Tình hình chiến sự thế giới !!!

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Dương Quốc Bình
(beckham)

New Member
17/3 là ngày mà Washington, London và Madrid yêu cầu Hội đồng Bảo an phải có tiếng nói cuối cùng về việc có sử dụng vũ lực để buộc Iraq giã từ vũ khí hay không. Đây được coi là một trở ngại rất lớn đối với Hội đồng đang bị chia rẽ sâu sắc này.

Ngoại trưởng Anh Jack Straw đã chính thức đưa ra hạn chót trên trong cuộc tranh luận công khai tại Hội đồng Bảo an hôm qua, sau khi lắng nghe hai trưởng đoàn thanh sát Hans Blix và Mohamed ElBaradei báo cáo về quá trình tìm kiếm vũ khí huỷ diệt ở Iraq.

17/3 là thời hạn được nêu trong phần sửa đổi của bản dự thảo nghị quyết về Iraq, được Mỹ, Anh và Tây Ban Nha trình lên HĐBA hôm 24/2. Theo đó tuyên bố Iraq sẽ không còn cơ hội cuối cùng để giải giáp một cách hoà bình, trừ khi “cho tới này 17/3, Hội đồng kết luận rằng Baghdad đã chứng tỏ sự hợp tác toàn diện, tích cực, không điều kiện với các thanh sát viên Liên Hợp Quốc”.

Theo ông Straw, không ai cho rằng các thanh sát viên có thể hoàn thành công việc và thẩm tra quá trình giải giáp của Iraq trong vòng vài ngày. Tuy nhiên, “có khả năng buộc Saddam Hussein và chính quyền Iraq phải tuân thủ đúng ngày 17/3".

Giữa lúc, Mỹ, Anh và Tây Ban Nha liên tiếp thúc ép sử dụng quân sự tấn công Iraq, một số nước có trong HĐBA như Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc và Syria khẳng định rằng Iraq đang hợp tác toàn diện.

Các quan chức ngoại giao tại LHQ dự báo rằng dù các thành viên HĐBA có tuyên bố Iraq đã thực sự đáp ứng các yêu cầu của LHQ vào ngày 17/3, thì Mỹ và Anh nhiều khả năng vẫn dùng quyền phủ quyết để chống lại điều đó.

Dù vậy, Ngoại trưởng Pháp Dominique de Villepin vẫn cứng rắn nhấn mạnh: “Paris sẽ không để cho một nghị quyết về việc sử dụng vũ lực được thông qua”.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Ngoại trưởng Nga Igor Ivanov: “Giờ đây chúng ta không cần thêm một bản nghị quyết mới nữa làm gì, chúng ta cần hỗ trợ cho các thanh sát viên một cách thiết thực để họ làm nhiệm vụ. Nga kiên quyết ủng hộ việc tiếp tục và củng cố hoạt động của các thanh sát viên vũ khí. Liên Hợp Quốc phải giữ vai trò trong cuộc khủng hoảng Iraq không phải bằng sự yếu đuối, chia rẽ mà bằng sự thống nhất và sức mạnh”.
 
Ngoại trưởng Pháp Dominique Galouzeau de Villepin: “Bằng chứng có ý nghĩa của việc giải giáp thực sự đã được ghi nhận. Tại sao chúng ta lại chọn thái độ chia rẽ, khi mà sự thống nhất và kiên quyết của chúng ta đang khiến Iraq từ bỏ các loại vũ khí hủy diệt của họ? Pháp sẽ không cho phép một bản nghị quyết cho quyền sử dụng vũ lực được thông qua".

Ngoại trưởng Đức Joschka Fisher: “Việc giải giáp một cách hoà bình có thể thực hiện được. Chúng ta đã có một lựa chọn để thay thế cho chiến tranh. Các nước đã thống nhất trong sự kết tội chính quyền Iraq nhưng lại có những quan điểm khác nhau về chiến lược giải giáp vũ khí. Chúng tôi thấy không cần thiết phải có bản nghị quyết thứ hai
 
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Đường Gia Triền: “Toàn bộ nghị quyết 1441 đã được thực thi một cách trôi chảy với sự tiến triển và những kết quả đã thu được. Chúng tôi không ủng hộ một bản nghị quyết mới, đặc biệt là nghị quyết cho phép sử dụng vũ lực với Iraq. Hãy để cho các thanh sát viên tiếp tục làm việc nhằm tìm ra sự thật cho đến khi nào hoàn thành sự ủy thác của nghị quyết 1441”.

