Tình hình chiến sự thế giới !!!

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Ngoại trưởng Anh hôm qua tiết lộ, theo bản dự thảo nghị quyết về Iraq đã qua sửa chữa thì Baghdad có khả năng sẽ được nhận một lời đề nghị về thời hạn mới để buông vũ khí. Nhưng ông Jack Straw khẳng định, Iraq sẽ chỉ có đơn vị thời gian thêm là “ngày chứ không phải tháng”.

Báo chí Anh nhận định rằng, bản nghị quyết mới sẽ đặt ra khoảng thời gian một tuần giữa ngày thông qua nghị quyết và ngày tấn công Iraq. Hành động quân sự với Baghdad sẽ được phát động khi Tổng thống Saddam Hussein không hủy bỏ toàn bộ các loại vũ khí bị cấm mà Anh, Mỹ cáo buộc Iraq đang có trong tay.

Theo các nhà phân tích, việc Anh đề nghị cho Tổng thống Saddam Hussein thêm cơ hội cuối cùng là “một mũi tên trúng hai đích”. Thứ nhất, vào thời điểm hiện nay Mỹ vẫn chưa được Thổ Nhĩ Kỳ bật đèn xanh cho phép triển khai binh sĩ trên lãnh thổ của quốc gia thành viên NATO duy nhất có đường biên giới với Iraq này. Cho Baghdad thêm thời gian sẽ đẩy cuộc chiến lùi đến cuối tháng 3, tạo điều kiện để Washington tiếp tục thuyết phục Ankara.

Thứ hai, bằng hành động sửa đổi bản nghị quyết nói trên, London hy vọng sẽ tranh thủ được sự ủng hộ của những thành viên Hội đồng Bảo an vẫn còn đang dao động là Guinea, Cameroon, Angola, Mexico, Chile và Pakistan. Từ hành động đó, Anh cũng trông đợi ba nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an là Pháp, Nga và Trung Quốc sẽ chỉ bỏ phiếu trắng chứ không phủ quyết, trong cuộc bỏ phiếu cho bản nghị quyết thứ hai về Iraq.

Về việc sửa đổi bản dự thảo nghị quyết, một quan chức Mỹ cho biết, Washington giữ quan điểm có thể thêm bớt một vài phần trong các điều khoản nhưng điểm cốt lõi là “cho phép dùng vũ lực với Iraq” phải được giữ nguyên.
 
Máy bay Boeing 737, chuyến 6289 của hãng hàng không Air Algerie đã rơi ngay sau khi cất cánh ở Tamanrasset miền nam Algeria tới thủ đô Algiers lúc 15h45' hôm 6/3 (giờ địa phương). Trong tổng số 103 người trên khoang, một người may mắn thoát chết.

Đó là một thanh niên thuộc phi hành đoàn gồm 6 người. Tuy nhiên, anh đang ở trong tình trạng nguy kịch.

7 hành khách mang quốc tịch Pháp. Đại diện Air Algerie, Hamid Hamdi, lại nói có 6 công dân châu Âu. 39 hành khách đang trên đường tới thủ đô Algiers, 58 người khác dự kiến dừng chân ở Ghardaia. Ông Hamdi khẳng định khủng bố không liên quan đến vụ tai nạn, mà trục trặc kỹ thuật xảy ra lúc máy bay cất cánh. Thời tiết cũng không phải là nguyên nhân vì khi đó, trời có nắng. Theo ông Hamdi, máy bay hoạt động tốt và đây là tai nạn đầu tiên kể từ khi Air Algierie được thành lập.
 
Những người có mặt tại sân bay Tamanrasset lúc tai nạn xảy ra cho biết, một trong hai động cơ phản lực bị bắt lửa khi phương tiện bay lên.

Thủ tướng Ali Benflis quyết định thành lập đội điều tra tại sân bay Tamanrasset. Bộ trưởng Nội vụ Yazid Xerhouni và Bộ trưởng Giao thông Abdelmalek Sellal đã tới hiện trường.
 
“Đây là vấn đề mang tính khu vực, bởi có nhiều nước liên quan trực tiếp đến việc Bình Nhưỡng có vũ khí hủy diệt hàng loạt hay không”, người đứng đầu Nhà Trắng phát biểu, hôm qua.

Tổng thống Mỹ Bush cho rằng cách tốt nhất để tháo ngòi cuộc khủng hoảng hạt nhân là thuyết phục các nước Nhật, Hàn Quốc, Nga và Trung Quốc nhận trách nhiệm thuyết phục ông Kim Châng In rằng việc phát triển vũ khí nguyên tử không mang lại lợi ích cho CHDCND Triều Tiên.

Những động thái quân sự của Bình Nhưỡng trong mấy tuần gần đây gây nên nỗi lo sợ về một cuộc chiến có thể xảy ra, tại thời điểm căng thẳng xung quanh chương trình hạt nhân của nước này đang lên cao.

