kêu gọi hoà bình. Kẻ thù của chúng ta sẽ bị lên án. Nghĩa vụ của người dân Iraq là bảo vệ tổ quốc mình.

Hãy cầm vũ khí và đừng sợ hãi. Những kẻ xâm lược sẽ bị đánh bại. Iraq sẽ chống lại cả Mỹ và Israel.

Chúng ta sẽ đương đầu với những kẻ xâm lược. Chúng ta yêu hoà bình. Chúng ta đang chiến đấu vì hoà bình, tự do và an toàn cho người dân. Kẻ ác sẽ hứng chịu hậu quả. Mọi việc sẽ diễn ra theo ý Thánh Allah. Iraq muôn năm. Thánh chiến muôn năm. Palestine muôn năm.
 
Những quốc gia phản đối gay gắt nhất chiến tranh của Mỹ chống Iraq gồm Pháp, Nga, Đức đã tuyên bố như vậy. Họ cho rằng việc tấn công Iraq và lật đổ Tổng thống Saddam Hussein không chỉ đi ngược lại luật pháp quốc tế mà còn làm trầm trọng thêm nguy cơ khủng bố trên thế giới.

Phát biểu tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, hôm qua, Ngoại trưởng Nga Igor Ivanov nói rằng không có nghị quyết nào của Liên Hợp Quốc cho phép sử dụng hành động quân sự hoặc vũ lực để tấn công vào một quốc gia có chủ quyền và lật đổ sự lãnh đạo của chính quyền nước đó.

Ngoại trưởng Pháp Dominique de Villepin thì một lần nữa khẳng định, quan điểm của Pháp đối với cuộc chiến này vẫn không thay đổi. Đó là một cuộc chiến phi lý và chỉ làm tăng thêm nguy cơ khủng bố mà thôi.

Ngoại trưởng Đức, Joschka Fischer, cũng khẳng định: "Không có bất kỳ điều khoản nào trong quy định của Liên Hợp Quốc cho phép thay đổi chế độ của một quốc gia bằng các hoạt động quân sự".

Bộ trưởng Ngoại giao Nga, Pháp và Đức đã cùng tham dự một phiên họp mở của Hội đồng bảo an, được tổ chức chỉ vài giờ trước khi đến hạn chót Tổng thống Bush dành cho cha con ông Hussein. Dù chính quyền Bush tuyên bố thời hạn đó đã kết thúc, các ngoại trưởng những quốc gia phản đối chiến tranh này vẫn tiếp tục giữ nguyên lập trường của mình đối với cuộc chiến và nhấn mạnh sự chỉ đạo của Liên Hợp Quốc.
 
Chú Bình mà post bài từ các nguồn khác thì cũng phải ghi source vào chứ, còn nếu chú dịch ra thì cũng phải ghi nguồn tiếng Anh.
 
Ghi để nguồn gi` hả anh? Ở báo ý mà. Báo tin tức ra hàng ngày.
 
Phó tổng thống Iraq Taha Yassin Ramadan vừa tuyên bố trong một cuộc họp báo, nước này đã bắt được 35 binh sĩ Mỹ và sẽ cho họ xuất hiện trên truyền hình cùng với những chiếc xe tăng bị bắn cháy ở thành phố miền nam Suk al-Shoukh.

Phía quân đội Mỹ chưa có lời bình luận nào về tuyên bố trên. Ông Ramadan cũng phủ nhận tin cho rằng, Tổng thống Iraq Saddam Hussein đã bị thương sau các cuộc không kích của liên quân: "Trong 4 ngày qua, mọi người đã nhìn thấy tổng thống nhiều lần trên truyền hình". Trước đó cũng có báo cáo cho biết chính ông Ramadan đã bị thương ngay trong trận tấn công đầu tiên vào Baghdad.

Phó Tổng thống Ramadan bác bỏ báo cáo đặc nhiệm Mỹ hiện có mặt ở Baghdad: "Iraq đã cho phép lính Mỹ vượt sa mạc và cầu mong chúng tới Baghdad để dạy cho quân xâm lược xấu xa này cùng tất cả những kẻ theo đuôi một bài học".