Ngoại trưởng Syria Farouk al-Shara: “Iraq đã hợp tác một cách tích cực. Việc họ phá hủy tên lửa Al-Samoud 2 là một bằng chứng rất rõ ràng của sự hợp tác này. Nó không thể bị coi là dối trá hay vô nghĩa được”

Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell: “Tôi vẫn thấy rằng những gì tôi nghe sáng nay là một cuốn catalogue về sự bất hợp tác của Iraq. Đồng hồ vẫn tiếp tục điểm giờ và những hậu qủa của việc Saddam Hussein từ chối giải giáp đã rất rõ ràng. Nếu Iraq muốn giải giáp thì sự hợp tác của họ phải tự nguyện và thậm chí là hăng hái chứ không phải ép buộc như hiện nay. Chúng tôi tin rằng, bản nghị quyết hiện đã được đưa ra để chuẩn bị cho hành động quân sự là thích đáng và Hội đồng Bảo an nên bỏ phiếu thông qua nghị quyết này sớm".
 
Ngoại trưởng Anh Jack Straw: “Không có ai đứng trước Hội đồng Bảo an nói rằng Iraq đã tuân thủ đầy đủ, tích cực và ngay lập tức bản nghị quyết 1441. Sự tiến triển đã được ghi trong báo cáo chỉ đại diện cho phần nổi của tảng băng khổng lồ những công việc chưa hoàn thành. Cách duy nhất chúng ta sẽ buộc chính quyền lừa đảo này (chỉ Iraq) phải giải giáp hoàn toàn là hãy ủng hộ chúng tôi sử dụng vũ lực”.
 
Ngoại trưởng Tây Ban Nha Ana Palacio: “Thêm các thanh sát viên và thêm thời gian sẽ chẳng thể giải giáp được Iraq. Ý kiến của Pháp đơn thuần chỉ là một chiến lược của sự bất lực mà thôi. Còn ông Saddam Hussein thì vẫn giữ nguyên sự lừa dối đối với chúng ta. Tất cả chúng tôi đều muốn hòa bình nhưng chúng tôi muốn một nền hòa bình an toàn và có sự bảo đảm rằng, những loại vũ khí hủy diệt sẽ không rơi vào tay bọn khủng bố để chúng sử dụng vào những mục đích riêng”.
 
Ngoại trưởng Mexico Luis Ernesto Derbez: “Mexico cho rằng chúng ta phải khám phá mọi cách, dùng đến tất cả cơ hội để có thể giải quyết cuộc khủng hoảng Iraq một cách hoà bình. Baghdad phải nhanh chóng thay đổi thái độ của họ.”

Ngoại trưởng Chile Soledad Alvear: "Việc sử dụng vũ lực với Iraq chỉ có thể được đưa ra khi tất cả các phương thức giải giáp vũ khí Iraq một cách hòa bình đã thất bại".
 
Hai tay súng giả trang thành học sinh trường dòng Do Thái hôm qua thâm nhập vào khu định cư Kiryat Arba, gần Hebron và bắn chết một đôi vợ chồng. Sau đó, họ bỏ mạng vì đạn bắn trả của quân đội Israel. 8 người, trong đó có một số binh lính, bị thương.

Hamas đứng ra nhận trách nhiệm vụ này. Người phụ trách khu định cư Kiryat Arba cho biết hai thủ phạm quấn chất nổ quanh thắt lưng.

Đêm qua, lính Do Thái đã bắn chết hai tay súng Palestine đang tìm cách xâm nhập vào khu định cư Negohot.

Gaza cũng chứng kiến cảnh bạo lực suốt ngày hôm qua. Quân đội Israel bắn chết 3 người Palestine sau khi những người này xả súng vào đoàn xe chở người định cư vào Dải Gaza.