Mỹ và Hàn Quốc cũng quan ngại rằng Bình Nhưỡng đang chuẩn bị bước đi nghiêm túc nhất để buộc Washington phải đàm phán trực tiếp về việc ký kết hiệp ước bất tương xâm.

Lầu Năm Góc đã triển khai 24 máy bay ném bom tầm xa (gồm 12 phi cơ B-52 và 12 chiếc B-1) tới đảo Guam, tây Thái Bình Dương, để đối phó với mối đe dọa từ CHDCND Triều Tiên.
 
Trên kênh truyền hình MTV, Thủ tướng Anh Tony Blair hôm qua tuyên bố, chiến tranh chống Iraq vẫn có thể được phát động, ngay cả khi một hoặc nhiều nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an phủ quyết bản nghị quyết mới cho phép hành động quân sự.

Ông cho biết London và Washington đang nỗ lực thuyết phục các bên liên quan thông qua nghị quyết thứ hai. Thủ tướng Anh tin tưởng mục tiêu đó sẽ hoàn thành. London đề xuất cho Baghdad thêm một thời gian ngắn để tuân thủ các yêu cầu giải giáp. Hạn chót sẽ không thay thế nghị quyết mà Anh, Mỹ, Tây Ban Nha đưa ra, mà nó là cảnh báo, buộc Tổng thống Saddam Hussein chứng tỏ đã từ bỏ vũ khí huỷ diệt.

Phe chủ chiến vẫn đang vận động những ủy viên Hội đồng Bảo an còn chưa đưa ra quyết định về vấn đề Iraq. Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell và một vài người đồng nhiệm, trong đó có Ngoại trưởng Anh Jack Straw, đã có kế hoạch đến New York hôm qua để tiến hành những nỗ lực cuối cùng, bảo đảm giành được sự ủng hộ của Liên Hợp Quốc đối với chiến dịch quân sự.

Trung Quốc cũng đã lên tiếng phản đối chiến tranh. Bắc Kinh tuyên bố ủng hộ Pháp, Nga và Đức trong việc ngăn chặn nghị quyết cho phép sử dụng vũ lực.
 
Ông Blair sẽ bị dân chúng trong nước phản đối nếu cùng Mỹ tham chiến mà không được Liên Hợp Quốc cho phép. Chính quyền Bush cũng đang vấp phải nhiều khó khăn sau khi Trưởng đoàn thanh sát vũ khí Hans Blix tuyên bố Iraq có thái độ hợp tác hơn nhiều. Mặc dù đã đẩy mạnh chiến dịch vận động ngoại giao, nhưng Washington vẫn chưa tập hợp được đủ 9 phiếu tối thiểu cần có để thông qua bản nghị quyết cho phép phát động chiến tranh chống Iraq.

Trong khi Anh, Mỹ vẫn tin tưởng họ đã được trao quyền sử dụng vũ lực trong những bản nghị quyết trước, sự ủng hộ cho nghị quyết mới có nghĩa là họ đạt được tính hợp pháp trên trường quốc tế. Đây cũng là cơ hội để các nước chia sẻ chi phí viện trợ nhân đạo và tái thiết cùng Washington.

Mặc dù chính quyền Bush trong những ngày gần đây đưa ra nhiều tín hiệu khác nhau về vấn đề liệu có bỏ phiếu về nghị quyết hay không và nếu có thì khi nào, nhưng theo các nhà ngoại giao nhiều khả năng việc đó sẽ xảy ra vào ngày 13/3 tới.
 
Một quan chức tình báo Pakistan hôm nay cho biết, trong quá trình thẩm vấn, thủ lĩnh thứ 3 của Al-Qaeda Khalid Shaikh Mohammed khẳng định Osama bin Laden vẫn còn sống, khỏe mạnh. Ông ta đang cư trú ở khu vực biên giới giữa Pakistan và Afghanistan.

Tuy nhiên, nghi phạm nhấn mạnh không biết chính xác nơi ở của trùm khủng bố. Nhân vật này còn khai đã gặp bin Laden ở tỉnh tây nam Pakistan Baluchistan hay trên những đỉnh núi dọc biên giới với Afghanistan trong những tuần gần đây. Để có cuộc hội kiến này, hai bên đã liên lạc với nhau bằng điện thoại và dùng người đưa tin.

Trong cuộc thẩm vấn, Mohammed nói một cách tự hào: “Lãnh tụ (bin Laden) là người hùng của Hồi giáo và tôi chỉ là kẻ tôi đòi nhỏ nhoi. Cuộc sống, gia đình, tiền bạc, tất cả mọi thứ đều có thể được hy sinh cho lãnh tụ”.

Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Nội vụ Pakistan Iftikhar Ahmad tuyên bố: “Chúng ta không thể nói Osama bin Laden đang ở Pakistan. Nếu trùm khủng bố có mặt ở đây, ông ta đã bị bắt”.

Mohammed còn khẳng định danh tính của khoảng 10 nghi phạm khủng bố ở Pakistan. Tuy nhiên, chưa ai bị bắt giữ. Nhà chức trách đang theo dõi chặt chẽ những đối tượng này. Họ cho rằng lần theo dấu vết của các nghi phạm sẽ dẫn tới những mẻ lưới lớn hơn.

Hôm 3/3, AP nhận được tin cựu trưởng cơ quan tình báo Taliban đã nhìn thấy bin Laden ở nam Waziristan, tỉnh Baluchistan, cách đây chưa đầy 2 tháng. Khi đó, trùm khủng bố đang gặp những thành viên cao cấp còn lại của phong trào Hồi giáo cực đoan. Tuy nhiên, nhà chức trách không thể kiểm chứng thông tin này. Đặc nhiệm Mỹ và binh lính Pakistan đang ở khu vực để đẩy lùi tàn quân Taliban và Al-Qaeda.

Theo nhiều nguồn tin, bin Laden di chuyển với một vài vệ sĩ, thay đổi địa điểm ẩn náu về đêm. Ông ta không bao giờ sử dụng điện thoại vệ tinh, mà thường gửi thông điệp qua bên trung gian tới một nhân vật. Người này sẽ gọi điện thoại tới người nhận với tư cách là đại diện cho trùm khủng bố.
 
“Tại thời điểm này, không nhất thiết phải gạt ra ngoài rìa nghị quyết 1441, và trình một nghị quyết mới lên Hội đồng Bảo an”, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Đường Gia Triền phát biểu, hôm qua.

Ông Đường nhấn mạnh rằng quá trình thanh sát vũ khí hủy diệt hàng loạt ở Iraq theo nghị quyết 1441 vẫn chưa kết thúc. Đồng thời, ông kêu gọi tìm giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng, để tránh một cuộc chiến.

Trong khi đó, trả lời phỏng vấn đài BBC, Ngoại trưởng Nga Igor Ivanov tuyên bố Matxcơva có thể phủ quyết đề xuất dùng vũ lực chống Iraq của Mỹ. Ông Ivanov nhấn mạnh: “Nếu cần thiết, Matxcơva có thể sẽ sử dụng quyền của mình. Tuy nhiên, tôi hy vọng các nước trong Hội đồng Bảo an cùng đồng thuận trong việc kêu gọi giải giáp Iraq trong hoà bình”.

Không chỉ Nga, Trung Quốc, mà một số các quốc gia có tiếng nói quan trọng như Pháp và Đức cũng kêu gọi Liên Hợp Quốc giải giáp chính quyền Baghdad thông qua các biện pháp hoà bình.
 
Ơ,đọc được hết bài em bình post mà đau hết cả mắt,chẳng nhìn thấy trời đất gì nữa:D...Mà cuối cùng,chị cũng chả hiể em Bình đang thảo luận nghiêm túc về chuyện gì, Mỹ đánh Iraq hay vụ máy bay rơi??Mỹ đánh Iraq ý,chị nghĩ là nó sẽ đánh thôi.Hôm trước lọ mọ ra hỏi host mom về chuyện này,bà ý nói 1 câu xanh rờn"chỉ ngạc nhiên vì sao đến bây giờ vẫn chưa đánh"-->choáng
 
Thế chị còn tin gì hay thì post nữa đi.
Thú thực em rất khoái mấy cái tin này.
 
My God,đọc xong hàng đống bài của bạn DQB thấy loạn cả óc.Loanh quanh chỉ cái vụ Mỹ đánh Iraq.Thôi,nó đánh thì kệ xác nhà nó.
 
Em không hiểu ai đang dùng cái account của anh Bình đấy ạ?
 
ZZang ơii........ Anh Bình đang dùng account của anh Bình đấy. Dạo này thằng em anh còn treeu em nữa không???
 
Washington hôm qua đã thẳng thừng từ chối đề nghị cho Iraq thêm 45 ngày để giải giáp do 6 thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an đưa ra. Chính quyền Mỹ cũng gia tăng các cuộc vận động để bản nghị quyết mới được thông qua vào cuối tuần này.

Phát ngôn viên Nhà Trắng Ari Fleischer tuyên bố: "Với sự kiện này, người Mỹ ngày càng trở lên thiếu kiên nhẫn với Liên Hợp Quốc". Còn Đại sứ Anh tại Liên Hiệp Quốc Jeremy Greenstock thì khẳng định: "Chắc chắn rằng chúng tôi sẽ nói về chiến tranh trong tháng ba".