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iraq hôm nay cũng khẳng định, quân đội nước này đã bắn hạ 5 máy bay đánh bom và 2 trực thăng của lực lượng liên quân. Tuy nhiên, phía Mỹ đã bác bỏ tuyên bố này.
 
Đoàn xe tăng, bọc thép và trực thăng của Mỹ băng trên sa mạc nam Iraq hướng tới Baghdad đối đầu với sự chống trả của quân đội Iraq tại Najaf, thành phố thiêng của người Shiite ở miền trung. Đảng Bath cầm quyền cho biết quân đội Mỹ đã rút đi sau cuộc đọ pháo.

Tuy nhiên nguồn tin quân sự Mỹ cho biết khoảng 70 binh sĩ Iraq đã bị giết chết trong trận đánh ở phía nam thành phố, và hiện vẫn còn lẻ tẻ một số nhóm quân Iraq còn chiến đấu.

Ở phía bắc thành phố Nasiriya, thuỷ quân lục chiến Mỹ hành quân dưới làn đạn pháo và lựu đạn của quân đội Iraq.
 
Đoàn thiết giáp của Mỹ đã tiến được hơn nửa đường tới thủ đô Baghdad.

Trong khi đó tại Mosul, thành phố phía bắc Iraq, cũng đang bị không kích. Lầu Năm góc đã quyết định chuyển sư đoàn 4 bộ binh thâm nhập Iraq qua đường Jordan., thay vì qua Thổ Nhĩ Kỳ như kế hoạch lúc trước.
 
"Chúng ta không có sự lựa chọn nào khác. Quân đội và nhân dân Iraq đang chiến đấu vinh quang chống trả kẻ thù, khiến chúng phải gánh chịu thất bại", Tổng thống Saddam Hussein, trong bộ quân phục xanh ôliu, phát biểu trên truyền hình Iraq, động viên nhân dân chiến đấu và tuyên bố Iraq sẽ chiến thắng.

Đây là lần thứ hai ông Saddam Hussein xuất hiện kể từ khi chiến tranh bùng nổ.

"Chúng từng đánh giá thấp người Iraq, nhưng chúng đang vấp phải sự chống trả quyết liệt. Chúng ta đang dạy cho những kẻ xâm lược một bài học", ông Hussein nói.

Tổng thống Iraq ca ngợi các chỉ huy quân đội anh hùng, chiến binh mujahedeen dũng cảm chiến đấu với kẻ thù.

"Tôi muốn nói với các bạn, những người Iraq rằng hãy kiên nhẫn và dũng cảm, chiến thắng sẽ đến với chúng ta. Kẻ thù đã dùng tên lửa, máy bay, bộ binh để xâm lược Iraq, nhưng chúng sẽ chết. Chúng ta sẽ chiến thắng".

"Thượng đế phù hộ cho đất nước chúng ta," ông Hussein nói.

Số phận của nhà lãnh đạo Iraq luôn là mối quan tâm của lực lượng liên quân do Mỹ dẫn đầu, kể từ sau cuộc không kích thứ nhất.
 
Sáng nay, máy bay liên quân đã hạ cánh xuống khu vực tự trị của người Kurd ở phía bắc, đồng thời không kích một số căn cứ của tổ chức Ansar al-Islam bị nghi có quan hệ với Al-Qaeda và Baghdad.

4 chiếc máy bay chở quân nhân Mỹ đã hạ cánh xuống đường băng Bakrajo hôm qua. Theo nguồn tin người Kurd giấu tên, các binh sĩ này sẽ cùng tham gia lực lượng biệt kích trong khu vực.

Trước đó, lực lượng người Kurd đã triển khai tại khu vực gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, và sẵn sàng chờ đợi lệnh tấn công quân đội của Tổng thống Saddam Hussein.

Sở chỉ huy trung ương Mỹ ở Qatar cũng khẳng định lực lượng liên quân đã được tăng cường ở miền bắc, nhưng không cho biết chi tiết.