Trước đó, binh lính chiếm giữ một vùng đất phía bắc Dải Gaza, thiết lập cái mà Đài phát thanh Israel gọi là “vùng an ninh”. Việc làm này nhằm ngăn chặn những vụ tấn công bằng rocket của người Palestine vào nam Israel.

Ít nhất 60 xe tăng và xe bọc thép được huy động trong chiến dịch gần thành phố Beit Lahia và Beit Hanun, gần trại tị nạn Jabaliya.
 
Hôm qua, Quốc vương Sihanouk đã đưa ra bản tuyên bố gây ngạc nhiên với đề nghị được từ bỏ ngai vàng. Động thái này diễn ra đúng vào thời điểm đang nổi lên những căng thẳng chính trị xung quanh cuộc tổng tuyển cử tổ chức vào tháng 7 tới ở Campuchia.

Quốc vương 80 tuổi của Campuchia bày tỏ, ông sẵn sàng đứng sang một bên trong đời sống chính trị đất nước nếu già nửa số nghị sĩ Quốc hội bỏ phiếu chấp nhận cho sự ra đi của ông. Theo đó việc bỏ phiếu này có thể được cơ quan lập pháp hiện nay tiến hành hoặc đợi tới khi Quốc hội mới được bầu vào tháng 7 làm việc. Ông giải thích: "Một sự cho phép chính thức là cần thiết để tôi không phải lãnh bất cứ hậu qủa tiêu cực nào sau khi thoái vị".

Hiện chưa rõ động cơ gì khiến ông hoàng Campuchia đưa ra lời đe doạ từ bỏ ngai vàng nói trên. Các nhà phân tích nhận định, Quốc vương Sihanouk đã tức giận với Thủ tướng Hun Sen xung quanh cuộc bạo động chống người Thái Lan xảy ra tháng 1/2003 vừa qua ở thủ đô Phnôm Pênh. Lúc đó ông đã gợi ý rằng, một số sinh viên bị bắt giam vì có liên quan đến vụ việc này là oan.

Quốc vương Sihanouk là biểu trưng mang tính quốc gia rất quan trọng của Campuchia. Mặc dù ông không có thực quyền nhưng những ý kiến của ông có tác động không nhỏ đến chính phủ và người dân.
 
Lực lượng an ninh Afghanistan và Mỹ hôm qua đã phối hợp bắt giữ được hai quý tử của ông trùm mạng lưới Al-Qaeda là Saad và Hamza bin Laden ở khu vực Ribat, nằm giữa Afghanistan, Pakistan và Iran. Ngoài ra còn có 9 thành viên khác của tổ chức khủng bố này bị tiêu diệt trong vụ đột kích.

Người phụ trách an ninh tỉnh Baluchistan của Pakistan, Sardar Sanaullah Zehri, khẳng định Islamabad không tham gia vào vụ bắt giữ trên vì nó diễn ra trên lãnh thổ Afghanistan. Trong khi đó, các sĩ quan thuộc lực lượng bán quân sự vùng biên giới của Pakistan lại tuyên bố, quân đội nước này đã phối hợp với Mỹ mở chiến dịch truy lùng các nghi phạm Al-Qaeda ở vùng Ribat.

Saad và Hamza là hai người con trai thứ 14 và 18 của Osama bin Laden. Trong đó, Saad được coi là nhân vật có mối quan hệ chặt chẽ với các chiến dịch của tổ chức khủng bố Al-Qaeda. Các quan chức chống khủng bố ở Washington đang bàn luận sôi nổi xung quanh tin tức bắt giữ hai người này và khẳng định vẫn chưa nhận được thông tin nào liên quan.

Một số nguồn tin cho rằng Osama bin Laden có ít nhất 23 người con và vài bà vợ. Trong số đó, Saad ngay từ khi mới 20 tuổi đầu đã nổi lên như một thủ lĩnh của Al-Qaeda và là một trong số các mục tiêu truy lùng ráo riết nhất của Mỹ.
 