Trong khi đó, Thủ tướng Anh Tony Blair đang bị sức ép từ trong nước về việc chỉ được phép cho quân đội tham chiến khi đã có nghị quyết. Trước tình thế này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld gợi ý rằng, có thể Washington sẽ đánh Iraq mà không cần sự hỗ trợ của đồng minh London.

Tuy nhiên, sau khi giới chức Anh khẳng định sự kiên quyết bằng mọi cách giữ quan điểm chống Baghdad, ông Rumsfeld lập tức thay đổi: “Nếu quyết định cho phép sử dụng vũ lực được thông qua, chúng tôi có mọi lý do để tin rằng sẽ có sự đóng góp đáng kể về quân sự từ phía Vương quốc Anh”.
 
“Chúng tôi thống nhất đưa ra một thời hạn cuối cùng 45 ngày để Iraq chứng tỏ đã hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu giải giáp, nhưng đề nghị này vẫn còn để ngỏ cho đàm phán”, Martin Belinga-Eboutou, đại sứ Cameroon tại LHQ, thay mặt các quốc gia vẫn chưa có quyết định về vấn đề Iraq, cho biết hôm qua.

Như vậy là nếu được thông qua, đề xuất mới này sẽ cho chính quyền Tổng thống Saddam Hussein thêm thời gian, lâu hơn “tối hậu thư” 17/3 của Mỹ, Anh và Tây Ban Nha hơn một tháng.

Ông Martin cho biết, 6 nước vẫn còn do dự, gồm Angola, Chile, Guinea, Mexico, Pakistan và Cameroon, đã trình ý kiến lên ông Greenstock, đại sứ Anh tại LHQ, và đang chờ phản hồi. “Bộ sáu” còn đưa ra một số yêu cầu giải giáp cụ thể để Iraq chứng tỏ rằng đã tuân thủ đầy đủ các nghị quyết trước đó của Hội đồng Bảo an.

Tuy nhiên, đại sứ Anh Jeremy Greenstock khẳng định ông sẽ không ủng hộ việc kéo dài thời gian cho Iraq tới cuối tháng ba.
 
“Chirac - Không”, nhật báo Liberation chạy hàng tít lớn trên nền đỏ. “Chirac nói Không với Bush”, Le Parisien phụ họa. Nước Pháp dường như hài lòng trước một vị tổng thống quyết đoán với tuyên bố sẽ dùng quyền phủ quyết để ngăn chặn một cuộc chiến tranh nhằm vào Iraq.

Tờ Le Parisien hôm qua viết: “Cứng rắn phản đối một cuộc chiến, sẵn sàng sử dụng quyền phủ quyết, nhưng tránh làm tổn hại nghiêm trọng quan hệ Paris và Washington - đó chính là điều mà Tổng thống (Chirac) đã làm”.

Với tuyên bố của mình, ông Chirac nhận được sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng, với 80% số người được hỏi phản đối chiến tranh và muốn các thanh sát viên Liên Hợp Quốc có nhiều thời gian hơn để tìm vũ khí huỷ diệt ở Iraq.

Thậm chí vị lãnh đạo phe cực hữu và từng là đối thủ của ông Chirac trong cuộc bầu cử tổng thống 2002, Jean-Marie Le Pen, cũng lên tiếng ủng hộ quan điểm của người đứng đầu chính quyền Paris.

“Việc sử dụng quyền phủ quyết là cần thiết vì đó là ước nguyện của cả dân tộc”, Francois Bayrou, chủ tịch đảng trung hữu UDF, nhân vật thường hay mâu thuẫn với ông Chirac, nhấn mạnh.

Tuy nhiên, theo nhiều người, việc Pháp dùng quyền phủ quyết có thể được coi là một “cuộc ly dị” giữa Paris và Washington, và nó sẽ dẫn tới cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ năm 1966, khi Pháp từ bỏ NATO vì tranh cãi về vấn đề vũ khí hạt nhân.
 
Không quân Mỹ hôm qua đã thử thành công một quả bom thông thường lớn nhất trong kho vũ khí nước này. Các quan chức quốc phòng ám chỉ rằng vụ thử là một cảnh báo nhắm tới Iraq về sức mạnh quân sự của Mỹ.

Quả bom MOAB được cho nổ ở căn cứ không quân Eglin tại Florida. Nó được dẫn hướng bởi hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu, chứa 21.000 pound chất nổ, và được mệnh danh là "mẹ của các loại bom". MOAB có sức công phá mạnh hơn 40% so với bom Daisy Cutter 15.000 pound - loại từng được dùng để đánh phá khu vực Tora Bora ở Afghanistan.

Tướng Richard Myers, tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tuyên bố "bất kỳ thứ gì chúng ta có trong kho vũ khí, bất kỳ thứ gì đang trong giai đoạn phát triển, đều có thể được sử dụng" để chống Iraq.
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Back
Bên trên