Theo các quan chức Kurd, thêm nhiều máy bay và quân nhân Mỹ sẽ tới khu vực tự trị trong vài ngày tới.

Trước đây, Mỹ muốn sử dụng Thổ Nhĩ Kỳ làm bàn đạp tấn công Iraq từ phía bắc, nhưng quốc hội nước này đã từ chối cho Lầu Năm Góc sử dụng căn cứ. Vì vậy, Mỹ muốn tận dụng khu vực tự trị của người Kurd.
 
Máy bay gầm rú ở tầm thấp trên bầu trời Baghdad, bom làm rung chuyển các tòa nhà, sớm nay. Tiếng súng phòng không đáp trả, tiếng loa phóng thanh vang lên từ nhà thờ Hồi giáo "Thánh Allah vĩ đại" nhằm cổ vũ người dân Iraq.

Đêm qua, một vụ nổ lớn làm rung chuyển toà nhà Bộ Kế hoạch tại Baghdad.

Truyền hình ARD của Đức đưa tin, tên lửa hành trình đã đâm trúng khu dân cư ở Baghdad sáng qua, phá huỷ 5 ngôi nhà và làm ít nhất 2 người bị thương. Truyền hình Iraq cho biết, oanh kích nhằm vào Tikrit, thành phố quê hương của Tổng thống Saddam Hussein. Kênh truyền hình tin tức Ảrập Al-Arabiya đưa tin 4 người thiệt mạng trong những vụ tấn công này.

Trong khi đó, tại khu vực thương mại al-Karada ở trung tâm Baghdad, nhiều cửa hàng thực phẩm, hiệu cắt tóc, quán cafe và nhà hàng đã mở cửa trở lại. Trên toàn thủ đô, người ta đốt nhiều đống lửa với hy vọng đánh lạc hướng tên lửa và máy bay ném bom.

Sau khi có tin một máy bay liên quân bị rơi xuống thủ đô và người ta thông báo nhìn thấy dù ở phía tây bờ sông Tigris, hàng trăm cảnh sát và nhân viên an ninh Iraq đổ đi tìm người sống sót. Họ bắn vào các bãi sậy cùng những vũng nước nông. Ở một số điểm, cảnh sát còn đốt bụi cây khô và tuần tra bờ sông bằng thuyền nhỏ. Cuộc tìm kiếm nhanh chóng thu hút nhiều người. Giao thông trên các cây cầu tắc nghẽn vì hàng trăm người dừng lại quan sát. Một số còn mang theo con nhỏ, những người khác thì vẫy cờ Iraq từ cửa sổ xe.

Người phát ngôn quân đội Iraq, trung tướng Hazem Al-Rawi khẳng định 5 máy bay chiến đấu và 2 trực thăng của liên quân đã bị bắn hạ kể từ khi chiến tranh mở màn. 4 máy bay chiến đấu trong số này rơi xuống Baghdad.

Kênh truyền hình Al-Manar của Libăng, do nhóm du kích Hồi giáo Hezbollah sở hữu, đưa tin, một phi công Anh đã bị bắt ở Baghdad. Cuộc tìm kiếm trên sông Tigris là nhằm vào phụ lái. Truyền hình vệ tinh Al-Jazeera có trụ sở ở Qatar cho hay một phi công phương tây đã bị bắt và người ta đang tìm kiếm một đối tượng nữa.

Tuy nhiên, tại Sở chỉ huy trung ương ở Qatar, trung tướng John Abizaid bác bỏ tin máy bay Anh - Mỹ bị bắn hạ. Ông nói: "Không có phi cơ nào rơi. Không phi công nào nhảy dù. Các bạn có thể thấy hành động bắn vào vùng nước và kỹ thuật cứu hộ chứng tỏ đối phương thèm khát nhiều thứ".