Hai trưởng phái đoàn thanh sát viên là Hans Blix và Mohamed ElBaradei hôm qua đã đệ trình các bản báo cáo lên HĐBA, hoan nghênh thái độ hợp tác của Iraq. Hai ông khẳng định chưa phát hiện bằng chứng nào cho thấy Baghdad có vũ khí hủy diệt và yêu cầu cho các thanh sát viên thêm vài tháng làm việc nữa tại Iraq.

Theo ông giám đốc cơ quan UNMOVIC Hans Blix, Baghdad đã gia tăng các hành động hợp tác của họ với các thanh sát viên kể từ cuối tháng 1 và đây là kết quả từ sức ép của cộng đồng quốc tế. Ông cho rằng, việc Iraq tiếp tục phá huỷ thêm những qủa tên lửa Al-Samoud 2 là "một mức độ giải giáp vũ khí quan trọng". Trưởng phái đoàn thanh sát viên Hans Blix thừa nhận, không hề có bằng chứng nào ủng hộ cho lời cáo buộc của Mỹ rằng, Iraq đang cất giấu vũ khí sinh hóa trong những phòng thí nghiệm lưu động hoặc dưới hầm ngầm.

Tuy nhiên, ông cho sự hợp tác nói trên "không có nghĩa là Iraq đã tuân thủ hoàn toàn các điều khoản của nghị quyết 1441 được thông qua năm ngoái". Ông nói thêm, Baghdad chưa cung cấp đủ các tài liệu về những thứ vũ khí mà họ báo cáo là đã phá hủy và việc cho phép phỏng vấn các nhà khoa học rõ ràng là do sức ép từ bên ngoài.

Còn trưởng phái đoàn thanh sát viên thứ hai là ông Mohammed ElBaradei, giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) thì khẳng định, không có bằng chứng về việc Iraq tái khởi động chương trình sản xuất vũ khí hạt nhân. Đồng thời ông bác bỏ lời cáo buộc Baghdad đã mua chất phóng xạ uranium từ châu Phi.

Báo cáo của hai trưởng phái đoàn thanh sát viên vũ khí Liên Hợp Quốc tại Iraq được đưa ra vào thời điểm nhạy cảm: nguy cơ chiến tranh đang đến gần và cuộc bỏ phiếu về bản nghị quyết cho quyền dùng vũ lực với Baghdad cũng sắp diễn ra. Tổng thống Mỹ George Bush hôm 6/3 cảnh báo rằng, những cố gắng ngoại giao đang đến hồi kết và ông sẽ nhanh chóng tìm mọi cách để có được bản nghị quyết này.

Nghị quyết thứ hai về Iraq được sự hậu thuẫn của Mỹ, Anh và Tây Ban Nha nhưng lại vấp phải sự phản đối từ phía Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức. Mặc dù đã mất hàng tuần thi thố các ngón nghề ngoại giao, cho đến nay Washington vẫn chưa thể tập hợp đủ 9 lá phiếu cần thiết trong Hội đồng Bảo an phục vụ cho việc thông qua bản nghị quyết chiến tranh này.

Trước tình hình đó, Tổng thống Mỹ Bush và Thủ tướng Anh Tony Blair đã đồng loạt tuyên bố, nếu cần thiết họ sẽ đi đến chiến tranh mà chẳng cần đến sự ủng hộ của Liên Hợp Quốc. Nhưng cả hai nhà lãnh đạo hiếu chiến này đều hiểu rõ rằng, nếu được Liên Hợp Quốc hậu thuẫn, họ sẽ được tiếng là phát động chiến tranh một cách hợp với luật pháp quốc tế. Từ đó, gánh nặng chi phí cho cuộc chiến sẽ được san sẻ cho các thành viên khác của Liên Hợp Quốc.

Hiện nay Mỹ đã có xấp xỉ 300.000 quân tại vùng Vịnh. Trong khi đó, tư lệnh các lực lượng vũ tranh Anh, tướng Mike Jackson, cho biết, nước này đã sẵn sàng sát cánh cùng Mỹ mở cuộc tấn công vào Iraq bằng số quân đang đóng tại Kuwait.
 
Cảnh sát Italy tóm gọn một bố già mafia sừng sỏ

Rạng sáng qua, cảnh sát Italy đã đột kích một ngôi nhà ở thành phố Palermo và bắt giữ Salvatore Rinella. Đây được coi là một cuộc tấn công tội phạm lớn nhất của ngành an ninh nước này trong thời gian qua.

Salvatore Rinella, 49 tuổi, bị còng tay khi trong người không có vũ khí nên ông ta không thể có hành động kháng cự. Công tố viên trưởng thành phố Palermo, Pietro Grasso, đánh giá: “Vụ bắt giữ này là một cú đấm mạnh vào giới tội phạm, bởi Rinella là một nhân vật quan trọng trong làng mafia”.

Salvatore Rinella bị cảnh sát truy lùng suốt từ năm 1994 đến nay. Ông ta được coi là cánh tay phải của Antonino Giuffre, một ông trùm mafia khét tiếng hơn đã bị bắt hồi tháng 4 năm ngoái. Sau hai tháng giam giữ, Giuffre đã hợp tác với các nhà điều tra và cung cấp nhiều thông tin quý giá giúp họ thực thi tốt nhiệm vụ của mình. Trong số đó có các dữ kiện hữu ích phục vụ đắc lực cho việc bắt giữ Rinella vừa rồi.

Việc Salvatore Rinella sa lưới đã ghi thêm một chiến tích cho cảnh sát Italy sau một loạt các vụ đột kích thành công trong vài tháng qua. Tuy nhiên, đối tượng quan trọng nhất mà họ đang săn đuổi là ông trùm mafia số một đảo Sicily, Bernardo Provenzano, hiện vẫn còn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
 
Tổng thống Mỹ George W. Bush cho rằng chính phủ Iraq đang cố ý dựng lên một màn kịch về việc giải giáp vũ khí, nếu (Mỹ) không sử dụng vũ lực để làm điều đó thì sẽ gây nguy cơ khôn lường.

Tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng hôm qua, được phát trực tiếp trên nhiều đài truyền hình Mỹ, ông Bush khẳng định rằng các thanh sát viên không cần thêm thời gian, nhân lực. Cái mà họ cần là sự hợp tác đầy đủ từ Iraq. Bush nhận xét: "Đấy không phải là hành động của một chế độ đang giải giáp. Đấy là hành động của một chế độ đang cố tình đánh đố... lừa dối thế giới một cách hệ thống và có chủ đích".

Được hỏi Tổng thống đã quyết định dùng vũ lực chống Iraq hay chưa, ông nói: "Chúng tôi vẫn đang ở giai đoạn cuối của tiến trình ngoại giao. Vẫn còn một vài ngày nữa để giải quyết vấn đề này tại LHQ".

Nói về những cuộc biểu tình rầm rộ chống chiến tranh, Bush nói rằng ông có thể hiểu "mối âu lo" mà nguy cơ chiến tranh gây nên. "Tôi tôn trọng những người phản đối chiến tranh. Tôi cũng không muốn chiến tranh. Tôi mong rằng (tổng thống Iraq) Saddam Hussein lắng nghe đòi hỏi của cả thế giới và giải giáp".

Tổng thống Mỹ cũng cho biết sẽ "hài lòng" nếu ông Hussein quyết định lưu vong để tránh chiến tranh và Iraq sẽ giải trừ vũ khí sau đó.

Cuộc họp báo đầu tiên của ông Bush kể từ tháng 11 năm ngoái diễn ra một ngày trước khi trưởng đoàn thanh sát vũ khí Hans Blix có báo cáo cuối cùng tại HĐBA, hôm nay.

Trong một diễn biến giống như khúc dạo đầu cuộc chiến, các quan chức quốc phòng Mỹ hôm qua cho hay máy bay Anh - Mỹ đã tăng gấp đôi tần suất các phi vụ trên bầu trời "vùng cấm bay", lên tới 500 lần xuất kích/ngày. Việc này nhằm gây nhiễu các hệ thống phòng không, chuẩn bị cho chiến dịch ném bom.