Trong khi đó, quân đội Iraq ăn mừng thắng lợi ở Al Nasiriya. Tại đây, Mỹ đã chịu thương vong nặng nề đầu tiên kể từ khi chiến tranh bắt đầu. Đây cũng là lần đầu tiên Iraq bắt được tù binh Mỹ. Đại diện liên quân thông báo, 9 lính thủy đánh bộ thiệt mạng, khoảng 10 binh sĩ mất tích. Phát ngôn viên Al-Rawi cho biết 25 người Mỹ đã chết trong cuộc giao tranh với sư đoàn 11 anh hùng, một số lính đánh thuê cũng bị bắt.

Bộ trưởng Thông tin Iraq Said al-Sahhaf ca ngợi sự kháng cự kiên cường của ngưòi Iraq tại thành phố cảng phía nam Umm Qasr. Tại đây, binh lính liên quân vấp phải sự chống trả trên từng đường phố.

Phó tổng thống Iraq Taha Yassin Ramadan, được sự hộ tống của ít nhất 5 binh lính có vũ trang tại buổi họp báo, bác bỏ tin Saddam Hussein đã bị thương.

Tại Washington, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân, tướng Richard Myers, cho rằng rõ ràng người Iraq "không phải là một lực lượng nản chí". Ông khẳng định giai đoạn khó khăn còn chưa đến. Viên tướng này tiết lộ, các cuộc đàm phán dụ hàng người Iraq đang diễn ra ở "mức thấp hơn", gồm các đơn vị riêng lẻ, chứ không phải quan chức cấp cao. Ông Myers nói: "Người Iraq đã chọn một hướng đi khác. Đó rõ ràng là con đường nguy hiểm đối với chế độ Baghdad. Ai cũng muốn chiến tranh kết thúc. Tất cả tùy thuộc vào họ".
 
Cả 5 tù binh đều bị bắt ở ngoại ô thành phố Nasiriyah, miền trung Iraq. 2 người, trong đó có nữ binh sĩ Shauna, bị thương ở mặt và chân. Mỗi người được hỏi riêng rẽ, đồng thời phải nói rõ tên tuổi và bang sinh sống. Các tù binh có vẻ hết sức lo lắng.

Khi được hỏi là tại sao tới đánh nhân dân Iraq, tù binh Peter C. Miller (Kansas) trả lời qua một chiếc microphone: "Tôi không tới đây để giết bất kỳ ai. Tôi được lệnh chỉ bắn khi nào bị bắn. Nếu người Iraq không làm phiền tôi, tôi cũng chẳng làm phiền họ"
 
Còn một người có tên là Joseph, từ bang Texas, cũng khẳng định: “Tôi làm theo chỉ thị”. Được hỏi là những người Iraq mà anh gặp trên đường di chuyển có chào đón bằng hoa và súng không, Joseph trả lời: “Tôi không hiểu”.

Một giọng nói không nằm trong ống kính, hỏi: "Có bao nhiêu sĩ quan trong đơn vị của anh". Joseph trả lời: “Tôi không biết”.

Một người lính tên Edgar (Texas) bị thương ở mặt và trả lời qua người phiên dịch rằng anh đến Iraq qua biên giới Kuwait.

Được hỏi bình luận thế nào về đoạn băng chiếu cảnh tù binh Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld cho biết có một số lượng không nhiều lính Mỹ bị mất tích và có thể bị Iraq bắt. “Tôi cho rằng việc chiếu một số hình ảnh qua Al-Jazeera, vốn không phải là một công cụ truyền thông tốt, chỉ là một phần của chiến dịch tuyên truyền của Iraq mà thôi”, ông Rumsfeld bình luận. Tổng thống Bush thì yêu cầu Iraq phải đối xử tử tế với tất cả các tù binh Mỹ.

Theo các nhà phân tích, việc chiếu hình ảnh các tù nhân là một kiểu tâm lý chiến của Iraq, nhằm kiểm nghiệm quyết tâm của Mỹ.

Tại Somalia năm 1993, người Mỹ đã hết sức tức giận trước hình ảnh đám đông chiến binh địa phương kéo lê thi thể lính Mỹ trên đường phố thủ đô Mogadishu. Kết quả là binh sĩ Mỹ phải rút khỏi Somalia ngay sau vụ việc này.
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Back
Bên trên