Một dấu hiệu khác nữa là Giám đốc CIA George Tenet đã tới vùng Vịnh. Chuyến đi này liên quan đến các hoạt động quân sự chống Iraq và nguy cơ khủng bố.

Hiện Mỹ và Anh đã triển khai tại vùng Vịnh khoảng 300.000 quân, cùng hàng chục tàu chiến và gần 600 máy bay tiêm kích, chuẩn bị khả năng chiến tranh.

Bên cạnh sự phản đối từ bên ngoài, ông Bush còn phải đối mặt với sự chỉ trích từ các nhà lập pháp Mỹ. Hôm thứ tư, một nhóm nghị sĩ Dân chủ, trong đó có cựu thủ lĩnh phe thiểu số Tom Daschle, phê phán quan điểm của Nhà Trắng trong vấn đề Iraq, và cho rằng tiến hành chiến tranh lúc này là "không chín muồi".
 
Hôm qua, hơn 600 đại biểu Quốc hội Cuba đã thông qua quyết định trên. Như vậy, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba Fidel Castro đã trở thành vị nguyên thủ quốc gia có thời gian cầm quyền lâu nhất trên thế giới hiện nay.

Nhà lãnh đạo nổi tiếng với tài hùng biện của Cuba đã xuất hiện trước Quốc hội trong bộ comple sang trọng, thay cho bộ quân phục màu ôliu quen thuộc. Bài phát biểu của ông sau khi được tái tín nhiệm vào chức vụ cao nhất Cuba có đoạn: “Tôi cam kết sẽ sát cánh cùng mọi người, nếu mọi người muốn vậy, cho đến khi nào tôi cảm thấy rằng mình còn có ích
 
Cũng trong cuộc họp hôm qua, ông Ricardo Alarcon đã được bầu lại làm Chủ tịch Quốc hội Cuba (đây là nhiệm kỳ kéo dài 5 năm lần thứ ba của ông). Chủ tịch Quốc hội Alarcon từng là Bộ trưởng Ngoại giao và đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cuba tại Liên Hợp Quốc. Ông là người phụ trách chính trong các vấn đề liên quan đến mối quan hệ Mỹ - Cuba.

Một số nhân vật quan trọng khác trong Hội đồng Nhà nước Cuba cũng được bầu lại lần này như Phó chủ tịch thứ nhất Raul Castro (em trai Chủ tịch Fidel Castro và là Bộ trưởng Quốc phòng Cuba hiện nay), Phó chủ tịch Abelardo Colome Ibarra (Bộ trưởng Nội vụ) và Carlos Lage Davila (thư ký thường trực chính phủ Cuba).
 
Hôm qua, ông Arafat tuyên bố chọn vị phó của mình là Mahmoud Abbas cho chức thủ tướng, chứ không phải nhà tỷ phú Manib al-Masri như ông từng đề nghị. Quyết định trên được đưa ra trong cuộc họp của ban lãnh đạo Palestine tại thành phố Ramallah ở khu Bờ Tây.

Trước sự kiện trên, ông Mahmoud Abbas tuyên bố sẽ không chấp nhận ngồi vào ghế thủ tướng Palestine nếu nó chỉ mang tính tượng trưng. Ông cho biết: “Tôi sẽ từ chối hoặc chỉ đồng ý sau khi được biết những quyền lực của cương vị này
 
Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Palestine Ahmed Qureia cho biết, đề nghị của ông Arafat sẽ được hội đồng xem xét thông qua vào thứ hai tới.

Trong khi đó, chính quyền Israel đã đồng ý cho Hội đồng Trung ương Palestine tiến hành họp tại Ramallah vào thứ bảy tuần này để bàn về việc bổ nhiệm tân thủ tướng, mặc dù Tel Aviv đã ban hành lệnh cấm người Palestines đi lại sau vụ đánh bom tự sát tại Haifa vừa qua.

Mỹ và Israel đã nhiều lần gây sức ép đòi Chủ tịch Yasser Arafat phải bổ nhiệm thủ tướng để chia sẻ quyền lực. Trước đây ông đã đề cử một người bạn của mình là tỷ phú người Palestine Manib al-Masri cho chức vụ này.
 
Blix không chấp nhận tuyên bố của Iraq về vũ khí sinh học

Theo một báo cáo của UNMOVIC sẽ được ông Hans Blix trao cho các thành viên HĐBA hôm nay, các chuyên gia của LHQ không đồng tình với bản khai của Baghdad rằng, cách đây 12 năm, nước này đã tiêu trừ 21.000 lít vũ khí sinh học, trong đó có khuẩn than.

Trước đó, Iraq đã liệt kê 2.230 gallon khuẩn than, nhưng báo cáo nói trên ước tính rằng, có tới 5.447 gallon chất vũ khí sinh học được cất trữ trong chiến tranh vùng Vịnh (1991), trong đó có khoảng 2.641 gallon khuẩn than.

Theo dự thảo báo cáo này, các chuyên gia LHQ đề cập 29 nhóm chương trình vũ khí, và một danh sách những việc mà Iraq cần làm để thoả mãn các yêu cầu của HĐBA xung quanh việc giải giáp vũ khí.

Bản báo cáo dài 167 trang này bao hàm mọi chương trình vũ khí của Iraq trước đây và hiện nay, nêu những việc mà nước này đã làm, những điều cần làm. Như vậy, nó sẽ tiếp sức cho những nước thành viên HĐBA muốn kéo dài thời hạn thanh sát, nhưng đồng thời cũng là vũ khí của phe chủ chiến, chứng minh rằng Baghdad chưa đáp ứng hết những yêu cầu của LHQ.

"Hiện có thông tin đáng tin cậy mà UNMOVIC có được cho thấy một khối lượng lớn các chất hoá sinh học, kể cả khuẩn than, đã được huỷ trong chiến tranh vùng Vịnh", báo cáo viết. "Câu hỏi tiếp theo là điều gì đã xảy đến với chúng sau chiến tranh".

Trong một diễn biến liên qua, hôm qua Iraq đã phá huỷ thêm 6 tên lửa Al Samoud II. Việc này được trưởng đoàn thanh sát Blix nhận xét là bằng chứng "quan trọng và xác thực nhất" của việc giải giáp
 
Bush muốn các thành viên HĐBA 'chơi bài ngửa'

"Cho dù kết quả thế nào, chúng tôi vẫn đề nghị bỏ phiếu. Chúng tôi muốn chứng kiến mọi người đứng lên và nói rõ quan điểm về (Tổng thống Iraq) Saddam Hussein, muốn thấy vai trò của Hội đồng Bảo an", Tổng thống Mỹ phát biểu hôm qua.

Ông Bush đưa ra tuyên bố trên tại Nhà Trắng, trong cuộc họp báo quan trọng lần thứ hai kể từ khi nắm chức vụ Tổng thống Mỹ.

"Đã đến lúc mọi người ngửa bài ra, cho cả thế giới biết họ đứng ở đâu trong vấn đề Iraq", ông chủ Nhà Trắng nói trong bối cảnh Mỹ đang đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ dự thảo nghị quyết mới về Iraq.

Tổng thống Mỹ một lần nữa khẳng định quyết tâm dùng vũ lực chống Baghdad cho dù HĐBA có chấp thuận hay không: "Nếu cần hành động, chúng ta sẽ hành động mà không cần LHQ". Việc bỏ phiếu cho dự thảo nghị quyết mà Mỹ - Anh - Tây Ban Nha trình dự kiến diễn ra vào tuần tới.

Các thành viên thường trực có quyền phủ quyết Nga, Pháp, Trung Quốc, tuyên bố sẽ ngăn chặn việc thông qua bất kỳ nghị quyết nào cho phép chiến tranh, nhận được sự ủng hộ của Đức và Syria. 6 nước chưa quyết định bỏ phiếu như thế nào gồm Guinea, Pakistan, Chile, Cameroon, Mexico và Angola. Phe chủ chiến, ngoài 3 nước ký dưới dự thảo nghị quyết còn có Bulgaria.
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Back
Bên trên